Thứ Tư, 31 tháng 8, 2016
Ngô Nhân Dụng: Yên Bái: Càng che đậy càng rách việc
Người Việt Nam nào cũng vui khi nghe tin anh Hoàng Xuân Vinh đoạt huy chương vàng môn bắn súng 10 mét ở Thế Vận Hội Rio năm nay; anh Vinh còn chiếm huy chương bạc trong môn thi bắn 50 mét. Nhưng chắc dù người Việt tự hào nhất về tài thiện xạ của mình, cũng không ai lại tin rằng có một đồng bào cầu kỳ, lập dị đến nỗi, khi tự kết liễu cuộc đời, lại bắn từ sau gáy cho viên đạn xuyên ra đằng trước.
Vậy mà đảng Cộng
sản của ông Nguyễn Phú Trọng muốn dùng hệ thống tuyên truyền bảo dân Việt Nam phải
tin như vậy. Khi vụ ba người chết ở Yên Bái được loan báo trên mạng lần đầu
tiên, Bác sĩ Vàng À Sàng, giám đốc bệnh viện đa khoa Yên Bái, đã nói rằng ông Đỗ
Cường Minh chết vì vết viên đạn bắn từ gáy. Sau
đó, tin tức chính thức của đảng Cộng sản lại khẳng định rằng ông Minh tự sát,
sau khi đã bắn chết hai quan đầu tỉnh, ông Phạm Duy Cường, bí thư và Ngô Ngọc
Tuấn, trưởng ban tổ chức kiêm chủ tịch. Sau đó, lời nói của Bác sĩ Vàng À Sàng
bị xóa mất mà không có lời giải thích nào cả.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Di dân và thế giới vô cương
Bài toán trong biên vực Mỹ-Mễ
Bài viết này xin khởi đầu bằng chữ và nghĩa.
Chúng ta có hiện tượng di dân, người dân nơi này di chuyển qua
nơi khác sinh sống. Nơi đi và nơi đến thường được phân biệt bằng một ranh giới.
Người đi có thể gọi là xuất cư, xuất ngoại để cư trú ở ngoài. Người đến thì gọi
là nhập cư. Nếu là ranh giới của quốc gia thì có luật pháp quy định quyền xuất
nhập ấy. Khi nhập cư trái phép thì đấy là di dân trái phép, di dân lậu, v.v… Những
hiện tượng, cấp trung học thì cũng có thể biết được.
Paulus Lê Sơn: Chỉ có Trung Quốc mới có quyền xung đột tại Biển Đông!?
Ngày 30.8.2016, theo AFP đưa tin, ông Trần Đại
Quang cảnh báo rằng sẽ không có ai thắng cuộc nếu xảy ra xung đột vũ trang vì
tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Ông Quang cho rằng Biển Đông không chỉ đem
lại nhiều lợi ích quan trọng cho các nước trong khu vực mà còn là tuyến đường
thiết yếu đối với vận tải hàng hải và hàng không của thế giới.
Blog Phạm Thanh Nghiên: Hãy cứ tàn phá đi, khi còn có thể
Nhìn những bức hình bọn trẻ miền Trung nheo nhóc này, tôi lại nhớ đến lũ trẻ trong tù. Nhớ thằng Khoai Tây, thằng Phê, con Bống, thằng Luân, thằng Bin... Nhớ cả những đứa còn đỏ hon hỏn nằm chen chúc với mẹ trong buồng giam mà tôi chưa kịp hỏi tên.
Có
những điều rất khác giữa những đứa trong tù và những đứa ở ngoài, tất nhiên rồi.
Nhưng, chúng có một thứ chung, chung lắm: tương lai. Cái thứ
tương lai mà nghe nhắc đến bố mẹ chúng rùng mình và người đời thì ái ngại. Còn
lũ chúng, chưa đủ lớn để biết đau, biết khổ, để thấy cái thăm thẳm của đời người
trước mặt.
Nguyễn Vũ Bình: Những bước ngoặt mới
viết từ Hà Nội
Giáo dân Đông Yên xuống đường vì môi trường trong sạch hôm
7/8/2016. - Ảnh: Facebook Hung Tran
Trong thời gian vừa qua, có hai sự
kiện lớn, gây chấn động đời sống chính trị Việt Nam. Đó là sự kiện ngày
15/8/2016, hơn 30 nghìn giáo dân của ba tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình thuộc
giáo phận Vinh, đã hưởng ứng lời kêu gọi của ngài Giám mục Phaolo Nguyễn Thái
Hợp về bảo vệ môi trường, tập hợp nhau nhân ngày Đức Mẹ Lên Trời. Đây là cuộc
tập hợp lớn chưa từng có, liên quan tới việc đấu tranh bảo vệ môi trường.
Sự kiện thứ hai, cũng gây chấn động
không kém, đó là vào sáng 18/8/2016 nghi án Chi cục trưởng Kiểm lâm tỉnh Yên
Bái đã sử dụng súng, bắn chết bí thư tỉnh ủy, chủ tịch hội đồng nhân dân kiêm
trưởng ban tổ chức tỉnh ủy, sau đó tự sát. Tính chất của sự việc này đã làm
rúng động toàn bộ hệ thống chính trị hiện nay của chế độ cộng sản Việt Nam.
Một sự việc có tính chất bước ngoặt
thường có hai yếu tố cấu thành, đó là sự việc chưa từng xảy ra, và sau sự việc
đó, một số khía cạnh liên quan của sự việc sẽ đi theo một hướng hoàn toàn khác.
Chúng ta sẽ tìm hiểu xem, bước ngoặt mà hai sự kiện này tạo ra là gì.
Thứ Ba, 30 tháng 8, 2016
Bùi Tín: Sau biển gầm là rừng núi thét!
Ảnh minh hoạ.
Vụ án 3 quan chức cấp tỉnh ở
Yên Bái bị bắn chết đang là đề tài bàn luận nóng hổi. Bao nhiêu câu hỏi
"vì sao" đang được đặt ra.
Vì sao xảy ra cuộc thanh
toán nhau này? Vì sao các quan chức đồng chí cộng sản với nhau ở cấp khá cao lại
thù oán nhau đến mức giết nhau tàn bạo như thế? Vì sao dư luận nhân dân lại có
vẻ dửng dưng không tỏ ra xúc động, cảm thông với các nạn nhân và gia đình họ,
cũng như với đảng cầm quyền và nhà nước như các nhà lãnh đạo cao nhất công khai
bày tỏ? Vì sao lại có thái độ vui mừng, hài lòng trong một số blog tự do, coi
đó là sự thanh toán lẫn nhau giữa các "nhóm lợi ích riêng tư" ganh ăn
tức ở với nhau, “đáng đời” bọn quan tham như sâu bọ lúc nhúc tệ hại?
Phạm Chí Dũng: Phải truy tố EVN vì tội xả lũ thảm sát miền Trung năm 2013
Vũ Huy Hoàng và khối ung thư EVN
Cựu quan chức
công thương Vũ Huy Hoàng là một bộ trưởng đã tồn tại quá lâu dưới thời một thủ
tướng bị quá nhiều dư luận lên án “phá chưa từng có trong lịch sử đảng Cộng Sản
Việt Nam.”
Bộ Công
Thương lại là một ngành chủ quản nắm trong tay số lượng lớn nhất các tập đoàn
và tổng công ty kinh tế. Một cách khiêm tốn nhất, những cái tên “phá chưa từng
có” như Trịnh Xuân Thanh từ Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia, Vũ Đình Duy từ Tập Đoàn
Hóa Chất, và không thể không nói đến Vũ Quang Hải ở Sabeco, con trai của ông Vũ
Huy Hoàng, đã quá đủ để minh chứng về cơ sụp đổ của một hệ thống đảng viên cao
cấp mất sạch “lý tưởng Cộng Sản.”
Nguyễn Tường Thụy: Những mảnh đời dân oan
Cụ Đỗ Thị Từ sinh năm 1928 (89 tuổi), dân oan Kiên Giang
và chị Trần Thị Nga dân oan An Giang
viết từ Hà Nội
Những oan ức được viết lên biểu
ngữ, trang phục tố cáo những việc làm sai trái của chính quyền địa phương.
by Nguyễn Tường Thụy
Tôi và các bạn hoạt động trong
các nhóm xã hội dân sự đều đã nhiều lần đến với dân oan, ít nhất cũng từ 5 năm
nay.
Chúng tôi đến với họ vào những
ngày thường, những ngày Lễ, Tết… Chúng tôi đem đến cho họ mấy lời động viên, một
chút quà với mong muốn an ủi về tinh thần, một chút vật chất góp phần giúp họ
vượt qua những lúc khó khăn nhất.
RFI: Trung Quốc sợ phương Tây phá hoại thượng đỉnh G20 Hàng Châu
Trung Quốc đang hy vọng củng cố vị thế cường quốc toàn cầu
của mình khi tiếp đón lãnh đạo các nền kinh tế lớn nhất của thế giới trong hai
ngày 04-05/09/2016. Thế nhưng Bắc Kinh đang nghi ngờ rằng phương Tây cùng các đồng
minh sẽ cố phủ nhận chỗ đứng mà Bắc Kinh xem là quyền đương nhiên của họ trên
sân khấu thế giới.
Đối với giới quan sát, vấn đề bảo đảm sao cho cho việc
này không thể xẩy ra hiển nhiên sẽ là một trong những ưu tiên của ông Tập Cận
Bình, và là chỉ dấu quan trọng giúp Trung Quốc đánh giá thành công của Hội nghị
G20.
Theo hãng tin Anh Reuters, nhiều nhà ngoại giao cho rằng
Bắc Kinh muốn sử dụng hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hàng Châu để vạch ra một chiến
lược tăng trưởng toàn cầu rộng lớn, nhưng các cuộc thảo luận kinh tế có nguy cơ
bị nhiều cuộc tranh cãi khác che khuất, từ vấn đề tranh chấp lãnh thổ, cho đến
chính sách bảo hộ mậu dịch.
Minh Anh: Hồng Kông : Những người kế thừa "phong trào Dù Vàng"
Lương Thiên Kỳ (Edward Leung), thành viên
Hongkong Indigenous
tuyên bố ứng cử Hội đồng lập pháp Hồng Kông ngày
02/08/2016.
REUTERS/Tyrone Siu
REUTERS/Tyrone Siu
Vào ngày 04/9/2016 tới đây,
Hồng Kông tổ chức bầu cử lập pháp. Theo quan sát của Le Monde số ra ngày Chủ Nhật
28- thứ Hai 29/08/2016, chưa đầy trong vòng một năm gần nửa chục đảng chính trị
đã ra đời. Một điểm chung : Tất cả những đảng này đều xuất thân từ « phong
trào Dù Vàng » năm 2014. Xu hướng hoạt động của những đảng chính trị này là
kêu gọi giữ gìn lịch sử, bản sắc và thậm chí một nền độc lập cho Hồng Kông.
« Những đảng phái chính trị
non trẻ Hồng Kông thách thức Bắc Kinh » là tựa một bài viết nhận định trong
mục Địa Chính trị. Theo hai tác giả bài viết Brice Pedroletti, phóng viên thường
trú tại Bắc Kinh và Florence de Changy, tại Hồng Kông, trong vòng mấy tháng, một
loạt các đảng chính trị mà lãnh đạo là những người trẻ, tuổi đời từ 19-25, đã
ra đời.
Thứ Hai, 29 tháng 8, 2016
Tương Lai: Quả là “đang củng cố và tăng lên”!
Củng cố và
tăng lên cái gì xin xem hồi sau sẽ rõ. Mục chống thực phẩm bẩn trên tivi đang
đưa tin người ta nhuộm cá trê đen thành cá trê vàng như thế nào xem ra còn chào
thua cái công nghệ biến đen thành trắng của chuyện “củng cố và tăng lên” này đấy.
Ngày
14.8.2016 tại cuộc họp với các cán bộ cao cấp đã về hưu tại TP. HCM, Tổng Bí
thư Trọng dõng dạc tuyên bố: “Niềm tin trong dân được củng cố và tăng lên”. Có
nhiều lý do, nhưng có lẽ đó là căn cứ vào “thực tế công tác tổ chức - cán bộ, đối
ngoại, xử lý việc gây ô nhiễm môi trường biển một số tỉnh miền Trung thời gian
qua cho thấy cách làm đúng, chủ trương đúng.” Đúng bốn ngày sau, súng nổ ngay
trong trụ sở Tỉnh ủy Yên Bái, súng bắn vào Bí thư Tỉnh ủy rồi nổ ngay vào Trưởng
ban Tổ chức Tỉnh ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng Nhân dân.
Bùi Tín: Cần hơn một lời 'xin lỗi'!
Trước đây, nhiều nhà bình luận thường than vãn rằng nền chính trị Việt Nam thiếu nét văn hóa "xin lỗi" và nét văn hóa "từ chức", rất phổ biến ở các nước dân chủ thuần thục. Tin Reuters (14/8) cho biết bà Aide Hadzialic, bộ trưởng giáo dục Thụy Điển, vừa xin từ chức sau khi bị phạt rất nhẹ vì có nồng độ rượu bia hơi cao trong máu khi lái xe. Một quyết định cá nhân đầy nhân cách.
Dân Việt Nam ta cũng vừa có niềm vui hiếm
thấy khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngỏ lời "xin lỗi dân" khi cả một
đoàn 40 xe biển xanh của ông độc chiếm con đường dành riêng cho người đi bộ
giữa Phố cổ Hội An đông khách du lịch, dù rằng lời xin lỗi có phần chậm, sau 9
ngày đêm suy tính, lại mang tính thanh minh, rằng "tôi không biết chuyện
đó vì tôi đi bộ trước đoàn xe". Thế là hòa cả làng, xin lỗi cũng bằng
không!
NQD: Đi hay ở: Bi kịch của một quốc gia
Đi hay ở là một câu hỏi đã ám ảnh nhiều người Việt, ít nhất hai thế hệ, như một bi kịch của quốc gia, với nhiều hệ quả khôn lường. Phải rời bỏ quê hương đất nước “di cư” tới một xứ sở khác là điều bất đắc dĩ. Các cuộc di cư lớn thường do chiến tranh hay thay đổi chế độ chính trị. Nhưng câu chuyện đáng nói ở đây không phải là về chuyện di cư thông thường đã từng xảy ra trong lịch sử (như sau năm 1975), mà về hiện tượng ra đi bất thường đang diễn ra hiện nay tại một số nước chuyên quyền (như Trung Quốc và Việt Nam).
Có một cuốn sách nhỏ mà mỗi khi đọc lại người ta không khỏi liên tưởng
đến thực trạng đang diễn ra tại quốc gia, công ty, hay cơ quan của mình. Đó là
cuốn “Ra đi, Lên tiếng, và Trung thành” (Exit, Voice, and Loyalty, Albert
Hirschman, Harvard University Press, 1970). Một cuốn sách hay nhưng
dường như ít người đọc.
Trong bài này, chúng ta thử nhìn lại làn sóng di cư diễn ra tại Trung
Quốc và Việt Nam, như một hệ quả tất yếu của những bất ổn trong nước (như phần
nổi của tảng băng chìm). Dòng người và dòng tiền ra đi không chỉ là bi kịch mà
còn là thảm họa.
Bùi Văn Phú: Đảng viên cộng sản vẫn có thể nhập tịch Mỹ
Mới đây, sự kiện ông Trương Đình Anh, nguyên tổng giám đốc công ti viễn
liên FPT của Việt Nam đưa cả gia đình sang Mỹ định cư đã gây chú ý trong dư luận.
Trước sự việc này, dù trong thực tế
không rõ ông Anh có là đảng viên cộng sản hay không, cũng đã có những thắc mắc được nêu lên là một đảng viên cộng sản có được nhập cư vào Mỹ hay không.
Tháng trước tôi có bài viết về những mẫu đơn
xin nhập cư I-485 và nhập tịch Hoa Kỳ N-400, với các
câu hỏi là người nộp đơn có liên quan hay không đến đảng cộng sản, các tổ chức khủng bố và tổ chức Nazi
trong quá khứ cũng như hiện tại.
Lê Phan: Từ vệ binh đỏ đến tiểu phấn hồng
“Bắc Kinh, 24 tháng 8 năm 1966, nếu một nhóm Hồng vệ binh được quyền đưa ra chính sách thì từ hôm nay, đèn xanh đèn đỏ trên các đường phố của thủ đô Bắc Kinh sẽ phải đổi màu.
“Những vệ binh đã dán đầy bức tường thành hôm nay với những bích
chương nói màu đỏ là màu của cách mạng và phải được dùng để chỉ sự đi tới chứ
không phải ngừng lại. Những quan sát viên nói những bích chương này có vẻ không
được chính quyền cho phép nhưng chỉ là đề nghị của một nhóm vệ binh.
Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2016
BÙI BÍCH HÀ: ÐÃ QUÊN HAY CÒN NHỚ?
Tượng đài là
những phiến đá granite khắc chữ đơn sơ nhưng trang trọng chồng lên nhau, cao
khoảng 10 feet (3m). (Ảnh Grace Hood, Hidden Colorado, KUNC.org)
Cho đến nay, đã nhiều người từng biết,
từng xem hình ảnh, thậm chí, từng đi qua thắng tích kỷ niệm các anh hùng tử sĩ
đã hy sinh trong cuộc chiến Đông Dương kể từ 1945, một công trình được xây dựng
với nhiều tâm huyết, bằng xi măng, đá tảng, sừng sững trong không gian bát ngát
của rặng núi Rocky, Colorado.
Không có nhiều người chứng kiến lúc
nó bắt đầu, cách thức khiến nó nên hình nên vóc, lúc nó hoàn thành sau chặng đường
10 năm, từ cái buổi sáng một cựu trung tá hồi hưu quân lực Hoa Kỳ bước vào cửa
tiệm đá của ông Mike Donelson ở Rocky Ford. Đối với dân thể thao thích đi bộ ven
núi, khi bất ngờ chạm mắt vào khu tượng đài ở một nơi hẻo lánh, giữa bốn bề cỏ
cây tịch mịch, trời đất hoang vu, đã giật mình kinh ngạc vì tầm vóc, kích cỡ của
các khối đá hình thành nó, không một chỉ dấu nào về xuất xứ ngoài mấy cái địa
danh xa tít mù tắp bên trời Á, những câu danh ngôn bằng nhiều ngôn ngữ (có cả bốn
câu thơ trích từ Hoa Địa Ngục của Nguyễn Chí Thiện) chạm khắc bằng tay trên 36
phiến đá tảng màu xám nhạt, to hơn những mộ chí bình thường và đặt rải rác
trong chu vi 30 bộ xung quanh tượng đài. Là một bí ẩn lạ thường.
LÊ ĐÌNH THÔNG: MÙA THU TRONG ĐƯỜNG THI
Cách đây khoảng 1300 năm, các nhà thơ Trung Quốc cũng trải qua mấy chiều tàn nắng nhạt, trong tiết thu đìu hiu, làm phai tàn lá ngô đồng. Cảnh vật tương tự như mùa thu viễn xứ vào lúc này. Thời gian tuy có chia lìa, đông tây cách biệt thăm thẳm. Nhưng mùa thu vẫn muôn thuở với bấy nhiêu tâm sự mà các thi nhân gieo vần, nói hộ.
*
Bộ Toàn Đường Thi tập hợp trên hai ngàn thi
nhân, với gần năm chục ngàn bài thơ, là một công trình đồ sộ. Trong số báo này,
mùa thu Trung Quốc được gom lại trong vài trang giấy qua ba thi hào thời Thịnh
Đường (713-766): Lý Bạch, Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị. Như vậy là bỏ qua được ba thời:
Sơ Đường (618-713), Trung Đường (766-835) và Vãn Đường (836-905). Thời Thịnh
Đường tuy ngắn hơn ba thời Sơ, Trung, Mạt, nhưng lại dài hơn bất cứ thời kỳ nào
trong văn học Trung Quốc, có chiều dài “vạn trượng": vượt thời gian; vượt
tới hai lần không gian. Vì ngoài không gian địa lý, thi ca Thịnh Đường lắng sâu
tận cõi lòng.
BÙI DIỄM: TƯỞNG NHỚ ANH NHƯ PHONG QUA MỘT VÀI KỶ NIỆM
Sinh năm 1923 tại Hà Nam Bắc Việt, là con
của nhà nho Ưu Thiên Bùi Kỷ. Hoạt động cách mạng từ thời học trường Bưởi, vào
Đảng Đại Việt 1944. Bộ trưởng Phủ Thủ Tướng chính Phủ Phan Huy Quát (1965); Uỷ
viên Bộ Ngoại Giao trong Nội các của Uỷ Ban Hành pháp Trung ương (1965-1967);
Đại sứ Việt Nam Cộng Hoà tại Hoa Kỳ từ 1967 tới 1972, sau đó chuyển sang là Đại
sứ lưu động cho tới 1975. Chủ nhiệm tờ báo Anh ngữ Vietnam Post từ 1954 tới
1963. Tác phẩm: Gọng Kìm Lịch Sử (tiếng Việt), The Jaws of History (tiếng Anh).
Ông hiện sống tại Washington, D.C.
Bùi Diễm [ảnh: Uyên Nguyên]
Trong số
những người quen biết anh Như Phong Lê Văn Tiến, có lẽ tôi là người ít được dịp
gần gũi anh vì mãi cho đến khi anh qua Hoa Kỳ vào năm 1994 tôi mới thực sự có
cơ hội thường xuyên gặp anh và chuyện trò với anh trong tinh thần thân mật anh
em. Thực ra, nếu nghe nói về anh thì ngay vào những năm 1947-48, trong lúc tôi
chung sống với hai anh Lê Quang Luật và Nghiêm Xuân Hồng trong khu nhà chung ở
Phát Diệm và hoạt động để tạo dựng cơ hội liên lạc với các anh em trong hàng
ngũ quốc gia lúc đó vẫn đang còn phải tránh né mạng lưới của công an Cộng Sản,
một đôi khi nhắc đến người này người khác dường như anh Hồng có nói đến một
người anh em tên Tiến. Anh Hồng là người thuộc nhóm Duy Dân nên từ đó tôi vẫn
đinh ninh anh Tiến là Duy Dân (mãi về sau tôi mới được làm quen với bút danh
Như Phong của anh và được biết anh không thuộc hẳn vào một đảng phái nào.)
NGUYỄN NGỌC LINH: NHƯ PHONG LÊ VĂN TIẾN KHÔNG CÒN NỮA!
Nguyễn Ngọc Linh [photo
by Uyên Nguyên]
Hai tên công
an Việt Minh cởi trói cho tôi, mở khóa một cánh cửa và đạp tôi ngã chúi vào
trong bóng tối. Tôi còn đang dò đường đi nước bước thì nghe một giọng nhỏ nhẹ bảo
tôi cẩn thận kẻo vấp phải cánh phản. Khi tôi leo lên tấm phản quá hẹp, người
kia phải nằm nghiêng mới có đủ chỗ cho thân hình kềnh càng 1 thước 74 nặng 70
kí lô của tôi. Người nằm cùng xà lim với tôi là Như Phong Lê Văn Tiến.
Sáng hôm sau,
với sự khờ khạo của một thiếu niên 16 tuổi, luận đoán rằng đã bị Việt Minh bắt
thì chắc ông Tiến này phải là thành phần chống đối nên tôi thố lộ ngay với ông
rằng khi bắt tôi đám công an mới vào nghề đã quên không khám cho nên tôi còn giữ
một khẩu súng trong người. Tôi còn ngây thơ đưa ý kiến là với khẩu súng này
mình có thể cướp khẩu tiểu liên của một tên gác rồi từ đó phá nhà giam giải
thoát các tù chính trị đang bị giữ tại đây.
NGUYỄN ĐỨC TƯỜNG: ĂN NĂN
Nhân đọc Tổ Quốc Ăn Năn
“Xin lỗi,
chúng tôi không bán mấy thứ đó ở đây. Anh phải đến kiếm ở tiệm thuốc tây cuối
phố.”
Cô học trò
trẻ bán hàng trong tiệm sách nhà trường, má ửng đỏ, ngượng, lúng túng trảlời.
Tôi ngượng, lúng túng, không hiểu câu tiếng Anh ngập ngừng nhưng được phát âm
một cách cẩn trọng của tôi, “I would like
to buy a rubber” - tôi muốn mua một cái tẩy - có chỗ nào sai trật? Trong
quầy hàng của cô, sờ sờ một hộp tẩy. Tôi đang tính chỉ hộp tẩy cho cô thì một
giọng nói quen thuộc vang lên sau lưng,
“Bạn tôi muốn
mua một cái tẩy - my friend wants to buy
an eraser.”
Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2016
Ngô Nhân Dụng: Merkel chẩn đúng bệnh Putin
Mươi ngày nữa, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande sẽ gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hàng Châu, bên cạnh hội nghị G-20. Đề tài chính vẫn là chuyện xứ Ukraine. Ông Putin vẫn yêu cầu các nước Châu Âu tách khỏi chính sách ngoại giao của Mỹ, đơn phương ngưng cấm vận. Ông chắc đang hy vọng sẽ thuyết phục được bà Merkel. Ông có thể đã đọc kết quả một cuộc thăm dò dư luận của hãng thông tấn Nga Interfax đầu năm nay. Họ loan tin 88% các xí nghiệp Đức muốn bãi bỏ cấm vận Nga. Nhưng Interfax chỉ phỏng vấn các nhà kinh doanh trong 152 xí nghiệp Đức đang hoạt động tại Nga! Và trong số những người này có 94% tiên đoán là tương lai làm ăn ở Nga còn rất kém!
Thụy Khuê: Phê bình văn học thế kỷ XX : Chương 11 : Phê bình ý thức (Bài 1)
- Chương 1- Ý thức phê bình
- Chương 2 - Sơ lược tiến trình phê bình trong thế kỷ XX
- Chương 3- Thi học Aristote
- Chương 4: Phê bình cũ - Phê bình mới hay Marcel Proust chống Sainte-Beuve
- Chương 5: Phê bình phân tâm học (bài 1)
- Chương 5 Phê bình phân tâm học (bài 2)
- Chương 6: Ngôn ngữ học
- Thụy Khuê - Phê bình văn học thế kỷ XX Chương 6 Ngôn ngữ học
- Chương 7: Trường phái Hình Thức Nga (bài 1)
- Chương 7: Trường phái Hình thức Nga (bài 2)
- Chương 8 Những nhà cấu trúc Nga
- Chương 9: Bakhtin và xã hội học văn chương (Bài 1)
- Chương 9: Bakhtin và xã hội học văn chương (Bài 2)
- Chương 9 :Bakhtin và xã hội học văn chương (Bài 3)
- Chương 10: Phê bình bác ngữ học Đức (Bài 1)
- Chương 10: Trường phái Bác ngữ học Đức (Bài 2)
- Chương 10 Trường phái bác ngữ học Đức (Bài 3)
- Chương 11 : Phê bình ý thức (Bài 1)
Đôi dòng về Phê bình mới
Trong nửa đầu thế kỷ XX, phê bình văn học thể hiện sự đổi mới
với những đặc tính:
- Đoạn tuyệt với nền phê bình cũ của thế kỷ XIX, dựa trên
tiểu sử và những yếu tố ngoài văn bản.
- Xây dựng một nền phê bình mới, trực tiếp phân tích văn bản,
chủ yếu dùng phương pháp ngữ học và bác ngữ học.
Đào Như: NGÀY KHAI TRƯỜNG
Trong cái nắng oi bức trời cuối tháng Tám, các con em ở Mỹ lại bắt đầu ngày tựu trường. Nhìn cha mẹ dẫn con nhỏ mỗi buổi sáng đón xe bus màu vàng cam để đi đến trường, lòng tôi lại nao nao nhớ lại ngày khai giảng hàng năm ở quê nhà…
Bấy giờ là trời
tháng Chín. Ôi “chín mươi ngày nhảy nhót ở
miền quê” qua vội quá! Màu “Huyết phượng
nở thành bông”(1) cũng tàn lụi trong sự lãng quên của mấy cậu học trò. Tiếng
ve sầu râm ran gọi mùa hè cũng tắt lịm tự bao giờ… Các cậu học trò ở quê tôi lại
tấp tểnh sách vở lên đường nhập học…
TS Phạm Trọng Chánh: NGUYỄN DU QUA QUẢN TRỌNG TAM QUI ĐÀI
Nguyễn Du đi qua Đài Tam Qui của Quản Trọng ở Sơn Đông trên đường đi sứ về trong khoảng thời gian 21 tháng 11 đến 11 tháng 12 năm Quí Dậu (1813). Quản Trọng là một nhân vật chính trị, kinh tế, giáo dục kiệt xuất trong thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc, người đất Dĩnh Thượng nước Tề (vùng Sơn Đông) tên là Di Ngô, tự là Trọng.
Ông là tác giả sách Quản Tử, quyển
sách sớm nhất của Trung Quốc luận bàn về luật pháp và kinh tế Trung Quốc thời Cổ
Đại bao gồm cả chính trị, thương mại, triết học. Về mặt kinh tế ông đề cập đến :
Tài chính, ngân hàng, thương mại, thuế khóa... tác động mạnh mẽ đến kinh tế
Trung Quốc thời cổ đại.
Ðàm Trung Pháp MỘT THOÁNG HƯƠNG-VỊ THI-CA TRỮ-TÌNH ĐỨC-NGỮ
Thành kiến
cho rằng Đức ngữ chói tai, vụng về và nặng nề đã bị thi ca trữ tình Đức ngữ
phản bác bằng bản chất uyển chuyển, linh động, và đầy nhạc tính của nó. Chính
bản chất này đã giúp thơ trữ tình Đức ngữ đi sâu vào di sản văn học nhân loại,
qua một cơ duyên hy hữu: sự thăng hoa của loại thơ chan chứa tình cảm này xảy
ra cùng lúc mà âm nhạc đang đi đến tột đỉnh tại Đức Quốc. Mối liên kết diệu kỳ
giữa chữ nghĩa và âm điệu trong thế kỷ 18 và 19 đã tạo nên những bài ca bất hủ
cho các danh tài âm nhạc Brahms, Schubert, và Schumann. Trong bài viết này, bút giả mời quý bạn đọc
một vài bài hoặc đoạn thơ chan chứa tình người, trong đó --theo lời Hermann
Hesse (giải Nobel văn chương 1946)-- các thi sĩ sẵn sàng “gọi tên từng con thú
từng phiến đá với tất cả yêu thương.”
Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2016
Phạm Chí Dũng: VN có dám công khai hành động đưa tên lửa ra Trường Sa?
Từ ‘thông tin tình báo’…
Vào tháng 8/2016, hãng tin Anh Reuters đã
đẩy thể chế đối ngoại của Việt Nam vào thế không hề êm dịu khi dẫn từ một
“thông tin tình báo”, cho thấy Hà Nội đã vận chuyển các giàn phóng tên lửa từ đất
liền tới 5 căn cứ ở quần đảo Trường Sa trong những tháng gần đây, một động thái
có thể gây căng thẳng với Bắc Kinh.
Sau phán quyết của Tòa án Trọng tài Quốc tế
(PCA) vào tháng 6/2016 bác bỏ “đường lưỡi bò 9 đoạn” của Trung Quốc tại Biển
Đông, những tờ báo thuộc phái “Diều hâu” của Trung Quốc như Hoàn cầu Thời Báo một
lần nữa như muốn phát điên, nhưng lần này không sẵn sàng lao vào công kích PCA,
mà hằn học đe dọa Việt Nam đã “sai lầm khủng khiếp” khi đưa tên lửa ra Trường
Sa.
Vậy có đúng là Việt Nam đã “sai lầm khủng
khiếp” vì đưa tên lửa ra quần đảo Trường Sa? Hay đây chỉ là một tin tức thiếu
căn cứ hoặc đậm cảm tính?
Thu Hằng/RFI: Biển Đông và biển Hoa Đông, khu vực của mọi nguy hiểm
Nhà chứa máy bay được Trung Quốc xây trái
phép trên đá Vành Khăn (Mischief Reef) trong quần đảo Trường Sa. Ảnh chụp ngày 22/07/2016.REUTERS/CSIS
Trong số ra ngày 24/08/2016,
La Croix đề cập đến căng thẳng tại vùng biển phía đông Trung Quốc, nơi Bắc Kinh
đòi hỏi chủ quyền trên hầu hết vùng này. Trong khi đó, một hội nghị thượng đỉnh
đang diễn ra từ ngày 23/08 tại Tokyo, giữa ba nước Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn
Quốc.
Trong số ra ngày hôm nay, La
Croix đề cập đến căng thẳng tại vùng biển phía đông Trung Quốc, nơi Bắc Kinh
đòi hỏi chủ quyền trên hầu hết vùng này. Trong khi đó, một hội nghị thượng đỉnh
đang diễn ra từ ngày hôm qua tại Tokyo, giữa ba nước Nhật Bản, Trung Quốc và
Hàn Quốc.
Hùng Tâm: Putin nhớ Gorbachev, và thương mình
Mikhail
Gorbachev, hình chụp năm 1991. (Hình: Getty Images)
Cách mạng
Tháng Tám và ngày tàn Xô Viết
Tuần qua, thế
giới lại quên một biến cố xảy ra 25 năm trước. Nếu nhớ ra, người ta có thể hiểu
vì sao Liên bang Nga và Vladimir Putin lại chẳng nên mừng…
Biến cố đó là
cuộc đảo chánh ngày 19 Tháng Tám năm lại Liên Bang Xô Viết nhằm lật đổ Chủ Tịch
Mikhail Gorbachev để cứu lấy đảng Cộng Sản – với hậu quả là làm Liên Xô tan rã
rồi sụp đổ. Tổng Thống Putin của Liên Bang Nga đang tiến hành một việc tương tự,
nhưng trông mong một hậu quả khác.
Tiếp theo kỳ
trước, kỳ này, Hồ Sơ Người-Việt nói về chuyện cũ để tìm hiểu tương lai của
Putin.
LS Nguyễn Văn Thân: Đối tác thương mại, đối thủ chiến lược
Vào ngày Thứ sáu 15/8 vừa qua, Tổng trưởng Ngân khố Scott Morrison đã chính thức loan báo là Úc sẽ không cho phép Grid Corp và Cheung Kong Infrastructure (CKI) tham gia đấu thầu mua lại 50.4% của Công ty Ausgrid qua hợp đồng thuê mướn 99 năm ước lượng trị giá hơn 14 tỷ Úc kim. Theo Tạp chí Fortune, Grid Corp là một tập đoàn công ty quốc doanh của Trung Quốc lớn thứ hai trên toàn thế giới có thu nhập hàng năm lên tới 330 tỷ Mỹ kim và chỉ đứng sau Walmart của Mỹ với thu nhập hàng năm khoảng 482 tỷ Mỹ kim (hơn gấp đôi GDP của Việt Nam). Còn CKI là một công ty Hồng Kông do tỷ phú Lý Gia Thành (Li Ka-shing) làm chủ với đa số cổ phiếu.
Quyết
định của Morrison tạo ra một cuộc tranh cãi sôi nổi trong dư luận Úc. Lãnh tụ đối
lập tiểu bang NSW Luke Foley yêu cầu chính quyền trình bày "Kế Hoạch
B". Thủ Hiến Mike Baird phản pháo và chế nhạo thái độ đạo đức giả của đảng
Lao động của Luke Foley là chống đối chính sách tư hữu hóa cơ sở điện lực nhưng
lại chỉ trích Chính phủ khi chính sách này bị đình trệ. Thủ Hiến Baird cũng cho
biết ông tự tin là Chính phủ sẽ thành công trong việc tìm người mua khác và sẽ
dùng số tiền thu được cùng với 10.26 tỷ là giá tiền bán TransGrid cho Công ty
Hastings Fund Management do Westpac làm chủ để tiến hành chiến dịch xây dựng cơ
sở hạ tầng lớn nhất trong lịch sử tiểu bang kể từ Thế vận hội Sydney 2000.
BBC: Làm gì để tránh bạo lực như ở Yên Bái?
Vụ bạo hành nổ súng chết người ở tỉnh Yên
Bái hôm 18/8/2016 đặt ra những câu hỏi lớn về hành vi, ứng xử trong xã hội Việt
Nam hiện nay.
Vụ bạo hành bằng súng làm chết
người hôm 18/8/2016 ở tỉnh Yên Bái của Việt Nam giữa một số quan chức lãnh đạo
tỉnh này đã gây ra những quan ngại trong dư luận và cho thấy những chỉ dấu đáng
báo động về tình trạng bạo lực và ứng xử bạo hành trong xã hội Việt Nam, theo
các khách mời Bàn tròn thứ Năm tuần này của BBC Việt ngữ.
Để giảm thiểu mức độ nghiêm
trọng và phòng tránh những diễn biến tương tự, cần phải có ngay một số giải
pháp điều chỉnh từ luật pháp cho tới đạo đức theo các nhà nghiên cứu xã hội,
nhà quan sát, nhà báo và blogger tại chương trình tọa đàm trực tuyến hôm 25/8 từ
Việt Nam và hải ngoại.
Từ Orange County,
California, Hoa Kỳ, nhà báo Đỗ Dzũng, phóng viên tờ Người Việt
Cali, chia sẻ kinh nghiệm giảm thiểu bạo hành từ Mỹ, ông nói:
"Họ dùng những tổ chức
cộng đồng và họ dùng sự tạo tin tưởng giữa cơ quan cảnh sát và người dân, rồi họ
dùng truyền thông và thường thường những chuyện này, những vị dân cử ở tại địa
phương sẽ đứng ra giải quyết.
Thứ Năm, 25 tháng 8, 2016
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến: Nó Sập Rồi Sao
Chế độ này thế
nào cũng sụp đổ. Nhưng
không biết nó sẽ sụp đổ theo kịch bản nào? Nguyên Ngọc
Đã thế, nhà cửa Hà Nội lại còn hay bị sập. Khoảng giờ này năm ngoái, ngày 23 tháng 9 năm 2015, báo Ngày Nay buồn bã loan tin: “Sập nhà 107 Trần Hưng Đạo khiến hai người chết.”
Ngày 4 tháng 8 năm nay, báo Thanh Niên lại ái ngại cho hay: “Một ngôi nhà 4 tầng tại phố Cửa Bắc, Hà Nội ... bị sập trong đêm, đã có nạn nhân thiệt mạng... Theo báo cáo nhanh của Công an quận Ba Đình nguyên nhân khiến ngôi nhà số 43 phố Cửa Bắc bị sập là do xây dựng đã lâu, móng hầu như không có."
Nguyên Lam & Nguyễn-Xuân Nghĩa/RFA: Trung Quốc khoắng nước vét cá
Chủ tịch nghiệp Syngenta của Thụy Sĩ, Michel Demare (phải) bắt tay với Chủ tịch tập đoàn quốc doanh ChemChina của Trung Quốc, Ren Jianxin trong một cuộc họp báo để trình bày kết quả hàng năm của Syngenta tại trụ sở chính của công ty tại Basel, Thụy Sĩ vào ngày 03/2/2016.
Trong Thượng đỉnh của nhóm G-20 năm nay tổ chức tại Hàng Châu bên Tầu, lãnh đạo Bắc Kinh sẽ nói đến triển vọng hợp tác kinh tế giữa các nước, với vai trò tích cực của Trung Quốc. Nhưng nhiều quốc gia Á Châu lại thực tế nhìn vào động thái khoắng nước vét cá ngoài Đông Hải của một quốc gia cho đến nay chưa giải quyết được bài toán an toàn thực phẩm của mình.
Mặc Lâm/RFA: Biển đã sạch. Thật không?
Du khách tại
Ghềnh Đá Dĩa, một địa điểm
du lịch phổ biến tại Tuy An, tỉnh Phú Yên hôm
du lịch phổ biến tại Tuy An, tỉnh Phú Yên hôm
Biển đã sạch.
Thật không?
Ngày 22 tháng
8 năm 2016 Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng Viện Hàn lâm Khoa học và
Công nghệ Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, UBND tỉnh Quảng Trị đã tổ chức hội
nghị công bố kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển từ Hà Tĩnh đến Thừa
Thiên - Huế. Kết quả mà Bộ trưởng Trần Hồng Hà đưa ra ngay lập tức gặp phản ứng
gần như tiêu cực của người dân lẫn mạng xã hội và báo chí cả nước.
Bauxite Việt Nam: Phần còn thiếu trong bản báo cáo
Ngày hôm nay, 22 tháng 8 năm 2016, các báo và trang mạng xã hội đều giật tít cực kỳ ấn tượng. Tít như thế này: Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Miền trung sẽ có cả thép, cả cá và biển an toàn.
Lời khẳng định của ngài Bộ trưởng
như để mắng lại – dầu chỉ là mắng vuốt đuôi sau gần 5 tháng – ông Trưởng đại diện
Formosa Chu Xuân Phàm, người từng có lúc hách dịch thách thức cả cái nước Nam
này “chọn cá hay chọn thép”. Bây giờ thì đã có người tử tế hẳn hoi xác định, “cả
cá và cả thép”. Vâng, ông Bộ trưởng nói ngon lành lắm “Người dân Miền
Trung sẽ có cả thép, cả cá và cả một môi trường biển sạch, đẹp, an toàn”.
Thôi thì, cũng có thể thông cảm
với tình cảm mùi mẫn chắc là có phần chân thành của ông Trần Hồng Hà: “Tôi luôn
nhận thức được việc công bố biển sạch là rất quan trọng và cần thiết đáp ứng
mong mỏi của người dân được biết môi trường biển đã sạch chưa? Vùng biển nào sạch?
Vùng biển nào chưa sạch? Nuôi trồng hải sản được chưa? Hải sản an toàn chưa? để
đảm bảo hoạt động sản xuất, đánh bắt, sinh kế trở lại bình thường. Tại Hội nghị
này, Bộ Tài nguyên và Môi trường theo chức năng và nhiệm vụ được giao sẽ công bố
báo cáo về đánh giá chất lượng môi trường biển trong và sau sự cố. Tôi đề nghị
các Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngay sau hội nghị này tiến
hành các bước theo quy định công bố đầy đủ thông tin đáp ứng nguyện vọng chính
đáng nêu trên của người dân”(1).
Hạ Đình Nguyên: Yên Bái và tám phát K59
Như chuyện đã loan ai cũng biết, chỉ là tám phát đạn, bốn dành riêng cho ông Bí thư tỉnh trong một căn phòng riêng cách âm, ba dành cho ông Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh, và một dành riêng cho mình, cùng trong một căn phòng khác. Tiếng súng K59 không lớn lắm và diễn ra trong mấy phút, nhưng âm vang của nó đã vang xa cả nước, kéo dài cả tuần nay chưa dứt, và hứa hẹn là chưa thể chấm dứt, với tin tức đã tràn ngập trên mạng, lề trái và lề phải... Tên xạ thủ Đỗ Cường Minh – trưởng Chi cục Kiểm lâm – hẳn phải ghi đậm nét, dù màu đen hay màu đỏ, trong trang sử của Đảng Cộng sản Việt Nam ở giai đoạn đặc biệt này. Người ta lập tức nhớ lại câu chuyện của anh Đặng Ngọc Viết, năm 2013, với sáu phát súng colt. Vì có một sự tương đồng. Cái tương đồng là ở phong cách hành xử của xạ thủ, tuy có khác phần nào về ý nghĩa, vốn là động cơ đưa đến hành động. Người ta có thể sực nhớ hình ảnh của anh Nguyễn Viết Xuân với câu nói nổi tiếng: “Nhắm thẳng quân thù mà bắn” trong kháng chiến chống Mỹ. Có thể hình dung, ở công dân Đặng Ngọc Viết, ở đảng viên kiểm lâm Đỗ Cường Minh giống nhau: mắt nhìn thẳng vào đối phương, bình thản, và bấm cò. Bấm cò chính xác vào đối tượng.
Thứ Tư, 24 tháng 8, 2016
Ngô Nhân Dụng: Trung Cộng sẽ làm gì ở Scarborough
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi), Nhật Bản, Fumio Kishida, và Đại Hàn, Yun Byung gặp nhau ở Tokyo. Một đề tài nóng được thảo luận là việc Mỹ đưa giàn phòng thủ chống hỏa tiễn tầm cao THAAD tới Đại Hàn, được Nhật Bản hoan nghênh. Bên ngoài, THAAD nhằm bảo vệ Nam Hàn chống Bắc Hàn. Nhưng cả Nga và Trung Cộng đều lên tiếng phản đối. Đề tài thứ hai nóng bỏng hơn là cuộc đối đầu giữa Tokyo và Bắc Kinh tại Senkaku, mấy hòn đảo nhỏ người Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Từ đầu tháng Tám, bộ ngoại giao Nhật Bản đã gửi thư phản đối 30 lần, mỗi lần tàu Trung Cộng đến gần Senkaku. Trung Cộng cũng xây dựng một cầu tầu mới trên một hòn đảo khác, bên ngoài thành phố Ôn Châu, nhòm ngó vùng tranh chấp, trong khi báo đài loan tin ồn ào và ca ngợi những ngư dân và chiến thuyền đang tiến đến gần Điếu Ngư biểu diễn màn “ái quốc” – nếu các ngư dân và chiến thuyền Việt Nam tiến sâu vào Hoàng Sa và Trường Sa thì dân Việt Nam cũng nức lòng như vậy!
Nguyễn Hưng Quốc: Họ đã làm được gì cho đất nước?
Phát biểu tại cuộc họp báo đầu tiên sau khi được bầu làm chủ tịch Quốc hội khoá 14 vào ngày 23 tháng 7, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, một mặt, ca tụng các thành tựu của đảng Cộng sản Việt Nam, mặt khác, phê phán các tổ chức xã hội dân sự và những người thường xuyên phản biện lại các chính sách của đảng và nhà nước. Bà nói:
“Bảo vệ hòa bình không phải hô hào cho thật
to, kích động thế này thế khác là có được chủ quyền, không có đâu. Một số tổ chức,
cá nhân lên tiếng hô hào thế này thế nọ nhưng những người đó, tổ chức đó làm gì
cho đất nước? Chưa làm gì cả, chỉ có nói, kích động các phần tử để làm rối tình
hình.”
Phát biểu của bà Nguyễn Thị Kim Ngân rất
giống với các luận điệu thường nghe của các dư luận viên của đảng. Trên các mạng
lưới truyền thông xã hội, đặc biệt facebook, để chống chế lại những sự phê phán
đối với các chính sách sai lầm cũng như những việc làm sai trái của giới lãnh đạo
Việt Nam, các dư luận viên cũng thường nói: Các người chỉ biết nói suông chứ đã
thực sự làm được điều gì cho đất nước?
Nguyễn Anh Tuấn: Chính phủ đơn độc
viết từ miền Trung
Do biển bị
nhiễm độc, ngư dân phủ bạt ghe thuyền, nằm bờ không ra khơi. Hình chụp hôm
21/08/2016 tại thôn Đông Yên, xã Kỳ Lợi, Kỳ Anh, Hà Tĩnh. - RFA photo
Vấn đề then
chốt nhất trong thảm họa cá chết vẫn là:
Niềm tin của
người dân chưa được khơi thông thì thị trường hải sản vẫn bị tắc nghẽn. Dân
chưa ăn cá thì tàu thuyền cứ phải nằm bờ kéo theo hàng chục vạn người thất nghiệp
và những thứ tồi tệ khác đến sau.
Nguyễn Tường Thụy: Vụ lãnh đạo thanh toán nhau ở Yên Bái: Hiểu thêm về lòng dân
viết từ Hà Nội
Ông Phạm Duy
Cường, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái. Courtesy of
chinhphu.gov.vn
Tin chấn động
Thông tin đầu
tiên về vụ bắn chết hai quan đầu tỉnh Yên Bái có lẽ lên báo sớm nhất là tin “Chấn
động: Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm Yên Bái nổ súng bắn lãnh đạo tỉnh của
Pháp luật Việt Nam” vào lúc 9 h40’ ngày 18/8/2016, tức là chỉ sau khi vụ việc xảy
ra 1 giờ rưỡi .
Tuy nhiên ít
phút sau, bài báo này đã bị ẩn. Chỉ khi đến giữa ngày, nhiều trang báo đồng loạt
đăng tin thì bài này mới cho hiện trở lại.
Lập tức, các
trang mạng xã hội, đặc biệt là facebook dày đặc các thông tin, bình luận về sự
kiện này. Sang mấy ngày tiếp theo, các facebooker gần như không quan tâm đến
thông tin nào khác. Đặc biệt, thái độ khi bình luận đối với họ tuyệt đại đa số
là… hả hê.
Thứ Ba, 23 tháng 8, 2016
Cánh Cò: Những cánh sen Yên Bái
viết từ Việt Nam
Thủ tướng Việt
Nam Nguyễn Xuân Phúc (thứ hai từ trái) bên nạn nhân Phạm Duy Cường tại bệnh viện
Yên Bái sáng 18/8/2016.
63 ô tô lớn
nhỏ là cái nhiều người đếm được khi xem một clip đang lưu hành trên mạng quay lại
đám tang của ông Đỗ Cường Minh, người được cho là nghi can đã giết chết Bí thư
tỉnh ủy cùng với Chủ tịch HĐND tỉnh, kiêm Trưởng ban Tổ chức Tình Ủy tỉnh Yên
Bái.
5 chiếc xe đi
đầu có màu đen và giống với cung cách của xã hội đen trong các phim Hongkong.
Trên mui mỗi chiếc là 1 hoa sen khổng lồ màu vàng cho thấy đám tang này được tổ
chức khá tốt, có điều không hiểu cái biểu tượng hoa sen này có phải do vợ của
ông Minh, hay người nhà bên vợ ông Minh nghĩ ra hay không.
Mai Loan: CHỪNG NÀO THÌ DONALD TRUMP MỚI “THỨC TỈNH”?
Đại hội Đảng toàn quốc của hai phe Cộng Hoà và Dân Chủ vừa kết thúc vào cuối tháng 7 vừa qua là dịp để cho cử tri toàn quốc được dịp nhìn rõ hơn về hai ứng viên được chính thức đề cử bởi mỗi đảng trong cuộc chạy đua vào đầu tháng 11 sắp tới để định đoạt nhân vật sẽ trở thành chủ nhân của Toà Bạch Ốc trong vòng 4 năm sắp đến.
Sau những
giờ phút “hồ hởi”
của các đại biểu
về tham dự đại
hội đảng cũng như của
cử tri trên toàn quốc
được dịp chứng kiến những
hình ảnh được xem như là tốt
đẹp và tích cực nhất
cho các ứng viên “gà nhà”, tình hình vận
động tranh cử thường là tạm lắng đọng hơn. Lý do là vì người dân đang bước vào tháng 8 của
mùa hè và giành nhiều thời gian hơn cho những
sinh hoạt giải trí hoặc nghỉ
hè trước khi bước vào mùa tựu
trường của các em học sinh và sinh
viên.
BBC: Olympic Rio thành công hay thất bại?
Theo nhiều nhà phân tích và phê bình, quyết
định từ năm 2009, cho thành phố Rio de Janeiro của Brazil đăng cai cuộc tranh
tài Olympics 2016 đã là một quyết định mang tính rủi ro cao.
Tuy nhiên, Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC),
mà cụ thể là chủ tịch Thomas Bach, vốn xem đây là một cơ hội để quảng bá tinh
thần thể thao, lại cho rằng quyết định để Rio đăng cai Olympic là một sự đánh
cược xứng đáng.
"Người dân Brazil đã chứng minh là một
chủ nhà xứng đáng và đoàn kết cho sự thành công của Olympic," chủ tịch
Thomas Bach nói. "Họ đã biến cuộc tranh tài thành một lễ hội cho tất cả mọi
người."
"IOC đã cho thấy khả năng tổ chức
Olympic ở một nước không có GDP cao là hoàn toàn khả thi."
Nguyễn Đình Cống: Đôi điều với Mai Tú Ân: cần gì phải sợ
Trang Bauxite
ngày 21/8 đăng bài của Mai Tú Ân (MTÂ) «Viết cho con gái - Cha sợ hãi
lắm». Đầu tiên MTÂ mô tả nỗi sợ kinh khủng bị cường quyền bắt sống, tù đày,
nó như con rắn độc len lỏi trong tim. Nhưng rồi xuất hiện nỗi sợ hơn, đó là câu
hỏi đắng lòng của con gái, một câu hỏi do tưởng tượng: « Cha đã làm gì cho dân
cho nước ?».
Tôi rất thông
cảm với MTÂ, vì cũng đã từng có nỗi sợ như thế và hiện nay đã thoát khỏi. Vừa rồi
con gái ở nước ngoài về thăm, có yêu cầu tôi viết một cái gì đó cho đứa con
trai bé bỏng của nó. Tôi chưa nghĩ ra nội dung thì bài viết của MTÂ đã gợi ý.
Tôi dự định viết cho thằng cháu ngoại mang quốc tịch Hà Lan một bài «Cháu ơi, đừng
sợ gì cả», trong đó có một đoạn, ông đã từng sợ và nay hết sợ rồi.
Hoàng Việt/BBC: Trách nhiệm pháp lý của chính phủ Lào
Biểu tình phản đối dự án đập Don Sahon
Chính phủ Lào luôn mong muốn
trở thành “bình ắc quy của khu vực Đông Nam Á” vì nếu làm được như vậy, họ có
điều kiện để phát triển nền kinh tế của họ.
Để đạt được mục tiêu này,
Lào có kế hoạch xây dựng khoảng 70 đập thủy điện trên cả dòng chính lẫn dòng
nhánh của sông Mekong.
Tuy nhiên, có rất ít hoặc gần
như không có quy hoạch về môi trường trong kế hoạch phát triển thủy điện của
Chính phủ Lào. Điều này đã gây ra tranh cãi về những mâu thuẫn giữa một bên là
chính sách phát triển kinh tế của Lào với một bên là việc gìn giữ, bảo vệ môi
trường đối với khu vực hạ lưu sông Mekong.
Thứ Hai, 22 tháng 8, 2016
Lê Phan: Chuyện ông phó đại sứ Bắc Hàn
Vụ ông Thae
Yong Ho, phó đại sứ Bắc Hàn tại Luân Đôn
đào thoát trên truyền thông Nam Hàn.
(Hình: Getty Images)
Hôm thứ ba vừa
qua, trước là báo chí sau đó chính phủ Nam Hàn chính thức công nhận là ông Thae
Yong Ho, phó đại sứ Bắc Hàn tại Luân Đôn, đã bỏ hàng ngũ và đã được chính phủ
cho tị nạn ở Nam Hàn.
Ông Thae, như
vậy, đã là nhân vật cao cấp nhất trong hàng ngũ ngoại giao Bắc Hàn đào thoát.
Nghe đâu chính quyền Bình Nhưỡng đã hoàn toàn bất ngờ trước tin này và hầu như
lúc đầu ú ớ không có phản ứng. Mà ngạc nhiên cũng phải vì các nhà ngoại giao Bắc
Hàn là những người được tín nhiệm cũng như được hưởng nhiều đặc quyền nhất
trong thế giới kỳ lạ của Bắc Hàn. Vậy điều gì khiến ông Thae khác hẳn những người
khác?
Phạm Chí Dũng: Ông Tô Huy Rứa có ‘hạ cánh an toàn?’
Ông Tô Huy Rứa, cựu trưởng ban tổ chức trung ương đầy quyền lực, nhân vật mà vào Tháng Mười Một, 2015 từng có một bài viết trên báo nhà nước kỳ vọng về “đào luyện một lãnh tụ” mà một số dư luận cho là ẩn ý cổ vũ cho ông Nguyễn Phú Trọng trước đại hội 12, đang đối diện nguy cơ bị “lãnh tụ” truy xét trách nhiệm trong quá khứ.
Nhân vật đầu
tiên báo điềm xấu hồi tố với ông Rứa là bà Nguyễn Thị Kim Ngân, chủ tịch Quốc Hội.
“Ngân nói”
hay “đảng nói?”
Sau hai lần
liên tiếp được bầu bán và tổ chức tuyên thệ, khi đã chắc suất trong “tứ trụ”
kiêm chức chủ tịch quốc hội, bà Nguyễn Thị Kim Ngân bắt đầu phát tác uy quyền của
mình.
Hành động đầu
tiên ngay sau khi nhậm chức chủ tịch quốc hội là bà Ngân thẳng thừng bác bỏ Luật
Biểu Tình – một quyền dân mà Quốc Hội Việt Nam nợ dân từ một phần tư thế kỷ qua
– với lý do “rối loạn đất nước.” Tuy nhiên, hành động này là không quá bất ngờ
bởi vì dư luận đều biết rõ không chỉ bà Ngân mà từ Tổng Bí Thư Trọng đến Bộ
Công An đều hết sức lo sợ Luật Biểu Tình trong một xã hội Việt Nam đang tiệm cận
bùng nổ.
Mai Vân/RFI: Mao: Tội phạm lớn nhất của lịch sử, hơn cả Hitler hay Stalin
Chân dung Mao Trạch Đông trước Thiên An
Môn,
16/05/2016.REUTERS/Kim Kyung-Hoon
16/05/2016.REUTERS/Kim Kyung-Hoon
Một tấm hình của Mao Trạch
Đông màu đỏ máu chiếm trọn trang bìa với hàng tựa lớn « Mao, tội phạm lớn nhất
lịch sử » : Tạp chí L’Obs tuần này (18-24/08/2016) đã không ngần ngại dành
hồ sơ chính cho nhân vật lãnh đạo Trung Quốc đã khiến hàng chục triệu người dân
của mình bị chết oan, nhưng ngày nay vẫn được chế độ Bắc Kinh tôn thờ. Điểm độc
đáo trong hồ sơ của L’Obs chính là phần so sánh « tội ác » của Mao với hai nhà
độc tài khét tiếng khác là Hitler và Stalin để đi đến kết luận : kẻ đứng đầu
chính là Mao Trạch Đông.
L’Obs đã dành hơn 10 trang
trong cho hồ sơ Mao Trạch Đông, một mặt tổng kết di sản thực sự mà Mao để lại
40 năm sau khi qua đời, một mặt khác cũng tìm hiểu tại sao Trung Quốc ngày nay
vẫn tôn thờ kẻ gây tội ác này. Bài viết nêu bối cảnh năm nay là kỷ niệm đúng 40
năm ngày người « Cầm Lái Vĩ Đại » qua đời (09/09/1976) và 50 năm Cách Mạng Văn
Hóa.
Văn bản đồng thuận tại hội thảo quốc tế “quy chế pháp lý của đảo, đá trong luật quốc tế và thực tiễn biển Đông”
Sáng 17/8, tại thành phố
Nha Trang (Khánh Hòa), Trường Đại học Phạm Văn Đồng (Quảng Ngãi) phối hợp với
Trường Đại học Nha Trang (Khánh Hòa) tổ chức Hội thảo quốc tế “Quy chế pháp lý
của đảo, đá trong luật quốc tế và thực tiễn Biển Đông” [1]. Hội thảo được tổ chức
sau khi Tòa Trọng tài quốc tế ra phán quyết vụ Philippines kiện Trung Quốc về
tranh chấp Biển Đông.
Tham dự Hội thảo có gần 100 đại biểu bao gồm các học giả quốc tế, học giả người
Việt Nam ở nước ngoài, các chuyên gia, học giả đã có nhiều năm nghiên cứu về
tranh chấp Biển Đông thuộc các trường Đại học, viện nghiên cứu của Chính phủ
các nước Mỹ, Nga, Úc, Ấn Độ, Đức, Nhật, Bỉ, Philippines, Hàn Quốc… Có thể kể
tên một số gương mặt quen thuộc như ông Pramono, Tổng Vụ trưởng Chính sách Đối
ngoại, Bộ Ngoại giao, chuyên gia Luật Biển của Indonesia; GS. Erik Franckx, Trưởng
Khoa Luật quốc tế và Châu Âu, Giám đốc Trung tâm Luật quốc tế, Đại học Tự do
Brussel, Bỉ; GS. Carl Thayer, Đại học New South Wales, thuộc Học viện Quốc
phòng Australia; GS. Koichi Sato, Đại học J. F. Oberlin, Tokyo, Nhật Bản; TS.
Renato Cruz DeCastro, Giáo sư về Quan hệ Quốc tế, Đại học De La Salle, Manila,
Philippines; Ông Shekhar Dutt, Nguyên cố vấn Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ; Đại
sứ Nguyễn Quý Bính, Thành viên Tòa trọng tài thường trực (PCA); Bà Amy
Searight, chuyên viên cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế
(CSIS) của Mỹ… [2]
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)