Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

Nguyễn Nguyên Bình - Bài viết cho các vị chưa lú hẳn

Cá voi chết, trôi dạt vào biển Nghệ An. Ảnh: VOV
Vẫn không thể dừng lời quanh vụ cá chết hàng loạt trên biển Đông. Vì những người tự gọi là lãnh đạo, tự nhận phần quyết định tuyệt đối, tự nhận ‘lo’ tất cả mọi việc của đất nước đến giờ này vẫn chưa đưa ra được nguyên nhân chính xác của sự vụ nghiêm trọng này. Dư luận đã chỉ ra: đây không chỉ là họa cá chết mà sẽ là một họa diệt chủng nếu không nhận rõ nguyên nhân của mọi nguyên nhân và tìm cách rốt ráo khắc phục. Theo tôi, nguyên nhân sâu xa của nó vẫn không tách khỏi cái ‘gien’ di truyền bành trướng bá quyền của tập đoàn cầm quyền Bắc Kinh.

G.Đ./Người Việt - Biển Đông: Tới lúc ngư dân Trung Quốc sợ ra biển

Hôm 27 tháng 5, 2016, sau hai giờ rượt đuổi, cảnh sát biển Philippines đã bắt thêm một tàu đánh cá của Trung Quốc và tống giam 10 ngư dân Trung Quốc.

Tàu đánh cá Trung Quốc tràn vào Biển Đông. (Hình: Tân Hoa Xã)
Báo chí Philippines cho biết, tàu đánh cá mới bị cảnh sát biển Philippines bắt không chỉ xâm nhập hải phận của Philippines để đánh bắt trái phép mà còn đâm vào tàu của cảnh sát biển Philippines khi bị chặn lại. Lực lượng cảnh sát biển của Philippines đã điều động một tàu khác đuổi theo để bắt cho bằng được tàu đánh cá đó.
Điểm đáng chú ý là gần đây, cảnh sát biển Philippines đã hành xử rất mạnh mẽ trong việc săn đuổi, bắt giữ các tàu đánh cá của Trung Quốc xâm nhập hải phận của Philippines để đánh bắt trái phép. Cũng vì vậy, nhiều tàu đánh cá của Trung Quốc đã hạ cờ Trung Quốc, treo cờ Philippines khi xâm nhập hải phận Philippines. Con tàu đánh cá của Trung Quốc bị bắt hôm 27 tháng 5 và hai tàu đánh cá khác của Trung Quốc, với 25 ngư dân bị cảnh sát biển Philippines bắt hôm 16 tháng 5 đều treo cờ Philippines.

Phạm Chí Dũng - Ẩn số lớn nhất trong chuyến đi VN của Obama bắt đầu được giải mã

Tổng thống Obama trong cuộc họp báo chung 
với Chủ tịch Trần Đại Quang tại Hà Nội, ngày 23/5/2016.

Giải đáp cho câu hỏi hỏi về mục đích lớn nhất trong chuyến đến Việt Nam của Tổng thống Obama bắt đầu hé lộ
‘Mỹ tiếp cận Cam Ranh’
Trước ngày Tổng thống Obama đến Việt Nam, có rất ít tin tức được coi là thực chất về chuyến đi này. Chỉ có vài tờ báo quốc tế như The Nikkei hé lộ “mấu chốt là cảng Cam Ranh”. The Nikkey, một tờ báo lớn của Nhật Bản, dường như có nguồn tin nội bộ về mối quan hệ “giao lưu hải quân” giữa Nhật Bản và Việt Nam, đặc biệt về cuộc diễn tập chung tại Đà Nẵng của hải quân hai quốc gia này vào tháng 4/2016 – một sự kiện không hề được công bố trên báo chí nhà nước Việt Nam.

Bùi Tín - Tình hình còn chuyển động

Người dân Sài Gòn chào đón Tổng thống Obama, ngày 24/5/2016.
Tổng thống Barack Obama đã kết thúc chuyến đi thăm chính thức Việt Nam. Các nhà quan sát trong và ngoài nước đang sôi nổi đánh giá ý nghĩa và kết quả của chuyến đi thăm quan trọng này. Đã có những lời đánh giá hơi cao, vượt quá sự thật. Nào là đây là bước ‘’phát triển nhảy vọt’’, từ ‘’quan hệ đối tác toàn diện’’ nâng lên tầm cao mới là ‘’đối tác liên minh chiến lược’’, khi cản trở lớn cuối cùng là biện pháp cấm vận vũ khí sát thương đã được gỡ bỏ hoàn toàn; nào là một sự ‘’nâng cấp về chất lượng trong quan hệ song phương’’ nâng niềm tin chung lên một bước.
Về phía dư luận Hoa Kỳ cũng có những đánh giá khác biệt. Hai chuyên gia về Việt Nam là Giáo sư Jonathan London ở Đại Học Hongkong và Murray Hiebert thuộc Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế CSIS ở thủ đô Washington tỏ ra lạc quan, cho sự kiện vừa qua đánh dấu một bước phát triển tốt đẹp của phía Việt Nam đã tách khỏi Trung Quốc một bước quan trọng và và xích lại gần Hoa Kỳ và phương Tây hơn theo một định hướng rõ rệt và mới mẻ.

Vũ Kim Hạnh - Những ông kẹ đội lốt và núp bóng

Bà Vũ Kim Hạnh
Báo Tuổi Trẻ cuối tháng 1, ngày 30 tháng 1 năm 2016 đăng tin Chen Ming Qiang, người Trung Quốc, xin thị thực nhập cảnh qua cửa khẩu Móng Cái ngày 14-1 với mục đích du lịch nhưng lại đi tuốt xuống chót mũi Cà Mau để thu mua cua trên địa bàn. Hắn bị UBND tỉnh phạt vi phạm hành chánh 20 triệu.
Ba năm trước, đi cùng đoàn doanh nghiệp theo phiên chợ “hàng Việt về nông thôn” về Cà Mau, tôi nghe bà con than thở đang bị thương lái Trung Quốc giựt nợ tiền bán cua đến mấy tỉ đồng. Từ đó đến giờ, thỉnh thoảng đến các địa phương, vẫn cứ nghe chuyện mấy ông kẹ đôi lốt du lịch này.

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016

Trần Mộng Tú - Lời Cám Ơn Riêng


LTS. Xin phép tác giả được đăng lại, nhân Memorial Day - Ngày Tưởng Niệm - năm nay. 

Cuối năm 1976, tôi lập gia đình được ba tháng, theo chồng từ nam California về nhà cha mẹ chồng ăn mừng lễ Giáng Sinh, cũng là dịp để cha mẹ chồng tôi giới thiệu cô dâu mới với làng xóm của hai cụ. Một cô con dâu Việt Nam, không phải chỉ là điều ngạc nhiên cho làng xóm mà còn cho cả dòng họ bên chồng tôi nữa. Vì chẳng bao giờ họ nghĩ con, cháu họ lại lập gia đình với một người ở cái nước xa lạ đó.

Sau tiệc ở nhà, chúng tôi đi chào các cô, chú ở những thành phố gần Helena, Montana. Cha chồng tôi là con trưởng, cụ có một em trai và bốn em gái. Cô Ruth ở gần nhất, nên chúng tôi lái xe đến chào trước.

Lần đầu tiên đến thăm cô Ruth đã để lại trong lòng tôi một nỗi buồn bã không bao giờ quên được. Đến hơn ba mươi năm sau, mỗi lần tháng Tư về, ngoài niềm đau của vết thương quốc nạn bị khơi lại, tôi còn bị hình ảnh của cô Ruth ngày hôm đó, hiện ra cùng một lúc, làm vết thương của tôi nhức nhối thêm.

Bùi Quang Vơm - Có gì lạ trong nghi lễ đón OBAMA?

CTN Trần Đại Quang đón TT Obama. Ảnh: internet
Rất nhiều người trong chúng ta thắc mắc chuyện Việt Nam coi thường Mỹ. Trong khi đón Tập Cận Bình với đầy đủ các nghi lễ long trọng nhất có thể, thảm đỏ từ chân cầu thang máy bay, đội cảnh vệ danh dự sắp hai hàng, người đón là Đinh Thế Huynh, người thứ hai trong đảng cùng bộ trưởng ngoại giao, trưởng ban Đối ngoại TW, tiếp đó là 21 phát đại bác, quốc yến, dạ hội… thì ông OBAMA đến một mình với chỉ vài nhân viên an ninh, vào ban đêm, và phía Việt Nam chỉ có vài người đón, cấp cao nhất là thứ trưởng bộ Ngoại giao, và chỉ có một bó hoa mà nhiều người nhận xét là “lá nhiều hơn bông”.
Có thật là chính phủ Việt Nam và chính quyền Mỹ không xem trọng chuyến đi này của tổng thống OBAMA? Có một sự lạnh nhạt có vẻ như cố tình của các lãnh đạo cao cấp nhất trong bộ máy đảng và nhà nước. Ông OBAMA vẫn cố giữ phong cách thường có nhưng với một công tác kiểm soát an ninh nghiêm ngặt, tổ chức khép kín và không bỏ sót một chi tiết với một bộ máy đồ sộ và chuyên nghiệp.

Nguyễn Hưng Quốc - Việt Nam sẽ ra sao nếu Donald Trump trở thành Tổng thống Mỹ?

Ứng viên tổng thống của đảng Cộng hoà Donald Trump.
Mặc dù Donald Trump nhận được sự ủng hộ khá nhiệt liệt của các cử tri thuộc đảng Cộng Hoà trong các cuộc bỏ phiếu sơ bộ để trở thành ứng cử viên chính thức của đảng, viễn ảnh ông trở thành tổng thống thứ 45 của Mỹ vẫn khiến nhiều chính khách cũng như giới bình luận chính trị cảm thấy hãi hùng.
Ngay cả những người cùng đảng Cộng Hoà với ông cũng hãi hùng. Hai cựu Tổng thống Cộng Hoà, George H.W. Bush và George W. Bush cũng như ứng cử viên đảng Cộng Hoà trong kỳ bầu cử năm 2012, Mitt Romney tuyên bố không tham dự đại hội đảng vào tháng 7, lúc Trump chính thức trở thành đại diện của đảng trong kỳ bầu cử Tổng thống vào tháng 11. Chủ tịch Hạ Viện Paul Ryan, thuộc đảng Cộng Hoà, cho đến nay vẫn từ chối lên tiếng ủng hộ Trump. Nhiều tên tuổi lớn khác trong đảng giữ thái độ dè dặt.
Tại sao?

Nguyễn Tường Thụy - Thành công trong chuyến thăm Việt Nam của ông Obama

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tạm biệt người dân Hà Nội hôm 24/5/2016. 
Nay ông đi rồi, ngày mai vẫn như mọi ngày*
Tôi xin mượn giai điệu của một bài hát nói về người lính Bắc Việt lên đường vào miền Nam chiến đấu để diễn tả tâm trạng của mình và của rất nhiều người người Việt Nam lúc này.
Trưa nay, Sài Gòn thay mặt cả nước tiễn Ngài Tổng thống Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ Obama, tôi có một cảm giác trống trải đến mênh mông. Hà Nội, rồi Sài Gòn, mỗi thành phố được hân hoan một ngày rưỡi, một ngày.
Tôi có mấy câu thơ đề ảnh ông Obama vẫy chào tạm biệt Sài Gòn, tạm biệt Việt Nam trong hình dưới đây:
Chuyến thăm Việt Nam của ông Obama không có một kết quả gì cụ thể trừ việc Mỹ dỡ bỏ cấm vận bán vũ khí sát thương, điều mà không mấy ai quan tâm. Không có hứa hẹn gì về tù nhân lương tâm. Việc thả Linh mục Nguyễn Văn Lý, một tù nhân già yếu, bệnh tật trước 2 tháng không làm cho ai thỏa mãn. Không có một hy vọng nào cho Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Văn Đài… và đặc biệt là Trần Huỳnh Duy Thức với án16 năm tù. Anh tuyên bố tuyệt thực vô thời hạn vào thời điểm đúng 7 năm anh bị bắt 24/5 và cũng đúng vào lúc ông Obama đang ở thăm Việt Nam.

An Tôn (VOA) - Cần Thơ đánh giá cao trợ giúp của Mỹ về ứng phó biến đổi khí hậu


Thành phố Cần Thơ trong những năm gần đây đã cảm nhận rõ tác động của biến đổi khí hậu, thể hiện qua các chỉ dấu như mức tăng nhiệt độ không khí, lượng mưa, mức độ ngập lụt, hạn hán, xâm nhập mặn và một số thiên tai khác.
Các nhà khoa học đã cảnh báo Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu. Điều này cũng được Tổng thống Mỹ Obama nhắc đến khi ông thăm Việt Nam mới đây. Từ lâu, Mỹ đã hợp tác và giúp đỡ Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó có việc lập Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu thuộc Đại học Cần Thơ. Viện đã có nhiều chương trình hiệu quả.

Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2016

Ngô Nhân Dụng - Tại sao người ta khom lưng?


Sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama rời Việt Nam, trên mạng internet có người đem hai bức hình ra so sánh. Bức hình thứ nhất chụp ngày 25 tháng Năm, một ông “quan nhỏ bước ra khỏi xe hơi, trong lúc mặt đường ngập lụt. Một anh quân hầu vội vác chiếc ghế tới cửa xe cho quan bước lên, rồi một anh khác khom lưng cõng ông vào bậc thềm, cách cửa xe hai mét. Bức hình thứ hai chụp trước đó, cảnh ông Obama đang ở Việt Nam, tay cầm dù che cho hai nhân viên cùng bước với mình sau khi xuống máy bay gặp trận mưa lớn.

Một công dân mạng bình phẩm: “Không cần phải nói nhiều, hai tấm hình này cũng đủ nói lên bản chất của hai chế độ.”

Không sống dưới chế độ độc tài thì không thể hiểu tại sao anh quân hầu lại sẵn sàng khom lưng cõng ông “quan nhà báo.” Tại sao ông quan làm báo lại sẵn sàng cưỡi lên lưng người ta để bảo vệ đôi giầy của mình? Tại sao người ta cư xử với nhau với những phản ứng tự nhiên như vậy? Đây chắc phải là một cảnh bình thường, trong đời sống hàng ngày. Cậu lính hầu thấy quan đang lo sợ ướt giầy, ướt gấu quần, thì đưa lưng ra cõng. Phản ứng tự nhiên, vì xưa nay cậu đã quen hầu các quan rồi. Ông quan thấy có đứa đưa lưng ra cõng thì ung dung cưỡi lên lưng người ta, không thắc mắc gì cả. Sau này ông kể, “sự việc diễn ra khá nhanh, lúc đó tôi cũng không nghĩ gì…” Đúng ra, việc diễn ra nhanh hay chậm thì chắc ông cũng không thấy cần phải nghĩ gì cả. Ông cử động theo thói quen hàng ngày.  Dù sao ông cũng biết xấu hổ khi bức hình lan truyền trên mạng, nên tìm cách giải thích, rằng vì ông già cả nên được anh quân hầu trẻ tuổi cõng. Chưa đầy 60 tuổi đã thấy mình già, nhưng nếu ông không quyền, không chức, thì có anh chị nào xin cõng hay không?

Song Thao - Nhật (4)


Tượng “Mẹ và con Trong Bão Táp” nằm trước Bảo Tàng Viện.

Khi tôi đang ở Tokyo thì một ông Nhật, nghe tôi nói sắp đi Hiroshima, đã cho biết là Ngoại Trưởng Mỹ John Kerry hiện đang ở Hiroshima, vậy là tôi chậm chân hơn ông ngoại Mỹ. Nhưng tôi nhanh chân hơn ông tonton Obama. Mãi tới cuối tháng 5 này, sau khi thăm Việt Nam, ông Obama mới tới Hiroshima. Đây là vị Tổng Thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên tới thăm Hiroshima. Sở dĩ tôi kẹp hai ông lớn Mỹ này vào chuyện tôi đi Hiroshima vì nơi đây đã hứng trái bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới vào lúc 8 giờ 15 phút sáng ngày 6 tháng 8  năm 1945 theo lệnh của Tổng Thống Mỹ lúc bấy giờ là ông Harry S. Truman. Khoảng từ 90 ngàn tới 146 ngàn người đã bị đốt cháy trong tổng số 350 ngàn dân của thành phố.Chuyện liên quan như vậy nên chuyện các ông lớn Mỹ tới Hiroshima là chuyện được dân Nhật chú ý. Ông Tập Cận Bình cũng chú ý vì chuyện thăm viếng và đặt vòng hoa tưởng niệm này khiến hai nước cựu thù xích gần nhau hơn, bất lợi cho Trung Cộng. Hai ông tới gây ồn ào quá cỡ, còn tôi tới thì êm ru bà rù. Không biết ai sướng hơn ai!

Lưu Văn Vịnh - NGƯỜI Việt - CHIM Việt - CÁ Việt


Chín mươi triệu cặp mắt quắc
Chín mươi triệu ánh thép sắc
Sáng chói ngời phá màn đêm vây bủa
Non nước ta bừng bừng muôn thuở.

Sóng biển Đông cuồn cuộn vang vang tiếng thét
Trăm ngàn bộ xương người chưa chịu hoá kiếp
Cùng cá chết biển Đông nằm nín hơi chờ ngày quật khởi
Thuỷ phủ họp bàn trang nghiêm trình Trời
Long quân trợn mắt vuốt râu mở trang Sách Ước
Gậy thánh thần treo cất bốn ngàn năm
Đầu tử đầu sinh, nước Nam một dòng sinh mệnh
Vạn vạn ánh mắt nung bật lửa ngọn tre Thánh Gióng
Voi Quang Trung Hưng Đạo ngạo nghễ thét trời Đông
Muôn bắp tay muôn ngàn tráng sĩ bừng bừng sống
Vạn vạn gót chân dậm nát mặt quỷ ma
Vạn vạn lồng ngực hừng hực Trường Sa
Triệu triệu trái tim phóng tia lửa đốt rực Hoàng Sa
Bốn biển năm châu đội một mái nhà
Chim Việt đậu cành Nam phương
Cá Việt nằm phơi bóng thuỳ dương
Người Việt muôn đời bám trụ trên quê hương !

Toàn con dân, chim-cá-người, chúng sinh nước non ta
Một bầu trời
Một góc biển
Cùng cộng nghiệp chia nhau nước mặn phù sa
Cùng thở bầu linh khí vòi vọi vòm cung Đông Á
Uống máu ăn thề giữ đất biển đảo quê cha
Rạch gươm mặt đất, quắc mắt thép, ngang trời xanh
Triệu triệu chim, cá, người
Sóng dội dập dồn hải triều âm vời vợi
Muôn năm ầm ầm Vạn Xuân Đại Việt khải hoàn ca.

Lưu Văn Vịnh 25-5-2016 



Thụy Khuê - Phê bình văn học thế kỷ XX - Chương 6: Ngôn ngữ học


Bài 1 
I- Đôi dòng về ngôn ngữ học và bác ngữ học 
Văn chương khởi đi từ một chữ.
Với một chữ hay nhiều chữ, nhà văn, nhà thơ làm nên một câu.
Câu là đơn vị nhỏ nhất trong ngôn ngữ nhà văn, nhà thơ.
Nhiều câu làm nên một bài thơ, một truyện ngắn, một truyện dài, là một tác phẩm và xác định ngôn ngữ (còn gọi là văn cách, hay văn phong, hay phong cách, hay lối viết) của nhà văn nhà thơ.
Nếu coi sự khảo sát văn chương là một khoa học, thì đó là khoa giải phẫu chữ, theo hai chiều: đi từ chữ, đến câu, đến bài thơ; rồi đi ngược lại đi từ bài thơ, đến câu, và trở về chữ. Hai hành trình này, nhà phê bình phải lập đi, lập lại, nhiều lần, mới có cơ tìm được giá trị của chữ trước, rồi đến câu, bài thơ, và tác phẩm.
Phê bình cũ, không chuyên chú đến chữ, bởi vì ngôn ngữ học chưa phát triển, cho nên đã phải dựa vào những yếu tố khác, như tiểu sử, đạo đức, tâm lý, phân tâm, v.v. để giải thích văn bản và đôi khi đi xa, đi lạc ra ngoài tác phẩm.

Nguyễn Quang Chơn - Lan man chuyện Tổng Thống Obama thăm Việt Nam


Ông chỉ có hơn hai ngày đến thăm Việt Nam. Chào xã giao và làm việc với bốn vị nguyên thủ xong, ông đi ăn tối ở một quán ăn bình dân. Ngày hôm sau ông nói chuyện với hơn một ngàn người về chuyến viếng thăm, về các quan điểm và tình cảm của ông đối với đất nước này rồi ông lên xe ra sân bay bay vào Sài gòn. Trên đường đi ông chống dù che mưa, ghé thăm nhà một người dân bình thường ven lộ. Ông hỏi thăm đời sống, chụp hình chung với họ... Tại SG, ông thắp hương một ngôi chùa cổ trước khi đi gặp gỡ các nhà lãnh đạo ở đó. Ông nói chuyện với những con người trẻ tuổi của một phong trào lập nghiệp ở khu vực được hình thành trên sáng kiến của ông... Rồi ông bay đi Nhật để hội đàm với 7 nước có nền kinh tế hùng mạnh nhất toàn cầu.... Chưa tròn 3 ngày với lịch trình kín mít, ông đã để lại cái gì cho đất nước Việt nam?...

Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2016

Gia Minh/RFA - Nancy Nguyễn trả lời RFA về việc bị an ninh VN bắt giữ 6 ngày


Cô Nancy Nguyễn, một người trẻ lên tiếng cho dân chủ- nhân quyền 
trong nước, vừa bị an ninh Việt Nam bắt mất tích 6 ngày. RFA PHOTO

Nancy Nguyễn kể lại thời gian bị giam giữ và thẩm vấn bởi an ninh Việt Nam với phóng viên Gia Minh Đài Á Châu Tự Do.

Cô Nancy Nguyễn, một người trẻ lên tiếng cho dân chủ- nhân quyền trong nước, vừa qua về Việt Nam bị an ninh bắt đi mất tích 6 ngày.

Khi ra khỏi Việt Nam, cô dành cho Gia Minh của Đài Á Châu Tự Do cuộc nói chuyện kể lại thời gian bị giam giữ và thẩm vấn bởi an ninh Việt Nam. Trước hết cô cho biết:
Nancy Nguyễn: Sự việc cũng chóng vánh lắm. Tôi nghĩ những người về Việt Nam và những người đứng ra kêu gọi biểu tình không bao giờ nghĩ mình có thể thoát khỏi sự truy lùng của an ninh Việt Nam đâu. Cho nên ai nghĩ mình không bị bắt, mình có thể trốn thì tôi nghĩ đó sẽ là chuyện sẽ không xảy ra.

TS Đinh Xuân Quân - ĐÁNH GIÁ CHUYẾN ĐI BA NGÀY CỦA TT OBAMA 23-25/5 2016


Sau khi Tổng Thống Obama rời Việt Nam, nhiều người muốn đánh giá chuyến viếng thăm ngắn ngủi của ông tại quốc gia này. Nhiều chuyên gia thì cho là phía Hoa Kỳ đã “hưởng quá nhiều”, trong khi cái “được” duy nhất mà cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại cảm nhận thì chỉ duy nhất có việc trả tự do cho cha Lý.

Nhưng nếu nhìn một cách tổng quát, chuyến đi này gồm 3 phần rõ ràng:

Nghi thức quốc gia hay TT Obama nói chuyện với chính phủ - đảng ngày 23/5/2016

Townhall ngày 24/5/2016 hay TT Obama nói chuyện với quần chúng VN tại Trung Tâm Hội Nghị Quốc gia

Vào Sài Gòn, TT Obama nói về tương lai, về kinh tế, nói chuyện với giới trẻ và Việt Kiều làm business tại đây, ngày 25/5/2016.

Bài này sẽ phân tích một cách cặn kẽ ba ngày này.

Mặc Lâm/RFA - Trí thức tuyệt thực cùng Trần Huỳnh Duy Thức

Ông Trần Huỳnh Duy Thức trong một lần gặp gỡ gia đình
tại trại giam trước đây.
Hôm nay đã bước sang ngày thứ ba, tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức tuyệt thực trong tù để chống lại sự giam giữ bất công và đòi trả tự do ngay lập tức cho ông bất kể bản án mà ông bị tuyên vẫn còn kéo dài hơn 6 năm nữa.
Trợ lực cho Trần Huỳnh Duy Thức
Trước việc ông từ chối để sang Mỹ và chấp nhận ở lại tuyệt thực cho đến chết, một phong trào hưởng ứng thái độ bất khuất của ông đã nổ ra bắt đầu bằng các cuộc tuyệt thực tập thể từ ngày 24 tháng 5 nhằm trợ lực cho ông thêm sức mạnh trong nhà giam và những mục tiêu ông nhắm tới.

Kim Chi - Trả lời của Tổng thống Obama tại Tokyo về việc Trung Quốc xem quan hệ đối tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam là sự khiêu khích


Mời các bạn đọc phát biểu của Tổng thống Obama tại Tokyo hôm qua, trả lời câu hỏi của truyền thông về việc Trung Quốc coi đối tác giữa Hoa Kỳ với Việt Nam là sự khiêu khích đối với Trung Quốc như sau:
"Tôi xin nói ngắn về Trung Quốc"
Quan hệ đối tác của chúng tôi với Việt Nam đang ngày càng phát triển, diễn ra hoàn toàn không dính dáng gì đến Trung Quốc (hoàn toàn là độc lập với Trung Quốc). Quan hệ đối tác này đặt trên cơ sở những quan tâm chung về việc mở rộng thương mại, mở rộng hợp tác về mọi mặt, đó là nỗ lực của hai bên trong thời gian 30 năm.

FB Phạm Quang Tuấn - Báo Việt Nam bị tố dịch lươn lẹo lời phát biểu tổng thống Obama nhằm né tránh vấn đề nhân quyền


Lại dịch lươn lẹo…
Ngày 24/5/2016 TT Obama đã phát biểu ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội trước 2000 người Việt. Bản tiếng Anh của diễn văn được công bố trên trang chính thức của TT Mỹ (https://www.whitehouse.gov/…/remarks-president-obama-addres…). Báo Lao Động đã công bố bản dịch mà họ gọi là “Toàn văn bài phát biểu của Tổng thống Obama trước 2000 người Việt Nam” (http://laodong.com.vn/…/toan-van-bai-phat-bieu-cua-tong-tho…). Tôi xin so sánh những chỗ sai sót đáng kể (bỏ qua những chỗ kém chính xác có thể vì người dịch yếu tiếng Anh). Để ý những lời ông Obama nói về nhân quyền, nhân phẩm, tự do học thuật, tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do ứng cử, tự do biểu tình, đã bị bỏ hoàn toàn. Nói về thầy Thích Nhất Hạnh bị cắt bỏ. “Human dignity” (phẩm giá con người) trở thành “sự ổn định”! Ngay cả những lời Obama trích dẫn từ Tuyên Ngôn Độc Lập của Hồ Chí Minh cũng bị lược bỏ, cắt xén khi đụng tới nhân quyền!

Thứ Năm, 26 tháng 5, 2016

Bùi Quang Vơm - Liên minh Việt Mỹ không thể khác


1- Đồng bằng sông Cửu Long đã khô kiệt. Nhiễm mặn theo những con sông đã lấn sâu vào đất liền 90 km. Gần 90% lúa và hoa mầu trên toàn bộ đồng bằng sẽ mất trắng. Hơn 20 triệu con người đang bị đói và khát từng ngày. Việt Nam đang từ quốc gia đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo, đang có nguy cơ phải nhập gạo cứu đói. Nền đất tiếp tục lún sụt, ngày càng xuống thấp. Nước biển thâm nhập ngày càng sâu trong nội địa. Hơn 10% đất trồng lúa của cả nước sẽ trở thành đất phi canh tác. Hơn 20 triệu con người đang bị đe dọa không còn nguồn sống. Sẽ có cuộc di tản hướng tới các thành phố. Sẽ có bất ổn và rối loạn.
Đồng bằng sông Cửu Long đã chết. Không ai, không có biện pháp nào cứu vãn được ngoài Trung Quốc. Chỉ có cách xả đủ nước cho sông Mê kông, chỉ có cách trả lại lượng phù sa và lượng cát như trước đây mới cứu được nạn khô kiệt, mới làm cho đất toàn bộ đồng bằng ngừng lún sụt, và mới cứu được nạn xâm mặn từ biển.
Giáo sư Marvin Ott, từ trường Johns Hopkins ở Hoa Kỳ, nói: “Các con đập trên dòng Mekong có ý nghĩa chiến lược vì chúng cho phép Trung Quốc quyền lực quyết định sự sống hay cái chết với các nền kinh tế ở hạ nguồn trên cả vùng Đông Nam Á lục địa“.

Bùi Văn Phú - Tổng thống Obama và tương lai quan hệ Mỹ-Việt


Khi đi thăm một nước khác, các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ thường mang theo những thông điệp và cam kết để thắt chặt quan hệ song phương.
Chuyến công du Việt Nam của Tổng thống Barack Obama cũng không ra ngoài thông lệ ấy. Mục đích chính của chuyến đi là tăng cường an ninh chiến lược, qua chính sách xoay trục của Mỹ; phát triển kinh tế, qua hiệp định TPP; và quảng bá những giá trị của dân chủ tự do, qua các nỗ lực thúc đẩy việc thực thi quyền tự do phổ quát của con người.
Sáng ngày 23/5, tại dinh chủ tịch ở Hà Nội, với sự hiện diện của Chủ tịch Trần Đại Quang, Tổng thống Barack Obama đã đọc diễn văn dài hơn 10 phút nói về những hợp tác song phương mới.

Phạm Đình Trọng - VÙNG TỐI NGỘT NGẠT


Tôi cũng như nhiều người Việt Nam khác, mong chờ chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Việt Nam. Vì Obama là hiện thân giá trị Mỹ, là hiện thân những giá trị bình dị, tự nhiên, thiết thực của cuộc sống, của con người, những giá trị dân chủ và quyền con người mà người dân Việt Nam đang thiếu hụt, đang khát khao. Sự mong chờ đó như người đang đi trong đêm tối mong chờ một nguồn sáng.
Obama đến Việt Nam không phải chỉ là sự kiện chính trị của đất nước Việt Nam mà còn là sự kiện tình cảm trong mọi trái tim Việt Nam. Ông đi đến đâu, thành phố nghiêng ngả, lòng người nghiêng ngả, trái tim rạo rực ở đó.

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến - Người & Đất Sài Gòn

gửi Trần Huỳnh Duy Thức

Tôi sinh ra ở Sài Gòn, nơi vẫn được mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Ðông. Chỉ tiếc có điều là ngay tại chỗ tôi mở mắt chào đời (Xóm Chiếu, Khánh Hội) thì lại không được danh giá hay ngọc ngà gì cho lắm. Đây thường là nơi ngụ cư của những tay anh chị, những cô gái ăn sương, những đứa trẻ bụi đời, những phu phen bốc vác ở kho Năm, hay đám "đào kép cải lương say tứ chiếng" – theo như lời của nhà thơ Cao Đông Khánh:

Sài Gòn, chợ lớn như mưa chớp
nát cả trùng dương một khắc thôi
chim én bay ngang về xóm chiếu 
nước ròng ngọt át giọng hàng rong

hỡi ơi con bạn hàng xuôi ngược
trái cây quốc cấm giấu trong lòng
hỏi thăm cho biết đường ra biển
nước lớn khi nào tới cửa sông 

Sài Gòn khánh hội gió trai lơ
khi ấy còn tơ gái núi về
đào kép cải lương say tứ chiếng
ngã tư quốc tế đứng xàng xê 

Nhiều tác giả - HỒI KÝ ĐỂ LẠI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA MỘT BẠN HỌC CŨ

Nguyễn Mạnh Hùng
Virginia, tháng 4, 2016

Tôi đọc Để Lại của Nguyễn Văn Sinh không như đọc một tác phẩm văn học mà chỉ muốn đọc những ghi chép của một người bạn học cũ viết về đời mình.Và tác giả đã đưa tôi đi từ một ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, với sự thích thú và đôi chút hãnh diện.

Hồi ký của Sinh quả thật đã đem tôi về những ngày tháng cũ thời chúng tôi học chung dưới mái trương trung học Nguyễn Khuyến trong cái tỉnh nhỏ Nam Định, với những địa danh quen thuộc, như chợ Cửa Trường, đường Paul Bert, Phố Khách, phố Cửa Đông, phố Máy Tơ, Vọng Cung; và tên những học trò phá phách ngày xưa nay không còn nữa, như Ứng, như Tạo, như Điển . . .

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2016

Ngô Nhân Dụng - Obama, Nguyễn Du, Lý Thường Kiệt


Sau khi ông Obama tuyên bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam, phát ngôn viên bộ ngoại giao Bắc Kinh tỏ ý hoan nghênh, nói, “Trung Quốc cũng muốn Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí!” Sau vụ tàn sát ở Thiên An Môn năm 1989, các nước Tây đã phương ngưng bán bom đạn cho Trung Cộng.

Nhưng các nhà bình luận bên Tàu không nói “ngoại giao” như vậy. Tân Hoa Xã đe rằng không nên kết thân với nhau để “đe dọa và làm thiệt hại quyền lợi chiến lược của một nước thứ ba!” Ai cũng hiểu họ nói nước thứ ba nào. Giáo sư Nghê Nhạc Hùng, (Ni Lexiong, ), một chuyên gia về hàng hải Đại học Thượng Hải, nói rõ hơn, rằng quyết Washington và Hà Nội đã lập một “liên minh gần như quân sự, nhắm vào Trung Quốc.”

Nguyễn Hưng Quốc - Nghĩ về quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam

Người dân ở TpHCM chờ đón Tổng thống Obama, ngày 24/5/2016. 
Nhân chuyến công du của Tổng thống Barack Obama tại Việt Nam, chúng ta thử nghĩ về mối quan hệ (chính trị) giữa hai nước từng là kẻ thù của nhau trong suốt thời chiến tranh Việt Nam.
Nhắc đến chữ “kẻ thù”, xin lưu ý là, với các chính khách Mỹ, như họ thường nói, chỉ có những lợi ích quốc gia vĩnh viễn nhưng không có bạn hay kẻ thù vĩnh viễn. Bạn hay thù có thể thay đổi từng lúc, tuỳ theo quyền lợi quốc gia của họ. Mà quyền lợi quốc gia của Mỹ, trong giai đoạn hiện nay cũng như trong vài thập niên tới, chủ yếu nằm ở vùng châu Á – Thái Bình Dương nơi họ bị thách thức lớn nhất từ một cường quốc mới nổi: Trung Quốc. Có thể nói toàn bộ chiến lược quay về với châu Á và Thái Bình Dương của Mỹ đều xuất phát từ những đe doạ đến từ Trung Quốc.
Về phương diện chính trị và quân sự, những đe doạ từ Trung Quốc chủ yếu diễn ra trên mặt biển. Chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc, nếu xảy ra, chắc chắn sẽ xảy ra trên biển. Có hai vùng biển chính có thể biến thành chiến trường: Hoa Đông và Biển Đông. Khả năng bùng nổ xung đột lớn ở biển Hoa Đông tương đối ít vì ở đó Trung Quốc phải đối đầu với một kẻ thù rất giàu và cũng rất mạnh, hơn nữa, có quan hệ liên minh chiến lược chặt chẽ với Mỹ: Nhật Bản. Chỉ có ở Biển Đông là Trung Quốc có nhiều ưu thế nhất. Tất cả các đối thủ của Trung Quốc ở vùng biển ấy đều nhỏ và yếu hơn Trung Quốc hẳn. Bởi vậy, để bành trướng lãnh hải và lãnh thổ, chắc chắn Trung Quốc sẽ chọn hướng Biển Đông của Việt Nam. Mà họ đã bắt đầu tiến trình bành trướng ấy thật. Từ hơn một năm nay, họ đã bồi đắp các bãi đá thành đảo nhân tạo và biến chúng thành các căn cứ quân sự. Các nhà bình luận chính trị dự đoán không lâu nữa, Trung Quốc sẽ tuyên bố vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông.

Dịch giả: Facebooker Phan Minh Thu - Toàn văn bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Obama tại Trung Tâm hội nghị Quốc gia, sáng 24 tháng 5 năm 2016


Xin cảm ơn Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã dành cho chúng tôi sự chào đón nồng nhiệt trong chuyến thăm này. Xin cảm ơn các bạn có mặt ở đây ngày hôm nay.
Những người Việt Nam đến từ khắp đất nước, trong đó những người trẻ đại diện cho sự năng động, tài năng của người dân Việt Nam. Trong chuyến thăm này, sự thân thiện của những người Việt Nam đã chạm tới trái tim của chúng tôi. Nhiều người đã vẫy tay chào tôi bên đường, làm tôi cảm thấy được tình cảm dân tộc.
Hôm qua tôi đến thăm phố cổ Hà Nội và được ăn bún chả rất ngon, uống bia Hà Nội. Đường phố thật đông đúc, tôi chưa bao giờ thấy nhiều xe máy như vậy. Tôi chưa thử đi qua đường, nhưng sau này có dịp trở lại Việt Nam, các bạn sẽ chỉ cho tôi cách qua đường như thế nào.
Tôi không phải Tổng thống Mỹ đầu tiên đến Việt Nam trong những năm gần đây, nhưng tôi cũng là người như các bạn, đã trưởng thành sau cuộc chiến tranh Việt Nam.

G.Đ./Người Việt - Báo chí Trung Quốc thay chính phủ chỉ trích ông Obama

Giống như dân chúng Hà Nội, dân chúng Sài Gòn
tỏ ra phấn khích trước sự kiện ông Obama thăm Việt Nam.
Sự phấn khích này sinh từ hy vọng, sắp tới, Việt Nam
có thể tách ra khỏi Trung Quốc. (Hình Tuổi Trẻ)

Sau Tân Hoa Xã, tới lượt Hoàn Cầu Thời Báo - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng Sản Trung Quốc - chỉ trích Tổng Thống Barack Obama sau khi ông tuyên bố hủy lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam. 

Khi tuyên bố hủy lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam, ông Obama từng giải thích, quyết định đó là vì nhu cầu phát triển quan hệ với Việt Nam, không phải vì Trung Quốc. Hoàn Cầu Thời Báo nhận định, đó là “dối trá.” Theo tờ báo này thì bản chất của quyết định hủy lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam là nhằm lợi dụng Việt Nam để kiềm chế Trung Quốc.

Minh Anh/RFI - Hà Nội muốn một nền ngoại giao cân bằng giữa Bắc Kinh và Washington

Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu 
ở Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia, tại Hà Nội, 
ngày 24/05/2016.REUTERS/Kham


Ngoài việc loan báo « Hoa Kỳ dỡ bỏ cấm vận bán vũ khí cho Việt Nam », nhật báo kinh tế Les Echos ngày 24/05/2016 có bài phỏng vấn ông Benoit de Tréglodé, giám đốc Viện Nghiên Cứu Chiến Lược trường Quân Sự Pháp cho rằng : « Hà Nội muốn xây dựng một nền ngoại giao cân bằng giữa Bắc Kinh và Washington ».

Trước hết, tờ báo cho rằng quyết định dỡ bỏ cấm vận vũ khí này nằm trong tiến trình xích lại gần nhau giữa hai cựu thù, được bắt đầu vào năm 1994, với việc dỡ bỏ cấm vận kinh tế và tiếp theo đó là nối lại bang giao vào năm tiếp theo.

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2016

Hải Vân (chuyển ngữ) - Tuyên bố chung Hoa Kỳ-Việt Nam, 23 Tháng Năm, 2016


Tòa Bạch Ốc
Văn Phòng Thư Ký Báo Chí
Thông báo Vừa Ban Hành
Ngày 23 Tháng Năm, 2016
Tuyên Bố Chung: Giữa Hoa Kỳ và Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Theo lời mời của Chủ Tịch Nước Cộng Hòa Xã Hội Việt Nam Trần Đại Quang, Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama thực hiện chuyến công du lịch sử đến Việt Nam, chào mừng sự hợp tác toàn diện giữa hai quốc gia, đồng thời cùng chung chia một quan điểm khi nhìn về tương lai. Cũng trong chuyến công du đặc biệt này, hai nhà lãnh đạo Việt-Mỹ cùng ban hành Một Tuyên Bố Chung.

Cả hai nhà lãnh đạo ghi nhận sự phát triển hiểu biết, toàn diện, và nhanh chóng của mối quan hệ Việt-Mỹ trong năm qua. Kết quả có được nhờ Sự Ðối Tác Toàn Diện Việt-Mỹ trong năm 2013, đồng thời cũng nhờ Tuyên Bố Quan Ðiểm Chung, được ban hành trong chuyến đi lịch sử của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đến Hoa Kỳ, hồi Tháng Bảy năm 2015.


Dịch giả: Kim Chi - Bài phát biểu của Tổng thống Barack Obama tại cuộc họp báo ở Hà Nội sáng ngày 23/5/2016


Good afternoon
Xin chào (ông Obama nói 'xin chào' bằng tiếng Việt)
Xin cảm ơn Chủ tịch Quang về những lời hào hiệp và xin cho phép tôi cảm ơn ngài cùng chính phủ và nhân dân Việt Nam đã dành cho bản thân tôi và phái đoàn chúng tôi sự đón chào và sự mến khách thật chân tình.
Trong một thế kỷ vừa qua hai quốc gia chúng ta đã từng kinh qua sự hợp tác, rồi lại trải qua xung đột đưa đến sự chia ly đầy đau đớn tiếp đến là đoạn trường hòa giải.
Nay sau hơn hai thập kỷ quan hệ giữa hai chính phủ đã được bình thường hóa, thời gian đang điểm cho chúng ta đạt tới những thời khắc mới. Điều thấy rõ ràng ở chuyến thăm này là nhân dân cả hai nước chúng ta đều mong muốn có mối quan hệ giữa chúng ta phải chặt chẽ hơn nữa, mối quan hệ phải sâu sắc hơn nữa.

Phạm Kỳ Đăng - Kỳ vọng và nghi ngại


Theo một định kiến hay thói quen, nhiều người nói chính sách của nhà nước Mỹ thực dụng, với một hàm ý xấu. Phải nói là thực tiễn mới đúng. Đúng nghĩa thực dụng trước hết phải kể đến hai nhà nước lớn chuyên chế - phản dân chủ là Nga và Trung quốc thời nay. Ở những cao trào khủng hoảng, hai nước này sửa đổi cả học thuyết tôn làm quốc giáo và xoành xoạch thay đổi luôn cả bạn thù, đồng minh, đối tác. Hãy xem quan điểm nước Nga độc tài thời Putin hôm nay đối với cuộc lấn chiếm Biển Đông của Trung Quốc và cung cách giải quyết xung đột thì rõ.
Có nhà nước nào không vì lợi ích dân tộc? Nhưng chỉ biết hành động thực dụng ư thì không đúng đối với cường quốc Hoa Kỳ. Hoa Kỳ lập quan hệ với nhiều nhà nước độc tài, có thể từng làm đồng minh ngắn hạn, chưa bao giờ xét về dài hạn Hoa Kỳ đặt tầm quan trọng vào các đồng minh chuyên chế - phi dân chủ. Đó cũng là nguyên nhân Hoa Kỳ phát động chiến tranh lạnh đối với cựu đồng minh Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết lập tức thôn tính Đông Âu, ngay sau kết thúc chiến tranh thế giới hai. Và cuối thế kỷ trước, có thể nói nước Mỹ, trên phạm vi toàn cầu đã giải phóng nhân loại khỏi hai quái vật toàn trị tham vọng nô lệ toàn thế giới. Đó là chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản.

Bùi Tín - Đường lối lẩm cẩm


Từ trái: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, 
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng, 
và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc.
Không biết ai là người đề ra cái sáng kiến đường lối chính trị dở hơi này. Đó là ‘’tách xa bành trướng đôi chút nhưng không dứt xa, nghĩa là vẫn gắn chặt với bành trướng’’ và ‘’xích lại gần Hoa Kỳ và phương Tây một chút nhưng không kết bạn chiến lược’’.

Đường lối của bọn con buôn gian xảo, có tính toán tâm lý chi ly.
Nhìn kỹ ra đó là tư duy của anh bần nông thiển cận, nhìn không quá lũy tre làng, không xa hơn cái ao nhà, tính tóan bủn xỉn thiệt hơn, để rồi mất sạch vì không có nhãn quan xa rộng, khoa học. Đó là lập trường ba phải, lơ lửng con cá vàng. Họ giả vờ lên án bọn bành trướng có khi với những lý lẽ lâm ly, mỉa mai, xúc động, nhưng vẫn không sao dứt tình nổi vì trót quá gắn bó thề thốt mất rồi, vì sợi dây trói Thành Đô quá chặt, Mật ước Thành Đô chứa quá nhiều chất mật ngọt. Họ liếc mắt đưa tình với các đại diện của Hoa Kỳ, cố bắt tay có vẻ chặt, nụ cười làm ra vẻ tươi nhưng thật ra lại sợ bọn bành trướng nhăn mặt quở phạt nên không dám mon men leo lên mối ‘’quan hệ chiến lược’’ mà phía Mỹ chân thành chìa tay mời mọc.

Không có sự lầm lạc nào giống sự lầm lạc nào. Lầm lạc đi vào con đường cộng sản ở Đại hội Tours/ 1920, rồi lầm lạc chui đầu vào cái cũi Thành Đô/1990, 26 năm nay, đến nay vẫn không bừng tỉnh nổi. Lẽ ra khi Liên Bang Xô Viết và Đảng CS Liên xô tan tành cuối năm 1991, lãnh đạo CS VN thay vì phải giật mình thức tỉnh, tự chặt cái đuôi CS cồng kềnh để đi vào con đường dân chủ văn minh thì họ lại chui vào cái thòng lọng Thành Đô, tự nguyện biến thành con tốt đen của bọn bành trướng trơ trọi, là cái đuôi nhỏ xíu của thoái trào cộng sản đang rẫy chết không sao tránh khỏi.

Có thể nói lần này Bộ Chính trị lại từ chối sự cấp cứu quý báu nhiệt tình của thế giới văn minh, một sự cấp cứu hệ trọng, đúng lúc, toàn diện, được chính đích thân nhà lãnh đạo cao nhất của Thế giới phương Tây mang đến do có lợi lớn cho cả hai bên, theo Win – Win Strategy.

J.B Nguyễn Hữu Vinh - Bầu cử: một canh bạc bịp quá thô thiển diễn lại

Một phụ nữ tại một trạm bỏ phiếu địa phương 
ở Hà Nội ngày 22 tháng 5 năm 2016.

Ngày hôm nay, màn diễn "bầu cử" lại rầm rộ triển khai trên khắp cả nước.
Đã mấy chục năm nay, cứ dăm năm lại một lần diễn đi rồi diễn lại. Tốn kém đến cả hàng ngàn tỷ đồng tiền dân. Trong khi báo chí cho biết: Hiện đang có những bà cụ gần 90 tuổi hàng ngày uống nước ao cho đỡ đói. Hiện hàng trăm ngàn hộ dân ở các tỉnh đang phải cứu đói. Đặc biệt là thảm họa môi trường miền Trung đang đe dọa hàng triệu người dân các tỉnh và nguy cơ ô nhiễm lan ra cả nước.
Vậy, để làm gì với những màn diễn đó? Đơn giản chỉ được một việc: Để cho có vẻ dân chủ. Chấm hết.
Vì sao vậy?

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2016

Lễ rải tro sử gia Tạ Chí Đại Trường


Một thân hữu của DĐTK cho biết, sáng ngày 22 tháng 5, 2016, trong mùa Phật Đản, gia đình, các tu sĩ Phật giáo và một số người thân của sử gia Tạ Chí Đại Trường đã xuống Cần Giuộc rồi theo sông Soài Rạp ra cửa sông gần biển để rải tro cốt của ông tại đó.

Lê Phan - Bụt nhà không thiêng


Trung Cộng đang đi khắp thế giới để mua hay mua chuộc từ những quốc gia hùng mạnh ở Âu Châu đến các tiểu quốc ở Thái Bình Dương, nhưng ở ngay sân sau của nhà họ, những người dân ở Hồng Kông và Đài Loan ngày càng nghi ngờ và chống đối.

Hôm Thứ Tư vừa qua, tâm điểm của một trong những trục tài chánh toàn cầu đã trở thành một pháo đài với nhiều ngàn cảnh sát trải ra quanh một khách sạn và một khu hội nghị nơi một viên chức cao cấp của Trung Cộng đang thăm viếng. Đối với nhiều người dân ở Hồng Kông, sự biểu dương lực lượng này chỉ càng làm cho họ sợ là những quyền dân sự và tự trị của thành phố đang bị tấn công bởi chính quyền ở Bắc Kinh.

Huy Tưởng - Những đêm thù búng máu


Rạch một vết dao lên da thịt
Máu trào xối xả. máu như hoa
Cái đau thấm ngọt vào xương tuỷ
Một trời cốt nhục réo trong ta!

Một nhát đao. chém ngang đất nước
Bóng thù đi. rờn rợn sơn hà
Nghe không. hạo khí lên từng bước
Giục lòng. chan chứa lệ. bi ca!... 

Một bát cơm. đã đầy búng máu
Một chỗ nằm. ố nhục từng đêm
Một hớp tối. tràn lan kiếp nạn
Một phận đời. khắc khoải triền miên... 

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến - Thương Một Người (Tầu)

Trung Cộng không thể xử dụng quyền lực mềm (ở bất cứ nơi đâu) giản dị chỉ vì họ không hề thủ đắc thứ quyền lực đó.tnt
Nói nào ngay thì tui thương (rất) nhiều người chớ không phải một. Phần lớn, buồn thay, đều là những phụ nữ đã có chồng con (tùm lum) hết trơn rồi nên kể ra đây e không tiện lắm. Đành chỉ nêu tên một nhân vật mà thôi, một người cùng phái – Khổng Tử – để tránh bớt (phần nào) tiếng đời dị nghị!

Ông mất năm 479 (B.C.E) sau một kiếp nhân sinh không mấy an nhàn, và hơi lận đận. Điều an ủi là sau khi nhắm mắt thì Khổng Tử được suy tôn là Vạn Thế Sư Biểu của dân tộc Trung Hoa.  

Tuy nhiên, cũng chính cái danh hiệu lớn lao này đã khiến ông không được an giấc ngàn thu. Năm 1974 (C.E)  Khổng Tử bị đám hậu sinh hạ bệ, bêu riếu, và xỉ vả không tiếc lời chỉ vì Chủ Tịch Mao Trạch Đông Vĩ Đại không thích có bất cứ một người (Tầu) nào khác mà cũng “vĩ đại” quá cỡ ... như mình!

Qua đến đầu thế kỷ XXI (khi khổng/ khi không) Khổng Tử lại được phục hồi, và được cử làm Đại Sứ Văn Hoá Lưu Động “để quảng bá ngôn ngữ và văn hóa Trung Hoa”  qua vài trăm cái Viện Khổng Tử (VKT) mọc ở khắp nơi.

Nguyễn Thị Từ Huy - Chủ nghĩa xã hội dẫn tới sự diệt vong của dân tộc

Cử tri bỏ phiếu tại một điểm bầu cử ở Hà Nội
vào ngày 22 tháng 5 năm 2011.
Có thể bài viết này (cũng như nhiều bài khác) của tôi sẽ bị luật pháp của chính quyền đảng trị sử dụng để buộc tội cho tôi theo một trong các điều 79, 88, 258. Nhưng như thế thì nực cười lắm, vì tôi chỉ làm công việc phân tích, tôi (cũng như nhiều tù nhân chính trị và các nhà hoạt động dân chủ khác) không thể nào lật đổ chính quyền được. Chúng tôi không có cách gì để lật đổ chính quyền. Muốn buộc tội chúng tôi trước hết phải đưa bà Nguyễn Thị Kim Ngân và Quốc hội 13 ra tòa và buộc tội họ rồi đưa họ vào nhà tù, bởi vì chính bà Chủ tịch Quốc hội và Quốc hội 13 mới là những người đã thực sự lật đổ chính quyền để lập nên một chính quyền mới.

Prashanth Parameswaran*/Hiếu Tân dịch - Lý lẽ để̉ Mỹ dỡ bỏ Cấm vận Vũ khí đối với Việt Nam


* The Diplomat, ngày 20.5.2016
Có lí do mạnh mẽ để Mỹ dở bỏ cấm vận vũ khí sớm hơn thay vì muộn hơn.
Tàu ngầm lớp Kilo của Nga mà Việt Nam hiện đang vận hành. Ảnh: Wikimedia Commons
Trước chuyến thăm của Tổng thống Barack Obama tới Việt Nam cuối tuần này, các quan chức Hoa Kỳ – ít nhất là công khai – nói họ còn chưa quyết định lần này có dỡ bỏ toàn bộ lệnh cấm vận vũ khí cho Việt Nam, đã được nới lỏng năm 2014, hay không. Mặc dầu việc dỡ bỏ hoàn toàn cấm vận này chỉ còn là vấn đề thời gian trong bối cảnh quan hệ đối tác toàn diện Mỹ Việt đang nảy nở, có lí do mạnh mẽ nên giải quyết nó dứt điểm sớm hơn chứ không phải muộn hơn.

Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2016

Phạm Phú Minh - MỘT XÃ HỘI VIỆT NAM BĂNG HOẠI


* Vài nhận xét nhân đọc cuốn Người Việt Nam Tồi Tệ của Lâm Nhược Trần, 359 trang, do Người Việt Books, California, xuất bản tháng 5, 2016. 
Thông tin từ Việt Nam trong ít nhất một hai chục năm qua, ngày càng dày đặc, dù là trên báo lề phải hay lề trái, dù là nhận định của người sống trong nước hay người ở nước ngoài về thăm quê hương, đều cùng nhau đồng ý một điểm: xã hội Việt Nam hiện đang trong tình trạng xuống cấp, ngày càng trầm trọng. Một nhận xét đồng loạt như vậy về sự suy thoái của phẩm chất con người, của nền giáo dục, nền y tế, về công cuộc làm ăn sinh sống, về đạo đức của quan và của dân v.v... thì không thể là những nhận xét vô căn cứ, nặng về cảm tính, mà là những lời báo động của những ai còn có lương tâm trước cái Xấu đang lấn dần cái Tốt, cái Ác đang thắng cái Thiện.
Ai trong chúng ta cũng đều muốn tìm ra nguyên nhân của tình trạng này, nhưng suy cho cùng thì nguyên nhân sâu xa nhất chỉ có một: do sự toàn trị của đảng Cộng sản suốt mấy chục năm qua. Nói một cách khác, nếu không bị cái họa cộng sản thì đất nước chúng ta ngày hôm nay CHẮC CHẮN không đối diện với cái họa đang lao xuống vực thẳm như chúng ta đang chứng kiến.

Trần Mộng Tú - Gửi Người Em Vũng Áng


Tôi đứng bên ngoài đất nước
 Nhìn về Vũng Áng xa xăm
Hỏi em có còn ra biển
Ngóng thuyền mắt lệ đăm đăm

Thuyền không kéo về bến nữa
Người ngư phủ đã chết rồi
Cá cũng chết theo ngư phủ
Trắng bờ trắng bãi trắng trời

Như khăn sô giăng trên cát
Chập chùng bụng cá nằm phơi
Tiếng cười ngày nao trên bến
Đã  lăn chìm đáy biển rồi

Tôi nghe em gào như sóng
Ôm con bơi cạn giữa đường
Mẹ con trầy da tróc vẩy
Muối nào rắc xuống vết thương

Ngư dân để tang cho biển
Tiều phu để tang cho rừng
Trên những cánh đồng nứt nẻ
Nhà nông mắt lệ khô tròng

Tôi đứng bên ngoài đất nước
Nhìn đâu cũng thấy bóng em
Một em hình thù rất lạ
Như con cá chết nằm nghiêng.

tmt
5/19/2016



Hà Kỳ Lam - Chiếc Bàn Học

Cháu xin tặng chú Hoàng

Tôi ngồi đối diện chú tôi qua chiếc bàn hình chữ nhật. Mặt bàn ánh lên một màu đen của gỗ lâu năm. Chúng tôi nhìn nhau. Cả hai đều khó tin còn có ngày gặp lại nhau như hôm nay. Ngót ba mươi năm rồi còn gì.
Chú tôi vẫn gầy như thuở nào, từ hồi còn là một thanh niên, đến khi thành một người đứng tuổi, và bây giờ là một người già nua. Không biết trong ba mươi năm tôi xa vắng có khoảng thời gian nào chú mập mạp lên không, chứ tôi vẫn tin chú đã chẳng bao giờ “phát tướng” như nhiều người khi bắt đầu qua khỏi thời kỳ thanh niên. Có điều lạ là tôi không thấy cái tuổi bảy mươi trên gương mặt chú; chú không có vẻ một ông già bảy mươi. Những người có da có thịt khi về già gầy đi dễ có nhiều nếp nhăn trên mặt; chú tôi không như thế. Nhưng chú cũng không thể xui người ta nghĩ mình chỉ chừng sáu mươi. Với tôi, chú là người lớn không có tuổi. Có lẽ tại tôi đang nhìn chú bằng ký ức. Từ lúc nào không biết, khi tôi bắt đầu biết chú trong căn nhà của ông bà nội tôi thì chú đã là “người lớn” đối với cậu bé con là tôi. Chú là thần tượng của tôi ngày nhỏ. Dong dõng cao, ngực nở nang, bụng thon thon mỗi khi chú ở trần, mái tóc biếng chải rẽ ngôi bên trái, với mấy sợi tóc xoã xuống một phần vừng trán không cao lắm đã là hình ảnh một người trẻ trung mà tôi ao ước khi lớn lên mình cũng sẽ được như thế.