Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2016
Gia Minh/RFA - Phạm Thanh Nghiên nói về blogger Nguyễn Ngọc Già
Giới tranh đấu
trong nước và các tổ chức quốc tế kêu gọi
chính quyền Việt Nam trả tự do cho
blogger Nguyễn Ngọc Già
và những tiếng nói độc lập tại Việt Nam.
Blogger Nguyễn
Ngọc Già bị tòa án thành phố Hồ Chí Minh tuyên án 4 năm tù giam và 3 năm quản
chế trong một phiên xử được nói là ‘chớp nhoáng’ vào chiều ngày 30 tháng 3 vừa
qua.
Ông này ít được
biết đến ngoài những người quan tâm đọc những bài viết được công khai trên mạng
như cựu tù nhân lương tâm Phạm Thanh Nghiên.
Là một người
có cốt cách
Sau khi
phiên xử blogger Nguyễn Ngọc Già diễn ra, cựu tù nhân lương tâm Phạm Thanh
Nghiên có một số nhận định về blogger Nguyễn Ngọc Già và bản án tòa tuyên cho
ông ta qua cuộc nói chuyện với Gia Minh, Đài Á Châu Tự Do. Trước hết cựu tù
nhân Phạm Thanh Nghiên cho biết:
Theo tôi thì
ông là một trong những tác giả đáng đọc nhất hiện nay. Và như nhận định của Dân
Làm Báo qua bản tin họ loan ngày hôm qua sau phiên xử, thì những bài viết của
Nguyễn Ngọc Già có sức công phá mạnh mẽ đối với chế độ. Loạt bài phân tích thời
sự, chính trị của ông có độ chính xác rất cao và thể hiện kiến thức rất rộng.
Nhiều bài đóng góp của ông có giá trị tranh đấu cho dân chủ - nhân quyền ở Việt
Nam và đặc biệt vấn đề bảo vệ tù nhân lương tâm.
Những gì Nguyễn
Ngọc Già thể hiện qua những bài viết, tôi thấy ông là một người có cốt cách.
Còn về tiểu sử
của ông Nguyễn Ngọc Già chỉ vào ngày hôm qua sau khi phiên xử của ông diễn ra
chỉ vài chục phút, và cũng là sau khi ông bị bắt chừng 15 tháng rồi, thì trên
trang Dân Làm Báo nơi ông hay gửi bài, họ đưa bản tin có những chi tiết, thông
tin cá nhân về Nguyễn Ngọc Già.
Tôi muốn nói
thêm rằng Nguyễn Ngọc Già chọn con đường viết bài ẩn danh, khi ông bị bắt vào
cuối năm 2014, công luận mới biết tên thật của ông là Nguyễn Đình Ngọc. Trong
bài viết đầu tiên của tôi về ông, tôi có viết câu rằng ‘cho đến nay Nguyễn Ngọc
Già là trường hợp duy nhất, đầu tiên bị bắt bởi nghịch lý ông rất nổi tiếng
nhưng không ai biết ông là ai!’.
Sau nhiều
tháng bị giam cầm, ông mới được đưa ra xử trong một phiên tòa rất chớp nhoáng
chỉ 2 tiếng đồng hồ thôi vào chiều ngày 30 tháng 3 năm 2016.
Gia Minh:
Như cô vừa nói, ông (Nguyễn Ngọc Già) chọn cách viết ẩn danh và rất ít thông
tin về ông. Vậy trong hơn 1 năm qua, là người quan tâm, cô có những ghi nhận gì
về ông ta?
Phạm Thanh
Nghiên: Cũng có những thông tin từ trên trang Dân Làm Báo: Nguyễn Ngọc Già
tên thật Nguyễn Đình Ngọc, sinh năm 1966. Đến năm 1996, khi 30 tuổi ông hoàn tất
chương trình tại Đại học Kinh tế Sài Gòn. Ông vào làm việc tại Đài Truyền hình
Thành phố Hồ Chí Minh, giữ chức phó phòng kế hoạch dự án. Do bất đồng quan điểm
với đảng cộng sản, vào năm 2008 sau 12 năm công tác, ông từ bỏ công việc tại
Đài Truyền hình chuyển sang kinh doanh nhà đất tại Sài Gòn.
Đến năm 2009,
ông bắt đầu sử dụng bút danh Nguyễn Ngọc Già để phổ biến những bài viết của ông
về tệ tham nhũng, bất công xã hội, lên tiếng bênh vực cho những người đấu tranh
dân chủ cũng như các tù nhân lương tâm, cổ xúy cho tự do- dân chủ- nhân quyền.
Năm 2013, ông
bắt đầu tham gia cộng tác thường xuyên với trang Dân Làm Báo. Trang web của ông
thu hút sự quan tâm rất lớn với hằng trăm lời bình luận của độc giả khắp nơi.
Ông bị bắt
vào cuối tháng 12 năm 2014, bị tuyên án 4 năm tù giam và 3 năm quản chế sau 15
tháng bị tạm giam trong một phiên tòa rất chớp nhoáng.
Đó là những
thông tin mà tôi muốn chia xẻ với thính giả của RFA; tất nhiên đó là những
thông tin được lấy trên trang Dân Làm Báo.
Về bản án
của ông
Gia Minh:
Lần bắt blogger Nguyễn Ngọc Già, có hai blogger nổi tiếng khác cũng bị bắt
(trước ông Già) là blogger Người Lót Gạch Hồng Lê Thọ, blogger Quê Choa Nguyễn
Quang Lập; và hai người này được ngưng điều tra; trong khi đó thì blogger Nguyễn
Ngọc Già bị tuyên án 4 năm tù và 3 năm quản chế. Cô có nhận định gì về bản án
tuyên cho ông Nguyễn Ngọc Già?
Phạm Thanh
Nghiên: Hai blogger Người Lót Gạch và Bọ Lập bị bắt cùng thời điểm với
blogger Nguyễn Ngọc Già vừa được đình chỉ điều tra. Tất cả ba trường hợp khi bị
bắt báo chí Nhà nước đều loan tin họ bị bắt theo điều 258. Nhưng sau này ông
Nguyễn Ngọc Già bị truy tố tội danh nặng nề hơn là điều 88- tuyên truyền chống
nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tôi không có
bình luận gì về hai trường hợp của Người Lót Gạch và Bọ Lập, còn đối với bản án
của Nguyễn Ngọc Già thì nhận định của tôi ông là một điển hình của tình trạng bắt
giữ tùy tiện. Việc bắt giữ, giam cầm và kết án ông chỉ ra rõ ràng những sai phạm
trong hệ thống pháp lý cũng như bản chất của nhà nước này.
Ngay như tội trạng
được cho là của Nguyễn Ngọc Già, chúng ta biết báo chí lề đảng đưa ra một cách
sai sự thật, bất nhất và ngụy tạo. Nói thẳng là đầy ác ý đối với ông.
Về vấn đề
pháp lý, chúng ta thấy có nhiều sai phạm trong vụ án Nguyễn Ngọc Già. Còn việc
ông không được đình chỉ điều tra hay tạm ngưng thi hành án như hai trường hợp
trên, và ông bị kết án thì tất nhiên điều đó chỉ có Nhà nước mới biết thôi;
nhưng tôi nghĩ rằng một trong những nguyên nhân là vì qua những bài viết của
ông cái cốt cách, tính công phá đối với chế độ cũng như đối với những gì dù cho
một số thông tin mà báo chí lề đảng đưa, cũng như bản án 4 năm tù giam, 3 năm
quản chế trong hoàn cảnh Nguyễn Ngọc Già bị bắt không ai biết, bị đưa ra xét xử
không ai hay thì tôi tin chắc Nguyễn Ngọc Già là con người kiên cường trong tù
và ông hoàn toàn xứng đáng với ông. Cho nên bản án 4 năm tù giam đối với ông,
tôi không ngạc nhiên.
Gia Minh:
Bản thân cô là một tù nhân lương tâm, qua những vụ việc trong mấy năm nay và
gần đây như vụ xử blogger AnhBasam Nguyễn Hữu Vinh rồi Nguyễn Ngọc Già, cô thấy
tình hình có những thay đổi gì không đối với những người đấu tranh cho dân chủ
- nhân quyền, phong trào đòi hỏi quyền con người tại Việt Nam?
Phạm Thanh
Nghiên: Từng là một tù nhân lương tâm quan tâm đến hiện tình của đất nước
và đặc biệt động thái của nhà cầm quyền đối với giới bất đồng chính kiến ở
trong nước thì chúng ta có thể khẳng định một điều là bất cứ một chính quyền độc
tài nào cũng thế thôi họ luôn muốn duy trì và củng cố quyền cai trị của họ. Họ
luôn giữ chủ trương trấn áp mọi tiếng nói đối lập. Điều này được thể hiện rất
rõ trong những phát biểu của những người đứng đầu đảng và đất nước này. Chính
sách của họ có thay đổi hay không không phụ thuộc vào mong muốn hay chủ trương
của họ mà phụ thuộc vào nổ lực của những người tranh đấu cho dân chủ, phụ thuộc
vào xu hướng và sức ép của quốc tế lên nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.
Với kinh nghiệm
của tôi, tôi cho không có những chuyển biến gì được hiểu theo nghĩa tốt đẹp hay
cởi mở hơn đối với xã hội Việt Nam hay nhẹ tay hơn đối với giới tranh đấu. Tôi
nghĩ rằng với một dàn nhân sự hiện nay trong Bộ chính trị hay Trung ương Đảng
thì tôi nghĩ nên chuẩn bị tinh thần để đối phó với những điều rất khó khăn.
Gia Minh:
Cám ơn cựu tù nhân lương tâm Phạm Thanh Nghiên.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét