Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

Nguyễn Đình Cống: Liệu đồng bạc có ném toạc tờ giấy

Mấy hôm nay được tin bà con Quỳnh Lưu đi nộp đơn kiện Formosa mà lòng cứ nao nao, xen lẫn phấn khởi và lo lắng. Trong lúc chính quyền lo tập trung lực lượng để ngăn ngừa, trấn áp bà con ở Vinh, Hà Tĩnh, Quảng Bình thì không ngờ phong trào lại nổ ra ở Quỳnh Lưu, cách xa Kỳ Anh trên 200 km. Phấn khởi vì dân đã thoát được sự sợ hãi, biết đoàn kết để đấu tranh, đã có người tổ chức và lãnh đạo. Lo lắng là không lường trước được sự phản ứng tàn bạo của chính quyền. Trong cuộc CM 1989 ở Đông Âu máu của dân thường đã đổ tại các cuộc biểu tình ở nhiều nước CS.
Đánh giá về vụ kiện, luật sư Nguyễn An Đôn cho rằng: “nguyên nhân thiệt hại là do Formosa gây ra thì việc này thắng kiện là 100% nắm trong tay bởi vì vụ kiện này rất là đơn giản”. Tuy nhiên vị luật sư nhấn mạnh đó là khả năng chiến thắng trên lý thuyết. Theo Linh mục Đặng Hữu Nam thì: “trước mắt nếu chúng ta xét theo cơ sở pháp lý thì chúng ta phải là khởi kiện sẽ là thắng”.

Quang Nguyên: Nền Dân Chủ giúp em hoàn thành nguyện ước (*)


“Nếu họ sẵn sàng bắn, con sẵn sàng chết”
Binh sĩ của chế độ Xã hội chủ nghĩa Miến Điện đã rải đạn trên người em. Trước khi nhắm mắt lìa đời, em đã dặn cha mình đừng để linh hồn em an nghỉ cho đến khi nền dân chủ thực sự đến với quê hương yêu quý của em. Phải đến 28 năm sau, nguyện ước cuối cùng của em chỉ được hoàn tất khi Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của người đoạt giải Nobel Hòa bình, bà Aung San Suu Kuy lên nắm quyền sau nhiều chục năm đấu tranh gian khổ. Tang lễ của em bé 16 tuổi, có mặt bạn bè cùng lứa xuống đường đấu tranh, các sư sãi và người bác sĩ đã chăm sóc em khi bị bắn. Họ đi vòng quanh tấm hình chụp ngay khi em bị bắn gục được tuần báo Newsweek làm trang bìa ngày đó. Họ rải nước thánh và gọi tên Win Maw Oo mong linh hồn em được siêu thoát. Không có tro xương của em trong tang lễ.

Anh Vũ/RFA: Công an đánh nhà báo, một vấn đề nhức nhối?

Phóng viên bị cảnh sát áo đen đấm thẳng vào mặt hôm 23/9/2016. - Hình chụp từ video 
Làm sao để chấm dứt vấn nạn này?
Những ngày gần đây, việc các nhân viên Công an ngang nhiên đánh một số nhà báo đã khiến cho dư luận, đặc biệt là những người làm báo hết sức bất bình. Dư luận nói gì và cần làm thế nào để chấm dứt vấn nạn này?
Gần đây, hiện tượng lực lượng công an hành hung các nhà báo ở Việt Nam đã liên tiếp xảy ra, điều đó đã khiến dư luận xã hội và những người làm báo hết sức bất bình.
Cụ thể, ngày 21/9/2016, nhà báo Đỗ Thanh Hải, phóng viên VTC News thường trú tại Đắk Lắk đến hiện trường vụ cưỡng chế mặt bằng tại xã Cư Pô, thì bị lực lượng công an xã xô đẩy và giật máy ảnh đồng thời gây thương tích. Hay như việc phóng viên Trần Quang Thế của báo Tuổi Trẻ, ngày 23/9/2016 khi đang tác nghiệp đã bị nhân viên công an huyện Đông Anh (Hà Nội) đánh chảy máu mồm, bị đấm vào đầu gây choáng váng…

Mặc Lâm/RFA: Tại sao chống ngập không thành công?

Đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, TPHCM hôm 27/9/2016. 
Ngày 26 tháng 9 thành phố Hồ Chí Minh xảy ra vụ ngập lịch sử, các quận trung tâm hầu như chìm trong biển nước và toàn cảnh thành phố như trong một trận hồng thủy của thế kỷ 21. Câu hỏi đặt ra: từ năm 2001 thành phố đã có những dự án chống ngập nhưng 15 năm sau không một triển vọng nào cho thấy việc chống ngập sẽ dần dần hiệu quả. Mặc Lâm trao đổi với các chuyên gia trong lĩnh vực này để tìm câu trả lời gần với sự thật nhất.
Chống ngập là đề tài quan trọng của Ủy ban Nhân dân thành phố và cứ đến mùa mưa thì người dân lại dấy lên những câu hỏi về việc chống ấy ra sao mà không có năm nào đỡ ngập hơn năm trước.

Ðào Tuấn: ĐỪNG IM LẶNG, PHẢI PHẠT THẬT NĂNG THẬM CHÍ ĐÌNH CHỈ MƯA!

Bài báo trên báo Lao Động ngày 27/9, nhưng chỉ 3 giờ sau đã bị gỡ xuống. Bài đăng dưới đây copy lại từ Google cache.
Cơn mưa chiều rơi rơi thành phố không nhỏ đã khiến người ta bật khóc khi nhớ lại khung cảnh lẫm liệt và bi tráng trong phim Titanic. Và trong cái khung cảnh đậm mùi đại hồng thủy ấy, người ta chợt thấy trong mình, và đồng bào đang co ro quanh mình đức tính nhẫn nại quý báu. Đức tính đã khiến nhiều năm qua, chúng ta luôn luôn chiến thắng hết cơn mưa này đến cơn mưa khác, mặc cho nó lịch sử đến đâu, cuốn theo bao nhiêu ngàn tỉ chống ngập!

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

Hạ Đình Nguyên: Tản mạn về “văn hóa khinh bỉ”

Góp phác họa một bức tranh vân cẩu của hiện tình đất nước, một vị quan to bước ra từ cửa lò đỏ, đã cống hiến một cụm từ vừa bự, vừa mới mẻ, lại cũng khá ỡm ờ, có ý nghĩa như một giải pháp cho sự nghiệp chống tham nhũng đang hồi rất gay go. Nó như sau:
Câu nói bất ngờ này làm làm hoang mang cho giới học trò và cả học giả. Tuy nhiên, nếu đã có một thứ “văn hóa phong bì từng xuất hiện, thì nay “văn hóa khinh bỉ ra đời có chi phải xét nét? Hãy cứ xem như một sáng tạo về văn hóa chữ nghĩa của một thời kỳ đặc biệt, và lạ gì một khi có cái đuôi xã hội chủ nghĩa, thì bầu trời trở nên bao la hơn, vượt nhiều thứ chuẩn mực đã có trước.

Phạm Chí Dũng: ‘Nhất thể hóa’: Tổng Bí thư Trọng muốn trở thành… tổng thống?


Liên tiếp trong hai tháng 8 và 9 năm 2016, những người bên đảng tung ra hàng loạt nước cờ vừa lộ vừa chìm, nhưng bước đi nào cũng có thể là cú đệm cho một chuỗi nước cờ quyết liệt sau đó nhằm hạ đo ván đối thủ.
Từ Quyết định 244 đến Thông báo 13
Cùng thời gian với chiến dịch “đánh từ dưới lên” mà “ví dụ đầu tiên là Trịnh Xuân Thanh” trên hai mặt trận tỉnh Hậu Giang và Bộ Công thương, ngày 17/8, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính đã ký ban hành Thông báo số 13-TB/TW thông báo Kết luận của Ban Bí thư về việc xác định tuổi của đảng viên, trong đó nội dung đáng chú ý nhất làKể từ ngày 18/8/2016, không xem xét điều chỉnh tuổi của đảng viên mà thống nhất xác định tuổi của đảng viên theo tuổi khai trong hồ sơ Lý lịch đảng viên (hồ sơ gốc) khi được kết nạp vào Đảng. Đây là căn cứ, cơ sở để các cấp ủy, tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét khi quy hoạch, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử; bố trí, sử dụng và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ là đảng viên”.

Người Việt: Sự giản dị của quyền lực: Obama giúp Bush ‘selfie’

Ðương kim Tổng Thống Barack Obama chụp hình 
giúp ông cựu Tổng Thống George W. Bush.

VIRGINIA – Cựu Tổng Thống George W. Bush (con) và đương kim Tổng Thống Barack Obama vừa có một hành động gây xôn xao dư luận.
Hiển nhiên là một dư luận rất tích cực, về cách hành xử giản dị, bình dân, của những cá nhân quyền lực nhất thế giới.
Cả hai nhân vật này cùng có mặt tại Bảo Tàng Viện Quốc Gia Văn Hóa và Lịch Sử Người Mỹ gốc Châu Phi, Washington D.C., 24 Tháng Chín. Rất đông người tham dự. Và cả hai cũng rất bận rộn bắt tay người hâm mộ.
Thế rồi, ông Bush loay hoay chụp hình “selfie” (dùng máy điện thoại tự chụp hình) với một số người tham dự. Đến khi biết là không thể nào “selfie” mà gom hết mọi người vào trong máy chụp hình, ông quay qua Tổng Thống Obama, vỗ vỗ vào lưng ông này. Ông Obama quay lại; đoạn vui vẻ cầm lấy điện thoại. Ông Bush và các “fan” của mình đứng chụm vào nhau. Một tấm hình tuyệt đẹp!

Văn Quang: Cả nước tức cười chuyện kê khai tài sản

Căn biệt thự to đùng của ông Trần Văn Truyền tại Bến Tre
Trong tuần này lại rộ lên thông tin trên hầu hết các cơ quan báo chí tại Việt Nam lề trái cũng như lề phải (Có thể tạm định nghĩa báo lề phải là báo của Nhà nước, báo lề trái được xếp vào loại… phản động).
Chuyện kê khai tải sản là chuyện trở thành chuyện quá khôi hài và không ai tin nổi. Trong 10 năm thực hiên “kê khai tài sản” mà chỉ phát giác duy nhất 1 người không trung thực.
Có ai tin nổi chuyện này không? 100% là KHÔNG. Nhưng đó lại là chuyện bình thường của các quan. Hãy nghe các quan báo cáo:
Ủy ban Nhân dân TPHCM vừa có báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Kính Hòa/RFA: Những câu chuyện trên “lề trái”, “lề phải”

Công an giữ trật tự trong chuyến thăm 
của Tổng thống Pháp Francois Hollande 
đến Hà Nội hôm 6/9/2016. AFP photo

Blogger Cánh Cò viết rằng chưa bao giờ chuyện thời sự Việt Nam lại dồn dập như lúc này, từ chuyện cung đình cho đến chợ búa, từ chuyện con cá ở Formosa đến việc ông Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa ngoại tình, và dĩ nhiên câu chuyện tham nhũng và mất tích của Trịnh Xuân Thanh vẫn chưa có hồi kết.

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016

Ngô Nhân Dụng: Bình Luận: Dân Trung Quốc coi “Mỹ Đả Tàu”

Hàng trăm triệu người trên thế giới coi cuộc tranh luận truyền hình đầu tiên giữa ông Donald Trump và bà Hilary Clinton, ứng cử viên tổng thống Mỹ. Người ta theo dõi để đoán trước coi ai hy vọng đắc cử hơn. Chính sách kinh tế của người đó chắc sẽ ảnh hưởng đến việc làm ăn buôn bán của mình trong bốn năm tới, nên phải biết trước. Thí dụ, trong 90 phút Trump và Clinton nói để chinh phục các cử tri ở Mỹ thì đồng peso của Mexico đã tăng giá thêm 2%. Tiền lên giá cho thấy nhiều tay buôn tin rằng kinh tế Mexico sẽ vững! Cụ thể là hiệp ước tự do mậu dịch (NAFTA) giữa Mỹ, Canada và Mexico vẫn còn. Và dân Mexico sẽ không lo phải trả tiển cho bức tường mà ông Trump hứa sẽ dựng lên ngăn biên giới hai nước!
Còn dân chúng Trung Quốc, họ không được phép coi trực tiếp cuộc đấu khẩu trên truyền hình. Phòng Thương Mại Hoa Kỳ đã tổ chức chiếu trực tiếp trong khách sạn JW Marriott Hotel tại Bắc Kinh. Họ bán vé cho người vô tham dự, và bán hết rất nhanh; mặc dù cuộc tranh luận diễn ra lúc 9 giờ sáng Thứ Ba, giờ đi làm. Chỉ có những khách sạn hàng 3 sao trở lên, cùng các khu gia cư sang trọng mới được phép chiếu trực tiếp đài CNN của Mỹ. Một chủ quán rượu ở Bắc Kinh đã thâu hình rồi đem chiếu lại vào lúc 7 giờ tối Thứ Ba để câu khách. Điều đó chứng tỏ dân Trung Hoa có tiền trong lục địa cũng rất muốn coi chính trị nước Mỹ. Riêng dân chúng Hồng Kông thì được tự do, coi trực tiếp. Không những thế, ngày hôm trước, sinh viên Đại học Hương Cảng còn tổ chức một cuộc “tranh luận giả;” có người đóng vai ông Trump, người đóng vai bà Clinton cãi nhau trước một số cử tọa có học.

TS. Phạm Đỗ Chí & Th.S. Phan Thanh Hà: Tranh Luận Clinton-Trump I: Ý Nghĩ Cử Tri Mỹ Gốc Việt và Người Việt?


Sau nhiều mong đợi, cuộc tranh luận lần đầu giữa 2 ứng viên TT Mỹ diễn ra sôi nổi tối thứ hai 26/9/16 trong khuôn viên trường đại học  Hofstra ở New York và truyền hình ra khắp thế giới cho một cử tọa ước tính lên đến 100 triệu người.
Nhóm cử tri Mỹ gốc Việt tuy chỉ ít ỏi là 1% tổng số, nhưng lại có mặt rất đông ở vài bang đang cạnh tranh ngang ngửa cho 2 ứng viên, nhất là ở California và Florida. Ngoài ra một số đông người ở Việt Nam cũng theo dõi cuộc tranh cử TT Mỹ do ảnh hưởng lớn đến tương lai tình thế đất nước mình, cũng như đời sống một số đông bà con mình bên đó và biến chuyển đời sống kinh tế của chính mình hàng ngày do lượng lớn kiều hối và doanh số buôn bán hàng năm.

J.B Nguyễn Hữu Vinh: Cuộc chiến Formosa: Phát súng mở đầu đã nổ


Cuộc chiến trong lòng dân tộc
Cuộc chiến - phải gọi như vậy - của người dân Miền Trung nói riêng và người dân Việt Nam nói chung đối với kẻ thủ ác trực tiếp là Formosa, kẻ đã đẩy hàng triệu ngư dân vào đường cùng đã bắt đầu nổ ra bằng cuộc hành quân đến Tòa án Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh nộp đơn kiện.
Cuộc hành quân dài 200 km của hơn 600 giáo dân giáo xứ Phú Yên, kết hợp với hàng ngàn giáo dân tại địa phương ngày 26/9/2016 là màn mở đầu, là phép thử đơn giản cho những hành động không thể tránh khỏi và không thể thiếu trong cuộc đối đầu giữa nạn nhân và thủ phạm.
Sở dĩ là màn mở đầu, bởi với thảm họa này, thì chắc chắn hậu quả không chỉ là một vùng, mà là cả một miền rộng lớn, thậm chí là cả đất nước và thời gian không chỉ là dăm bảy tháng, một năm mà là hàng chục năm sau đó.

Lê Anh Hùng: Thấy gì sau sự kiện 3 lãnh đạo CSVN tham gia Đảng ủy Công an Trung ương?

Từ một bộ do một Uỷ viên Trung ương Đảng làm Bộ trưởng, đến nay Bộ Công an do một Uỷ viên Bộ Chính trị làm Bộ trưởng và 3 Uỷ viên Trung ương Đảng làm Thứ trưởng. (Ảnh tư liệu)
Ngày 21/9 vừa qua, truyền thông Việt Nam đã loan báo một sự kiện hy hữu: lần đầu tiên, ba nhà lãnh đạo chóp bu cộng sản Việt Nam cùng tham gia Ban Thường vụ Đảng uỷ Công an Trung ương.
Trong một buổi lễ hết sức long trọng, với sự hiện diện của TBT Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Thường trực BBT Đinh Thế Huynh, cùng các quan chức lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Tổng Bí thư và Bộ Công an, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính đã công bố Quyết định của Bộ Chính trị về nhân sự bộ máy ĐCSVN trong Bộ Công an. Đảng uỷ Công an Trung ương nhiệm kỳ 2015 - 2020 gồm 16 vị, với Ban Thường vụ Đảng uỷ gồm 7 vị, trong đó có 3 vị lãnh đạo chóp bu là TBT Nguyễn Phú Trọng, CTN Trần Đại Quang và TTg Nguyễn Xuân Phúc.
Đây là một sự kiện chưa từng có tiền lệ. Và điều này khiến người ta phải đặt câu hỏi là đằng sau nó ẩn chứa những “thông điệp” gì?

Hà Tường Cát: Ai thắng cuộc tranh luận thứ nhất?

(Hình minh họa: Joe Raedle/Getty Images) 
Ðó là điều cử tri quan tâm đến cuộc bầu cử 2016 muốn biết, và tất cả các cơ quan truyền thông muốn tìm hiểu để tường trình cho độc giả, thính giả, và khán giả của mình.
Ðiều lý thú hơn là cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay được dư luận thế giới rất chú ý, cho nên ngay cả báo chí và các hãng tin nước ngoài cũng theo dõi sát chuyện này.
Một thắc mắc khác nữa là cuộc tranh luận sẽ có tác động thế nào đối với tình hình tranh cử trong những ngày tới, nhất là ngày bầu cử vào Thứ Ba, 8 Tháng Mười Một.
Vấn đề này thuộc lãnh vực dự đoán, chỉ nhằm phân tích nhận định chứ chưa thể đi đến bất cứ kết luận gì.

Việt Hà/RFA: Chuyện Biển Đông trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Philippines

Người dân Philippines và công dân Việt Nam tại Philippines 

vui mừng trước phán quyết của tòa trọng tài quốc tế về biển Đông sáng 12/7/2016. 

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte sẽ đến thăm Việt Nam từ ngày 28 đến ngày 29 tháng 9. Philippines là đối tác chiến lược của Việt Nam và đã nhiều lần cùng Việt Nam lên tiếng chỉ trích Trung Quốc ở diễn đàn ASEAN liên quan đến vấn đề tranh chấp biển Đông.
Tuy nhiên Tổng thống Duterte gần đây cũng cho thấy ông có xu hướng mềm mỏng hơn với Trung Quốc bất chấp những hành động lấn lướt của nước này trong khu vực.  Liệu những căng thẳng ở biển Đông và lập trường gần đây của Philippines đối với Trung Quốc sẽ được đề cập ra sao trong chuyến thăm tới. Việt Hà có bài tìm hiểu và tường trình.

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2016

Bùi Tín: 'Chủ nghĩa xã hội' mà vắng bóng xã hội

Nghệ sĩ biểu diễn trước một màn ảnh khổng lồ 

chiếu hình ảnh và danh ngôn của lãnh tụ Hồ Chí Minh, ở Hà Nội, 17/5/2015.

Ở Việt Nam, các chữ "xã hội chủ nghĩa" xuất hiện hàng ngày, bất cứ ở đâu, với mật độ dày đặc nhất, trên văn kiện, báo chí, truyền thanh, truyền hình, diễn văn, thông báo, khẩu hiệu tuyên truyền… Tên nước là "Cộng Hòa XHCN Việt Nam", hiến pháp là "Hiến pháp XHCN", quốc huy là "Quốc huy XHCN", kinh tế là "kinh tế thị trường theo định hướng XHCN", xây dựng "con người XHCN", theo "đạo đức XHCN", theo "cương lĩnh XHCN" của đảng CS, với mục tiêu cuối cùng là chủ nghĩa Xã hội (CNXH) rồi chủ nghĩa Cộng sản (CNCS).
Điều mỉa mai dai dẳng là cái khái niệm được nhắc đi nhắc lại nhiều nhất ấy lại là một khái niệm ảo, không có thật, không một ai nhìn thấy và cảm thấy. Ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phải công nhận là đến cuối thế kỷ XXI này cũng chưa chắc sẽ nhìn thấy mặt mũi của nó ra sao! Còn ông nguyên bộ trưởng Bùi Quang Vinh sau khi tụng niệm nó hàng triệu lần trong lời nói và văn kiện đã thật thà hơn khi cho rằng "cái khái niệm XHCN ấy làm gì có thật mà tốn công đi tìm!" Cái khái niệm đó chỉ là một ảo tưởng, một điều bịa đặt … vậy mà hàng trăm triệu con người vẫn cứ tin là thật. Sự ngây thơ, nói thẳng ra là sự ngốc ngếch của con người đến thế là cùng!

Phạm Chí Dũng: Nhóm lợi ích quân đội và bi kịch sân bay Tân Sơn Nhất


“Sân bơi Tân Sơn Nhất”
Tương tự tình trạng “ngập” của đảng cầm quyền từ năm 2012 đến nay, sân bay Tân Sơn Nhất đang ở vào thời kỳ bi kịch sắp tới điểm cuối của nó.
Năm 2016, sân bay này đã chính thức được dân gian đặt tên “sân bơi Tân Sơn Nhất.” Nếu những năm trước sân bay này còn chưa bị ngập sau những trận mưa lớn, thì vào năm nay chỉ sau một trận mưa khoảng 150 mm, Tân Sơn Nhất đã biến thành một biển nước mênh mông.
Mới đầu, giới lãnh đạo sân bay Tân Sơn Nhất còn phủ nhận về tình trạng nước ngập bao la, nhưng sau đó đã phải thừa nhận trước những tấm ảnh mang tính bằng chứng không thể chối cãi.

Nguyễn Đình Cống: Một số ngụy biện về quan hệ với Trung Quốc

Vừa qua Câu lạc bộ đọc sách báo của chúng tôi mời được một diễn giả nói chuyện về tình hình thời sự. Ông MĐ là Tổng biên tập một tờ báo lớn, đại biểu HĐND thành phố, ứng cử và được bầu tại phường chúng tôi. Việc ông dành thời gian gần 2 giờ để nói chuyện, đối với CLB là một vinh dự ít có. Ông nói về một số vấn đề thời sự trong nước và thế giới, trong đó điều làm tôi quan tâm nhất là quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc. Theo ông MĐ, tuy rằng có một vài sự kiện ở Biển Đông, nhưng quan hệ Việt Nam và Trung Quốc đang rất tốt đẹp, đặc biệt sau chuyến thăm Trung Quốc của TT Phúc. Ông cho rằng đường lối hòa bình mềm dẻo và tôn trọng luật pháp quốc tế của Đảng ta là sáng suốt, phù hợp với tình hình quốc tế và truyền thống dân tộc. Ông viện dẫn các sự kiện lịch sử các đời vua của Việt Nam vẫn thần phục và triều cống hoàng đế Tàu, mà sự kiện đáng chú ý là Quang Trung, sau khi đánh tan 20 vạn quân Thanh phải sang Bắc Kinh xin thần phục vua Khang Hy (!) nhà Thanh, cho đó là tấm gương cần noi theo.

Mặc Lâm/RFA: Liên hệ gì giữa Tôn Hoa sen và Ban Tuyên giáo Trung ương?

Công nhân đang cuộn những thanh thép 
cho một công trình xây dựng ở Hà Nội.

Ngày 13 tháng 9 một chỉ thị của Ban tuyên giáo Trung ương được ông Phó Ban tuyên giáo Phạm Văn Linh chỉ đạo 7 điểm cho báo chí không được tham gia viết, đăng tải bài phản biện. Trong đó điểm thứ 2 yêu cầu dừng phản biện đưa tin về dự án thép của Tôn Hoa Sen. Trong thời điểm dư luận hết sức bức xúc trước thảm họa Formosa việc ngăn cản báo chí đưa tin phản biện dự án Tôn Hoa sen không những đi ngược lại quyền tự do thông tin của người dân mà còn cho thấy sự quyết tâm khó giải thích của chính quyền đối với Tôn Hoa sen.

Hà Tường Cát: Ai có thể đắc cử tổng thống Mỹ?

Một phóng viên quay phim lấy cảnh bên ngoài 
nơi bà Hillary Clinton và ông Donald Trump tranh luận 
vào tối Thứ Hai. (Hình: AP Photo/J. David Ake)

Đó là câu hỏi đang được bàn luận sôi nổi khi chỉ còn hơn 40 ngày nữa là đến bầu cử. Bài viết này không nhằm đưa ra một dự đoán, mà chỉ trình bày tình hình một cách khách quan, căn cứ theo những thăm dò dư luận mới nhất, trên toàn quốc và ở các tiểu bang. Hàng trăm thăm dò dư luận thực hiện với những phương pháp khác nhau, khó có thể giúp rút ra được một kết luận đáng tin cậy. Tuy nhiên, nên chú ý, càng gần đến ngày bầu cử thì thăm dò sẽ gần đúng với thực tế hơn.
Vì thế, đừng nên xem kết quả thăm dò vào một ngày nào đó mà vội vã kết luận rằng ứng cử viên này đang chuyển bại thành thắng hay ứng cử viên kia đang đi dần đến thất bại. Các ứng cử viên cùng ban tranh cử của họ hiểu rõ thực tế phũ phàng ấy của bầu cử dân chủ tự do và không ngừng nỗ lực tranh thắng cho đến giờ chót.

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016

Tuấn Khanh: Con cái chúng ta vô tội


Tháng 9/2016, có bản tin nhỏ lọt thỏm trong thành phố vốn đã quá nhiều chuyện eo sèo. Bản tin kể về việc một nhóm thầy cô giáo của trường Bành Văn Trân, Tân Bình, tổ chức đấu tố một giáo viên vì dạy thêm ở nhà, theo lệnh của Phòng Giáo dục Quận Tân Bình, Sài Gòn.
Bản tin nhỏ, nhưng phác họa khá rõ về bộ mặt giáo dục của Việt Nam hôm nay. Theo Phòng Giáo dục Quận Tân Bình, thì họ nhận được mật báo của “phụ huynh” nào đó nên đã yêu cầu trường hành động. Cô giáo này đã bị buộc phải hủy lớp dạy luyện thi chứng chỉ ngoại ngữ Cambridge – một chương trình học không dính líu gì đến sách giáo khoa của nhà trường. Cô cũng bị kỷ luật, không được xét thi đua và bị làm nhục bằng cách phải trả lại học phí cho tất cả các học sinh đã đến xin cô giúp dạy thêm.

Tương Lai: Tin ai, tin cái gì


Khi đã mất niềm tin thì thật khó sống. Ấy vậy mà khủng hoảng niềm tin lại đang là đặc điểm nổi bật nhất của môi trường sống của chúng ta hiện nay! Khủng hoảng niềm tin đè nặng lên cuộc sống của mọi người, trước hết là những người đang đớn đau ưu tư về vận nước. Trong bối cảnh đó người ta lại làm ra vẻ thức tỉnh về cái gánh nặng gánh nhẹ gì đó mà lên giọng giáo huấn để rao giảng hãy “
lấy lại niềm tin trước sự rộng lượng của nhân dân”!

Rộng lượng ư? Nhân dân thì bao giờ chẳng rộng lượng. Vì thế mà bọn sâu mọt đã khai thác triệt để sự rộng lượng ấy để “ăn của dân không từ một thứ gì”. Có kẻ ăn vội không kịp chùi mép. Đó là loại xoàng. Loại cao thủ thì chẳng những chùi rất sạch, lại vẩy thêm tí nước hoa đạo đức giả để tiếp tục khai thác sự rộng lượng của những người nhẹ dạ cả tin đang phẫn nộ về chuyện ăn không từ một thứ gì đó. Đây là chuyện ăn bẩn mà bà Phó Doan phải buột miệng nói ra tại một cuộc họp ngày 11.9.2012 chứ không phải là chuyện ăn cá biển đã được bà Bộ trưởng Y tế thông báo.

Phạm Chí Dũng: Xử lý nợ xấu: Người thương dân và kẻ vong dân

Người thương dân
Lấy ngân sách xử lý nợ xấu là lấy của người nghèo chia cho người giàu!” - Tiến sĩ Bùi Trinh thốt lên, vào lúc một số cơ quan chính phủ đang tổ chức một chiến dịch “mồi” trên công luận để rút rỉa bằng được ngân sách nhằm xóa đi những khoản nợ xấu khổng lồ do các ngân hàng thương mại gây ra vào thời “đại loạn”.
Tháng 8/2016, sau hàng loạt thú nhận gián tiếp của giới lãnh đạo Công ty quản lý các tài sản tín dụng (VAMC) về triển vọng vô vọng đối với kết quả xử lý nợ xấu mà đơn vị này đã nhận lãnh trách nhiệm từ năm 2013 và không ít lần khoe khoang, một lần nữa giới tham mưu tài chính cho chính phủ là Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính lại âm thầm bày mưu tính kế “dùng ngân sách để xử lý nợ xấu” - mà về thực chất là “ăn cướp” tiền đóng thuế của nhân dân và của cả những người nghèo, rất nghèo.

Hoàng Giang: Quyền của phụ nữ Việt


Chuyện đôi lứa nổi tiếng thế giới Angelina Jolie và Brad Pitt đã kết thúc sau khi Jolie ký giấy ly hôn, chấm dứt cuộc tình đẹp Brangelina khiến hàng triệu người hâm mộ phải tiếc nuối. Nhưng tôi không bàn nhiều về chuyện tình của họ cũng như lý do tại sao chuyện tình tưởng đẹp như cổ tích cuối cùng lại tan vỡ. Điều tôi để tâm là Jolie, cũng như phần lớn những người vợ Mỹ, luôn sẵn sàng tự đặt dấu chấm hết cho cuộc hôn nhân của mình. Đáng chú ý hơn, Jolie cũng tuyên bố với báo chí rằng cô không cần bất cứ sự hỗ trợ tài chính nào từ Brad Pitt và vẫn cho anh được quyền thăm con. Họ có 6 đứa con kể từ khi bắt đầu mối quan hệ chính thức.

Lê Phan: Câu chuyện nổ bom ở New York


Mười lăm năm sau khi al-Qaeda tấn công vào Hoa Kỳ, thành phố New York cũng như các thành phố khác nay đã trở thành những pháo đài với cảnh sát vũ trang, camera theo dõi và rào cản. Cho nổ bom – và khủng bố tinh thần dân chúng – nay khó làm hơn trước nhiều.
Quả bom nổ trong một cái dumpster hôm tối Thứ Bảy ở Chelsea, tung những mảnh sắt vụn lên không và làm bị thương nhẹ 31 người, đã bị Giáo Sư Karen Greenberg của trường Luật Viện Đại Học Fordham gọi là “một cuộc tấn công thất bại.”
Những cuộc tấn công khác làm cho nhiều chục người, ngay cả nhiều ngàn người thiệt mạng. Trước những cuộc tấn công thảm khốc này, các cơ quan liên bang được thành lập để bảo vệ nội an, và những luật mới được viết ra cho các viên chức nhiều quyền hơn để ngăn ngừa khủng bố.

Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2016

TƯỞNG NIỆM NHÀ VĂN VÕ PHIẾN (30/10/1925 - 28/9/2015)


Nhà văn Võ Phiến rời chúng ta thấm thoát đã được một năm. Giỗ đầu của nhà văn được tổ chức tại chùa Điều Ngự (Westminster, Nam California) trưa ngày thứ bảy 24 tháng Chín, 2016. Đông đủ bạn bè thân thiết trước kia vẫn quây quần cùng anh, đặc biệt có người cháu dâu của học giả Đào Duy Anh với cô con gái nhỏ gọi học giả họ Đào bằng ông cố. Thân tình, quý trọng, giản dị, là không khí của bữa cỗ chay nhân ngày giỗ đầu của nhà văn.

Diễn Đàn Thế Kỷ tưởng niệm nhà văn Võ Phiến hôm nay cũng trong tinh thần thân mật và giản dị, với một số bài viết mới cũ của bạn bè, văn hữu. Đây là những nén nhang chân thành tưởng nhớ một nhà văn rất lớn lao nhưng cũng rất gần gụi với tất cả chúng ta.


DĐTK

Trúc Chi: Võ Phiến, chút kỷ niệm

Trúc Chi và Võ Phiến 2013

Anh Võ Phiến bấm chuông. Chủ nhà mở cửa nhận ra anh chị. Vồn vã mời vào. Tôi theo sau . Anh dừng lại ở phòng khách, đảo mắt nhìn quanh rồi xin phép chủ nhà mở cửa ra vườn sau. Tôi nhìn ra vườn. Cây hồng mà tôi biết năm nào cũng sây, vẫn còn đấy. Anh đứng dưới mái hiên, bịn rịn trước cảnh cũ, cái nhìn của anh có lẽ đã thu hết những gì anh thấy và ghi nhận hết mọi đổi thay, anh tần ngần trước cảnh cũ một hồi rồi ra về, sau khi đã lễ phép cám ơn chủ nhà. Tôi đề xe. Anh ngoái cổ nhìn mãi ngôi nhà. Tôi liếc nhìn anh: thoáng một vẻ quyến luyến.

Tôi không nhớ năm tháng đích xác. Chỉ biết hôm ấy nhân cùng đi chơi với anh chị Võ Phiến ở Glendale, khi xe chạy qua khu có ngôi nhà anh cư ngụ ở Highland Park trước khi dọn xuống Santa Ana, tôi quay sang hỏi anh có muốn tạt qua cái địa chỉ quen thuộc ấy hay không.

CÂU ĐỐI VIẾNG NHÀ VĂN VÕ PHIẾN CỦA TỪ MAI TRẦN HUY BÍCH

Năm ngoái sau khi nhà văn Võ Phiến qua đời, Giáo sư Từ Mai Trần Huy Bích đã sáng tác cặp câu đối viếng nhà văn. Đặc biệt hầu hết chữ trong hai câu đối đều dùng tên các tác phẩm của Võ Phiến.

Người thực hiện trình bày: Ngọc Dung.

Nguyễn Tường Thiết: Những lá thư Võ Phiến

Từ trái: Trùng Dương, Võ Phiến, Nguyễn Tường Thiết, Trần Huy Bích 
Đầu tháng 9 vừa qua tôi nhận được email của anh Phạm Phú Minh, trong đó anh viết: “Ngày 28/9 sắp tới là ngày giỗ đầu của anh Võ Phiến, tôi có ý định làm một số tưởng niệm trên Diễn Đàn Thế Kỷ vào ngày 25/9. Muốn xin anh một bài về Võ Phiến để đăng trong số đó. Cám ơn anh Thiết”.
Biết tôi là chỗ thân tình với anh Võ Phiến từ rất lâu, ngay từ thủa chúng tôi còn ở VN trước năm 1975, nên tôi đoán là anh Minh muốn tôi viềt về những kỷ niệm mà tôi có với anh Võ Phiến, và bài viết có nội dung như thế hẳn sẽ thích hợp với số báo tưởng niệm anh.
Tuy nhiên vào năm 2003 tôi có viết một hồi ký tựa đề “Mưa đêm cuối năm”, trong đó tôi viết về mối giao tình giữa anh Võ Phiến và tôi, cùng rất nhiều kỷ niệm giữa hai người, bài này tôi có in trong cuốn sách “Nhất Linh Cha Tôi” ấn hành năm 2006.

Liễu Trương: VÕ PHIẾN VÀ TÂM TRẠNG KẺ LƯU ĐÀY

Liễu Trương
Sống ở Pháp từ năm 1963.
Tiến sĩ Văn học đối chiếu, Đại học Paris III, Sorbonne Nouvelle.

Đã xuất bản
Les canons tonnent la nuit
Bản dịch truyện Đêm nghe tiếng đại bác của Nhã Ca
Nxb Philippe Picquier, Pháp, 1997

Một cuộc đi chơi ở đồng quê
Bản dịch 16 truyện ngắn của Guy de Maupassant
Nxb Đà Nẵng, 2007
Tiếp cận văn học Pháp
Nxb Văn Học, Hà Nội, 2007
Phân tâm học và Phê bình Văn học
Nxb Phụ Nữ, Hà Nội, 2011

Sau biến cố tháng 4, 1975, đông đảo người Việt Nam đột ngột rời xa quê hương để tìm đến một bến bờ tự do. Cả một cuộc đời bỗng nhiên bị đảo lộn, nếp sống cũ bỗng nhiên tan biến. Kể từ nay trên đất khách, người Việt di tản phải tập sống với những người khác chủng tộc, khác văn hóa. Vấn đề thích nghi, hội nhập được đặt ra, và người di dân ý thức rằng lìa cuống rún là cả một sự đau đớn. Thích nghi về vật chất như ăn uống, đổi nghề nghiệp, đổi lối sống, v.v… những điều này đều có thể làm được, nhưng thích nghi về tinh thần thì sao? Tâm hồn vẫn còn mang nặng hình ảnh quê hương, vẫn còn quyến luyến với những truyền thống, tập quán xưa, vẫn còn tha thiết với cái không gian đã bị tước đoạt một cách tức tưởi.

Phạm Thị Hoài: Ngày Về

“Chúng ta đang sống trong một hoàn cảnh thật khốn nạn. Sau hàng thế kỉ ngoại thuộc, sau ba chục năm trời nhiễu nhương, nay nước nhà được thanh bình, dân tộc bắt tay xây dựng đất nước, thì chúng ta lại bỏ xứ ra đi, chúng ta lại vắng mặt, lại đứng ngoài vòng.”
“Không về được, chúng ta tự thấy sống một đời vô duyên, lãng xẹt. Cần thì chưa chắc tổ quốc đã cần đến mình; chưa chắc mình sẽ có một đóng góp nào đáng kể. Những kẻ có ý thức cao nhất về mình cũng không bao giờ dám tự nhận mình là cả một cần thiết cho quốc gia. Tuy nhiên, nghĩ rằng ở cái xứ nghèo khó nhỏ bé của mình đồng bào đang rầm rập xây dựng mà mình không được dự phần vào, tự dưng có một cảm tưởng tưng hửng, dần dần ngấm thành một đau đớn.”
“Lòng chúng ta lúc nào cũng tha thiết với quê hương, nhưng quê hương lại không còn như xưa. Cho nên chúng ta lâm cảnh bẽ bàng.”

hoàng xuân sơn: làm thơ. nhớ ông Võ

thân xác
một người rành rọt xác thân

hít vào một bấc khí thũng
thân lây lan rợn bốn bề
chiếc sừng tù và
hòn đê nở trắng
mù phương sinh giạt
nằm từng khi co giật
mây rừng
ngần ngật cơn rung
hối hả

MỘT BỨC TRANH GHÉP HÌNH CỦA TRÙNG DƯƠNG


Tết năm Kỷ Sửu 2009, một số bạn bè đã đến nhà anh chị Võ Phiến để chúc Tết anh chị. Hôm ấy nhà văn Trùng Dương đã ghi lại nhiều hình ảnh của buổi họp mặt, ngoài anh chị Võ Phiến còn có: anh chị Đỗ Quý Toàn, anh chị Nguyễn Tường Thiết (từ Seattle), chị Trần Mộng Tú (Seattle), chị Đỗ Ngọc Yến, chị Bùi Bích Hà, chị Trùng Dương, và các anh Đỗ Việt Anh, Phạm Phú Minh.
Nhà văn Trùng Dương sau đó đã thực hiện một bức tranh ghép hình (collage) rất sinh động với bài thơ Tết “Mộc Mạc Tình Quê” của Võ Phiến. Một kỷ niệm đẹp. 

Trần văn Nam: Nhà văn thích xuề xòa mà viết tinh tế



Trong một cuộc phỏng vấn mới đây trên đài truyền hình “Little Saigon” vào tháng 6 năm 1998, nhà văn Võ Phiến so sánh mình với nhà văn Mai Thảo, một bên là gốc gác thôn quê, một bên là nhà văn của thành thị. Và ông tự nhận đã chịu ảnh hưởng và tiếp thu cái đẹp của văn nói từ các nhà văn miền Nam như Lê Xuyên, Vương Hồng Sển và mới đây là Nguyễn Văn Trấn. Ông muốn viết sao cho giản dị tự nhiên như nói chuyện, truyền thống khởi xướng từ Nguyễn Đình Chiểu, Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Hô Biểu Chánh. Quan điểm này của ông không mấy khác với những bài báo ông viết cách nay độ ba mươi năm mỉa mai “văn chương hôm nay” của nhóm Sáng Tạo và “văn học viễn mơ” của văn chương bên lề cuộc chiến. (Xin đọc bài Đăng Tiến viết về thi tập “Thơ Thẩn”.)

Đỗ Hồng Ngọc: "Một cốt cách ở đời"


(Vài cảm nghĩ khi đọc Cuối Cùng của Võ Phiến, NXB Thế kỷ 21, 2009)


Cuối Cùng của Võ Phiến là sự Mộc Mạc.
Suốt một đời người đeo đẳng văn chương chữ nghĩa, chẻ sợi tóc làm tư, lặn lội vào những nẻo u uẩn ngóc ngách của lòng người, bỗng dưng cuối cùng hiện ra trước mắt một vầng sáng: Mộc Mạc.
Phải, Mộc Mạc. Đó là tựa của một bài Thơ đặt ở trang cuối cùng của cuốn Cuối Cùng, như một khép lại: Những hẹn hò từ nay khép lại. Thân nhẹ nhàng như mây… Chút nắng vàng giờ đây cũng vội… (Trịnh Công Sơn). Với tôi, Cuối Cùng là bài thơ, một bài thơ Thiền. Nhiều người tưởng Võ Phiến là một nhà văn, hóa ra ông là một nhà thơ. Đọc kỹ đi rồi thấy. Có người mắt tinh đời sớm nhận ra điều đó: “Võ Phiến là thi sĩ. Mà là thi sĩ của trần gian nữa. Dù có khi anh viết bằng văn xuôi”. (Đặng Tiến).

Đàm luận giữa Võ Phiến và Nguyễn Xuân Hoàng: họp tan, tan họp

NGUYỄN XUÂN HOÀNG (N.X.H.): Kỳ trước nói xấu ti-vi đã đời, kỳ này chúng ta nói về cái gì nhỉ?
VÕ PHIẾN (V.P.): Về những chuyện ông Quayle viết chính tả, chuyện ông Đỗ Quí Toàn lấn đất giành dân v.v... Được không?
N.X.H.: Ủa, Đỗ Quí Toàn hiền khô, ngày ngày ngồi thiền ở làng Cây Phong; ổng lấn đất giành dân hồi nào? ai loan tin đồn nhảm vậy cà?
V.P.: Không có gì để la hoảng lên như thế. Ổng muốn dạy con nên người Việt, tốt thôi. Ổng dặn con đừng mở ti-vi trong giờ ăn. Giờ ăn thì “mời anh ti-vi đi chỗ khác chơi”, kẻo mất cha mất mẹ. Mở ti-vi lên, trẻ con bị cuốn hút vào đám nhân vật nhốn nháo trên màn ảnh, còn mắt đâu trông thấy cha mẹ ngồi cạnh bên mình nữa? (Và các bậc cha mẹ e cũng có khi bị cuốn luôn vào ti-vi, mà quên mất con.) Cha mẹ muốn giữ con cái, con cái muốn giữ lấy cha mẹ, thì phải tranh nhau với kẻ cướp, là cái ti-vi. Gian nan đa. Một cuộc thăm dò năm 1991 cho biết nửa số người Mỹ xem ti-vi vào bữa ăn chiều. Bên ti-vi chiếm một nửa, bên ông Đỗ chiếm một nửa: Hiện thời đôi bên tạm ngừng lại ở bờ sông Bến Hải. Không khéo lấn e có ngày bị đẩy xuống tận mũi Cà Mau, rồi di tản luôn; ai nỡ trách ông Đỗ hung hăng trong sự giành lấn?

Võ Phiến: Thơ Dịch

— Bạn nghĩ thế nào về thơ dịch?
— Tôi nghĩ: Thơ dịch không phải là thơ, dịch thơ không phải là dịch.
— Thế à?
— Thế.
— Nghĩ thế không nghĩ còn hơn. Nhảm quá.
— Thế à?
— Thế. Thơ dịch đang đóng vai trò quan trọng trong sinh hoạt văn học quốc tế. Bạn xem: Ngày nay trên các tạp chí văn học nước nào mà thỉnh thoảng không giới thiệu sáng tác nước ngoài qua thơ văn phiên dịch?

Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2016

Ngô Nhân Dụng: Lớp Lãnh đạo Ma dzê

 Các quan tòa đang tự đóng đinh lên trán. Trong một phiên tòa khác, tòa án chỉ xử một bị can là Vũ Văn Bình 10 năm tù, về tội giết anh Đỗ Đăng Dư, mà không hỏi đến các nhân viên điều khiển trại giam; trong khi gia đình nạn nhân và các luật sư đều khiếu nại vì những thương tích của anh Dư nặng nề hơn, một mình Bình không thể phạm tội được. Lời khiếu nại về việc bắt giam trái phép em Đỗ Đăng Dư cũng không được ai nghe. Trang facebook của luật sư Lê Văn Luân nói tòa án Việt Nam xử theo “Luật rừng” và “Tư pháp Việt Nam là một trò hề!”

Trịnh Cung: GENTLE WAVES CỦA TRANG LÊ


Một tác phẩm sơn dầu trên canvas của Trang Le trong triển lãm tại gallery Ruth Bachofner.
Hôm 10 tháng 9-2016, vào 4h chiều, tôi và eL cùng cháu Bách từ OC đến Santa Monica để xem triển lãm tranh của nữ hoạ sĩ Trang Lê.
Lâu lắm rồi tôi mới trở lại khu nghệ thuật Bergamot Station Arts Center, đã hơn 15 năm.

Thụy Khuê: Phê bình văn học thế kỷ XX: Chương 12: Jean- Paul Sartre (1905-1980) - (Bài 3): Văn chương là gì?

Câu hỏi Tại sao viết? Là nội dung của chương hai cuốn Văn chương là gì?
Câu hỏi này sẽ được Sartre trả lời trên nhiều tầng:
Lý do sáng tạo
Để trả lời câu hỏi: lý do nào khiến con người sáng tác? Sartre dựa trên khả năng vén màn (dévoiler) của con người. Vén màn là mở màn ra hay lấy khăn phủ trùm sự vật đi, để cho hữu thể hiện ra trước mắt. Sartre dùng chữ être để chỉ hữu thể, cả người, lẫn vật. Người và vật đều là hữu thể, nhưng người khác vật vì có ý thức, vì vậy ông gọi người là hữu thể tự quy (être pour-soi), và vật là hữu thể tự tại (être en-soi) để phân biệt người với thế giới. Chỉ người mới có khả năng vén màn cho thấy thế giới. Sartre giải thích:
 "Mỗi nhận thức (perception) của ta đều đi kèm với ý thức (conscience) rằng thực tại con người là "vén màn được" (dévoilante), nghiã là nhờ con người mà "có" hữu thể (être), hay con người là trung gian để cho những hữu thể (les choses) biểu lộ ra: chính sự hiện diện của ta trên thế giới đã làm gia tăng những quan hệ, chính ta liên lạc cái cây này với góc trời kia, nhờ ta mà mảnh trăng, dòng sông tối, vì sao chết đã hàng ngàn năm, được hiện ra trong sự nhất quán của một khung cảnh; chính vận tốc xe hơi, vận tốc máy bay của ta đã nối liền những lục địa; nhờ mỗi hành vi của chúng ta, mà thế gíới có một bộ mặt khác. Nhưng nếu ta biết rằng ta là những máy dò hữu thể, ta cũng lại biết rằng ta không làm ra hữu thể. Phong cảnh kia, nếu ta quay lưng đi, nó sẽ rơi vào bất động, không nhân chứng, trong sự bí mật thường trực của nó. Bất động thôi, chứ chẳng ai điên mà tin rằng nó sẽ bị huỷ diệt, chỉ có ta bị huỷ diệt và trái đất ở trong trạng thái ngủ quên cho đến khi có một ý thức khác đến đánh thức dậy. Vậy, ở niềm tin nội tại là ta có thể vén màn được, còn phải thêm vào điểm này: ta không chủ yếu (inessentiel) đối với sự vật mà ta vén màn.

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến - Chuyện Ông Đinh Thế Huynh & Bà Trần Thị Thảo

Phần lớn những vị lãnh đạo của ĐCSVN đều rất quan tâm đến việc trồng trọt và chăn nuôi. Trồng cây gì hay nuôi con gì là hai câu hỏi đầu môi của họ.
Tôi nhớ, vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước, khi tổng bí thư (TBT) Lê Duẩn vô thăm tỉnh Tiền Giang. Ban thường vụ tỉnh ủy lúc đó đứng đầu là bí thư tỉnh ủy Chín Hải (tức Lê Văn Phẩm), và chủ tịch tỉnh Sáu Bình (Nguyễn Công Bình) dẫn TBT Lê Duẩn vô thăm vùng Đồng Tháp Mười thuộc địa phận Tiền Giang (90.000 ha). Đứng trước cánh đồng bao la bát ngát của vùng Đồng Tháp Mười, TBT Lê Duẩn chỉ tay về cánh đồng trước mặt, hỏi:
     – Trồng những cây gì thế kia?
Bí thư tỉnh ủy Chín Hải lễ phép trả lời:
     – Thưa tổng bí thư, đó là rừng tràm ạ. Bỗng mọi người sửng sốt khi nghe TBT quát:
     – Ngu! Ngu! Sao không trồng lúa!!!
Trước cơn giận dữ của TBT vì sao tỉnh lại không trồng lúa ở Đồng Tháp Mười mà lại trồng tràm… thì mọi người chỉ còn biết chết lặng mà thôi. Ai dám cãi lại? Ai dám cả gan giải thích cho đồng chí TBT rằng, đất Đồng Tháp Mười là đất phèn nặng, chỉ trồng tràm là hợp nhất mà thôi. Từ lúc TBT quát tháo như thế, không khí của đoàn trầm lặng. Hầu như không ai nói gì cả. (Lê Phú Khải. Lời Ai Điếu, Westminster, CA: Người Việt, 2016).

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016

Bauxite Việt Nam: Một phiên xử tự đóng đinh lên trán


Một phiên tòa phúc thẩm mà dân chúng, không ai bảo ai gần như đều biết tỏng bản án sẽ được tuyên, ngay từ trước khi khai cuộc. Cả hai bị cáo, Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh vẫn nhận 5 năm tù giam, và chị Nguyễn Thị Minh Thúy 3 năm, đúng y như án sơ thẩm. Đúng là lãng xẹt, như mọi cái CS vẫn làm trong suốt mấy thập niên họ cai trị. Và cũng lãng xẹt như mọi điều CS vẫn nói thời gian gần đây – trước kia CS nói thì nhiều người còn tin, còn dỏng tai lên nghe; nhiều người còn chạy tới, còn xúm lại xem cho biết; nhưng mỗi ngày người nghe lại bớt đi một ít, người ta lảng ra dần; sau cùng thì đành mặc, kẻ nói cứ ra rả nói, đoàn người rảo bước cứ tiếp tục hành tiến trên đường.

Sao Băng: Cơ Trời dâu bể và sự thịnh, suy của Thủ tướng Phúc

Cựu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, trong một bài viết cho 71 năm Quốc khánh, đau khổ với dự cảm  chính trường Việt sắp vào cuộc dâu bể đa đoan. Trong khi người kế nhiệm, Trần Đại Quang, mỡ màng béo tốt với cái cổ lút vào cằm…
Chính trường Việt loạn từ thượng tầng đến hạ tầng và cuộc khủng hoảng này đang trở nên nghiêm trọng nhất từ trước đến nay khi nó diễn ra một cách khá “bài bản” từ gốc đến ngọn. Tràn lan các cuộc đấu tố trong Đảng bắt đầu từ Bí thư các tỉnh, thành.
7 phát súng nổ ở Yên Bái, cả họ làm quan ở Hà Giang, tận tâm tận lực vơ vét tài sản ở Thanh Hóa…Và như cách Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thường nói, “tha hóa đến thế là cùng chứ còn đến thế nào”.

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến - Ngoài Một Tờ Đơn


Tượng đài "bác" chỉ ngàn tư tỷ
Xác dân lành bó chiếu chạy rông
Những tấm hình ngang tầm thế kỷ
"Thời đại Hồ Chí Minh rực rỡ" - điên khùng. - JB Nguyễn Hữu Vinh

Tui hay viết lăng nhăng đủ chuyện nhưng riêng chuyện tình yêu đôi lứa, hay tình cảm lứa đôi thì chưa. Lý do – giản dị – vì không ai chịu yêu tui hết trơn, hết trọi. Tui cũng chả yêu ai cả. Yêu thầm, yêu trộm, yêu lén, yêu mình ên (nghĩa là yêu một chiều, yêu đơn phương, đơn tuyến) cũng miễn có luôn. 

Nói tóm lại, và nói cách khác, và nói theo ngôn ngữ đương đại là tôi chưa từng trải nghiệm tình trường nên không đủ tư cách để mà chọc bút vô cái lãnh vực bao la (và mù mịt) mà mình hoàn toàn mù tịt.

Tui cũng hay đọc lung tung đủ thứ nhưng loại thơ văn lãng mạn thì không. Lý do, vẫn giản dị thôi, tôi không cách nào hiểu nổi lý lẽ của một kẻ đang yêu. Có lần, tôi nghe ông Trần Ninh Hồ ngâm nga như vậy đây: 

Có gì đâu một lá thư
Giấy như giấy trắng, mực như mực thường
Cũng chưa một chữ rằng thương 
Mà tôi đọc cả đêm trường sang mai
Không nhớ nữa ngắn hay dài
Hình như tôi đọc cả ngoài trang thư.

Bùi Tín: Sau trò 'đổi cột' đến trò 'ú tim' giữa triều đình

Các đại biểu tham dự phiên khai mạc kỳ họp 
thứ 11 Quốc hội khóa XIII ở Việt Nam. (Ảnh tư liệu)

Ai bảo là triều đình cộng sản ở Hà Nội nhàm chán. Biết bao ảnh các phóng viên trong và ngoài nước chụp các ông bà nghị, các đồng chí ủy viên Bộ Chính trị và Ban chấp hành TƯ… hàng chục người cùng lim dim đôi mắt, có khi như ngủ say, lại có khi còn như ngáy khò khò giữa các phiên họp đang sôi nổi. Cảnh hồn nhiên sinh động hiếm thấy nơi khác.
Vì về Hội trường Ba Đình họp có nghĩa là ăn ngon, tẩm bổ đầy, bia rượu kín đáo mà tràn đầy, còn đủ loại du hý giữa thủ đô, đêm ngắn cẳng dài, ngủ say ban ngày là phải lẽ. Có những buổi bỏ phiếu quan trọng, vắng đại biểu đến vài chục mống. Cho nên các đại biểu rong chơi nhờ nhau bấm nút bầu giúp mình, và Chủ tịch luôn nhắc nhở quý vị đi họp đúng giờ, tỉnh táo, chớ có vắng mặt tùy tiện, chớ có ngủ gật, vào ảnh khó coi.

Võ Thị Hảo: Xử phúc thẩm Anh Ba Sàm: Làm gì để không là “phiên tòa đen"?


Kể từ ngày người chồng là Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh(NHV) và trợ lý của anh là bà Nguyễn Thị Minh Thúy bị giam giữ và kết án oan ức đến nay, vợ anh, bà Lê Thị Minh Hà (LTMH) đã trưởng thành lên nhiều và nới rộng giới hạn cuộc đời mình.
Chị đã đi qua ranh giới nhận thức của một sĩ quan công an được chính thể cộng sản đào tạo với mục trở thành con người - công cụ mù quáng.
LTMH và NHV đều theo nghề công an. Đó là những người như được thể chế cộng sản sinh ra lần thứ hai sau những trường lớp đào tạo đặc biệt. Họ được ấn định sinh ra chỉ để sống cuộc sống là công cụ thực hiện ý muốn cùng quyền lợi của nhà cầm quyền độc tài. Trên con đường đó,những máu nước mắt và tiếng rên xiết của người dân thấp cổ bé họng không dễ vọng tới tai họ.

RFI: Quan hệ Việt-Trung : Sách lược cân bằng đầy tế nhị của Hà Nội

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc 
và đồng nhiệm Trung Quốc Lý Khắc Cường, Bắc Kinh, 12/09/2016.
REUTERS/Lintao Zhang

Ngày 10/09/2016, lần đầu tiên kể từ khi được bầu làm thủ tướng Việt Nam trong kỳ họp thứ nhất Quốc Hội khóa 14 hồi tháng Sáu, ông Nguyễn Xuân Phúc đã có chuyến công du chính thức Trung Quốc. Tháp tùng thủ tướng Phúc là 12 quan chức thuộc các bộ ngành khác nhau.
Theo nhận định của nhà nghiên cứu Nicholas Chapman (Đại học Quốc tế Nhật Bản), trên báo mạng The Diplomat ngày 16/09/2016, chuyến đi này cho thấy ưu tiên và tầm quan trọng của mối bang giao của Việt Nam với nước láng giềng phương bắc, và cũng là đồng minh truyền thống.

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2016

Khánh An/VOA: Vì sao Tổng bí thư vào Đảng ủy Công an Trung ương?

Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hôm 21/9 đã quyết định tham gia vào Đảng ủy Công an Trung ương. Sự kiện lần đầu tiên một Tổng bí thư Đảng Cộng sản chính thức trở thành “công an”, theo nhà bình luận, TS. Phạm Chí Dũng, đã đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến việc chấn chỉnh nội bộ đảng trong thời gian gần đây.

Thông Tấn Xã Việt Nam đưa tin 3 nhân vật trong “tứ trụ” lãnh đạo Việt Nam, gồm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, vừa được chỉ định vào Đảng ủy và Ban thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương trong buổi lễ công bố Quyết định của Bộ Chính trị khóa XII, nhiệm kỳ 2015 – 2020.

Nguyên Lam & Nguyễn-Xuân Nghĩa/RFA: Những chỉ dấu khủng hoảng trước mắt

Ảnh minh họa chụp tại Qingdao, Shandong, Trung Quốc hôm 9/8/2016. 
Thế giới đang có quá nhiều chỉ dấu bất ổn, trong đó là nguy cơ khủng hoảng tài chính sắp tới tại Trung Quốc. Diễn đàn Kinh tế sẽ cùng chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa tìm hiểu xem người ta đã thấy những gì mà có kết luận u ám này…
Kinh tế Trung Quốc và Âu Châu đáng ngại nhất
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á châu Tự do cùng Nguyên Lam xin kính chào kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, trong mấy ngày qua, các thị trường tài chính đều chờ đợi xem Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ quyết định thế nào về lãi suất trong hai ngày họp định kỳ vào Thứ Ba và Thứ Tư của một ủy ban chuyên môn về chính sách tiền tệ và tín dụng. Nhưng trong khi đó, thế giới bên ngoài lại có nhiều dấu hiệu đáng ngại hơn là một vụ tăng lãi suất tại Mỹ. Nguyên Lam xin đề nghị ông trình bày cho bức tranh toàn cảnh về các dấu hiệu đáng ngại này.

Nguyễn Hoa Lư: Hai bài viết của Nguyễn Hoa Lư về Ba Sàm


1. Ba Sàm Luận

1. Mở đầu
Ba Sàm luận viết về người khai sinh blog-nhật báo Ba Sàm nổi tiếng, người vẫn tự xưng danh trong giới giang hồ là Ba Sàm (BS). Tác giả bài luận này không có ý định ngông cuồng muốn thay đổi thế giới như khi Marx viết Tư bản luận, cũng không muốn bắt chước cách viết “hiểu được chết liền” của Marx vĩ đại (Hóa ra trên trần gian này, số người hiểu Marx là vô cùng ít ỏi. Vậy nên ở xứ kia, có ông nọ trước khi mất trối rằng sang thế giới bên kia ông sẽ tìm gặp bằng được Marx. Ông không nhắc gì đến chuyện về với tổ tiên ông bà, chắc là muốn hỏi thêm những điều khúc mắc trong bộ Tư bản luận).
Hơn 150 năm nay, các vấn đề đặt ra trong Tư bản luận, thế giới không ngừng tranh cãi nhau muốn bể đầu sứt trán thậm chí có nơi có lúc máu chảy đầu rơi cũng vì nó.

Lan Phương/BBC Tiếng Việt: Mạng xã hội VN rọi đèn hai bí thư Đảng

Ông Trịnh Văn Chiến, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa
Phản ứng của các bí thư Hà Giang, Thanh Hóa trước thông tin trên mạng xã hội được nhà hoạt động và các trí thức đánh giá là “rất nhanh” và “đáng mừng”.
Cuối tuần qua mạng xã hội ở Việt Nam lan truyền thông tin bí thư Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến có con riêng và cung cấp tài sản “nhiều chục tỉ đồng” cho một viên chức sở xây dựng Thanh Hóa.
Đồng thời, cư dân mạng cũng chia sẻ cáo buộc rằng tám người thân của Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh giữ vị trí chủ chốt trong các cơ quan của tỉnh.
Rất nhanh sau đó, cả ông bí thư Thanh Hóa và Hà Giang đều có trả lời trên báo chí tại Việt Nam về sự việc liên quan đến họ.

Phạm Chí Dũng: Bán, bán nữa cho đến lúc chẳng còn gì để bán

Cùng trong tháng 8/2016, hai thông tin kinh tế hoàn toàn “phản nghịch” nhau là Ngân hàng nhà nước báo cáo về quỹ dự trữ ngoại hối tăng thêm 10 tỷ USD - tức đến 40 tỷ đôla, trong lúc Chính phủ buộc phải bán “12 ông lớn” để thu về khoảng 7 tỷ đôla nhằm trám vào vực thẳm hun hút của ngân sách quốc gia.
Thủ tướng Phúc vẫn phận sự ‘cấp phó’
Một nghịch lý từ nạn “cha chung không ai khóc” cho đến cảnh bùng nổ bán tống bán tháo. Trước đây vài chục năm, quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước diễn ra vô cùng ậm ạch với đủ thứ lý do được nại ra, trong đó một nguyên do rất khó nói là đảng không muốn tự làm mất đi “vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh”, còn nhiều quan chức giám đốc doanh nghiệp nhà nước cũng chẳng muốn phải chia chác quyền lực điều hành và lợi ích với các nhóm kinh tế tư nhân.

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2016

Ðã phát hành "Tưởng Niệm Nhà Báo Như Phong Lê Văn Tiến".


...
Và cũng để thấy một Như Phong mang rất nhiều căn cước: một nhà báo, một nhà văn, một nhà hoạt động cách mạng, một mưu sĩ mang dấp dáng “một phù thủy chính trị,” dù với căn cước nào thì vẫn có một mẫu số chung là lòng yêu nước bền bỉ của Như Phong, từ tuổi thanh xuân cho tới cuối đời. Anh là chất men và cũng là niềm cảm hứng cho nhiều thế hệ.
Có thể tìm mua sách qua www.nguoivietshop.com,
 www.amazon.com và các nhà sách.
Nxb Việt Ecology Press và Người Việt Books

Ngô Nhân Dụng: Người chết đánh thức lương tâm người sống


Một tờ báo có nên đăng những bức hình chụp cảnh chiếc xe gắn máy chở thi hài một người bó chiếu đi trên đường phố tỉnh Sơn La hay không. Đây là một quyết định quan trọng. Trong làng báo ở các nước văn minh, người ta vẫn giữ một tập tục rất quý, là không đăng hình xác người đã chết. Vì lòng kính trọng.
Người ta tránh đăng hình xác chết nếu thấy bức hình không thật sự rất cần thiết đối với nội dung bản tin. Hội các nhà báo nhiếp ảnh ở Mỹ (NPPA) ghi trong bản quy ước đạo đức nghề nghiệp rằng: “Phải kính trọng các đối tượng. Đặc biệt, các đối tượng thuộc lớp người yếu thế phải tôn trọng nhiều hơn. Ngoài ra phải chứng tỏ lòng từ bi đối với những nạn nhân trong các vụ phạm tội hoặc các thảm kịch.”

Mặc Lâm/RFA: Tại sao phải nói không với thiết bị Trung Quốc?

Đại hội cổ đông bất thường của Tập đoàn Tôn Hoa sen hôm 6/9/2016 
Trong Đại hội cổ đông bất thường của Tập đoàn Tôn Hoa sen Group ông Lê Phước Vũ Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn này đã khẳng định là sẽ mua thiết bị của Trung Quốc để lắp đặt cho nhà máy Thép tại Cà Ná Ninh thuận với lý do Trung Quốc hiện có quá nhiều, quá rẻ về vật liệu cơ bản để chế tạo thiết bị.
Không nên có một Formosa thứ hai
Mặc Lâm phỏng vấn bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế, nguyên Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam để biết thêm về quan điểm của bà đối với thiết bị mua từ Trung Quốc. Trước tiên bà cho biết:
Phạm Chi Lan: Tôi không nghi ngờ là Trung Quốc có những thiết bị tốt làm cho chính nước họ, làm ra những sản phẩm tốt cạnh tranh toàn cầu hoặc là họ có thể bán sang các nước khác có sự giám sát khắt khe hơn.