Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016
Ngô Nhân Dụng - Nguyễn Phú Trọng chia rẽ Nam Bắc
Nếu ai còn nghi ngờ dân Hà Nội đã nói oan khi đánh giá ông
Nguyễn Phú Trọng là “Lú như Trọng,” nên đọc bài diễn văn của ông Trọng Lú khi
trình diện Bộ Chính Trị mới, năm 2016, sẽ hết nghi.
Trước ống kính truyền hình cho cả nước coi, ông Nguyễn Phú
Trọng tuyên bố đảng của ông sẽ tiếp tục “vận dụng sáng tạo, phát triển chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội...”
Thứ nhất, chủ nghĩa Mác-Lênin đã chết từ lâu rồi, sau khi đã
làm kiệt quệ cả kinh tế lẫn đời sống tinh thần của hảng tỷ con người. Ngay ở
Trung Quốc bây giờ, bọn lãnh đạo cũng không còn tin ở chủ nghĩa đó nữa. Họ chăm
chỉ học tập cách làm ăn theo chủ nghĩa tư bản thế kỷ 19.
Thứ hai, Hồ Chí Minh không bao giờ nhận mình có “tư tưởng.”
Ông đã nói rằng tất cả những gì cần viết đã có Mao Trạch Đông viết hết cả rồi,
chính ông ta không cần suy nghĩ thêm nữa. Ông thỏa mãn với địa vị “Mao Nhỏ” (Tiểu
Mao) nên cho bồi bút ca ngợi mình: “Bác Mao không ở đâu xa, Bác Hồ ta đó chính
là Bác Mao.”
Hy Tuệ(*) - KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM TỪ BÌNH DIỆN MỘT CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam gồm 5 tập, được công bố lần lượt
trong vòng 25 năm, từ năm 1958 đến 1982(1). Ngay khi hai tập đầu vừa
ra mắt, bộ sách đã được bạn đọc ngoài Bắc trong Nam chú ý, và lập tức có tiếng
vang ở nước ngoài(2). Tập 3 tiếp tục ra mắt vào năm 1960, đã khẳng định
vị trí hiển nhiên của tác giả trong ngành cổ tích học. Từ đấy cho đến khi Tập 4
xuất hiện (1975), theo yêu cầu của bạn đọc, các Tập 1, 2, 3 đều kế tiếp ba bốn
lần được in lại. Và lần in nào cũng có bổ sung, sửa chữa. Có thể nói, chỉ với
ba phương diện sưu tầm, khảo dị và kể chuyện cổ tích, Nguyễn Đổng Chi đã sớm nổi
bật lên như một chuyên gia đầu đàn. Lê Văn Hảo và Tạ Phong Châu từ hai phương
trời cách biệt (Paris - Hà Nội), từng có những lời đánh giá nhất quán về ông(3).
Tuy vậy, phải đến ngày bộ sách xuất bản trọn vẹn (1982), tư cách nhà cổ tích học
Nguyễn Đổng Chi mới hiện diện đầy đủ nhất, ở chức năng người tổng kết loại hình
truyện cổ dân gian của Việt Nam.
Với Phần thứ Nhất của Tập 1, Nguyễn
Đổng Chi đã trình cho bạn đọc ý kiến của mình về “Bản chất truyện cổ tích”,
“Lai lịch truyện cổ tích” và “Truyện cổ tích Việt Nam qua các thời đại”. Với Phần
thứ Ba của Tập 5, ông lại có dịp bàn trở lại các vấn đề “Đặc điểm truyện cổ
tích Việt Nam” và “Nguồn gốc truyện cổ tích Việt Nam”. Việc tái bản cùng lúc cả
5 tập vào năm 1993(4) càng giúp ta có điều kiện xem xét cả hai phần
trong một cái nhìn chỉnh thể. Nếu gộp hơn 80 trang phần đầu và gần 250 trang phần
cuối, quả thực người đọc đã được tiếp xúc với một chuyên đề lý luận về truyện cổ
tích Việt Nam khá nghiêm túc và hoàn chỉnh. Dưới đây, sẽ chỉ xin điểm qua một số
vấn đề mà chúng tôi thấy có thể làm rõ hơn quan điểm và phương pháp nghiên cứu
của tác giả, những vấn đề rút ra có phần ngẫu nhiên và chưa hẳn đã là trọng điểm
trong hệ thống các vấn đề cổ tích học được Nguyễn Đổng Chi lựa chọn và trình
bày.
Tạ Ký - Điệu buồn xứ núi
Cao nguyên buồn rủ sương chiều,
Gió e ấp gió, cây đìu hiu cây.
Người lên đày xứ xa này,
Ngoảnh đi đô thị còn say dặm về.
Càng lên càng lạnh bốn bề,
Nào đâu luân vũ đêm hè năm xưa?
Giữa trưa sao nắng chẳng về,
Càng say khói thuốc, càng tê môi sầu.
Ga bên vẳng tiếng còi tàu,
Phải đây sa mạc pha màu thiên thanh?
Không ai tiễn buổi lâm hành,
Ba mươi mấy tuổi trơ vành mắt sâu!
TS PHẠM TRỌNG CHÁNH - NGUYỄN DU QUA VĨNH CHÂU NƠI LIỄU TÔNG NGUYÊN (773 - 819) VIẾT «LỜI NGƯỜI BẮT RẮN»
Trên đường đi sứ năm
1813 từ 18-7 Âm lịch năm Quý Dậu, rời Toàn
Châu theo sông Tiêu Tương, Nguyễn Du qua
Vĩnh Châu khoảng ngày 20-7 âm lịch, nhớ nơi đây Liễu Tông Nguyên, hiệu Tử Hậu từng
bị giáng chức làm Tư Mã trấn nhậm nơi này, nơi đây Liễu Tông Nguyên viết bài Bổ
Xà Thuyết nhân nghe chuyện kể của người bắt rắn. Bài Bổ Xà Thuyết là một án văn
tuyệt tác lên án thuế nặng sưu cao, quan
lại sách nhiễu, dân chúng sợ hơn cả rắn độc.
Liễu Tông Nguyên, tự
Tử Hậu, người Hà Đông, nay thuộc huyện Vĩnh Tế tỉnh Sơn Tây, nên còn gọi là Liễu Hà Đông một trong Đường Tống
Bát Đại Văn Gia. Tác phẩm Liễu Hà Đông gồm 45 tập, ông còn được gọi tên là Liễu
Liễu Châu vì làm Thứ sử Liễu Châu, tỉnh Quảng Tây. Tuổi thiếu niên nổi tiếng tài
văn chương, 20 tuổi đỗ Tiến sĩ, đồng khoa với Lưu Vũ Tích, được bổ chức Hiệu Thư lang. Năm 30 tuổi được Tể tướng Vương
Thúc Văn để ý đến văn tài thăng chức Lễ Bộ Viên ngoại lang. Vương Thúc Văn ý muốn
liên kết các nhân tài trong triều như Liễu Tông Nguyên, Lưu Vũ Tích, Lữ Ôn tiến
hành cải cách triều đình, trừ khử bọn hoạn quan đang lộng quyền. Chẳng may vua
Đức Tông bệnh nặng, nhường ngôi cho con là Hiến Tông, nhân đó bọn hoạn quan khôi
phục quyền bính. Vương Thúc Văn cùng đồng bọn bị biếm trích đi xa. Liễu Tông
Nguyên bị giáng làm Tư Mã ở Vĩnh Châu, địa phận tỉnh Hồ Nam hiện nay. Ở đấy ông
thấy dân chúng cùng khổ vì sưu cao thuế nặng, lại có người liều mình bắt rắn độc
để được miễn thuế thân, nên ông làm bài Bồ Xà Thuyết. Mười năm sau năm 815 ông
được bổ làm Thứ sử Liễu Châu, ông mất ở Liễu Châu năm 819 năm 46 tuổi.
Nguyễn Gia Kiểng : Trung Quốc - Phải chăng chỉ khủng hoảng về kinh tế?
Ông Nguyễn Gia Kiểng (hình: internet) |
Trần Quang Thành (TQT): Thưa ông Nguyễn Gia Kiểng,
Vào nửa đầu tháng Giêng năm 2016 này tình hình ở
Trung Quốc và 2 nước lân bang của Trung Quốc có nhiều vấn đề khiến thế giới
quan tâm.
Tại Trung Quốc, thị trường chứng khoán Thượng Hải, Thẩm Quyến đang sụt giảm
nghiêm trọng và có ngày phải đóng cửa. Ô nhiễm môi trường đến mức nghiêm trọng
đang dẫn đến hàng nghìn xí nghiệp có nguy cơ phải phá sản. Trung Quốc cải tổ
quân sự. Còn ở hai nước lân bang thì phía Đông Bắc Á Bắc Hàn thử thành công bom
khinh khí, còn nước 4 tốt của Trung Quốc là Việt Nam ở Đông Nam Á sau một năm đấu
đá nhau kịch liệt bước vào đại hội Đảng lần thứ 12. Ông Nguyễn Gia Kiểng
có bình luận gì về Trung Quốc và hai nước lân bang này ạ?
Nguyễn Gia Kiểng (NGK): Trước hết tôi xin có một nhận xét về sự khác biệt
giữa Việt Nam và Triều Tiên. Mặc dầu hai nước lệ thuộc Trung Quốc rất nặng nề,
nhưng mức độ nặng nề đó khác nhau. Việt Nam thì ban lãnh đạo muốn lệ thuộc
Trung Quốc để tồn tại nhưng một phần quan trọng trong đảng cầm quyền - đảng cộng
sản - và gần như toàn bộ nhân dân Việt Nam không muốn tình trạng đó. Cho nên mức
độ lệ thuộc Trung Quốc khác nhau. Tôi nghĩ là trong một tương lai không xa Việt
Nam sẽ không còn lệ thuộc Trung Quốc nữa. Mức độ lệ thuộc Trung Quốc sẽ một
ngày một giảm đi. Không giống như chế độ ở Triều Tiên, một chế độ vô lý ở mức
mà người ta không thể nghĩ là nó có thực. Vậy thì phải xét bản chất của nó.
Chúng ta nên nhớ lại thời chiến tranh Triều Tiên. Vào mùa hè 1950, chế độ Bắc
Triều Tiên mở cuộc tổng tiến công hòng thôn tính quốc gia Nam Cao Ly, bây giờ gọi
là Hàn Quốc. Chỉ trong một thời gian ngắn họ đã đẩy lùi được quân đội Hàn Quốc
xuống tận cùng phía Nam. Nhưng sau đó gặp sự phản công rất mạnh của quân đội
Liên Hợp Quốc, chủ yếu là Hoa Kỳ. Trong một thời gian rất ngắn quân đội Bắc Triều
Tiên hầu như đã bị tiêu diệt và khi bị dồn tới tận sông Áp Lục thì chỉ còn khoảng
10 ngàn người mà thôi. Lúc đó Trung Quốc đã quyết định nhảy vào cứu vãn chế độ
Triều Tiên. Họ đã gửi gần 2 triệu quân. Phải nói là quân đội Triều Tiên từ đó
thuần túy là quân đội Trung Quốc. Và sau đó họ đỡ đầu chế độ Triều Tiên, sử dụng
Triều Tiên như một căn cứ quân sự, một phần của họ, để làm những điều họ không
muốn thế giới buộc tội họ vì đã làm. Nhưng dần dần thế giới cũng đã nhìn ra.
Càng ngày càng có nhiều quan sát viên, nhiều chính phủ nhận định những việc chế
độ Triều Tiên làm thực ra là làm theo chỉ thị ngầm của Trung Quốc. Cho nên khi
chế độ Triều Tiên thử bom khinh khí - bom hydrogen - người ta nhìn vấn đề như
là chính Trung Quốc thử trái bom đó, mượn tay bắc Triều Tiên để làm áp lực với
thế giới. Càng ngày càng có những lập luận buộc tội Trung Quốc. Cho nên tôi
nghĩ trong tương lai tình thế có lẽ sẽ khó khăn hơn cho Trung Quốc vì họ không
còn giấu giếm và đánh lừa được dư luận thế giới nữa.
Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2016
Nguyễn Hưng Quốc - Ý dân
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng 'xin rút'. Ông Trọng 'ở lại'.
Kỳ đại hội đảng lần này chứa đựng khá nhiều bất ngờ, nhất là trong việc bầu bán chiếc ghế tổng bí thư. Thoạt đầu Bộ Chính trị đề nghị một mình Nguyễn Phú Trọng ở lại, tiếp tục lãnh đạo đảng. Sau, đại hội đề cử Nguyễn Tấn Dũng và một số người khác cùng ở lại. Theo quy định, mọi người đều tự xin rút.
Đại hội sẽ bỏ phiếu chấp nhận hay phản đối lời đề nghị xin rút ấy. Giới quan sát Việt Nam và quốc tế hy vọng đa số đại biểu sẽ bác bỏ lời xin rút của Nguyễn Tấn Dũng để ông có thể tranh giành chức tổng bí thư với Nguyễn Phú Trọng. Nhưng cuối cùng, đại hội lại đồng ý cho Nguyễn Tấn Dũng rút.
Con đường hoạn lộ của Nguyễn Tấn Dũng, như thế, hoàn toàn chấm dứt.
Qua việc bỏ phiếu đồng ý cho Nguyễn Tấn Dũng rút, chúng ta thấy ngay có sự khác biệt sâu sắc giữa Ban Chấp hành Trung ương và dân chúng.
Nhạc sĩ Tuấn Khanh - Người Việt mình rồi sẽ sống ra sao?
viết
từ Sài Gòn
Những mùa hoa trái, nuôi giữ của Việt Nam hàng năm cứ luôn bị hụt hẫng do thương lái Trung Quốc hứa hẹn rồi biến mất trong một chuỗi kế hoạch độc ác. (Ảnh minh họa)
“Hàng Trung Quốc từ Walmart đang hủy diệt nước Mỹ”
Đầu năm 2016 này, tập đoàn bán lẻ Walmart của Mỹ công bố cho biết họ đóng cửa đến 154 điểm buôn bán trên toàn nước Mỹ. Nếu tính luôn từ năm 2010 đến này, đã có 269 cửa hàng Walmart đóng cửa trong tổng số 11.000 cửa hàng của tập đoàn này trên toàn thế giới. Con số nhìn vào thì không lớn, nhưng các chuyên gia kinh tế đánh giá đó là bước khởi đầu sự sa sút quan trọng của tập đoàn Walmart.
Phạm Chí Dũng - Nhập siêu từ Trung Quốc tiếp tục tăng vọt: Những quan chức nào ‘làm thuê’ cho Bắc Kinh?
Ai?
Khủng hoảng bắt đầu từ đáy lòng chế độ, cùng quá nhiều khêu gợi của ngoại bang.
Năm 2015 kết thúc với không chỉ tình hình kinh tế bi đát và số doanh nghiệp phá sản tăng vọt ở Việt Nam, mà con số nhập siêu từ Trung Quốc càng kinh hoàng hơn: 32,3 tỉ USD, tăng tới 12,5% so với năm 2014 và được coi là cao nhất từ trước đến nay.
Năm 2013 và 2014, số nhập siêu từ Trung Quốc “chỉ” là 23,7 tỷ USD và 28,9 tỷ USD.
Báo chí trong nước kêu rên: “Mua của Trung Quốc từ củ hành đến ôtô!”.
Ba năm đều đặn kích phát số nhập siêu từ Trung Quốc, bất chấp vô số phản ứng của dư luận xã hội, đã là quá đủ. Một lần nữa, những quan chức trưởng bộ ngành liên quan đến nhập khẩu của Việt Nam cần phải bị truy cứu trách nhiệm “thân Trung”.
Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng là những nhân vật phụ trách bộ ngành liên hệ quá môi răng với hàng nhập từ Trung Quốc.
Kể cả “Thống đốc tỷ giá” Nguyễn Văn Bình…
Hùng Tâm - Vì sao Liên Bang Nga hốt hoảng?
Sự sợ hãi của ngươi mới làm ta hãi sợ...
Về bối cảnh thì trả lời phỏng vấn của Moskovsky Komsomoltes, hôm Thứ Ba 26, ông Nikolai Patrushev cho rằng, “Hoa Kỳ đang có ý đồ làm suy yếu Liên Bang Nga để lấy nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước Nga,” và rằng “Hoa Kỳ không loại bỏ kịch bản Liên Bang Nga sẽ tan rã.”
Từ một bình luận gia hè phố thì nhận xét ấy quả là không đáng kể. Nhưng Patrushev đang là bí thư (tổng thư ký) của Hội Đồng An Ninh, cố vấn thân tín của Tổng Thống Vladimir Putin sau khi cầm đầu hệ thống tình báo liên bang Federal Security Service (FSB) của Nga! Quan điểm của một nhân vật có ảnh hưởng trong ban tham mưu của Putin có trọng lượng khác hẳn và đáng để chúng ta theo dõi. Lãnh đạo Nga thực tin như vậy, hay muốn quần chúng Nga tin như vậy? Mà tại sao?
Hồ sơ Người Việt sẽ tìm hiểu chuyện ấy mà liên tưởng đến... Trung Quốc!
Lien Hoang - VN giữ nguyên lãnh đạo đảng CS, bầu nữ chủ tịch quốc hội đầu tiên
![]() |
Nhóm 'Tứ trụ' mới (từ trái): Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. |
Những người hy vọng thấy cuộc đấu đá chính trị kịch liệt ở Việt Nam đã thất vọng khi Đảng Cộng sản hôm Thứ Năm giới thiệu nhóm lãnh đạo “tứ trụ” đã được phê duyệt từ trước, trong đó có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm thêm một nhiệm kỳ và một phụ nữ lần đầu tiên được bầu vào một trong “tứ trụ” của đất nước. Thông tín viên Liên Hoàng của đài VOA tường thuật từ Sài Gòn.
Kết quả của đại hội đảng đã chấm dứt sự phỏng đoán trong nhiều tháng rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thể sẽ thực hiện một cuộc chỉnh đốn và thế chỗ ông Trọng. Thay vào đó, đảng đã quay về với sự ổn định nội bộ qua việc bầu lại vị tổng bí thư tương đối bảo thủ. Đảng cũng đặt cược an toàn với việc chọn Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho chức thủ tướng, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang cho chức chủ tịch nước, và nữ Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân làm chủ tịch Quốc hội.
Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016
Tuấn Khanh - Tàu chiến Trung Quốc và hố thẳm phía trước
Sữa Aptamil 3 của Úc trở thành nhãn hàng cứu tinh
cho các gia đình trung lưu ở Trung Quốc,
mặc dù giá mắc đến gấp hai, ba lần. . Ảnh: TL
Mới đây, tin tức báo chí Úc tường thuật về chuyến đi của chiếc tàu chiến 152 của Trung Quốc ghé cảng Brisbane, Úc, trong một chuyến hải hành ngoại giao quốc tế đã làm bùng lên nhiều tranh cãi.
Lý do là ngay khi tàu cập cảng, người ta nhìn thấy hầu hết thuỷ thủ của tàu 152 vội vã đi mua gom loại sữa bột trẻ em hiệu Aptamil 3, một loại sữa Úc mà mọi người dân Trung Quốc tin dùng.
Liên tiếp trong nhiều năm, những vụ bê bối về sữa độc bị phát hiện ở đại lục đều khiến giới phụ huynh ai nấy đều hoảng kinh. Vì tham tiền, các nhà sản xuất sữa ở Trung Quốc đã trộn vào đó các hoá chất khiến sữa bột được quảng cáo là hấp dẫn hơn, bất chấp nguy hại.
Hình ảnh các nhóm hải quân oai hùng của Bắc Kinh khệ nệ ôm các thùng sữa mang xuống tàu, khiến lời bình của dân chúng rộ lên. Trung Quốc được coi là quốc gia có nền kinh tế hàng đầu thế giới, hàng hoá tràn ngập khắp nơi, thế nhưng chất lượng của nó là điều làm mọi người nói đúng hơn là lo sợ.
Thụy My/RFI - Việt Nam thời hậu Nguyễn Tấn Dũng?
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (phải) và tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong Đại hội Đảng 12, Hà Nội, ngày 21/01/2016 REUTERS/Hoang Dinh Nam/Pool |
Liên quan đến Đại hội Đảng lần thứ 12 đang bước vào giai
đoạn cuối ở Hà Nội, tờ New York Times có bài viết mang tựa đề « Đảng Cộng
sản Việt Nam giao phó cho người lãnh đạo thêm một nhiệm kỳ 5 năm nữa » :
tổng bí thư đương nhiệm Nguyễn Phú Trọng lại tiếp tục chức vụ.
Tờ báo cho biết theo các nhà phân tích, việc ông Nguyễn
Phú Trọng, 71 tuổi, được tái bổ nhiệm có thể làm chậm lại quá trình mở cửa của
Việt Nam về phía một nền kinh tế thị trường, nhưng ít có khả năng ảnh hưởng đến
chiến lược tái cân bằng trong quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Ông Nguyễn Phú Trọng là lãnh đạo của phái cựu trào, được
huấn luyện trong một nền kinh tế theo kiểu xô-viết và coi nước láng giềng Trung
Quốc là đối tác thương mại hàng đầu, đồng minh chiến lược và ý thức hệ quan
trọng. Đáng chú ý là ông Trọng đã tỏ ra miễn cưỡng khi phải chỉ trích Trung
Quốc khi Bắc Kinh cho kéo giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 đến vùng biển Hoàng
Sa trong năm 2014.
Viết từ Sài Gòn - Một cú áp phe ở đại hội 12 đảng CSVN
TBT ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng (thứ 2
bên trái)
và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng bước xuống bỏ phiếu
tại đại hội đảng 12 tại Hà Nội vào ngày 26/1/2016
và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng bước xuống bỏ phiếu
tại đại hội đảng 12 tại Hà Nội vào ngày 26/1/2016
Cho đến lúc này, mọi chuyện dường
như đã rõ, đại hội 12 đảng CSVN không nằm ngoài một vấn đề căn cốt của CSVN, đó
là giữ đảng và chia chác quyền lực. Và cũng đến thời điểm hiện nay, có thể nói
rằng cả Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng đều thành công. Không có ai thất
bại trong cuộc chơi này của họ, chỉ có nhân dân là thất bại và thiệt thòi nhiều
nhất, một kiểu thiệt thòi bị mất gà trong lúc xem tuồng.
Vì sao lại nói rằng cả Nguyễn Phú
Trọng và Nguyễn Tấn Dũng đều thành công? Và nhân dân thiệt thòi như thế nào để
gọi là mất gà trong lúc xem tuồng?
Về vấn đề thành công của Nguyễn Phú
Trọng và Nguyễn Tấn Dũng. Với Nguyễn Phú Trọng, có thể mọi chuyện đã lộ rõ, ông
ta nắm gần như ba phần tư cái ghế Tổng Bí Thư trong tay và Nguyễn Tấn Dũng về
vườn.
Việt Hà/RFA - Việt Nam phải chấp nhận sự tham gia của mọi người để chống tham nhũng
![]() |
Giám đốc Tổ chức Minh bạch Quốc tế, bà Edda Mueller trong cuộc họp báo ở Berlin vào ngày 27 tháng 1 năm 2016. |
Tổ chức Minh bạch Quốc tế có trụ sở
tại Berlin, Đức, hôm 27 tháng 1 công bố báo cáo mới về tham nhũng toàn cầu năm
2015. Theo báo cáo mới, Việt Nam được xếp thứ 112 trong số 168 nước được đánh
giá trong báo cáo. Về thang điểm, Việt Nam được 31 trong thang điểm từ 0 đến
100, trong đó 100 được coi là trong sạch và 0 điểm được coi là có nhiều tham
nhũng. Báo cáo cũng cho thấy vấn đề tham nhũng trong năm qua vẫn là một vấn nạn
toàn cầu dù có một vài điểm sáng ở một số nước. Tổ chức Minh bạch Quốc tế nhân
dịp này cũng đánh giá cao sự tham gia của mọi tầng lớp người dân và của các tổ
chức xã hội dân sự trong việc chống tham nhũng thành công. Việt Hà phỏng vấn bà
Samantha Grant, điều phối viên phụ trách khu vực Đông Nam Á của Tổ chức minh
bạch Quốc tế. Trước hết bà Samantha Grant cho biết:
Nhìn chung toàn thế giới và khu vực
Đông Nam Á nói riêng, xu hướng chung là làm việc cùng nhau giữa người dân, lãnh
đạo công ty ở khu vực tư nhân và chính phủ để chống tham nhũng dù đó là ở nước
có điểm số về nhận thức tham nhũng giảm hay giữ nguyên như năm ngoái.
Nguyễn Hưng Quốc - Tại sao lại là ông Trọng?
![]() |
Ông Nguyễn Phú Trọng, 72 tuổi, thuộc phe thân Bắc Kinh, đã giành được chức vụ lãnh đạo một lần nữa sau khi đánh bại Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. |
Thế là cuộc tranh giành quyền lực trong giới lãnh đạo chóp bu tại Việt Nam đã kết thúc: Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng và Nguyễn Tấn Dũng về hưu, Nguyễn Phú Trọng được lưu nhiệm để làm Tổng Bí thư thêm một nhiệm kỳ hoặc nửa nhiệm kỳ nữa với lý do là để giữ sự “ổn định” trong guồng máy lãnh đạo đảng.
Điều này làm giới quan sát Việt Nam cũng như quốc tế khá ngạc nhiên. Từ một, hai năm gần đây, hầu như người nào cũng tiên đoán chiếc ghế tổng bí thư ấy sẽ lọt vào tay của Nguyễn Tấn Dũng, người được cho là có thế lực nhất trong Ban Chấp hành Trung ương đảng.
Thứ Tư, 27 tháng 1, 2016
Ngô Nhân Dụng - Nó lú nhưng “các chú” nó khôn
![]() |
Ông Nguyễn Phú Trọng |
Cuối cùng đảng Búa Liềm vẫn giữ nguyên đặc
tính Búa Liềm: Trên bảo dưới nghe, đứa nào cãi coi chừng đi mò tôm! Đại hội XII đảng Cộng sản Việt Nam đã
bầu tất cả các ứng cử viên do Bộ Chính Trị đưa ra, gạt bỏ tất cả những người mà
các đại biểu đề nghị tại chỗ. Đại hội trong suốt mấy ngày không bàn cãi sôi nổi
chuyện gì về tương lai đất nước, bảo vệ chủ quyền, sửa đổi cơ cấu kinh tế, cải
thiện giáo dục, y tế, vân vân. Tất cả năng lực và thời giờ của hơn 1,500 con
người được dành vào việc chia ghế. Một truyền thống lâu đời của đảng cộng sản
vẫn còn được bảo tồn! Thống chế Stalin chắc hẳn phải hài lòng.
Nhiều quan sát viên ngoại quốc bàn tán rằng Đại hội XII khác các đại hội
trước của đảng Cộng sản, vì thấy hai phe đấu đá nhau gay go suốt mấy năm và kéo
dài tới giờ phút chót. Nghĩ thế là chỉ thấy bề ngoài. Trong lịch sử đảng Cộng
sản những cuộc đấu đá gay go vẫn diễn ra thường xuyên. Như khi Hồ Chí Minh tìm
cách loại bỏ phe cánh của Trần Phú, Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập để đưa đám đàn em
mình vào. Khi Lê Duẩn hạ thủ Võ Nguyên Giáp. Khi Lê Đức Thọ phá đám buộc Trường
Chinh phải lui. Đại hội XII có bề ngoài khác trước vì ngày nay có các phương
tiện truyền thông mới. Những cú đấm cú đá trước đây diễn ra trong phòng kín,
được che đậy vì đảng kiểm soát tất cả các phương tiện truyền thông. Bây giờ
thông tin bùng nổ, cảnh ô nhục bị phơi bầy trước công chúng, đảng Cộng sản hiện
nguyên hình là nhóm người tranh giành xôi thịt trâng tráo nhất thế giới!
Kính Hòa & Nguyễn Xuân Nghĩa/RFA - Kinh tế Việt Nam và ông Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng
tại đại hội đảng 12 hôm 21/1/2016
Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam Khóa 12 sẽ kết thúc ngày 28 này sau khi vừa bầu ra Ban chấp hành Trung ương mới với các cơ chế tối cao ở trên như Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư và Tổng bí thư đảng. Trong mấy tháng liền, việc chuẩn bị và tiến hành Đại hội đã gây chú ý vỉ yếu tố nhân sự lãnh đạo. Trong số bốn người lãnh đạo cao cấp nhất có vai trò của Thủ tướng, tập trung vào khả năng, lập trường và thành tích của ông Nguyễn Tấn Dũng sau hai nhiệm kỳ cầm đầu Hội đồng Chính phủ. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về thành tích đó qua phần phân tích sau đây của chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.
BBC - TBT Trọng tái cử: phân bổ nhân sự và đường lối
Ông Nguyễn Phú Trọng sinh năm 1944 tái cử chức Tổng Bí
thư Đảng CSVN tại Đại hội 12 hôm 27/01/2016.
thư Đảng CSVN tại Đại hội 12 hôm 27/01/2016.
Ông Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử vào chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam ở kỳ Đại hội lần thứ 12, tuy nhiên còn có các câu hỏi nào để ngỏ và cần đặt ra về sắp xếp nhân sự và đường lối, chính sách của đảng và nhà nước Việt Nam từ sau Đại hội này.
Trước hết TS. Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Viện Chiến lược Quốc tế và Viện Đông Nam Á của Singapore, bình luận về khả năng phân bổ của các ứng viên Bộ Chính trị được bầu tại kỳ Đại hội diễn ra từ ngày 21-28/01/2016.
Nhà nghiên cứu phân tích một số điểm mới về nhân sự mới của Đảng CSVN với Tọa đàm:
"Danh sách này có mấy việc đặc biệt như thế này, tức là trường hợp của bà Trương Thị Mai, trở thành Ủy viên Bộ Chính trị là một trường hợp đặc biệt. Như vậy là trong Bộ Chính trị của Đảng CSVN có lẽ lần đầu tiên trong lịch sử là có 3 ủy viên Bộ Chính trị là nữ, ngoài bà Mai thì có bà Tòng Thị Phóng, rồi bà Nguyễn Thị Kim Ngân. Đây là một trường hợp rất thú vị.
Bùi Tín - Một Đại hội thích chơi đồ cổ
![]() |
Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, đọc diễn văn trong lễ khai mạc Đại hội đảng 12 tại Hà Nội, ngày 21/1/2016. |
Thế là Đại hội XII đã họp xong, với nhiều pha kịch tính thót tim đối với nhiều người trong cuộc và phe nhóm, cùng với nhiều chuyện mới lạ khác thường cho nhiều nhà quan sát xa gần.
Trước hết, cảnh hội trường lạ lùng không giống đâu, như còn sống trong thế kỷ 19 hay 20. Trung tâm trên cao là hình 2 ông Tây râu rậm gắn vào nhau, một ông Đức, một ông Nga, chưa ai hề biết đến Việt Nam. Trong thế kỷ trước, hàng trăm đảng CS dùng 2 hình ảnh này, nhưng nay thì nó rất hiếm ngay cả ở Đức và ở Nga, may ra chỉ còn trong các bảo tàng. Ngay cả Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Cuba cũng hết dùng từ hơn 30 năm nay. Ngắm cảnh Hội trường mà buồn thê thảm. Nay chỉ còn độc có Việt Nam là ưa dùng đồ cổ lỗ như vậy. Thật đáng buồn và cũng đáng buồn cười.
Thứ Ba, 26 tháng 1, 2016
Bùi Văn Phú - Những điều không lô-gíc của Đảng
Hình minh họa.
Truyền
thông quốc tế cũng như truyền thông Việt ngữ khắp nơi đang chú ý đến Đại hội
XII của Đảng Cộng sản Việt Nam vì quốc gia với hơn 90 triệu dân này đang đứng
trước ngã ba đường: chọn lối mòn chính trị xưa cũ với định hướng xã hội chủ
nghĩa hay bước sang cải cách thể chế để đưa đất nước ra khỏi những bế tắc, phát
triển nhanh hơn.
Sau Đại
hội XII, nếu Nguyễn Phú Trọng còn giữ chức tổng bí thư thì Việt Nam vẫn không
có nhiều thay đổi. Trong báo cáo đọc hôm khai mạc đại hội ngày 21/1, ông Trọng
tái xác nhận kiên định với chủ nghĩa Mác-Lê, với tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy kinh
tế quốc doanh làm chủ đạo và Việt Nam tiếp tục theo mô hình “kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa” đã được ghi trong Hiến pháp. Như thế chính sách
kinh tế của Việt Nam trong tương lai sẽ có những xung đột với những yêu cầu của
Hiệp định TPP, trong đó quan trọng nhất là yêu cầu về sự giới hạn của vai trò của
nhà nước trong kinh doanh, về tính minh bạch trong kinh tế, về việc thành lập
công đoàn độc lập và về việc bảo vệ quyền lợi công nhân mà Việt Nam phải tuân
thủ.
Phạm Chí Dũng - Những nhóm lợi ích nào sẽ bị thanh trừng sau ‘đại hội vĩnh biệt’?
![]() |
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến dự lễ khai mạc Đại hội Đảng lần thứ 12 tại Hà Nội, ngày 21/1/2016. |
Mất ngủ, huyết áp và tim mạch
Nhân dân ơi, hãy chia sẻ và cảm thông với các “sân sau” của
giới quyền lực chính trị đang rầm rập tiến bước vào bóng tối nhiệm kỳ.
Trên hẳn nhân dân, họ đang là những kẻ mất ngủ và được
bác sĩ chứng nhận căn bệnh tim mạch huyết áp bất thường nguy biến ngay vào thời
điểm này, khi chỉ còn một vài ngày nữa sẽ biết được những “bức tường” nào bị
thanh loại tại Đại hội XII của chính đảng còn đang cầm quyền ở Việt Nam.
Hẳn là thế, chỉ còn một vài đêm nữa thôi, đại hội này sẽ
kết thúc với những kết quả có thể làm cho một đám người nhảy cẫng lên,
nhưng một đám khác lại cắm mặt đưa đám.
Tuyệt đại đa số những đám người nhảy nhót hoặc mặt như
huyệt mộ ấy đều thuộc về nhóm thân hữu chính trị hoặc nhóm lợi ích kinh tế đã
tàn phá nguyên khí dân tộc đến giọt máu cuối cùng.
Nguyễn-Xuân Nghĩa - Vẫn còn lạc quan về kinh tế Trung Quốc?
Giải phẫu một chuyện ba sàm về
kinh tế chính trị học...
Sau khi bị thị trường cổ phiếu
Trung Quốc cho cái tát như trời giáng vào buổi đầu năm, nhiều chuyên gia về
kinh tế Trung Quốc tiếp tục điệp khúc quen thuộc từ cả chục năm: “Những gì xảy
ra thật ra không đến nỗi tệ, hoặc bất ngờ. Mà lãnh đạo Bắc Kinh thì vẫn thừa khả
năng và công cụ đối phó. Vì vậy, chưa nên thất vọng về tương lai Trung Quốc hay
về tài sản đầu tư của quý vị vào thị trường Hoa lục”...
Bài viết này sẽ giải phẫu lý luận ba sàm và hàm hồ đó.
Với một biểu tượng của... năm Thân mà rất Mỹ, là “Monkey Business.” Nôm na là
trò khỉ!
Thomas A. Bass - Đại hội Đảng CSVN trong con mắt một nhà báo nước ngoài
Foreign Policy, 21 tháng Một 2016
Dịch giả Trần Ngọc Cư
Bọn côn đồ bặm trợn đang lãnh đạo Việt Nam sẽ không thử nghiệm dân
chủ
Việt Nam là một mô hình trùng chập (a moiré pattern): Nhìn
quốc gia theo hướng này thì bạn sẽ thấy một xã hội có nguyện vọng vươn cánh vào
tương lai. Nhưng nhìn theo một hướng khác thì bạn sẽ thấy nó là một nhà tù lỗi thời
giam giữ bất cứ người nào không chịu đi theo đường lối của Đảng. Những người ngồi
sưởi nắng trên boong tàu chỉ tập trung vào những bãi biển đẹp, thức ăn ngon, sự
thu hút như một điểm đến của du khách. Trong khi đó, những người theo dõi nhân
quyền lại tập trung vào những mô hình đàn áp của chế độ.
Phạm Thanh Nghiên - Tại sao đảng thì được, dân thì không?
![]() |
Ông Đặng Ngọc Tùng |
Ngoài việc cảm ơn đảng, cảm ơn các lãnh đạo đảng (tóm lại là đảng toàn tập) đã không những lãnh đạo mà còn chỉ đạo, “luôn quan tâm đến hoạt động của tổ chức công đoàn”, ông Tùng còn “bày tỏ sự kính trọng và vô cùng biết ơn”đối với Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng vì đã dám khẳng định“Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam”. Đó là một phần nội dung trongbài tham luận được đọc tại Đại hội đảng cộng sản VN sáng 23/1 của Đặng Ngọc Tùng, chủ tịch Liên đoàn Lao động VN.
Ông Đặng Ngọc Tùng còn khẳng định: “Đảng ta, nhân dân ta rất cần những nhà lãnh đạo đầy khí phách và bản lĩnh như vậy”.
Thứ Hai, 25 tháng 1, 2016
Nguyễn Hưng Quốc - Khi lòng yêu nước bị từ khước
![]() |
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đặt vòng hoa tại lăng Hồ Chí Minh trước Đại hội đảng 12, ngày 20/1/2016. |
Suốt
mấy tuần vừa qua, hầu như ngày nào tôi cũng vào các trang báo mạng trong nước
cũng như trên facebook để tìm tòi các tin tức liên quan đến đại hội lần thứ 12
của đảng Cộng sản Việt Nam. Hết theo dõi hội nghị 13 lại theo dõi hội nghị 14
và bây giờ thì chờ diễn tiến của đại hội được chính thức khai mạc vào ngày 21
tháng 1.
Mà
hình như không phải chỉ có tôi. Trên facebook, tôi bắt gặp cả hàng trăm người
cũng có sự tò mò tương tự. Có người cho ông Nguyễn Phú Trọng được tái ửng cử;
người khác lại bảo không phải: người được đề nghị ra tranh cử chức tổng bí thư
đảng sắp tới là ông Nguyễn Tấn Dũng. Rồi người ta xôn xao bình luận về người được
cho là tân tổng bí thư ấy: người thì khen, kẻ thì chê. Ầm ĩ. Tôi đoán là không
có ai thực sự biết chính xác những gì đã diễn ra trong hai kỳ hội nghị cuối
cùng vừa qua. Người ta bàn luận không phải dựa trên sự kiện mà chủ yếu dựa trên
những gì người ta tưởng tượng và mong ước.
Âu Dương Thệ - Báo cáo Chính trị-Kinh tế của Nguyễn Phú Trọng báo hiệu: Đất nước tiếp tục bị dìm trong độc tài, tụt hậu, tham nhũng, thối nát và đứng trước nguy cơ lệ thuộc!
Sáng ngày 21.1.16 Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đương nhiệm, đã trình bày suốt gần một giờ trước trên 1500 đại biểu tham dự Đại hội 12 bản tóm lược Báo cáo chính trị-kinh tế 5 năm vừa qua của Khóa 11 (2011-16) và mục tiêu cũng như kế hoạch cho Khóa 12 (2016-20). Trong toàn bộ Báo cáo dài 13 trang, ông Trọng đã vạch ra một sợi chỉ đỏ không ai có thể lầm lẫn được, đó là ĐCS vẫn muốn giữ độc quyền toàn diện trong mọi lãnh vực và chủ nghĩa Marx-Lenin vẫn là kim chỉ nam của ĐCSVN. Nghĩa là sau hơn một phần tư thế kỉ Liên xô và các nước CS Đông Âu đã chầu trời và luồng gió mát Dân chủ đa nguyên đang tràn vươn tới nhiều nước trên thế giới, nhưng Nguyễn Phú Trọng vẫn ngủ mê, nuôi giấc mơ muốn tiếp tục duy trì chế độ độc tài toàn trị lên đầu lên cổ trên 90 triệu nhân dân VN. Dù ngay cả ông đã thừa nhận là, không biết bao giờ mới thực hiện được chế độ Xã hội chủ nghĩa ở VN!
Đoan Trang - Quan chức “gây tiếng vang” nhờ nói ra điều ai cũng biết
Bài tham luận của Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang
Vinh gây chấn động dư luận, trước hết bắt nguồn từ “lề phải” (báo chí chính thống),
sau đó lan sang truyền thông xã hội. Báo Pháp luật TP.HCM đánh giá đó là bài
phát biểu “tâm huyết, thẳng thắn”. VietNamNet mô tả là Bộ trưởng “dốc ruột trước
Đại hội”.
Người cộng sản Trung Quốc và Việt Nam hay có kiểu ghép số
vào chữ cho thành công thức, ví dụ “ba phe bốn mâu thuẫn”, “năm dòng thác cách
mạng”, “ba sẵn sàng”, “ba đảm đang”, v.v. Có thể không liên quan gì đến “truyền
thống” này, nhưng bài tham luận của Bộ trưởng KH&ĐT Bùi Quang Vinh cũng đưa
ra “ba trụ cột, sáu mũi chuyển đổi lớn”.
Huy Phương - Nghĩa Trang Biên Hòa là di tích lịch sử (kỳ cuối)
![]() |
Hình ảnh trùng tu Nghĩa Trang. (Hình: Vietnamese American Foundation) |
LTS - Dưới đây là phần còn lại của cuộc trả lời phỏng vấn của ông Nguyễn Ðạc Thành, đại diện VAF, với phóng viên Người Việt. Cũng trong số báo này, chúng tôi đăng tải nguyên văn thư ngỏ VAF gởi đến đồng hương, kêu gọi hỗ trợ công cuộc trùng tu Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa, một công việc còn rất nhiều khó khăn, mà trước mắt là trùng tu thêm 2,000 ngôi mộ trong năm 2016.
HP: Theo thống kê của VAF, còn bao nhiêu mộ trong Nghĩa Trang? Ðã sửa bao nhiêu mộ rồi? Vấn đề phân lô, quy cách xây dựng cho mỗi ngôi mộ như thế nào?
NÐT: Năm 2008, Bình Dương báo cáo cho cố Thủ Tướng CSVN Võ Văn Kiệt, rằng nghĩa trang còn 12,800 mộ. Hiện nay, số mộ đã được trùng tu là 2,667. VAF chỉ trùng tu mộ lại đúng theo kiểu mẫu cũ, do đó, không có phân lô. Và việc xây mộ do một công ty duy nhất của chính quyền Bình Dương xây với giá do một bộ phận của tỉnh Bình Dương quyết định. Mộ xây bằng gạch và trên nắp mộ có khung bằng sắt, đổ xi măng.
Thư ngỏ của VIETNAMESE AMERICAN FOUNDATION về việc tìm hài cốt và trùng tu mộ Nghĩa Trang Biên Hòa
VIETNAMESE AMERICAN FOUNDATION
1117 Herkimer, Houston, TX77008
Tel. 832-725-3231
20/01/2016
Kính
thưa:
Quý
vị lãnh đạo các Tôn Giáo và Hội Đoàn
Cựu
quân nhân QLVNCH
Toàn
thể quý đồng hương
Theo
truyền thống của người Việt Nam, Tết Nguyên Đán và Lễ Thanh Minh vào Tháng Ba
âm lịch là dịp chúng ta đi thăm viếng và tu sửa mồ mả ông bà tổ tiên và thân bằng
quyến thuộc để bày tỏ lòng thương nhớ và kính trọng với người thân đã khuất. Với
truyền thống tốt đẹp này, chúng ta không thể nào quên hàng chục ngàn ngôi mộ của
Tử Sĩ VNCH đã bị lãng quên, bỏ mặc cho hoang phế hương tàn khói lạnh. Trong niềm
ưu tư đó, Hội VAF (Vietnamese American Foundation), một hội bất vụ lợi ra đời
năm 2006 nhằm hai mục đích chính:
(1)
The Returning Casualty (TRC): Tìm hài cốt tù cải tạo đã mất ở trong tù để trao
lại cho gia đình hoặc cải táng vào Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa (NTBH). Trong
chương trình này, VAF được sự trợ giúp của University of North Texas Center for
Human Identification để xác định DNA trong việc tìm thân nhân người quá cố.
Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2016
Trần Mộng Tú - Mùa Thiên Di
Mặt trời đang xuống, xuống nhanh lắm, đang từ đầu
ngọn cây, chớp mắt đã rơi sát xuống bờ đê, rồi nhòe ngay vào
cánh đồng nước cạn. Một cái quầng màu đỏ cam loang ra khắp không
gian của buổi chiều. Dẫy núi xanh màu cỏ nhạt chuyển sang màu lục, và chân
núi dần dần tím xẫm lại giấu mình vào đám cỏ bên dưới mặt nước xâm
xấp.
Bắt đầu là tiếng kêu đến trước, tiếng kêu to
và đục vạch ngang trên bầu trời, ngước mắt về phía bắc, từng đàn một, những
con hạc đang bay tới, có đàn gần hai mươi con, có đàn nhỏ hơn,
sáu, bảy con, hay chỉ một đôi, nương cánh nhau bay tới. Đôi khi,
nếu may mắn ta có thể gặp cả một bầu trời đầy cánh hạc. Chúng đáp
xuống bờ đê, đứng sát vào nhau.
Nguyễn Ngọc Tư - Ngàn năm thắp lửa bên lề
Ngay từ đầu tiệm đã không có bảng
hiệu gì, sáu mươi bốn năm sau cũng không một chữ, nhưng người ta vẫn tìm được
bánh mì cô Vẹn ở góc ngã ba Cây Bàng, vì khách xúm đông. Lại có một cách định vị
khác, “thấy tiệm nào có bà già tóc trắng như đội bông bắc cái ghế ngồi đằng trước,
cứ ghé là ngay chóc”. Nghe có vẻ đó là một tượng đá dính cứng vào vỉa hè.
Nhưng bà già đâu ngồi nín thinh
như đá. Tay lúc nào cũng nhúc nhắc cây quạt, ở cái tuổi tám mươi ba, ánh mắt vẫn
nhảy múa khi cười. Lá bàng chưa rơi tới đất bà đã chực sẵn để lượm rồi, khách vừa
trờ tới, bà kêu luôn, “hai ổ xíu mại không bì nhiều ớt”, rồi day qua hỏi anh
chàng vừa tắt máy xe, “má bây còn đắp thuốc đầu gối không ?”. Hai bên cũng
không phải họ hàng gì, chỉ là mua bánh mì tiệm bà miết rồi quen, thuộc cả nết
ăn, gia cảnh.
Đông Hương - Em lần từ thuở...
![]() |
Tranh Mai Châu |
em lần từ thuở lên năm, bảy
chọn đúng vào trang tuổi dại khờ
những ước mơ đầu còn sót lại
bây giờ đang tàn rã theo nhau
*
cô bé ngày xưa còn thắt bím
hao hao nét mặt rói mùa Xuân
tung tăng những bước chân còn mịn
chưa dấu đời buông phủ tục trần
*
ngày nào mười mấy Thu, quá trẻ
áo dài chưa đủ những đường cong
đôi mắt Xuân thì chưa ngấn lệ
ngày chỉ rong chơi- tối mộng hồng...
*
nay nhìn mái tóc thêu sương gió
chuyện tình dường cũ quá trăm năm
ngồi nhớ tim ai, lòng rạn vỡ
vậy chứ tên người cứ quẩn quanh
*
em viết lại đây vài tự truyện
ngón buồn không cứu nỗi ngòi rong
run run, cảm xúc - phù sa miểng
rơi lở bờ tim, xoáy phổi trần
*
em quành lại thuở lên năm, bảy
đi lần đến mười sáu tròn trăng
lôi cả yêu thương ra hoài niệm
nhìn mỗi ngày qua, một vết thương
đht
Trần Đình Sử - Sex trong Truyện Kiều
Nét đẹp nghiêng nước nghiêng thành của nàng Kiều.
Đọc “Truyện Kiều” của đại thi hào
Nguyễn Du, những ai tinh ý đều không bỏ qua hình ảnh khỏa thân của Kiều khi tắm
dưới mắt Thúc Sinh: “Rõ ràng trong ngọc trắng ngà/ Dày dày sẵn đúc một tòa
thiên nhiên”. Đó là câu thơ tụng ca thân thể người đẹp duy nhất trong văn học
trung đại Việt Nam, không có trong nguyên tác của Thanh Tâm Tài Nhân. Chữ “tòa
thiên nhiên” đã gợi lên một công trình, một kiến tạo, một kiến trúc mà chỉ có
thiên nhiên mới làm được. Một sự thật hiển nhiên nghìn đời mà bây giờ mới đi
vào văn học. Nhưng đó chỉ mới là phần lộ trên mặt nước của một tảng băng
trôi.
Sex trong “Truyện Kiều” là một phần
không tách rời của cô Kiều, người con gái bị buộc phải làm nghề thanh lâu trong
nhiều năm. Tiểu thuyết “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân vốn thuộc
vào một trong 115 tác phẩm có yếu tố tình dục của tiểu thuyết Trung Quốc. Khi
tiếp nhận cốt truyện để sáng tạo lại, Nguyễn Du đã có ý thức tước bỏ nhiều chi
tiết tục tĩu trong nguyên truyện, như “vành ngoài bảy chữ, vành trong tám nghề”
khá trắng trợn trong nguyên tác, nhưng vì cuộc đời Kiều như vậy cho nên
tính chất, màu sắc sex vẫn bàng bạc trong khá nhiều trang tác phẩm.
Nguyễn Huệ Chi - Trở lại câu chuyện so sánh Kim Vân Kiều truyện với Truyện Kiều của ông Đổng Văn Thành(*) (Tiếp theo và hết)
![]() |
Tác giả Nguyễn Huệ Chi - ảnh: Uyên Nguyên |
Một chỗ khác, ông Đổng Văn Thành còn kỳ công trích dẫn cả một
đoạn dài để làm bằng chứng cho hình tượng Từ Hải “ôm chí lớn ngút trời” trong Kim
Vân Kiều truyện: “Có một hảo hán họ Từ tên Hải, hiệu là Minh Sơn hòa thượng,
người đất Việt đến chơi. Người này có lòng ưu ái, phóng khoáng đại lượng, ôm
chí lớn lao, coi giàu sang nhẹ tựa lông hồng, xem người bằng vai như cỏ rác.
Khí tiết hơn hẳn người cùng lứa, cao lớn hùng vĩ trùm đời, hiểu rõ lược thao,
giỏi giữ ngay thẳng. Thường nói: ‘Trời cho ta tài năng ắt cho ta sử dụng. Hữu
tài vô dụng là trời phụ ta vậy. Nhược bằng hoàng thiên phụ ta thì ta cũng phụ lại
hoàng thiên. Đại trượng phu ở đời phải làm sao cho được lỗi lạc, lập được những
sự bất hủ trên đời, sao có thể chết già bên cửa sổ như những kẻ sống vì miếng
ăn? Còn nếu có tài mà vô mệnh, anh hùng không có đất dụng võ, không để lại được
tiếng thơm cho trăm đời thì phải tự mình tạo ra mệnh. Khinh suất gây binh đao
nơi ngòi đầm chỉ tổ để lại nỗi sỉ nhục đến vạn năm. Nếu không được như thế thì
bầu nhiệt huyết trong người này làm thế nào sử dụng được?’ Hồi nhỏ học hành
nhưng không thành đạt bèn bỏ đi buôn, của cải sung túc, thích kết giao với bạn
bè”(30). Trích xong, ông đem so sánh với đoạn Nguyễn Du mô tả Từ Hải
trong Truyện Kiều mà theo ông, từ một người “chí lớn ngút trời” đã bị
“thay đổi thành võ sĩ giang hồ lưu lạc khắp nơi”:
Câu 2165 “Lần thâu gió mát trăng thanh,
Bỗng đâu có khách biên đình sang chơi.
Râu hùm hàm én mày ngài,
Vai năm tấc rộng thân mười thước cao.
Đường đường một đấng anh hào,
Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài.
Đội trời, đạp đất ở đời,
Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông.
Giang hồ quen thú vẫy vùng,
Gươm đàn nửa gánh non sông một chèo.
Qua chơi nghe tiếng nàng Kiều,
Tấm lòng nhi nữ cũng xiêu anh hùng”
Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2016
Ngô Nhân Dụng - Đảng Cộng sản là đảng phản bội
Chúng ta cùng thắp một nén hương cầu nguyện cho vong hồn quý
ông Trương Văn Danh (33 tuổi); Hà Văn Đức (36 tuổi); Trần Văn Năm (53 tuổi); Lê
Văn Quảng (35 tuổi); và Phạm Văn Trường. Họ đã qua đời ngày hôm qua, 22 tháng
Giêng năm 2016, trong vụ sập mỏ đá ở xã Yên Lâm, tỉnh Thanh Hóa. Những tảng đá
từ trên sườn núi ập xuống; họ chạy trốn, dãy dụa, nhưng không thoát chết. Hai nạn
nhân khác bị đất đá sạt lở vùi lấp là Phạm Văn Phi (23 tuổi) và Đinh Văn Hoàng
(34 tuổi), có thể cũng đã thiệt mạng.
Khu công nghiệp với nhiều mỏ đá thuộc xã Yên Lâm đã từng xảy
ra nhiều tai nạn chết người. Nhưng chính quyền cộng sản vẫn không đặt ra những
luật lệ bắt chủ nhân phải có biện pháp an toàn bảo vệ người lao động, mà lương
bổng họ mỗi ngày chưa bằng lương tối thiểu ở California cho một giờ làm việc!
Trong lúc năm bẩy công nhân làm đá chết trong tức tưởi, vợ con họ nheo nhóc
không biết nay mai làm sao kiếm đủ sống, thì đảng Cộng sản Việt Nam đang họp đại
hội để chửi bới nhau, bôi tro trát trấu vào mặt nhau, tranh giành những chiếc
ghế ngồi trên đầu trên cổ 90 triệu dân. Đảng Cộng sản vẫn tự xưng là một “đảng
tiên phong của giai cấp lao động.” Nhưng trong thực tế, họ đã phản bội giới lao
động. Đảng Cộng sản là một đảng phản bội.
Nguyễn Huệ Chi - Trở lại câu chuyện so sánh Kim Vân Kiều truyện với Truyện Kiều của ông Đổng Văn Thành(*)
![]() |
Tác giả Nguyễn Huệ Chi (ảnh: Uyên Nguyên) |
Năm 1989, tôi là người có cái may mắn tiếp xúc với hai cuốn Minh
Thanh tiểu thuyết luận tùng 明 清 小 説 論 叢 tập 4 (1986) và tập 5 (1987)
trong đó có bài So sánh “Truyện Kim
Vân Kiều” giữa hai nước Trung Việt 中 越 “金 雲 翹 傳”的 比 較 (Trung Việt “Kim Vân Kiều truyện”
đích tỷ giảo) in liền hai kỳ của ông Đổng Văn Thành 董 文 成 mà
nhà Trung Quốc học người Nga Riftine nhã ý trao cho đọc tại Moskva rồi sau đó
nhờ tôi đem về tặng lại chị Phạm Tú Châu. Vừa đọc, tôi đã nhận thấy đây là một
bài viết có ngữ khí không bình thường, có vẻ là một hồi chuông “cảnh mê”, hay một
gáo “nước xối sau lưng” cho người ta tỉnh lại, như lời Huỳnh Thúc Kháng
nói về bài Ngô Đức Kế cũng về chuyện đánh giá Truyện Kiều 70 năm về
trước. Lời lẽ của Đổng Văn Thành kể như là lời tâm huyết của một “tráng sĩ” muốn
“ra tay tế độ” khi chứng kiến cảnh “trầm luân” của một sản phẩm thuộc “kho báu”
tinh thần của đất nước mình, bị đồng loại (người Trung Hoa) quên lãng, trong
khi đó thì người chị em sinh đôi với nó tại một quốc gia khác – Truyện Kiều –
lại được hết thảy người Việt và rộng hơn, rất nhiều người đọc trên thế giới, kể
cả một số học giả Trung Quốc rất mực trân trọng, đề cao, coi đó như kiệt tác của
một thiên tài. Tôi cảm thông với nỗi phẫn hận chính đáng của nhà nghiên cứu họ
Đổng và kính trọng công phu kiên trì tìm kiếm bóng dáng nguyên bản Kim Vân
Kiều truyện của ông, cũng như hứng thú đón nhận những thông tin mới mẻ về Kim
Vân Kiều truyện mà ông cung cấp, cả những lời bàn giải về nhiều mặt khả thủ
ông gợi ra từ tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân, nhưng lại rất không đồng tình với
cách ông bênh vực Kim Vân Kiều truyện bằng việc hạ thấp Truyện
Kiều. Tôi thầm hẹn với lòng thế nào cũng phải có ngày hầu chuyện ông. Vì thế, mặc
dù từ bấy đến nay kể cũng đã lâu, đã có nhiều người như Phạm Tú Châu, Hoàng Văn
Lâu, Nguyễn Khắc Phi và cả Trần Ích Nguyên陳 益 源 ở Đài Loan lên tiếng(1),
xem ra tiếng chuông của Đổng Văn Thành gióng lên mười tám năm về trước vẫn còn
gây hiệu ứng trên văn đàn Trung Quốc, Đài Loan, có thể ở Việt Nam và biết đâu ở
một số nước khác nữa(2), nên xin tiếp tục có mấy lời mạo muội trao đổi
với Đổng tiên sinh.
Huy Phương - Trùng tu Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa (Kỳ 1) - Cuộc vận động kiên trì và lâu dài
![]() |
Nghĩa Dũng Ðài sau khi sửa chữa. (Hình: Vietnamese American Foundation) |
'LTS
- Trong một thời gian dài, một số đoàn thể, cá nhân gốc
Việt tại hải ngoại đã có những nỗ lực liên lạc với chính quyền Cộng Sản Hà Nội,
tìm cách sửa sang và trùng tu các ngôi mộ hoang phế, đổ nát tại Nghĩa Trang
Quân Ðội Biên Hòa. Các nỗ lực đều bất thành. Ðến năm 2007, tổ chức Vietnamese
American Foundation - VAF, tham gia vận động từ nhiều phía. Tiến trình vận động
mang lại một số kết quả. Cho đến nay, 2,667 ngôi mộ trong tổng số 12,800 mộ
đang còn ở Nghĩa Trang đã được trùng tu. Tuy nhiên, diện tích đất của Nghĩa
Trang, từ 125 mẫu, nay chỉ còn chưa đầy 29 mẫu. Người Việt, thông qua lời của
người trong cuộc cùng các thông tin trao đổi giữa các giới chức Hoa Kỳ có liên
quan, kể lại tiến trình vận động và kết quả trùng tu cho đến thời điểm hiện
nay.
Viết từ Sài Gòn (RFA) - Cụ rùa chết và đại hội 12 đảng CSVN
Vây bắt rùa hồ Gươm để chữa bệnh vào
năm 2011.
Sự trùng lặp thú vị
Đại hội đảng Cộng sản Việt Nam bước vào ngày thứ hai với nhiều ẩn số và cũng nhiều dự đoán bên ngoài nhưng chắc chắc những dự đoán chỉ là những dự đoán. Cụ rùa hồ Gươm chết nổi lềnh bềnh khiến cả nước xôn xao. Đó là những câu chuyện có thật!
Và cũng đến lúc giở một quẻ xem cái chết của cụ rùa có liên quan gì tới đất nước, vận mệnh dân tộc. Liệu việc xem qủe này có chính đáng? Và giữa cái chết của cụ rùa, với đại hội 12 tốn kém hàng núi tiền cũng như những em bé miền núi phải ăn cơm với muối rang gừng mỗi ngày để cầm hơi mà học có mối liên hệ gì?
Đại hội đảng Cộng sản Việt Nam bước vào ngày thứ hai với nhiều ẩn số và cũng nhiều dự đoán bên ngoài nhưng chắc chắc những dự đoán chỉ là những dự đoán. Cụ rùa hồ Gươm chết nổi lềnh bềnh khiến cả nước xôn xao. Đó là những câu chuyện có thật!
Và cũng đến lúc giở một quẻ xem cái chết của cụ rùa có liên quan gì tới đất nước, vận mệnh dân tộc. Liệu việc xem qủe này có chính đáng? Và giữa cái chết của cụ rùa, với đại hội 12 tốn kém hàng núi tiền cũng như những em bé miền núi phải ăn cơm với muối rang gừng mỗi ngày để cầm hơi mà học có mối liên hệ gì?
VAALA - Tưởng niệm Hoạ sĩ Đinh Cường
Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA)
Trân
trọng kính mời quý vị
Đến
tham dự buổi tưởng niệm Hoạ sĩ Đinh Cường
Thứ
Bảy, ngày 30 tháng Giêng, từ 2pm-4pm
Tại
Việt Báo Gallery
14841
Moran Street
Westminster,
CA 92683
Chương
trình:
Tính
Thi Ca Trong Nhật Ký Đinh Cường – diễn giả: Du Tử Lê
Cõi
Tạo Hình Của Đinh Cường – diễn giả: Ann Phong
Ban tổ chức sẽ mời
thân hữu và những người yêu mến nghệ thuật của Đinh Cường chia sẻ những cảm
nghĩ của mình về người hoạ sĩ tài hoa bằng cách viết vào giấy và dán lên một
tấm bảng lớn sơn màu xanh. Sau buổi tưởng niệm, VAALA sẽ gửi những cảm nghĩ này
cho gia đình của Hoạ sĩ. Một số tranh của Đinh Cường sẽ được triển lãm trong
dịp này.
Trân
trọng,
Hội
Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA)
Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2016
Zhang Xiaoming - Hội nghị Thành Đô 1990
Trích sách của Zhang Xiaoming (5/6/2015). Cuộc chiến dài của
Đặng Tiểu Bình: Xung đột quân sự giữa Trung Quốc và Việt Nam, 1979-1991.
(Deng Xiaoping's Long War: The Military Conflict between China and Vietnam,
1979-1991. The University of North Carolina Press). Dịch từ bản tiếng Anh tại: http://www.viet-studies.info/kinhte/Zhang_ChengduMeeting.htm.
Nhận xét của người dịch: đây là góc nhìn của một học giả Trung Quốc (dạy ở Mỹ), dựa
theo các tài liệu Trung Quốc nên đương nhiên có những hạn chế. Tuy nhiên nó
cũng cho thấy một thái độ tuyệt vọng và khẩn cầu muốn "làm lành" từ
lãnh đạo Việt nam.
Hùng Tâm - Vì sao thống kê Trung Quốc không đáng tin?
Hôm Thứ Ba
19, Cục Thống Kê Quốc Gia của Bắc Kinh vừa công bố số tăng trưởng kinh tế của
Trung Quốc trong năm 2015 là 6.9%, được truyền thông quốc tế đánh giá là mức
thấp nhất kể từ 25 năm nay. Có hai chi tiết đáng chú ý từ mẩu tin: 1) kết quả
quá phù hợp với chỉ tiêu do lãnh đạo Trung Quốc đưa ra từ năm ngoái, là 7.0%,
2) nhưng... chả đáng tin!
Giới chuyên gia am hiểu về kinh tế
Trung Quốc lập tức nêu ra sự hoài nghi và lượng định khác.
Hoàng Giang - Trong lòng Hà Nội
Rùa
Hồ Gươm được đưa lên bờ để chữa trị các vết thương ngày 3/4/2011.
Người ta thường nghĩ đến gì
khi nhắc đến trong lòng Hà Nội? Hẳn là mặt Hồ Gươm màu xanh ngọc với Tháp Rùa
nhỏ nhắn giữa lòng hồ, và bên dưới mặt hồ là linh vật trăm năm nằm lặng yên,
chứng kiến biết bao sự kiện đổi thay của đất kinh kỳ. “Cụ” rùa – linh vật của
đất Hà thành ngày 19/1/2016 đã mất. Tuy nhiên, thông tin “cụ” mất vừa được các
báo đưa lên chưa đầy một giờ đồng hồ đã phải đồng loạt gỡ xuống vì nghe đâu đó
việc dư luận xôn xao sẽ gây ảnh hưởng đến kỳ Đại hội XII vào ngày 20/1. Nghe
quả thật ấu trĩ, nhưng ở Việt Nam thì những việc như thế kể ra vẫn thấy hợp lý
vô cùng.
Nam Nguyên/RFA - Đại hội Đảng: Phe kiên định Mác Lê thắng thế
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần
thứ 12
đã chính thức khai mạc hôm 21 tại Hà Nội và kéo dài tới 28/1/2016.
đã chính thức khai mạc hôm 21 tại Hà Nội và kéo dài tới 28/1/2016.
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần
thứ 12 đã chính thức khai mạc hôm 21 tại Hà Nội và kéo dài tới 28/1/2016. Sau
phiên trù bị hôm 20 và tiếp theo ngày khai mạc, các thông tin chính thức cho
thấy phe kiên định chủ nghĩa Mác Lê, quyết giữ vững chế độ do Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng đứng đầu có vẻ thắng thế. Nhóm này thể hiện đã chuẩn bị kỹ
lưỡng về qui chế bầu cử và sử dụng các thủ tục lắt léo để tước đoạt các cơ hội
tái cử của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhân vật được cho là chủ trương cải cách
theo kinh tế thị trường và có khuynh hướng nghiêng về phương Tây.
BBC - ‘Phúc trình vụ Litvinenko vô nghĩa’
Mộ ông Litvinenko tại London
Những người bị cáo buộc giết hại cựu điệp viên Nga Alexander Litvinenko, năm 2006 tại Anh nói phúc trình điều tra 'vô nghĩa'.
Bản phúc trình về cái chết của ông Litvinenko cho thấy hai người đàn ông Nga - Andrei Lugovoi và Dmitry Kovtun - cố tình đầu độc nạn nhân bằng cách cho chất phóng xạ polonium-210 vào đồ uống của ông ta tại một khách sạn ở London năm 2006.
Phản ứng trước bản phúc trình, ông Lugovoi, bây giờ là một nhà chính trị ở Nga, nói những cáo buộc chống lại ông là "vô lý", hãng tin Nga Interfax tường thuật.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)