Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016
TS. Phạm Đỗ Chí & Th.S. Phan Thanh Hà: Tranh Luận Clinton-Trump I: Ý Nghĩ Cử Tri Mỹ Gốc Việt và Người Việt?
Sau nhiều mong đợi, cuộc tranh luận lần đầu giữa 2 ứng viên TT Mỹ diễn ra sôi nổi tối thứ hai 26/9/16 trong khuôn viên trường đại học Hofstra ở New York và truyền hình ra khắp thế giới cho một cử tọa ước tính lên đến 100 triệu người.
Nhóm cử tri Mỹ
gốc Việt tuy chỉ ít ỏi là 1% tổng số, nhưng lại có mặt rất đông ở vài bang đang
cạnh tranh ngang ngửa cho 2 ứng viên, nhất là ở California và Florida. Ngoài ra
một số đông người ở Việt Nam cũng theo dõi cuộc tranh cử TT Mỹ do ảnh hưởng lớn
đến tương lai tình thế đất nước mình, cũng như đời sống một số đông bà con mình
bên đó và biến chuyển đời sống kinh tế của chính mình hàng ngày do lượng lớn kiều
hối và doanh số buôn bán hàng năm.
Ba phần chính
của cuộc tranh luận được đặt ra với sự đồng ý trước của 2 ứng viên: (I) chính
sách kinh tế nhất là vấn đề thương mại và tăng gia công ăn việc làm ở Hoa kỳ; (II)
viễn ảnh ("vision") tương lai của nước Mỹ; và (III) vấn đề an ninh của
Mỹ. Mỗi ứng viên có 2 phút để trả lời các câu hỏi soạn riêng cho 3 phần bởi người
điều hòa viên, sau đó là chất vấn nhau qua lại, đôi khi với sự xúc tác qua các
câu hỏi thêm của điều hòa viên là ông Lester Holt của đài NBC.
Cuộc tranh luận
hấp dẫn từ đầu, có phần nảy lửa vào đoạn giữa và lúc cuối khi chạm đến các vấn
đề cá nhân nhạy cảm của cả hai ứng viên. Ông Trump lần đầu tiên có vẻ cố trầm
tĩnh, có lẽ do các cố vấn khuyên nên tránh xúc động và nóng nảy, bớt trêu chọc
hay xúc phạm địch thủ như thường thấy. Cũng chính vì thế, ông có vẻ rơi vào
tình trạng thụ động hiếm thấy khi tranh luận nhất là trước mặt các phụ nữ, là
giới thường bị ông coi là "dưới cơ". Ông nhiều lúc tỏ vẻ lúng túng
("nervous"), tay hay nhờ đến ly nước và khuôn mặt nhăn nhó ít tươi tỉnh,
lộ rõ đôi lúc là đã không chuẩn bị kỹ lắm cho buổi tranh luận như đối thủ.
Ngược lại, bà
Clinton sau khi hơi lúng túng lúc đầu vì những lý luận chặt chẽ đầy tự tin của
Trump về chính sách giảm thuế để kích thích kinh tế và đem trở lại việc làm cho
công nhân Mỹ, lấy lại bình tĩnh và trả lời mình đã chuẩn bị cẩn thận cho buổi đấu
lý này kèm theo nụ cười thường xuyên, tuy đôi khi có phần giả tạo của một chính
trị gia chuyên nghiệp và luật sư hùng biện xuất sắc. Nhất là bà có vẻ nắm thượng
phong khi tấn công vào các điểm yếu quen thuộc của ông Trump, như thái độ coi
thường trong xưng hô với phụ nữ, hay về việc chưa tiết lộ tờ khai thuế thu nhập
hàng năm cho mọi người rõ ông làm ăn ra sao, có giầu thật như lời đồn hay tự
khoe là "đại gia trên 10 tỷ" của ông, ông có trốn đóng thuế hay không
v.v...
Trong phần (I)
về chính sách kinh tế, bà Clinton được nói trước nhưng không đưa ra chương
trình nào cụ thể cho nền kinh tế Mỹ, ngoài nhắc lại câu khẩu hiệu quen thuộc
"Trump up, trickle down" (Trump đi lên, thì chỉ nhỏ giọt xuống) ám chỉ
chính sách giảm thuế của ông này chỉ làm lợi cho giới nhà giàu thu nhập cao còn
nền kinh tế chỉ hưởng chút lợi nhỏ giọt không đáng kể.
Ngược lại đây
là phần trình bày chính sách rõ ràng và xuất sắc nhất buổi của Trump. Ông nhắc
lại việc giảm rất lớn thuế doanh nghiệp từ 35% xuống 15%, là phương thức cốt lõi sửa chữa tình
trạng doanh nghiệp Mỹ đầu tư ra nước ngoài, làm mất việc làm trong
nước Mỹ từ hai thập kỷ qua. Đây chính là lời giải thích rõ và hùng hồn nhất
của Trump mà điều hòa viên Holt không nắm vững hay thiếu công bằng với Trump
khi hỏi 2 lần là làm sao để đem việc làm về Mỹ. Rõ ràng là việc giảm thuế mạnh
như vậy sẽ chặn các công ty rời Mỹ hay khuyến khích các công ty nước ngoài đến
Mỹ đầu tư và tạo công ăn việc làm mới. Dùng
chính sách thuế trong nước (giảm cả thuế doanh nghiệp và thu nhập cá nhân) là
đúng đắn và phù hợp với lợi ích của Mỹ nói chung-- không riêng gì
cho tầng lớp trên có thu nhập cao. Muốn tăng việc làm thì phải tăng đầu
tư, mà đầu tư tư nhân thì hiệu quả hơn đầu tư nhà nước. Qua chính sách
mới của Trump, Mỹ sẽ là nước có thái độ rất rõ ràng, triệt để về
ủng hộ kinh tế tư nhân. Đường xá và chế độ phúc lợi của Mỹ thì
đúng là kém hơn của các nước châu Âu thật. Nhưng hai chính sách này
đâu có loại trừ nhau: là 2 vế thu và chi của ngân sách Mỹ hay bất cứ nước
nào, kết hợp cả hai là tốt nhất. Cần tăng cả thu ngân sách nhờ tăng
đầu tư tư nhân lẫn chi ngân sách một cách hợp lý cho đầu tư hạ tầng và các chương trình phúc lợi xã hội. Nếu Trump biết giải
thích kỹ và rõ điều này trong 2 kỳ tranh luận chót, ông sẽ trình bày được rõ
ràng hơn về "cuộc
cách mạng thuế khóa" của mình để thay đổi nền kinh tế Mỹ một cách căn bản, xóa bớt hình ảnh xấu "bênh nhà giầu chê người nghèo" mà đảng Dân chủ và riêng bà Clinton đang cố gắn "cliché" cho chính sách của ông. Đây cũng là điểm mà cả hai ứng viên đều thất bại trong phần trình bày quan điểm của mình cho phần (II) về viễn ảnh hay tầm nhìn của nước Mỹ.
cách mạng thuế khóa" của mình để thay đổi nền kinh tế Mỹ một cách căn bản, xóa bớt hình ảnh xấu "bênh nhà giầu chê người nghèo" mà đảng Dân chủ và riêng bà Clinton đang cố gắn "cliché" cho chính sách của ông. Đây cũng là điểm mà cả hai ứng viên đều thất bại trong phần trình bày quan điểm của mình cho phần (II) về viễn ảnh hay tầm nhìn của nước Mỹ.
Có hai điểm
chi tiết cũng khá nổi bật trong suốt cuộc tranh luận về vai trò của ông Lester
Holt.
Thứ nhất, như
Trump phát biểu bên lề sau cuộc tranh luận, là điều hòa viên Lester Holt có phần
thiên vị bà Hillary Clinton, khi hỏi moi móc Trump nhiều câu hỏi vượt khả năng
vai trò xúc tác của mình như nhắc 2 lần về việc Trump sẽ cụ thể làm gì để đem
việc làm của các hãng Mỹ về lại Hoa kỳ (câu hỏi đáng lý ra nên do Clinton hỏi
chi tiết), hay điều kiện nào và bao giờ thì Trump công khai tờ khai thuế thu nhập
của mình... Trái lại, Lester Holt im lặng hoàn toàn về những điểm yếu cá nhân
hay xì căng đan tương tự của Clinton như chuyện xóa hàng ngàn điện thư emails
che giấu các điều nhạy cảm hay lẫn cả các bí mật quốc gia tiết lộ ra ngoài có
thể vi phạm luật hình sự, hay biến cố ngoại giao và quân sự "Benghazi"
thời Clinton làm ngoại trưởng Mỹ mà bà cố giấu không thích nói chi tiết...
Thứ hai,
trong phần (III) về vấn đề an ninh của Hoa Kỳ, điều hòa viên Holt lại quên việc
chính của mình là không nhắc nhở gì đến các vấn đề thời sự như chính sách di trú
của các ứng viên, vấn đề di cư của người gốc Mễ sau chuyến thăm Mexico của
Trump mang lại uy tín về ngoại giao đáng kể, vấn đề di dân Hồi giáo và các vấn
đề khủng bố ngay trong các thành phố Mỹ...
Các ứng viên
có phớt qua vấn đề ISIS (Hồi giáo tự xưng), nhưng ở đây chính Trump lại quá thụ
động, quên hẳn vai trò đang nhẽ phải chủ động của mình khi nói đến trách nhiệm
của cả TT Obama và bà Clinton lúc làm ngoại trưởng, đã quyết định rút khỏi Iraq
quá nhanh và đột ngột, khiến nhóm Hồi giáo tự xưng có cứ điểm và thời gian tụ họp
rồi khai thác các tài sản mỏ dầu khổng lồ để thành một lực lượng khủng bố lớn mạnh
khắp thế giới như hiện nay. Đó là lý do mà trước đây lúc tranh cử, Trump đã mạnh
miệng nói quá trớn là "Obama đã tạo dựng ra ISIS", nay có dịp thì lại
không giải thích và khai triển đề tài đó để qui một phần trách nhiệm cho bà
Clinton một cách hữu lý. Thật đúng vậy, trong nhiệm kỳ đầu của Obama, bà
Clinton đã di chuyển nhiều trong công việc ngoại trưởng và "nhiều kinh
nghiệm" như bà khoe với Trump trước cử tọa toàn thế giới, nhưng Trump đã
có thể khai thác thêm là "nhiều kinh nghiệm, nhưng toàn kết quả xấu, từ
Trung Đông sang Biển Đông-- nơi để Trung quốc lấn áp đáng kể về chính trị và nhất
là quân sự, mà Hoa Kỳ chẳng làm được gì cụ thể ngoài các tuyên bố lớn về
"chính sách xoay trục sang Á châu" do chính bà là kiến trúc sư cho TT
Obama.
Nhìn lại cuộc
tranh luận, phe nào cũng tự xưng chiến thắng. Cuộc thăm dò nhanh do chính đài
CNN mà người viết bài này theo dõi, cho thấy hai phần ba cử tọa cho là bà
Clinton thắng thế với tài hùng biện luật sư cũng như kinh nghiệm chính trị của
mình, còn ông Trump rõ ràng yếu thế hơn về tranh luận khi bị "gài"
vào thế phải chịu đả kích cá nhân khôn ngoan của bà Clinton với sự thiên vị phần
nào của điều hòa viên Holt.
Nhưng cho những
cử tri Mỹ gốc Việt ở Hoa kỳ, hay người thân ở bên kia trái đất đang chăm chú
theo dõi chuyện chính trị xứ Mỹ, đâu là thái độ lựa chọn cho đúng trong 6 tuần
trước ngày bầu cử 8/11?
Theo quan điểm
người viết, hai vấn đề đối nội và đối ngoại vẫn là mấu chốt cho các vận
động tranh cử còn lại của 2 ứng viên.
Về đối nội,
kinh tế và an ninh nội địa vẫn là hai mối bận tâm chính. Nhìn qua cuộc tranh luận,
Trump nổi bật với các chính sách rõ ràng hơn các tuyên bố chung chung thiếu chủ
trương của Clinton. Chỉ có phàn nàn Trump và khen bà Clinton về tài hùng biện luật
sư trong các vấn đề phụ thuộc như khai thuế cá nhân, coi thường phụ nữ trong
cách xử thế hàng ngày, hay tính nói mạnh bạo thiếu chính xác và dẫn chứng của
Trump do tính cách doanh nhân của ông.
Đây là cuộc
chọn lựa rõ rệt nhất cho vai TT Mỹ, giữa chính sách hay tư cách người, tư thế cá
nhân một doanh nhân Nam thành đạt hay một luật sư Nữ xuất chúng, tám năm rồi với
đảng Dân chủ hay đến lúc thay bằng đảng Cộng hòa???
Về đối ngoại,
các cử tri người Mỹ gốc Việt cần biết rõ thêm từ cả 2 ứng viên về thái độ hay
cách ứng xử với Trung quốc và vấn đề Biển Đông vẫn cần làm rõ thêm.
Một vấn đề đối ngoại nữa còn đang nóng (ở nơi đang đánh nhau rồi chứ
biển Đông mới là căng thẳng thôi) là vấn đề Trung Đông. Mỹ sẽ tiếp tục chi
ngân sách lớn cho Trung Đông, nhưng chính sách sẽ thay đổi ra sao với chính phủ
Cộng hòa?
Sự thống
nhất duy nhất giữa 2 ứng cử viên là thái độ phản đối Hiệp Ước mới
Xuyên Thái Bình Dương TPP: đây là vấn đề khi tranh cử, cần sự ủng hộ
của số đông-- nhưng khi một trong 2 ứng viên trúng cử, có lẽ khi đó tân
Tổng Thống Mỹ sẽ không còn phản đối mạnh mẽ quá như bây giờ, ngay bà
Clinton bây giờ đã mềm mỏng hơn so với thời điểm mới vận động tranh
cử. Thái độ đối với TPP nên nhìn nhận từ góc độ chính trị và kinh
tế.
Về chính
trị: các đối tác của hiệp định có phải là những nước mà Mỹ cần
ủng hộ hay không?
Về kinh tế
thì trong tổng thể, TPP tạo ra thị trường rộng lớn hơn tức là đem
lại lợi ích kinh tế lớn hơn nên xu thế đó sẽ thắng thế. Như chúng tôi
hiểu thì từ nay đến bầu cử, bà Clinton muốn TT Obama điều chỉnh một số
điều khoản trước khi trình Quốc hội Mỹ, còn Trump thì bác bỏ TPP hoàn
toàn. TPP là công cụ kinh tế để đối phó với Trung Quốc nhưng cũng có
tác động mạnh mẽ đến bản thân kinh tế Mỹ. Clinton cứng rắn hơn với
TQ nên như vậy là logic. Trump thì cũng không ủng hộ TQ vì đó là đối
thủ của Mỹ về chính trị quốc tế, nhưng TQ lại là khách hàng lớn
của Trump. Trump bác bỏ TPP cũng là logic, xét từ góc độ đối ngoại
của TPP. Theo chúng tôi, với quan điểm kinh tế gia, bác bỏ hoàn toàn TPP hay
chống lại thương mại tự do toàn cầu là không tốt cho Mỹ và nền kinh tế thế
giới, để tránh một cuộc khủng hoảng toàn cầu mới nếu Trump may mắn thắng cử.
Câu hỏi về
TPP đối với Mỹ cũng chính là câu hỏi mà Việt Nam phải trả lời. Đó
chính là cơ sở kinh tế của vấn đề – tăng cường cạnh tranh do mở cửa
thị trường ra bên ngoài. Đã lâu lắm rồi, khi bàn về Luật cạnh tranh ở
trong nước, có câu hỏi đặt ra là về tổng thể, cạnh tranh có tốt
không? Về cơ bản, cạnh tranh là tốt nhưng nếu cạnh tranh khốc liệt
quá thì nó lại có tác dụng tiêu cực, tương tự như mặt đối ngược
của nó là độc quyền. Ở mức độ vừa phải thì cạnh tranh có tác
dụng tích cực là thúc đẩy, khuyến khích kinh tế phát triển, nhưng
nếu quá mức thì chỉ gây ra tác động tiêu cực-- các đối thủ chỉ còn
thấy khía cạnh tiêu cực của nhau và mục đích là "chính sách trọng thương" ("mercantilism")
cổ lỗ sĩ nhằm hại diệt nhau mà thôi. Điều này là hoàn toàn thực tế và
chính vì thế WTO (World Trade Organization--Tổ chức Thương mại Thế giới) mới
có các điều khoản về chống bán phá giá, tức là khuyến khích cạnh
tranh nhưng không quá mức.
Tóm lại,
cốt lõi là với TPP được Mỹ chấp thuận tiếp tục, sẽ nên mở thị trường nội
địa đến mức nào? Một câu hỏi trên trời, liên quan đến việc dùng một mô
hình kinh tế lượng để đo lường
tác động của chính sách kinh tế mà các lý luận thuần lý khó trả lời được
đúng./.