Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2016
RFI - Biển Đông : Việt Nam và phán quyết của Tòa Trọng Tài
Trụ sở Tòa Án Trọng Tài Thường Trực, La
Haye, Hà Lan(wikipedia.org)
Ngày 12/07/2016, Tòa Án Trọng
Tài Thường Trực La Haye ra phán quyết trong vụ Philippines kiện các đòi hỏi chủ
quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Vậy Việt Nam sẽ phản ứng ra sao ? Sau đây là
nhận định của giáo sư Carlyle A. Thayer, Học viện Quốc phòng Úc, khi trả lời
các câu hỏi của báo giới, ngày 03/07.
1/ Theo giáo sư, Việt Nam
theo dõi vụ kiện này ra sao?
Việt Nam theo dõi rất sát
sao vụ kiện lên Tòa Án Trọng Tài La Hya. Trong vụ này, Việt Nam đã đệ trình lên
Tòa một tuyên bố về các quyền lợi của mình và đã được phép gửi quan sát viên đến
theo dõi các phiên điều trần. Việt Nam cũng đã chính thức tuyên bố là Tòa có thẩm
quyền trong vụ kiện này.
Việt Nam cũng theo dõi xem
các thủ tục này ảnh hưởng ra sao đến ổn định tại Biển Đông. Mọi đối đầu về
chính trị-ngoại giao hoặc trên một lĩnh vực nào khác, sẽ có các tác động tiêu cực
đối với môi trường an ninh trực tiếp của Việt Nam.
2/ Phán quyết của Tòa có hệ
lụy ra sao đối với Việt Nam?
Các cuộc điều trần tại Tòa
cho thấy tất cả các nước, dù lớn hay bé, đều có các quyền, chiểu theo luật pháp
quốc tế. Việt Nam đã thăm dò khả năng kiện nhưng đã kìm lại, không làm. Thắng lợi
của Philippines sẽ mở cửa cho Việt Nam dùng tới điều chỉnh của pháp luật nếu
Trung Quốc trở nên quyết đoán hơn.
Nếu Tòa Án Trọng Tài giải
quyết vấn đề mà Philippines đưa ra qua việc xác định quy chế hợp pháp của các
thực thể – đảo, đá, thực thể nửa chìm nửa nổi – thì Việt Nam sẽ chịu áp lực là
phải làm rõ quy chế pháp lý các thực thể mà Việt Nam đang chiếm giữ. Nếu Việt
Nam làm như vậy, thì có thể là sẽ có những vùng biển chồng lấn với Philippines
và Trung Quốc. Điều này sẽ tạo cơ sở cho việc phân định vùng biển với
Philippines nhưng công việc này sẽ không được Trung Quốc thừa nhận.
3/ Trong thời gian sắp tới,
liên quan đến những tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông, Việt Nam sẽ hành động
ra sao ?
Trong các tuyên bố của mình,
Việt Nam khẳng định ủng hộ luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật
Biển. Do vậy, Việt Nam sẽ rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan hoặc kêu gọi Trung
Quốc tôn trọng và thực hiện các phán quyết của Tòa Án Trọng Tài hoặc nói một
cách ít nhất có thể để tránh làm Trung Quốc nổi giận.
Cho đến nay, các quan chức
Việt Nam vẫn tuyên bố rằng kiện tụng là giải pháp cuối cùng. Việt Nam có thể
dành ưu tiên cho các cuộc đối thoại song phương với Trung Quốc về các tranh chấp
trên biển giữa hai nước mà không liên quan gì đến nước khác.
Việt Nam sẽ có lập trường
theo kiểu “chúng tôi có thể nghĩ tới việc kiện tụng, nhưng chúng tôi lại muốn
để nước khác làm việc này”. Việt Nam luôn luôn thận trọng và thực dụng, cân
nhắc cách tiếp cận có lợi nhất.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét