Thứ Năm, 14 tháng 7, 2016
TS Đinh xuân Quân - Phán Quyết Về Vụ Tranh Chấp Philippines - Tq Về Biển Đông David Hạ Goliath (Kỳ 2)
Việc tranh chấp tại Biển Đông đã kéo dài từ năm 2013 đến nay. Tòa trọng tài Thường Trực (PCA hay Permanent Court of Arbitration) nay đã ra phán quyết.[1]/ (Xin xem bản phán quyết)
Căng thẳng ở Biển Đông đã diễn
trong nhiều thập kỷ qua và gây căng thẳng trong những năm gần đây do việc TQ
dùng sức mạnh và xây các đảo nhân tạo – hầu dành quyền khai thác các tài nguyên
biển.
Tranh chấp này có cả ngụ ý chính
trị là một thế giới dựa trên luật pháp quốc tế (Hoa kỳ và các nước) và bên kia là
Trung Quốc (TQ) đang trỗi dậy mạnh mẽ, thành một siêu cường đang lên dựa trên
“chủ quyền lịch sử” và sức mạnh để giải quyết các tranh chấp quốc tế.
Tòa Trọng tài Thường Trực-PCA tại
La Haye chính thức công bố phán quyết về vụ việc Philippines kiện Trung Quốc về
đường đứt khúc 9 đoạn vẽ ra tại Biển Đông nhằm tuyên bố chủ quyền ở đó. Phán
quyết của Tòa dài 479 trang gồm trong 10 chương và trong đó Philippines thắng 14
điều còn điều 15 thì là dĩ nhiên theo phán quyết chung.
Đây là một thắng lợi của công lý
quốc tế - của David trên Goliath – của nước nhỏ trên nước lớn nhờ Tòa án Trọng
Tài – nhờ luật.
Trong phần hai bài này (Xin xem kỳ
1 đã đăng trên Diễn Đàn Thế Kỷ ngày 13 tháng 7, 2016) tác giả cố gắng làm rõ những
gì Tòa đã phán quyết và ảnh hưởng (tốt hay xấu) trên TQ và các nước trong vùng,
nhất là đối với Việt Nam.
Phần 1: Phán quyết của
Tòa PCA
Phán quyết của Tòa dài 479 trang
và gồm 10 chương. Philippines kiện TQ 15 điều và phán quyết của tòa cho thấy
Philippines thắng 14 điều còn điều 15 thì là dĩ nhiên theo phán quyết chung.
Chương I là phần dẫn đầu
Chương II đưa ra các thủ tục tố tụng của vụ kiện. Chương này, theo điều 5 của Phụ Lục VII, đã
cho thấy là Tòa PCA đã tìm mọi cách nghe tiếng nói của hai bên (Philippines và
TQ) và cho phép họ có dịp đóng góp vào quy trình.
Chương III đánh giá đơn kiện với 15 điều của Philippines. Mặc dù TQ đã không tham gia vào quy trình luật
pháp này, Tòa luôn luôn so sánh - đánh giá 15 điều Philippines kiện với phía
TQ.
Chương IV Đánh giá việc TQ không tham gia vào đơn kiện của
Philippines.
Chương V, Tòa đánh giá đơn của Philippines về quyền và trách nhiệm
của hai bên đối với biển, thềm lục địa và các thực thể trên biển kể cả đường 9
đoạn là trái với luật biển.
Chương VI, Tòa phán quyết về đơn của Philippines về các thực thể
trên biển như Bãi Cuarteron Reef, Fiery Cross Reef, Gaven Reefs, Johnson Reef,
Hughes Reef, McKennan Reef, Mischief Reef, Scarborough Shoal, Second Thomas
Shoal, và Subi Reef. Tòa đã đánh giá xem là các thực thể nêu trên ở Trường Sa
có phải là đảo hay không theo điều 121(3) của luật Biển và có thể có tranh chấp
với vùng độc quyền kinh tế của Philippines.
Chương VII, Tòa xét theo luật biển các đơn tố cáo của Philippines
và cho là TQ đã phạm (a) TQ đã chạm đến quyền của Philippines về tài nguyên (điều
8 của Philippines); (b) TQ đã không ngăn cản các tàu TQ đánh bắt tài nguyên của
Philippines (điều 9); (c) TQ ngăn chặn các ngư dân Philippines tại bãi Scarborough
Shoal (điều 10 của Philippines); (d) TQ không bảo vệ môi trường biển qua việc (a)
cho phép và bảo vệ các tàu TQ đánh bắt các hải sản có nguy cơ tiệt chủng và
đánh bắt cá một cách có hại; và (b) xây dựng các đảo nhân tạo làm hư các bãi
san hô (điều 11 và 12(b) của Philippines); (e) TQ xây các đảo nhân tạo không được
phép của Philippines (điều 12(a) và 12(c) của Philippines); và (f) Các tàu TQ
đã không tránh – có thể đưa việc đụng chạm – gây nguy cơ cho tàu Philippines gần
bãi Scarborough Shoal trong 2 vụ tháng 4 và tháng 5, 2012 (điều 13 của
Philippines).
Chương VIII, Tòa cho là việc TQ qua các hoạt động tại bãi Second
Thomas Shoal và việc xây dựng đảo nhân tạo đã gây thêm tranh chấp giữa hai bên
tại quần đảo Trường sa (điều 14 của Philippines).
Chương IX Tòa xem xét cư xử của hai bên trong việc giải quyết tranh
chấp một cách ôn hòa (điều 15 của Philippines).
Chương X Phán quyết của tòa.
Nói tóm Philippines như vậy có thể
nói là Philippines toàn thắng về 15 điểm họ xin Tòa làm rõ. Việc quan trọng nhất là Tòa đã phán rõ rang
là đường 9 điểm (lưỡi bò) không có cơ sở pháp lý trong luật biển của Liên Hiệp
Quốc.
Các
luật sư của Philippines đã biện luận rất khéo léo – không nói về chủ quyền (vì
Tòa không có thẩm quyền) nhưng họ chỉ muốn Tòa làm rõ các quyền lợi của họ theo
luật biển. Luật biển không chấp nhận đường 9 đoạn và nay các đảo nhân tạo
sẽ không có lãnh hải 12 hải lý và không có thêm đặc quyền kinh tế trên 200 hải
lý.
Các rặng san hô: Subi, Gaven,
Hughes, Johnson South, Fiery Cross, Cuarteron và Mischief. Khi thuỷ triều lên
cao, do đó sẽ không có lãnh hải. Các Bãi san hô mà TQ cướp của Phi vào năm 2012,
nhất là các bãi san hô này tuy còn thấy lúc thuỷ triều lên nằm trong vùng độc
quyền kinh tế của Philippines.
Về quyền lịch sử (trang 471 của
phán quyết) Tòa đã bác (điều kiện 1 và 2 của Philippines). Ở chỗ khác Tòa ghi
rõ “mặc dù các ngư dân và nhà hàng hải của Trung Quốc, cũng như của những nước
khác, trong lịch sử đã từng sử dụng các "đảo" ở Biển Đông, nhưng
không có bằng chứng nào cho thấy Trung Quốc trong lịch sử đã từng độc quyền kiểm
soát các vùng biển và các nguồn tài nguyên tại đây.” Tòa cũng nhấn mạnh là trước khi có luật biển
UNCLOS, thì vùng biển này được coi là vùng “quốc tế - high sea” nơi mà mọi tàu -
ngư dân có thể đến đánh cá, thu tài nguyện hải sản. Dựa trên đó Tòa cho là TQ không thể viện cớ
là có chủ quyền lịch sử. TQ chỉ có chủ
quyền do luật biển cho phép – đi từ đất liền ra 12 hải lý và nếu là đảo thì có
200 hải lý.
Tòa phán là quần đảo Trường Sa “không
thể coi là một đảo và có thể tạo ra một “vùng đặc quyền kinh tế”.
Tòa Án Trọng Tài Thường Trực cho
rằng Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Philippines ở vùng đặc quyền kinh tế của
nước này, vì đã cản trở việc thăm dò dầu khí và đánh cá của Philippines, xây dựng
các đảo nhân tạo, cũng như đã không ngăn cản ngư dân Trung Quốc đến đánh cá trái
phép ở vùng này.
Tòa Án Trọng Tài Thường Trực
còn cho rằng các hành động bồi đắp, xây đảo nhân tạo của Trung Quốc không phù hợp
với nghĩa vụ của một Nhà nước trong tiến trình giải quyết tranh chấp, gây ra những
tổn hại không thể khắc phục được đối với môi trường biển, xây dựng các đảo nhân
tạo trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, tàn phá môi trường tự nhiên của
các thực thể ở Biển Đông.
Xin nhắc lại là phán quyết của
Tòa Án Trọng Tài Thường Trực không phán quyết về chủ quyền biển đảo, mà chỉ xác
định là những thực thể nào trên biển có thể tạo ra chủ quyền lãnh thổ trên các
vùng biển xung quanh chiếu theo luật quốc tế.
Phần 2: Hậu quả - Tác động
của phán quyết
Phán quyết của Tòa khẳng định
công lý, pháp lý quốc tế đã được thực thi một cách rõ ràng; một thắng lợi chung
cho các quốc gia chứ không phải một mình Philippines bởi lẽ tác động tiếp theo
của phán quyết này là sẽ có lợi cho việc duy trì trật tự pháp luật quốc tế đã định
hình.
Tại Biển Đông hiện nay có 6 quốc
gia chiếm đóng, giữ Đảo, Đá, Rạng San hô, Bãi, Cồn cát.
Việt Nam kiểm soát Tổng cộng: 21 thực thể địa lý, gồm 7 đảo san hô
/ cồn / 14 rạng san hô) như: 1) Đảo An Bang; 2) Đảo Nam Yết; 3) Đảo
Sinh Tồn; 4) Đảo Sinh Tồn Đông; 5) Đảo Sơn Ca; 6) Đảo Trường
Sa Lớn; 7) Đảo Song Tử Tây; 8) Đảo Trường Sa Đông; 9) Đảo
Phan Vĩnh: 10) Đá Cô Lin: 11) Đá Đông; 12) Đá Lát; 13) Đá Len Đao; 14) Đá
Lớn; 15) Đá Nam; 16) Đá Núi Thị; 17) Đá Núi Le; 18) Đá Tây; 19) Đá
Tiên Nữ; 20) Đá Tốc Tan; 21) Đá/Bãi Thuyền Chài.
Trung Quốc kiểm soát Tổng cộng: 7 thực thể địa lý; tất cả đều là rạng
san hô bãi ngầm lập lờ thủy triều: 1) Rạng Đá Châu Viên; 2) Rạng
Đá Chữ Thập; 3) Rạng Cụm đá Ga Ven; 4) Rạng Đá Gạc Ma; 5) Rạng
Đá Tư Nghĩa; 6) Rạng Đá Vành Khăn; 7) Rạng Đá Xu Bi. Theo phán quyết
của Tòa thì 7 thực thể này không có lãnh hải hay đặc quyền kinh tế.
Philippines kiểm soát: Tổng cộng: 10 thực thể địa lý: 7 đảo san
hô/cồn cùng 3 rạng san hô: 1) Đảo Bến Lạc; 2) Đảo Bình Nguyên; 3) Đảo
Loại Ta; 4) Đảo Song Tử Đông; 5) Đảo Thị Tứ; 6) Đảo Vĩnh Viễn; 7)
Bãi An Nhơn; 8) Đá Cá Nhám; 9) Đá Công Đo; 10) Bãi Cỏ Mây
Đài Loan kiểm soát Tổng cộng 2 thực thể địa lý, gồm 1 đảo san hô và
1 rạng san hô (trên đó nổi lên 1 cồn cát), đó là 1) Đảo Ba Bình; 2) Bãi
Bàn Than
Malaysia kiểm soát Tổng cộng: 7 thực thể địa lý; tất cả đều là rạn
san hô nói chung. Nước này cũng xây một ngọn đèn hiệu trên rạn san hô vòng
Louisa. 1) Rạn Đá Én Ca; 2) Rạn Đá Hoa Lau; 3) Rạn Đá Kỳ
Vân; 4) Rạn Đá Sác Lốt; 5) Đá Suối Cát; 6) Rạn Đá Kiêu
Ngựa; 7) Bãi Thám Hiểm
Các hậu quả qua sự phán quyết của Tòa PCA
Hậu quả phán quyết: không chấp nhận
quyền sở hữu dựa trên lịch sử và cũng không chấp nhận đường lưỡi bò. Như vậy TQ không có cớ đòi chủ quyền – lấy đi
một cớ mà TQ vẫn dựa lên để ăn hiếp và áp đặt chủ quyền. Việc này sẽ giúp các
nước trong vùng đòi hỏi chủ quyền một cách mạnh mẽ hơn;
Hậu quả phán quyết về vùng đặc
quyền kinh tế sẽ phải lấy điểm tựa từ đất liền ra biển và chỉ theo luật quy định
nghĩa là lãnh hải 12 hải lý và 200 hải lý EEZ (đặc quyền kinh tế). Hoa kỳ khuyến
khích các phía tranh chấp làm rõ yêu sách trên biển của họ phù hợp với luật
pháp quốc tế - như được phản ánh trong Công ước Luật biển - và làm việc với
nhau để quản lý và giải quyết tranh chấp;
Hậu quả phán quyết thì không có
thực thể nào tại Trường sa (Spratly Islands) có thềm lục địa và nhiều thì 12 hải
lý mà thôi. Mặc dù VN chiếm 21 điểm
nhưng VN sẽ phải xét lại, điều đình vể chủ quyền chung quanh các đảo cũng như
các vùng đặc quyền kinh tế của mình. (xem bản đồ);
Hậu quả phán quyết đối với VN là có
thể thay đổi chính sách về BĐ với TQ. VN
đã thành công quốc tế hóa BĐ và nay Quốc tế đã vào – mang nhiều cách giúp VN. Bàn cờ không còn dựa trên 16 tốt và 4 chữ
vàng của hai đảng CS mà dựa trên quyền lợi đất nước. VN nay có nhiều cơ hội như kiện TQ về việc
đánh chìm – phá hoại các tàu đánh cá của VN – cấm đánh cá tại BĐ dựa trên nhiều
lý do vì TQ không có quyền trong đường 9 điểm – tự mình đưa các vùng cấm đánh
cá hay dùng tàu hải chính là phi pháp (vì đây là biển quốc tế) trái với luật biển.
Phán quyết PCA sẽ cho phép VN mạnh miệng hơn – có chính sách độc lập hơn.
Hậu quả phán quyết là TQ khó sẽ lập
vùng nhận dạng hàng không (ADIZ) vì không có quá 12 hải lý và các vùng TQ chiếm
vẫn coi là đá ngầm.
Hậu quả phán quyết thì vùng trong
Biển Đông là vùng Hải phận quốc tế - các tàu Hoa Kỳ, Nhật, vv. sẽ có dịp tuần
tra – đi trên biển quốc tế.
Hậu quả phán quyết thì không có
vùng biển chồng lấn giữa Indonesia và các vùng đánh cá của TQ. 200 hải lý chung quanh đảo Natuna là thuộc
Indonesia.
Trung Quốc không chấp nhận phán
quyết nhưng họ “không thể một mình một sân, một mình một luật chơi được”. Nếu
không chấp nhận trật tự luật pháp quốc tế Trung Quốc sẽ trở thành một quốc gia
“côn đồ - rogue state” và mọi nước sẽ rõ và phải xem xét lại đường lối đối ngoại
với Trung Quốc về các vấn đề chính trị, ngoại giao và kể cả kinh tế.
Việc
Philippines kiện Trung Quốc cho thấy qua luật pháp một David (nhỏ) được tòa án
quốc tế xét xử công bằng vẫn thắng một Goliath khổng lồ như TQ – một thành viên
Hội Đồng Bảo An không coi luật quốc tế ra gì.
TQ có
hải quân mạnh và việc đầu tiên là các nước nhất là VN cần tăng hải-không quân để
bảo vệ bờ cõi. Nhờ các chính phủ Quốc Gia trước đây và các chính phủ của VNCH,
VN có chứng cớ về quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa để thương lượng. Hơn nữa nay các nước như Hoa Kỳ và Nhật có thể
giúp VN vì không còn đường “lưỡi bò tự vẽ.”
Phán quyết của Tòa PCA không giải
quyết tất cả vấn đề chủ quyền nhưng nó làm rõ thêm các quyền và trách nhiệm của
các nước thành viên UNCLOS. Nhưng đường
còn dài – ít nhất nay con đường đã rõ ràng hơn sau phán quyết.
ĐXQ
[1]/ http://thediplomat.com/wp-content/uploads/2016/07/thediplomat_2016-07-12_09-15-50.pdf - Bản phán quyết cu3aToa2 PCA dài 479
trang gồm 10 chương