Thứ Năm, 30 tháng 6, 2016
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến - Cái Đồ Trâu Ngựa
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến (Danlambao) - Thời đại này không còn chỗ cho đám đầu Trâu mặt Ngựa (ngu xuẩn, ác độc, tham lam, bất nhân và bất nghĩa) nắm quyền. Nay mai là ngày tàn của CNXH ở Venezuela. Ngày mốt sẽ đến lượt VN thôi!
Hóa ra trên đời này không chỉ có Việt Nam, Cu Ba, Bắc Triều tiên mà còn có thêm một dân tộc khác cũng ngu là Venezuela. - Một độc giả Dân Luận
Tương tự như vô số những người đàn ông (không ra gì) khác, tôi cũng hay chửi thề, rượu chè và cờ bạc. Tựa như đường vào tình yêu, đường vào trường đua (và đường vào bầu cua) có trăm lần thua có một lần huề!
Tôi thua đều đều, tất nhiên, kể cả những lần tin tưởng một trăm phần trăm là mình sẽ thắng. Mới đây chớ đâu, trong trận banh giữa Venezuela và Argentina, có cha liều lĩnh chấp trước hai trái. Thấy ăn là cái chắc nên tôi bắt liền.
Phạm Chí Dũng - Những ‘cánh tay nối dài của đảng’ cần được rút ngắn
Tổng Bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
Sau khi Đại hội XII đã chỉ
giải quyết được vấn đề nhân sự chủ chốt nhưng vẫn không giải quyết được bất kỳ
một vấn đề trầm kha nào về kinh tế, xã hội và càng không biết làm sao để cải
thiện tình trạng rỗng ruột của ngân sách, những dấu hiệu và biểu hiện “tự diễn
biến” trong nội bộ tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ đảng viên và trong hệ thống các
đơn vị vệ tinh xoay quanh trục đảng vẫn tiếp tục đà gia tăng khá ấn tượng.
Nguyễn Tiến Trung - Dân phải biết ơn Đảng?*
Sau nhiều
năm Hội cựu chiến binh không mời cha tôi đi họp, chính xác là kể từ khi tôi bị
bắt ngày 7/7/2009 thì sáng nay họ lại mời ba tôi ra. Buổi họp cựu chiến binh đã
trở thành buổi nhắc nhở, và gần như đấu tố cha tôi đã không giáo dục được con
cái là tôi.
Tôi không
có thời gian nên không viết dài dòng. Tôi chỉ muốn nói về cái lập luận quan trọng
nhất của các #CựuChiếnBinh là nhờ #ĐảngCộngSản họ mới có nhà cửa, lương hưu, trong đó có nhà
tôi. Do đó tôi phải biết ơn đảng cộng sản.
Thứ nhất,
tôi khẳng định là từ khi đảng cộng sản lên nắm quyền cho đến nay, người dân Việt
Nam chưa bao giờ có #QuyềnLàmChủ, trong đó những quyền quan trọng nhất là quyền
quyết định những vấn đề quan trọng của quốc gia qua trưng cầu dân ý, quyền phúc
quyết #HiếnPháp, quyền tự do ứng cử, tự do bầu cử để bầu ra lãnh đạo
quốc gia, quyền sở hữu đất đai, tài sản của mình. Bao nhiêu máu xương đã đổ mà
đến nay dân không có quyền làm chủ đất nước mà đảng lại bắt dân biết ơn đảng cộng
sản là sao?
Đoàn Hưng Quốc - Việt Nam là tỉnh của Trung Quốc?
Tôi không có đọc Mật Ước Thành Đô nhưng nếu là một mưu sĩ cho Hán Triều thì tôi sẽ khuyên nước Tàu đừng thu nhận Việt Nam thành một tỉnh mà thay vào đó cứ tiếp tục gieo rắc chia rẽ và đầu độc dân Việt cho đến khi bị hủy diệt. Có nhiều lý do:
Nhận vào làm
tỉnh dù tự trị cũng sẽ gặp chống đối, nhẹ nhất cũng như Tây Tạng - Tứ Xuyên,
còn nguy hiểm hơn nữa là kháng chiến có vũ trang. Người Việt giỏi du kích nên đừng
coi thường vì họ đã từng nhiều lần đánh bại Tàu, Mông Cổ, Tây và Mỹ.
Người Việt
thông minh nhanh nhẩu nên nhận họ làm dân Tàu chỉ tốn thêm chi phí y tế, giáo dục,
hưu trí, lại còn bị họ đòi bảo vệ môi trường, hỗ trợ đầu tư v.v. Thu nhập đầu
người Hoa hiện là $8000 USD trong lúc ở Việt Nam chỉ là $2000 USD nên thế nào họ
cũng đòi tăng lương gấp 4.
Mai Tú Ân - Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã nói gì?
Thượng tướng Tô Lâm
Tham dự hội
nghị có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc,
Bộ trưởng Bộ Công an thượng tướng
Tô Lâm, các lãnh đạo Bộ Công an
và lãnh đạo ngành công an 63 tỉnh thành.
Tại hội nghị,
thượng tướng Tô Lâm chỉ đạo nhiệm vụ công tác trọng tâm 6 tháng cuối năm 2016 đối
với ngành công an cần tập trung đấu tranh, ngăn chặn hoạt động kích động biểu
tình, gây rối trật tự, bạo loạn, bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin, đấu
tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch…
[Bài báo với
nhan đề “Bộ trưởng Công an Tô Lâm: Tiếp tục ngăn chặn hoạt động kích động biểu
tình” trên báo Thanh Niên (http://thanhnien.vn/…/bo-truong-cong-an-to-lam-tiep-tuc-nga… )
đã bị gỡ, các đường link khác của bài báo đều đã được thay bằng bài báo nhan đề
“Thủ tướng: không để tội phạm lộng hành” (http://news.zing.vn/thu-tuong-khong-de-toi-pham-long-hanh-post661379.html)
- BVN chú thích].
Thứ Tư, 29 tháng 6, 2016
Ngô Nhân Dụng - Nắn lưng Nguyễn Phú Trọng
Trong lúc ông Dương Khiết Trì, ủy viên Quốc Vụ Viện của Cộng sản Trung Quốc, tới Việt Nam, thì báo Nhân Dân ở Bắc Kinh cho độc giả coi một cảnh đánh đòn rất ngoạn mục. Những nạn nhân chịu đòn là nhân viên của Ngân hàng Nông thôn Thương nghiệp thành phố Trường Trị (长治), một trung tâm thương mại thuộc tỉnh Sơn Tây. Người đứng ra đánh là một vị thanh tra từ trên xuống, đóng vai cố vấn cho ngân hàng. Đoạn phim video chụp bằng máy điện thoại di động cho thấy cảnh ông thanh tra la mắng các nhân viên ngân hàng làm ăn không ra gì cả, ông quát tháo ra lệnh họ từ nay phải thành khẩn thay đổi, rồi ông cầm roi đánh, y như thầy giáo trừng phạt đám học trò lười và dốt!
Đoạn video
này có vẻ kỳ lạ. Tờ nhật báo chính thức của đảng Cộng sản Trung Quốc đã “vạch
áo cho người xem lưng,” cho thiên hạ chứng kiến hệ thống tài chánh, ngân hàng một
nước giầu hạng nhì thế giới vẫn làm việc theo theo lối… thời tiền sử!
Hoàng Giang - Các bạn trẻ, tại sao không tung cánh?
Tổng thống Mỹ Barack Obama chào đón các bạn
trẻ
trong cuộc gặp gỡ Các nhà Lãnh đạo trẻ Đông Nam Á tại Tp. Hồ Chí Minh, Việt
Nam,
ngày 25 tháng 5 năm 2016.
Thời còn đi học, hầu hết
chúng tôi khi được hỏi có dự định gì khi ra trường đều nói muốn được làm công
việc mình ưa thích, đúng chuyên ngành. Một cô bạn học báo truyền hình mong một
ngày được đứng trên sân khấu làm MC chương trình ca nhạc sống động, hay anh
chàng học tài chính ngân hàng thì muốn tìm hiểu cơ hội việc làm trong thị trường
chứng khoán, buôn bán cổ phiếu… Có những mơ ước rất hay và thực tế, tuy nhiên
sau tất cả, họ đều chọn cho mình một công việc nhà nước rất an vị. Và một điểm
chung là những vị trí đó đều có được nhờ mối quan hệ của gia đình.
Mới đây, trưởng ban thành ủy
Hà Nội đã xác nhận rằng huyện Mỹ Đức toàn cho con em, người thân, họ hàng vào
cơ quan công tác tại huyện này là có thật. Việc cơ chế tuyển dụng đều “đúng quy
trình, đúng thẩm quyền” đặt ra nhiều nghi vấn. Sự việc ông Vũ Quang Hải, 28 tuổi,
con trai Bộ trưởng bộ Công Thương được bổ nhiệm vào vị trí quan trọng của bộ
này, cũng như làm phó tổng CTCP Bia rượu Sài Gòn Sabeco cũng khiến dư luận chú
ý. Một vài luồng thông tin ngoài lề còn cho biết thêm các vị trí lãnh đạo cấp
cao của Sabeco cũng toàn do COCC (con ông cháu cha) nắm giữ.
Nguyễn Thị Từ Huy - Chuyện kể của một cựu nhân viên Bộ ngoại giao VN (phần 1)
Ông Đặng
Xương Hùng, cựu Lãnh sự CHXHCNVN tại Genève, Thụy Sĩ
Được biết
ông Đặng Xương Hùng đã từ bỏ tương lai nghề nghiệp trong ngành ngoại
giao để dấn thân đấu tranh cho quá trình dân chủ hóa ở Việt Nam,
chúng tôi thực hiện cuộc trò chuyện với ông để hiểu thêm về cách
thức vận hành và tổ chức của bộ máy quyền lực ở Việt Nam.
Nguyễn
Thị Từ Huy : Trước tiên, ông có thể cho biết, ông đã đến với
ngành ngoại giao như thế nào, là một lựa chọn cá nhân, hay là tuân
theo mong muốn của gia đình… ?
Đặng
Xương Hùng : Tôi đến với ngành ngoại giao là do yếu tố gia đình. Bố và
anh trai cả của tôi đều làm ở Bộ Ngoại giao. Bố tôi là bạn của ông Nguyễn Cơ Thạch,
cố Bộ trưởng Ngoại giao. Hai ông là đồng hương với nhau, quê tại Nam Định, đã
cùng nhau làm việc ở Ủy ban kháng chiến liên khu ba (trước 1954). Khi Bộ ngoại
giao được thành lập, ông Thạch đã rủ (hoặc đưa) Bố tôi về đây làm cùng nhau. Vốn
tiếng Pháp của Bố tôi cũng khá.
Gia Minh/RFA - Nhà máy giấy Lee & Man: Nguy cơ thảm họa môi trường?
Bản đồ vị trí
nhà máy giấy Lee & Man tại Hậu Giang.
Cảnh báo về một
thảm họa môi trường sẽ do nhà máy giấy Lee & Man Hậu Giang gây ra tại khu vực
Đồng bằng Sông Cửu Long được gióng lên mạnh mẽ.
Giới nuôi
trồng thủy sản lên tiếng
Hiệp hội Chế
biến và Xuất Khẩu Thủy sản Việt Nam - gọi tắt theo tiếng Anh VASEP, vào ngày 16
tháng 6 vừa qua có công văn gửi quốc hội và chính phủ Việt Nam.
Công văn nêu
rõ hoang mang của 270 doanh nghiệp thành viên VASEP trên toàn quốc trước tin sắp
đi vào hoạt động dự án xây dựng nhà máy giấy của Công ty TNHH Giấy Lee &
Man Việt Nam. Doanh nghiệp này thuộc Tập đoàn Lee & Man Paper Hong Kong-
Trung Quốc.
Lê Anh Hùng - Cha con Nguyễn Văn Chi-Nguyễn Xuân Anh và duyên nợ Trung Quốc
Nhà hoạt động chống tham nhũng Lê Hiền Đức.
Cụ Lê Hiền Đức là một người
tích cực đấu tranh chống tham nhũng và luôn sát cánh cùng bà con dân oan. Cụ là
một trong hai người được tổ chức Minh bạch Quốc tế trao Giải thưởng Liêm chính
năm 2007. Những việc làm vì dân vì nước của cụ khiến cụ giành được sự kính trọng
của rất nhiều người, kể cả giới chức cấp cao trong chính quyền Việt Nam.
Vậy nhưng, trong cuộc trao đổi qua điện thoại với cụ hôm 18/6 vừa qua, sau câu hỏi
bất nhã “Bác có liên quan gì về quyền lợi ở Đà Nẵng không?”, viên Bí thư Thành
uỷ Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh tiếp tục tỏ ra rất hỗn với cụ khi phát ra những câu
như “Già rồi biết gì mà ý kiến” hay “Bọn phản động lôi kéo cụ à?”.
Thái độ hỗn xược của viên Bí
thư Đà Nẵng đối với một người vừa đáng tuổi bà anh ta vừa được xã hội kính trọng
khiến dư luận rất bất bình. Điều này trái ngược với câu phát biểu đi vào lòng người của anh ta mới chỉ cách đấy một tháng
là: “Phải làm sao để người dân cảm thấy được tôn trọng và phát biểu ý kiến của
mình” (!!!).
Lối hành xử thiếu văn hoá của
vị “quan phụ mẫu” trẻ tuổi đứng đầu Đà Nẵng khiến không ít người phải lo âu khi
dõi theo những gì đã và đang diễn ra tại thành phố biển chiến lược này.
Thứ Ba, 28 tháng 6, 2016
Hoàng Giang - Người làm báo không có tiếng nói
Một phụ nữ đi ngang qua sạp bán báo trên
đường phố
ở Hà Nội, ngày 13 tháng 4 năm 2015.
ở Hà Nội, ngày 13 tháng 4 năm 2015.
Không rõ từ bao giờ mà nghề
làm báo ở Việt Nam bị coi như một thứ nghề mạt hạng đến vậy, bị cả phía dân lẫn
phía chính quyền khinh khi. Ngay sau vụ một chai nước giải khát của Tân Hiệp
Phát bị phát hiện có chứa 1 con ruồi, thì công ty TNHH URC bị tố cáo đã sử dụng
gần 600 tấn acid citric nhiễm độc chì nặng trong hơn 1.500 lô sản phẩm, tương
đương 1 tỉ chai nước trà xanh C2 và Rồng đỏ. Tuy nhiên, thông tin này không được
dư luận biết đến và quan tâm cho đến khi có nguồn tin hàng loạt tờ báo có tiếng
ở Việt Nam bị URC mua chuộc để viết bài theo ý của tập đoàn này. Theo thông tin
được chia sẻ, số tiền mà URC dùng để đút lót lên tới hơn 10 tỷ đồng. Cho đến
nay, các bài báo bênh vực, bào chữa cho tập đoàn này vẫn chưa được chỉnh sửa hoặc
gỡ xuống. Và quan trọng hơn, số lượng sản phẩm của URC vẫn được bày bán trên thị
thường Việt.
Nguyễn-Xuân Nghĩa - Brexit và hậu quả
Nhảy ra khỏi chảo nóng - và rơi
xuống lò than
Hơn bốn năm qua, mục “Kinh Tế
Cũng Là Chính Trị” đã nhiều lần nói về vụ khủng hoảng của khối tiền tệ Euro nằm
trong sự phân rã chậm rãi mà khó tránh của Liên Hiệp Âu Châu. Vì vậy, biến cố
“Brexit” tuần qua không thể là chuyện lạ. Bất ngờ ở đây là vì sao người ta lại
ngạc nhiên, và tại sao các thị trường tài chánh lại bàng hoàng rớt giá và mất cả
ngàn tỷ đô la?
Ðâm ra, sự ngạc nhiên ấy mới là điều đáng ngạc nhiên!
Tại sao vậy?
Từ nhiều năm rồi, Liên Âu trôi vào giai đoạn đình trệ
kinh tế, với tốc độ tăng trưởng ngày một thấp hơn. Chiều hướng ấy thật ra khởi
sự từ 1970, với đà tăng trưởng sản xuất của cả Âu Châu cứ giảm dần, từ 3.2% một
năm xuống 2.5 rồi 2.2 và chỉ còn 1.2% một năm khi thế giới bước vào thế kỷ 21.
Tình hình trở thành nguy kịch hơn sau vụ khủng hoảng tài chánh năm 2008, nhưng
người ta cứ cho là tại nước Mỹ mà không thấy ra những yếu kém tương tự tại Âu
Châu trong các thị trường gia cư và ngân hàng.
Phạm Chí Dũng - Bế tắc nợ công và ẩn ý cuộc gặp Victoria Kwakwa - Kim Ngân
Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân.
Victoria Kwakwa, Phó chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ
trách Đông Á - Thái Bình Dương, là một người rất có “duyên” với hiện tình vay nợ
- đảo nợ - chậm trả nợ của Việt Nam.
Người phụ nữ da đen này đã gặp hầu hết các chính khách
cao cấp Việt Nam - từ Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng -
trong những năm qua, từ khi bà còn là giám đốc cơ quan WB tại Việt Nam cho đến
thời điểm hiện nay.
Sau khi ông Nguyễn Tấn Dũng phải “nhường” ghế thủ tướng
cho ông Nguyễn Xuân Phúc tại Đại hội XII của đảng cầm quyền vào tháng Giêng năm
2016, bà Victoria Kwakwa đã gặp vị tân thủ tướng này nhưng không hứa hẹn bất cứ
khoản cho vay mới nào.
G.Đ/Người Việt - Coi dân như không, xem môi trường như rác
Một trong những họng cống của nhà máy giấy Lee & Man.
Nước thải sẽ được xả thẳng vào sông Hậu. (Hình: Tuổi Trẻ)
Bộ trưởng Tài Nguyên-Môi Trường
của Việt Nam vừa giao cho Tổng Cục Môi Trường tổ chức thanh tra các tác động đến
môi trường của dự án xây dựng nhà máy giấy Lee & Man.
Ðây là một dự án đầu tư của tập đoàn Lee & Man
Paper ở Hồng Kông, trị giá khoảng 628 triệu Mỹ kim, đã được chính quyền tỉnh Hậu
Giang cấp giấp phép sử dụng khoảng 82 hecta đất tại cụm công nghiệp Nam sông Hậu,
tọa lại tại xã Phú Hữu A, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Theo giấy phép đầu
tư, tập đoàn Lee & Man Paper đã xây dựng hai xưởng, một sản xuất bột giấy tẩy
trắng, công suất khoảng 330,000 tấn/năm và một sản xuất giấy cứng để làm bao bì
cao cấp, công suất khoảng 420,000 tấn/năm.
Nguyễn Hồ - Vụ nhà máy giấy của TQ ở Hậu Giang: 'Người dân cần các ông trả lời kìa!'
Ông Chung Wai
Fu, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Lee & Man
từ chối cung cấp thông tin về hóa
chất.
Ngay cả dự
án sản xuất bình thường như Nhà máy giấy Hậu Giang, cơ quan chức năng cũng giấu
thông tin!
Sáng 27.6, một
số PV đã chất vấn lãnh đạo Sở TNMT tỉnh Hậu Giang về loại hóa chất, số lượng…
mà Nhà máy giấy Hậu Giang sẽ sử dụng khi hoạt động. Tuy nhiên, ông Hoàng Quốc
Cường, Phó giám đốc Sở TNMT tỉnh Hậu Giang cho rằng: Vụ việc này do Bộ TNMT có
chỉ đạo thanh tra, nên không thể trả lời ngay được. “Sau khi có kết quả thanh,
kiểm tra, chúng tôi xin ý kiến rồi trả lời báo chí sau”, ông Cường nói.
Thứ Hai, 27 tháng 6, 2016
Cao Huy Huân - Tại sao cứ dây dưa giấc mơ ‘bùn đỏ’?
Ảnh minh hoạ.
Sau thời gian lo lắng, rốt
cuộc cũng xảy ra việc hồ chứa bùn đỏ gặp sự cố. Theo đó, hồ chứa nước khai thác
titan của Công ty Tân Quang Cường (xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận)
bất ngờ vỡ khiến một lượng lớn bùn đỏ tràn ra ngoài.
Theo mô tả của báo chí Việt
Nam, cụ thể là báo Tuổi Trẻ, thì “do lượng bùn đỏ quá lớn, dòng nước vỡ
ra mạnh nên đã xé thành một đường rãnh lớn trên đồi cát chạy dài xuống khu dân
cư. Nước bùn đỏ theo các đường rãnh tràn vào nhà dân, băng qua tuyến đường nhựa
ven biển Tân Thành - Thuận Quý chạy luôn ra biển. Tại các khu vực có dân cư
sinh sống, bùn đỏ tràn vào trong nhà, vườn, ao cá nhà dân. Các quán ăn nằm ven
biển cũng bị bùn đỏ tràn vào.” Đọc mà thấy nổi hết da gà vì kinh hãi. Lược xem
lại lịch sử về vấn nạn bùn đỏ tràn hồ ở Việt Nam sẽ thấy từ năm 2013, hồ chứa
khai thác titan ở huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận, cũng bị vỡ, gây thiệt hại
không nhỏ về môi trường lẫn tài sản của người dân. Năm 2013 không xảy ra một vụ,
mà nhiều vụ, khiến thiệt hại ước tính lên đến con số tỷ đồng.
Nguyễn Thị Từ Huy - Chúng ta đấu tranh vì cái gì?
ở trung tâm thành phố Hà Nội vào
ngày 01 tháng 5 năm 2016.
Hannah
Arendt, trong cuốn “Bản chất của chủ nghĩa toàn trị” có viết câu
này: “Bởi vì nếu ta chỉ biết, mà không hiểu [tôi nhấn mạnh – NTTH] rằng ta đấu
tranh chống lại cái gì, thì chúng ta sẽ còn ít biết và ít hiểu hơn nữa rằng
ta đấu tranh cho cái gì.” (La nature du totalitarisme, Payot, 1990,
p.43).
Câu này đọc
qua dường như khó hiểu. Ý của Arendt là, vào thời điểm bà làm nghiên
cứu về chủ nghĩa toàn trị, nó là một hiện tượng rất mới trong
lịch sử, chưa hề có một hình thái chính trị nào giống nó trong quá
khứ, nên rất khó để hiểu được nó, bởi vì các công cụ được dùng để
hiểu các hình thức quyền lực của quá khứ không thể áp dụng để
hiểu chủ nghĩa toàn trị. Nhưng dù nó khó hiểu như thế, dù chưa hiểu
được nó thì vẫn phải đấu tranh chống lại nó. Vấn đề là ở chỗ:
liệu có thể chống lại một thứ mà ta không hiểu hay không? Và vì ta
đã không hiểu ta đang đấu tranh chống lại thứ gì nên lại càng khó mà
biết rõ ta đấu tranh để xây dựng cái gì.
Bùi Tín - Hai sự kiện đáng kể về Trung Quốc
Nguyên Tổng bí thư đảng CSTQ Giang Trạch
Dân.
Mấy ngày nay có hai sự kiện
gây tiếng vang lớn từ Trung Quốc. Một là tin từ Hồng Kông và từ báo mạng Đại Kỷ
Nguyên báo tin đêm 10/6 ông Giang Trạch Dân, nguyên Tổng bí thư đảng CSTQ đã bị
bắt tại nhà riêng, hiện bị giam giữ tại một nhà giam đặc biệt ở Thượng Hải. Trước
đó, hai con trai của ông Giang là Giang Miên Hằng và Giang Miên Khang, lãnh đạo
các ngành thông tin, giao thông ở Thượng Hải, cũng đã bị giam. Thượng Hải vốn
là địa bàn ảnh hưởng lớn nhất của phe phái Giang trong mấy chục năm nay.
Giang Trạch Dân là con hổ lớn
nhất - Vương Hổ - bị sa lưới trong chiến dịch ‘’Đả hổ diệt ruồi’’ do Tập Cận
Bình chủ trương từ hai năm nay. Hơn 60 vạn cán bộ, trong đó có hơn 20 vạn cán bộ
cao cấp trong đảng CS và bộ máy Nhà nước Trung Cộng đã bị truy tố và xét xử.
Lê Phan - Một ngày buồn
Sáng nay, Thứ Sáu, 24 Tháng Sáu, tôi bị đánh thức bởi một email của một bạn đồng nghiệp ở Đông Nam Á với một câu hỏi “Tại sao chuyện này có thể xảy ra được? Bộ các bạn khùng rồi sao? Ở đây chúng tôi cầu có được một Liên Hiệp Âu Châu để đối đầu với ông khổng lồ Trung Quốc.” Tôi đã trả lời “Tôi biết chứ. Tôi bỏ phiếu để ở lại. Nhưng Âu Châu khác Đông Nam Á!!! Tuy vậy đây là một ngày đáng buồn.”
Câu chuyện
khó tin này bắt đầu khi Thủ Tướng David Cameron đánh cá và thua độ. Hơn nửa dân
chúng Anh đã chọn nghe những lời đe dọa của các ông Boris Johnson, Michael
Gove, Nigel Farage, cũng như các tờ nhật báo lá cải như The Sun và The Daily
Mail. Và Liên hiệp Vương quốc Anh, Âu Châu, Tây phương và có thể toàn thế giới
đã thức dậy không còn nguyên vẹn nữa. Vương quốc thống nhất sẽ mất đi rất nhiều
ảnh hưởng và sẽ có thể sau cùng bị phân chia trở lại. Âu Châu mới mất nền kinh
tế lớn thứ nhì và một trong những cường quốc có tầm nhìn cởi mở nhất.
Luân Lê - Nỗi sợ hãi
Có lẽ đây là lúc đất nước xảy ra nhiều thảm họa nhất từ trước cho đến nay. Biển độc, sông cạn, không khí ô nhiễm và vùng biển đảo bị chiếm trắng trợn. Không những cá chết hàng loạt mà cả con người cũng đã hy sinh ngay trên chính lãnh hải của mình.
Tôi
có thể đặt tên cho tình trạng lúc này là nỗi bất hạnh của đất nước. Nhưng theo
một nghĩa nào đó, bất hạnh là một loại tài sản, như cách Giáo sư trẻ Phan Việt
hiện ở Mỹ đã viết. Và nếu biết coi đó là một loại tài sản để dành nó cho những
phát kiến thì loại tài sản này mới có ý nghĩa và giá trị, bằng không nó sẽ nhấn
chìm và giết chết những kẻ ngu dốt, nhu nhược và hèn yếu.
Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2016
Trần Mộng Tú - Mặt Trời và Cà Phê
Mặt trời mặt trời mặt trời
Mặt trời dậy rồi anh
Em lay vai anh ra xem mặt trời mọc
Nơi phía đông nhô lên một vầng hồng
Đang thắp sáng một góc hồ chưa thức
Hồ vẫn nằm im như một bức tranh
Những nóc nhà hàng cây còn nhắm mắt
Cả buổi sáng tinh mơ còn vùi trong mộng
Chỉ có em thức sớm với mặt trời
Ấm nước trong bếp đang reo
Cà phê đang đợi
Mặt trời
Cà phê
Buổi sáng
Và cả hai ta sẽ pha vào nhau
Mặt trời hồng
Buổi sáng xanh
Cà phê tím
Anh lửng lơ không màu và em trong suốt thủy tinh
Một ly nước sôi
Thêm một muỗng ái tình
Em cúi xuống nếm ngụm mặt trời đầu tiên cho một ngày trước
mặt.
tmt
Tháng 6/7/2016
(5 giờ sáng thức dậy xem mặt trời mọc trên hồ.)
Nguyễn Hưng Quốc - Một nét trong phong cách Nguyễn Mộng Giác
Nguyễn Mộng Giác (ảnh: Bình Hoàng)
Sông Côn mùa lũ mở đầu bằng hình ảnh một dòng sông, lúc gia đình giáo Hiến lếch thếch bồng bế nhau đi tị nạn, và kết thúc cũng bằng một dòng sông, sông Bến Ván, nơi dừng chân của mẹ con An. Nó mở đầu bằng dòng kinh nguyệt đầu tiên của An và kết thúc cũng bằng dòng kinh nguyệt của Thái, con gái của An. Giữa những dòng chảy ấy là dòng chảy điên cuồng của đất nước và của số mệnh từng người: những cuộc "hành kinh" của lịch sử.
Nên lưu ý là hình ảnh về những dòng chảy ấy, dưới nhiều hình thức và với nhiều mức độ khác nhau, bàng bạc trong hầu hết các tác phẩm của Nguyễn Mộng Giác chứ không riêng gì trong Sông Côn mùa lũ. Tên các tác phẩm của ông: Nỗi băn khoăn của Kim Dung, Bão rớt, Tiếng chim vườn cũ, Qua cầu gió bay, Đường một chiều, Ngựa nản chân bon, Xuôi dòng, Mùa biển động (5 tập), và Sông Côn mùa lũ (4 tập), trong đó, trừ tập tiểu luận đầu và tập truyện thứ hai, các tựa sách khác đều sử dụng một trong ba hình tượng: gió, nước và con đường. Nhiều nhất là hình tượng nước.
Nguyễn Mộng Giác - Cây Cầu Tuổi Dại
Cơm nước xong, thì không khí nhộn nhịp ban đầu bắt đầu hạ xuống. Nắng tháng ba chụp lên trên mấy tấm tăng cũ, làm bốc lên một mùi ngai ngái pha lẫn đất sét, thuốc súng và nước tiểu. Viên sĩ quan an ninh thấy chúng tôi có vẻ lờ đờ bèn đề nghị:
- Hay chúng ta ra cầu chơi đi. Đằng nào
cũng phải chờ đến bốn giờ chiều mới có xe lên đón.
Tôi đưa mắt hỏi ý kiến mấy em học sinh.
Chúng nó lạnh nhạt, lờ lững. Viên sĩ quan tìm cái gì hấp dẫn hơn:
- Ra ngoài bờ sông tôi cho các cậu bắn cá.
Cả bọn học trò đang ngồi bơ thờ trên bãi cỏ,
vùng choàng dậy. Như một phép lạ. Chúng chạy ùa lại vây quanh ông đại úy. Viên
sĩ quan gọi người lính đứng ở gần cửa hầm:
- Thảng, đem cái M.60 ra cầu đi.
Hoàng Quân - Trót Đã Buộc Ràng
Chị tôi lăng xăng như thể đám cưới chị. Chị tươi như hoa. Nếu không thấy hai đứa con nhỏ bu theo chị như cái đuôi, không chừng khách có thể đến chúc mừng chị cũng nên. Đám cưới cậu em, mỗi thành viên trong gia đình, được phép mời bạn bè của mình, để tái ngộ với cố nhân trong không khí tưng bừng của tiệc tùng. Nhìn đâu cũng thấy nam thanh, nữ tú. Tiếng cười, tiếng nói lao xao. Cũng vui. Bàn của phe chị tôi đa số quý ông, một vài khuôn mặt tôi nhận ra là những cây si cổ thụ ngày xưa của chị tôi. Chị cười tở mở, ra dấu:
- Thư, Hà qua đây chơi một chút đi. Dẫn
mấy ông ra mắt luôn.
Hà quay qua chồng:
- Mình qua bàn chị Tiên nhe anh.
Tôi xô ghế đứng dậy, quay qua đám bạn, chỉ
chỉ, ý nói: “Ngồi đây nghe, tao biến một chút.”
Võ Phiến - Hội An (Tiếp theo và hết)
Do một sự tình rắc rối như vậy mà cách nhau trong gang tấc Đà Nẵng với Hội An mỗi bên là một thời đại: bên này là tương lai, bên kia là quá khứ, bên nầy suốt ngày đêm tàu thủy ngược xuôi trên sông, phi cơ lao vùn vụt trên trời, bên bờ sông trực thăng cất lên đáp xuống phành phạch, bên kia thì đường hẹp sông vắng; bên nầy thì hộp đêm nằm san sát dày khít mang tên ngoại ngữ, bên kia đầy những chùa chiền xưa cũ; bên nằy tràn trề đồ hộp Mỹ với la-ve nước ngọt Mỹ uống xong vứt lon lăn lóc khắp các lề đường, bên kia thì... cao lầu !
Bởi vậy có dịp đến Hội an, xin đừng có ai quên cao lầu. Vào một
tiệm ăn, kêu một bát cao lầu, ngòi bẻ cúc cắc mấy mảnh bánh tráng, ăn từ từ, vừa
ăn vừa ngắm nghía những cây cột tròn to tướng và đen bóng đứng quanh mình, vừa
ngẫm nghĩ về ngôi nhà mà mình đang ngồi, ngôi nhà sâu hun hút, giống hệt các
nhà lân cận, trăm cái như một, ngồi ăn như thế có cảm tưởng hoặc
mình đang mon men trên đường về lịch sử, hoặc đang tẩm mình trong một bầu không
khí lịch sử, đang bị lịch sử xâm nhập từ nhiều ngõ cảm quan khác nhau: vị giác,
thị giác, v.v...
Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2016
Ngô Nhân Dụng - Hậu quả vụ Brexit
Brexit nghĩa là nước Anh (Britain) rời khỏi (Exit) Cộng Đồng Châu Âu (EU) gồm 28 quốc gia. Hai năm trước, người ta đã bàn sôi nổi coi nước Hy Lạp (Greece) vỡ nợ có phải ra khối EU hay không, sinh ra chữ Grexit. Ngày nay, Brexit đã trở thành một chữ quốc tế. Tại phi trường Bordeaux, trước ngày dân Anh đi bỏ phiếu, tôi đã thấy trên mấy tờ báo Pháp bàn về vụ Brexit ngay trang nhất. Nhật báo Le Figaro đặt tựa: “Brexit: Châu Âu lo cơn bệnh lan truyền. Mục quan điểm tờ Le Monde nói thẳng: “Mối nguy hiểm Brexit,” trong đó có mối lo nền dân chủ ở nhiều nước đang bị đe dọa vì phong trào cực hữu. Do đó, Le Monde kêu gọi Cộng Đồng Châu Âu phải cùng nhau soi sáng lương tâm, can đảm tiến hành cải tổ các định chế.
Thụy Khuê - Phê bình văn học thế kỷ XX - Chương 7: Trường phái Hình thức Nga (bài 2)
- Chương 1- Ý thức phê bình
- Chương 2 - Sơ lược tiến trình phê bình trong thế kỷ XX
- Chương 3- Thi học Aristote
- Chương 4: Phê bình cũ - Phê bình mới hay Marcel Proust chống Sainte-Beuve
- Chương 5: Phê bình phân tâm học (bài 1)
- Chương 5 Phê bình phân tâm học (bài 2)
- Chương 6: Ngôn ngữ học
- Thụy Khuê - Phê bình văn học thế kỷ XX Chương 6 Ngôn ngữ học
- Chương 7: Trường phái Hình Thức Nga (bài 1)
- Chương 7: Trường phái Hình thức Nga (bài 2)
Trường phái Hình thức từ 1914, đã khai phá đường lối nghiên cứu văn chương
theo phương pháp ngữ học thuần túy dựa trên văn bản và gạt hẳn những yếu
tố khác như tiểu sử, tâm lý, triết lý, v.v. ra ngoài. Những thành viên chính gồm
có: Boris Eichenbaum (1886-1959), Ossip Brik (1888-1945), Iouri Tynianov
(1894-1943), Roman Jakobson (1895-1983), Viktor Chklovski (1893- 1984) và Boris
Tomachevski (1890-1957).
Trong bài kỳ trước, chúng tôi đã tổng lược công việc của họ qua bài viết
của Eichenbaum. Bài này chọn giới thiệu những khám phá của bốn người trong nhóm:
Brik, Tomachevski, Tynianov và Chklovski. Roman Jakobson sẽ được đưa vào chương
8, cùng với Vladimir Propp, là hai người mở đầu cho khuynh hướng cấu trúc.
Fb. Nguyễn Thùy Linh - Em Lớn Lên
Em lớn lên đất nước đã “yên bình”,
Không tiếng súng, đạn bay hay pháo nổ,
Chẳng còn cảnh những người dân đói khổ,
Ăn bo bo độn khoai sống qua ngày.
Em yêu Bác với trái tim thơ ngây,
Em yêu Đảng với tâm hồn khờ dại.
Yêu tất cả những gì là “vĩ đại” !
Mác-Lê Nin soi sáng lối em đi…
Nhưng từ khi tuổi mười tám qua đi,
Em ngỡ ngàng hiểu ra bao sự thật,
Những trang sử hào hùng vào bậc nhất,
Là trò lừa của thế kỷ mà thôi !
Đất nước này ngày càng thấy xa xôi,
Khi quyền lực không thuộc về dân chúng,
Khi Đảng nắm trong tay quyền tham nhũng,
Quyền hy sinh biển đảo của cha ông.
Đất nước này độc lập nữa hay không ?
Khi giặc Tàu tràn lên khắp bờ cõi,
Khi chính quyền chẳng buồn cất tiếng nói,
Chỉ ngồi im nhìn dân chúng lầm than.
Dân tộc này sinh khí đã tiêu tan,
Nợ chồng nợ dân ngóc đầu không nổi.
Quan tham lam dở toàn trò bỉ ổi,
Vẽ công trình, vẽ dự án mà xơi.
Rồi lòng dân oán hận khắp muôn nơi,
Đồng ngập mặn, biển phơi đầy xác cá,
Sông đã cạn và rừng thì hết lá,
Dân đói nghèo mà Đảng vẫn quang vinh !
Kẻ hiền tài bỏ đất nước điêu linh,
Đi tìm chốn yên bình nơi xứ lạ.
Kẻ ở lại lặng thinh như sỏi đá,
Ai cất lời Đảng đàn áp không tha.
Việt Nam ơi lịch sử ngàn năm qua,
Đổ máu xương giữ vẹn toàn đất nước.
Dù khó khăn vẫn tiến về phía trước,
Để bây giờ sông núi vọng ngàn xưa ?
(Fb Nguyễn Thuỳ Linh)
Người Buôn Gió - Bài ca nào cho người ngã xuống?
Có rất nhiều rất khác biệt trong nền âm nhạc của hai miền Nam Việt Nam và Bắc Việt Nam trong cuộc nội chiến 20 năm, nhất là khi diễn tả về cảm xúc trong chiến tranh.
Trong sự kiện bi thảm đối với 10 người lính của quân đội Việt Nam CNXH vừa
tử nạn vào những ngày trung tuần tháng 6 vừa qua, trên mạng xuất hiện vài bài
thơ tiếc thương người lính đã tử nạn, tác giả của những bài thơ đều là những người không
chuyên. Chợt nhận ra rằng, Bắc Việt thời nội chiến 1954 -1975
cho đến nay không hề có nhạc phẩm nào tiếc thương những người lính của họ đã chết
trận. Trong khi đó nền âm nhạc Nam Việt Nam đều có những bài hát để đời, những
lời tha thiết, tiễn đưa trong các nhạc phẩm thật và xúc động. Chính vì tình cảm
thật như vậy nên những bài hát đó sống mãi đến tận bây giờ.
Võ Phiến - Hội An (Tiếp theo)
Thực ra, đất Quảng Nam không phải chỉ nổi tiếng vì truyền thống cách mạng, chỉ xuất sắc về mặt chính trị. Văn hóa ở đây cũng sớm phát triển hơn các nơi khác. Trước đã có lần riêng một mình Quảng Nam đoạt luôn năm tiến sĩ trong một khoa thi hội; người địa phương đến giờ còn nhắc chuyện “ngũ phụng tề phi.” Suốt trăm năm qua, so với các tỉnh lân cận bao giờ số thanh thiếu niên đi học, số người học thức ở Quảng Nam cũng đông đảo hơn.
Cái gì đã sớm
kích thích sự phát triển của vùng này, cái gì đã mang đến những tư tưởng tiến bộ
cho các đầu óc sáng suốt như là của Phan Chu Trinh? Địa linh thì nhân kiệt,
nhưng địa thế nào là linh? Hãy dạo một trưa hè trên đường phố Hội An, không chừng
sức thiêu đốt của nắng lửa gợi được một đôi điều liên hệ đến cái bí ẩn ấy. Sự
phát triển quá sớm của Hội An, đã làm cho Hội An bây giờ trở nên thành phố vào
hạng cổ lỗ nhất trong nước. Mấy con đường chính bên sông, nơi có nhiều phố xá
nhất, thì lòng đường rất hẹp mà hai bên lại không có chút lề nào. Phố cất sát
mép đường, không có lấy một tấc đất để cho cây đứng và để cho người đi. Bởi vậy,
khách bộ hành phải bước đi ngay giữa lòng đường, cùng chung với xe cộ các loại,
làm cho đường đã chật lại càng thêm chật. Nói đến cái chật thì một người ngồi
trên lề Lai Viễn Kiều trông thấy một chiếc Land Rover qua cầu đã phải vội vàng
co chân lên để tránh bị xe quẹt: lòng cầu vừa đủ cho bề ngang một chiếc xe như
thế.
Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2016
Nguyễn Hưng Quốc - Hoà giải giữa Việt Nam và Mỹ
Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang (phải)
và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama (trái) phát biểu
trong một cuộc họp báo tại
Trung tâm Hội nghị Quốc tế
ở Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2016.
Lâu nay, nói đến chuyện hoà
giải, chúng ta chỉ hay giới hạn trong quan hệ giữa người Việt với nhau, chủ yếu
là giữa người Việt ở miền Nam và người Việt ở miền Bắc, sau đó, giữa chính quyền
Việt Nam và cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Trên thực tế, nội hàm khái niệm
hoà giải rất rộng, không chỉ ở phạm vi quốc gia mà còn ở tầm quốc tế, ở đó, sự
hoà giải giữa người Việt và người Mỹ là then chốt.
Trước hết, cần nhắc lại một
số điểm: Một, mối đe doạ nghiêm trọng nhất đối với độc lập và chủ quyền của Việt
Nam hiện nay đến từ những tham vọng bành trướng lãnh thổ và lãnh hải của Trung
Quốc. Hai, đối diện với sự đe doạ ấy, Việt Nam chỉ có một cách duy nhất để tự vệ
là tìm kiếm sự hỗ trợ của quốc tế, trong đó, quan trọng nhất là Mỹ. Ba, trong
quan hệ với Mỹ, điều trở ngại lớn nhất chính là quá khứ, là cuộc chiến tranh
kéo dài giữa hai nước trước đây. Bởi vậy, có thể nói, công việc cần làm đầu
tiên của hai nước là nỗ lực hoà giải
Bùi Tín - Chung sức thảo Bản cáo trạng: Tội ác hủy hoại môi trường của giặc bành trướng
Người dân xuống đường biểu tình vụ cá chết
tại H Nội, ngày 1/5/2016.
Vì sao từ sau vụ cá chết trắng
ven biển miền Trung, sau nhiều đợt kiểm tra tại chỗ, có nhiều chứng cứ về sự cố
tình hủy hoại môi trường biển, Bộ Chính trị đến nay vẫn im lặng. Họ không mở mồm
vì khó nói, khó giải thích, khó giải quyết quá! Nhưng sẽ
im lặng đến bao giờ?
Lẽ ra Bộ Chính trị phải thảo
ra bản cáo trạng liên quan đến vụ đầu độc môi trường ven biển Việt Nam, chỉ
đích danh thủ phạm là đảng CS và Nhà nước Trung Quốc cho tòan dân, quốc hội và
toàn thế giới biết. Nhưng họ không dám, không có gan làm, cho nên trí thức dân
tộc cùng giới luật gia Việt Nam cần hợp sức đảm nhận trách nhiệm thảo ra Bản
Cáo trạng này.
Là nhà báo theo dõi tình
hình , tôi xin mạn phép tạm phác thảo ra bản nháp đầu tiên Bản Cáo trạng, tất
nhiên là có nhiều thiếu sót, để quý vị bổ sung cho. Tôi nghĩ hàng
triệu đồng bào cũng đang sốt ruột đến cùng cực như tôi.
Nguyễn An Dân - Ý kiến: Biển Đông và tư thế Việt Nam hiện nay
Gửi tới BBC từ TPHCM
Philippines đã đệ đơn kiện Trung Quốc vào 22/1/2013
trước Tòa Trọng tài
Liên Hiệp Quốc về “Thẩm quyền trên
các vùng biển của Philippines đối với Biển
Tây Philippines”
Mấy ngày nay, dư luận lại một lần nữa bị
khuấy động về việc Philippines kiện Trung Quốc ở tòa quốc tế, và vì vụ kiện này
sắp có phán quyết, mà theo dư luận đánh giá là “sẽ có lợi cho phía nguyên đơn
là Philippines”.
Trong bối cảnh đó, Trung Quốc càng tăng cường
sức ép lên chính quyền Philippines và đe dọa quân sự. Ngược lại, trong vai trò
đồng minh quân sự và có hiệp ước thủ hộ Philippines, Mỹ điều thêm hàng không mẫu
hạm vào Biển Đông cũng như khẳng định sẽ bảo vệ nếu Philippines “bị tấn công”.
Cần thấy là theo nhiều nhà nghiên cứu,
chưa bao giờ Mỹ điều động nhiều quả đấm chiến thuật - hàng không mẫu hạm - như
lần này, đến các khu vực có tranh chấp và có khả năng va chạm vũ trang.
Cùng bị ảnh hưởng bởi chính sách bành trướng
của Trung Quốc như Philippines là Việt Nam, và vì là công dân Việt Nam, nên tôi
chú trọng bình xét chuyện Việt Nam.
Vũ Thạch - Giải pháp lạ lùng cho từng quốc nạn
Có thể nói những
tia hy vọng cuối cùng về tứ trụ mới sẽ đổi thay đất nước đã hoàn toàn tắt lịm
dù họ chỉ mới lên ngôi được vài tháng. Thay vào đó là nỗi thất vọng mông mênh
khi người dân nhìn thấy thái độ cố sức chạy trốn, cố sức bịt tai của tam trụ Trọng
- Quang - Ngân. Trước hàng loạt các vấn nạn nghiêm trọng xảy ra liên tục, họ chỉ
"tươi vui" đi thăm cán bộ ở vài tỉnh xa; không dám bén mảng các khu
ngư dân, các khu ngập lụt, các buổi viếng tang phi công rớt máy bay, ...
Tất cả trách
nhiệm được đùn hết cho Thủ tướng - một người mà nay đã lộ rõ khả năng chỉ ở mức
"ma dzê inh VN", và một ban phụ tá còn kém hơn ông nữa, như Phó Thủ
tướng Vương Đình Huệ chứng minh khả năng cạnh tranh kinh tế vượt trội của VN là
có "gà đi bộ và vịt trời".
Thứ Năm, 23 tháng 6, 2016
Bùi Quang Vơm - Chiến tranh Biển Đông đã bắt đầu?
“Không thể để mất đảo, mất biển, vì nếu mất đảo, mất biển vào tay Trung Quốc, Đảng Cộng sản sẽ không gánh nổi trách nhiệm. Dân sẽ nổi dậy, chế độ cộng sản sẽ biến mất. Một Chính phủ mới lâm thời sẽ được lập ra ngay tức khắc, ký Hiệp định yêu cầu Mỹ, Nhật, Liên Hiệp Quốc, thậm chí cả NATO can thiệp. Đây là thông điệp mà chúng ta muốn chuyển tới những kẻ đang cầm quyền tại Hà Nội”.
Trung Quốc tập
trận bắn đạn thật trên Biển Đông. Nguồn: internet
Phán quyết
của Trung tâm trọng tài quốc tế La Haye PCA, dự kiến sẽ công bố vào
ngày 7/7/2016. Khả năng Toà sẽ bác bỏ chủ quyền đường lưỡi bò do
Trung Quốc tự ý đặt ra. Âm mưu độc chiếm biển Đông của Trung Quốc đối
mặt với nguy cơ phá sản. Sau phán xét, nếu tiếp tục gây hấn, chiếm
đọat các hòn đảo đá còn lại, Trung Quốc sẽ rơi vào tình trạng cố
tình vi phạm luật pháp quốc tế. Không chỉ thể diện, hình ảnh của
Trung Quốc bị tổn thương, uy tín quốc tế về mặt ngọai giao bị giảm
sút, mà có khả năng Trung Quốc đối diện với một lệnh cấm vận quốc
tế toàn diện.
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến - Đường Hẹp, Xe To & Đầu Nhỏ
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến (Danlambao) - Cũng như nhiều nơi khác ở Á Châu, vào mùa này, Cambodia thường có những trận mưa xối xả. Tuy thế, mức độ cũng như tần suất lụt lội ở Phnom Penh chắc cũng chỉ có thể xếp vào hàng thứ ba của Đông Nam Á mà thôi.
Hạng nhất và nhì vẫn phải nhường (đứt) cho Sài Gòn hay Hà Nội. Người dân Nam Vang chưa bao giờ được hưởng cái niềm vui hồn nhiên và chan hoà (bắt cá ngay trước cửa nhà) như ở “thủ đô mến yêu của ta.”
Bù lại sự “thua kém” này, Phnom Penh, theo nhận xét của nhiều người, là nơi có đông xe Lexus nhất trên thế giới. Và toàn là xe thứ dữ: LX, RX, NX, GX..., ngó rất bề thế chớ không phải compact (gọn gàng) như loại LS làng nhàng đâu.
Trần Đình Sử (Giáo sư - Nhà giáo Nhân dân) - Luận bàn giữa Trần Đình Sử và Hà Sĩ Phu
1. Nếu Việt Nam trở thành một khu tự trị của Trung Cộng thì sẽ ra sao?
Trước hết tên
nước bị xóa mất.
Dân Tàu tràn sang ta.
Chữ Hán là ngôn ngữ chính, tiếng Việt như tiếng Chuang bây giờ.
Người Việt sẽ bị di dời đi qua nhiều nơi hẻo lánh của Trung Quốc, bị phân tán triệt để để không còn tập trung, không có sức để khôi phục lại nước cũ.
Dân Tàu tràn sang ta.
Chữ Hán là ngôn ngữ chính, tiếng Việt như tiếng Chuang bây giờ.
Người Việt sẽ bị di dời đi qua nhiều nơi hẻo lánh của Trung Quốc, bị phân tán triệt để để không còn tập trung, không có sức để khôi phục lại nước cũ.
Quân đội Việt
Nam sẽ sang trấn thủ phía biên giới Ấn Độ, Pakistan, Duy Ngô Nhĩ, đánh nhau, chết
ở đó, còn quân Tứ Xuyên, Quý Châu, Quảng Đông sang bảo vệ các thành phố lớn Hà
Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng,...
Các nhân sĩ yêu nước bị đàn áp.
Các nhân sĩ yêu nước bị đàn áp.
Các sách vở
quý hiếm trong Viện Hán Nôm sẽ bị thủ tiêu dần cho đến khi không còn dấu tích.
Lịch sử sẽ bị viết lại hoàn toàn. Các cuộc chiến tranh anh hùng của ông cha ta với các thống lĩnh như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi Quang Trung,... bị viết thành các cuộc nổi loạn chống lại trung ương. Bọn Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, Hoàng Văn Hoan là những nhà yêu nước vĩ đại, đâu đâu cũng có tượng đài của chúng.
Lịch sử sẽ bị viết lại hoàn toàn. Các cuộc chiến tranh anh hùng của ông cha ta với các thống lĩnh như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi Quang Trung,... bị viết thành các cuộc nổi loạn chống lại trung ương. Bọn Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, Hoàng Văn Hoan là những nhà yêu nước vĩ đại, đâu đâu cũng có tượng đài của chúng.
Có một bọn
văn nô viết bài ca ngợi: Lạc Việt lại trở về trong lòng Bách Việt. Bọn khác thì
khảo chứng mối quan hệ thân thiết giữa vua Hùng với các hoàng đế Trung Hoa, rồi
các mục trên báo "Chuyện bây giờ mới kể" nở rộ.
Dải đất hình
chữ S vẫn còn mà giống người Việt, văn hóa Việt không còn nữa...
Thật đau lòng!
T.Đ.S.
Thật đau lòng!
T.Đ.S.
2. Dựng nước
4000 năm, xóa đi chỉ 4 tháng
TS. Hà Sĩ Phu
Tôi rất đồng
ý với bác Trần Đình Sử (bạn đồng môn của tôi, ở Đại học Ngoại ngữ, học tiếng
Nga để chuẩn bị đi Nga làm NCS, nhưng tôi lại chuyển sang đi Tiệp).
Một số bạn bè
vẫn lên tiếng mạnh mẽ đã tâm sự với tôi: Biết rằng bây giờ dù có nói mấy cũng
không ích gì nữa, ván đã đóng thuyền, “chơi cờ” với thằng Tàu, đi lầm một nước
đã đủ chết huống chi “cố tình” đi nhầm từ đầu đến cuối hàng trăm nước cờ, không
ai ngăn được, thì cứu cái nỗi gì? Ta lên tiếng bây giờ là để con cháu sau này
biết rằng “thời ấy” không phải mọi người dân Việt đều ngu si hay đểu giả cả
đâu. Tôi chỉ cười và bảo: Chút hy vọng được hậu thế đánh giá như thế cũng mong
manh lắm, chắc gì?
Vì NẾU:
VN thuộc Tàu thì ngay cả những Bà Trưng bà Triệu, Hưng Đạo -Nguyễn Trãi - Quang
Trung… (tất nhiên không có HCM trong danh sách sẽ bị bôi xấu này) cũng bị liệt
vào những tên GIẶC CỎ thiểu số một thời nổi lên chống lại Triều đình Trung ương
Bắc Kinh…! Mất nước là mất hết gia phả. Chỉ còn một số tên đã có công giúp Bắc
Kinh thu hồi giang sơn về một mối là được giữ lại cho hưởng chút cơm thừa canh
cặn của Tàu thôi!
Xây dựng Tổ
quốc thì 4000 năm chứ xóa thì chi chỉ 4 tháng là xong. Vậy làm thế nào để đập
tan được chữ NẾU ấy để nó không thành hiện thực?
Kính thư
H.S.P.
Tác giả gửi BVN
Lê Mạnh Hùng - Donald Trump và chủ nghĩa dân tộc Mỹ mới
Có những lúc theo dõi cuộc vận động tranh cử tổng thống tại Mỹ năm nay, người ta có cảm tưởng bị kéo lại một thời xa xưa. Một trong những điều gợi lại đó là khi tại Missisipi, Florida và nhiều nơi khác, ứng cử viên tổng thống Donald Trump của đảng Cộng Hòa kêu gọi các ứng cử viên của ông hãy giơ cánh tay phải lên và tuyên thệ trung thành của họ đối với ông. Hàng chục ngàn người đã giơ cánh tay phải lên và lập lại lời tuyên thệ cam kết ủng hộ Donald Trump làm tổng thống. Một cảnh hầu như lấy trực tiếp từ cuốn phim “March of the Will” của thời Hitler.
Phải chăng đất
nước dân chủ hùng mạnh nhất thế giới đang có nguy cơ rơi vào tay một lãnh tụ độc
tài chuyên chế chủ trương một tinh thần dân tộc cực đoan?
Aristotle viết
mọi chế độ dân chủ mang trong nó một mầm mống tự hủy diệt vì dân chủ là biểu tượng
ước muốn của đa số nhưng nếu đa số muốn trao quyền cho một vị độc tài thì sao?
Hùng Tâm - Liên bang Miến Điện?
Miến Điện thực
hiện giấc mơ dang dở từ 70 năm trước
Tháng Bảy
này, lãnh tụ Aung San Suu Kyi của Liên Minh Quốc Gia vì Dân Chủ Miến Điện (NLD)
sẽ tái diễn lịch sử với “Hội nghị Panglong của thế kỷ 21.” Bà tái diễn lịch sử
vì Tháng Hai năm 1947, thân phụ của bà là Thiếu Tướng Aung San đã chủ tọa một hội
nghị tại trị trấn Panglong trong tiểu bang của tộc Shan (Đàn) cùng nhiều sắc tộc
khác để thảo luận về quy chế liên bang cho Miến Điện trong tương lai. Khi ấy, xứ
này còn là thuộc địa của Đế Quốc Anh, và Tướng Aung San vừa đạt thỏa ước với
chính quyền Anh rằng Miến Điện sẽ có độc lập trong kỳ hạn một năm.
Không ngờ là
Tháng Bảy năm đó, ông lại bị ám sát trong Phủ Bộ Trưởng tại thủ đô Rangoon -
Ngưỡng Quang theo tên gọi năm xưa. Khoảng trống chính trị sau khi lãnh tụ tạ thế
khiến sáng kiến liên bang cũng tiêu tan dần và nhiều sắc tộc thiểu số còn đấu
tranh võ trang với chính quyền Miến Điện sau khi xứ này có độc lập kể từ 1948.
Từ đấy, xứ Miến Điện chẳng có hòa bình và cũng mất luôn dân chủ sau khi quân đội
nắm quyền với chế độ độc tài quân phiệt của các tướng lãnh từ năm 1962.
Thứ Tư, 22 tháng 6, 2016
Tuấn Khanh - Đời làm chó, người làm báo
Một ngày 21/6
nữa đã bước qua, thêm một vạch kỷ niệm về báo chí Việt Nam thật ảm đạm. Có lẽ
là lần đầu tiên trong lòng Báo chí Cách mạng, người ta nói trắng ra, việc làm
nghề báo được coi như đời của chó. Và rồi thì báo giới rúng động, nói với nhau
về chuyện húy kỵ chữ nghĩa, khiến người thì bị rút thẻ, người mất chỗ. Và quan
trọng hơn là cả một năm dài, ngoài các đỉnh điểm trên, nghề báo không có gì tỏa
sáng hơn được trên đất nước này, bao gồm cố rườm rà các câu chuyện lịch sử ẩn
khuất, cá nhiễm độc, biển chết, cho đến việc tử nạn trên biển lạ thường của các
sĩ quan quân đội.
Kỷ niệm nền
báo chí cách mạng, người ta còn rút ra được một bài học lớn của báo chí Việt
Nam: làm báo hôm nay, không phải để mở rộng biên giới của thông tin và ngôn luận.
Làm báo phải học cách chuyên sâu tay nghề, rằng có viết ngàn con chữ, cũng phải
luyện đủ công phu để khiển bao nhiêu ngôn từ ấy phải tự trói mình vô nghĩa, vô
thanh.
Ngô Nhân Dụng - Tại sao Obama hấp dẫn giới trẻ?
Ba tuần lễ sau khi Tổng Thống Mỹ Barack Obama rời Việt Nam, nhiều người vẫn phóng lên Internet những bức chân dung ông, do các họa sĩ Việt Nam đưa lên mạng. Những chân dung rất giống, được chuyền tay khắp các diễn đàn. Hình vẽ Obama của họa sĩ Bùi Anh An được sáu ngàn người bấm “like (thích) trên Facebook, hàng trăm người viết lời bàn. Cô Nguyễn Túy Nguyệt, 21 tuổi, sinh viên Kiến Trúc ở Thủ Dầu Một tâm sự: “Obama là thần tượng của mình từ lâu.” Tại sao có những bạn trẻ thích vẽ chân dung ông tổng thống nước Mỹ? Tại sao hàng ngàn người khác chuyển những bức họa này cho bạn bè coi? Tại sao giới trẻ Việt Nam lại hào hứng về chuyện ông Obama ghé thăm nước mình như vậy?
Nói như Giáo
Sư Trần Ngọc Vương ở Hà Nội, ông Obama đã “chạm tới trái tim” của tất cả mọi
người, những người được thấy hình ảnh ông, được nghe ông nói. Ông Nguyễn Quang
Chơn nhận xét trên mạng: “...đối với người dân Việt, cái mà ông Obama đem đến
chính là phong cách của ông, con người của ông.”
Nguyễn Quang Dy - Thông cáo Vịt què và Nghịch lý ASEAN
Những gì diễn
ra tại Côn Minh (Kunming, 14/6) đã biến Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN-China thành
một sự kiện bất bình thường với một “thông cáo vịt què” (lame duck communique),
dù là vịt Bắc Kinh hay vịt ASEAN. Nếu không muốn gọi hội nghị này là thất bại
thì cũng không thể coi là thắng lợi. Dù Trung Quốc có ngăn cản được một tuyên bố
chung ASEAN (như tại Phnom Penh năm 2012) thì cũng không thể ngăn cản được xu
hướng “thoát Trung” trong cộng đồng ASEAN vốn bị phân hóa. Hãy thử giải mã những
uẩn khúc tại Côn Minh để làm sáng tỏ bức tranh ASEAN-China, trong thời điểm nhạy
cảm hiện nay.
Gia Minh/RFA - Nhà báo bị rút thẻ: Thực trạng nghề báo tại Việt Nam?
Nhà báo Mai
Phan Lợi
Đề tài được
bàn tán trong Ngày Nhà báo Việt Nam năm nay là chuyện một nhà báo bị rút thẻ do
đăng trên diễn đàn Nhà Báo Trẻ thăm dò về nguyên nhân máy bay CASA 212 đi cứu nạn
lại bị rơi khiến 9 phi công trên đó thiệt mạng.
Mở đầu cuộc
phỏng vấn dành cho RFA về vụ việc này cũng như một số thông tin liên quan nghề
làm báo ở trong nước, nhà báo tự do Đoan Trang tóm tắt lại vụ việc khiến nhà
báo Mai Phan Lợi bị rút thẻ.
Nhà báo
tự do Đoan Trang: Trước hết tôi muốn sơ lược lại sự việc này để khán
thính giả và độc giả của RFA có thể hiểu rõ hơn.
Cụ thể vào
ngày 17 tháng 6 năm 2016, nhà báo Mai Phan Lợi - trưởng văn phòng đại diện báo
Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh tại Hà Nội, với tư cách của facebooker và quản
trị của Diễn đàn Nhà báo Trẻ, đưa một (poll) khảo sát ý kiến các thành viên của
Diễn đàn Nhà báo Trẻ lên diễn đàn. Tên của khảo sát (poll) đó là ‘Vì sao máy
bay CASA 212 tan xác’. Và câu hỏi đặt ra là thật đau xót khi những người
phi công đi cứu hộ lại chết. Theo bạn nguyên nhân của sự việc này là gì? Khảo
sát đưa ra một số nguyên nhân: máy bay bị bắn, bị lốc xoáy, bị trục trặc máy do
trang thiết bị trong máy bay (tức về mặt kỹ thuật) không đảm bảo bởi tham nhũng
trong Bộ Quốc Phòng.
Viết Từ Sài Gòn - Thấy gì qua hai vụ máy bay rơi?
Đội cứu hộ Việt
Nam đã tìm thấy một số mảnh vỡ
thuộc về chiếc máy bay tuần thám CASA 212 dùng để
tìm kiếm
chiến đấu cơ mang số hiệu SU30-MK2 bị rơi hôm 14 tháng 6.
chiến đấu cơ mang số hiệu SU30-MK2 bị rơi hôm 14 tháng 6.
Chuyện đến
lúc này mới nói có vẻ như hơi muộn. Nhưng đến thời điểm bây giờ mới có thể nhìn
bao quát được trong chừng mực nào đó về vụ hai chiếc máy bay (SU-30 MK2 và CASA
212) cùng với một người tử nạn và chín người mất tích. Có những câu hỏi đặt ra
lúc này: Máy bay của quân đội Việt Nam bị bắn? Hệ thống kĩ thuật của hai chiếc
máy bay này có vấn đề? Đâu là hướng điều tra?
Ở câu hỏi thứ
nhất, máy bay quân đội Việt Nam bị bắn? Một phần xác của chiếc CASA 212 cho thấy
rằng không phải tự nhiên mà nó rơi tan tành từng mảnh, giày nổi trôi, áo phao lênh
đênh và vụn vỡ, không tìm thấy người như hiện tại. Nếu bị bắn thì ai bắn? Chắc
chắn rằng quân đội Mỹ, Phillipines, Ấn Độ, Brunei, Indonesia không thể bắn. Vì
chiếc SU này không nằm trong vùng cấm bay của họ, chiếc CASA 212 cũng không nằm
trong vùng cấm bay của họ. Nếu có một vụ bắn, khả năng do quân đội Trung Quốc bắn
là rất cao.
Hoàng Giang - Người dân trong chế độ chủ nghĩa xã hội
Mảnh vỡ rúm ró, và biến dạng của chiếc máy
bay tuần thám CASA 212 8983
của cảnh sát biển Việt Nam.
Vụ 2 máy bay SU-30MK2 và
CASA 212 bị rơi cũng như cái chết của anh Trần Quang Khải và 9 người lính vẫn
còn đang mất tích trên những chuyến bay đó khiến cả nước bàng hoàng. Rất nhiều
người đã gọi sự ra đi của những người lính không quân này là một “sự hy sinh”
dù chưa hề biết nguyên nhân tại sao máy bay rơi, như một sự ám chỉ về một cuộc
chiến mơ hồ đang diễn ra ngoài biển khơi.
Từ xưa đến nay, hình tượng
người lính trong chế độ xã hội chủ nghĩa được xây dựng rất đẹp đẽ. Đài VTV có hẳn
một chương trình Chúng tôi là chiến sĩ được tổ chức và lên sóng hàng tuần
để khán giả được gặp gỡ và tiếp xúc với những người lính đang vất vả ngày đêm bảo
vệ Tổ quốc. Hàng năm, các các bộ cấp cao nhà nước, các cơ quan báo chí đã qua
kiểm duyệt được phép ra quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa thăm viếng lính biển đảo
như một niềm vinh dự lớn lao. “Người chiến sĩ công an”, “anh bộ đội cụ Hồ” cao
cả đến mức trở thành ước mơ tuổi nhỏ của bất cứ đứa trẻ Việt Nam nào. Và cái chết
của các anh, cũng đẹp và đáng trọng hơn người khác. Ngày 21/06, ngày nhà báo Việt
Nam, một nhà báo đã chính thức bị tước mất thẻ nhà báo và đình chỉ chức vụ, chỉ
vì lỡ sử dụng từ “tan xác” để miêu tả chiếc máy bay CASA, bị cho rằng quá tàn
nhẫn và phản cảm trong không khí “quốc tang.”
Thứ Ba, 21 tháng 6, 2016
Gia Minh - Máy bay rơi, sự thật ở đâu?
Đám tang Đại tá phi công Trần Quang Khải, người thiệt mạng
trong vụ rơi máy bay Sukhoi SU-30MK2 do Nga sản xuất
hôm 14 tháng 6 năm 2016. Ảnh chụp hôm 20/6/2016.
Hai vụ rơi máy bay vào tuần qua tiếp tục khiến nhiều người quan ngại về hằng loạt vấn đề tại Việt Nam; đặc biệt là khả năng chiến đấu của quân đội trong nước hiện nay.
Cần minh bạch thông tin
Thông tin chính xác, minh bạch về vụ việc chiếc Su- MK30 rơi khi luyện tập hôm 14 tháng 6 và chiếc tuần thám CASA 212 làm nhiệm vụ tìm kiếm chiếc Su MK30 hai ngày sau đó là yêu cầu được nhiều người nêu ra trong những ngày qua.
Cựu trung tá Vũ Minh Trí thuộc Tổng Cục 2 trước đây cho biết ý kiến về vấn đề này:
“Thông tin cũng giống những vụ việc khác rất không rõ ràng, minh bạch khiến dư luận đặt ra nhiều dấu hỏi và nhiều suy đoán khác nhau. Tôi nghĩ đó là tình hình chung ở Việt Nam hiện nay, không phải trong vụ tai nạn này mà trong rất nhiều sự vụ khác, ví dụ như chặt cây hay cá chết… Người dân đã quen và không thấy làm lạ!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)