Chủ Nhật, 5 tháng 6, 2016
Phạm Xuân Đài - Bản dịch Trường Can Hành của Khái Hưng (Thắc mắc của nhà văn Ngự Thuyết đã có lời giải đáp)
Cách đây vài
tuần DĐTK có đăng một bài của nhà văn Ngự Thuyết, nhan đề KHÁI HƯNG và TRƯỜNG
CAN HÀNH của LÝ BẠCH. Trong bài tác giả nêu lên một nỗi khắc khoải, rằng theo
ký ức của ông thì Khái Hưng có dịch bài thơ Trường Can Hành của Lý Bạch, trong
quá khứ ông đã từng đọc, thậm chí thuộc lòng, nhưng bây giờ ông không thể nhớ
ra là đọc ở sách báo nào, và vào thời gian nào.
Sau khi khảo
sát bài thơ của Lý Bạch từ nguyên văn chữ Hán đến việc giới thiệu bản dịch của
Trần Trọng San, ông đã đăng lại nguyên bản dịch của Khái Hưng mà ông còn nhớ, với
một “lời kêu gọi” như sau:
Nếu quý vị nào tìm được trên báo chí, sách vở cũ bài Trường Can Hành do Khái Hưng dịch,
tôi xin được chỉ giáo, và xin vô cùng cảm tạ.
Một thời gian
ngắn sau khi đăng bài này, Tòa soạn DĐTK nhận được các trang sách được scan từ
cuốn Khái Hưng Người Đổi Mới Văn Chương của Vu Gia, do chị Lệ Hương, Giám Đốc
Thư Viện Viện Việt Học gửi đến, nội dung đề cập đến bài Trường Can Hành của Lý
Bạch do Khái Hưng dịch và cho biết đã đọc bài này trên giai phẩm Văn Hóa Ngày
Nay (do Nhất Linh chủ trương vào cuối thập niên 1950). Soạn giả Vu Gia còn cho
biết ở trang 404, bài Trường Can Hành do Khái Hưng dịch lần đầu tiên được đăng
trên giai phẩm Hương Xa (mà chúng tôi được biết do Đời Nay xuất bản tại Hà Nội năm
1943).
Theo chỉ dẫn
trên đây, chúng tôi xem lại các cuốn Văn Hóa Ngày Nay thì tìm thấy bài Trường
Can Hành được đăng ở trang 73 trong Văn Hóa Ngày Nay tập 8, tức số Xuân 1959. Mời
độc giả đọc bài này trong trang scan sau đây:
So với bài do
nhà văn Ngự Thuyết ghi lại theo trí nhớ, thì bản trong Văn Hóa Ngày Nay có một
số khác biệt. Xin độc giả xem bài viết lại sau đây, những chữ được tô màu vàng
là theo bản của VHNN , những chữ trong ngoặc [ ... ] là chữ khác biệt trong bản
theo trí nhớ của nhà văn Ngự Thuyết.
Dịch thơ của Khái Hưng:
Thiếp ngắt
hoa trước cửa
Tóc chấm
trán vừa ngang
Chàng cưỡi
ngựa trúc đến
Tung [hoa] mơ chạy quanh giường
Làng Trường
Can cùng ở
Hai trẻ một
lòng thương
Mười bốn về
làm vợ
Thiếp e thẹn
bẽ bàng
[Cúi] Chúi
đầu vào vách tối
Gọi mãi
chẳng quay sang
Mười lăm, mi mới nở
Nguyện ghi
tạc đá vàng.
Chàng không
hề lỗi hẹn,
Thiếp rất
được yêu [thương] đương.
Mười sáu
chàng ra đi
[Trơ vơ]
Treo leo lối [Cồ] Cộ
Đường
Tháng năm ai
dám tới
Tiếng vượn
kêu thảm thương
Ngoài [cửa] cổng
thưa chân bước,
Rêu xanh mọc
thành hàng.
Rêu đầy không
thể quét,
Lá rụng gió
thu mang.
Tháng tám
ngoài vườn cỏ,
Nhởn nhơ đôi
bướm vàng.
Tự cảm đau lòng
thiếp,
Nhìn tàn tạ
hồng nhan.
Sớm chiều
đến Ba Quận
Mong ngóng
đợi [tin] thư chàng
[Xa xôi đâu
dám ngại] Đón
nhau xa không ngại
Trường
Phong bao dặm đàng.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Qúi hoá quá. Tựa sách Hương Xa nhắc đến tập song hành của nó là Hoa Lạ. Và tôi vẫn thèm được đọc lại Dưới Trăng Uống Rượu Một Mình Khái Hưng dịch Nguyệt Hạ Độc Chước. Kim Bồng
Trả lờiXóa