Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016
Bùi Văn Phú - Bầu cử Mỹ trước ngày Super Tuesday
![]() |
Cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton |
Thứ Ba 1/3 được gọi là “Super Tuesday” trong lịch bầu
cử tại Hoa Kỳ. Cứ bốn năm một lần, ngày thứ Ba đầu tiên của tháng Ba có 11 tiểu
bang tổ chức bầu sơ bộ để cử tri tiến cử ứng viên của hai chính đảng ra tranh
chức tổng thống vào tháng Mười Một.
Trước ngày đó, vài tiểu bang đã tổ chức bầu sơ bộ để
các ứng viên thử sức, nếu thấy không được nhiều ủng hộ thì rút lui.
Đảng Cộng hòa, từ cuối năm ngoái có tất cả 17 ứng viên
ra tranh cử, đã tham gia nhiều cuộc tranh luận (debate) hay gặp gỡ cử tri (town
hall meeting) được trực tiếp truyền hình. Một số ứng viên không được ủng hộ
cao, trên 5%, qua các cuộc thăm dò ý kiến nên rút lui sau vài lần tranh luận.
Bùi Tín - Trọng dân, gần dân hay khinh dân, xa dân
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gần đây có nói một câu khá hay: “Lãnh đạo Cộng sản trọng dân, gần dân và vì dân‘’. Tôi rất ngỡ ngàng và hoài nghi về câu nói đó. Vì đây là nỗi băn khoăn lớn nhất của tôi hàng mấy chục năm nay. Tôi cho rằng khinh dân, coi thường dân, quay lưng lại với nhân dân là sai lầm, tội lỗi nặng nề nhất, thâm căn cố đế không sao sửa chữa được của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN). Nếu như từ nay đảng CS cùng ông tổng bí thư trọng dân thật sự, gần dân thật sự thì còn gì hơn nữa. Nhưng có quả thật như thế không?
Tôi nghiệm rằng ngay từ hồi Cách mạng
tháng Tám 1945, dưới thời ông Hồ Chí Minh, cái tệ cao ngạo, khinh bạc với nhân
dân, với những cá nhân ngoài đảng hết lòng ủng hộ đảng CS cũng đã bộc lộ rõ
ràng. Thái độ tàn ác với bà Nguyễn Thị Năm, người từng cưu mang các nhà lãnh đạo
của đảng, bị bắn với tội ‘’địa chủ gian ác’’, dù có hai con trai là cán bộ
trong Quân đội Nhân dân, là một bằng chứng hiển nhiên.
Lê Phan - 'Cần phải chặn ông ta lại'
“You are fired.” Đó là câu mà ông Donald Trump
đã thường dùng trong cái show của ông trên truyền hình. Nhưng nay đây là câu mà
tờ The Economist, tờ báo nổi tiếng về kinh tế tài chánh của Anh Quốc, nói là đã
đến lúc cần phải áp dụng cho chính ông Trump.
Không phải
là đảng Cộng Hòa không thể chặn ông Trump được, nếu họ đoàn kết. (Hình: Getty
Images)
Sau Thứ Ba tới
đây, sau ngày Super Tuesday, cuộc chạy đua bên trong nội bộ đảng Cộng Hòa có thể
được coi như là kết thúc. Ông Donald Trump đã thắng ba trong bốn cuộc bầu sơ bộ
đầu tiên.
Vào ngày 1
tháng 3, tổng cộng 12 tiểu bang sẽ bầu chọn ứng cử viên cho đảng mình. Trừ ba
tiểu bang, ông Trump đã dẫn trước trong các cuộc thăm dò dư luận cho đến nay. Nếu
những cuộc thăm dò này đúng, mà cho đến nay họ đã đúng, ông Trump tuy vậy cũng
chưa hẳn là không đánh bại được. Vẫn còn có thể cho một ứng cử viên khác thắng
đủ số cử tri đoàn để vượt ông. Nhưng điều đó đòi hỏi là người đang dẫn trước
cho đến nay, mất toàn thể sự ủng hộ vì một lý do nào đó mà cho đến nay không ai
có thể dự đoán được. Cho đến nay, ông Trump có vẻ khó thua.
Vũ Kim Hạnh - Sao tự trói tay, bịt mắt giữa thế giới hội nhập?
Tuần qua, đọc trên mạng thấy thiên hạ phê phán, kêu gọi tẩy chay hàng loạt cuốn sách đồ sộ về Đặng Tiểu Bình. Giật mình thấy, nếu có quá nhiều nhà xuất bản Việt Nam rất khách quan vô tư dịch và in nguyên xi sách của Tàu ca ngợi nhân vật nổi tiếng này, thì sao lại không có đến một cuốn sách nào của tác giả Việt Nam nghiên cứu về Đặng Tiểu Bình, trong đó có câu chuyện mà kẻ xâm lược, kẻ giết người hàng loạt Đặng Tiểu Bình xua quân tấn công toàn tuyến biên giới Bắc Việt Nam, để "dạy cho Việt Nam một bài học"?
Không ai nói
lại hay được phép nói lại sự thật đẫm máu năm 1979? Tôi nhớ lại không khí căng
thẳng tại cuộc họp điểm báo tháng 2 năm 1997, khi Đặng Tiểu Bình tạ thế, tờ Thời
báo Kinh tế Sài Gòn đã có bài viết về tư tưởng cải cách kinh tế của nhân vật, đồng
thời nói rõ Đặng Tiểu Bình LÀ KẺ ĐÃ PHÁT ĐỘNG CUỘC CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC VIỆT
NAM. Tiếp nhận phê phán nặng nề từ Ban Tuyên huấn, Tổng Biên tập Võ Như Lanh điềm
tĩnh trả lời, đó là sự thật lịch sử và tôi là nhà báo Việt Nam, tôi có trách
nhiệm nhắc bạn đọc của tôi về điều đó.
Nam Nguyên/RFA - Tự ứng cử: khát vọng dân chủ hay phép thử cải cách
với Phó Thủ tướng Chính phủ Việt
Nam - Vũ Đức Đam
trước khi tham dự một buổi lễ chính thức công bố
báo cáo Việt
Nam 2035 tại Hà Nội vào ngày 23 tháng hai năm 2016.
Một trong
các khuyến nghị quan trọng của Báo cáo Việt Nam 2035 do Ngân hàng Thế giới và
Chính phủ Việt Nam hợp tác soạn thảo công bố hôm 23/2/2016 là: “nâng
cao hơn nữa trách nhiệm giải trình thông qua việc xây dựng một cơ chế hữu hiệu
về kiểm soát và cân bằng giữa ba nhánh quyền lực, tạo dựng khung khổ pháp lý
thúc đẩy quyền công dân…”
Ba nhánh
quyền lực được hiểu là Hành pháp, Lập pháp và Tư pháp nhưng ở Việt Nam là cơ chế
độc đảng do vậy việc giám sát độc lập lẫn nhau là không hiện thực. Tuy vậy theo
các chuyên gia, nếu thể chế chính trị của Việt Nam cởi mở hơn, nâng cao vai trò
của Quốc hội nhiều hơn thì cũng mang ý nghĩa quan trọng.
Anh Vũ/RFI - Tham vọng Biển Đông của Trung Quốc đẩy Úc vào chạy đua vũ trang
Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền trên một khu vực
gần
chiếm trọn Biển Đông. Trong ảnh, yêu sách đường 9 đoạn
của Trung Quốc, còn gọi
là "đường lưỡi bò".Ảnh : UNCLOS/CIA
Các báo Pháp ra ngày cuối tuần chủ yếu
tập trung vào các chủ đề nóng ở trong nước như cuộc khủng hoảng nông nghiệp, dự
luật lao động mới đang gây chia rẽ sâu sắc trong đảng Xã Hội cầm quyền, hay
châu Âu tiếp tục bế tắc và phân hóa trên hồ sơ di dân tị nạn. Về châu Á, chạy
đua vũ trang trong khu vực châu Á Thái Bình Dương là một chủ đề nổi bật.
Nhật báo Le Monde trở lại với sự kiện
Úc vừa công bố Sách trắng về quốc phòng qua bài viết : « Úc đầu tư vào quốc
phòng để kiềm chế Trung Quốc ».
Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016
Hồ Như - Một Ngày
7:10
Nhu mở mắt.
Tiếng chuông báo thức xen chói chang vào tiếng nhạc cũng từ chiếc đồng hồ. Cô
xoay người, với tay tắt đi tiếng động khó chịu. Cơn mơ vừa mới đó còn rất thật
vội vàng tan đi. Nhắm mắt lại, Nhu tự hỏi mình đang mơ gì nhỉ? Những hình ảnh
mù mờ không rõ nét, tiếng động đã lẩn vào tiềm thức. Nhu ít khi nhớ những giấc
mơ của mình, trừ khi giấc mơ có một ấn tượng rất mạnh với cô. Chẳng hạn, trong
bao giấc mơ của đêm qua, cho ngay đến lúc Nhu mở mắt, cô đã quên hết, chỉ nhớ rằng:
có một giấc mơ về Minh. Ngay trong giấc mơ, nhìn thấy Minh (hay đúng hơn hình ảnh
Minh trong trí nhớ) cũng đủ cho tất cả tế bào trong Nhu run lên và thì thầm:
Minh kìa, Minh kìa...
Những ngón
tay ủ dưới chăn của Nhu nắm lại. Vâng, chỉ là giấc mơ thôi. Như thế Nhu có quyền
mặc sức nhớ lại, đắm mình vào những hồi tưởng. Chỉ là giấc mơ, nên Nhu không phải
cố gắng chống chọi với chính mình để làm ra vẻ thản nhiên. Chỉ là giấc mơ thôi,
và Nhu không cần phải sợ rằng cuộc sống lặng lẽ của cô bây giờ sẽ bị xao động, rằng
cô sẽ không còn làm chủ được chính mình, nụ cười và nước mắt của mình. Chỉ là giấc
mơ, đêm đã qua, một ngày đang bắt đầu. Mùa xuân đã đến chưa? Ngoài khung cửa sổ,
sao không có tiếng chim hót, tiếng lá reo? Sao không có vạt nắng nào nhảy chân
sáo vào phòng gọi Nhu thức dậy? Mùa xuân chưa đến, hay đến rồi và bỏ quên mất
Nhu, như bao giờ.
Nhu ngồi dậy.
Hai tay vòng qua gối, úp mặt vào đầu gối. Mái tóc xõa xuống chung quanh như một
tấm khăn choàng, thoang thoảng mùi thơm. Những lọc tóc mềm rối len qua kẽ tay,
như muốn chia xẻ, muốn an ủi. Nhu không khóc đâu. Có gì mà khóc? Chỉ là cơn mơ,
chút xao động đầu ngày.
Hoàng Cầm - Vào Xuân
Đi vào nẻo xuân
Gặp đường lụa đỏ
Ai chờ em đó
Mà hoa trắng ngần
Đi vào thanh tân
Như về quê ngoại
Lúa hương đồng gần
Đương thì con gái
Hẹn cưới phân vân
Em nhìn mê mải
Chuồn ngô ngủ mãi
Bờ ao cúc tần
Khép tà áo mới
Em vào đêm xuân.
Hoàng Cầm
Trung Thu - Chơi Núi
Một ngày vào núi rong chơi
Bỏ nhà đi trốn theo lời cỏ cây
Ngó vào chỉ một ta đây
Ngó ra cây dại một bầy hoang vu
Tiếng rừng muôn thuở êm ru
Tiếng lòng ta dội ù ù hắt hiu
Nắng tràn giọt giọt trong veo
Dòng thiên thu nước cô liêu về trời
Lá khô rụng chẳng ai mời
Bầy chim rúc rích vẽ vời tiệc hoa
Hình như mình đã đi xa?
Hình như mình chẳng bước ra khỏi mình
Buồn buồn bẻ nhánh cây chơi
Quên quên nhớ nhớ chuyện người chuyện ta
Buồn buồn khe khẽ ngâm nga
Ô hay đã hết một ngày
Đứng lên ta hỏi ủa đây vẫn rừng?
Hoàng hôn vây bủa trùng trùng
Núi non vẫn thế ngập ngừng không thưa
Một ngày như thế đủ chưa?
Thưa rằng đã đủ đã vừa phiêu diêu
Bóng mình bóng núi xiêu xiêu
Chân theo dốc xuống hồn neo lại rừng
Vẫy tay gởi lại nụ buồn
Nhặt về hòn đá xanh nguồn ủi an
Một ngày ta đã thênh thang
Núi âu yếm cúi ôm choàng bóng ta…
2/2016
Tâm Thanh - Ðám Mây Bên Kia Hồ Mjosea
Tôi không dám nhìn lâu vào đôi mắt khẩn khoản của Gunnar. Tôi phải nhìn sang bên kia hồ Mjoesa, nơi có dẫy núi phủ mây trắng, dường như quanh năm; nơi mỗi lần có điều khó nghĩ tôi thường nhìn sang, dù đó là điều khó nghĩ của đứa bé bảy tuổi không biết viết thư cho Ông Già No-en phải gián tem bao nhiêu, có bớt giá cho con nít không hay điều khó nghĩ của một đứa con gái dậy thì nên mua cái áo hở ngực tới đâu, và giờ đây phải trả lời với người yêu ra sao. Gunnar tình cờ ngồi đúng cái ghế da mà ba tôi ngồi hôm đó, và tôi thì lại tình cờ ngồi đúng cái ghế da chị Lên ngồi, cái hôm kỳ cục đó.
Chị Lên là con lớn của dì Hoa, em ruột mẹ tôi. Chị có thân hình như
một nữ lực sĩ bơi lội. Mỗi lần chị theo dì Hoa, cậu Dựng tới thăm gia đình tôi,
chị thường “chào” tôi bằng cách nâng tôi lên trời ba lần. “Nữa đi!” tôi cười
khanh khách nói. Và chị tung ba lần nữa. Sau đó chị lên phòng khách ngồi nói
chuyện với ba trong khi mẹ và dì Hoa vào thẳng bếp chuyện trò và nấu phở. Những
người khác, như cậu Dựng và mấy anh chị lớn, ngồi trong phòng TV nói chuyện,
uống bia, uống nước ngọt, trước cái tivi mở không. Tôi nhảy vào lòng chị Lên,
hóng chuyện, mặc dù không hiểu lắm ba và chị Lên nói gì. Thì thường là chuyện
học hành và tập aerobic của chị Lên, chuyện báo đăng chó sói ăn thịt cừu,
chuyện một tên cướp ngớ ngẩn, đánh cắp bưu điện để người ta tóm cổ tại chỗ. Có
lần hai người tranh luận con bò có răng hay không, ba nói bò không răng, chị
Lên nói có răng... Tôi thầm đồng ý với chị Lên rằng con bò có răng mới gặm cỏ
được, nhưng tôi im lặng, nghe sau lưng thân hình nẩy nở và rắn chắc của chị,
khác hẳn thân hình nhỏ và mềm của mẹ. Trong số những người bà con bên mẹ tôi,
ba tôi không thích nói chuyện với ai cả; ba chê họ nói tiếng Na-uy dở quá, mà lại
hay nói to, điếc cả tai; ba chỉ thích nói chuyện với chị Lên. Tôi để ý lúc nói
chuyện với chị, ba tươi tỉnh khác thường. Chị Lên hay vuốt tóc khiến tôi buồn
ngủ, tai lơ mơ nghe tiếng nói đều đều của hai người xen kẽ với tiếng cười vang
trong lồng ngực to của chị Lên.
Ngô Nguyên Dũng - Chữ Hạnh
Người đàn ông trẻ đón ông Lâm Định ở phi trường nội địa thành phố D. đưa tay bắt, miệng cười vồn vã:
- Chào mừng giáo
sư Lâm Định. Tôi là Andreas Moretti, người thường xuyên liên lạc với ông từ
nhiều tháng qua. Ông vẫn khoẻ? Chuyến bay thoải mái, không có gì trở ngại chứ,
thưa giáo sư?
Ông Lâm tươi mặt,
cố nén cái đau đằm đằm vạch đường chữ thập trên phiến lưng:
- Rất hân hạnh
được gặp anh. Tôi xin có lời khen ngợi, dấu giọng Việt ngữ của anh vô cùng tài
hoa, hiếm người Âu tây đạt được trình độ như vậy.
Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2016
Ngô Nhân Dụng - Xứ Ấn Độ đầy mâu thuẫn
“Ấn Độ là một quốc gia chứa mâu thuẫn.” Bình thường, nói như vậy đã là cố giảm bớt những xung khắc bên trong xứ sở của hơn một tỷ người này. Nói “Ấn Độ là một khối mâu thuẫn khổng lồ” nghe sát sự thật hơn. Nhưng vẫn chưa nói chính xác đúng thực tế khối mâu thuẫn đó như thế nào. Cần thêm mấy chữ cho rõ nghĩa: “Ấn Độ là một khối mâu thuẫn khổng lồ luôn luôn đe dọa bùng nổ.”
Một người đến
xứ Ấn Độ vào tháng Hai năm 2016 phải liên tiếp đọc hai tin tức lớn đầy các báo,
đài. Tin nóng bỏng nhất là những người
thuộc đẳng cấp Jat tại Tiểu bang Haryana
biểu tình bạo động, họ
đạt được mục đích chính trị sau khi làm 28 người chết và hơn 200 người bị
thương. Tin nổi bật thứ hai là Thủ tướng Narendra Modi mới phát động phong trào
“Làm tại Ấn Độ” (Made in India) trước khi công bố ngân sách quốc gia cho tài
khóa tới, với mục đích thúc đẩy Ấn Độ phát triển các công nghiệp chế tạo, biến
xứ Ấn Độ thành một “cơ xưởng của thế giới,” vai trò mà Trung Quốc đã chiếm giữ
từ thập niên 1980 cho tới gần đây.
Phạm Thị Hoài - Không phải chỉ có ở Việt Nam
![]() |
Lên Tuk-Tuk ở Thái là chấp nhận giá đi đằng giá, đường đi đằng đường – NGUỒN ZMETRAVEL.COM |
Trên toàn thế giới du khách đều có thể bị lừa gạt và chặt chém: Ở thánh địa Thiên chúa Vatican và thánh địa Do Thái Jerusalem, ở đất nước chùa chiền Thái Lan và xứ sở Phật giáo Ấn Độ, ở Ai Cập Hồi giáo và Thổ Nhĩ Kỳ Hồi giáo, ở Machu Picchu của Đế chế Inca và Angkor của Đế chế Khmer, ở nước Nga hậu cộng sản và Cuba cộng sản cuối mùa, ở thân vương quốc triệu phú Monaco nhỏ xíu và nước cộng hòa nghèo đói khổng lồ Congo, ở thiên đường tuyết trắng St. Moritz và chốn thần tiên biển biếc Maldives, ở New York và London, Amsterdam và Hamburg, Istanbul và Athens, Praha và Budapest, Bắc Kinh và Hong Kong..., thậm chí ở Singapore mệnh danh The Fine City, nơi mọi động thái của con người có thể làm phiền con người đều bị phạt, từ đem sầu riêng vào taxi và tàu xe công cộng trở đi (500 SGD). Trước vụ một người Việt mua điện thoại iPhone bị lừa ở khu mua sắm Sim Lim, sáu người Mỹ đã bị một quán ở Newton Hawker Centre chém 239 SGD cho 8 con tôm sú.
Không thể kể hết những nỗi đoạn trường của du khách ở thời đại du lịch đại chúng toàn cầu này: Một tài xế taxi chém 400 euro của một khách Mexico cho đoạn đường 10 km ở Berlin, giá thông thường chưa đầy 20 euro. Cũng tài xế taxi, Hong Kong, chém 8000 HKD của một khách Thụy Sĩ cho đoạn 30 km từ sân bay về Kowloon, giá thông thường 300 HKD. Lên Tuk-Tuk ở Thái là chấp nhận giá đi đằng giá, đường đi đằng đường. Đi taxi ở Ấn Độ là chơi xổ số, vận may của bạn là một phần mấy triệu. Ở Praha, bạn có thể nâng vận may ấy lên hai lần nhưng nỗi bực thì nhảy vọt hai nghìn phần trăm. Ở Rome, trước khi lên taxi bạn nên đặt tay lên Kinh Thánh cầu nguyện. Cũng ở thành phố bất tử này, một cửa hàng kem gần Quảng trường Tây Ban Nha chém 60 Euro cho 4 cây kem ốc của một gia đình du khách Anh và một nhà hàng ở Quảng trường Navona chém 695 Euro cho một bữa ăn trưa của một cặp du khách Nhật. Thủ đô nước Ý nói chung gợi nhớ đến đặc sản Ý: mafia, cũng như Paris xứng đáng với phát minh của người Pháp: nó là trọn vẹn một cỗ máy chém vĩ đại.
Phan Thanh Tâm - Ngồi
Ai cũng phải có lúc ngồi. Chẳng ai có thể đi đứng mãi. Chỉ có người bệnh nặng mới phải nằm hoài thôi. Theo Việt Nam Tự Điển của nhà sách Khai Trí ở Saigon ấn hành năm 1970 ngồi là đặt đít xuống hoặc gặp chân lại cho đít hỏng. Có tới hơn trăm lối ngồi: ngồi bẹp, ngồi bệt, ngồi trệt, ngồi chem bẹp, ngồi lì, ngồi chóc ngóc, ngồi xó ró, ngồi xếp bằng, ngồi ngom ngỏm, ngồi nhao nháo, ngồi tót, ngồi một đống, ngồi buồn, ngồi cho hỏ, ngồi chong ngóc, ngồi chum hum, ngồi ghé, ngồi xếp chè he... nhưng tôi không thấy tự điển nói tới lối ngồi được viết trong Những Lời Dạy Từ Các Thiền Sư Việt
Sách này là bản dịch tiếng Anh kèm theo bản tiếng Việt về
kho tàng pháp báo của Phật Giáo Việt Nam . Ngoài phần dịch, cư sĩ Nguyên
Giác Phan Tấn Hải còn viết phẩm bình bằng tiếng Anh và dịch luôn sang tiếng Việt.
Đây là những bài pháp, bài thơ và kệ của các thiền sư trải dài 16 thế kỷ, từ
Ngài Khương Tăng Hội, vị khai tổ của Phật Giáo Việt Nam ở thế kỷ thứ ba sau Tây
lịch đến thế kỷ 19. Tác phẩm “chứa đựng tất cả những tinh yếu của Phật Pháp, đặc
biệt và nổi bật nhất là về thiền”.
Hoàng Giang - Dân trí Việt có thấp?
Cuối năm 2015 Google Search công bố một loạt các “từ khóa” (key word) được tìm kiếm nhiều nhất trong năm tại mỗi nước. Dựa vào đó, dân tình Việt khẳng định rằng dân trí nước mình là vô cùng thấp, khi mà từ khóa đứng đầu là tên bài hát Vợ người ta, tiếp đến là hàng loạt các bài hát khác của ca sĩ trẻ Sơn Tùng MT-P và một số chương trình phim truyện truyền hình khác. Kết luận trên được rút ra vì đa số người so sánh với từ khóa tìm kiếm tại các nước khác như Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản… và hầu hết dân chúng các nước đó tập trung vào các vấn đề thời sự nóng hổi như ISIS, MERS hoặc ô nhiễm môi trường đất, nước. Thực ra thì bản thân tôi cho rằng những kết quả công bố như vậy chỉ mang tính chất “cho vui” chứ khó có thể rút ra được kế luận dân trí các nước thấp hay cao. Bởi vì cao/thấp thế nào thì cứ nhìn tổng thể sự phát triển của mỗi đất nước là quyết định được liền, không cần đến Google.
PHẠM PHÚ MINH - NHỮNG VÙNG ĐẤT QUẢNG NAM MÀ TÔI ĐÃ ĐI QUA
Trong cuốn
Chương Dân Thi Thoại do ông soạn, nhà văn Phan Khôi có trích hai câu này của
ông Tú Hoàng Trung:
Lúc lắc đò qua Tý, Sé, Kẽm,
Gập ghềnh chân bước Râm, Ri, Liêu.
Tác giả cho
biết ông Tú Hoàng Trung là người Phú Yên, khoảng cuối thập niên 1910 “cũng là
người bôn tẩu quốc sự, hay ở tỉnh Quảng Nam , đi cùng khắp cả tỉnh”. Và ông
viết tiếp về hai câu trên:
“Tôi là người
Quảng Nam
mà nghe cũng chẳng hiểu gì. Hỏi ra mới hay rằng Tý, Sé, Kẽm là tên mấy xứ đất ở
ngõ nguồn Thu Bồn đi lên, về miệt làng Trung Phước; Râm, Ri, Liêu là tên ba cái
đèo.”
Cuốn Chương
Dân Thi Thoại xuất bản lần đầu năm 1936, vậy có thể suy ra ông Phan Khôi viết
những điều này vào khoảng nửa trước của thập niên 1930. Một trí thức tương đối
còn trẻ tuổi của tỉnh Quảng Nam thời ấy, khi nghe những địa danh như thế trong
một “bài thơ hành trình” (tiếng của ông Phan Khôi) mà “chẳng hiểu gì”, chứng tỏ
giới học thức trong tỉnh lúc đó có khuynh hướng tìm đến những trung tâm văn hóa
lớn của đất nước như Huế, Hà Nội, Sài Gòn nhiều hơn là lặn lội thăm thú những
vùng đất xa xôi của tỉnh mình. Công việc
ấy chỉ những nhà “bôn tẩu quốc sự”, tức đi hoạt động cách mạng, mới làm, để vận
động và kết nạp đồng chí ở khắp nơi.
Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2016
Bùi Tín - Khi Hiến pháp bị vi phạm có hệ thống
Dưới đây tôi sẽ chứng minh hiến pháp Việt Nam đã bị vi phạm một cách có có hệ thống. Đây là một thảm họa quốc gia đã kéo dài. Cả năm bản Hiến pháp các năm 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013 đều bị vi phạm suốt 70 năm nay.
Trước khi nói đến những vi phạm đó, xin đặt
vấn đề trách nhiệm thuộc về ai ?
Trước hết đó là trách nhiệm của Quốc hội
suốt 13 khóa vừa qua, trên danh nghĩa là ‘’cơ quan quyền lực cao nhất’’. Thứ đến
là cơ quan hành pháp, bao gồm chính phủ, chủ tịch nước và thủ tướng cùng các bộ
trưởng, thứ trưởng, và các thành viên khác. Ở nhiều nước, khi nhận nhiệm vụ, tổng
thống phải thay mặt chính phủ đặt tay lên bản hiến pháp hoặc Kinh Thánh để tuyên
thệ trung thành tuyệt đối với bản hiến pháp. Tội vi hiến bị coi là tội rất nặng.
Hùng Tâm - Ngày tàn của một đế quốc
Đế Quốc Anh đã lụn bại ra sao, từ khi nào?
Không, Đế Quốc Anh không lụn bại từ năm ngoái,
khi nội các của Thủ Tướng David Cameron lẫn Nữ Hoàng Elizabeth II, Hoàng Tế
Phillip cùng cả hoàng gia trải thảm đỏ đón chào Chủ Tịch Tập Cận Bình của Trung
Quốc, một Đế Quốc Á Châu đã từng bị Anh Quốc khuất phục 175 năm về trước. Mục
tiêu của sự trọng vọng này chỉ là thừa hưởng một chút quyền lợi kinh tế và gìn
giữ vị trí trung tâm tài chánh quốc tế của London nếu Bắc Kinh cần phổ biến đồng
Nguyên trên thị trường Âu Châu, như một ngoại tệ dự trữ.
Đế Quốc
Anh tàn lụi từ khi nào? Mà chuyện ấy dính dáng gì tới Á Châu của người Á? Hồ sơ
Người Việt xin điểm lại lịch sử...
Tuấn Khanh - Huyền thoại và vô danh
Tháng ba này nhà ga Kami-Shirataki nằm ở thị trấn Engaru, thuộc vùng nông thôn của Hokkaido dự trù sẽ đóng cửa vì cô nữ sinh tốt nghiệp và vào đại học.
Nhà ga Kami-Shirataki, Nhật, sẽ
đóng cửa vào tháng Ba này, và mở ra một ký ức văn minh hết sức ấm áp cho nước
Nhật cũng như cho thế giới. Nhà ga nhỏ nằm ở thị trấn Engaru, thuộc vùng nông
thôn của Hokkaido, đã đột nhiên lừng danh từ 3 năm nay với việc duy trì phục vụ
cho một hành khách duy nhất, là một nữ sinh đi học hàng ngày.
Câu chuyện Cơ quan Đường sắt Nhật
Bản họp và quyết định duy trì hoạt động đầy thua lỗ này với mục đích là giúp
cho một nữ sinh không gặp khó khăn trên đường đến trường trở thành huyền thoại
trong thế giới hiện đại, vốn đang nghèo khó sự chia sẻ và lòng bác ái. Nhìn về
nhiều phía, nước Nhật quả là đầy huyền thoại, và con người ở đất nước này cũng
rất thông minh để biết cách tạo nên những huyền thoại lưu danh hậu thế.
Mai Tú Ân - Ủng hộ cho những ai tự ứng cử là ủng hộ cho tiến trình dân chủ…
Đó là những nhà trí thức, các văn nghệ sĩ, nhà văn nhà báo… và tuyệt đại đa số họ đều là những người đã có sự đóng góp cho xã hội, được mọi người kính trọng, và là những người có tên, có tuổi trong xã hội này. Ủng hộ những người đang dò dẫm trên con đường đem nền dân chủ non trẻ về với đất nước tức là bạn đã ủng hộ cho một tiến trình dân chủ ấy, và bạn mơ ước nó ở cùng gia đình và đất nước mình.
Ủng hộ họ vì
họ là những con người can đảm, gian nan dấn thân trên con đường chưa nhiều người
bước. Họ có động cơ, mục đích khác nhau nhưng đều giống nhau ở chỗ họ tự ra ứng
cử, họ chấp nhận đối đầu với muôn ngàn khó khăn thấy được lẫn không thấy được
trong một cuộc bầu cử Quốc Hội mà chẳng cần phải tài giỏi gì cũng đều biết là
không dân chủ, thiếu minh bạch...
Minxin Pei - Buổi hoàng hôn của Đảng Cộng sản Trung Quốc (Cuộc chơi giành vương quyền kiểu Châu Á)
Minxin Pei (Bùi Mẫn Hân): "The Twilight of Communist
Party Rule in China"
American Interest, 15-12-2015 - Bản dịch của Phạm Gia Minh
Chiến lược sinh tồn của ĐCSTQ sau sự
kiện Thiên An Môn đang hết tác dụng và chiến lược mới dường như lại thúc đẩy
nhanh hơn sự sụp đổ của nó.
Trong giai đoạn sau Chiến tranh lạnh
chưa có chế độ chuyên chế nào trên thế giới lại thành công như ĐCSTQ. Năm 1989
chính quyền đã có một cuộc đàn áp đẫm máu và chết chóc nhưng được bưng bít khi
hàng triệu người phản kháng biểu tình trên hầu hết các thành phố chính trong cả
nước để kêu gọi dân chủ và trút sự căm giận của mình lên chính quyền tham
nhũng. Đảng chỉ thoát chết nhờ sự trợ giúp của Quân giải phóng nhân dân Trung
Quốc (PLA) với hàng đoàn xe tăng nghiến nát những người biểu tình ôn hòa trên
khu vực quảng trường Thiên An Môn ở Bắc kinh ngày 4 tháng 6. Một phần tư thế kỷ
kể từ thời điểm cuộc thảm sát Thiên An Môn đã trôi qua nhưng ĐCSTQ luôn phớt lờ
mọi dự báo về hồi kết không tránh khỏi của mình. ĐCSTQ đã sống sót sau cú sốc của
Liên xô sụp đổ và còn thích ứng được với cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á những
năm 1997-1998, khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Kể từ sự kiện Thiên An
Môn, nền kinh tế Trung Quốc đã tăng gần 10 lần theo các điều khoản thực tế. GDP
tính theo đầu người đã tăng từ 980$ lên 13.216 $ tính theo sức mua tương đương
(PPP) trong cùng giai đoạn, đưa quốc gia này lên hàng ngũ các nền kinh tế có
thu nhập trên trung bình.
Thứ Năm, 25 tháng 2, 2016
Phạm Chí Dũng - Ai ‘đạo diễn’ lùi Luật Biểu tình: Quốc hội có vượt trên Bộ Công an?
Đặc
công, bộ đội, công binh, cảnh sát... tham gia buổi diễn tập quy mô lớn
về chống
khủng bố, cứu con tin và ngăn chặn biểu tình, bạo loạn
(ảnh chụp từ trang tuoitre).
(ảnh chụp từ trang tuoitre).
Nếu Chủ tịch Quốc hội
Nguyễn Sinh Hùng không vượt hẳn trên Bộ Công an vào tháng Ba tới, quyền biểu
tình của người dân Việt Nam sẽ mang trên mình một món nợ thời gian khủng khiếp:
suýt soát một phần tư thế kỷ ma mị kể từ Hiến pháp 1992 mà không trôi dạt một
ảo ảnh thiện tâm nào.
Quá tam ba bận “lùi luật
Biểu tình”
Hãy ngẫm lại bài học
Myanmar.
Năm 2013. Những gì mà Tổng
thống Thein Sein và giai cấp thống trị của ông đã làm được, trong đó có việc
ban bố Luật Biểu tình, dù không tránh khỏi động cơ và động lực của tư tưởng lợi
ích nhóm và chủ nghĩa thân hữu, vẫn đã mở ra một lối thoát khả dĩ cho những
chính khách khôn ngoan, nếu so với triển vọng phải sống lưu vong hoặc mất
trắng.
Nguyễn Đăng Quang - Đã ba năm rồi, vẫn còn đó, một lời đe doạ!
Cách đây tròn ba năm, ngày 25/2/2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến làm việc với Thường vụ Tỉnh uỷ và Lãnh đạo chủ chốt tỉnh Vĩnh Phúc. Tại đây, ông đưa ra lời đe doạ 72 nhân sỹ trí thức ký tên vào “Kiến nghị Sửa đổi Hiến pháp 1992” cùng những người dân tham gia khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể đòi quyền lợi hợp pháp của mình là những kẻ “suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống” và rồi đe doạ “ phải xử lý” những người này!
Tối hôm đó, VTV phát trên Kênh 1
nội dung ý kiến phát biểu của ông Trọng ở Vĩnh Phúc. Ngay sáng hôm sau, nhà báo
trẻ Nguyễn Đắc Kiên của báo Gia đình & Xã hội, trong bài viết đầy
dũng khí “Vài lời với ông Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng”(1) đã phê
phán ý kiến phát biểu và chỉ trích thái độ sai trái của TBT Trọng ở tỉnh Vĩnh
Phúc! Chưa đầy 24 tiếng đồng hồ sau, nhà báo trẻ dũng cảm Nguyễn Đắc Kiên bị
toà báo Gia đình & Xã hội cho thôi việc!
Đoàn Thanh Liêm - Chuyện về những hậu duệ và truyền thống gia tộc
Từ xa xưa
cha ông chúng ta vẫn thường nói: “Cha mẹ hiền lành để đức cho con”. Và trong
dân gian, người ta cũng hay nhắc đến câu “Phúc đức ông bà”, hay câu “Nhờ âm đức
tổ tiên” v.v... Những câu nói thông dụng này đều mang một ý nghĩa nòng cốt là:
Lớp hậu sinh tức là người đến sau thì thường được thụ hưởng những điều tốt lành
do cha mẹ, ông bà để lại cho thế hệ của mình. Vì thế mà có nhiều gia đình đã có
những đóng góp lớn lao tích cực cho xã hội và được người đời xưng tụng là “danh
gia vọng tộc”.
Ngược lại,
cũng có trường hợp mà cha mẹ lại là người ăn ở bất lương thất đức, thì con cái
sẽ phải gánh chịu những hậu quả xấu xa, tệ hại – như được diễn tả trong câu tục
ngữ “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước”. Nhiều gia thế lâm vào cảnh lụn bại thảm
thương, mất hết uy tín trong xã hôi bởi vì có những người con gây ra những điều
tàn bạo độc ác đối với bà con lối xóm. Do đó mà họ bị người đời khinh chê ghét
bỏ và gọi đó là những thứ “nghịch tử”, “phá gia chi tử”.
Nhân dịp đầu
xuân Bính Thân 2016 năm nay, tôi xin được góp phần trình bày về chuyện liên hệ
giữa lớp hậu duệ với truyền thống gia tộc – dựa vào những tài liệu cụ thể qua
những sách báo đã được phổ biến xưa nay.
Trước hết,
xin kể chuyện về vài gia tộc đã định cư lập nghiệp lâu đời qua nhiều thế hệ
trên đất Mỹ. Sau đó sẽ trình bày về một gia tộc ở Việt Nam.
Nguyên Lam & Nguyễn-Xuân Nghĩa/RFA - Việt Nam tiến tới 2035
Hôm 23/2/2016, Ngân hàng Thế giới vừa công bố bản phúc trình soạn thảo cùng Chính phủ Việt Nam về lộ trình cải cách để nâng Việt Nam lên tầng lớp quốc gia có lợi tức trung bình cao vào năm 2035.
Hôm Thứ Ba, Ngân hàng Thế giới vừa
công bố bản phúc trình soạn thảo cùng Chính phủ Việt Nam về lộ trình cải
cách để nâng Việt Nam lên tầng lớp quốc gia có lợi tức trung bình cao vào năm
2035. Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu về những khuyến nghị cải cách qua phần phân
tích sau đây của chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.
Việt Hà/RFA - Ân xá quốc tế quan ngại tình hình nhân quyền VN
Logo của Tổ
chức Ân xá quốc tế
Tổ chức Ân Xá
Quốc tế trong báo cáo về nhân quyền thế giới năm 2015 được công bố hôm 24 tháng
2 đã lên tiếng chỉ trích chính phủ Việt Nam đã gia tăng việc đàn áp người
dân thực hiện quyền tự do bày tỏ ý kiến, lập hội và biểu tình ôn hòa. Nhân dịp
này, Việt Hà phỏng vấn bà Janice Beanland, chuyên gia về Lào, Campuchia và Việt
Nam thuộc Tổ chức Ân Xá Quốc tế về báo cáo này.
Ngăn cản các quyền tự do căn bản
Việt Hà:
Thưa bà, trước hết xin bà cho biết tình hình nhân quyền của Việt Nam trong
năm 2015 theo báo cáo mới của tổ chức Ân Xá Quốc tế có điểm gì đáng chú ý?
Janice
Beanland: Nói về Việt Nam tôi nghĩ là trong năm 2015 đã có những hạn chế rất
ngặt nghèo đối với tự do bày tỏ ý kiến, lập hội và biểu tình ôn hòa. Bằng cách
này chính phủ đã ngăn cản được các nhà hoạt động xã hội thực hiện các quyền tự
do căn bản của mình như viết blog hay kêu gọi sự chú ý của mọi người đến việc
đòi hỏi công lý trong các trường hợp mà họ quan tâm.
Thứ Tư, 24 tháng 2, 2016
Ngô Nhân Dụng - Bám Trung Cộng để bảo vệ đảng
nhưng nhân dân vẫn thắp hương tưởng nhớ.
Sau đại hội
12 của đảng Cộng sản Việt Nam, nhiều người đoán rằng nhóm lãnh đạo mới vốn nổi
tiếng thân Trung Cộng thì họ sẽ không cần phải bầy tỏ thái độ quá khúm núm trước
các “đồng chí anh em” nữa vì tất cả đã được Bắc Kinh chuẩn y rồi. Thỉnh thoảng
cứ cho dân Việt được kêu la khóc lóc chống
Đế quốc Xâm lược, không cần phải đàn áp nặng nề. Miễn là những món dâng
lên các “đồng chí anh em” ăn miếng nào ra miếng nấy, là “hẩu lớ!”
Cho nên trong
ngày 17 tháng Hai năm 2016 vừa qua, buổi lễ tưởng niệm 60,000 đồng bào và tử sĩ
bị quân Trung Cộng tàn sát trong cuộc chiến tranh Trung-Việt năm 1979 không bị
phá. Phản ứng của chính quyền cộng sản khác hẳn hai năm trước. Ngày 16 tháng 2
năm 2014, không những công an cộng sản ngăn chặn những người muốn đi dự lễ tưởng
niệm từ lúc mới bước chân ra cửa nhà, mà còn xua công an côn đồ trai gái tới
“nhảy múa” ngay tại chỗ trong giờ hành lễ. Nhảy múa trên xác chết là một cách
chửi thề: “Chúng mày muốn lễ hả? Bà múa cho mày mở mắt ra! Lễ cái này này!”
Hạ Đình Nguyên - Câu chuyện về bốn loại bò đực
Trong thời gian Đại hội Đảng 12, và tiếp theo là những ngày kỷ niệm Việt Nam bị Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, và tấn công biên giới, tôi “được/bị” lực lượng an ninh thành phố canh cửa không cho ra khỏi nhà. Tôi làm công việc lặt vặt và đọc vài ba trang sách. Tôi đọc phải đoạn “Bốn loại bò đực” trong sách Phật học, có phần lý thú, xin chép ra đây.
“Này
các bhikkhu, có bốn loại bò đực.
Đó là:
Bò đực hung dữ với bầy đàn của mình nhưng không hung dữ với bầy
đàn khác; bò đực hung dữ với bầy đàn khác nhưng không hung dữ với
bầy đàn của mình; bò đực hung dữ với bầy đàn của mình và hung dữ
với bầy đàn khác; bò đực không hung dữ với bầy đàn của mình và không
hung dữ với bầy đàn khác.
Cũng vậy,
có bốn hạng người được ví như các loại bò đực…”(*)
Nguyễn Hưng Quốc - Chuyện gì sẽ xảy ra trên Biển Đông?
Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc triển
khai hệ thống radar,
và hỏa tiễn địa đối không trên đảo Phú Lâm
thuộc quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông.
thuộc quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông.
Các hình ảnh chụp được từ vệ
tinh của Mỹ và Đài Loan cho thấy mới đây Trung Quốc cho đặt hệ thống tên lửa đất
đối không trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã chiếm của
Việt Nam. Người ta cũng nhận diện được đó là hệ thống phòng không HQ-9 với tầm
bắn đến 200 cây số. Khi được hỏi, giới chức Trung Quốc không xác nhận mà cũng
không phủ nhận tin tức ấy. Họ chỉ nói bâng quơ là Phú Lâm thuộc chủ quyền của họ,
trên đó, họ có thể làm bất cứ điều gì họ muốn mà không vi phạm bất cứ luật quốc
tế nào.
Bùi Văn Phú - Thượng đỉnh Sunnylands không có gì đột xuất
Báo Los Angeles Times viết về Hội nghị Sunnylands
(Screenshot từ mạng latimes.com)
(Screenshot từ mạng latimes.com)
Sau gần hai nhiệm kỳ, Tổng thống Mỹ
Barack Obama đã tỏ ra rất yếu về đối ngoại, từ Ukraine, đến Syria, Iran, vì thế
Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN hôm 15 và 16/2 vừa qua ở Sunnylands, nam
California cũng không có đột xuất trong cách giải quyết những lấn chiếm quyền
kiểm soát Biển Đông của Trung Quốc, vì ông Obama còn chưa đến một năm nữa sẽ giã
từ Bạch Ốc và cũng vì quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, với 1.3 tỉ người,
thì quan trọng hơn so với giữa Mỹ và khối ASEAN với 600 triệu dân.
Trước những căng thẳng trên Biển Đông,
Hoa Kỳ đã cho tàu chiến vào gần, cho máy bay quân sự bay ngang những khu vực gần
các đảo do Trung Quốc kiểm soát ở Trường Sa, và Hoàng Sa mới đây, nhưng mục
đích chỉ là đưa tín hiệu bảo vệ tự do lưu thông trên biển và trên không. Bắc
Kinh vẫn tiếp tục cho xây dựng sân bay và hạ tầng cơ sở trên các đảo nhân tạo và
gần đây nhất đã đem tên lửa phòng không ra đặt trên đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa là
vùng quần đảo đang có tranh chấp giữa Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan.
Phạm Chi Lan - Phải dám chấp nhận đổi mới, vượt qua sức ỳ
Bà Phạm Chi Lan mong rằng những thông điệp đầy tâm huyết và rất đúng lúc của Thủ tướng trong bài viết về TPP sẽ được các cơ quan có trách nhiệm đón nhận nghiêm túc và sớm biến thành hành động cải cách mạnh mẽ |
Trao đổi với Báo điện tử Chính phủ về
bài viết mới đây của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, bà Phạm Chi Lan cho
biết bà ủng hộ quan điểm “phải dám chấp nhận đổi mới, vượt qua sức ỳ, sự bảo thủ”,
phải “đổi mới toàn diện, đồng bộ cả kinh tế và chính trị” trong bài viết.
Thứ Ba, 23 tháng 2, 2016
Trần Gia Phụng - VỀ MÔN LỊCH SỬ TỰ CHỌN
Ngày
5-8-2015, bộ Giáo Dục và Đào Tạo Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam công bố “Dự
thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể”.
Dự thảo chương trình nầy khá ôm đồm, trong đó có một môn học gây tranh
cãi ồn ào từ mấy tháng nay là môn lịch sử ở bậc trung học, được bản dự thảo chương
trình của bộ GD-ĐT đề nghị chuyển đổi từ một môn học bắt buộc thành môn tích hợp
ở cấp trung học cơ sở (THCS) và môn tự chọn ở cấp trung học phổ thông
(THPT). Cấp THCS là cấp 2, tương đương
trung học đệ nhất cấp thời Việt Nam Cộng Hòa. Cấp THPT là cấp 3, tương đương
trung học đệ nhị cấp thời VNCH.
Nhiều
nhà giáo, nhiều nhà nghiên cứu sử, kể cả các sử gia trong nước, cho rằng làm như
thế là hạ giá môn lịch sử, đứng ra tổ chức hội thảo và mời chức sắc bộ GD-ĐT đến
thảo luận. Ngày 15-11-2015, tại Hà Nội,
cuộc hội thảo mang tên “Môn lịch sử trong giáo dục phổ thông”, diễn ra cuộc
tranh luận giữa một bên là đại diện bộ GD-ĐT, và bên thứ hai là các nhà nghiên
cứu sử học, các giáo viên trung học. Cuộc
hội thảo đi đến kết quả là “sư nói sư phải,
vãi nói vãi hay” (tục ngữ).
Quốc
hội Hà Nội cũng vào cuộc. Sau nhiều cuộc
thảo luận, quốc hội Hà Nội đưa ra quyết định ngày 27-11-2015, yêu cầu bộ GD-ĐT
tiếp tục giữ môn lịch sử là môn học độc lập trong chương trình trung học như
cũ. Tuy nhiên quyết định của quốc hội Hà
Nội không phải là quyết định cuối cùng.
Cuộc
tranh luận về bộ môn lịch sử hiện nay ở trong nước xoay quanh chuyện là nên sắp
môn lịch sử trung học vào môn học bắt buộc hay môn học tích hợp hoặc tự chọn? Như thế, các giáo viên, các nhà nghiên cứu sử
học, chỉ thảo luận cách thức giảng dạy bộ môn lịch sử ở bậc trung học như thế
nào, mà không đi vào điểm căn bản cốt yếu của vấn đề là vì lý do sâu xa nào đưa
đến việc bộ GD-ĐT chuyển môn lịch sử từ một môn học bắt buộc thành môn học tích
hợp hoặc tự chọn? Nguồn gốc của vấn đề
là ở đó.
Khánh An/VOA - ‘Nhầm lẫn’ lịch sử trên đài truyền hình VN: Mối lo về một xã hội ‘rỗng’
Đền thờ Trần Hưng Đạo ở số 36 đường Võ Thị Sáu,
phường Tân Định, quận 1, Tp HCM.
phường Tân Định, quận 1, Tp HCM.
Trong khi nhiều người đang vận động Bộ Giáo dục và Đào tạo
xem xét đưa cuộc hải chiến Hoàng Sa năm 1974 và cuộc chiến biên giới chống
Trung Quốc năm 1979 vào sách giáo khoa sắp tới để bổ sung kiến thức lịch sử được
xem là cơ bản cho học sinh, thì một sự cố nhầm lẫn nhân vật lịch sử trong
chương trình đầu năm của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) càng khiến cho dư luận
thêm bức xúc và lo lắng về một nền giáo dục đang rỗng dần đi. Khánh An có bài
tường trình.
Trong chương trình S-Vietnam với chủ đề “Đầu năm vãn cảnh
đình Hàng Kênh” được phát sóng trên kênh VTV1 ngày 19/2, phần giới thiệu có đoạn
đối đáp giữa 2 MC như sau:
"Huyền ơi, đố em biết vị tướng nào đã đánh thắng
quân Nguyên Mông 3 lần và đã có một trận chiến rất lẫy lừng trên sông Bạch Đằng?"
Bùi Tín - Chỉ có dân chủ và kỷ cương mới đẩy lùi được nạn chênh lệch thu nhập
Ở
Việt Nam, vấn đề chênh lệch thu nhập chưa được nghiên cứu,
dù là nghiên cứu sơ
sài, khởi đầu.
Trong
cuốn sách nổi tiếng Le capital au XXIème siècle (Tư bản trong thế kỷ
XXI)(xin xem bài trước), kinh tế gia người Pháp Thomas Piketty cho rằng có ba
nan đề lớn nhất mà thế giới cần chung sức giải quyết là: nạn khủng bố quốc tế,
bầu khí quyển nóng dần và nạn chênh lệch thu nhập gây nên đói nghèo bất công.
Cũng theo tác giả, tình trạng chênh lệch thu nhập ngày càng doãng rộng hiện nay
là mối đe dọa cực kỳ nghiêm trọng đối với cuộc sống ổn định, hòa hợp và phồn
vinh của cả loài người trên trái đất này.
Ở
Việt Nam, vấn đề chênh lệch thu nhập chưa được nghiên cứu, dù là nghiên cứu sơ
sài, khởi đầu. Tuy Đảng Cộng sản Việt Nam có cả một Học viện Chính trị/Hành
chính cao cấp, có trường Đại học Xã hội và Nhân văn nhưng chưa có ai nghiên cứu
để có một luận án, một cuốn sách về chủ đề quan trọng này.
Thu Hằng/RFI - Có nên sợ Kim Jong Un hay không?
Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đang theo dõi vụ bắn tên lửa tầm xa (ảnh do Yonhap công bố ngày 07/02/2016)REUTERS/Yonhap/Files |
Bài báo mở đầu với nhận định
: « Kim Jong Un đang đùa với lửa », được hiểu theo cả nghĩa đen lẫn
nghĩa bóng. Chưa nhắc tới phản ứng của cộng đồng quốc tế, vụ thử hạt nhân dưới
lòng đất vào ngày 06/01 có thể đánh thức ngọn núi lửa trên dãy núi Trường Bạch
(Paektu), theo phân tích của các nhà khoa học Hàn Quốc.
Phạm Chí Dũng - Sài Gòn: Thử thách quá tầm dành cho Đinh La Thăng
Tân Bí thư thành ủy Tp HCM Đinh La Thăng.
‘Quá giỏi về mặt tổ chức’?
Rõ ràng Đinh La Thăng là cái
tên thường tạo dư luận và gây tranh cãi nhất trong số những vị trí được Bộ
Chính trị bổ nhiệm sau Đại hội XII của đảng cầm quyền, tính đến thời điểm này.
Một vị trí khác cũng khiến dư
luận bất ngờ là Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Tại Hội nghị Trung ương 10 vào
đầu năm 2015, ông Phúc còn được cho là xếp khá thấp trong thứ hạng lấy tín nhiệm
trong Bộ Chính trị. Cùng thời điểm đó, bắt đầu xuất hiện một số dư luận về chủ
đề tài sản cộm cán và thiếu minh bạch của nhân vật này. Tuy nhiên từ khoảng giữa
năm 2015, Nguyễn Xuân Phúc bất chợt nổi lên như một ứng cử viên sáng giá cho chức
vụ thủ tướng. Tên ông được tôn vinh trong danh sách “tứ trụ” tương lai, để giấc
mơ ấy biến thành hiện thực khi bài diễn văn bế mạc Đại hội XII chấm dứt.
Thứ Hai, 22 tháng 2, 2016
Lê Phan - Thừa nước đục thả câu
Trung Cộng đã triển khai hai giàn hỏa tiễn địa không trên Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa theo các hình ảnh vệ tinh dân sự và chính phủ Đài Loan, tạo căng thẳng ngay trong khi Tổng Thống Barack Obama đang tìm sự ủng hộ của vùng cho việc chống lại lập trường khiêu khích và lấn chiếm lãnh thổ của Bắc Kinh.
Bộ Quốc Phòng
Đài Loan tuyên bố hôm Thứ Tư là Trung Cộng đã cho đặt hai giàn hỏa tiễn địa
không trên đảo Phú Lâm (Woody Island), vốn hiện nay dưới quyền kiểm soát của
Trung Cộng nhưng đã được cả Đài Loan lẫn Việt Nam dành chủ quyền. Tiết lộ này
được phổ biến ngay khi Tổng Thống Barack Obama kết luận một cuộc họp thượng đỉnh
với các lãnh tụ của hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á.
Alexander L. Vuving - Trung Quốc sẽ làm gì ở Biển Đông?
Biên dịch: Huệ Việt (Dự án Đại Sự Ký Biển Đông)
Kể từ năm 2014, quần
đảo Trường Sa đã trở thành một công trường xây dựng lớn độc nhất vô nhị. Hàng
chục tàu của Trung Quốc đã làm việc suốt ngày đêm, cắt san hô và nạo vét cát
đáy biển để biến những rạn đá chìm thành đảo nổi nhân tạo. Trong vòng chưa đầy
một năm, Trung Quốc đã tạo ra hơn 10 km vuông đất mới trên bảy địa điểm khác
nhau trên cả quần đảo mà tổng diện tích đất ban đầu chỉ có khoảng 4 km vuông.
Bãi Chữ Thập, chìm ở thuỷ triều cao khi bị TQ chiếm đóng vào năm 1988, giờ đã
là một hòn đảo rộng 2,74 km vuông đủ lớn để chứa một đường băng dài 3.100 mét
và một bến cảng rộng 63 ha. Và mặc dù đảo nhân tạo ở Bãi Chữ Thập đã gấp gần 6
lần diện tích hòn đảo tự nhiên lớn nhất ở Trường Sa là đảo Ba Bình, nó vẫn nhỏ
hơn hai hòn đảo nhân tạo khác. Vào tháng Sáu năm 2015, Trung Quốc đã tạo được 4
km vuông đất tại Xu bi và và 5,6 km vuông đất tại Vành Khăn, và những con số
này vẫn đang tiếp tục tăng trưởng. [1]
Tương Lai - “Dân chủ đến thế là cùng” (Mênh mông thế sự 28)
Câu này là của ông Trọng. Đành phải mượn để tăng thêm tính hài hước cho “Mênh mông thế sự 28” thiên về “tả chân” một sự thật bẩn thỉu của cái gọi là “dân chủ phải có kỷ cương” để mong làm nhoè bớt đi sự nhầy nhụa của một sự kiện. Xin trích nguyên văn những lời vàng ngọc của ngài Tổng nói trước báo giới quốc tế: “Dân chủ đến thế là cùng, không có dân chủ gì hơn nữa… cho nên tại sao Đại hội lần này tôi nói ngay là một đại hội biểu thị tinh thần dân chủ, đoàn kết, kỷ cương, trí tuệ”. Thế rồi kịch bản Đại hội đã được “nghiệm thu” chỉ một ngày sau lễ bế mạc – hảo, hảo “hấn háo lơ” 很好 – rất tốt. Và đây là lúc thực hiện:
Ngày 17.2.2016, cả nước tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ và đồng bào ta đã ngã xuống trong cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược tại biên giới phía Bắc năm 1979. “Mặc dù diễn ra không quá lâu như các cuộc chiến chống Pháp, Mỹ những năm trước nhưng về tính chất, nó thậm chí còn ác liệt hơn… Có những trận đánh mà chiến sỹ ta hy sinh gần hết cả quân số một tiểu đoàn, bỏ lại thân xác nơi bãi mìn, khiến cho việc quy tập hài cốt vô cùng khó khăn”. Đó là lời của người trong cuộc, thiếu tướng - anh hùng Lê Mã Lương, trực tiếp chiến đấu tại mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) hiện vẫn day dứt với hình ảnh “ẩn trong những vách đá tai mèo dựng đứng, khô khốc kia là những mảnh xương cốt mà hàng ngàn đồng đội ông vẫn nằm lại để đổi lấy hòa bình cho đất nước”. (Theo PetroTimes ngày 16.2.2016)
Mặc Lâm/RFA - Tiếng khóc của người văn công 37 năm sau
Ngày 17 tháng Hai mỗi năm gần đây Hà Nội, Sài Gòn đều tổ chức lễ tưởng niệm thắp nhang cho liệt sĩ đã hy sinh trong trận chiến chống Trung Quốc xâm lược ở các tỉnh phía bắc.
Trong khi tại Hà Nội buổi tưởng niệm diễn ra suôn sẻ mặc dù cơ quan an ninh cho
người ra tượng đài Lý Thái Tổ để quan sát nhưng không có bất cứ cuộc phá hoại
nào như từng xảy ra trước đây. Ngược lại tại Sài Gòn, từ mờ sáng công an canh
giữ tại nhà một số lớn người, không cho họ ra khỏi nhà tham dự buổi thắp hương
tưởng niệm liệt sĩ dưới chân tượng Trần Hưng Đạo tại bến Bạch Đằng. Tuy nhiên
người dân vẫn tập trung gần trăm người để làm lễ. Ngay lập tức một nhóm an ninh
đội lốt côn đồ, có cả những đoàn viên thanh niên cộng sản rất trẻ nhảy vào cướp
phá, giật vòng hoa, chà đạp lên và khiêu khích người dân với những từ ngữ khó
nghe nhất.
Bauxite Việt Nam - Thư giãn Chủ nhật: Tìm thuốc trị bệnh cứu nguy đất nước
Không biết nghĩ như thế nào mà một cộng tác viên là ông Nguyễn Duy Vinh lại gửi đến BVN bài viết về các loại thuốc chữa trị ung thư đã được cải tiến trên thế giới trong khoảng năm năm gần đây. Trong số báo mạng ra ngày Chủ nhật hôm nay chúng tôi xin vui lòng đăng lên để bạn đọc xa gần có ai quan tâm thì cứ việc tham khảo.
Tuy nhiên, nhìn tình hình trong nước từ mấy thập kỷ qua, rất nhiều người đều có ý kiến thống nhất cho rằng, tuy bệnh ung thư ở Việt Nam ngày càng tăng trưởng và hiện đã đứng vào hàng cao nhất thế giới, đáng quan tâm thật, nhưng có một thứ bệnh khác phát sinh và lây truyền còn nhanh hơn rất nhiều (mà bệnh này hình như lại cũng là một trong những nguyên nhân xa gần dẫn đến việc tăng nhanh khủng khiếp của bệnh ung thư). Đó là bệnh... ngu. Điều đáng nói là căn bệnh quái gở có cái tên cũng quái gở không kém mà chúng tôi được mách cho biết ở đây lại có đặc điểm là không gây chết người, chỉ làm cho đầu óc người bệnh sa sút tệ hại, thường nói ra những câu không ai chịu nổi trong khi chính con bệnh vẫn cứ tưởng là mình thông thái; tất nhiên nói đã quàng xiên thì làm có hay ho gì không hay chỉ “ăn hại” chắc ai cũng biết rồi. Điều đáng nói khác nữa là thứ bệnh ngu đáng sợ này lại chỉ lây lan riêng trong một lớp người đặc thù mà thôi, ngoài ra thì không ai mắc phải cả. Theo các nhà y học thuộc cơ quan kiểm dịch cho biết thì bệnh chỉ truyền trong lớp... quan chức mà là quan chức cộng sản. Thế mới đáng lo. Sở dĩ dám quả quyết điều đó bởi cũng theo thông tin của các nhà chuyên môn, đã có một số nhà xã hội học làm nhiều cuộc điều tra, và rút ra được kết quả rất cụ thể. Ấy là: dưới triều đại cụ Hồ cách đây khoảng 70 năm, cụ có vời khá nhiều nhân sĩ ngoài đảng vào tham gia bộ máy chính quyền dân chủ cộng hòa, song cho đến cuối trào của Chính phủ ông Hồ, tính lại thì hầu như các vị nhân sĩ từng đứng trong bộ máy, từ lớn đến nhỏ chẳng một ai rơi vào căn bệnh nan y kia cả.
Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2016
Hà Thượng Nhân - Nửa Đêm Uống Trà Dưới Trăng
Ngày xưa Lô Đồng mê uống trà
Ngày nay còn lại khúc trà ca
Nửa đêm tỉnh giấc đun ấm nước,
Một mình ngồi uống dưới trăng tà.
Trà thấm từng hớp, nghe thương nhớ,
Yên Bái ngày nào bạn hữu ta,
Bỗng nhiên thành những tên tù rạc,
Ngày quẩy gùi lên núi hái trà.
Thỉnh thoảng xén phần đem cất dấu,
Những khi nghỉ việc ngồi lân la.
Một lon ghi gô, một điếu thuốc,
Rít lên mây khói mất tầng xa.
Chiêu một ngụm trà cười sảng khoái,
Tưởng đâu trời đất của riêng ta,
Khuya nay trong gió Thu về sớm,
Thổi lộng từng cơn mái tóc già,
Ta chợt nhớ xưa người Đỗ Phủ
“Con thuyền buộc chặt mối tình nhà ”*
Thơ ông để lại tôi còn thuộc,
Ai biết tình ta ? Thơ chúng ta ?
Ai có uống trà nơi đất khách,
Nhìn về sông núi mịt mù xa ?
Bạn ơi ! Đáy chén trăng vàng vọt,
Mà chát làm sao những hớp trà !
Đỗ Phủ
Trần Mộng Tú - Đời anh làm vườn
Lời kể của người mẹ
Lúc đó tôi ở Bình
Long, năm 1972, Mùa Hè Đỏ Lửa, tôi sanh thêm đứa con trai, đứa con thứ năm
trong gia đình. Thằng nhỏ ra đời đúng vào tháng tư năm đó, nên nó bị kẹt giữa
hai lằn đạn và bom B-52. Mẹ con tôi phải sống trong hầm trú bom một thời gian
dài, mới dám lên mặt đất liền. Khi con tôi lớn lên, tôi mới biết nó bị điếc, nó
bị thủng màng nhĩ tai, do ảnh hưởng tiếng dội của đạn, bom. Được sang Mỹ theo
chương trình HO của ba nó, nó đã hai mươi bảy tuổi. Bác sĩ ở Mỹ nói màng nhĩ thủng
từ lúc mới sanh nên không vá được. Có cho đeo máy trợ thính nhưng vẫn không
giúp được bao nhiêu. Mà tội lắm cô ơi! Ai nói với nó cũng phải hét lên, riêng
tôi, nói khẽ con vẫn hiểu được mẹ nói gì, nó chỉ nhìn vào miệng tôi, biết liền.
Vũ Thư Hiên - Một mảnh sao băng
Một người đàn ông gày gò, mái tóc tóc bạc bù xù, nụ cười xám xịt khói thuốc, ôm chầm tôi, vỗ mạnh mấy cái vào lưng, rồi cất giọng khao khao:
-
Lai đây, Đặng Phúc Lai đây. Được thông báo về mình rồi chứ? Mình đợi cậu, tin chắc
thể nào cậu cũng sẽ tới. – anh nhét vào tay tôi một tập giấy - Đây là tài liệu
mình mang sang cho cậu.
Đó
là Đặng Phúc Lai, người được các bạn dân chủ ở trong nước báo trước cho tôi
biết tôi sẽ gặp anh ở Pháp. Lai sang đây để chữa bệnh, bệnh gì anh em không
nói, nhưng chắc là nan y. Tôi ở Nuremberg, cách Paris một đêm nằm tàu, anh sang
hôm nào tôi cũng không hay. Chẳng ai báo cho tôi cả. Tôi vừa từ Nuremberg đi
Lyon để dự cuộc gặp mặt các bạn văn quốc tế sống lưu vong ở châu Âu. Tan cuộc,
tôi ra thẳng ga đi Paris. Ở Paris Mạng lưới Dân chủ tổ chức buổi tưởng niệm
Trần Độ. Lúc đó là tháng 11, trời đã hơi lạnh. Anh Bùi Tín đứng bên săn sóc
nhắc Lai: đừng cố gắng nói to mà mệt, nói thế nghe được rồi.
Phạm Xuân Ðài - Đọc “BÊN GIÒNG SÔNG HẰNG” của ENDO SHUSAKU (Viễn Đằng Chu Tác) do NGUYỄN VĂN THỰC dịch *
![]() |
Shūsaku Endō (March 27, 1923 – September 29, 1996 |
Về chủ đề đạo Công giáo trong xã
hội Nhật Bản hay một Tâm-Thức-Mới cho thời đại
Nguyên tác cuốn sách này trong
Nhật ngữ là “Thâm Hà” (Sông Sâu). Trong ngôn ngữ Hán Việt, và chắc trong Nhật
ngữ cũng thế, hai chữ thâm hà gợi một cảm tưởng mênh mông và sâu thẳm. Nguyễn
Văn Thực dịch là “Bên Giòng Sông Hằng” cũng đã rất khéo để nói lên nội dung câu
chuyện một nhóm du khách Nhật Bản đến thăm sông Hằng bên Ấn Độ, nhưng chính
người dịch cũng nhận thấy chữ “thâm hà” mới diễn tả được cái chủ đề đích thực
về tâm linh rất lớn của tác giả trong cuốn tiểu thuyết này.
Viễn Đằng Chu Tác (1923-1996) là
một trong những nhà văn Nhật Bản được độc giả Nhật và Tây phương biết đến và
yêu mến còn hơn cả Kenzaburo Oe, nhà văn Nhật đoạt giả Nobel văn chương năm
1994. Là một người theo đạo Chúa, đề tài lớn theo đuổi suốt sự nghiệp sáng tác
của ông là sự khó khăn của Kitô giáo trong tiến trình hội nhập vào tâm thức
Nhật Bản. Đề tài này manh nha từ những cuốn Người Da Trắng - Shiroi Hito và
Người Da Vàng - Kìroi Hito (viết trong thập niên 50); nhưng phải đến cuốn Sao
Chúa Mãi Im (Trầm Mặc) - Chin Muku, viết năm 1966, đề tài này mới được khai
thác một cách mãnh liệt và được xem là khá “bạo.” Chúng ta hãy lược qua tác
phẩm này, trước khi đề cập đến hậu thân lớn lao và sâu sắc của nó là cuốn Bên
Giòng Sông Hằng.
Giao Chỉ, San Jose - Các vị Tổng Thống Hoa Kỳ
Thưa các bạn độc giả.
Hôm nay nước Mỹ được nghỉ vì là ngày lễ tưởng
nhớ các vị tổng thống. Tôi tìm trên Mạng tin tức về ngày quốc lễ chợt thấy bài
báo cũ của chính Giao Chỉ viết nhiều năm trước. Bèn đọc lại thấy vẫn Ok, sau
khi sửa lại vài chữ, xin gửi tặng các bạn.
Tình tự dân tộc ở đâu?
Tổng thống Hoa Kỳ có phải là tổng thống của
chúng ta hay không? Chúng ta đây là người Việt mang quốc tịch Hoa Kỳ. Trên pháp lý
thì đúng đấy, nhưng trên thực tế thì dân ta có vẻ lạnh lùng hờ hững lắm. Như vậy
có vẻ bất công với đất nước mà chúng ta đã hưởng phúc lợi khá nhiều.
Vẫn còn nhớ khởi đi từ cuối thập niên 70, anh
em gặp nhau trên con đường xuôi ngược tìm nơi định cư. Tay bắt mặt mừng, hỏi rằng
bây giờ bạn làm gì ở đâu. Câu trả lời nhẹ nhàng lý thú: trước làm hãng Ford, mới
đây thì lãnh lương Carter. Check Carter lãnh đủ 4 năm, rồi qua làm việc với tổng
thống Reagan. Cho đến bây giờ có nhiều bạn cao niên chúng tôi lãnh tiền già của
vị tổng thống mới mà vẫn quen mồm gọi là anh Obama. Hết sức là tự do dân chủ.
Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2016
Ngô Nhân Dụng - Tập Cận Bình đang cưỡi cọp
Những hành động hung hăng của cộng sản Trung Quốc trong vùng Biển Đông nước ta nhắm khích động tự ái quốc gia của dân lục địa, trong khi Tập Cận Bình đang tìm cách củng cố uy thế và quyền hành cá nhân. Ngày hôm qua, Thứ Sáu 19 tháng Hai năm 2016, Tập Cận Bình đã được Lưu Vân Sơn (Liu Yunshan, 刘云山), người đứng đầu bộ máy tuyên truyền trong Bộ Chính Trị, dẫn đi thăm báo Nhân Dân, đài truyền hình Trung Ương, và Tân Hoa Xã. Mỗi nơi này đều trương khẩu hiệu “Tuyệt đối Trung thành.”
Gần đây, Tập
Cận Bình vận dụng tối đa bộ máy tuyên truyền để tăng uy thế trong lúc cố dẹp tan
những thành phần đối kháng. Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân chưa bao giờ làm lộ
liễu như vậy. Báo, đài Trung Cộng đã suy tôn Tập là “hạt nhân cốt lõi” của lãnh
đạo; kêu gọi quân đội và quan chức phải “tuyệt đối trung thành” với “Đảng,” tức
là với họ Tập. Tháng 12 năm ngoái, Tập đã tới thăm báo Quân Đội Nhân Dân, trước
khi công bố kế hoạch đại cải tổ quân đội, sa thải 300 ngàn người. Tin tức tiết
lộ về phiên họp Bộ Chính Trị vào cuối tháng 12 năm 2015 kể rằng Tập Cận Bình đã
yêu cầu “Các thành viên Bộ Chính Trị tuân thủ đường lối của Trung Ương và trung
thành với Đảng.”
Phiếm luận Ðoàn Văn Khanh - Ăn Ðể Sống và Sống để Ăn
Không giống như thời tiền sử, con người chỉ biết ăn tươi nuốt sống bất cứ cái gì có thể ăn được và chỉ có thể ăn khi kiếm được thức ăn, vì thế mà hầu như không có sự phân biệt giữa những con người với nhau vì ăn. Nhưng kể từ khi con người văn minh ra và nhờ biết sản xuất, chế biến và dự trữ thức ăn thì tùy theo môi trường, hoàn cảnh và điều kiện của mỗi cá nhân mà cùng là con người sống chung trong một xã hội, nhưng người thì ăn cơm, kẻ ăn khoai; người ăn ngon, kẻ ăn dở, người ăn no, kẻ ăn đói v.v...
Rồi cũng
vì biết so sánh về những sự cách biệt đó mà con người mới tìm cách làm sao cho
mình có thể được ăn những thứ tốt hơn, ngon hơn và được ăn no hơn, ăn nhiều hơn
kẻ khác. Chính vì thế mà cách sinh hoạt của con người tuy có thay đổi, nhưng
xét cho cùng ra thì cũng chỉ xoay quanh cái việc ăn vì có ăn thì mới sống cho
nên trong ngôn ngữ Việt, tiếng ăn thường được dùng để ghép chung với những từ
khác để diễn đạt không biết bao hình thái sinh hoạt khác nhau của con người.
Phan Lạc Phúc - Nhớ Phạm Đình Chương
Hoài Trung,
Thái Thanh, Hoài Bắc Phạm Đình Chương
Nhạc sĩ Hoài Bắc Phạm Đình Chương ra đời tại Hà
Nội vào năm 1929,
trong một gia đình nghệ sĩ, học Trường Bư Thanh Hóa sau Toàn Quốc Kháng Chiến
chống Pháp 1945. Sáng tác nhạc trước tuổi 20, ông là tác giả những ca khúc dân
tộc như Tiếng
Dân Chài, Ly Rượu Mừng, Hội Trùng Dương, hay những sầu khúc nhạc phổ thơ
như Nửa Hồn Thương Đau, Mắt
Biếc, Mộng Dưới Hoa, Người Đi Qua Đời Tôi ...
Tới Hoa Kỳ
được ít năm, Phạm Đình Chương từ trần tại Quận Cam, California vào ngày 13
tháng 7 năm Tân Mùi, nhằm ngày 22 tháng 8 năm 1991. Bài dưới
đây của nhà bỉnh bút Phan Lạc Phúc, hay Ký giả Lô Răng, một bạn học của nhạc sĩ
từ Trường Bưởi, được viết ngay sau khi có tin buồn.
Chuông điện
thoại réo lên trong đêm khuya. Một cú phone từ bên kia Thái Bình Dương, từ Mỹ
báo tin: "Phạm Đình Chương đã mất rồi, Hoài Bắc không còn nữa". Tôi đặt
phone xuống mà thấy đêm khuya thêm vắng lặng mênh mông. Ở cái tuổi mình, trên
60, cái ranh giới tử sinh thật là mờ ảo, ở đấy rồi đi đấy, còn đấy mà mất đấy.
Thành ra ít lâu nay, tôi cứ phải làm một con tính trừ thê thảm. Mấy năm trước mất
Thanh Nam, rồi Vũ Khắc Khoan, bây giờ Phạm Đình Chương - Hoài Bắc. Già thì càng
cần có bạn, mà bạn già thì càng ngày càng thưa thớt. Tôi đi cải tạo 10 năm, rồi
sống nín thở trên 6 năm, vừa mới lặn ngòi ngoi nước sang được đến đây thì bạn
đã đi vào tịch mịch. Bạn ta Phạm Đình Chương đã đi thật rồi, một người viết ca
khúc tầm cỡ của Việt Nam đã mất, ngôi sao bản mệnh của Ban Hợp Ca Thăng Long đã
tắt.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)