Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2016
Trần Gia Phụng: Thi Sĩ Nguyễn Du Qua Ải Nam Quan
Năm 1813 (quý dậu), Nguyễn Du (1765-1820) vừa được phong hàm Cần chánh điện học sĩ, (1) vâng lệnh vua Gia Long (trị vì 1802-1819), làm chánh sứ sang nhà Thanh (Trung Hoa). Trên đường đi sứ, ông sáng tác nhiều bài thơ chữ Nho và sau tập hợp lại thành sách Bắc hành tạp lục.
Bắc hành tạp lục gồm 110
đề mục, và vì có nhiều đề mục thi sĩ
Nguyễn Du sáng tác hai bài thơ, nên có tất cả 120 bài thơ chữ Nho, trong
đó có hai bài Nguyễn Du viết về tâm sự của mình khi tiến qua ải Nam Quan để vào
đất Trung Hoa. Đó là bài “Nam Quan đạo
trung” và “Trấn Nam Quan.”
NAM
QUAN ĐẠO TRUNG
“Ngọc thư phủng há ngũ vân đoan,
Vạn lý đan xa độ Hán quan.
Nhất lộ giai lai duy bạch phát,
Nhị tuần sở kiến đãn thanh san.
Quân ân tự hải hào vô báo,
Xuân vũ như cao cốt tự hàn.
Vương đạo đãng bình hưu vấn tấn,
Minh Giang bắc thướng thị Trường An.”(2)
“Ngọc thư phủng há ngũ vân đoan,
Vạn lý đan xa độ Hán quan.
Nhất lộ giai lai duy bạch phát,
Nhị tuần sở kiến đãn thanh san.
Quân ân tự hải hào vô báo,
Xuân vũ như cao cốt tự hàn.
Vương đạo đãng bình hưu vấn tấn,
Minh Giang bắc thướng thị Trường An.”(2)
Dịch
nghĩa:
GIỮA ĐƯỜNG
NAM QUAN
"Thư ngọc [cuả vua] giao xuống từ năm sắc mây,
"Thư ngọc [cuả vua] giao xuống từ năm sắc mây,
Muôn dặm
xe đơn côi đi ngang qua cửa người Hán.
Suốt đường
cùng tới chỉ có mái tóc bạc,
Trong 20
ngày [3] cái nhìn thấy chỉ núi xanh.
Ơn vua
như biển chẳng báo đáp được bao nhiêu,
Mưa xuân
bám chặt buốt vào xương.
Đường
vua thênh thênh chớ thắc mắc, [4]
Sông
Minh đi lên phía bắc là Trường An.” [5]
TRẤN NAM
QUAN
“Lý Trần
cựu sự yểu nan tầm,
Tam bách
niên lai trực đáo câm (kim).
Lưỡng quốc
bình phân cô lũy diện,
Nhất
quan hùng trấn vạn sơn tâm.
Điạ
thiên mỗi vị truyền văn ngộ,
Thiên cận
tài tri giáng trạch thâm..
Đế khuyết
hồi đầu bích vân biểu,
Quân thiều
nhĩ bạn hữu dư âm.” (6)
Dịch
nghĩa:
TRẤN NAM
QUAN
“Việc cũ
đời Lý, Trần xa xôi mờ mịt khó tìm,
Suốt từ
ba trăm năm thẳng tới bây giờ.
Hai nước
[Việt Hoa] chia đều từ mặt luỹ lẻ loi,
Một cửa ải
oai hùng trấn đóng giữa lòng muôn núi.
Đất xa
xôi thường nghe lời đồn sai,
Gần trời
mới biết ơn mưa móc cao dày.
Cửa khuyết
ngoái đầu ngoài mây biếc,
Nhạc vua
bên tai còn nghe văng vẳng.”
Cả hai bài thơ trên cho thấy lúc đó
Nam Quan rất hoang vắng, “Nhất lộ giai
lai duy bạch phát,/ Nhị tuần sở kiến đãn thanh san.” (Suốt đường cùng tới chỉ có mái tóc bạc,/
Trong 20 ngày cái nhìn thấy chỉ núi xanh.)
Chính nơi chốn hoang vắng đó “Nhất
quan hùng trấn vạn sơn tâm” (Một cửa
ải oai hùng trấn đóng giữa lòng muôn núi); và từ sau thời Lý Trần cho đến
lúc Nguyễn Du đi sứ, trong hơn 300 năm: “Lý
Trần cựu sự yểu nan tầm,/Tam bách niên lai trực đáo câm (Việc cũ đời Lý, Trần xa xôi mờ mịt khó tìm,/
Suồt từ ba trăm năm thẳng tới bây giờ), hai nước Việt Hoa đã chia đều mặt
ải nầy, “Lưỡng quốc bình phân cô luỹ diện”
(Hai nước [Việt Hoa] chia đều từ mặt luỹ lẻ loi).
Hai bài thơ nầy
mô tả tâm trạng cuả Nguyễn Du trên bước đường đi sứ, nói lên nỗi lòng trung
quân ái quốc cuả ông, “Quân ân tự hải hào
vô báo,/ Xuân vũ như cao cốt tự hàn./ Vương đạo đãng bình hưu vấn tấn,/ Minh
Giang bắc thướng thị Trường An.” (Ơn
vua như biển chẳng báo đáp được bao nhiêu,/ Mưa xuân bám chặt buốt vào xương./
Đường vua thênh thênh chớ thắc mắc,/
Sông Minh đi lên phía bắc là Trường An.”
Hoặc “Điạ thiên mỗi vị truyền văn
ngộ,/Thiên cận tài tri giáng trạch thâm../Đế khuyết hồi đầu bích vân biểu,/
Quân thiều nhĩ bạn hữu dư âm.” (Đất
xa xôi thường nghe lời đồn sai,/ Gần trời mới biết ơn mưa móc cao dày./ Cửa
khuyết ngoái đầu ngoài mây biếc,/ Nhạc vua bên tai còn nghe văng vẳng.”
Đặc biệt, trong
lúc cảm tác, thi sĩ Nguyễn Du nắm rất vững hoàn cảnh lịch sử nước nhà và cả
lịch sử chiếc ải bằng hai câu thơ mở đầu bài “Ải Nam Quan”: “Lý Trần cựu sự yểu nan tầm,/Tam bách niên
lai trực đáo câm (Việc cũ đời Lý,
Trần xa xôi mờ mịt khó tìm,/ Suốt từ ba trăm năm thẳng tới bây giờ).
Thực vậy, ải
Nam Quan nguyên có tên là ải Pha Lũy, được sử sách nói đến nhiều khi xảy ra
cuộc chia tay bi hùng giữa hai cha con Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trãi. Nguyên khi nhà Minh đem quân đánh nước ta và
bắt gia đình Hồ Quý Ly về Trung Hoa vào năm 1407, có một đại thần của Hồ Quý Ly
cũng bị bắt đem theo là Nguyễn Phi Khanh, phụ thân của Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi đã theo tiễn thân sinh của mình
lên tận ải Nam Quan. Chính tại đây,
Nguyễn Phi Khanh đã khuyên Nguyễn Trãi: “Con
yêu quý! chớ xuôi lòng mềm yếu/ Gác tình riêng, vỗ cánh trở về Nam!/ Con về
đi! Tận trung là tận hiếu/ Đem gươm mài
bóng nguyệt dưới khăn tang.” (Thơ Hoàng Cầm). Thế là Nguyễn Trãi lên đường trở về nam, thực
hiện những điều mà ông đã hứa với cha: “Gạt
nước mắt, con nguyện cùng thiên địa/ Một
ngày mai, con lấy lại sơn hà.”(Thơ Hoàng Cầm).
Trở lại với thi
sĩ Nguyễn Du, có thể trên đường đi sứ, khi ngang qua ải Nam Quan, nhà thơ đã đọc
kỹ và nắm vững nội dung bài văn bia của quan đốc trấn (đầu tỉnh) Lạng Sơn là
Nguyễn Trọng Đang đã lập vào năm 1785 (ất tỵ).
Tấm văn bia nầy được đặt ngay tại
cửa ải Nam Quan, có thể ngày nay không còn, nhưng may mắn được một nhà văn và
là một học giả nổi tiếng dưới thời vua Tự Đức (trị vì 1847-1883) ghi lại.
Nguyên sau khi
Nguyễn Du đi sứ 36 năm, vua Tự Đức đã cử ông Nguyễn Văn Siêu,(7) sang giao
thiệp với nhà Thanh (Trung Hoa) năm 1849.
Nguyễn Văn Siêu học bác uyên thâm, nghiên cứu rộng rãi. Tương truyền rằng vua Tự Đức đã sắp ông là
người đứng đầu trong bốn văn tài lỗi lạc nhất dưới triều đại mình: “Văn như Siêu Quát vô Tiền Hán,/ Thi đáo Tùng
Tuy thất thịnh Đường” (Văn chương mà
như cuả các ông Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát làm cho văn học đời Tiền Hán không
còn [làm khuông mẫu nữa],/ Thơ mà đến
mức cuả các vị Tùng Thiện Vương, Tuy Lý Vương làm cho thơ đời thịnh Đường mất
luôn giá trị.) (8)
Trên đường đi
sứ, ngang qua ải Nam Quan, Nguyễn Văn Siêu không cảm tác thành thơ như Nguyễn
Du, mà ghi lại toàn cảnh Nam Quan và bài văn bia của đốc trấn Nguyễn Trọng Đang
lưu lại đời sau trong quyển sách về điạ lý nổi tiếng cuả ông là Phương Đình dư điạ chí (có sách viết là Phương Đình địa loại chí). Phương
Đình dư địa chí được đề tựa vào năm 1865, gồm 5 quyển. Trong quyển thứ 5, mục viết về tỉnh Lạng Sơn,
Nguyễn Văn Siêu đề cập đến ải Nam Quan như sau:
“... ở địa phận hai xã Đồng Đăng và Bảo Lâm châu Văn Uyên, phía bắc giáp
điạ giới châu Bằng Tường tỉnh Quảng Tây Trung Quốc, hai bên tả hữu núi đá cao
ngất, ở giữa mở một cửa quan, có cánh cửa có khoá, chỉ khi có việc sứ mới mở,
tên là cửa Nam Quan (một tên là Đại Nam Quan, một tên là Trấn Di Quan, lại có
tên là Trấn Nam Quan. Sử ký chép: năm
thứ 8 niên hiệu Nguyên Hoà nhà Lê [1540],
(9) Mạc Đăng Dung cùng với bầy tôi là lũ
Nguyễn Như Quế qua cửa trấn Nam Quan, đến mạc phủ nhà Minh dâng biểu xin hàng,
cái tên Trấn Nam mới thấy từ đây.) Có
Ngưỡng Đức Đài, khi trước lợp cỏ, năm thứ 34, niên hiệu Cảnh Hưng quan Đốc trấn
là Nguyễn Trọng Đang sửa lại có văn bia như sau đây:
“Khi
nước ta có cả đất Ngũ lĩnh, cửa quan ở nơi nào không xét vào đâu được, sau nầy
thay đổi thế nào không rõ, gần đây lấy châu Văn Uyên, trấn Lạng Sơn làm cửa
quan, có đài gọi là Vọng Đức, không biết dựng từ năm nào, hình như mới có từ
khoảng niên hiệu Gia Tĩnh [9] nhà
Minh (ngang với khoảng niên hiệu Nguyên Hoà nhà Lê nước ta) [10] đài
không có quán, hai bên tả hữu lợp bằng cỏ, sửa chữa qua loa, vẫn theo cũ
vậy. Nhà Lê ta trung hưng đời thứ 14,
vua ta kỷ nguyên năm thứ 41 [1780],
là năm canh tý, ngang với năm thứ 44 niên hiệu Càn Long nhà Thanh, Đang tôi làm
giữ chức Đốc trấn qua 5 năm là năm giáp thìn [1784], sửa chữa lại, đổi dùng gạch ngói, đài mới có vẻ hoành tráng. Trước kia Đang tôi đi sứ về, được lĩnh trấn
nầy, tạ sứ trở về một lần, hạ sứ, cống sứ tiến quan hai lần, tôi thường phải
đón tiếp. Từ nghĩ nước ta, dùng lễ văn
thông với Trung Quốc, hiện nay đức Đại hoàng đế, sủng mạnh thường ban, ngoài
việc tuế cống sứ thần thời thường phụng mạng đi lại, nên sửa sang đài quán cao
rộng cho được xứng đáng với tình nghi, đem việc tâu về triều, đã được phê
chuẩn, mới ủy cho thập nhị hiệu phiên thuộc, tính toán tài liệu phí dụng, bắt
dân làm việc, có bốn dịch trưởng trông nom công việc, khởi công từ mùa hạ năm
giáp thìn [1784], đài cũ rồi, được
cao rộng mới từ đấy, việc làm phải theo với thời thế, không dám làm hơn người trước. Mùa đông năm ấy, Đang tôi được triệu về kinh,
sau nhân sứ sang Trung Quốc khánh hạ trở về, mùa xuân năm ất tỵ [1785], vâng mệnh đón tiếp, phó sứ Nguyễn Đường
Chi là cháu tôi vậy, đã may được vâng hưu mệnh, làm vinh dự cho cả chú và
cháu. Kịp đến cửa quan, thì đài cũng vừa
hoàn thành, các phiên thuộc xin đem công việc khắc vào bia đá, nên mới kể ngạnh
khái như trên. Sau nầy kẻ giữ đất và kẻ
đi sứ, sẽ có thể xem xét ở bia nầy vậy.
Chức
Đặc tiến kim tử vinh lộc Đại phu, Hàn lâm viện Thị giảng, tước Lạp Sơn Bá,
Nguyễn Trọng Đang, hiệu là Thanh Chương, tự là Chú Du ký tên.
Vua
ta kỷ nguyên năm thứ 46 [1785] là năm ất tỵ, mùa xuân, trước ngày vọng [ngày 15] ba
ngày.” (11)
Tuy không phải là nhà phân định biên
giới, nhưng do kinh nghiệm thực tế trong khi đi sứ, Nguyễn Du đã viết rõ, “Lưỡng quốc bình phân cô luỹ diện” (Hai nước [Việt Hoa] chia đều từ mặt luỹ lẻ loi), tức mặt ải Nam Quan chính là biên giới giữa hai nước Việt Nam và Trung Hoa.
Quan đốc trấn
Nguyễn Trọng Đang, sau khi mô tả cửa ải và các công trình kiến trúc do chính
ông đã đứng ra trông coi xây dựng tại đây, đã ghi lại một câu vàng đá trong tấm
bia lưu lại cho hậu thế đặt ở Nam Quan năm 1785: “Sau nầy kẻ giữ đất và kẻ đi sứ,
sẽ có thể xem xét ở bia nầy vậy.”
Dùng bia nầy để
xem xét, có nghĩa là bia nầy là chứng tích cho đời sau biết rằng cửa ải Nam
Quan chính là biên giới giữa hai nước Việt Hoa, và biên giới nầy đã đi vào lịch
sử dân tộc trước thời Nguyễn Trọng Đang khoảng 250 năm: “...Gần đây lấy châu Văn Uyên, trấn Lạng Sơn làm
cửa quan, có đài gọi là Vọng Đức, không biết dựng từ năm nào, hình như mới có
từ khoảng niên hiệu Gia Tĩnh nhà Minh (ngang với khoảng niên hiệu Nguyên Hoà
nhà Lê nước ta [1533-1548]. Trước thời Nguyễn Trọng Đang khoảng 250 năm
còn có nghĩa là từ khi ải được chính thức biết đến trong lịch sử cho đến nay
(2002) đã gần 500 năm nay.
Tiếc thay, tiếc
thay, mới chỉ hơn 200 năm sau Nguyễn Trọng Đang, những kẻ giữ đất và những kẻ đi
sứ Việt Nam vào cuối thế kỷ 20, (12) đã bỏ qua không cần xem xét tấm
bia đó nữa, đang tâm nhượng đứt vùng đất ải Nam Quan và các công trình kiến
trúc Việt Nam tại ải Nam Quan cho bắc phương.
Chẳng những
quên đi những lời vàng đá ghi khắc trên bia, chắc chắn những kẻ vô tâm nầy cũng
đã thủ tiêu luôn tấm bia Nguyễn Trọng Đang, như chính họ đã thủ tiêu lịch sử
tranh đấu gian lao để bảo vệ vùng đất thiêng liêng đó của tổ tiên dân tộc
Việt. Một câu ca dao phổ thông của người
Việt đã nhắc nhở rằng dù bia đá bị mòn đi hay bị mất đi, nhưng ngàn năm bia
miệng, vâng, “ngàn năm bia miệng vẫn còn
trơ trơ”....
TRẦN GIA PHỤNG
(Toronto, 16-4-2002)
CHÚ
THÍCH:
- Cần chánh điện học sĩ không phải là một chức quan, mà là một hàm tước, phong cho những người có công với triều đình. (Trần Thanh Tâm, Tìm hiểu quan chức nhà Nguyễn, Nxb. Thuận Hoá, 1996, tr. 71.)
- Bài thơ nầy trích từ mục “Bắc hành tạp lục (1813-1814)”, đăng trong Nguyễn Du toàn tập, do Mai Quốc Liên chủ biên, Nguyễn Quảng Tuân, Ngô Linh Ngọc, Lê Thu Yến hợp soạn, Nxb. Văn Học, Hà Nội, 1996, tr. 293.
- Ngày xưa chia 1 tháng thành 3 tuần: thượng tuần, trung và hạ tuần. Vì vậy nhị tuần là 20 ngày.
- Vương đạo: nghĩa đen là đường cuả vua, nghĩa bóng là đạo trị nước cuả vua hoặc đạo trị nước dựa trên nhân nghĩa.
- Trường An: chỉ kinh đô nhà Thanh ở Yên Kinh tức Bắc Kinh ngày nay.
- Nguyễn Du toàn tập, sđd. tr. 295.
- Nguyễn Văn Siêu (1799-1872), tự Tốn Ban, hiệu Phương Đình, người thôn Dũng Thọ, huyện Thọ Xương, tỉnh Hà Nội, đỗ cử nhân trường thi Thăng Long năm 1825, đỗ phó bảng tại kinh đô Huế năm 1838, làm quan đến chức án sát, rồi cáo quan về quê dạy học. Ông được vua Tự Đức cử đi sứ sang Trung Hoa năm 1849. (Theo Dương Quảng Hàm, Việt Nam văn học sử yếu, in lần thứ 7, Bộ Quốc Gia Giáo Dục, Sài Gòn, 1960, tt. 341, 354.)
- Cao Bá Quát (? – 1854), hiệu là Chu Thần, người xã Phù Thị, huyện Gia Lâm, Bắc Ninh, đỗ cử nhân năm 1831, làm Giáo thụ Quốc Oai (Sơn Tây). Ông là người tài ba và rất tự hào về sở học cuả mình nên thường bị các quan trên đè nén. Ông không bằng lòng và cáo quan về hưu trí. Năm 1854, Cao Bá Quát tham gia cuộc nổi dậy cuả Lê Duy Cự ở Sơn Tây, bị thất bại và bị bắt giết. Cuộc nổi dậy cuả Lê Duy Cự thường được gọi là “giặc châu chấu”, nhân vì trong năm đó ở Bắc Ninh và Sơn Tây bị nạn châu chấu phá hoại muà màng, nên người ta gọi như thế.Tùng Thiện Vương (1819-1870) tên là Nguyễn Phúc Miên Thẩm, con trai thứ 10 cuả vua Minh Mạng (trị vì 1820-1840), em cuả vua Thiệu Trị (trị vì 1840-1847), và là chú cuả vua Tự Đức (trị vì 1847-1883).Tuy Lý Vương (1820-1897) tên thật là nguyễn Phúc Miên Trinh, con trai thứ 11 cuả vua Minh Mạng, em cuả vua Thiệu Trị và Tùng Thiện Vương, chú cuả vua Tự Đức.
- Gia Tĩnh: niên hiệu duy nhất của vua Trung Hoa là Minh Thế Tông (trị vì 1522-1566).
- Nguyên Hoà: Sau khi Mạc Đăng Dung đảo chánh, lật đổ nhà Lê, giết vua Lê Chiêu Tông năm 1526 và em Lê Chiêu Tông là vua Lê Cung Hoàng năm 1527, lập ra nhà Mạc, thì một cựu thần nhà Lê là Nguyễn Kim (1468-1545) bỏ trốn qua Lào. Nguyễn Kim tìm được người con út cuả Lê Chiêu Tông tên là Lê Duy Ninh, lập lên làm vua tức Lê Trang Tông (trị vì 1533-1548), trung hưng nhà Lê. Lê Trang Tông lấy niên hiệu là Nguyên Hoà. Vì các nhà viết sử ngày trước xem nhà Mạc là ngụy triều, nên không dùng niên hiệu cuả nhà Mạc mà chỉ dùng niên hiệu cuả nhà Lê.
- Nguyễn Văn Siêu, Phương Đình dư điạ chí, bản dịch cuả Ngô Mạnh Nghinh, Nxb. Tự Do, Sài Gòn, 1960, tt. 268-269. Phương Đình dư điạ chí đề tưạ năm 1862, gồm 5 quyển: quyển đầu trích lục các sách Trung Hoa viết về nước ta, quyển 2 viết về điạ lý chí nước ta thời Hậu Lê, quyển 3 đến quyển 5 chép về thời cận kim. [Dịch giả Ngô Mạnh Nghinh, sinh năm 1893, đỗ cử nhân Nho học năm 1915, cùng khoa với hai em là Ngô Trọng Nhạ (sinh 1897) và Ngô Thúc Địch (sinh năm 1900). Về sau, ông Ngô Mạnh Nghinh đã dạy Hán văn ở Đại học Văn khoa Sài Gòn từ 1954 đến 1960.]
- Sau đây là lời kể cuả ông Lê Công Phụng, thứ trưởng Ngoại giao Hà Nội về những “kẻ đi sứ” trên tạp chí Cộng Sản số tháng 1-2001 và đã được CSVN đưa lên mạng lưới thông tin quốc tế: “Vào các năm 1957, 1961 và 1963 hai nước có ký các thỏa hiệp cho phép thuyền buồm của hai bên được đánh bắt trong vịnh... Trong các năm 1974 và 1977-1978, hai nước tiến hành 2 vòng đàm phán về phân định... Hai nước đã ký “Thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới – lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc” ngày 19-10-1993... Thực hiện thỏa thuận đó, từ 1993 đến năm 2000, hai bên đã triển khai 7 vòng đàm phán cấp chính phủ, 3 cuộc gặp giữa hai Trưởng đoàn đàm phán cấp chính phủ và 18 vòng đàm phán cấp chuyên viên... Trong các chuyến thăm Trung Quốc vào năm 1997 của đồng chí tổng bí thư Đỗ Mười và tháng 2-1999 của đồng chí tổng bí thư Lê Khả Phiêu, lãnh đạo cao cấp hai nước đạt được thỏa thuận là khẩn trương đàm phán để giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền trước năm 2000 và hoàn thành việc phân định để ký hiệp định vịnh Bắc Bộ trong năm 2000...”