Thứ Hai, 31 tháng 10, 2016

Tuấn Khanh: Trở về, đi tới


Trong một chuyến đi quốc nội, vô tình đoàn người đang xếp hàng lấy vé ra máy bay bỗng xuất hiện vài người khách Trung Quốc. Đó là những người khách hết sức ung dung. Họ ăn nói lớn tiếng, cười to và tự nhiên, không khác gì dân bản xứ. Hàng dài người Việt đang xếp hàng im lặng nhìn. Mỗi người một suy nghĩ.
Bất chợt 2 người khách Việt nói với nhau “Không biết mình qua Trung Quốc có tự nhiên được vậy không?”. Lời tán gẫu nhỏ, nhưng lại đủ cho vài người chung quanh nghe. Đột nhiên ai nấy đều cười. Những nụ cười khôn cùng ý nghĩa. “Thì tụi nó qua đây, tự nhiên như nước nó rồi còn gì”, một người khác nói bâng quơ, nhưng như muốn tất cả những người Việt còn lại cùng nghe. Trên mỗi gương mặt Việt lại có một nụ cười. Cũng thật khó tả.
Một người đàn ông lớn tuổi, đầu bạc trắng, cắt ngắn, đi dọc với tôi, kể rằng vừa rồi ông gặp một người khách Trung Quốc. Câu chuyện về ranh giới quốc gia, khác biệt dân tộc, chiến tranh… lại nổ ra. Người Trung Quốc rất tự tin, nói rằng từ nhỏ, ông ta đã được học về lịch sử, nói rằng Việt Nam thuộc về Trung Quốc từ ngàn năm, nhưng sau đó làm phản và tách ra. Vì vậy chuyện phải quay trở về mẫu quốc là điều tất nhiên. “Tụi tao có một tỷ người học thuộc điều đó, tụi mày chỉ có một trăm triệu, cãi không lại tụi tao đâu”, người khách Trung Quốc này cười lớn. Dù không ác ý, nhưng sự diễn đạt rất thật của ông làm tôi lẫn người đàn ông Việt tóc bạc khi kể cho nhau nghe, đều nao lòng.

Lê Phan: Khi Trung Cộng đi mua thế giới


Cho đến nay theo tờ Financial Times xuất bản ở Luân Đôn, gần $40 tỷ đầu tư của Trung Cộng vào các công ty của Tây phương đã bị từ chối hay đang bị xét lại.
Mới thứ hai 24 tháng 10 vừa qua, cả Brussels lẫn Berlin đã đưa ra những quyết định nhằm chặn lại mấy vụ chiếm lĩnh của Trung Quốc chỉ là những chỉ dấu mới nhất của một sự kháng cự lại của Tây phương trước đầu tư từ Bắc Kinh vốn đã đóng góp cho việc hủy bỏ gần $40 tỷ dự trù đầu tư của các tập đoàn Hoa lục từ giữa năm 2015.
Hầu hết đã bị rơi vào những quan ngại về cạnh tranh và an ninh, như một vụ mua bất động sản gần một căn cứ quân sự quan trọng, đã khiến một số quốc gia Tây phương đang tính đến những thủ tục luật lệ mới để điều tra các cuộc mua bán của Trung Quốc. Nhất là khi con số 40 tỷ, do ngân hàng Grisons Peak cung cấp, chưa bao gồm việc Trung Quốc mua trọn tập đoàn kỹ nghệ nông nghiệp Syngenta của Thụy Sĩ mà trị giá là $44 tỷ và công ty làm semiconductor Aixtron của Đức, trị giá 679 triệu euro. Cả hai đã bị nhà chức trách Liên Hiệp Âu Châu và Đức đòi xét lại.

G.Đ./Người Việt: ‘Tự do báo chí’ là tự do đình bản

(Hình minh họa: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images) 
Một thứ trưởng của Bộ Thông Tin-Truyền Thông Việt Nam vừa giới thiệu Luật Báo Chí mới, kèm khẳng định, luật mới là nền tảng vững chắc cho tự do báo chí, tự do ngôn luận.
Luật Báo Chí mới vừa được Bộ Thông Tin-Truyền Thông giới thiệu với các cơ quan truyền thông ở miền Nam Việt Nam, sau khi riêng trong tháng này, bộ đình bản hai báo điện tử (Petrotimes và Tầm Nhìn). Cũng trong tháng này, có một tổng biên tập bị cách chức (Petrotimes), một tổng biên tập và một phó tổng biên tập bị đình chỉ công tác (Infonet), một tổng biên tập (Lao Động Xã Hội) bị bắt. Riêng tổng biên tập báo Lao Động Xã Hội được thông báo là bị bắt do “đánh bài.” Những trường hợp khác như đã kể chỉ được loan báo chung chung là có “sai phạm” nên phải kỷ luật hoặc “làm rõ.”
Trong cuộc gặp đại diện 250 cơ quan truyền thông ở miền Nam vào cuối tuần vừa qua, ông Hoàng Vĩnh Bảo, thứ trưởng Bộ Thông Tin-Truyền Thông, nói với báo giới là Luật Báo Chí mới nhằm “khắc phục những những nội dung bất cập, không còn phù hợp với thực tiễn” của luật được ban hành năm 2010.

Phạm Chí Dũng: ‘Vẽ dự án’ 230,000 tỷ đồng để làm đường cao tốc Bắc-Nam?


Không chỉ “tố” đến 230,000 tỷ đồng mà Bộ Giao Thông Vận Tải còn đòi chỉ định thầu cho dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam.
 “Hoang tưởng giai đoạn cuối”
“Hoang tưởng giai đoạn cuối” vẫn thường là di căn dứt điểm của một thể chế chỉ biết ăn không biết làm. Ngay cả vào lúc nền kinh tế đã “chắc suất” bên bờ vực thẳm của nợ công và nợ xấu, còn nền ngân sách quốc gia lao xuống đáy của hoài mộng tìm đâu ra từng chục ngàn tỷ đồng để chi lương công chức, giới lãnh đạo quen mùi dự án hàng trăm ngàn tỷ vẫn nhuốm đầy ảo giác về “ăn ODA.”
Một trong những bằng chứng mới nhất về căn bệnh “uống thuốc liều” như thế là Bộ Giao Thông Vận Tải mới đây đã nhiệt tình đề xuất dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam với ước toán lên tới 230,000 tỷ đồng, trong đó đòi ngân sách chi đến 93,000 tỷ đồng.
Năm 2016, ngân sách nhà nước lại chẳng còn kết dư mà mọi hy vọng, nếu có, vẫn chỉ nhắm vào ODA.
Dĩ nhiên, “một bộ phận không nhỏ” trong dự án trên được kỳ vọng trích xuất từ nguồn vay ODA của ngân sách nhà nước.

Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2016

SONG THAO: TIẾC


Thương xá Tax vừa bị xóa sổ. Vậy là thêm một mảng Sài Gòn xưa bị vỡ vụn. Dân Sài Gòn chúng ta ai cũng tiếc nuối trước sự vong thân của thành phố thân yêu. Sài Gòn đang bị dày vò, không còn là Sài Gòn của chúng ta. Nhớ về Sài Gòn, chúng ta có nhiều thứ để vịn vào. Nhưng có một thứ không thuộc về Sài Gòn mà mỗi khi nhớ về chúng ta ngẩn ngơ. Trong bài  “Đêm, Nhớ Trăng Sài Gòn”, nhà thơ Du Tử Lê nhớ lung tung: Thị Nghè, Hàng Xanh, Trương Minh Giảng. Toàn những địa danh nẫu lòng. Nhưng nhiều người, trong đó có tôi, nhớ da diết như nhà thơ: Nhớ nghĩa trang quê hương bạn bè / Nhớ pho tượng lính buồn se bụi đường. Pho tượng lính ngồi buồn rầu ngay trước nghĩa trang quân đội ở Biên Hòa. Pho tượng đầy biểu tượng này đã làm bất tử tên người khai sanh ra nó: điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu.

Sự ra đời của pho tượng lính, nhiều người đã nói, chúng ta đã nghe nhiều. Tôi nghĩ chẳng cần nhắc lại. Nhưng chuyện về sự hình thành pho tượng bất tử này, dù nghe nhiều,  nhưng mỗi người nói mỗi khác nên chuyện kể cứ như…huyền thoại! Tôi cố tìm xem câu chuyện thực sự ra sao nên kiếm đọc được những gì do chính tác giả bức tượng nói trong bài phỏng vấn của nhà truyền thông Lê Xuân Trường.

Trung Thu: Tiếng Ðêm


TIẾNG   ĐÊM

Tiếng đêm là những tiếng thầm
Tiếng trăng sao tiếng hạt mầm tỉ tê
Tiếng lau sậy thức rù rì
Tiếng hồn ma cũ nhớ gì ăn năn

Đêm về có tiếng trăm năm
Tiếng thương chưa trọn một lần lửa hương
Tiếng đêm ôi tiếng não nùng
Tiếng chiêm bao tiếng trùng phùng âm dương

Tiếng đêm có phải tiếng buồn
Ngó ra vắng ngắt con đường không xe
Bốn bề một cõi êm re
Tàn đêm sót một tiếng se thắt lòng

Tiếng ngày vang động trời không
Tiếng đêm dội lại mênh mông vô chừng
Đêm là chiếc bóng trong gương
Đêm là dư ảnh, dư hương của ngày…

10/2016





ĐÀM TRUNG PHÁP: TÌM HIỂU CÁC DỊ-BẢN NGÀY NAY CỦA ANH-NGỮ TIÊU-CHUẨN

                                                                

LINGUA FRANCA HOÀN-VŨ

Thực khó mà coi nhẹ vai trò tiếng Anh ngày nay trên thế giới. Tiếng Anh hiện được coi là một lingua franca tức là thứ tiếng dùng chung của những người không nói cùng một thứ tiếng mẹ đẻ. David Crystal (1996) ước lượng số người sử dụng tiếng Anh trong 3 khối nhân loại tượng trưng bằng 3 vòng tròn đồng tâm lan rộng ra như sau:
  • Vòng tròn trong cùng gồm những xứ mà đại đa số dân chúng nói tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ, như Hoa Kỳ, Anh Cát Lợi, Úc Đại Lợi, vân vân, có khoảng từ 320 đến 380 triệu người;
  • Vòng tròn giữa gồm những xứ mà dân chúng sử dụng tiếng Anh từ lâu như Ấn Độ, Tân Gia Ba, Ghana, vân vân, có khoảng từ 150 đến 300 triệu người; và
  • Vòng tròn ngoài cùng gồm những xứ như Trung Hoa, Nga, Việt Nam, vân vân, có khoảng từ 100 triệu đến 1 tỷ người. 

Như vậy, con số người nói tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ nhỏ hơn con số người dùng nó như một thứ ngôn ngữ thứ hai rất nhiều. Tổng cộng, tối đa có cả thẩy 1 tỷ 680 triệu người dùng tiếng Anh trên thế giới. Hiện là ngôn ngữ phổ cập nhất hoàn cầu, tiếng Anh sẽ dễ dàng duy trì được uy thế này trong những thế kỷ kế tiếp. 

Nguyễn Hoài Vân: Sự hoài nghi hợp lý về Thiên Chúa và việc chấp nhận một thực tại nhân sinh


Tư tưởng hoài nghi sự hiện hữu của Thần Linh và sau đó, của Thiên Chúa, đã hiện hữu ở Tây Phương từ ít nhất là 600 năm trước Công Nguyên. Bên Đông Phương thì các lý thuyết về « Đạo », như một nguyên lý, « thiên », trời, như một vật thể ai cũng nhìn thấy (trước khi trở thành « ông » trời của dân gian), vốn đã không cho thấy một quan điểm thần quyền rõ rệt. Xem :
Nói chung, với sự hiểu biết ngày càng phát triển, con người dần dần thoát khỏi những cách giải thích vũ trụ vạn vật dựa trên niềm tin vào những thần linh nắm giữ các thế lực thiên nhiên. Để thay vào đó, họ đề nghị những mô hình giải thích sự vật đặt nền tảng trên lý trí, suy luận. Xin đang cử vài thí dụ :
Nguồn gốc của vũ trụ vạn vật, theo Thales, chính là nước, theo Anaximène thì đó là không khí, và theo Anaxamandre thì lại là “chân không”. Ba vị này đều là người thành Milet. Empedocle, sinh khoảng 492 trước Công Nguyên tại thành Agrigente, Sicilia, thì cho là vũ trụ có 4 nguyên tố: hoả, khí, thuỷ và thổ.

Ngự Thuyết: Đà Lạt (Kỳ 4)


Gia đình nó trải qua nhiều gian lao cuối cùng cũng tới được chốn quê hương mà nó dần dần cảm nhận một phần nào những nét đẹp lạ lùng, và thần bí của cố đô, của đền đài miếu mạo rêu phong, u uẩn, của sông núi trông như những bức tranh thủy mặc. Một thành phố khốn đốn nhưng trang trọng và sang cả nằm co cụm như một ốc đảo bao vây bởi những làng quê xôi đậu ngập chìm trong khói lửa không bao giờ dứt. Nhưng hồi ấy nó chỉ biết đó là nơi nó được sinh ra, nơi trên giấy khai sinh ghi là chánh quán của nó, tầm mắt nó chỉ thấy được bàn thờ ông bà tổ tiên âm u hương khói, mồ mả lạnh lẽo đầy cỏ cú, cỏ may, sim dại nằm ven những chân đồi, chân núi. Và thấy rõ hơn hết là hình bóng của bà nội tóc bạc phơ, móng tay dài ngoằn cong queo, người héo quắt như thân chuối khô, sống "một mình chóc ngóc" trong ngôi nhà từ đường cũ nát, những tháng năm loạn lạc, đói kém, con cháu mỗi người đi một ngả.  Bà nội giỏi chữ Hán, thỉnh thoảng đọc mấy câu thơ lạ. Và lạ hơn nữa bà nói bà đã quen sống với rắn, những con rắn lồng đục thủng những mắt ống tre để đuổi chuột, thỉnh thoảng buông mình từ sà nhà xuống lưng chừng gian nhà quạnh hiu, vắng teo, đu đưa cái đầu bóng loáng cùng cặp mắt thôi miên, nhìn bà. 

Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2016

Ngô Nhân Dụng: Chuyến công du vịt què của Đinh Thế Huynh


Cố tìm mãi cũng không thấy một nhật báo nào ở nước Mỹ loan tin ông Đinh Thế Huynh đã tới thăm Hiệp Chúng Quốc! Nhưng báo chí ở Việt Nam thì coi đây là một biến cố trọng đại; tất cả đều đăng một bản tin của nhà nước nhấn mạnh một thắng lợi của ông Đinh Thế Huynh: Chính phủ Mỹ sẽ tăng cường trao đổi, tiếp xúc cấp cao với Ðảng Cộng sản Việt Nam! Có thể gọi đó là một vụ “chuyển trục,” vì bình thường chỉ có quan chức nhà nước Việt Cộng tiếp xúc với chính phủ các nước khác.
Để giải thích tình trạng ngoại trưởng Mỹ tiếp nhân vật số 2 của cộng sản Việt Nam nhưng không có chức vụ nào trong chính phủ, nhật báo Người Việt đã giải thích, “Tại Việt Nam, đảng Cộng Sản được coi là ‘lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối,’ đứng trên quốc hội, nhà nước.” Nói cách khác, nói chuyện với “nhà nước” không bằng nói thẳng với “đảng.” “Đảng” là ông chủ; bàn chuyện gì với đầy tớ rồi mà ông chủ không chịu thì phí công. Trong thực tế, khi giao tiếp với các nước cộng sản, chính quyền Mỹ đã từng “phá rào.” Như vụ trong đón Đặng Tiểu Bình qua Mỹ, đầu năm 1979. Năm đó Hoa Quốc Phong vẫn nắm chức thủ tướng Trung Quốc, cho tới cuối năm 1980, cùng chức chủ tịch đảng, đến giữa năm 1981 mới nghỉ. Hoa Quốc Phong đi thăm chính thức Pháp, Đức và Anh quốc. Đặng Tiểu Bình lúc đó chỉ đóng vai phó thủ tướng, nhưng vẫn được Tổng thống Carter long trọng đón tiếp coi như vai vế ngang hàng. Sau cuộc gặp gỡ bất thường này một tháng thì Bình xua quân qua đánh Việt Nam!

Âu Dương Thệ: Nguyễn Phú Trọng với sự kiêu ngạo của quyền lực!

- Lãnh đạo thông minh đến độ lập thiết kế xây nhà nhưng không xây cầu tiêu!
- Sách lược hai mặt: thanh trừng đảng viên tiến bộ, đàn áp nhân dân và thần phục thêm Bắc Kinh.
- Không bảo vệ thắng lợi của Phán quyết 12.7, nhưng lại giành trọn niềm tin vào bá quyền bành trướng Bắc kinh
- Nhân dân không còn tin, không trông chờ, ngược lại đang tích cực phá rào cản chính trị độc tài, phá rào công an ác ôn.

*

Lãnh đạo thông minh đến độ lập thiết kế xây nhà nhưng không xây cầu tiêu!

“Trước kia chúng ta kêu gọi đầu tư nhưng không nghĩ đến vấn đề môi trường, không nghĩ đến đổ rác đi đâu, nên bây giờ chúng ta phải trả giá. [1]

Trước các “đại biểu cử tri” tại Ba Đình, Hoàn Kiếm, tức những đảng viên ngoan ngoãn chỉ biết xu nịnh và bốc thơm, Nguyễn Phú Trọng đã không sợ bị chất vấn nên đã nói thẳng như thế ngày 17.10. Nhìn nhận cung cách suy nghĩ và quyết định công việc nước theo lối ăn xổi ở thì, bóc ngắn cắn dài từ bệnh kiêu ngạo quyền lực không cần nghe ý kiến của các chuyên viên cũng như nhân dân của chính Nguyễn Phú Trọng và các đại quan trong Bộ chính trị (BCT) và Trung ương đảng chế độ toàn trị có khác nào như người xây nhà mà không xây cầu tiêu, không lập hệ thống dẫn nước thải! Xây nhà máy sản xuất thép không tính tới chất thải độc hại! Xây hàng trăm đập thủy điện không tính tới việc đồng ruộng mất nước, nhân dân thiếu nước sinh hoạt và khi mưa lũ lại trở thành đại họa cho nhân dân! Bất kể tới lời can ngăn của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhiều tướng lãnh và chuyên viên những người cầm đầu chế độ toàn trị đã cho Bắc kinh xây các nhà máy khai thác Bauxit ở Tây nguyên bất kể tới hậu quả môi trường và an ninh quốc phòng! Nay họ cũng không đếm xỉa tới những cảnh báo của các nhà khoa học, vẫn đang chuẩn bị cho xây các nhà máy điện nguyên tử ở khu vực được coi là có nguy cơ động đất và lũ lụt, bất kể tới những hậu quả khôn lường cho hàng chục triệu nhân dân!

Ngự Thuyết: Đà Lạt

(Tiếp theo bài đăng lần trước, Chủ nhật 16-10-2016) 
III 
Đà Lạt và tuổi thơ ấu của nó cứ thế trôi qua cho đến một ngày đầu mùa mưa, đầu mùa đá dế, năm 1945. Thật ra những năm tháng trước đó cũng có một số biến động mà nó chẳng hiểu đâu vào đâu. Chẳng hạn bỗng dưng xuất hiện những đoàn quân Nhật trông dữ dằn, nói năng toàn cái giọng nạt nộ. Bọn Tây trước kia dữ không kém, nhưng đến lúc đó lại đổi tính, "hiền từ ra phết", chữ của mẹ. Rồi "đùng một cái", cũng chữ của mẹ nó, Nhật làm sếp, Tây biến đi đâu mất cả, và nó được nghỉ học mấy ngày. Rồi một buổi sáng chủ nhật nó xin phép bố cho lên chơi với thằng bạn học ở trên Cây Số Bốn. Nó lên đó bắt dế. Mấy mùa dế đã qua mà nó không tài nào kiếm cho ra một con dế thật hay. Nó ngồi bệt xuống đất nhớ con dế lửa thân yêu ngày nào. Bỗng nhiên nó thấy chị người làm từ xa hớt hơ hớt hải chạy tới kêu nó về nhà gấp. Nó đứng dậy theo về lòng bồn chồn lo lắng. Rồi từ lo lắng đến hết ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác. Trên nhiều con đường, đường cái, đường đất, đường mòn, đường dốc, dưới thung lũng, trên sườn đồi... đổ về thành phố, lũ lượt những đoàn người đi hàng một, tay cầm dao, rựa, xà beng, gậy. Có cả mọi cầm nõ trông oai nhất. Hai bên đường, trước cửa mọi nhà, bày ra những thúng cơm vắt, thịt kho, muối mè. Vài người ghé tạt vớ nắm cơm, miếng thịt rồi vội chạy theo cho kịp đoàn người. Về đến nhà nó cũng thấy cơm vắt, thịt kho mẹ nó bày ra trước cửa từ hồi nào. Sau đó nó được biết ta đem quân đi vây Nhật ở Nhà Đèn. Phải có lương thực đầy đủ để đi “đánh giặc”. Đánh nhau hai ngày thì phải, ta chết mất mấy người; Nhật bên trong Nhà Đèn chết nhiều hơn, người ta bảo thế, nhưng vẫn cứ lì lợm không chịu trả Nhà Đèn cho ta.

Trần Doãn Nho: Sartre và Beauvoir: tình yêu và triết lý

Từ trái qua phải: Beauvoir, Sartre và Sylvie Le Bon (con gái nuôi của Beauvoir). 
(Hình chụp lại từ Tête-à-tête, phần hình ảnh)

Jean-Paul Sartre có lẽ không xa lạ với thế hệ sinh viên học sinh miền Nam Việt Nam thời thập niên 1960. Ông là người sáng lập Triết Thuyết Hiện Sinh, ảnh hưởng rộng lớn với xã hội Tây phương từ hai thập niên trước đó. Simone de Beauvoir, không được biết nhiều như Sartre, nhưng cũng không xa lạ lắm với những ai thích văn chương và triết. Mặc dù không nhận mình thuộc phong trào nữ quyền như được hiểu về sau này, tác phẩm quan trọng nhất của bà, “Le deuxième sexe” (Giới Tính Thứ Hai) được hầu hết giới nghiên cứu xem như văn bản sáng lập ra phong trào nữ quyền (feminist movement) hiện đại.
Lâu quá, không có dịp đọc lại Sartre. Mới đây, tình cờ bắt gặp cuốn sách có cái tựa đề là lạ, Tête-à-Tête, (tạm dịch là “Chuyện Riêng Tư”) đề cập đến cả Sartre lẫn Beauvoir. Sách khá dày, hơn 400 trang, tác giả là Hazel Rowley.

Thụy Khuê: Phê bình văn học thế kỷ XX: Phụ Lục: Hậu Hiện Đại Thực chất và ảo tượng (Bài 1)

Thuyết hậu hiện đại (postmoderne) của Jean-François Lyotard ra đời cách đây gần bốn mươi năm, nhưng đối với độc giả Việt Nam, dường như vẫn còn là vấn đề thời thượng. Một đề tài dễ gây tranh luận, tuy được nói đến rất nhiều, nhưng thử tìm một chuyên luận giải thích rõ ràng, tường tận không dễ. Có người cho rằng đó là một chủ nghĩa, một trường phái; có người cho đó là một lý thuyết suông. Phần đông những người bênh vực lý thuyết này, thường xem nó như một chủ thuyết văn học mới nhất, vượt xa những trường phái, chủ thuyết văn học cũ như: lãng mạn, siêu thực, hiện sinh, đã lỗi thời. Hậu hiện đại (posmoderne) của Lyotard mặc nhiên biến thành "chủ nghiã hậu hiện đại" (postmodernisme), và thường được coi như một chủ nghiã có khả năng hướng dẫn sáng tạo cho toàn bộ nghệ thuật tân tiến thời này. Đối với người đọc bình thường, một số câu hỏi được đặt ra: có một thứ "chủ nghĩa hậu hiện đại" thực không? Và nếu có, thì đường hướng sáng tác của chủ nghĩa ấy như thế nào? Những chữ hậu hiện đại nghĩa là gì? Có từ bao giờ? Do ai đề xướng?... Tựu trung, những câu hỏi cơ bản về bất cứ một khái niệm văn học hay triết học nào.

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2016

Tuấn Khanh: Từ đôi mắt bò


Con bò được chủ nuôi treo đầu khỏi mặt nước 
để không chết chìm trong lũ lụt miền Trung.

Trong hầu hết các vụ quan chức địa phương đến từng nhà tịch thu tiền cứu trợ, với lý do để chia đều cho tất cả mọi người, có một tình tiết đáng chú ý: hầu hết những người bị thu tiền đều bất bình nhưng đành im lặng chấp nhận.
Tình tiết này gợi lên nhiều suy nghĩ, đặc biệt rằng quan chức địa phương ở Việt Nam đã trở thành loại cường hào ác bá từ bao giờ, mà không ai dám phản đối công khai.
Chịu đựng trong xót xa
Hai tiếng nhân dân giờ âm vang xót xa và chịu đựng. Họ là tầng cuối cùng trên đất nước này, bị dẫm đạp, bị tước đoạt mà không hề dám cất lên một lời phản kháng.
Số phận con người hèn mọn như ngọn cỏ trong đất nước mà nơi nào hai tiếng nhân dân cũng được đọc lớn, kẻ hoa. Tự nhiên, tôi nhớ đến con bò thoi thóp sống trong mùa bão lụt vừa qua ở miền Trung.
Trong trận lụt kinh hồn táng đởm trung tuần tháng 10/2016, Quảng Bình gánh chịu những đau thương không bút mực nào tả xiết. Những con số đếm giản đơn cho biết cả ngàn ngôi nhà ngập đến nóc, ruộng vườn hoa màu chìm trong biển nước.
Gà vịt trâu bò chết lặng theo con nước dâng. Những con số đếm nhạt nhẽo nhưng căng phồng hàng ngàn câu chuyện về sống chết và phận người quẫy đạp để sinh tồn.

Phạm Chí Dũng: Trường Sa và Cam Ranh: Những biểu hiện phân hóa giữa ‘thân Trung’ và ‘hướng Mỹ’?

Sau Trung Quốc, ‘nhân vật số 2’ của Việt Nam đi Mỹ
Vào những ngày này, Đinh Thế Huynh - nhân vật thứ 5 trong Bộ chính trị nhưng lại là số 2 trong đảng CSVN - đang bất ngờ “có mặt” ở Washington. Chính trường và giới quốc phòng Việt Nam lại đang diễn ra những động thái “lạ”. Nếu chưa thể thừa nhận về một lực lượng chính trị “thân Mỹ” ở Việt Nam, bạn có thể đặt cho lực lượng này cái tên gì?
‘Hướng Mỹ’
Lịch sử chính trị cận đại ở Việt Nam đã có một lần được đánh bóng đặc biệt với cái tên Nguyễn Tấn Dũng - thủ tướng trước Đại hội XII. Trong cuộc chạy đua giành ghế tổng bí thư với Nguyễn Phú Trọng, ông Dũng được một số “chuyên gia cận thần”, vài ba trang blog tiếm danh lề trái, kể cả một số trí thức có khuynh hướng dân chủ thổi bùng niềm kỳ vọng vào ông như một “Gorbachev” của những năm 80 thế kỷ XX, hay “Putin” những năm 90 của thế kỷ trước, hoặc “thân Mỹ” của thế kỷ này.
Tuy thế, lịch sử lại tréo ngoe ở chỗ chưa bao giờ người Mỹ cảm thấy vui mừng vì sự hiện diện của một “lực lượng thân Mỹ” ở Việt Nam, và cũng chưa bao giờ chính phủ hay bất kỳ một cơ quan có trách nhiệm nào của Mỹ xác nhận, dù là một cách hết sức không chính thức, về bất kỳ một lực lượng chính trị nào ở Việt Nam được Mỹ ủng hộ.

Hùng Tâm: Mùa Đông của con gấu Putin


Vladimir Putin không cứu được Nga
Trong khi người Mỹ ngao ngán theo dõi cuộc bầu cử tổng thống, phương trời Đông của Hoa Kỳ lại có một ngôi sao tỏa sáng.
Nhìn theo địa dư, “trời Đông” của nước Mỹ ở đây là Liên Bang Nga. Ngôi sao là lãnh tụ Vladimir Putin, tuần qua đã lên trang bìa của tờ Economist dưới dạng quỷ dữ với đôi mắt đỏ lè hình võ khí. Người ta thấy Putin xuất hiện trong cuộc tranh cử Mỹ khi hai ứng viên gán tội cho nhau, là Donald Trump thân Putin, hoặc Hillary Clinton có mắc mứu quyền lợi với Nga qua Clinton Foundation.
Trên phương diện khác, dường như tin tặc của Nga đã xâm nhập, đánh cắp và phổ biến nhiều thông tin nội bộ của Ủy Ban Dân Chủ Toàn Quốc để tác động vào cuộc tranh cử Hoa Kỳ, trong khi quân đội Nga tung hoành và tàn sát tại Aleppo để bảo vệ chế độ độc tài Bashar al-Assad của xứ Syria. Dưới sự lãnh đạo của Putin, vào năm thứ 16, con gấu Nga đã… hỗn như gấu và thò tay gấu ra mọi nơi, từ Trung Đông ra tới tận Đông Á, từ Bắc Cực xuống đến Bắc Âu.
Hồ Sơ Người-Việt xin tìm hiểu về cái thế mạnh của Putin như một huyền thoại, và nói về cái khó của một lãnh tụ có đởm lược mà thiếu thực lực!

Thu Hằng/RFI: Không chỉ Đức, cả thế giới sợ đầu tư Trung Quốc

Đồng bảng Anh, nhân dân tệ, đô la Hồng Kông, 
đô la Mỹ và đồng euro. Ảnh minh họa.REUTERS


Chính phủ Đức mới đây đã ngăn chặn Quỹ Đầu Tư Phúc Kiến của Trung Quốc (Fujian Grand Chip Investment Fund, FGC) mua lại một cơ sở của công ty điện tử Aixtron. Quyết định này cho thấy Berlin cảm thấy bị đe dọa trước những khối lượng đầu tư của Trung Quốc, tính trong sáu tháng đầu năm 2016 đã lên đến 10 tỉ euro.

Trong số ra ngày 27/10/2016, Le Figaro nhận định trên trang nhất, nỗi sợ này không chỉ có riêng ở Đức mà « thói háu ăn của Trung Quốc khiến cả thế giới lo sợ ». Chưa hết năm 2016, các nhà đầu tư Trung Quốc đã chi đến 200 tỉ đô la để đầu tư và mua lại các doanh nghiệp nước ngoài trong mọi lĩnh vực. Con số thống kê sơ bộ này đã khiến nhiều quốc gia châu Âu giật mình và tăng cường kiểm soát, mà Đức là ví dụ mới nhất.

Tuy nhiên, phải nói là Trung Quốc « háu ăn » nhưng có chọn lọc. Tại Pháp chẳng hạn, theo bài xã luận của Le Figaro, các nhà đầu tư Trung Quốc chi nhiều tỉ đô la trong các lĩnh vực nguyên tử, hóa học, công nghệ robot, khách sạn, trang trại trồng nho sản xuất rượu hay câu lạc bộ bóng đá.

Nam Nguyên/RFA: Hoãn Dự Luật về Hội vì quá nhiều chỉ trích

Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân hôm 25/10/2016 
xin Quốc hội lùi việc thông qua dự Dự thảo Luật. 

Dự thảo Luật về Hội bị giới học giả chuyên gia phê phán là thiếu dân chủ và có nhiều điểm sai lệch cần chỉnh sửa. Cùng lúc, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân hôm 25/10/2016 cũng xin Quốc hội lùi việc thông qua dự Luật này, để ban soạn thảo tiếp thu hoàn chỉnh và sẽ trình trong kỳ họp sau. Nam Nguyên ghi nhận một số thông tin liên quan.
Vi phạm Hiến pháp
Tại sao công luận lại ném đá dữ dội đối với Dự thảo Luật về Hội, từng được người dân chờ đợi hơn 60 năm qua. Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS, một tổ chức độc lập đã tự giải thể, từ Hà Nội nhận định:
 “Luật về Hội qua dự thảo cuối cùng ngày 10/10 năm nay mà Quốc hội đang bàn  thảo, thực ra là một bộ luật để kiểm soát các hội hơn là một luật tạo điều kiện cho người dân thực hiện quyền lập hội của mình theo đúng tinh thần của Hiến pháp.
Đấy là điểm quan trọng nhất mà nó thể hiện, thứ nhất muốn thành lập một hội thì phải có một ban vận động, mà ban vận động ấy phải được cơ quan Nhà nước người ta chuẩn y, tức là người ta thích ai thì cho không thích thì thôi. Tiếp theo là qui định không liên kết với các hội nước ngoài, không nhận tiền tài trợ từ nước ngoài … Tức là một số điều mà nó thực sự cản trở quyền lập hội của người dân…”

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2016

VOA: Việt Nam: Khủng hoảng niềm tin từ ngay những việc thiện

Sau khi đoàn cứu trợ của anh vừa rời khỏi nhà dân, 
cán bộ địa phương đã tới tịch thu 4/5 khoản tiền hỗ trợ từ tay 
các hộ nghèo. (Ảnh: Facebook Thảo Teresa)

Một nhà hảo tâm lên tiếng bày tỏ bất bình, thất vọng vì ngay sau khi đoàn cứu trợ của anh vừa rời khỏi nhà dân, cán bộ địa phương đã tới tịch thu 4/5 khoản tiền hỗ trợ từ tay các hộ nghèo ở những vùng bị ảnh hưởng nặng nề vì lũ lụt miền Trung.
Doanh nhân trẻ Hoàng Báu từ Sài Gòn cùng bằng hữu tự đứng ra quyên góp và đích thân tiếp cận bà con từng địa phương để trao tận tay từng chiếc phong bì. Nhóm của anh chia thành nhiều tốp, trong suốt năm ngày từ 19 đến 24/10 đã lặn lội tới rất nhiều địa điểm ở Hà Tĩnh và Quảng Bình, hai tỉnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau trận lũ lịch sử, với nhiều nơi nước ngập qua mái nhà.

Nhà văn Võ Thị Hảo: Thủ phạm xả “bom nước” miền Trung


Kẻ máu lạnh “kích nổ bom nước”

Đã mười ngày trôi qua kể từ đợt xả lũ của thủy điện Hố Hô ngày 14.10.2016, người VN vẫn tiếp tục chờ đợi nhà cầm quyền VN sẽ truy tố những thủ phạm gây chết người do xả lũ thủy điện vừa qua ra trước pháp luật, trả lại công lý cho dân.

Nhưng chỉ vô vọng. Như nhiều đợt trước đây. Nhà chức trách không có lấy một hành động nào nhằm đem lại công lý cho những nạn nhân của “bom nước thủy điện”.

Quy trình giết người của “ cá mập” lợi ích nhóm là vậy. Quy trình này chỉ  lập sẵn để bảo kê cho mọi hành động hại dân của hệ thống cầm quyền tham nhũng và đồi bại hiện hành.

Dù có đôi lời biện hộ yếu ớt, nhưng hầu hết chứng cứ do cơ quan truyền thông “lề Đảng” và “lề dân” mang đến đều chỉ về một phía: dân chết do nhân tai, thiên tai chỉ góp phần không đáng kể.

Lê Anh Hùng: Cuộc chiến giữ đất ở Từ Sơn - Bắc Ninh: sẵn sàng đổ máu!


Từ Sơn là một thị xã của tỉnh Bắc Ninh, nằm ở cửa ngõ phía bắc thành phố Hà Nội và chỉ cách trung tâm thủ đô chừng 20km. Đây là một trong 2 trung tâm kinh tế - văn hoá - xã hội của tỉnh Bắc Ninh. Nhờ phù sa của hai con sông lớn là sông Đuống và sông Cầu bồi đắp nên hàng trăm năm nay đất đai ở đây màu mỡ, mùa màng tươi tốt.
Với lợi thế về địa lý, cùng sự năng động, tháo vát của người dân địa phương, từ xa xưa Từ Sơn đã là một vùng quê trù phú, phát triển cả về nông nghiệp lẫn thương mại và tiểu thủ công nghiệp. Đây là quê hương của những làng nghề đồ gỗ nổi tiếng cả nước, như Đồng Kỵ, Phù Khê, Hương Mạc, v.v.
Khoảng vài chục năm trở lại đây, nhờ chính sách cởi trói, mở cửa của nhà cầm quyền, Từ Sơn là một trong những địa phương phát triển nhanh về kinh tế trong cả nước. Đất chật, người đông, kinh tế phát triển nhộn nhịp, lại nằm sát nách thủ đô, nên đất đai ở Từ Sơn được ví như “tấc đất, tấc vàng”, đắt ngang ngửa với các thành phố lớn trong cả nước.

Lê Mạnh Hùng: Trưng cầu dân ý không phải là dân chủ như người ta tưởng

Năm 2016 là một năm Trưng Cầu Dân ý. Người dân bác bỏ một thỏa hiệp hòa bình tại Colombia, rút nước Anh ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu, ủng hộ một hiến pháp mới của Thái Lan giới hạn các quyền công dân và tại Hungary ủng hộ một kế hoạch của chính phủ chống di dân tuy rằng không đủ người đi bỏ phiếu để có giá trị.
Tất cả những cuộc trưng cầu dân ý này đã cho thấy vì sao một số nhà chính trị học cho trưng cầu dân ý là một giải pháp nguy hiểm và hại cho dân chủ. Khi được hỏi ông có coi trưng cầu dân ý là một lựa chọn tốt hay không thì Michael Marsh một nhà chính trị học tại Trinity College, Dublin trả lời:”Đơn giản mà nói, hầu như không bao giờ.”

Người Việt: Sợ ‘phản động, thù địch,’ Hà Nội tiếp tục lùi luật biểu tình

Hơn chục ngàn người biểu tình đòi đuổi Formosa 
sáng Chủ Nhật, 2 Tháng Mười, 2016. (Hình: Facebook) 

Sợ các “thế lực thù địch” và “bọn phản động” trong ngoài nước lợi dụng mà không “quản” được, Quốc Hội CSVN tiếp tục xếp xó các Luật Về Hội và Luật Biểu Tình, không biết đến bao giờ.
Theo tin các báo trong nước, Quốc Hội “con dấu cao su” của chế độ, sau khi đã bàn qua tán lại cả ngày Thứ Ba 25 Tháng Mười, 2016, dự thảo Luật Về Hội lại “xin lùi” để trình ở kỳ họp sau, không biết năm nào vì “dự án luật rất nhạy cảm này.”
Cách đây 10 năm, một dự thảo đầu tiên về Luật Hội thấy đưa ra Quốc Hội của chế độ nhưng lại xếp xó ngay đó. Cho đến nay, sửa đi sửa lại hơn chục lần, lần này được đưa ra vẫn thấy vấn đề “không đơn giản.” Chế độ Hà Nội muốn vừa được tiếng thơm là “tôn trọng quyền con người” nhưng lại nhất quyết muốn “quản chặt chẽ” để “thế lực thù địch” và “phản động” không thể lợi dụng mà đánh phá.
Nhận định về cái dự thảo Luật Hội Đoàn, theo tường thuật của VNEconomy, ngày 23 Tháng Mười, Liên Hiệp các Hội Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam (VUSTA) góp ý kiến cho rằng nhà cầm quyền “vẫn nghiêng về việc tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động hội” và “chưa luật hóa đầy đủ quyền lập hội theo tinh thần Điều 25 Hiến Pháp 2013.” Tức là nhà nước ra luật để “quản” chứ không cho người ta quyền tự do thành lập hội đoàn.
Không những vậy, cái dự thảo nói trên còn đưa sáu tổ chức chính trị – xã hội con đẻ của đảng CSVN (MTTQ Việt Nam, công đoàn Việt Nam, Hội Nông Dân Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHPN Việt Nam, Hội Cựu Chiến Binh Việt Nam), hội không có tư cách pháp nhân (hội không đăng ký), hội không có hội viên (quỹ, các tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức phi chính phủ,…) ra khỏi đối tượng áp dụng của luật nói trên. VUSTA chỉ trích như thế là không phù hợp, không bình đẳng giữa các hội đoàn.
Dự thảo Luật Hội không cho phép thành lập một hội đoàn mới “trùng lặp” với lĩnh vực chính của một hội đoàn khác đã có, tức là giới hạn tới tối đa chứ không phải tự do lập hội như hiến pháp chế độ xác định. Trong khi thủ tục thành lập doanh nghiệp chỉ mất ba ngày làm việc thì việc đăng ký thành lập hội lại mất 60 ngày làm việc, tức là gấp 20 lần.
Ngày 24 Tháng Chín, dự án Luật Về Hội đã được Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ CSVN Nguyễn Thái Bình “trình Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội cho ý kiến.” Tuy “khẳng định quyền lập hội là một trong các quyền cơ bản của công dân đã được hiến pháp ghi nhận” nhưng Ủy Ban Pháp Luật của Quốc Hội Chế Độ lại cũng nhắc nhở rằng phải “đề phòng các thế lực thù địch, các tổ chức phản động lợi dụng để hình thành các tổ chức đối lập chống phá đảng và nhà nước, xâm hại đến an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.”
Hiện nay tại Việt Nam, tính đến Tháng Mười Hai, 2014, cả nước có tới “52,565 hội (483 hội hoạt động phạm vi cả nước và 52,082 hội hoạt động phạm vi địa phương), trong đó có 8,792 hội có tính chất đặc thù” theo báo cáo của ông bộ trưởng Bộ Nội Vụ CSVN. Tất cả những cái hội này đều là cánh tay nối dài của đảng CSVN, không phải các tổ chức quần chúng độc lập.
Trước đây hơn ba tháng, Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội CSVN đã loan báo “Chưa đủ cơ sở để báo cáo Quốc Hội đưa dự án Luật Biểu Tình vào chương trình 2017” dù đã được thông báo thông qua ở khóa họp cuối năm 2016 từ Tháng năm vừa qua. Tương tự như dự Luật Về Hội, dự luật về Luật Biểu Tình bị cho là “dự án luật phức tạp, cần có thêm thời gian tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn,” nên phải lùi.
Năm ngoái, ngày 16 Tháng Ba, 2015, tờ Thời Báo Kinh Tế Việt Nam dẫn lời ông chủ nhiệm Ủy Ban Khoa Học-Công Nghệ và Môi Trường của quốc hội chế độ, Phan Xuân Dũng, góp ý kiến: “Luật Biểu tình, Luật Về Hội dù rất khó nhưng nợ dân quá lâu rồi, đừng có lùi.”
Bây giờ thì vẫn lùi vì sợ các “thế lực thù địch” và “phản động” trong ngoài nước xúm vào lợi dụng chống phá chế độ, không “quản” được. (TN)



Thứ Tư, 26 tháng 10, 2016

Ngô Nhân Dụng: Khó đem bán một nước dân chủ


Một người bạn tôi ở Châu Âu mới viết thư, bàn chuyện ông Tổng thống Rodrigo Duterte qua Tầu. Ông báo tin: “Một tờ báo Pháp viết: Trung Hoa vừa mua Phi Luật Tân. Như đã mua hải cảng Hy Lạp, phi trường Pháp và các đại công ty Âu Châu.”
Tôi đã góp ý ngay với ông bạn: “Mua một nước khó lắm, khi dân chúng nước đó có quyền bỏ phiếu thay đổi người cầm quyền!”
Ông bạn tôi giải thích thêm, rằng “Mua” chỉ là một cách nói bóng gió, “Cố nhiên không phải như ta mua đôi giầy.”
Đồng ý, ai cũng hiểu rằng mua giầy, mua bánh tét, cho tới mua hải cảng, phi trường hoặc mua các đại công ty, trong bản chất, khác hiện tượng mua một nước. Hồi xưa, có công ty Nhật Bản mua khu Rockefeller Center và hãng Universal Studios ở Mỹ, nhiều dân bản xứ cũng hoảng hốt. Tại sao lại để cho người ngoại quốc mua những “di sản quý giá” của thành phố New York và của nước Mỹ như vậy? Mươi năm sau, các ông chủ Nhật lại rao bán, vì làm ăn không có lời; lúc đó đa số đã quên. Gần đây, khi một công ty rượu bia ở nước Bỉ mua hãng bia lớn nhất ở Mỹ, chẳng ai kêu rên gì cả, kể cả dân nhậu. Hãng xe Volvo của Thụy Điển đã được bán cho chủ nhân mới người Trung Quốc. Nếu không vì lý do an ninh, quốc phòng, các công ty thương mại được mua đi bán lại từ tay người nước này sang người nước khác rất tự nhiên trong thời đại kinh tế toàn cầu hóa. Nếu Baidu (Tàu) đòi mua Yahoo hay Google (Mỹ) chắc vấn đề an ninh sẽ được đặt ra. Nhưng nếu họ mua hãng Coca Cola hay các tiệm ăn McDonald thì có thể được thông qua lắm!

Trần Văn Thọ: Thoát Á, Thoát Trung xưa và nay

GS Đại học Waseda, Nhật Bản
Mở đầu
Sau sự kiện Giàn khoan HD 981 của Trung Quốc xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế biển của Việt Nam tháng 5 năm 2014, dư luận đã dấy lên ý tưởng “thoát Trung”. Tùy theo định nghĩa, thoát Trung có thể bị hiểu nhầm là “bài Trung”. Mặc dù một bộ phận trong nhân dân có tình cảm đó khi đối diện với nhiều hành động không thể chấp nhận được của một số người, một số doanh nghiệp đến từ Trung Quốc, nhưng phần đông người Việt Nam, nhất là giới trí thức, không có tư tưởng “bài Trung” mù quáng.
Theo tôi, thoát Trung có hai ý nghĩa tích cực.
Một là, chủ yếu về kinh tế, đó là giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, cụ thể là nguồn cung cấp các sản phẩm trung gian, các thiết bị sản xuất, hoặc tư bản, công nghệ, dịch vụ xây dựng, lao động kèm theo với dịch vụ xây dựng v.v. Trong lịch sử kinh tế thế giới, nhiều nước đi sau và thành công trong quá trình phát triển (như Nhật Bản, Hàn Quốc,…) thường có chiến lược, chính sách tránh phụ thuộc vào nước ngoài nói chung, chưa nói đến việc phải cảnh giác để tránh phụ thuộc nhiều vào một nước cụ thể.[1] Lý do thì dễ hiểu. Sự cần thiết tránh phụ thuộc đó chí ít là để bảo đảm an ninh kinh tế và để giữ thể diện quốc gia nếu chỉ phụ thuộc một chiều. Đó là nói tổng quát. Việc phụ thuộc kinh tế vào một nước có tranh chấp chủ quyền về lâu dài không thể xem là khôn ngoan. Ngoài ra phụ thuộc quá độ vào một nền kinh tế mà văn hóa kinh doanh, trình độ công nghệ, khả năng quản lý còn kém xa nhiều nước tiên tiến trên thế giới thì cũng bất lợi cho con đường phát triển của đất nước. Từ các quan điểm đó ta thấy thoát Trung theo ý nghĩa giảm bớt độ phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc là một chiến lược hợp lý, một chính sách lành mạnh, và hoàn toàn không có ý nghĩa “bài Trung”.

Việt Hà/RFA: Ông Đinh Thế Huynh muốn thăm dò những gì trong chuyến đi Mỹ

Ông Đinh Thế Huynh, Thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. - AFP photo 
Ông Đinh Thế Huynh, Thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, đang có chuyến thăm và làm việc tại Hoa Kỳ từ ngày 23 tháng 10. Chuyến đi của ông Đinh Thế Huynh diễn ra giữa lúc nước Mỹ đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử Tổng thống mới vào đầu tháng 11 và Philippines, đồng minh lâu năm của Mỹ ở châu Á Thái Bình Dương, gần đây đang cho thấy những dấu hiệu xích lại gần hơn với Trung Quốc và xa hơn với Mỹ.
Việt Hà: Xin ông cho biết chuyến thăm của ông Đinh Thế Huynh sang Mỹ lần này vào giai đoạn này có ý nghĩa thế nào đối với hai nước?
Gs. Nguyễn Mạnh Hùng: Thứ nhất là trong một tháng nay có rất nhiều biến chuyển xảy ra ở Á châu, nó là mối quan tâm của cả hai nước. Điểm thứ hai nữa là sau đại hội 12, Việt Nam gửi lãnh đạo của họ đi khắp các nước để tiếp xúc thu thập tin tức để họ làm chính sách. Ông Huynh được cử đi sang Mỹ. Ông vừa sang Trung Quốc và rồi sang Mỹ. Đây là hai nước quan trọng nhất trong ngoại giao đu dây của Việt Nam cho nên thứ nhất là về vấn đề thời điểm, thứ hai là thăm dò. Chuyến đi của ông có ý nghĩa trong khung cảnh đó.


Trong chiến dịch cứu trợ các đồng bào vùng lũ lụt ở miền Trung vừa qua, có thể thấy một sự không cân sức trong lượng tiền cứu trợ đổ về khu vực nghèo khó nhất của Việt Nam từ chính phủ và xã hội dân sự.
Theo Đời Sống Pháp Luật, Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam đã quyên góp được từ các cơ quan nhà nước trên 6 tỷ đồng cho nhân dân ở vùng lũ miền Trung trong đó văn phòng chính phủ đóng góp 360 triệu đồng và bộ Kế Hoạch Đầu Tư đóng góp 450 triệu đồng. Tuy nhiên số tiền này còn kém xa con số mà các tổ chức dân sự độc lập quyên góp được.
MC Phan Anh là một ví dụ điển hình khi anh nhận được sự đóng góp lên tới 16 tỷ đồng chỉ sau vài ngày kêu gọi quyên góp cho nạn nhân lũ lụt ở miền Trung. Theo VietNamNet đưa tin, MC Phan Anh của truyền hình Việt Nam có kế hoạch giúp 100 hộ dân trong vùng lũ nhưng với số tiền quyên góp ngoài mong đợi đã mở rộng quy mô hỗ trợ lên tới 4 xã, tương đương 4.000 hộ dân.

Người Việt: Nhật Bản ái ngại tật nhai kẹo cao su của Duterte

Ông Duterte thọc tay vào túi quần, miệng nhai kẹo cao su,
khi vào gặp Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
ở Bắc Kinh hôm 20 Tháng Mười. (Hình: AP/Ng Han Guan) 
Ông Rodrigo Duterte, tổng thống của Philippines, không làm nước Nhật chủ nhà e ngại vì bạo miệng bạo mồm mà chỉ sợ ông nhai kẹo cao su trước mặt hoàng đế của họ.
Ông Duterte đến Tokyo hôm Thứ Ba trong chuyến viếng thăm kéo dài ba ngày, lần đầu tiên từ khi lên làm tổng thống hồi cuối Tháng Sáu.
Đối với giới ngoại giao và chính trị, cuộc viếng thăm liên quan đến các vấn đề về chính sách của ông đối với Hoa Kỳ và Nhật đang liệu xem sẽ có thể giúp hàn gắn mối quan hệ ấy như thế nào.

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2016

Phạm Đình Trọng: Đúng quy trình

Anh em, con cháu, họ hàng nội ngoại của ông quan đầu huyện, đầu tỉnh được bổ nhiệm cấp tập, vội vã, dấm dúi vào những chiếc ghế quan chức trong huyện, trong tỉnh rồi lại được cơ quan tổ chức bộ máy nhà nước trung ương xác nhận việc bổ nhiệm dấm dúi đó là đúng qui trình!
Nhà nước phong kiến thối nát cũng không đốn mạt đến mức đẻ ra cái qui trình bất lương để những cậu ấm cô chiêu hoàn toàn vắng bóng tài năng, vắng bóng nhân cách, vắng bóng cả trong những lúc khó khăn của dân của nước bỗng sỗ sàng nhảy tót lên những chiếc ghế quyền lực của những hiền tài.
Ở thời xa xưa, ở thang bậc văn minh rất thấp, cá nhân chưa được nhìn nhận, con người công dân chưa có. Sơn hà xã tắc là của vua. Nhà nước của vua. Người dân cũng chỉ là bầy đàn, là thần dân, là tôi tớ của vua. Vua cho ai sống thì được sống, bắt chết thì phải chết, không chết là bất trung. Ở thời mông muội, dã man đó người dân cũng không bị bộ máy nhà nước phong kiến khinh bỉ đến mức coi dân đen như cỏ rác, quan chức ngang nhiên kéo cả nhà, cả họ đạp lên mặt dân, ngồi lên đầu dân.

Nam Nguyên/ RFA: Khi chính sách sai lầm được tận dụng

Thủy điện Hố Hô xả lũ hôm 17/10/2016, góp phần gây lũ lớn 
tại vùng hạ du Hương Khê, Hà Tĩnh.
Courtesy baodatviet.vn

Khi chính sách sai lầm được tận dụng 
“Phát triển thủy điện ồ ạt là một sai lầm lớn,” báo chí chính thức của Việt Nam dẫn lời các chuyên gia đã mô tả mặt trái đen tối của hàng trăm dự án thủy điện trên cả nước.
Thủy điện Hố Hô, một công trình nhỏ với tên gọi khó đọc nằm trên địa bàn hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh, đã trở thành giọt nước tràn ly gây bất bình trong công luận. Nhà máy thủy điện này đã bất ngờ xả lũ với lưu lượng lớn chiều tối 13/10/2016 trong bối cảnh chính quyền địa phương huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh và người dân của 11 xã thuộc huyện này không được báo trước. Hậu quả là cơn lũ chồng lũ vừa thiên tai vừa nhân họa đã nhấn nhấn chìm nhà cửa, tài sản, mùa màng của 5.000 hộ dân huyện Hương Khê Hà Tĩnh.
Thủy điện Hố Hô trở thành kẻ tội đồ trên báo chí Việt Nam và một lần nữa giới khoa học lật lại hồ sơ nhiều tranh cãi của các dự án thủy điện trên cả nước.

Phạm Chí Dũng: Luật về Hội: Đảng quyết siết hay để ngỏ cửa vào TPP và nhận viện trợ?


Quả táo tẩm thuốc độc
Dự thảo Luật về Hội năm 2016 đang đứng trước nguy cơ bị cùng số phận của Hiến pháp năm 2013. Lẽ nào giới quan chức đảng, quốc hội và chính phủ lại không nhận ra một sự thật quá trần trụi rằng sau khi Hiến pháp năm 2013 được thông qua mà vẫn giữ nguyên những nội dung cực kỳ bảo thủ như “kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo” và “sở hữu đất đai toàn dân”, từ năm 2014 đến nay lượng tín dụng cho vay của các tổ chức tài chính quốc tế cho Việt Nam đã giảm hẳn, còn số viện trợ không hoàn lại từ các chính phủ Bắc Âu đối với Việt Nam cũng xuống dốc thê thảm?
Không những giảm tín dụng và viện trợ, Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Phát tiển Á châu (ADB) - 3 chủ nợ lớn nhất của Việt Nam - còn bắt đầu siết trả nợ đối với chính thể này từ năm 2014. Đến năm 2015, Việt Nam đã bị bắt buộc phải trả số nợ nước ngoài lên đến 20 tỷ USD. Còn trong năm 2016, kế hoạch trả nợ là 12 tỷ USD, tuy nhiên nhiều người cho rằng số nợ thực sự phải trả còn cao hơn. Những năm 2017 và 2018, nợ nước ngoài phải trả cũng có thể vọt lên 15-20 tỷ USD mỗi năm…

Cao Huy Huân: Tàn nhẫn trong cơn lũ


Miền Trung Việt Nam lại chìm trong nước lũ. Cách đây hai năm báo đài cũng đưa tin miền Trung bị lũ lịch sử, và năm nay không chỉ báo đài Việt Nam mà báo chí quốc tế cũng đưa tin tương tự. Những mái nhà, trường học... chìm trong dòng nước đục ngầu. Không khí tang thương làm người ta ngán ngẫm chẳng còn muốn bật tivi lên để rồi xót xa.
Những mạnh thường quân, kiều bào mỗi người một tiếng nói giúp gây quỹ góp nhằm xoa dịu nỗi đau của miền Trung ruột thịt. Hằng năm, mỗi khi lũ về thì miền Trung lại bị thiệt hại ghê gớm. Thế nhưng trong khi người ta đu trên mái nhà chờ nước rút trong vô vọng, trong khi gia súc chết trương nổi lềnh bềnh, trong khi lòng người vừa thương vừa tức thì trên mạng xã hội lại xuất hiện không ít những luận điểm khiến ai nghe cũng đỏ mặt tía tai.

Thanh Hà/RFI: Ý đồ chính trị của Tập Cận Bình vẫn là một ẩn số

Chủ tịchTập Cận Bình (G), thủ tướng Lý Khắc Cường (T) 
và nhiều lãnh đạo cao cấp Trung Quốc TQ 
trong ngày lễ Quốc Khánh 01/10/2016 tại Bắc Kinh
REUTERS/Damir Sagolj

Một năm trước Đại Hội Đảng lần thứ 19 được dự trù tổ chức vào tháng 10/2017, ý đồ chính trị của tổng bí thư Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc vẫn được giữ kín. Ẩn số vẫn còn nguyên vẹn về danh tính những người có thể lên thay thế hai ông Tập Cận Bình- Lý Khắc Cường sau 10 năm họ điều hành đất nước.
Nhiều dấu hiệu rạn nứt giữa hai ông Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường càng khiến giới quan sát quốc tế thận trọng trước những nước cờ của chủ tịch Trung Quốc.
Vào lúc 370 thành viên Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc họp kín tại Bắc Kinh, giới phân tích xem đây là một khóa họp quan trọng, vì có thể hé lộ một vài thông tin về về vai trò của Tập Cận Bình sau 10 năm lãnh đạo đất nước.

Thứ Hai, 24 tháng 10, 2016

Tương Lai: “Đồng bào cốt nhục, nghĩa càng bền”

Gạo cứu trợ lại đi bán tư thương
Vào những ngày “khúc ruột Miền Trung” đang oằn mình gánh chịu lũ lụt, càng thấm thía lời Nguyễn Trãi “Đồng bào cốt nhục, nghĩa càng bền” (Bảo kính cảnh giới, bài 15). Phải vời đến Nguyễn Trãi để khẳng định trở lại cái tâm thế Việt Nam.
Khẳng định lại vì tư duy ý thức hệ được vận dụng một cách thiển cận và lệch lạc đã làm phôi pha điểm nhạy cảm bậc nhất trong lòng người Việt. Cái trọng tội đó càng hằn lên trên diện mạo xã hội khi mà thiên tai như được nhân lên với nhân tai trên cái nền đau thương của đồng bào cốt nhục đang bị dìm trong bể nước.
Chính trên cái nền đau thương đó càng lộ rõ những nghịch lý do chế độ toàn trị phản dân chủ gây ra. Một trong những nghịch lý đó là cái nhìn hằn học đầy định kiến và nghi vấn những hành động cao cả của những người dân bình thường theo tiếng gọi của trái tim mà đến sẻ chia đau thương với “đồng bào cốt nhục” của mình. Xin trích ra đây một đoạn trong bài viết trên facebook xuất hiện giữa hàng triệu facebook: “Khi cơn lũ xảy ra, các hội đoàn xã hội dân sự độc lập, nhờ tính cơ động và không bị ràng buộc bởi ý thức hệ nào, đã nhanh chóng đi đến các địa điểm lũ ngập trắng để chuyển những thùng mì tôm, lương khô và nước sạch đến cho nhân dân vùng bị hại. Có những nhóm, hội đoàn đã phải đi suốt đêm, dưới trời mưa gió. Ấy vậy mà cơ quan “kiểm soát tư tưởng nhân dân” lại bảo họ là hội đoàn bất minh đánh bóng tên tuổi.

Lê Anh Hùng: Giấc mộng Trung Hoa và tương lai Việt Nam

Ảnh minh hoạ.
Năm 1793, đặc sứ Lord Macartney của vua George III nước Anh đến Bắc Kinh để yết kiến hoàng đế Trung Hoa và đề đạt nguyện vọng thiết lập đại sứ quán ở đây. Viên đặc sứ mang theo một bộ sưu tập quà tặng từ Anh, một quốc gia mới bắt tay vào cuộc cách mạng công nghiệp. Tuy nhiên, Hoàng đế Càn Long đã đáp lại thiện chí của vua George III qua bức thư hồi âm như sau: “Thái độ khiêm nhường và phục tùng chân thành của ngài là điều rất dễ nhận thấy”, nhưng chúng tôi lại không có “một nhu cầu nào dù là nhỏ nhất đối với các sản phẩm chế tạo từ nước ngài.”
Trung Hoa của Càn Long lúc bấy giờ đang ở thời kỳ phát triển cực thịnh, với một nền kinh tế chiếm tới 1/3 GDP toàn cầu, cùng một vùng lãnh thổ quốc gia trải rộng tới 11.000.000 km2 (so với 9.600.000 km2 hiện nay). Năm 1799, sáu năm sau ngày đặc sứ Anh đến Bắc Kinh, Càn Long băng hà sau ba năm nhường ngôi cho con trai và làm thái thượng hoàng. Đây cũng là thời điểm đánh dấu sự đi xuống của Trung Quốc trong bối cảnh các cường quốc phương Tây, với động lực mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp, không ngừng phát triển với tốc độ chóng mặt.

Phạm Chí Dũng: ‘Nhóm cá mập’ Bộ Công Thương tiếp tục hoành hành

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh (giữa) 
tại lễ đón Thủ tướng Lào tại Phủ Chủ tịch ở Hà Nội, ngày 15/5/2016.

Chỉ “nghỉ xả hơi” khoảng 5 tháng sau Đại hội XII và giữa hai lần bầu bán cùng tuyên thệ không mệt mỏi của “tam trụ”, nhóm lợi ích Bộ Công Thương lại quẫy đạp đùng đùng khiến dư luận xã hội phải liên tưởng đến hình ảnh hàm răng sắc nhọn đặc biệt của loài cá mập trắng ăn thịt người ở vùng biển Caribê.
Ngay sau khi Bộ Công Thương có bộ trưởng mới là ông Trần Tuấn Anh, một nhân vật “đặc biệt” vì là con ruột ông Trần Đức Lương, cựu chủ tịch nước, cơ quan này đã gây nhiều bất ngờ khiến dư luận phẫn nộ.

Lê Phan: Láng giềng tốt


Cố Thủ Tướng Pierre Trudeau của Canada có lần bảo với nước Mỹ: “Sống cạnh quý vị cũng như là nằm ngủ với một con voi. Dầu cho con vật đó có thân thiện và tính tình hiền lành đến như thế nào chăng nữa, nếu tôi có thể nói như vậy, người ta cũng bị ảnh hưởng bởi mỗi cựa quậy của nó.” Người Canada bao giờ cũng “cảm thấy” những biến động từ nước láng giềng phương Nam. Nhưng mối cảm tình giữa hai nước láng giềng, vốn có nhiều điểm giống nhau hơn là khác biệt, bao giờ cũng vẫn tồn tại. Đó chính là lý do hôm đầu tuần này, một chiến dịch quảng cáo ở Canada đã làm người Mỹ nức lòng.
Tờ Washington Post, nhái lời bài quốc ca của nước láng giềng, viết “Oh Canada. Các bạn đang làm chúng tôi đỏ mặt.” Bởi vì “Những người bạn láng giềng luôn thân thiện của chúng ta ở phương bắc đã theo dõi từ xa một chu kỳ bầu cử Hoa Kỳ vốn đã phá vỡ mọi tiêu chuẩn của sự tử tế. Nó đã tạo ra những căng thẳng to lớn và cho thấy nổi lên những chia rẽ sâu đậm trong xã hội chúng ta. Đối với nhiều người, nó thật nản chí và thất vọng khi theo dõi. Nhưng người Canada đã có một thông điệp thật dễ thương để nâng tinh thần cho người Mỹ.”

RFA: Khi một đất nước thiếu ‘người tử tế’?

Những cá nhân tổ chức cứu trợ đồng bào miền Trung
- Photo: Facebook Nguyễn Lân Thắng 
‘Một hiện tượng lạ’
Rất nhiều nhà bình luận, nhà văn hoá từng có những bài viết trong đó nêu ra ý kiến rằng có vẻ như sự tử tế đang mất dần trong xã hội Việt Nam. Sự vô cảm, bàng quang trước những mất mát, khó khăn của người khác dường như cũng bắc cầu với sự sợ hãi và mất niềm tin. Cái xấu và cái tốt, thiện và ác cũng khó có được sự phân ranh rạch ròi.
Và có lẽ chính vì những vấn đề thuộc về phần lớn qui chuẩn cho một xã hội văn minh nên rất dễ dàng nảy sinh ra những phản ứng được gọi tên là “hiện tượng”.
Bắt đầu từ chính đóng góp cá nhân của mình, MC Phan Anh đã tạo ra một “hiện tượng” trong xã hội Việt Nam, ngay vào thời điểm mà người ta cần sự giúp đỡ lẫn nhau nhất.

Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2016

GIAO TÌNH VONG NIÊN GIỮA VŨ HOÀNG CHƯƠNG VÀ HOÀNG HƯƠNG TRANG

Đầu tháng 4 năm 1976, thi sĩ Vũ Hoàng Chương bị nhà cầm quyền Cộng sản bắt, giam ở khám Chí Hoà. Một số thơ ông làm trong thời gian này (chẳng hạn bài mở đầu bằng câu “Thấm thoắt vào đây tháng đã tròn”) đã được chuyển về cho gia đình và đã được phổ biến. Đầu tháng 9-1976, thấy sức khỏe của ông suy sụp, những người cầm quyền thả ông về để chết ở nhà. Tương truyền trong thời gian bị giam, ông có làm 12 bài thơ lấy nhan đề chung là “Đọc lại người xưa,” nhân hai câu thơ của tiền nhân (như Phạm Ngũ Lão, Thị Lộ, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát …) mà viết ra 12 câu lục bát, ý về thời thế rất kín đáo nhưng chưa được phổ biến. Sau khi ông mất, CS khám nhà rất nhiều lần nhưng không tìm ra tung tích những bài thơ ấy.
Năm 2007, nhân một người yêu thơ Vũ Hoàng Chương từ Mỹ về Việt Nam, đến thăm gia đình cố thi sĩ, một người học trò thân của Vũ Hoàng Chương ở ngoài nước nhận được 12 bài thơ từ gia đình thi nhân họ Vũ gửi sang, với lời giải thích là “nhà thơ Hoàng Hương Trang đã đem những bài thơ ấy trả lại cho bà Vũ Hoàng Chương,” và bà muốn các bạn cùng môn sinh cũ của nhà thơ ở ngoài nước tìm cách phổ biến.” Nhận thấy ý tưởng gửi trong những bài thơ ấy quá kín đáo, hai người bạn của cố thi sĩ (nhà thơ Cao Tiêu và giáo sư Lưu Trung Khảo) đã cùng một người học trò thân của Vũ Hoàng Chương ở California thảo luận, phân tích kỹ lưỡng, với kết quả là bài “Đọc lại người xưa : Bành Ngọc Lân” do Trần Từ Mai chấp bút đã được gửi đăng trên Diễn Đàn Thế Kỷ và một số trang mạng.

Trần Thảo: TƯỞNG NIỆM NHÀ VĂN / THƠ THANH TỊNH


Niên khóa 1970 - 1971 tôi vào học lớp đệ thất, là lớp sáu bây giờ, của trường trung học công lập Trần Quốc Tuấn của tỉnh Quảng Ngãi. Với tuổi đời vừa qua mười hai, tôi cũng như hầu hết những học sinh khác thời đó, vừa nôn nao, vừa hồi họp khi bản thân mình sắp bước qua một giai đoạn mới mẻ trong cuộc đời học sinh của mình. Tôi nhớ người thầy dạy chúng tôi Kim Văn và Cổ Văn trong niên học ấy chính là Thầy Trương Quang Lục. Thầy Lục dáng người cao lớn, giọng giảng bài trầm ấm, khá thu hút chúng tôi, những học sinh vừa từ giả môn văn với những bài luận tả con mèo, con chó của bậc tiểu học, để đón nhận những cảm quan tinh tế hơn về Cổ Văn và Kim Văn. Tôi rất thích Văn Học, nên thường say mê nghe Thầy Lục giảng những truyện thơ như Bích Câu Kỳ Ngộ, tả mối tình thật thơ mộng đầy tính cách huyền thoại của Tú Uyên và Giáng Kiều. Trong giờ Kim Văn, chúng tôi được học về những nhà văn, nhà thơ cận đại như Thanh Tịnh, Bàng Bá Lân, Anh Thơ v.v. Dĩ nhiên với tâm hồn non nớt của chúng tôi, những cậu bé lớp đệ thất, thì chương trình văn học không đòi hỏi phải đào sâu vào những tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ. Trong những tác giả Kim Văn, người đã đem lại những xúc động dạt dào nhất cho tôi, và tôi tin là cho bất kỳ học sinh nào cũng vậy, là nhà văn, nhà thơ Thanh Tịnh. 

Truyện Ngắn THANH TỊNH: TÔI ĐI HỌC


Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.
Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. 

TS PHẠM TRỌNG CHÁNH: NGUYỄN DU VIẾT VỀ NHẠC PHI (1103-1142)


Năm 1813 trên đường đi sứ từ 9-8 đến22-8 năm Quý Dậu Nguyễn Du đi qua Yển Thành thuộc tỉnh Hà Nam, ở phía Nam thành Hứa Xương nơi Nhạc Phi đóng quân. Nguyễn Du viết bài Yển Thành Nhạc Vũ Mục ban sư xứ. Năm 1790 trên bước đường đi giang hồ ba năm ở Trung Quốc (1787-1790) Nguyễn Du từng dừng chân ở Tây Hồ, Hàng Châu nơi Miếu Nhạc Phi dưới chân núi Thê Hà, Nguyễn Du đã làm  5 bài thơ trong lúc chờ đợi gặp lại Nguyễn Đại Lang, một bài viết về Nhạc Phi, hai bài Tần Cối và hai bài Vương Thị.


Nhạc Phi là một anh hùng dân tộc được kính trọng tại Trung Quốc, học sinh từ Tiểu Học học riêng một chương về anh hùng Nhạc Phi.

Nhạc Phi người thời Nam Tống, quê huyện Thang Âm, Tương Châu. Nhà nghèo ham học giỏi cả văn lẫn võ, yêu thích sách binh pháp Tôn Tử và Ngô Khởi. Ông sinh ra vào thời nước Liêu và Đại Kim xâm lăng nhà Tống.

Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2016

Ngô Nhân Dụng: Duterte lập tức thanh minh


Sau khi tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố tách khỏi nước Mỹ và chọn Trung Quốc với Nga làm bạn, nhiều người phụ tá và bộ trưởng trong chính phủ ông đã phải lên tiếng giải thích để giảm tầm quan trọng những lời ông nói. Bộ trưởng Thương mại Ramon Lopez, đang ở Bắc Kinh, đã nhấn mạnh với đài CNN rằng nước ông sẽ không cắt đứt quan hệ với Mỹ: “Để tôi nói rõ hơn, ông tổng thống không nói đến chuyện tách rời (The president did not talk about separation). (Trong thực tế ông Duterte có nói separation) Về quan hệ kinh tế chúng tôi sẽ không chấm dứt các vụ thương mại, đầu tư với nước Mỹ.” Hai bộ trưởng kinh tế và tài chánh ra một bản tuyên bố chung cũng nói tương tự, và nói thêm, “Chúng tôi giữ các quan hệ với phương Tây nhưng cũng muốn tăng cường hợp tác với các lân bang.”
Tại thủ đô Manila, những lời tuyên bố “bỏ Mỹ” của ông Duterte bị nhiều người phản đối. Nghị sĩ Leila De Lima giải thích, “Ông ta tự thổi phồng mình lên vì nuôi ảo tưởng cũng là một người hùng kiểu các ông lãnh đạo Tàu và Nga.” Có người dân ngỏ ý rằng “Chắc ông ấy nói đùa! Nước Mỹ rất thân thiện và từng là bạn thiết của người Filipinos từ lâu rồi.”

hoàng xuân sơn: vài khúc sáu tám mùa thu



cửa khải

mềm môi
mềm cả giấc đời
nâng uống thánh ngã
về chơi cửu huyền
uống rùng mình
nạm.  thuyền quyên
lâng lâng hùng khí
trận tiền ngất ngây
môi mềm
uống mãi không say
vì máu đông cứng
mặt dày
da trơ
uống khan
vặt hết bụi bờ
mai
trần như nhộng
nằm trơ khải hoàn

Lê Hữu: Trump, anh phải sống!



Từ điển “thuật ngữ giao tiếp” gần đây vừa có thêm từ ngữ mới, “bàn tay bạch tuộc”.
Bạch tuộc, một loài sinh vật biển thân mềm thuộc họ hàng nhà mực, sau lần nổi tiếng nhờ bộ phim truyền hình nhiều tập của Ý, “Bạch tuộc” (La Piovra), lại vừa nổi tiếng thêm lần nữa khi được ví von rất tượng hình với đôi tay điệu nghệ, xông xáo, sục sạo rất linh hoạt của ứng cử viên Tổng Thống Mỹ Donald Trump. Hai cánh tay dài ngoằng như vòi bạch tuộc với những “hấp khẩu” rất lợi hại, vớ được chỗ nào là bám trụ kiên cường, có cào cấu, giãy giụa cách nào cũng không nhả. Bạch tuộc vừa có biệt danh là “quái vật biển cả” vừa được đánh giá là thông minh nhất trong tất cả loài động vật không xương sống dưới lòng đại dương. 
Thế nhưng, cũng chính đôi tay quơ quào, chụp bắt loạn xạ của loài bạch tuộc thông minh ấy đã làm hại ông Trùm bất động sản (chữ “Trump” gần gần với chữ “Trùm” trong tiếng Việt) khiến ông gặp nạn liên tiếp trong những tuần qua. Tiếp theo sau vụ rò rỉ video một phân đoạn của chương trình “Access Hollywood” tại một phim trường vào tháng 9/2005, từ đâu bỗng xuất hiện đến cả chục vị nữ lưu lần lượt lên tiếng tố giác ông đã có những lời lẽ và hành vi sàm sỡ với những mức độ khác nhau.