Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016
Bùi Tín - Cười gượng với ông Tây, run sợ ông Tàu
Ảnh minh họa: Tổng thống Obama
và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng
trong cuộc họp tại Naypyitaw, Myanamr, ngày 13/11/2014.
và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng
trong cuộc họp tại Naypyitaw, Myanamr, ngày 13/11/2014.
Theo thỏa thuận, tháng 5 tới,
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama sẽ ghé thăm chính thức Việt Nam, sau khi dự Thượng
đỉnh G7 ở Nhật Bản. Đây là một chuyến đi rất quan trọng đối với Việt Nam, có thể
tạo nên nhiều nhân tố mới thuận lợi cho việc bảo vệ nền độc lập và toàn vẹn
lãnh thổ, cho cuộc sống an bình, phát triển và văn minh của nước Việt Nam đang
gặp khó khăn lớn và khủng hoảng về nhiều mặt. Đây là một thời cơ lớn đã đến độ
chín để kết bạn thân, có thể đi tới liên minh bền chặt với cường quốc số một của
thế giới, một nước dân chủ tiêu biểu cho nền văn minh nhân loại, nêu gương sáng
hai nước từng có chiến tranh với nhau nhưng dứt khoát không quay về quá khứ,
nhìn thẳng tới tương lai đầy hứa hẹn.
Có những phán đoán khác nhau về
chuyến đi thăm Việt Nam sắp đến của Tổng thống Hoa Kỳ. Đây là thời cơ thuận lợi
cực hiếm để Việt Nam thoát khỏi thế cô độc, bị nước láng giềng to lớn xâm chiếm
dai dẳng. Ông Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị có hiểu rõ tình hình hay không?
Có biết đặt quyền lợi của tổ quốc, dân tộc, nhân dân lên trên quyền lợi đảng
phái, phe nhóm hay không? Có dám xoay hẳn trục kết thân và liên minh chiến lược
để từ đó thoát Trung một cách an toàn hay không?
Hùng Tâm - Ai sẽ lãnh đạo Cuba?
Quân phiệt Cộng Sản Cuba trong buổi giao thời
Truyền thông
Hoa Kỳ - và nhà báo thông ngôn của xứ khác - gọi chuyến thăm viếng Cuba vừa qua
của Tổng Thống Barack Obama là biến cố có ý nghĩa lịch sử vì từ 88 năm nay mới
có một tổng thống Hoa Kỳ đặt chân lên đảo quốc này. Có lẽ, đấy là ý nghĩa lịch
sử cho sự nghiệp của ông Obama, chứ chưa hẳn là cho người dân Cuba. Sau khi ông
Obama ra về, cựu Lãnh Tụ Fidel Castro nay đã 90 tuổi liền có một bài đả kích vị
tổng thống thượng khách của người em là Chủ Tịch Raúl Castro. Cũng có ý nghĩa lịch
sử vì Fidel ngợi ca thành tích của chế độ Cộng Sản Cuba do ông sáng lập và chối
từ lời kêu gọi cải cách của ông Obama.
Toàn là chuyện
lịch sử cả, trong ý nghĩa là quá khứ. Tương lai rồi sẽ ra sao?
Hồ sơ Người
Việt sẽ tìm hiểu về tương lai ấy, giúp cho các nhà báo thông ngôn ở gần xa.
Nguyễn Thị Từ Huy - Thông điệp của Bộ chính trị mới?
Trần Đại Quang, Nguyễn
Xuân Phúc và bà Nguyễn Thị Kim Ngân
tại Hà Nội vào ngày 27 tháng 1 năm 2016.
Có lẽ rất
nhiều người Việt Nam, khi theo dõi diễn biến của Đại hội XII của
Đảng cộng sản Việt Nam, bị đặt trước câu hỏi : trong tình hình nguy
ngập về mọi phương diện hiện nay của đất nước, ĐCSVN, vốn kiên quyết
tự giành cho mình độc quyền lãnh đạo tuyệt đối, liệu có đủ khả
năng tiến hành những cải cách chính trị, để giải quyết các vấn đề
trầm trọng của đất nước hay không ?
Câu hỏi này
là của tất cả những người Việt Nam quan tâm đến vận mệnh quốc gia.
Vì đất nước này không phải của riêng của đảng, mà là của tất cả
mọi người, thậm chí của cả những bào nhi còn nằm trong bụng mẹ.
Và vì thế,
hiện nay mỗi một động thái của chính quyền, tức là của đảng, đều
là một câu trả lời cho câu hỏi này. Mỗi một quyết định của Bộ
Chính trị sẽ là một câu trả lời cho câu hỏi này.
Bùi Văn Phú - Ông David Dương và đầu tư rác ởViệt Nam
![]() |
Tổng Giám đốc California Waste Solutions, ông David Dương (ảnh Bùi Văn Phú) |
Công ty rác California
Waste Solutions (CWS) do một người Việt làm
chủ đã hoạt
động ở California trong hơn hai thập niên, hiện có hợp đồng thu gom rác cho hai thành phố Oakland
và San Jose ở miền bắc California.
Năm 2005, ông David Dương là tổng
giám đốc của CWS quyết định đem công nghệ rác từ Hoa Kỳ về Việt Nam và đã mở ra công ty con là
Vietnam
Waste Solutions (VWS) với dự án khu liên hợp xử lý chất thải tại Đa Phước thuộc Tp. Hồ Chí
Minh.
Trong thời gian đầu các cơ quan truyền thông trong nước
hết lời ca ngợi VWS là một đóng góp của Việt kiều từ Mỹ trong việc đầu tư giúp
đất nước phát triển. Nhưng hơn một năm qua báo chí
trong nước lại nhắc đếnVWS với nhiều thông tin rất tiêu cực.
Mới đây ông David Dương
đã dành cho chúng tôi một cuộc phỏng vấn để biết rõ hơn về những đầu
tư và khó
khăn của VWS tại Việt Nam.
Lê Mạnh Hùng - Khủng bố tại Brussels: Cuộc tấn công có thể đoán trước
Ngày 15 tháng 3, một tuần trước khi xảy ra cuộc tấn công khủng bố đẫm máu nhất tại Bỉ kể từ thế chiến thứ hai, cảnh sát Bỉ đến lục soát một apartment nằm trong một khu nhà ở yên tĩnh tại Brussels. Họ bấm chuông và đột nhiên từ trong nhà súng bắn ra ầm ầm. Sau nhiều tiếng đồng hồ, cuối cùng cảnh sát cũng tiến được vào trong nhà sau khi thiện xạ của cảnh sát bắn hạ được tên cầm súng kháng cự, tuy rằng hai tên khác đã bỏ trốn được qua mái nhà.
Khi vào được
trong nhà, cảnh sát khám phá ra rằng họ đã tìm ra được một trong những mảnh
then chốt của mạng lưới khủng bố của ISIS tại Châu Âu. Và quý giá nhất trong những
bằng chứng mà họ tìm được là một dấu tay của Salah Abdeslam, tên khủng bố bị
truy tầm gay gắt nhất tại Châu Âu kể từ khi y vất bỏ tấm áo bom và chạy trốn
trong cuộc tấn công khủng bố tháng 11 năm ngoái tại Paris làm chết 150 người.
Thứ Tư, 30 tháng 3, 2016
Ngô Nhân Dụng - Trung Cộng xâm lăng kinh tế
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Cộng lại qua Việt Nam, chuyến đi thứ ba của các quan chức trọng yếu Trung Cộng kể từ ngày Đại hội 12 của đảng Cộng sản kết thúc. Tại sao ông Thường Vạn Toàn (Chang Wanquan, 常万全) không chờ đến khi Nguyễn Xuân Phúc lập chính phủ mới đầy đủ mà phải vội vã qua Hà Nội gặp Phùng Quang Thanh, một người sắp mãn nhiệm? Chuyến đi này có thể nhằm theo dõi, kiểm tra coi việc thay đổi guồng máy nhân sự đang diễn ra có đúng kế hoạch như Bắc Kinh đề xướng hay không.
Thường Vạn
Toàn qua Hà Nội sau khi hai tầu Hải Giám Trung Cộng tấn công tầu đánh cá Việt
Nam ngoài khơi, trong vùng quần đảo Hoàng Sa, cướp hải sản và đánh các ngư phủ.
Trong khi đó, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn hô hào hai bên phải cộng tác chặt
chẽ!
Mối đe dọa của
Trung Cộng hiển nhiên trên mặt chính trị và quân sự. Cộng Sản Trung Hoa có cần
phải đánh chiếm nước ta hay không? Họ thực sự không cần vì có thể đạt được những
mục tiêu chiến lược bằng cách khác.
Trong thời đại
này sức mạnh các quốc gia phải dựa trên kinh tế. Chúng ta đã chứng kiến một guồng
máy quân sự khổng lồ của Liên Xô, có lúc đóng quân trên một nửa Âu Châu, cuối
cùng cũng bất lực khi hệ thống kinh tế quốc doanh tê liệt rồi sụp đổ. Cộng sản
Trung Hoa từ 30 năm qua chú trọng đến phát triển kinh tế hơn là quân sự. Trung
Cộng có thể ảnh hưởng tới vận mệnh Việt Nam qua con đường kinh tế, dễ dàng và chắc
chắn hơn.
Nguyên Ngọc - Làng mất, rừng chết, đồng bằng hạn hán là đương nhiên
“Từ xa xưa,
và cho đến tận năm 1975, xã hội Tây Nguyên đã tồn tại bền vững trên cơ sở một cấu
trúc xã hội đặc trưng, lấy làng làm đơn vị xã hội cơ bản và duy nhất. Làng tồn
tại bền vững trên nền tảng kinh tế, vật chất là quyền sở hữu tập thể của cộng đồng
làng đối với đất và rừng.
Ở Tây Nguyên,
từ xa xưa, hoàn toàn không có rừng vô chủ. Từng tấc rừng đều thuộc về một làng
cụ thể. Người ta gọi đó là không gian xã hội, hay không gian tồn tại của làng
... Chủ trương quốc hữu hóa đất và rừng Tây Nguyên từ sau năm 1975, là tước đi
mất cái nền tảng vật chất của làng. Làng Tây Nguyên tất yếu đổ sụp. Văn
hóa cũng không thể còn, chỉ còn văn hóa diễn và giả.
… Đi đôi với
chủ trương quốc hữu hóa đất và rừng tai hại, là chủ trương đưa dân lên Tây
Nguyên với tốc độ và cường độ quá lớn, khiến dân số Tây Nguyên trong thời gian
ngắn, tăng lên hơn 5 lần, đặc biệt làm cơ cấu dân cư đảo lộn lớn và đột ngột,
hiện nay chỉ còn khoảng 20% người của các dân tộc tại chỗ. 80% đã là người
Kinh. Các dân tộc tại chỗ không còn vai trò chủ thể trong đời sống và phát triển
của Tây Nguyên.
Và hôm
nay, ta đang chứng kiến một trong những hậu quả không thể ngờ: Đồng bằng Nam Bộ,
vựa lúa sống còn của cả nước, đang khô cháy và mặn chát … vì mất rừng Tây
Nguyên!
Một bài học
thật lớn, thật cay đắng, về cả tự nhiên lẫn xã hội!”
Viết Từ Sài Gòn - Ông nào nói chia tay cũng vậy thôi!
Tổng giám đốc
IMF Christine Lagarde (trái) bắt tay
với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (phải)
tại phòng họp của Thủ tướng tại Hà Nội
vào ngày 16 tháng 3 năm 2016.
Dường như hầu
hết các lãnh đạo Cộng sản Việt Nam khi về hưu hay sắp mất chức cũng có những
hành động phá bĩnh, cũng nói quá một chút những việc mà lúc đương chức dù có biết,
có đủ khả năng làm họ cũng không bao giờ nhắc đến. Cái sự nói quá kiểu như Nguyễn
Sinh Hùng thì chép miệng nói rằng “với hàng trăm khoản thuế như vậy thì dân làm
sao sống nổi!” hoặc “cơ quan hành chính của chúng ta làm việc quá rườm rà, thủ
tục quá phức tạp”. Hay ông Nguyễn Tấn Dũng nói về vấn đề sống tử tế, nói về đặt
để cấp quản lý chưa phù hợp.
Tất cả những
vấn đề trên, khi đương chức các vị này không bao giờ nhắc đến. Bởi vì chính các
vị là những người sai phạm nặng nhất. Ví dụ như đặt để người quản lý, đương
nhiên không ai chấp nhận một anh y tá miệt vườn lên làm Thống đốc ngân hàng để
rồi vừa làm vừa học cử nhân luật, sau đó lên làm Phó Thủ tướng, rồi Thủ tướng
chính phủ. Nhưng cái qui trình lãnh đạo của ông Dũng là vậy. Nên chi lúc đương
chức, nếu ông lên tiếng về vấn đề chuyên môn và quản lý thì ông sẽ là người mắc
mứu đầu tiên.
Nguyễn Nhân Trí - Một Vấn Ðề Khó Xử?
Từ khi cuộc nội chiến bắt đầu năm 2011, đã có hơn 4 triệu người dân Syria đã rời bỏ nước tạo ra một luồng sóng tị nạn lớn nhất kể từ Đệ Nhị Thế Chiến. Hầu hết những người nầy đến tạm trú ở Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan. Nhưng một số không nhỏ khác đã liều mình đi đến tận các nước Âu Châu vì điều kiện sống ở đây dễ dàng tốt đẹp hơn.
Các nước Âu
Châu đang cố gắng hết sức họ để giải quyết thảm trạng tị nạn nầy. Những quốc
gia Tây Phương khác như Mỹ và Úc cũng đang thu nhận một số người tị nạn.
Tuy nhiên, không
như Âu Châu, các quốc gia như Mỹ và Úc nằm quá xa hẳn các khu vực người tị nạn
có thể tự sức đi đến được. Vì vậy các nước như Mỹ và Úc có thể hạn chế số lượng
di dân vào nước họ. Chẳng hạn như Mỹ cho đến nay chỉ mới cho vào khoảng 600 người
và sẽ dự định tăng lên khoảng 10 ngàn trong năm 2016. Ở Úc cũng đang dự định sẽ
nhận vào khoảng 12 ngàn người trong 2016.
Tú Anh - Tổng thống Miến Điện Thein Sein: chuyên gia diễn biến hoà bình
Tổng thống Miến Điện Thein Sein (phải)
tới dự phiên họp cuối cùng Quốc Hội cũ tại Naypyidaw
ngày 28/01/2016.REUTERS/Soe Zeya Tun
|
Thein Sein, viên tướng cột
trụ trong tập đoàn quân phiệt một thời giam cầm nhà đối lập Aung San Suu Kyi sẽ
bàn giao chính quyền cho cựu tù nhân của mình vào ngày 30/03/2016. Có ai ngờ một
nhân vật lầm lỳ, bị xem là « tay sai » của bạo chúa Than Shwe, đã đưa quốc gia
Đông Nam Á bị cô lập vào con đường dân chủ mà không đổ một giọt máu .
Cách nay năm năm, khi được
chỉ định làm tổng thống Miến Điện với một chính phủ dân sự hình thức thay thế tập
đoàn tướng lãnh rút lui vào hậu trường, tướng Thein Sein bị công luận trong và
ngoài nước xem là bù nhìn của nhà độc tài Than Shwe già yếu. Với gương mặt lầm
lỳ, ông cam kết sẽ thực hiện tiến trình « dân chủ hóa có kỷ luật ». Hơn 50 triệu dân Miến Điện bán tín bán nghi.
Vào ngày 30/03/2016 tới, Miến
Điện sẽ có vị tổng thống dân sự đầu tiên. Sau năm năm thực hiện lời hứa, với
nhiều lúc thăng trầm, tổng thống mãn nhiệm Thein Sein sẽ bàn giao quyền lực cho
ông Htin Kyaw, nhân vật tín cẩn của bà Aung San Suu Kyi. Cuộc chuyển giao quyền
lực sẽ ghi dấu một trang sử mới tại Miến Điện sau gần 70 năm do tướng lãnh hoặc
cựu tướng cai trị.
Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016
DI CẢO CỦA NHÀ SỬ HỌC TẠ CHÍ ĐẠI TRƯỜNG
LTS Diễn Đàn Thế Kỷ.- Tòa soạn
DĐTK rất cám ơn Bác sĩ Ngô Thế Vinh đã gửi bài viết cuối cùng của nhà sử học Tạ
Chí Đại Trường, sau khi đã bỏ rất nhiều công phu soạn lại từ bản in và thêm nhiều
hình ảnh có tính cách tư liệu, trong đó quý nhất là bức ảnh hai anh Tạ Chí Đại
Trường và Phùng Nguyễn chụp trước khi anh Tạ Chí Đại Trường lên máy bay về Việt
Nam, đầu tháng 10 năm 2015 vừa qua.
Bác sĩ Ngô
Thế Vinh có được các tài liệu này là do gia đình của anh Phùng Nguyễn cung cấp.
Chúng tôi
rất hoan nghênh ý định của Bác sĩ Ngô Thế Vinh trong việc phổ biến rộng rãi những
ý kiến, những tâm sự về Sử học sau cùng của sử gia Tạ Chí Đại Trường. Theo ý
chúng tôi, hiểu được tất cả những gì sử gia đã viết trong bản Di Cảo này không
phải là điều dễ dàng, có thể vì nhiều vấn đề quá chuyên môn, có thể vì tác giả
viết về những trường hợp quá riêng biệt mà chỉ những người trong cuộc mới hiểu
hết. Nhưng nhìn tổng quát, chúng ta có thể cảm nhận được tinh thần muốn mang lại
công bằng cho một số vấn đề của Sử học mà tác giả gặp phải, và thấy cần ghi lại
trước khi ra đi. Và chúng ta đón nhận những dòng ghi lại ấy như là một Di Cảo.
Đối với một
Di Cảo, vật chứng của người vừa rời khỏi cuộc sống, chúng ta phải tôn trọng và
việc công bố rộng rãi cho nhiều người biết là cần thiết. Việc giải thích các
trường hợp lịch sử quá cá biệt, giải mã những đoạn ngôn ngữ quá cô đọng, nếu được
càng đông người tham gia, nhất là những vị có chuyên môn Sử học cao, thì các nỗi
u ẩn của người quá cố sẽ sớm được bạch hóa.
DĐTK
ĐỂ VÀO ĐÂU
Để vô chỗ Huỳnh Thị Ánh Vân
viết về "Bình Nam đồ" trên tờ Nghiên cứu Lịch Sử.
TẠ CHÍ ĐẠI TRƯỜNG
Lời
Dẫn Nhập:
Tuần lễ đầu tháng Mười 2015, Phùng Nguyễn từ miền Đông về California thăm Mẹ.
Ngày 3 tháng 10 năm 2015, cũng là ngày thứ Bảy cuối tuần, buổi sáng sớm như thường
lệ, Phùng Nguyễn hẹn tôi cùng đi bộ trên bãi biển Huntington Beach. Sáng hôm đó
là ngày phát tang nhà văn Võ Phiến. Phùng nhận được điện thoại của chị Diệu Chi
Nguyễn Mộng Giác cho biết, buổi tối cùng ngày anh Tạ Chí Đại Trường sẽ lên máy
bay về Việt Nam. Như lá rụng về cội, anh TCĐT chọn về chết ở quê nhà. Nghĩ rằng
đây là dịp cuối cùng được gặp anh TCĐT, bậc đàn anh mà Phùng rất quý mến và
thân tình từ những ngày sinh hoạt với nhóm Văn Học, cũng là nơi Phùng Nguyễn khởi
sự nghiệp văn. Quyết định không đến Peek Family dự đám tang Võ Phiến, Phùng đã
tới gặp được anh TCĐT, đang trên con dốc tử sinh với sự sống được đếm từng
ngày, và Phùng nghĩ rằng đó là một cuộc gặp mặt và chia tay vĩnh biệt. Tôi gặp
lại Phùng sáng Chủ nhật hôm sau cũng trên bãi biển Huntington Beach. Dù biết
anh TCĐT không còn ăn được gì nhưng Phùng vẫn mua và đem tới món gỏi cuốn
Brodard mà TCĐT thích. Phùng Nguyễn còn cho biết, TCĐT có tặng Phùng một ít
sách quý mà anh không thể mang theo về Việt Nam, cùng với bản thảo một bài viết
mà anh dặn để Phùng đọc trước và chỉ cho phổ biến sau khi anh TCĐT mất. Nhưng rồi
chẳng thể ngờ, người ra đi trước lại là Phùng Nguyễn[17.11.2015]. Nay thì anh
TCĐT cũng vừa mất [24.03.2016]. Việc tìm lại và phổ biến bài viết như một di cảo
của anh TCĐT, là một nghĩa vụ cần thiết. Rất may là bài viết ấy đã được gia
đình em gái Phùng Nguyễn gìn giữ và cung cấp cùng với mấy tấm hình hiếm quý như
di ảnh cuối cùng của hai cố tri Tạ Chí Đại Trường và Phùng Nguyễn. Sự ra đi của
hai anh Tạ Chí Đại Trường và Phùng Nguyễn là một mất mát lớn cho ngành sử học
và văn học của Việt Nam. Đây cũng là nén hương tưởng nhớ của bằng hữu gửi tới
hai Anh. [Ngô Thế Vinh, California 26.03.2016]
Hình 1: di ảnh cuối cùng của đôi bạn vong niên Tạ Chí Đại Trường và Phùng Nguyễn do Huy Văn chụp ngày 03.10.2015 bằng chiếc iPhone của Phùng Nguyễn [source: tư liệu gia đình Phùng Nguyễn]
Ns Tuấn Khanh - Cái ác trỗi dậy, vì người Việt không còn niềm tin
Người Việt đang bị đay nghiến là những kẻ độc ác với đồng loại. Rất nhiều chứng cứ cho thấy tâm tính ngàn đời của dòng giống Lạc Hồng đang vào cơn lốc thay đổi đến chóng mặt: hàng ngàn người va chạm nhau trong dịp lễ Tết, xung đột đến mức vào bệnh viện, nông dân âm thầm bỏ hóa chất vào ruộng đồng, người chăn nuôi bơm thuốc độc vào sản phẩm trước khi mang ra chợ. Đất nước như đang vào một cuộc nội chiến không tên gọi. Cuộc chiến không có người chiến thắng mà chỉ có tự hủy diệt như trong đấu trường La Mã Colosseum, còn những kẻ chủ mưu nào đó thì hò hét và vỗ tay trên các khán đài.
Hóa ra, như cách nói hiện nay thì người Việt âm ỉ mang cái ác trong lòng từ
lâu, chỉ chờ thời cơ để bùng nổ hay sao? Dân tộc ngàn đời sống với lúa nước, với
chài lưới hiền lành lại giao truyền lại cho nhau tính hiếu sát?
Thật khác biệt với những gì lịch sử ghi chép về một đất nước mà Nguyễn Trãi viết
Bình Ngô Đại Cáo để không phải mở đại sát giới, phát lương thực cho kẻ quy hàng
hồi hương. Bạn có nghĩ giống tôi không, rằng dân tộc mình không như những gì
đang thấy, mà đang vào giai đoạn bị bỏ độc vào tư duy, trở nên biến dị lạ thường.
Bùi Tín - Bạt mạng đến thế là cùng!
Nhà bất đồng
chính kiến Nguyễn Hữu Vinh
trong phiên xử hôm 23/3. Ảnh: AP/Bui Doan
Tan/Vietnam News Agency.
Thế là rõ. Vì
việc xử án anh Nguyễn Hữu Vinh ngày 23/3 vừa qua là một phép thử quan trọng xem
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị của ông ta sẽ có đường lối chính
sách đối ngoại nào trong thời gian rất quan trọng sắp đến. Nhóm của ông Trọng
đã chỉ đạo cho chủ tọa phiên xử tuyên án rất nặng anh Nguyễn Hữu Vinh 5 năm tù
giam và cô Nguyễn Minh Thúy 3 năm, đi ngược lại mong muốn của nhân dân Việt
Nam, của đông đảo bè bạn quốc tế. Một số nhà báo quốc tế kể cả một nghị sỹ Liên
bang Đức sang Việt Nam để dự phiên tòa đã bị cấm cửa phũ phàng giữa thủ đô một
nước mà ông Tổng Trọng vừa khoe 'Dân chủ đến thế là cùng!'.
Đây là thái độ
ngoan cố, ngang ngược, lỳ lợm, thách thức toàn dân Việt Nam, thách thức công luận
ngay thật của toàn thế giới.
Nhóm của ông
Trọng đã bất chấp mọi chính kiến quang minh chính trực của dư luận rất rộng rãi
trong và ngoài nước đối với vụ án này. Họ đã bất chấp những bản tranh tụng chặt
chẽ của 6 luật sư có mặt chứng minh rằng ông Vinh không hề phạm một tội nào ghi
trong Luật tố tụng hình sự, do đó ông phải được tự do ngay và Nhà nước phải đền
bù cho ông những tổn thất trong gần 2 năm bị giam trái luật. Họ đã bất chấp hơn
200 bạn bè, thân hữu và người thân của anh Vinh và cô Thúy tập trung trước tòa
án, bất chấp chính kiến của hàng vạn con người biểu thị sự ủng hộ mạnh mẽ anh
Vinh trên báo chí, hệ thống truyền thông, báo chí, blog, Facebook, Twitter...
trong thời kỳ hiện đại. Họ đã bất chấp yêu cầu của hàng loạt tổng thống, thủ tướng,
đảng phái chính trị, tổ chức nhân quyền, người đứng đầu Liên Hiệp Quốc trên
toàn thế giới, coi đây là vụ án tiêu biểu cho sự vi phạm nhân quyền, vi phạm
các công ước quốc tế, cần hủy bỏ. Họ đã ngang nhiên, công khai làm ngược lại những
điều mà bà Aung San Syu Kyi ở Miến điện và ông Raul Castro ở Cuba vừa mới làm
là trả tự do cho hàng trăm, hàng ngàn tù chính trị để ổn định tình hình chính
trị trong nước và thực hiện trọn vẹn sự hòa nhập quốc tế. Cần chú ý một điểm là
ở Cuba tuy ông Raul Castro vẫn chối là không có tù chính trị, nhưng ông đã trả
tự do cho hầu hết các tù nhân trong danh sách do phía Hoa Kỳ và Liên Âu yêu cầu
để được hưởng lợi trong xóa bỏ cấm vận, buôn bán bình đẳng với thế giới, nhận đầu
tư và viện trợ quy mô lớn, vì lợi ích của nhân dân, đất nước đang bị cô lập
nguy hiểm.
Mặc Lâm/RFA - Vợ anh Ba Sàm kể chuyện bên trong tòa án
Ông Felix
Schwarz, phụ trách Chính trị và Nhân quyền
của Đại sứ quán Đức và dân biểu
Đức Martin Patzelt cầm biểu ngữ
kêu gọi trả tự do cho blogger Anh Ba Sàm và
bà Nguyễn Thị Minh Thúy bên ngoài tòa án.
Vụ án anh Ba
Sàm tuy đã kết thúc ở tòa sơ thẩm với kết quả 5 năm tù giam nhưng dư luận quốc
tế vẫn tiếp tục lên tiếng đòi Việt Nam phải hủy bản án vì tính chất không minh
bạch của nó. Mặc Lâm có cuộc trao đổi với bà Lê Thị Minh Hà, vợ của anh Ba Sàm
Nguyễn Hữu Vinh, đã có mặt bên trong tòa án trong phiên xử mà bà cho rằng vi phạm
nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong phiên xử này.
Mặc Lâm:
Trước khi tòa sơ thẩm mở ra xét xử ông Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh bà được nghị
sĩ Đức là ông Martin Patzelt hết lòng ủng hộ và bay từ Đức sang để mong tham dự
phiên tòa. Bà có nghĩ rằng việc làm này của ông Martin Patzelt đã khiến cho Việt
Nam cứng rắn hơn trong bản án để chứng tỏ rằng họ độc lập và không chịu chi phối
bởi thế lực nào hay không?
Bà Lê Thị
Minh Hà: Tôi thì không nghĩ như vậy. Chuyện giảm án hay không giảm án hoàn
toàn không phụ thuộc. Họ không vịn vào cơ sở luật pháp nào cả. Tôi cho rằng họ
luôn luôn mong muốn một thỏa hiệp là anh ấy nhượng bộ, hoặc là anh ấy không nhượng
bộ. Tức là việc mà cơ sở đưa ra bản án nó không căn cứ vào một cái gì hết,
không chứng cứ, không một văn bản quy phạm pháp luật nào, không trên cơ sở hiến
pháp. Rõ ràng rằng tất cả những hành xử ấy nó như là một nhà nước không có pháp
quyền, thế thì mình làm sao hy vọng vào cái gì được?
Chính vì những
suy nghĩ như thế, do một thông tin đến tôi mức án nặng hay nhẹ thì phụ thuộc
vào thái độ của anh ấy. Tôi không hiểu nhà nước này có pháp quyền hay không?
Chuyện vận động của tôi, tôi cho rằng ngay từ khi anh bị bắt tôi đã không trông
chờ gì vào phiên xử cả, ngay cả khi bắt anh ấy thì họ đã vi phạm, nó chả có
trên cơ sở nào, nó đã sai rồi.
Thế thì mình
còn trông chờ gì vào phiên tòa nữa ạ? Tôi không trông chờ việc giải quyết bằng
phiên tòa, còn chuyện người ta cứ phải đưa ra tòa đấy là để khẳng định vụ án có
tiến triển mà thôi, chứ còn tôi không hy vọng và không trông chờ gì vào phiên
tòa. Tôi cũng chẳng vì kết quả của phiên tòa mà ảnh hưởng đến suy nghĩ hay thay
đổi của tôi hết.
Kami - Vì sao phải gấp rút bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo Nhà nước?
Bộ trưởng Quốc
phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn (thứ hai từ trái)
bắt tay TBT Nguyễn Phú Trọng
(thứ ba từ trái) tại Hà Nội hôm 27/3/2016
Theo truyền
thông nhà nước cho biết, kỳ họp thứ 11 - kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa 13
sẽ diễn ra từ ngày 21/3 - ngày12/4/2016. Trong kỳ họp Quốc hội lần này sẽ có 10
ngày rưỡi để tiến hành công tác nhân sự, trong việc bầu chọn các chức danh lãnh
đạo chủ chốt của nhà nước trong nhiệm kỳ 2016-2021. Đó là: Chủ tịch Quốc hội,
Chủ tịch Nước và Thủ tướng Chính phủ, mà theo các thông tin trước đó cho biết,
Hội nghị BCHTW Đảng CSVN khóa 14 đã đề cử các ông bà: Nguyễn Thị Kim Ngân, Trần
Đại Quang và Nguyễn Xuân Phúc.
Việc này diễn
ra sớm bất thường đã tạo nên một dư luận phản đối mạnh mẽ, khi cho rằng đây là
sự vi phạm trắng trợn các quy định của Hiến pháp và các văn bản pháp luật hiện
hành. Vì theo Hiến Pháp năm 2013 thì:
Điều 2
Hiến pháp đã khẳng định nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước
của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Điều 6 quy định nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân.
Ðiều 83 Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.
Ðiều 102 Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội. Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu Chủ tịch nước mới.
Điều 6 quy định nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân.
Ðiều 83 Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.
Ðiều 102 Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội. Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu Chủ tịch nước mới.
Lê Anh Hùng - Thư ngỏ gửi ĐBQH Dương Trung Quốc về vụ tố cáo Bí thư Thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải
Ông Nguyễn Bình Giang (phải) và tác giả
(Lê Anh Hùng)
tại nhà riêng của ông ngày 18/2/2016
Kính thưa ĐBQH Dương Trung Quốc!
Tên tôi là Lê Anh Hùng, sinh ngày
27/8/1973; CMND số 042073000036 do Cục Cảnh sát ĐKQL Cư trú và DLQG về Dân cư cấp
ngày 17/4/2015; hộ khẩu thường trú tại Tổ 2, Cụm 5, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà
Nội.
Trước hết, xin được gửi tới ông lời chào
kính trọng và những lời chúc tốt đẹp nhất nhân dịp đầu năm mới Bính Thân.
Thưa ông! Tôi là người đã 2 lần trực tiếp
gửi đơn thư tố cáo các ông Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng và nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh cho ông.
Lần thứ nhất là vào ngày 6/6/2012. Ngày
19/6/2012, ông trao cho tôi tờ xác nhận là ông đã chuyển đơn thư của tôi cho Chủ
tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, người đã nói với ông vào ngày 25/10/2012 rằng “đây là vụ việc phức tạp lắm”. Sau nhiều lần thúc giục ông qua điện thoại
cũng như gặp trực tiếp, hơn 1 năm sau, ngày 18/7/2013, ông chuyển cho tôi một
văn bản mà ông nói là công văn của Bộ Công an trả lời Quốc
hội về vụ việc của tôi.
Trong văn bản đó, ông đã bỏ qua việc Bộ Công an chà đạp lên pháp luật khi không
đếm xỉa gì tới Bản Cam Đoan của vợ tôi với tư cách là người từng nằm trong đường
dây ma tuý của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, chưa kể hàng loạt sai phạm trắng
trợn khác.
Thứ Hai, 28 tháng 3, 2016
Lê Phan - Hậu khủng bố
Lại một lần nữa một cuộc tấn công khủng bố xảy ra tại một thành phố lớn của Tây phương. Cuộc tấn công vào thủ đô Brussels của Bỉ có thể là cuộc tấn công vào con tim của Liên Hiệp Âu Châu nhưng nó cũng chỉ quan trọng như những cuộc tấn công vào New York, Washington DC, Madrid, Luân Đôn, Boston, Paris... Và danh sách đó, sẽ còn kéo dài hơn nữa.
Mỗi lần một cuộc tấn công
như vậy xảy ra, người ta bắt đầu tranh cãi, chính trị gia thi nhau đưa ra chính
sách đối phó, các nhà chuyên môn chỉ ra lỗi lầm và vấn đề.
Nhưng có lẽ chưa lần nào mà
những lời “khuyên bảo” và “chỉ trích” gay gắt như vậy. Có vẻ như đối với
Brussels và nước Bỉ, ai cũng coi là họ có quyền khuyến cáo, phê bình.
Với mùa bầu cử đang ngày
càng nóng bỏng, những lời lên tiếng đầu tiên dĩ nhiên là của các ứng cử viên.
Ông Donald Trump, ngay lập tức, đòi “đóng cửa biên giới.” Ông Trump nói: “Tôi sẽ
đóng cửa biên giới. Chúng ta nhận vào những người không có giấy tờ thực sự.
Chúng ta không biết họ từ đâu tới và họ là ai.” Rồi ông lại một lần nữa lập lại
lời thề là nếu được bầu làm tổng thống Hoa Kỳ, ông sẽ đưa trở lại tra tấn và trấn
nước để hỏi cung các nghi phạm khủng bố. Ông cũng bảo không ngần ngại giết gia
đình của những kẻ đã tham gia khủng bố.
Vũ Kim Hạnh - Ứng xử đối với Trung Quốc – cách của Indonesia và của Việt Nam
Bà Bộ trưởng Bộ Ngư nghiệp Indo, ngôi sao chính trường đang được dân chúng ái mộ.
1/ Ngôi sao sáng trên chính trường
Indonesia...
Trên face, hôm qua, tình cờ tôi đọc
được một số stt gọi bà Susi Pudjiastuti, Bộ trưởng Bộ Ngư nghiệp Indonesia là
"ngôi sao sáng” trên chính trường nước này. Tiếp tục đọc, biết thêm là gần
đây, dư luận dân Indo rất “đã” chuyện bà Bộ trưởng ráo riết cử tàu tuần duyên
đuổi bắt hết tàu Trung Quốc xâm phạm hải phận. Đó là động thái mới của “người bạn
duy nhất”, người tự nhận vai “người điều đình” giúp Trung Quốc về Biển Đông
khi... nhịn hết nổi! Chuyện gần nhất là vầy: Buổi tối ngày thứ Bảy tuần qua,
tàu tuần duyên theo lịnh của bà bắt được một tàu đánh cá Trung Quốc trong vùng
kinh tế 200 hải lý phía Bắc đảo Borneo. Thuyền trưởng và thủy thủ của tàu Trung
Quốc bị bắt, tàu vi phạm bị kéo về; nhưng một chiếc tàu Hải Giám của Trung Quốc
đã bám theo, và đến nửa đêm thì tiến vào phạm vi hải phận 12 hải lý để... kéo
tàu vi phạm của họ chạy mất.
Chính phủ Indonesia để cho bà
Susi họp báo ngay hôm sau, Chủ Nhật, cho biết sẽ triệu tập đại sứ Trung Quốc phản
đối việc “cướp tàu”; và ngày kế đó, Bộ trưởng Ngoại giao lên tiếng và rồi lãnh
đạo Hải quân họp báo công bố sẽ huy động các tàu lớn hỗ trợ tàu tuần tiểu của Bộ
Ngư nghiệp. Thì ra dân Indo ái mộ bà Bộ trưởng Susi vì bà vượt qua các thủ tục
ngoại giao, hành động nhanh đáp trả quyết liệt và thẳng thừng hành vi của Trung
Quốc xâm phạm chủ quyền quốc gia của họ.
Phạm Chí Dũng - ‘Hiệp thương tổ dân phố’: Giới tự ứng cử có bị chính quyền ‘đấu tố’?
Tiến sĩ Nguyễn Quang A tại một quán cafe
internet
ở Hà Nội, ngày 1//3/2016.
ở Hà Nội, ngày 1//3/2016.
‘Đấu tố’ và ‘cân đối’
Sau hội nghị hiệp thương lần 2
tạm yên bình, gần ba chục nhân vật tự ứng cử đại biểu Quốc hội của xã hội dân sự
và giới đấu tranh nhân quyền sắp chạm vào “lằn ranh đỏ”: vòng “hiệp thương tổ
dân phố”.
Đây cũng chính là một rào cản
mà trong quá khứ, chính quyền rất tâm đắc với thủ pháp “ý kiến quần chúng”. Ở
những kỳ bầu cử Quốc hội khóa trước, một số người tự ứng cử như luật sư nhân
quyền Lê Quốc Quân đã chẳng thể chống lại màn “đấu tố” không thể lộ liễu hơn:
anh bị “di dời” từ tổ dân phố nơi cư trú đến một tổ dân phố khác hoàn toàn lạ lẫm.
Ở đó, nhiều chục người lạ mặt đã hùng hổ hóng sẵn cùng một trận tố cáo kịch liệt
về “thành phần bất hảo”, “phản động”, theo tài liệu được chuẩn bị rất chu đáo.
Sau hết, khối “quần chúng tự phát” ấy đồng loạt giơ tay biểu quyết là Lê Quốc
Quân “không được tổ dân phố tín nhiệm”. Như tất thảy dân oan mất đất, người tự ứng
cử không còn chỗ cắm dùi. Cuối cùng, “tên anh không có trong danh sách”. Chính
quyền được tuyên xưng dân chủ đương nhiên loại được một kẻ đấu tranh cho dân
quyền.
Lần này, biện pháp “đấu tố”
trên lại đang lăm le được thực thi. Ngay sau hội nghị hiệp thương lần 2 ở Hà Nội,
người tự ứng cử đầu tiên và cũng là người phát động phong trào tự ứng cử ở Việt
Nam - Tiến sĩ Nguyễn Quang A - đã phát hiện tổ trưởng tổ dân phố nơi ông cư trú
đến từng nhà trong tổ phát tài liệu lên án ông. Chiến dịch “quần chúng tự phát”
bắt đầu lên nòng. Nhịp nhàng cùng lúc, giới dư luận viên tung ra những clip bôi
nhọ người tự ứng cử trên mạng xã hội. Một cuộc chiến hoàn toàn không cân sức giữa
dân chủ thực chất với dân chủ giả hiệu.
Không cân sức nhưng lại có thể
rất “cân đối”. Người nêu ra khái niệm độc đáo này là Chủ tịch Ủy ban Hòa bình
thành phố Hà Nội - bà Đào Thanh Hương. “Việc ai bước được vào vòng ba (hiệp
thương) thì khi đó trí tuệ của chúng ta, những người ngồi ở đây và đặc biệt các
ban ngành của thành phố sẽ xem xét để làm sao 48 người tự ứng cử cân đối
với 39 người được các đơn vị, cơ quan thành phố giới thiệu” - bà Hương cân
nhắc từng từ nhưng cuối cùng vẫn bộc tuệch tư tưởng của mình.
“Cân đối” là từ ngữ vừa bóng bẩy
vừa ẩn dụ, muốn hiểu sao cũng được. Từ ngữ - tư tưởng này lại được bổ nghĩa bởi
một phát ngôn như thể răn đe của ông Đào Văn Bình, Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận
tổ quốc Việt Nam: “Khi thực hiện đưa về tổ dân cư nhận xét, để xem những ứng
viên đó có chấp hành pháp luật hay không”.
Sau hội nghị hiệp thương lần
2, nguy cơ hiển hiện trước mắt đối với giới ứng cử viên được chính quyền giới
thiệu là “một chọi một” với giới tự ứng cử. Thậm chí số tự ứng cử còn cao hơn cả
số được giới thiệu. Nếu sau vòng “hiệp thương tổ dân phố”, “hiệp thương nơi
công tác” và hiệp thương lần 3 mà vẫn không “cân đối”, tức không loại được “đủ
số” ứng viên độc lập, danh sách đưa ra bầu cử chắc chắn sẽ bị “pha loãng”, mà
do vậy nguy cơ những ứng cử viên được đảng giới thiệu nhưng bị thất cử sẽ không
còn là hão huyền.
Hẳn đó là nguồn cơn để xuất lộ
một tư tưởng khác thù hiểm hơn nhiều: Có tổ chức phản động đứng sau một số người
tự ứng cử.
‘Thế này thế khác’ và ‘tổ chức
phản động’
Một tuần sau khi người đứng đầu
đảng Nguyễn Phú Trọng phát động chiến dịch đả kích giới tự ứng cử độc lập bằng
cảnh báo: “Không để lọt vào cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước
những phần tử thế này thế khác” tại một cuộc tiếp xúc với cử tri Hà Nội,
một đoàn giám sát do ông Nguyễn Xuân Phúc - ứng cử viên cơ cấu cho chức vụ thủ
tướng trong tương lai rất gần, đã làm việc với thành phố Hà Nội. Nội dung lập tức
gây sốc trong cuộc họp này là “Theo một thành viên đoàn giám sát, Tiểu ban
an ninh, trật tự, an toàn xã hội của Hội đồng bầu cử Quốc gia nhận định kỳ bầu
cử lần này phức tạp hơn, đã hình thành phong trào tự ứng cử. Trong 47 người tự ứng
cử tại Hà Nội, “một số người có sự ủng hộ của tổ chức phản động trong nước, nước
ngoài đứng ra vận động bầu cho họ, thậm chí cung cấp tài chính để vận động”,
ông cho hay, tuy nhiên ông không nêu cụ thể trường hợp nào” (báo điện tử VnExpress,
ngày 15/3/2016 bài “Tổ chức phản động đứng sau một số người ứng cử Quốc hội”).
Chi tiết đáng chú ý không kém
là khi tường thuật lại phần đánh giá trên, báo nhà nước đã không nêu tên người
đánh giá. Lối đưa tin theo cách “bảo mật” này càng tô đậm tính mù mờ lập lờ của
đánh giá này - một cung cách rất gần với phong cách “phòng chống diễn biến hòa
bình” mà báo Công An Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Bộ Công an - thường
thể hiện.
Nếu việc Tổng Bí thư Trọng thể
hiện từ ngữ “thế này thế khác” rất thiếu tự tin trong cách dùng từ, thì cách
nói chung chung theo kiểu “vơ đũa cả nắm” của “một thành viên đoàn giám sát”
càng làm nổi bật tâm thế ngổn ngang bối rối của chính quyền trong việc đối phó
với giới ứng viên độc lập.
Cần chú ý về thời điểm phát
ngôn của Tổng Bí thư Trọng là vào ngày 8/3, tức trước thời điểm cuối cùng đăng
ký ứng cử vào ngày 13/3. Sau ngày 13/3 này, con số tự ứng cử đăng ký lên đến
hàng trăm người, chủ yếu ở Hà Nội và Sài Gòn, lớn hơn rất nhiều so với chỉ khoảng
10-15 người tại những kỳ bầu cử Quốc hội trước đây. “Một bộ phận không nhỏ”
trong số ứng cử độc lập lại là những người hoạt động dân chủ và nhân quyền.
Có thể hiểu tâm trạng ‘kinh khủng”
ra sao đối với giới chức chính quyền và công an vào những ngày này. Chỉ cần chịu
khó theo dõi các trang dư luận viên trong thời gian qua, có thể dễ dàng nhận ra
giới đảng và chính quyền lo lắng, thậm chí hoảng hốt trước phong trào tự ứng cử.
Đủ các loại thủ đoạn nói xấu, bôi nhọ, tung clip, quy kết phản động… được lôi
ra để đả kích, hạ bệ những người ứng cử độc lập.
Vậy quan chức nào trong đoàn
giám sát đã phát ngôn “Tổ chức phản động đứng sau một số người tự ứng cử” để hạ
bệ giới tự ứng cử?
Câu trả lời có lẽ nên dành cho
Phó Tiểu ban an ninh của Hội đồng bầu cử quốc gia - Thứ trưởng Bộ Công
an Lê Quý Vương.
Nội bộ chia hai
Vào kỳ bầu cử năm 2016, rõ là
tình thế không còn như những năm trước, khi công an và chính quyền muốn loại ai
thì loại, muốn làm gì thì làm. Ngay sau khi xuất hiện thông tin về “tổ chức phản
động đứng sau một số người tự ứng cử”, không chỉ “lề dân” mà cả một số đại biểu
Quốc hội và quan chức có trách nhiệm đã phản pháo thủ đoạn tung hỏa mù này.
Đúng vào ngày 15/3 khi xuất hiện
thông tin trên, một quan chức cao cấp của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là ông Vũ
Trọng Kim đã trả lời phỏng vấn báo Pháp luật TP.HCM với quan điểm “Tôi
hoan nghênh tất cả người tự ứng cử. Nếu những tên tuổi được người dân lựa chọn,
bằng lòng dựa vào những công việc cụ thể họ đã làm có hiệu quả cụ thể thì rất tốt…
Tôi nghĩ, cần phải có số lượng người tự ứng cử nhiều hơn và tỉ lệ người tự ứng
cử đi đến “chung cuộc” phải nhiều hơn. Không có rào cản gì đối với những người
tự ứng cử. Chỉ có những định kiến hẹp hòi mới ngăn cản người tự ứng cử. Điều
này phụ thuộc vào lãnh đạo của từng đơn vị, địa phương nào đó. Điều này không
phù hợp với xu thế phát triển và định kiến không phải là điều được cho phép”.
Dư luận càng trở nên đa nguyên
hơn khi người từng được phong tặng “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” - Thiếu
tướng Lê Mã Lương - cho rằng, nếu không chỉ rõ được ai thì không được nói chung
chung như vậy, sẽ phương hại đến người tự ứng cử. Cùng quan điểm, ông Nguyễn
Túc - Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn các vấn đề văn hoá xã hội - nói ông hơi sửng sốt
khi mà đang vận động người dân tự ứng cử, thì lại nói có tổ chức phản động đứng
đàng sau. Nói chung chung như thế là xúc phạm những người tự ứng cử.
Cuộc bầu cử Quốc hội Việt Nam
khóa 14 bắt đầu có dấu hiệu đỡ nhàm chán. Nói cách khác, bắt đầu có kịch tính.
Bất chấp quá nhiều vu oan giá
họa và kêu gào của giới dư luận viên về “phải tống cổ bọn tự ứng cử”, hầu như
không một ứng cử viên độc lập nào bị loại khỏi danh sách sơ bộ sau Hội nghị hiệp
thương lần 2. Thậm chí, người ta còn ghi nhận một bức ảnh đặc biệt: 100% đại biểu
có mặt giơ tay nhất trí trong hội nghị hiệp thương lần thứ hai của Thành phố Hà
Nội để thông qua danh sách người nộp hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 14.
Theo tường thuật của báo điện
tử Vnexpress, thậm chí tại hội nghị trên, nhiều đại biểu cho rằng số người
tự ứng cử tăng hơn kỳ bầu cử trước thể hiện sự tiến bộ về dân chủ và người nộp
hồ sơ tự ứng cử đầy đủ, theo đúng luật, phải được tôn trọng. Chủ tịch Hiệp hội
Vận tải Hà Nội Bùi Danh Liên cho rằng ứng cử đại biểu Quốc hội là quyền của mỗi
công dân, không nên đưa họ ra khỏi danh sách, chỉ trừ trường hợp phát hiện có
vi phạm pháp luật: “Tôi thấy tự ứng cử là một bước tiến về mặt dân chủ trong
bầu cử, để tiến tới xã hội dân chủ hơn”.
Dân chủ hóa xã hội đang dần
hình thành. Ngay cả những người trong đảng cũng dần nhận ra một trong những bước
tiến đến dân chủ là bằng vào những ứng cử viên độc lập có trách nhiệm và có
chương trình hành động cụ thể.
Đã đến lúc những tờ báo ra sức
mạt sát người tự ứng cử như Quân Đội Nhân Dân, Công An Nhân Dân, Petrotimes
cùng các trang dư luận viên cần nhận ra rằng số đông người dân, chứ không phải
Bộ Chính trị, mới là nhân tố quyết định đảng cầm quyền phải đi theo hướng nào
có lợi nhất cho dân tộc.
Hãy chờ xem những thế lực phi
dân chủ và phản dân chủ ở Việt Nam làm được gì tại vòng “hiệp thương tổ dân phố”
để cản đường giới ứng cử viên độc lập - những người mà ít nhất đã có được một
chương trình hành động cụ thể, thay cho lời nói suông của vô số đại biểu Quốc hội
đương nhiệm và “hàng trăm đại biểu không phát biểu gì trong nhiều kỳ họp”.
LS Hà Huy Sơn trả lời phỏng vấn của Bauxite Việt Nam
Vụ xử sơ thẩm đối với Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy của Tòa án nhân dân Hà Nội trong buổi sáng ngày 23-3-2016 còn để lại một dư âm nặng nề trong dư luận, trong nước cũng như quốc tế. Ngay thông báo của Tòa được gọi là “phiên xử công khai”, vậy mà một Nghị sĩ CHLB Đức, ông Martin Patzel đánh đường sang Việt Nam để xin vào dự thính đã bị từ chối. Đại diện nhiều Sứ quán tại Hà Nội cũng cùng chung số phận. Người Việt thì không lạ nhưng các thành viên nước ngoài có mặt trước cửa Tòa án lúc ấy hẳn lấy làm lạ lùng, càng thấu hiểu thực chất “dân chủ đến thế là cùng” của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngay sau khi bản án vừa xử xong, LHQ và các tổ chức nhân quyền quốc tế lớn nhất thế giới như Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International, AI), Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (Committee to Protect Journalists, CPJ), Tổ chức Giám sát Nhân quyền (Human Rights Watch, HRW), Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền (International Federation for Human Rights, FIDH)... đã lên tiếng mạnh mẽ, phản đối bản án sai trái và chỉ trích chính quyền Việt Nam vi phạm các nghĩa vụ quy định trong các công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam tham gia. Trong không khí nóng bỏng đặt cơ quan công quyền của Đảng Cộng sản vào thế kẹt nhiều bề như vậy, BVN đã gặp gỡ luật sư Hà Huy Sơn, một trong những luật sư bào chữa cho hai bị cáo, nêu một số câu hỏi phỏng vấn ông, ngõ hầu làm sáng tỏ thêm đôi điều về phiên tòa đặc biệt này. Xin cảm ơn Luật sư Hà Huy Sơn đã nhận lời phỏng vấn của BVN. - Bauxite Việt Nam
Câu hỏi 1 – Lý do hay cơ duyên nào đã khiến LS nhận lời bào chữa cho hai bị cáo Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy, hai người bạn gắn bó nhiều năm với giới đấu tranh chống TQ xâm lược cũng như đấu tranh cho một xã hội dân chủ, nhất là anh Vinh?
Có lẽ tôi được
mọi người biết đến kể từ khi làm LS bào chữa cho Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, kế đó là
LS bào chữa cho ông Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), sinh viên Nguyễn Phương Uyên, Luật
sư Lê Quốc Quân, bà Bùi Thị Minh Hằng… Ngoài ra, tôi cũng tham gia một số buổi
biểu tình những năm 2011, 2013, 2014 phản đối Trung Quốc xâm lược nên có quen
biết ông Nguyễn Hữu Vinh. Do có quen biết ông Vinh từ trước nên tôi nhận làm LS
bào chữa cho Nguyễn Thị Minh Thúy luôn.
Câu hỏi 2
- Tình hình phiên tòa xử anh Vinh và chị Thúy của Tòa án Nhân dân Hà Nội
trong buổi sáng 23-3-2016, theo LS có gì bất thường so với các phiên tòa xử các
nhà bất đồng chính kiến hoặc blogger khác hay không?
Phiên tòa
sáng 23-3-2016, không khí ngột ngạt đè nặng từ bên ngoài cho đến trong phòng xử
cũng giống như các phiên tòa mang màu sắc “chính trị” trước đó. Có sự khác biệt
là phòng xử nhỏ hơn, diện tích khoảng 79-80m2; trong phòng cũng những người của
công an bố trí mặc thường phục ngồi kín chỗ. Lần này, họ cho người nhà của các
bị cáo mỗi bị cáo có một người được tham dự ngay từ đầu phiên xử mà không gây
khó dễ gì. Thẩm phán chủ tọa cũng cho biết luôn là việc không cho các Luật sư
mang laptop vào phòng xử là theo lệnh của An ninh…
Câu hỏi 3
– Theo dư luận và ý kiến của một số LS nhận việc bào chữa cho hai bị cáo thì
trong gần hai năm qua, phía cáo buộc và giam giữ hai bloggers đó đã không thể
nào tìm ra chứng cứ buộc tội, vậy trong phiên tòa họ dựa vào cơ sở pháp lý nào
để kết án anh Nguyễn Hữu Vinh đến 5 năm và chị Nguyễn Thị Minh Thúy 3 năm tù
giam? Cơ sở pháp lý ấy vững chắc đến đâu thưa ông?
Trong phiên
tòa này phía đại diện Viện Kiểm sát đã đuối lý không đưa ra được các bằng chứng
kỹ thuật kết tội Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Thị Minh Thúy liên quan đến hai blog
“Dân quyền” và “Chép sử Việt”. Đến khi tuyên án thì Chủ tọa lại đưa ra các mẩu
ghi chép, viết tắt, không rõ câu, không rõ nghĩa từ trong sổ tay của Nguyễn Hữu
Vinh để làm bằng chứng buộc tội. Họ kết tội Thúy là đồng phạm với anh Vinh bằng
việc thống kê nhiều lần hai người gọi điện thoại cho nhau theo list do các công
ty thuê bao di động cung cấp, nhưng không đưa ra được nội dung hai người trao đổi
cái gì trong những lần gọi đó.
Câu hỏi 4
– Tinh thần của hai bị cáo trong suốt phiên tòa ông thấy thế nào? Khi nghe
tuyên án – mà dư luận chung đều thấy quá bất công, phi lý nữa – ông có thấy họ
tỏ thái độ gì không? Họ có quyết định kháng án không?
Tinh thần của
anh Vinh và Thúy trong suốt phiên tòa rất bình thản, tỉnh táo, trả lời ngọn
ngành, nghiêm túc. Sau khi tuyên án tôi và các luật sư đều nhận thấy đây là một
bản án bất công, phi lý, vi phạm nghiêm trọng Bộ luật tố tụng hình sự. Tôi tin
rằng họ sẽ kháng cáo.
Câu hỏi 5
– Quan điểm của nhóm LS bào chữa có được trình bày đầy đủ và được Hội đồng
xét xử lắng nghe không? Có chỗ nào hai bên phải tranh luận hoặc chỗ nào Chủ tọa
cắt lời LS một cách bất bình thường không?
Các luật sư
đã trình bày rõ ràng và đầy đủ các luận cứ bào chữa của mình và đều khẳng định
hai bị cáo vô tội. Phía đại diện VKS chỉ đối đáp cho lấy lệ và không tranh tụng
các vấn đề chính do luật sư đưa ra. Chủ tọa đã nhiều lần ngắt lời luật sư khi
nói đến nhân thân của bị cáo, vấn đề đảng tịch của anh Vinh và Thẩm phán chủ tọa
Nguyễn Văn Phổ đã đánh lừa không cho anh Vinh trình bày về nhân thân của mình.
Câu hỏi 6
– Qua phiên tòa này, LS có lời nhắc nhở hoặc rút kinh nghiệm gì cho tất cả
những nhà phản biện chính sách, nhất là những blogger đang sử dụng các trang mạng
để đăng những phát biểu góp ý thẳng thắn với chính quyền về các mặt yếu kém nhằm
phát huy dân chủ trong xã hội chúng ta?
Qua phiên tòa
này, tôi nhận thấy chính quyền [đến nay vẫn] không hề thay đổi. Mọi tiến bộ về
tự do, dân chủ đều phải trả giá và điều này phải do chính người dân ý thức được
và sẵn sàng chấp nhận.
Câu hỏi 7
– Theo dự đoán của LS, kết quả của phiên tòa phúc thẩm (nếu có) sẽ như thế
nào?
Tôi dự đoán
phiên tòa phúc thẩm họ sẽ sửa chữa những sai lầm tại phiên sơ thẩm vì áp lực của
sự thay đổi bắt buộc họ phải giảm mức án.
Câu hỏi 8
– Nếu phiên tòa phúc thẩm không trả tự do cho hai bị cáo, thì đây có thể
thành một án lệ để xử các vụ tương tự trong tương lai hay không?
Phiên tòa
phúc thẩm cho dù hai bị cáo có được trả tự do hay không thì hiện tại cũng không
thể lấy làm mẫu cho tương lai cũng như hiện tại đã không thể sử dụng quá khứ
làm chuẩn mực. Nói cách khác không có một án lệ nào cả, tôi nhận thấy sự thay đổi
đang diễn ra rất nhanh chóng trong nước và quốc tế.
Hà Tường Cát - Cái chết bí ẩn ở Hoa Kỳ của một chính trị gia Nga
Đầu tháng 11
năm ngoái người ta tìm thấy Mikhail Lesin, nhân vật từng có nhiều thế lực trong
chính quyền và giới truyền thông Nga, chết trong phòng The DuPont Circle Hotel,
một khách sạn 4 sao ở khu Tây-Bắc Washington D.C.
Bộ trưởng báo chí-truyền hình–truyền thanh Mikhail Lesin (phải),
trao đổi ý kiến với Bộ trưởng viễn thông Leonid Reiman, trái,
trong một buổi họp ở điện Kremlin dưới quyền chủ tọa
của Tổng Thống Vladimir Putin sau vụ hỏa hoạn tháp truyền hình Ostankino
ở Moscow năm 2000, (Hình: AFP/Getty Images)
Không ai biết vì sao Lesin
có mặt tại thủ đô Washington, vì từ 2011 ông đã cùng với gia định qua sinh sống
ở Beverly Hill và thường vui với thú tiêu khiển đi câu cá ngoài biển.
Mikhail Yuriyevich Lesin, chết
khi 57 tuổi, một chính trị gia Nga và là phụ tá của Tống Thống Vladimir Putin
trong nhiều năm. Ông đã từng giữ chức vụ bộ trưởng thông tin báo chí, am hiểu tất
cả các cơ quan truyền thông Nga và trợ giúp đắc lực cho điện Kremlin trong công
tác kiểm duyệt.
Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2016
Trần Huy Bích - Nhớ anh Tâm Thiện
Tôi nghe danh anh Nguyễn Ngọc Bích từ rất lâu, và đọc tác phẩm của anh từ 1975 (tập thơ dịch A Thousand Years of Vietnamese Poetry), nhưng mãi đến năm 2000 mới có hoàn cảnh tiếp tay trong một vài việc anh làm.
Mùa Hè năm
2000, anh từ miền Đông sang California để cho ra mắt cuốn Hồ Xuân Hương : Tác phẩm do
anh sưu tập và hiệu đính. Hai người được anh nhờ tới giới thiệu sách là cố Giáo
sư Nguyễn Đình Hoà và tôi. Trong sách, anh đề cập tới bản Lưu Hương Ký chép tay, đã do cụ Cử nhân Hán học Nguyễn Văn Tú, người
làng Hành Thiện, tỉnh Nam Định, đem từ tủ sách gia đình ra tặng thư viện Viện
Hán Nôm. Khi tới phiên trình bày, tôi nói ít lời về cụ, và cho biết cụ chính là
vị thầy dạy Hán văn của tôi niên khóa 1953-54 khi theo học lớp Đệ Tứ trường
Trung học Nguyễn Khuyến Nam Định. Anh Bích rất lưu tâm tới chi tiết này. Sau
khi tôi trình bày xong, anh đến hỏi tôi thêm về cụ. Tôi nói với anh những điều
tôi biết, rồi thêm rằng qua những điều tôi nhận thức được về cụ (làm những việc
tốt, việc phải không vì danh lợi) thì việc đem một cuốn sách quý, thuộc loại
“gia bảo” trong tủ sách gia đình ra tặng Viện Hán Nôm, hoàn toàn hợp với tư cách
cao quý của cụ. Anh Bích rất vui khi biết thêm những chi tiết ấy.
Song Thao - Ngã
Mùa đông, tuyết rơi, mưa đá rơi, mưa băng rơi, làm đường sá trơn trượt. Thành phố có những xe gạt tuyết sang hai bên đường, xe trải muối và chất chống trơn trên mặt đường cũng như trên lề đường dành cho người đi bộ. Dù vậy, xe cộ vẫn cứ trơn trượt xoay ngang xoay dọc và dân cuốc bộ vẫn cứ ngã xoành xoạch. Được cái là ông trời lo liệu cả nên đường trơn trượt cặp kè với thời tiết giá lạnh, ra đường là phải áo quần lớp nọ lớp kia kín mít từ đầu tới chân. Vậy nên có té cũng ít khi bị thương tích. Cái nệm quần áo đỡ đần tất cả. Chuyện té là chuyện thường ngày ở thành phố rét mướt Montreal chúng tôi. Nhưng khi một văn nhân té, chuyện lại khác. Té văng ra thơ.
Ông Hồ Đình
Nghiêm, cái tên nghe ra đã nghiêm chỉnh, đi đứng đàng hoàng, vậy mà cũng gia nhập
vào làng đo đất. Dù là nhà văn, có cây viết trong người, nhưng cây viết thì có
ích gì cho cái té. Cây viết của bạn bè vội đứng lên. Ông một cẳng rưỡi Luân
Hoán, chuyên viên té, nguyên năm nay đã hai lần hôn đất, đồng cảm với bạn, tự
tình với mình.
lạng quạng rớt một bàn chân
còn một cẳng rưỡi gắng lần mò đi
cong thẳng cùng đường chữ chi
cuối cùng đến được xứ gì thần tiên
đất lành chỉ có chút phiền
mỗi năm ba tháng liên miên lạnh lùng
ra đường quen bước lung tung
cơ hội đo đất thẳng lưng chuyện thường.
Tản văn Nguyễn Ngọc Tư - Chuyện nước trong nhà
Mở mắt ra, chân quơ tìm dép thấy giặc đã ngang nhiên ở đó. Nước, không biết vào hồi nào, ngập nửa chân giường. Lần đầu tiên cái thành phố nhỏ này nổi trôi theo những ngày mưa trút xả, hồi nào giờ cứ tưởng đâu nó nghiêng chừng hai ba độ bảy, có nhiêu nước dốc chảy ra biển hết, nhưng giờ biết không phải vậy.
Một cuộc xâm
lăng trắng trợn. Mở rộng lãnh thổ của mình vào tận các hộc bàn, nước tràn qua mặt
ghế sô pha, thậm chí nó còn reo khi qua cửa hẹp. Bầy cá lòng tong lăng xăng lội
te vào dọ thám mọi ngóc ngách, bã mía và lá khô thì điềm đạm hơn, dường như có
chút tự ti cái phận rác của mình.
Những nếp
nhăn trong vỏ não bà già cũng như bị úng nước. Mấy món đồ điện tử đắt tiền sắp
ướt đít, nhưng bà mãi cứu hủ rượu mơ, tìm chỗ kê cao bình bông giả, cuốn võng lại.
Bận rộn với đám đồ linh tinh vô giá trị, đến điện, thứ có thể rò rỉ bất cứ lúc
nào, bà già cũng quên ngắt. Lúc ngơi tay đứng thở, bà ngó quanh, nghĩ những thứ
đúng kiểu người già lo xa, biết dọn dẹp nổi không, một mai nước rút.
Trần Doãn Nho - Về
Cứ mỗi lần gần đến Tết, thì tôi lại nghĩ đến chuyện về.
Về, tức là trở lại. Trái nghĩa với đi. Khi nói về, ta phải hiểu là ta đã đi, đã lìa xa một nơi chốn thân yêu nào đó. Khi nói về là nói đến một hạnh phúc, một thú vui, một ước ao. Về, do thế, trở thành một sức lôi kéo mạnh mẽ, đôi khi không cưỡng lại được. Đi, có thể là bất đắc dĩ. Mà về, thuờng thì không. Chữ về bao giờ cũng gợi nên một cảm giác thân thiết, một cái gì ấm cúng: mạ đi chợ về, tha về (trả tự do), trở về, xuân về, hè về, về làng, về nước, về nhà, về quê. Ít ra là về mặt chữ nghĩa.
Ngày trở về, anh bước lê trên quãng đường đê đến bên lũy tre
Nắng vàng hoe, vườn rau trước hè, chào đón người về (Ngày trở về/ Phạm Duy)
Để mô tả ngày trở về của một người thương binh, Phạm Duy đã sử dụng âm "ề" ở cuối câu, dựa vào chữ về, khiến cho bản nhạc hát lên nghe êm đềm, nao nức. Khung cảnh của một làng quê với lũy tre, với đường đê với vườn rau thân thuộc trong nắng, tất cả hiện ra y như thể để chào đón một người. Cảnh đoàn tụ thật vô cùng cảm động:
Mẹ lần mò, ra trước ao nắm áo người xưa ngỡ trong giấc mơ
Tiếc rằng ta đôi mắt đã lòa vì quá đợi chờ.
Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2016
Trần Mộng Tú - Lời Nguyện
Thư gửi Cha Tom khả kính,
Con đọc nhưng dòng chữ này trên MIRROR News:
Fears are growing for a priest believed to have been kidnapped by ISIS as sickening reports suggest he may be crucified on Good Friday.
Father Tom Uzhunnalil was seized when four armed militants stormed an old people's home in Aden in Yemen on March 4, killing 16)
Con không biết hiện giờ Cha ở đâu, Cha còn sống trong trốn tránh, sợ hãi, Cha còn sống trong sự tra tấn thân xác mỗi ngày, hay Cha đang ngồi đợi trong bình tĩnh một cái chết tràn đầy thống khổ sẽ tới.
Con nhận được trên màn hình trắng vô cảm này những dòng chữ gửi đến từ bạn hữu, mọi người kêu gọi nhau cầu nguyện cho Cha. Con rùng mình khi nghe những tiên đoán về cực hình Cha sẽ phải chịu trong ngày Thứ sáu Tuần Thánh, ngày Chúa chịu đóng đinh trên thập giá. Họ nói, quỷ dữ sẽ mang Cha treo trên thập giá như ngày trước Chúa đã chịu khổ nạn cuối cùng với sự đóng đinh thân xác vào thập giá và Chúa đã trút hơi thở cuốicùng cũng trên thập giá đó.
Ngô Nhân Dụng - Nghe Anh Ba Sàm hay nghe vâng dạ?
Tòa án ở Hà Nội dùng điều 258 luật hình sự để xử Anh Ba Sàm (Nguyễn Hữu Vinh) và cô Nguyễn Thị Minh Thúy 5 năm và 3 năm tù giam; kết tội họ đã “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.” Đâu có quyền tự do dân chủ nào đâu mà lợi dụng? Chế độ cộng sản đã vi phạm chính bản hiến pháp của họ, đồng thời cũng tiếp tục một chính sách làm cho chính chế độ suy yếu về lâu về dài, kết quả chỉ làm đất nước xuống dốc thê thảm hơn.
Về luật pháp,
anh Đỗ Nam Trung, một tù nhân lương tâm nhận xét, “họ đang ngồi xổm trên pháp luật, họ giẫm đạp lên hiến pháp, họ thích bắt
thì bắt, thích thả thì thả, không có áp dụng điều nào, khoản nào của bộ luật
nào về việc đó cả...” Nhà tranh đấu Nguyễn Chí Tuyến, theo dõi phiên tòa
từ đầu, đặt câu hỏi tại sao cô Đoan
Trang, anh Nguyễn Tuấn Anh, anh Trịnh Hữu Long là những tác giả trong 24 bài viết
nêu trong bản cáo trạng, cũng bị ngăn cản không được vào dự phiên tòa?
Trangđài Glasssey-Trầnguyễn - Mồ Côi cảm thọ Mồ Côi: Thế hệ hậu chiến truy nhận nhau
Dự
hay không dự?
Đầu
tháng 12, 2014. Tôi mới vượt cạn. Hai mẹ con sém chết vì thằng bé muốn tự mình
‘xuất cung,’ không thèm chờ mẹ rặn, đã đạp mạnh tới bể tử cung. Xe cứu thương
chở vào đến phòng cấp cứu thì tôi nói ngay, “OR, please!” (Operation Room – Xin
cho tôi vào phòng mổ ngay!) dù cả tháng trước ngày sinh, tôi đã đi bộ mỗi ngày
hơn một tiếng để mong có thể sanh tự nhiên không cần phải mổ như hai lần trước.
Người tính không bằng trời tính. Tôi đã tận nhân lực, nhưng cũng sẵn lòng theo
thiên mệnh vì biết mình... không có chọn lựa khác.
Suốt
mùa thu 2014, trong những tháng cuối cùng ì ạch với cái thai khá lớn, tôi đã
chuẩn bị bài nói cho chương trình Hội Thảo 20 Năm Văn Học Miền Nam (VHMN) do
hai tờ báo mạng Tiền Vệ và Da Màu kết hợp với hai tờ nhật báo Người Việt và Việt
Báo tổ chức vào đầu tháng 12, 2014. Đã mang thai lần thứ tư, mà chưa lần nào khổ
vầy. Mới tháng thứ hai thì tôi đã bị khó thở, vì có thai dạ trên, cái thai cấn
vào bẹ sườn, đứng/nằm/ngồi/đi/thở đều đau. Vì vậy, gần đến ngày Hội Thảo, tuy đã
dành thời gian suy nghĩ về bài nói của mình cho cuộc hội thảo và phát triển chủ
đề sâu và rộng hơn so với chủ đề tôi gởi cho Nhà văn Nguyễn Hưng Quốc hồi đầu
năm 2014, nhưng tôi vẫn chưa bằng lòng với sự chuẩn bị của mình. Phần vì bị
thai hành, cơ thể không lúc nào hoàn toàn dễ chịu để nghĩ cho thấu ý. Phần vì
phải lo cho hai con nhỏ, nên tôi cảm thấy mình luôn bị phân tâm, đầu óc không
được yên tĩnh để ‘sống toàn phần’ với bài soạn của mình. Sau khi sanh, đầu óc
mê man, người đau khắp, lại mất nhiều máu nên hay bị chóng mặt. Tôi lưỡng lự:
nên tham gia, hay xin lỗi Ban Tổ Chức?Những sinh hoạt văn chương như vầy vốn ít
ỏi, nên tôi quyết tâm đi tiếp. Tôi rất mang ơn Ban Tổ Chức đã thực hiện chương
trình Hội Thảo, và cho phép tôi tham gia.
Thất Sơn - Giáo sư Mỹ đoạt giải thưởng văn hóa Phan Châu Trinh
Giáo sư Peter
Zinoman nhận giải Việt Nam học vì những nỗ lực trong việc quảng bá văn học, văn
hóa Việt ra thế giới.
Hiệu trưởng ĐH
Hoa Sen khóc khi nhận giải Phan Châu Trinh / 6 học giả đoạt giải thưởng
Phan Châu Trinh 2010
Lễ trao giải thưởng văn hóa Phan Châu Trinh lần thứ chín
diễn ra ở TP HCM vào tối 24/3, thu hút sự tham dự của hàng trăm độc giả, nhà
nghiên cứu...
Năm nay, ban tổ chức trao 5 giải, trong đó, Giải Việt Nam
học được dành cho Giáo sư Peter Zinoman vì những đóng góp xuất sắc của ông
trong sự nghiệp nghiên cứu, quảng bá Văn học hiện đại Việt Nam.
Giáo sư Peter Zinoman và vợ - bà Nguyễn Nguyệt Cầm.
Ảnh: UCBerkeley News.
Ảnh: UCBerkeley News.
Giáo sư - Tiến sĩ Peter Zinoman nghiên cứu, giảng dạy bộ
môn Lịch sử và môn Nghiên cứu Nam Á - Đông Nam Á tại Đại học California,
Berkeley, Mỹ. Ông là đồng sáng lập và nguyên là Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu
Việt Nam (The Journal of Vietnamese Studies). Ông là tác giả cuốn sách Nhà
tù thực dân (The Colonial Bastille: A History of Imprisonment
in Vietnam, 1862-1940, Berkeley: University of California Press, 2001). Giáo
sư còn nổi tiếng với việc dịch tiểu thuyết Số đỏ (tên tiếng Anh là Dumb
Luck) của nhà văn Vũ Trọng Phụng sang tiếng Anh. Lĩnh vực nghiên cứu của
ông bao gồm lịch sử văn hóa, xã hội, chính trị của Việt Nam cận đại, cùng lịch
sử văn học Việt Nam thế kỷ 20.
Bùi Giáng - Lời người điên
Chúng tôi người ngợm vô thường
Lúc mê man lúc chán chường thể thân
Các em gắng gổ đôi phần
Đừng nên uống rượu lần khân sinh bình
Dịu dàng sống giữa gia đình
Ngày ngày tháng tháng hậu tình năm năm
Trái tim nguyệt tỏ đêm rằm
Máu me mây gió tơ tằm vấn vương
Ở đời kiệt tận xẩu xương
Hình hài biến thể thân mường tượng thân.
Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2016
Nguyễn Hưng Quốc - Tính chính trị của sự sợ hãi
Ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa
Donald Trump.
Hiện tượng Donald Trump trong
cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hiện nay là một trường hợp lạ lùng. Bình thường, người
dân đòi hỏi các ứng cử viên phải có nhiều kinh nghiệm chính trị và lãnh đạo, đằng
này Trump chỉ là một doanh nhân lần đầu tiên ra tranh cử, vậy mà mức độ ủng hộ
của dân chúng, ít nhất cũng là những người thuộc đảng Cộng Hoà, lại càng ngày
càng tăng. Bình thường, các ứng cử viên chỉ cần ăn nói hớ hênh một chút là bị mất
điểm ngay tức khắc, đằng này Trump hầu như thường xuyên ăn nói bỗ bã và bậy bạ,
vậy mà mức độ ủng hộ đối với ông dường như không hề sút giảm. Bình thường,
trong xã hội Mỹ, người ta lên án việc kỳ thị chủng tộc, kỳ thị tôn giáo cũng
như kỳ thị phái tính, vậy mà, với Trump, một người nhiều lần công khai bày tỏ sự
kỳ thị trong cả ba lãnh vực, người ta lại thấy… không có gì quan trọng.
Tại sao có hiện tượng lạ lùng
như vậy?
Bùi Tín - Một vụ án chính trị vi - hiến
Tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng.
Hội nghị Trung ương 2 của đảng Cộng sản Việt Nam (đảng
CSVN) đã ra quyết định Quốc hội khóa XIII sẽ đề cử các chức danh lãnh đạo Nhà
nước vào cuộc họp cuối sẽ khai mạc trong tháng 3 này.
Có điều gì khác thường trong quyết định này?
Trước hết nó là một quyết định vi hiến, trái với bản Hiến
pháp hiện hành. Xưa nay, không có Bộ Chính trị khóa nào dám làm điều kỳ quặc lạ
lùng như thế, nhất là khi trong Hiến pháp có ghi: ’’Đảng CSVN hoạt động trong
khuôn khổ của Hiến pháp và luật pháp”.
Lãnh đạo đảng CS do thói kiêu ngạo và bệnh duy ý chí đã
ngang nhiên thách thức Hiến pháp và luật pháp, thách thức toàn dân, thách thức
công luận tòan thế giới khi họ đưa ra quyết định liều lĩnh, rõ ràng vượt ra
ngoài khuôn khổ của Hiến pháp.
Nói theo lối nói dân gian, Bộ Chính trị khóa XII đã ‘’coi
trời bằng vung’’, sau khi ép một Đại hội đảng cử ra các chức vụ cao nhất của
Nhà nước, cử “tứ trụ” triều đình trong khi đó là trách nhiệm duy nhất của Quốc
hội mới khóa XIV chưa hình thành, vì Quốc hội mới chỉ sẽ được bầu vào ngày 22
tháng 5 tới. Đến nay, ‘’được đằng chân lân đằng đầu’’ Bộ Chính trị lại ép buộc
Quốc hội sắp hết thời hạn cử ra các chức vụ cao nhất, dẫm chân lên Quốc hội
khóa XIV chưa được bầu, chưa biết mặt mũi ra sao.
BBC - Nhà sử học Tạ Chí Đại Trường qua đời
Nhà sử học Tạ Chí Đại Trường
Nhà sử học Tạ Chí Đại Trường,
tác giả ‘Lịch sử nội chiến Việt Nam’ vừa qua đời tại TP. HCM sáng 24/3 là ‘người
không chịu mệnh lệnh của ai ngoài con mắt nhìn sự thật’ như lời nhận xét của một
giáo sư ở Hà Nội.
Ông Đại Trường, thọ 81 tuổi,
là một nhà sử học và nghiên cứu văn hóa Việt Nam.
Tên ông được cho là ghép từ
hai địa danh của tỉnh Khánh Hòa là Đại Lãnh và Trường Giang (sông Cái). Ông là
con nhà Hán học Tạ Chương Phùng, nhà hoạt động phong trào độc lập dân tộc thập
niên 1940 - 1950 cùng với ông Ngô Đình Diệm, sau làm Tỉnh trưởng tỉnh Bình Định
và thành viên nhóm Caravelle.
Ông Đại Trường viết tác phẩm
“Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ năm 1771 đến 1802” năm
1964, đặt lại vấn đề về vai trò của nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam.
Sau năm 1975, cuốn sách này
khiến tác giả gặp nhiều rắc rối. ‘Lịch sử nội chiến’ bị cho là "hạ thấp Quang
Trung, đề cao Gia Long" và bị cấm lưu hành tại Việt Nam trong một thời
gian dài và chỉ được in lại trong nước từ cuối thập niên 2000.
Sau năm 1975, ông bị đi cải
tạo đến năm 1981.
Anh Vũ/RFI - Châu Âu: Cuộc chiến chống khủng bố không mặt trận
Bruxelles bàng hoàng sau loạt khủng bố
ngày 22/03/2016.
REUTERS/Christian Hartmann
REUTERS/Christian Hartmann
Không chỉ nước Bỉ mà cả châu
Âu vẫn chưa hết sốc với loạt khủng bố Bruxelles. Thời sự này vẫn chiếm dung lượng
lớn của các báo Pháp. Vụ tấn công man rợ nhắm vào thủ đô của châu Âu một lần nữa
cho thấy châu Âu vẫn luôn bị động trong cuộc chiến chống khủng bố. Hàng loạt
các câu hỏi được đặt ra sau vụ khủng bố Bruxelles. Câu hỏi chung các báo ra hôm
nay là làm thế nào để đối mặt với những kẻ khủng bố ?
Mối lo ngại được phản ánh
qua hàng tựa lớn trang nhất báo le Monde : « Châu Âu, trước thách thức khủng bố
». Xã luận của tờ báo nhận định : « Sau Madrid, Luân Đôn, sau Paris 2
lần bị tấn công nặng nề trong năm 2015, giờ đây là Bruxelles. Chúng ta không thể
quên rằng chủ nghĩa khủng bố sẽ còn tồn tại dài…. Trận chiến chống
thánh chiến sẽ còn kéo dài ». Theo Le Monde, đó là một thử thách lớn cho cả châu Âu
đang bị lôi vào một cuộc chiến tranh mới ngay trên lãnh thổ của mình.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)