Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015
Lê Phan - Trung Cộng đang xuất cảng tai nạn đi khắp thế giới
Đó là lời khuyến cáo của nhà văn Mộ Dung Tuyết Thôn
cho thế giới. Trong một bài đăng trên tờ New York Times, ông đã đặt vấn đề “Coi
chừng thành tích an toàn của Trung Quốc.”
Ông mở đầu với câu chuyện về Thiên
Tân. “Nó như điều mà chúng tôi được nghe nói là một quả bom hạch nhân sẽ như
vậy,” một ông tài xế lái xe vận tải, kể lại với Thông Tấn Xã Associated Press.
Ông này còn lắc đầu bảo: “Tôi không bao giờ nghĩ là tôi có thể chứng kiến một
chuyện như vậy.” Vào lúc đêm khuya ngày 12 tháng 8 năm 2015 ở hải cảng Thiên
Tân, chỉ có 90 miles cách Bắc Kinh, thực sự nó là tiền cảng của Bắc Kinh, một
vụ nổ phá tan một khu nhà kho chứa những hóa chất dễ nổ, làm cho hơn 170 người
thiệt mạng. Nhiều trăm người nữa bị thương.
Bùi Tín - Điều kiện cần và đủ cho người lãnh đạo số 1?
Tổng bí thư Đảng Cộng
sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
Chỉ còn 2 hay 3 tháng nữa là Đại hội XII đảng
CSVN sẽ diễn ra theo dự định. Vấn đề nhân sự luôn là vấn đề nổi cộm, hồi hộp
nhất cho những người trong cuộc và cho cả xã hội. Đến nay có thể thấy rằng nhân
sự của 200 ủy viên Ban Chấp hành Trung ương đã thu xếp xong, các phe phái trong
đảng đã đạt đồng thuận trong việc phân chia ghế. Nhiều bí thư tỉnh ủy, bí thư
thành ủy mới cũng như nhiều chủ tịch tỉnh mới xuất hiện; một số trưởng và phó
ban các ban trực thuộc Trung ương cũng đã được chỉ định. Phần lớn sẽ là uỷ viên
trung ương chính thức và dự khuyết Ban chấp hành Trung ương của khóa XII.
Song Thao - Hồi
Tôi vừa liên tiếp
nhận được ba e-mail mời vào ký kháng
thư. Cả ba e-mail đều do một người
tên Ezra Levant của tổ chức The
Rebel.media gửi. Cái thứ nhất mời ký để phản đối vụ một người tàn tật không
được nhận vào thuê một chỗ trú ngụ tại một tòa nhà cho thuê giá rẻ của chính phủ.
Nạn nhân là anh Austin Lewis, 21 tuổi, bị liệt. Anh nộp đơn xin một phòng ở tại
tòa nhà của chính phủ tại đường Finch, thành phố Toronto. Đơn của anh bị bác với
lý do anh không phải người theo đạo Hồi! Ngay trên đất nước Canada, nhà được
xây bằng tiền thuế của dân Canada, vậy mà dân Canada tật nguyền không được ở,
chỉ dành riêng cho dân theo Hồi giáo. Chuyện tréo cẳng ngỗng! Giới chức thành
phố Toronto có biết chuyện này không? Họ biết rất rõ và còn ký một hợp đồng đặc
biệt để giới chức của một đền thờ Hồi Giáo điều hành cơ sở này. Tác giả e-mail nhờ tôi phổ biến tin này cho mọi
người và, nếu có thể, post lên Facebook
cho mọi người rõ về một chuyện khó tin xảy ra ở Canada. Ngoài ra họ đã soạn một
kháng thư trên trang mạng www.NonfidelsAllowed.com gửi
cho Thị Trưởng Toronto John Tory phản đối chuyện tréo cẳng ngỗng này.
Xuân Nguyên/RFA - Vấn nạn công dân bị chết ở nơi tạm giam, tạm giữ
Cái chết oan khuất của ông Trịnh
Xuân Tùng trong tình trạng lạm quyền, sử dụng bạo lực thô bạo phổ biến của công
an Việt Nam khi làm nhiệm vụ đã làm dư luận trong và ngoài nước phẫn nộ. Ảnh
băng rôn của gia đình treo trước tòa.
Vấn nạn công dân bị chết bất thường
tại nơi tạm giam, tạm giữ vẫn diễn ra thường xuyên tại Việt Nam.
Đâu là nguyên nhân của tình trạng
này.
Theo thống kê của bộ công an, trong
ba năm (từ 2011- 2014) có khoảng 226 người bị chết bất minh tại nơi bị tạm
giam, tạm giữ. Lý do của những cái chết bất minh thường được ngành công an giải
thích rằng, nạn nhân chết do tử tự, chết do tập thể dục quá sức… Nhưng những
nguyên nhân này không thuyết phục được thân nhân của nạn nhân và dư luận.
Trọng Thành/RFI - Nửa thế kỷ phủ nhận hiện tượng trái đất bị hâm nóng
![]() |
Hiệu ứng nhà kính là một thực tế liên tục bị phủ nhận trong nhiều thập niênGETTYIMAGE |
Thượng đỉnh khí hậu sẽ khai mạc ngày thứ Hai tới tại
Paris. Đe dọa khủng bố đè nặng lên sự kiện có ý nghĩa quyết định đối với tương
lai của nhân loại là quan tâm xuyên suốt các báo ra cuối tuần, 28/11/2015. «
Paris được bảo vệ cao độ vì COP 21 » là tựa lớn trang nhất Le Figaro.
Libération chạy tựa chính : « Thượng đỉnh bị siêu bao bọc ». Chủ đề chính của
Phụ trương Văn hóa & Tư tưởng của Le Monde : « An ninh và các quyền tự do :
thế nào là cân bằng ? ». Hiểm họa khủng bố cao độ không ngăn cản báo chí dành
chú ý đặc biệt cho khí hậu. « Khí hậu : 50 năm bị phủ nhận » là tựa đề hồ sơ
chính của phụ trương Le Monde.
Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2015
Phạm Xuân Đài - Duyên nợ giữa nhà văn và nhà phê bình
LTS. Vào lúc 2 giờ chiều ngày Chủ nhật 22 tháng 11, 2015, một buổi lễ tưởng niệm nhân 49 ngày mất của nhà văn Võ Phiến đã được tổ chức tại nhật báo Việt Báo, Little Saigon. Trong dịp này, cũng trong tinh thần tưởng niệm nhà văn, hai cuốn sách về ông đã được ra mắt: cuốn Thư Võ Phiến do Gs Nguyễn Hưng Quốc biên tập từ hàng trăm lá thư do nhà văn Võ Phiến viết cho ông trong vòng hai mươi năm, và cuốn Võ Phiến Một Đời Trăn Trở, một cuốn sách nghiên cứu về nhà văn Võ Phiến do Gs Nguyễn Hưng Quốc biên soạn. Bài viết này của Phạm Xuân Đài là để dành cho buổi tưởng niệm nói trên, nhưng vì thiếu thì giờ nên đã không thể trình bày. Nay xin đăng lại nguyên văn. - DĐTK
Hai cuốn sách được ra mắt hôm nay sở dĩ có được là
do một cái “duyên” của hai người, đó là nhà văn Võ Phiến và nhà phê bình văn học
Nguyễn Hưng Quốc. Gọi là duyên, vì các công trình này chỉ có thể có mặt trên đời
do sự tương tác của cả hai bên, nếu thiếu một bên thì sẽ chẳng có gì cả.
Nhà văn Võ Phiến thì đã thành danh từ giữa thập niên
1950, với các tác phẩm Chữ Tình 1956, Người Tù 1957. Đó là những tác phẩm đầu
tay của ông, và ông đã tiếp tục sáng tác hầu như đều đặn suốt cuộc đời còn lại
của ông. Thế mà Nguyễn Hưng Quốc thì mãi cũng giữa thập niên 1950 mới ra đời,
tôi không biết đích xác số tuổi của hai người lệch nhau là bao nhiêu, chỉ biết
có lần Nguyễn Hưng Quốc viết là mình “nhỏ hơn ông hơn một phần tư thế kỷ”. Và
cũng từ tiết lộ của Nguyễn Hưng Quốc, suốt thời gian lớn lên ở miền Nam trước
1975, ông đã đọc rất nhiều sách, từ Tự Lực Văn Đoàn cho đến những tác giả mới
xuất hiện ở miền Nam sau 1954 cho mãi tới 1975, nhưng ông không hề đọc Võ Phiến
dù là trong trường học ông đã được dạy những trích đoạn văn Võ Phiến. Ông giải
thích:
“Hình
như, tự thâm tâm, tôi thấy, qua các đoạn văn trích ấy, hay thì thật là hay,
nhưng có cái gì cổ kính và xa xôi, như văn chương của cái thuở Tự Lực Văn Đoàn
mà tôi đã đọc rồi và đã chán rồi. Hình như, lúc ấy tôi đã ngầm xếp ông vào loại
những tác giả ‘cổ điển’, nghĩa là những người mình sẵn sàng nhắc đến như những
tên tuổi tiêu biểu và đầy thẩm quyền trong lãnh vực văn học để chứng tỏ trình
độ học thức uyên bác của mình, nhưng trên thực tế thì mình lại không bao giờ
cần đọc tác phẩm của họ cả. Như kiểu người ta vẫn thường nhắc đến Nguyễn Du,
đến Victor Hugo, đến Leo Tolstoy, đến Shakespeare vậy.”
Nguyễn Hưng Quốc - Hồi ký Võ Phiến qua những bức thư
Võ Phiến là một trong
những nhà văn lớn nhất của Miền Nam trước năm 1975, của hải ngoại sau năm 1975
và của cả Việt Nam trong nửa sau thế kỷ 20 nói chung. Ông không viết hồi ký.
Nhưng mấy chục bức thư ông gửi tôi từ đầu thập niên 1990 có thể xem như một thứ
hồi ký viết dưới hình thức thư từ.
Từ năm 1990, tôi có ý
định viết một cuốn sách về Võ Phiến (1). Tác phẩm của ông, nhờ sáng kiến in Võ
Phiến Toàn Tập của nhà xuất bản Văn Nghệ ở California, tôi có khá đủ. Tôi chỉ
đề nghị ông cung cấp cho tôi một số tài liệu về tiểu sử. Võ Phiến vui vẻ nhận
lời. Trong bức thư đầu tiên gửi tôi vào ngày 9 tháng 4, 1991, ông viết:
“Thân
gửi anh Nguyễn Hưng Quốc,
“Tôi
bắt đầu cung cấp tài liệu cho anh đây. Tôi làm dần dần. Đến đâu thì gửi anh
ngay đó: tôi bị ám ảnh vì những cái chết đột ngột của những người bệnh tim, nên
không muốn chờ làm xong mới gửi một lượt.
“Lần
này tôi nói về nguồn gốc của mình. Tại sao không viết vài trang tiểu sử, mà lại
kể dây mơ rễ má dông dài? Lý do:
“-
Có lắm chỗ thuộc về nguồn gốc dòng họ, về bà con thân thuộc, xóm giềng, thỉnh
thoảng xuất hiện trong các truyện, tuỳ bút v.v... tôi đã viết. Người đọc, nhất
là người phê bình, biết được cũng hay. […]
“-
Những điều tôi cung cấp, có cái anh dùng, có cái anh không cần dùng đến. Không
sao. Anh như cái ngân hàng mà tôi ký thác một ít của cải và kỷ vật. Nay mai tôi
chết đi, nếu có kẻ tò mò lẩm cẩm muốn biết về chỗ này chỗ nọ: hỏi ai? Trong văn
giới bấy giờ, sẽ trông vào anh làm chỗ tham khảo; anh là tác giả một cuốn sách
về tôi mà, không tham khảo ở anh thì còn ở ai nữa? Tôi đã không có ý viết hồi
ký, vậy có chút ít tài liệu, gửi đến anh là đúng chỗ nhất.”
Nam Dao - 49 ngày Võ Phiến vượt ngưỡng hư vô
![]() |
Nhà văn Võ Phiến (1925 - 2015) |
Điện thư của một người quen ngày 28
tháng 9, tin báo: Võ Phiến đã đi xa.
Nghe, lòng bồi hồi. Gọi phone hỏi,
một câu thừa thãi: ông ấy 90, đi đâu ở tuổi gần đất xa trời.
Thì đi gần thôi chứ còn đi đâu bây
giờ! Rõ hay, dớ dẩn…
Vượt ngưỡng hư vô, ai dám bảo là
gần? Tôi nhủ, phải gọi cho chị Viễn Phố.
Chuông reng. Không ai bắt máy. Rõ
hay, gia đình người ta tang ma, ai bắt máy nói chuyện ấu ơ chia buồn! Và lại,
buồn thì chia thế nào được! Đâu có như vui, càng chia càng nhiều.
Đành nhờ bạn đến viếng thì thắp giùm
cho một nén hương. Bạn ta thở ra dài thườn thượt. Tôi nuốt vào trong, choáng
váng! Cái choáng váng khi chạm mặt đối diện hư vô dẫu chưa đến lượt mình.
Khánh Hà - Mai người đi
(Gởi chị TMT-mượn ý thơ của chị)
Mai người đi tôi buồn lắm,
tất nhiên
Mây nước kia chắc cũng
nhuốm ưu phiền
Cây sẽ khóc bằng lá vàng
đưa tiễn
Nhưng chồi non, búp mới hẹn
mùa sau
Trái đất sẽ quay tròn
theo nhịp cũ
Người xa người vì trót lỡ…
ly tâm
Một hôm nào chợt tỉnh ra,
nhìn lại
Ta vẫn bên nhau như tự
ngàn năm
Đứa cháu yêu rồi sẽ yêu
ai đó
Tình khi xưa tay chẳng
dám nắm tay
Tình bây giờ tay siết chặt
bàn tay
Chữ tình đó còn hoài
trong trời đất
Dẫu ô nhiễm trần gian này
vẫn tuyệt
Buồn biết bao nếu phải dọn
lên trời
Tìm đâu nữa mặt hồ xanh
êm ả
Cảnh thiên đường cũng đẹp
thế mà thôi
Địa cầu này nếu có ngày
quá chật
Người trước đi, nhường chỗ
những người sau
Đời vui hơn khi chen chúc
cùng nhau
Chia nhau chút mây trời
cùng không khí
Đời chỉ sợ khi không còn
thi sĩ
Mây chỉ là mây, rừng chỉ
là rừng
Ai thổi gió vào linh hồn
cây cỏ
Cho đất trời biết nhớ, biết
bâng khâng.
Hoàng Quân - Phượng Xưa
![]() |
Johannesburg, 10.2009 |
Trưa
vàng, cỏ biếc, trời xanh,
Môi
ai chín đỏ đầu cành phượng xưa.Trần
Dạ Từ
“Kính thưa quý khách, chúng ta sắp sửa đáp
xuống phi trường Tambo. Thành phố Johannesburg
chào đón quí khách với nhiệt độ 20 độ C….” Tôi choàng tỉnh, sau hơn mười tiếng
đồng hồ mệt mỏi của chuyến bay xuyên lục địa. Phi cơ cứ một lèo xuôi nam, từ
Munich xuống Johannesburg, cùng kinh tuyến, nên không chênh lệch giờ. Cất cánh
tối chủ nhật, sáng thứ hai có mặt đúng giờ cho họp hành, hội nghị. Nếu bay về
hướng đông thì tôi đã gần tới Bangkok, đã có chút hơi hướm quê nhà Á Châu.
Nơi đây, Johannesburg, nước Nam Phi, là hai
thế giới trong một thành phố. Công ty tôi có quy định rất nghiêm ngặt về chuyện
đi lại trong nước Nam Phi. Để bảo đảm vấn đề an ninh cho nhân viên, văn phòng
luôn sắp xếp người đón đưa chu đáo. Tôi đảo mắt nhìn quanh. Bắt gặp một người
đưa cao tờ giấy có những mẫu tự ngoằn ngoèo, trông có vẻ giống tên tôi. Tôi thở
phào nhẹ nhõm. Thấy tôi đến gần, người đàn ông nhoẻn miệng cười. Màu da đen sẫm
làm răng anh ta như trắng hơn. Tôi liên tưởng ngay đến quảng cáo kem Hynos
trong trí nhớ của một đứa bé ngày còn ở tiểu học. Sau khi nhận mặt người quen,
anh ta lịch sự thăm hỏi thường tình, rồi nhanh nhẹn kéo phụ va-li cho tôi. “Hi, Miss Thi. How are you?” “Sao? Chuyến bay của cô
thoải mái chứ.” Tôi mỉm cười: “Cám ơn anh. Cũng tạm.” Đó là chuyến bay đêm, a night flight, mà các đồng nghiệp hay
gọi đùa là nightmare flight. Anh ta tự
giới thiệu: “Chào cô, tôi là Moffat. Tôi sẽ đưa cô về RadissonBlue. Cô cứ lo check-in.
Tôi sẽ trở lại một tiếng đồng hồ sau đó, đón cô đến văn phòng”. Tôi chào
Moffat. Tự nhiên trong đầu đặt liền cho anh ta tên Mô-Phật. Anh ta có khuôn mặt
tròn tròn, hiền hậu, cũng đôi chút dáng dấp của các chú tiểu, có điều nước da màu
bánh gai hơn là màu bánh mật. Tôi vẫn hay luôn sáng tác những mẹo vặt “bồi
dưỡng” trí nhớ ngắn hạn của mình. Phải làm như vậy, để nhớ tên, nhớ số, nhớ
những chi tiết lặt vặt, mình không có cơ hội ghi chép. Những lầm lẫn, hoặc quên
có thể gây ra những tình huống vụng về, khó xử.
Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2015
Nguyễn Hưng Quốc - Thương tiếc Phùng Nguyễn (1950-2015)
![]() |
Phùng Nguyễn - tranh Hs Trương Vủ (nguồn: Tiền Vệ) |
Thế là trong số những người cùng viết blog trên
VOA với tôi, có hai người đã vĩnh viễn ra đi: Nguyễn Xuân Hoàng (1940-2014) và
Phùng Nguyễn (1950-2015).
Tôi thân với Nguyễn Xuân Hoàng hơn với Phùng
Nguyễn, tuy nhiên, sự ra đi của Phùng Nguyễn lại làm cho tôi bị sốc hơn là sự
ra đi của Nguyễn Xuân Hoàng. Có thể là vì Nguyễn Xuân Hoàng dù sao cũng khá lớn
tuổi, hơn nữa, anh bị bệnh hiểm nghèo từ lâu, cái chết của anh là điều đã được
báo trước. Còn Phùng Nguyễn thì trẻ hơn. Tôi biết anh có vấn đề về tim và từng
vào bệnh viện cấp cứu, nhưng tôi, với niềm tin vào tuổi tác của anh cũng như sự
tiến bộ của y học, nghĩ là anh sẽ vượt qua cơn bệnh một cách dễ dàng. Nhà văn
Võ Phiến từng bị mổ tim hai lần (vào năm 1985 và năm 1992) vậy mà cũng hưởng
thọ đến năm 90 tuổi. Nghĩ đến Phùng Nguyễn, hình ảnh nổi bật nhất trong óc tôi
là một người đầy sức sống và rất nhiệt tình. Do đó, tin anh mất khiến tôi bàng
hoàng. Cả ngày cứ ngẩn ngơ.
Nguyễn Đức Tùng - BỐN BÀI THƠ KHÓC PHÙNG NGUYỄN
![]() |
Phùng Nguyễn |
1. PHÙNG NGUYỄN, CON ĐƯỜNG
Ở cuối con đường đau khổ
Sẽ có một cánh cửa
Bạn đứng chờ ta
Một trong hai cánh cửa
Giữa lằn ranh đời sống này, đời sống
kia
Mọi chuyện qua mau
Không ai đứng lâu
Chờ người khác tới
Đặng Thơ Thơ - Điếu văn Da Màu: Chúc Anh Phùng Đi Bình An
Phùng Nguyễn - tranh Nguyễn Trọng Khôi
Anh Phùng và tôi làm bạn với
nhau từ Văn Học, sang Hợp Lưu, rồi đến năm 2006 tôi rủ anh cùng làm Da Màu với
tôi và Đỗlê Anhđào. Buổi họp của ba anh em chúng tôi,ba sáng lập viên Da
Màu ở quán café Java trong Five-Point Plaza ở Huntington Beach. Một mùa hè rất
nóng, một buổi chiều rất gió, chúng tôi ngồi ngoài cửa quán, bàn chuyện, đặt
tên Da Màu cho website. Chính buổi họp đầu anh Phùng đưa ra tiêu chí Văn Chương
Không Biên Giới cho Da Màu. Anh đã đề nghị quy chế làm việc dân chủ cho Da Màu,
các biên tập viên luân phiên làm chủ bút, mọi quyết định và hoạt động dựa trên
bàn luận và biểu quyết tập thể. Chúng tôi đồng ý chọn ngày 6 tháng 8, tức chủ
nhật đầu tiên trong tháng, để ra mắt Da Màu. Sau đó từng ngày chúng tôi
bàn về chủ trương, đường lối, mục tiêu của Da Màu, từng ngày chúng tôi làm việc
chuẩn bị cho số ra mắt vào đầu tháng. Với tạp chí Da Màu, anh Phùng
là người tạo dựng chính. Không có anh Phùng thì không có Da Màu như chúng ta
thấy ngày hôm nay. Anh đã thiết kế, cho nó một hiện diện cụ thể, xác thực, cho
nó màu sắc, vóc dáng, hình thể. Anh đã xây một ngôi nhà, để sau đó những thành
viên khác lần lượt tham gia. Để qua nhiều năm tháng tất cả chúng tôi cùng làm
việc, để Da Màu trở thành một gia đình thân thiết. Và luôn luôn anh Phùng
là người anh lớn trong gia đình, là rường cột của ngôi nhà Da Màu. Trong những
quyết định, những dự án, những chuyên đề cho Da Màu, chúng tôi cần tiếng nói
của anh Phùng, cần ý kiến sáng suốt, sự từng trải, quảng bác, tính hào sảng, và
viễn kiến của anh. Mất anh Phùng là một mất mát lớn, lớn lắm, cho chúng tôi.
Ngô Nhân Dụng - Erdogan và PutinErdogan và Putin tranh hùng
![]() |
Erdogan và Putin |
Độc giả Người Việt rất bén nhậy trước tin thời sự. Sau vụ
máy bay Thổ Nhĩ Kỳ hạ máy bay Nga trên vùng biên giới Thổ - Syria, độc giả ký
tên oldcanon nhận xét: “Sau vụ này nếu mà Nga không kéo một mớ hỏa tiễn phòng
không S-300 hoặc S-400 qua đặt bên Syria gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ thì mới là
chuyện lạ.” Quả nhiên, trong khi ông “đại bác già, oldcanon” viết thì tổng thống
Nga Vladimir Putin đã làm việc đó. Hỏa tiễn Sam có tầm xa 400 cây số, đặt ở một
căn cứ Nga cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ khoảng 50 cây số. Chiến hạm Moskva mang hỏa
tiễn tiến vào gần bờ biển, và từ nay máy bay oanh tạc của Nga sẽ có phi cơ chiến
đấu đi bên bảo vệ!
Ít khi chính phủ Nga đưa hỏa tiễn Sam tới một vùng tranh chấp
xa như vậy, kể từ sau cuộc chiến tranh Việt Nam. Đáng lẽ khối NATO phải phản đối
ầm lên khi Nga đưa Sam tới bên bờ Địa Trung Hải; nhưng không thấy. Nhưng họ chỉ
nói mấy câu lấy lệ. Điều đó chứng tỏ mấy tên đạn này không thay đổi cục diện.
Ông Putin phải điều động tên lửa để chứng tỏ cho dân Nga thấy ông vẫn là “người
hùng,” thế thôi.
Phạm Toàn - Không có “mạt sử” – chỉ thiếu cách làm
(Nhóm Cánh Buồm)
Năm 1989, nhà văn Anh Justin Wintle là cây bút đầu tiên người nước
ngoài được đến thăm Việt Nam.
Nói ông “được đến thăm” là một cách “chép Sử” thời đương đại khá
trung thực, nếu ta biết rằng Việt Nam mình thời đó vừa thoát ra khỏi cuộc
chiến, và những thói quen thời chiến vẫn còn sâu đậm; – trong tâm lý người bình
thường, bất cứ người nước ngoài nào nếu không là “ông bà Liên Xô” thì đều có
thể bị coi là “gián điệp”; – cũng tình trạng đó trong tâm lý những người trên
mức bình thường không thể không dẫn đến tình trạng một đất nước bế quan tỏa
cảng; với những ai năm nay ở tuổi 70 đến 90, điều đó chẳng lạ!
Justin Wintle đã thăm Việt Nam, đã gặp gỡ rất nhiều người từ người
bình thường đến những người trên mức bình thường, và năm 1991, ông xuất bản tập
sách nhan đề Romancing Vietnam (Pantheon xuất bản lần đầu tháng 1 năm
1991) – dịch là “Tiểu thuyết hóa nước Việt Nam” chắc là được nhỉ? Trong cuốn
sách của ông có một chi tiết liên quan đến chủ đề “nóng bỏng” mấy bữa nay kể từ
cuộc “Hội thảo Diên Hồng” về môn học Lịch sử, như nhiều tờ báo chạy tít. Chi
tiết đó như sau. Tác giả gặp một nhà Sử học Việt Nam, chính xác là giáo sư Trần
Quốc Vượng. Giáo sư than phiền nỗi Việt Nam thiếu tự do. Justin Wintle đã phản
biện lại theo cách rất Ăng-lê, “Ông nói không có tự do, nhưng ông có Viện Khảo
cổ học đấy thôi?”
Bùi Văn Phú - Thanksgiving đầu tiên của tôi
![]() |
Tác giả trong những ngày mới đến Berkeley định cư (ảnh của Bùi Văn Phú) |
Cứ độ này mỗi năm, thùng
thư trước nhà có nhiều phong thư từ những cơ quan, tổ chức từ thiện gửi đến xin
ủng hộ trong việc giúp đỡ những người kém may mắn.
Như một cách để tỏ lòng biết
ơn nước Mỹ, cũng như tạ ơn Thượng Đế đã cho tôi và gia đình có được cuộc sống như
ngày hôm nay, chúng tôi chọn một số hội đoàn để chia sẻ tinh thần bác ái của mình.
Từ nhiều năm chúng tôi chọn các Food Bank địa phương, Hội Hồng Thập tự khi có
thiên tai, các hội bảo vệ nhân quyền, cơ sở giáo dục và một số cơ quan từ thiện
có chương trình giúp Việt Nam. Năm nay chúng tôi đặc biệt đóng góp cho quỹ của
Cao ủy Tị nạn giúp người dân Syria đang phải lưu lạc xa quê trong các trại tị nạn,
như gia đình tôi của những thập niên trước đã phải trải qua cuộc sống như thế.
Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2015
PGS-TS Phạm Quốc Sử - Tích hợp môn lịch sử sẽ là một thảm họa khôn lường!
Thu
Anh (thực hiện phỏng vấn)
PGS-TS
Phạm Quốc Sử
“Đừng
bao giờ nghĩ bảo vệ môn lịch sử là bảo vệ “miếng cơm, manh áo” cho người dạy
sử, mà đó còn là bảo vệ sợi dây kết nối tốt nhất của dân tộc hôm nay với nguồn
sinh khí truyền thống và thời đại”, PGS-TS Phạm Quốc Sử - Trưởng khoa Lịch sử,
Trường đại học Thủ đô Hà Nội khẳng định.
Xoay
quanh việc tích hợp môn lịch sử được Bộ Giáo dục - Đào tạo nêu ra, cùng với
những ý kiến đa chiều từ các chuyên gia, các nhà nghiên cứu sử học, các giáo
viên lịch sử, PGS-TS Phạm Quốc Sử đã có những chia sẻ, những quan điểm hết sức
thẳng thắn về vấn đề này.
Tìm
hiểu, dạy và học lịch sử là vấn đề sống còn của dân tộc
-
Thưa thầy, lịch sử và môn lịch sử có vai trò như thế nào trong đời sống hiện
nay?
-
PGS-TS Phạm Quốc Sử: Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Hầu hết những gì diễn ra hôm
nay đều có nguồn cội, căn nguyên từ quá khứ, hay nói cách khác đó là sự tiếp
nối của quá khứ. Bởi thế, muốn hiểu hiện tại, muốn hành xử cho đúng, không lệch
lạc trong tương lai thì phải soi chiếu vào lịch sử.
Nguyễn Văn Do - TÍCH HỢP VÀ MẬT LỆNH
Không đi toilet được thì chỉ có chết mà thôi. Không cần phải là
bác sĩ mới hiểu được điều đó, đi toilet là từ bỏ những gì không cần thiết cho bản
thân, những chất mà chúng ta đem vào bản thân là do ta nghĩ nó cần thiết cho sự
sống, nay nó tỏ ra nguy hiểm thì phải từ bỏ, phải đi toilet. Chủ nghĩa xã hội
cũng vậy, không từ bỏ nó thì chỉ có chết mà thôi, không cần phải là nhà chính
trị mới hiểu được điều đó, nó đang phá hoại tình đoàn kết dân tộc, nó phá hoại
kinh tế nước nhà, nó làm nội ứng cho bọn xâm lăng; Đức, Liên Xô, các nước đông
Âu phục hồi mạnh mẽ là nhờ từ bỏ nó.
Từ bỏ Chủ nghĩa xã hội là hành động sáng suốt và cần thiết như
người ta phải đi toilet. Các W.C được xây dựng cùng khắp từ chợ búa, khu vui
chơi, trường học đường lữ hành…. Nó cần thiết, từ bỏ cái độc hại là cần thiết
và tự nhiên. Từ chối sự từ bỏ này là bệnh thần kinh. Đi toilet không ai cười
cả, mà nếu có cười chỉ là nụ cười cảm thông! Dẫu là người dưng nước lã ngoài
đường, hay kẻ xa lạ ở chân trời góc bể, nếu họ biết ta đau bụng mà đi toilet
không được họ sẽ lo lắng cho ta biết bao?! Đi toilet không được thì chỉ có chết
mà thôi!
Lê Mạnh Hùng - Tấn công khủng bố tại Paris là đụng độ giữa hai nền văn minh?
Kể từ khi nhà chính trị học Samuel Huntington hồi năm 1993 đưa ra lý thuyết rằng chính trị quốc tế sẽ bị chi phối bởi sự “đụng độ giữa các nền văn minh” (clash of civilisations), lý thuyết này đã trở thành thời thượng, và có lẽ không ai ủng hộ nó hơn là những người Hồi giáo cực đoan cuồng tín. Những kẻ khủng bố tạo ra cảnh giết người hàng loạt tại Paris tuần trước là thành viên của một phong trào cho rằng Hồi Giáo và phương Tây là hai kẻ thù trong một cuộc chiến một mất một còn.
May mắn là những chính khách hàng
đầu của phương Tây hầu như luôn luôn bác bỏ phân tích của Huntington. Ngay cả
cựu tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush cũng khẳng định “Không hề có đụng độ giữa các
nền văn minh.” Và cuộc sống thường ngày tại những thành phố lớn ở phương Tây
như Luân Ðôn vốn có một thiểu số đông đảo những người Hồi Giáo đã cho một bằng
chứng bác bỏ triệt để luận điệu rằng những người thuộc các tôn giáo và văn hóa
không thể sống và làm việc một cách hòa hợp bên cạnh nhau.
Phạm Chí Dũng - 82 nhân sự ‘luân chuyển’, án kinh tế và Hội nghị 13
Có thông tin cho biết Hội nghị 13 “quyết định
nhân sự” của Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam có thể sẽ diễn ra vào nửa đầu
tháng 12/2015.
Nếu tin tức trên là chính xác, 2015 là năm “lạm
phát” hội nghị Trung ương - có đến 4 kỳ họp 10, 11, 12 và 13, so với chỉ một kỳ
được Bộ Chính trị tổ chức vào năm 2014.
Sau khi Hội nghị Trung ương 12 kết thúc “bất
phân thắng bại” vào nửa đầu tháng 10/2015, Hội nghị 13 có ý nghĩa “quyết định”
- nếu quả đúng nó phải là như thế - đối với vô số ý tưởng và mưu đồ sắp xếp,
khuynh loát lẫn thâu tóm bàn cờ chính trị quốc gia.
Thời gian để “lập thành tích chào mừng Đại hội
Đảng lần thứ 12” chỉ còn rất ngắn, nếu cuộc hội tụ “giới tinh hoa trong đảng”
này diễn ra theo dự kiến vào tháng Giêng năm 2016. Hoặc cho dù Đại hội 12 được
tổ chức ngay sau Tết Nguyên đán 2016, không khí cuộc đua vẫn được kích động lên
mức cao nhất để không một tay đua nào không bị ám ảnh bởi nỗi bất an thường
trực “chiến thắng hay là chết”.
Còn ngay trước Hội nghị Trung ương 13 lại là một
lẽ sống còn: trước khi thở phào để tơ tưởng đến vai vế tổng bí thư, người ta
cần không bị Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị gạt khỏi danh sách đề cử
“tứ trụ” do dính dáng đến “tiêu chí đặc biệt”.
Vậy “tiêu chí đặc biệt” có thể là gì?
Lưu Á Châu - Bài diễn thuyết khiến cả Trung Quốc chấn động
![]() |
Thượng tướng Lưu Á Châu - Chính ủy ĐH Quốc phòng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc |
LTS
Trí Thức Trẻ.- Những ngày vừa qua, Nga và Pháp ngay lập tức gia tăng cường
độ chiến dịch không kích nhằm vào tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tại
Syria, sau các vụ khủng bố nhằm vào máy bay Nga và các vụ tấn công đẫm máu ở
Paris.
Trong khi đó, hành động của Trung Quốc - quốc
gia có 1 công dân vừa bị IS hành quyết và 3 công dân khác thiệt mạng trong vụ
khủng bố Mali hôm 20/11 vừa qua - vẫn chỉ dừng lại ở tuyên bố "tăng cường
hợp tác với quốc tế".
Chính phủ Trung Quốc né tránh trả lời vấn đề này, trong khi truyền
thông lý giải nguyên nhân là do sự khác biệt giữa những giá trị cốt lõi về lợi
ích quốc gia mà Bắc Kinh cần "cân, đo, đong, đếm" nếu tham chiến.
Nhân đây, chúng tôi xin giới thiệu tới quý độc
giả bài diễn thuyết của Thượng tướng Lưu Á Châu - Chính ủy ĐH Quốc phòng Quân
giải phóng nhân dân Trung Quốc - phân tích cách thức mà xã hội Trung Quốc phản
ứng với 1 sự kiện khủng bố phương Tây, cụ thể là vụ 11/9.
Bài diễn thuyết tướng Lưu nói tại căn cứ quân sự
Côn Minh ngày 10/5/2010 (thời điểm ông vẫn mang hàm Trung tướng) và được truyền
thông Trung Quốc cũng như quốc tế đánh giá là "chấn động".
Dưới đây, chúng tôi xin trích đăng bài diễn
thuyết trên.
Thứ Năm, 26 tháng 11, 2015
Hùng Tâm - Cuộc cờ Nga Thổ
Ðằng sau vụ hai máy bay Nga bị bắn
hạ trên xứ Thổ
Ngày 24
Tháng Mười Một, một oanh tạc cơ Sukhoi Su-24 của Nga bị bắn hạn trên lãnh thổ
của xứ Turkey (xưa kia ta gọi là Thổ Nhĩ Kỳ, và vì cận ngày Thanksgiving với
tục ăn thịt turkey, xin dùng chữ Thổ... cho tiện).
Theo Bộ Tổng Tham Mưu Thổ Nhĩ Kỳ,
rồi chính phủ Ankara với bản đồ làm bằng chứng, thì phi cơ Nga xâm phạm không
phận Thổ, và được hai chiến đấu cơ F-16 của Thổ cảnh báo 10 lần trong năm phút
mà vẫn bay trên thị xã Yaylidagi của tỉnh Haty nên đã bị bắn hạ. Ngược lại, Bộ
Quốc Phòng Nga khẳng định rằng việc khách quan theo dõi phi vụ chứng minh là
chiếc Su-24 chỉ bay trên lãnh thổ Syria, ở cao độ sáu ngàn thước.
Thiện Ý - Tại sao quyền hành nghề luật sư bị vi phạm thô bạo tại Việt Nam?
Mẹ và anh chị của nạn
nhân Đỗ Đăng Dư
cầm biểu ngữ phản đối. (Facebook: Dung Truong)
cầm biểu ngữ phản đối. (Facebook: Dung Truong)
Ngày 3/11/2015 vừa qua, Luật sư Trần Thu Nam và
Luật sư Lê Văn Luân bị một nhóm người lạ mặt vô cớ vây đánh trọng thương và
cướp điện thoại, khi tới tiếp xúc lấy lời khai của các nhân chứng tại nhà bà Đỗ
Thị Mai, mẹ của nạn nhân vị thành niên Đỗ Đăng Dư bị đánh chết ngày 5-11-2015
tại đồn công an trong thời gian tạm giam vì bị tình nghi trộm cắp tiền bạc của
người hàng xóm.
Cái chết của Đỗ Đăng Dư mà gia đình nạn nhân và
nhiều người cho là có thể do công an khi điều tra xét hỏi dùng cực hình tra tấn
ép cung gây ra mặc dù công an đưa ra nguyên nhân cái chết của nghi can là do
đồng tù chung phòng đánh đập. Theo số liệu không chính thức, trong thời gian 3
năm qua, ở Việt Nam có tới 226 trường hợp người chết trong thời gian bị tạm
giam, tạm giữ.
Viết từ Sài Gòn - Lịch sử của loa sắt, tượng đài và ống tiêm
Một loa phát thanh treo trên một cột
điện ở Hà Nội vào ngày 19 tháng 5 năm 2011.
Chuyển đổi môn học lịch sử thành môn
“công dân và tổ quốc”. Chuyện này mới nghe tuyên truyền có thể dễ tin rằng đó
là cách làm để tránh sự nhàm chán của môn học lịch sử mà lâu nay học sinh đã
lạy trời lạy đất với nó. Nhưng nếu nhìn sâu vào bản chất của sự việc, nó cho
thấy một sự đánh tráo và trí trá tiềm ẩn và nó cũng lột trần được kiểu dạy lịch
sử lấy tuyên truyền đánh lận với dạy khoa học cũng như nó làm lộ rõ của một thứ
lịch sử gồm loa sắt, tượng đài và ống tiêm của đảng Cộng sản Việt Nam.
Cao Huy Huân - Cộng đồng ASEAN: Việt Nam không khéo sẽ tụt lại phía sau
![]() |
Bộ trưởng 12 nước đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tổ chức một cuộc họp báo để thảo luận về tiến bộ trong các cuộc đàm phán ở Lahaina, Maui, Hawaii, ngày 31/7/2015. |
Sáng ngày 22/11, thay mặt các quốc gia thành
viên ASEAN, Thủ tướng Najib Razak của Malaysia - nước chủ nhà Hội nghị cấp cao
ASEAN lần 27, đã tuyên bố thành lập Cộng đồng ASEAN (gọi tắt là AC) vào ngày
31/12 năm 2015. Sự kiện này, sau việc hoàn tất đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên
Thái Bình Dương, mang đến sự phấn khởi, nhưng cũng gợi lên nhiều nỗi lo cho
Việt Nam.
BBC - Việt Nam 'chuyển sang đánh võ mồm'
GS Nguyễn Mạnh Hùng tin
rằng Hội thảo Quốc tế về Biển Đông
ở Vũng Tàu (23-24/11/2015) là một thành công của Việt Nam.
ở Vũng Tàu (23-24/11/2015) là một thành công của Việt Nam.
Việt Nam không 'đánh võ' được trên thực tế, nên đã chuyển sang
'đánh võ mồm' để quốc tế hóa vấn đề Biển Đông và cuộc hội thảo quốc tế mới tổ
chức ở Vũng Tàu là một 'thành công', theo một học giả của Mỹ từ Singapore có
tham luận tại Hội thảo.
Trao đổi với BBC từ Vũng Tàu, Việt Nam, hôm
24/11/2015, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên gia bang giao quốc tế của Đại học
George Mason, Mỹ, nói:
"Tôi nghĩ họ (Việt Nam) không đánh nhau bằng võ được thì họ
đánh võ mồm thôi.
"Họ tìm cách quốc tế hóa vấn đề Biển Đông ra, thì họ làm đến
lần thứ bảy rồi đó.
"Những người trẻ mà họ tổ chức thì bây giờ cũng khá lắm rồi,
có căn bản, kiến thức luật pháp, rồi ngoại giao họ đều khá.
"Và bởi vì lâu rồi, thành ra họ biết những người nào nói như
thế nào, thành ra họ tổ chức như thế này."
Thứ Tư, 25 tháng 11, 2015
Ngô Nhân Dụng - Một bài học cho ông Putin
![]() |
Vladimir Putin |
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ mới cho ông tổng thống Nga một
bài học. Hai máy bay F-16 do Mỹ chế tạo đã bắn hạ một chiếc Sukhoi Su-24 của
Nga xâm phạm không phận Thổ trong khi oanh kích các lực lượng chống chính quyền
Assad ở Syria. Máy bay Thổ đã cảnh cáo máy bay Nga 10 lần trong vòng năm phút
trước khi bắn; một máy bay Nga khác đã trở về căn cứ ở Syria.
Ông Vladimir Putin nổi giận, tố cáo
Thổ “đâm sau lưng” Nga trong khi cả hai nước cùng đánh địch thủ chung là lực
lượng IS, “Quốc Gia Hồi Giáo” tại Syria. Ông Putin lại phân trần rằng phi cơ
Nga chưa vào nước Thổ, còn bay cách xa biên giới một cây số (1 km). Oanh tạc cơ
Su-24 có thể đạt tốc độ 2,320 km một giờ, nếu bay chậm cũng nháy mắt là có thể
bay chệch một, hai cây số như không. Theo đài CNN, một quân nhân Mỹ phân tích
rằng máy bay Nga chỉ lọt vào không phận Thổ Nhĩ Kỳ trong vòng 30 giây.
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến - Đạo Đức Lãnh Tụ & Tình Dục Nhân Dân
Đảng ta là đạo đức, là văn minh. - Hồ Chí Minh
Chừng ba mươi năm trước, tôi may mắn đọc được bài viết rất công phu của nhà văn Trùng Dương – “Phan Khôi: Ngọn Hải Đăng Giữa Vùng Biển Động.” Trước đó, tôi chỉ nghe danh ông là người mở đường cho phong trào thơ mới ở Việt Nam:
Hai mươi bốn năm xưa, một đêm vừa gió lại vừa mưa.
Dưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ,
Hai cái đầu xanh kề nhau than thở:
- Ôi đôi ta, tình thương nhau thì vẫn nặng,
Mà lấy nhau hẳn là không đặng ....
Hai mươi bốn năm sau. Tình cờ đất khách gặp nhau.
Đôi cái đầu đều bạc.
Nếu chẳng quen lung đố nhìn ra được.
Ôn chuyện cũ mà thôi. Liếc đưa nhau đi rồi,
Con mắt còn có đuôi.
Phạm Chí Dũng - Điểm đến Việt Nam: ‘Đòi tiền chuộc’, ‘chém trước cướp sau’ và 6%
Nữ sinh Hà Nội mặc áo dài tạo dáng chụp ảnh
trên phố mùa lá rụng.
Ngày 10/11/2015, lại thêm một chấn động về chủ
nghĩa thực dụng đang tung hoành trong nền du lịch “đậm đà bản sắc dân tộc” ở
Việt Nam: câu chuyện một phụ nữ Anh bị đòi tiền chuộc chiếc máy ảnh mà chị
làm rơi ở Quảng Bình được tường thuật lại trên báo Anh Daily Mail.
Ngay lập tức, bài báo này nhận được rất nhiều bình luận từ độc giả trên khắp
thế giới. Rất nhiều ý kiến chê trách lòng tham của người Việt.
Nhiều độc giả tỏ ra hoàn toàn không hài lòng về
Việt Nam bởi “một đất nước đầy rẫy trộm cắp” và nạn vòi tiền du khách diễn ra
phổ biến, và nói sẽ không quay trở lại.
“Thật đáng buồn, du khách ở Việt Nam bị coi
như những cây ATM di động”, độc giả có nickname “EvilPoppet” của
Australia bình luận.
VOA Tiếng Việt - Cú giáng vào nỗ lực TPP của Việt Nam?
![]() |
Bà Đỗ Thị Minh Hạnh bị nhiều người đàn ông đánh vào đầu và mặt khi bà đi bảo vệ quyền lợi cho các công nhân ở Đồng Nai. |
Một nhà hoạt động trong nước cho biết bà đã bị “bóp cổ” và “đánh vào đầu” khi tới bảo vệ quyền lợi cho các công nhân “thấp cổ bé họng” ở Đồng Nai, giữa bối cảnh nhiều nhà lập pháp Mỹ bày tỏ hoài nghi về TPP, nhất là vấn đề công đoàn độc lập ở Việt Nam.
Hôm qua (23/11), bà Đỗ Thị Minh Hạnh cùng ký giả tự do Trương Minh Đức tới trao đổi với hàng chục công nhân của một công ty nước ngoài hoạt động ở Việt Nam về việc họ bị “chấm dứt hợp đồng và bị sa thải trái pháp luật”, nhưng cuộc gặp đã nhanh chóng bị giải tán.
Bà Hạnh và ông Đức sau đó đã bị áp giải tới một đồn công an và bị câu lưu trong nhiều tiếng đồng hồ, trước khi được các nhà hoạt động khác tới “giải cứu”.
PHÂN ƯU - Anh DƯƠNG VĂN BA
PHÂN ƯU
Được tin buồn, đồng môn Đại Học Sư Phạm ban Triết học
khóa 1961-1964 tại Đại học Đà Lạt
Anh DƯƠNG VĂN BA
Đã qua đời ngày 21 tháng 11 năm 2015 tại Sài Gòn
Thọ 73 tuổi.
Chúng tôi một số bạn cùng lớp của anh Dương Văn Ba
xin chân thành chia buồn cùng toàn thể tang quyến.
Cầu chúc Hương linh Dương Văn Ba sớm được yên vui nơi cõi Vĩnh Hằng.
Hồ Công Danh
Tô Văn Lai
Nguyễn Văn Lục
Phạm Phú Minh
Vĩnh Phiếu
Trương Đình Tấn
Nguyễn Văn Vũ
CÁO PHÓ - Ông DƯƠNG VĂN BA
Gia đình chúng tôi thương tiếc báo tin:
Ông DƯƠNG VĂN BA
Sinh năm 1942 tại Bạc Liêu
Nguyên Dân biểu Quốc hội trước 1975
Nguyên Nhà báo tại báo Điện Tín và Tin Sáng
Nguyên Phó Giám đốc Cimexcol Minh Hải hợp tác kinh tế với Lào
Đã từ trần hồi 22g30 ngày 21 tháng 11 năm 2015
(tức ngày 10 tháng 10 năm Ất Mùi),
thọ 73 tuổi.
Lễ viếng vào hồi 10g ngày 23 tháng 11 năm 2015
tại Nhà thờ Vườn Xoài, 413 Lê Văn Sỹ, P. 12, Q. 3, TPHCM.
Lễ đưa tang vào hồi 5 giờ sáng ngày 26 tháng 11 năm 2015
Lễ hỏa táng tại nghĩa trang Bình Hưng Hòa.
Thay mặt gia đình
Trưởng Nam
DƯƠNG ĐÌNH THẢO
Đồng kính báo
Thứ Ba, 24 tháng 11, 2015
Trần Gia Phụng - Bảy mươi năm khủng bố
Vào giữa tháng 11-2015, cả thế giới xúc động về tin khủng bố tối
Thứ Sáu 13-11-2015 tại các địa điểm giải trí ở Paris. Trong toàn
cảnh Âu Châu thanh bình từ khi thế chiến thứ hai chấm dứt năm 1945 cho đến nay,
tin tức và hình ảnh khủng bố dồn dập trên truyền hình, gây xôn xao dư luận khắp
nơi, kể cả ở Bắc Mỹ vì Bắc Mỹ cũng là một trong những mục tiêu mà khủng bố đã
từng nhắm tới.
Xem cảnh khủng bố trên truyền hình, những người Việt Nam lớn
tuổi liên tưởng ngay đến những chuyện khủng bố ở quê nhà trước
đây. Thảm cảnh khủng bố diễn ra khắp nơi ở Việt Nam cũng từ năm
1945; qua nhiều hình thức khác nhau, hoặc ám sát, hoặc thủ tiêu, hoặc đặt chất
nổ, hoặc quăng lựu đạn, hoặc pháo kích, hoặc phá đường, giựt sập cầu cống, phá
đường “rầy” xe lửa, hăm dọa tống tiền …
Khủng bố ở Việt Nam và khủng bố Âu Mỹ đều nhắm gây sợ hãi trong
quần chúng nơi bị khủng bố, quấy phá đời sống xã hội, nhưng hai bên có những
điểm khác nhau khá rõ rệt.
Tuấn Thảo (RFI) - Pháp : Đơn thuần oanh kích Daech vẫn chưa đủ
![]() |
Pháp triển khai hàng không mẫu hạm gồm trực thăng và 26 chiến đấu cơAFP / ECPAD |
Báo chí Pháp ngày 24/11/2015 tiếp tục dành nhiều bài viết
cho cuộc chiến chống Tổ chức Nhà nước Hồi giáo, Daech, từ 12 trang đến 16
trang. Tờ Le Figaro đăng trên trang nhất bức ảnh chụp các chiến đấu cơ chuẩn bị
cất cánh từ hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle, và như vậy hải quân Pháp tăng
gấp ba lần hỏa lực không kích nhắm vào Daech.
Báo Le Monde thì chạy hàng tựa đậm : Pháp vận động đồng
minh tham gia cuộc chiến chống Daech. Hôm nay, Tổng thống Pháp François
Hollande gặp Tổng thống Mỹ Obama. Trước đó, ông Hollande đã tiếp đón Thủ tướng
Anh Cameron sau khi tham khảo ý kiến của hai lãnh đạo Đức và Ý.
Nguyễn-Xuân Nghĩa - Thượng Đế phù hộ
Những yêu cầu của một chiến lược mới
Khi nhân loại bước vào thế kỷ 21, Hoa Kỳ có tổng thống thứ 43 vừa nhậm chức
ngày 20 Tháng Giêng năm 2001, là George W. Bush. Tháng Tư năm đó, việc một phi
cơ trinh sát Mỹ bị không quân Trung Cộng uy hiếp và phải hạ cánh xuống đảo Hải
Nam khiến Chính Quyền Bush 43 rà soát lại chiến lược của Hoa Kỳ với Trung Quốc
tại Đông Á. Nhưng vụ khủng bố 9-11 vào Tháng Chín năm đó lại đảo lộn ưu tiên
của nước Mỹ. Hoa Kỳ tạm gác chuyện Đông Á sang một bên và mở ra một thời kỳ mới
với hai chiến dịch chống khủng bố Hồi Giáo toàn cầu tại Afghanistan rồi Iraq.
Cuối nhiệm kỳ hai của ông Bush, vụ khủng hoảng tài chánh vào Tháng Chín năm
2008 dẫn đến nạn tổng suy trầm 2008-2009 và đảo lộn tình hình kinh tế toàn cầu
cho tới ngày nay.
Nguyễn Anh Tuấn (RFA), viết từ Seoul: Han Dongfang: “TPP chưa hẳn đã tốt cho quyền lao động ở Việt Nam nếu…”
![]() |
Han Dongfang, người đã lập ra công đoàn độc lập đầu tiên ở Trung Quốc đại lục trong biến cố Thiên An Môn lịch sử. |
Mang một dáng vẻ nghệ sĩ với mái tóc
bồng bềnh, không ai nghĩ Han là người đã lập ra công đoàn độc lập đầu tiên ở
Trung Quốc đại lục trong biến cố Thiên An Môn lịch sử.
Sau cuộc thảm sát Han bị giam giữ 22
tháng không qua xét xử. Sang Mỹ điều trị một năm sau khi được thả, Han bị Bắc Kinh
trục xuất sang Hong Kong trên đường trở về nước, tiếp tục hoạt động về quyền
lao động cho công nhân Trung Quốc đại lục ở đó cho đến nay.
Tiếng tăm ở cấp độ quốc tế của Han
đến từ kinh nghiệm hoạt động về quyền lao động trong lòng một quốc gia cộng sản
ở cả thời kỳ kinh tế kế hoạch tập trung lẫn kinh tế thị trường - điều mà
ngay cả các nhà hoạt động từ các nước cựu cộng sản Đông Âu cũng không có được.
Văn Quang - Viết từ Sài Gòn: Trộm cắp từ sân bay đến thành phố Sân bay Tân Sơn Nhất tuy đã được nâng cấp cuối năm 2014 song vẫn bị xếp hạng tệ nhất châu Á
Sân bay Tân Sơn Nhất tuy đã được nâng cấp cuối năm 2014 song vẫn bị xếp hạng tệ nhất châu Á |
Có hai nguyên nhân “đáng sợ” nhất của thời đại kinh tế suy thoái và đạo đức băng hoại cùng bọn quan lại tham nhũng, đó là nạn mại dâm và trộm cướp hoành hành ở khắp nơi. Kỳ trước tôi đã tường thuật với bạn đọc về tệ nạn mại dâm ở TP Sài Gòn. Kỳ này tôi tường thuật về nạn trộm cắp ngay tại Sân bay Tân Sơn Nhất và giữa Thành phố Sài Gòn.
Đã hơn một lần tôi kể với bạn đọc về những điều trái tai gai mắt ở sân bay Tân Sơn Nhất, một sân bay lớn nhất nước và lưu ý du khách nào đến Sài Gòn cũng phải đề phòng tệ nạn này. Nhất là chuyện tham nhũng, chuyện vòi tiền của các “quan chức” làm việc trực tiếp với khách. Thế nhưng vở kịch nhơ bẩn đó vẫn cứ diễn ra hàng ngày, hàng giờ trước mắt thiên hạ, rồi đến chuyện ăn cắp hành lý của khách đi máy bay.
Cho đến nay cũng chẳng thay đổi được gì. Cho nên sân bay này, năm nay vẫn được “vinh dự” xếp vào loại Tệ Nhất Châu Á.
Thứ Hai, 23 tháng 11, 2015
Nguyễn Hưng Quốc - Khủng bố và chống khủng bố
Một binh sĩ Pháp tuần tra ở phía trước bảo
tàng Louvre ở Paris hôm 17/11.
Cuộc khủng bố của nhóm Nhà nước Hồi giáo
(Islamic State, IS) tại Paris vào tối 13/11 đã qua. Tất cả những tên khủng bố
đã bị giết chết hoặc tự làm nổ bom chết. Một số tên chủ mưu cũng đã bị giết
chết. Nhưng cuộc khủng bố ấy vẫn chưa kết thúc. Chính phủ Pháp, một mặt, tiếp
tục truy lùng những tên chủ mưu còn lại; mặt khác, gia tăng các đợt oanh kích
nhắm vào lực lượng Nhà nước Hồi giáo tại Syria. Nhưng, quan trọng hơn hết, cuộc
khủng bố vẫn chưa kết thúc trong tâm trí mọi người: Cứ bước đến bất cứ chỗ nào
đông người cũng đều có cảm giác bất an. Sống, thì mọi người vẫn cứ sống, vẫn
vào quán cà phê và tiệm ăn, vẫn vào các rạp hát và các sân vận động, nhưng, tự
trong lòng, thỉnh thoảng lại nhói lên một cảm giác lo lắng: Không biết có tên
khủng bố nào đột nhiên xuất hiện cầm súng bắn xả vào mình hay không.
Lê Phan - Đừng sợ
Hôm Thứ Năm vừa qua, Hạ Viện Hoa Kỳ, trong một cuộc
bỏ phiếu với đa số áp đảo đã áp đặt một tiêu chuẩn khắt khe, và có lẽ rất khó
thực thi, cho những thủ tục thanh lọc mới cho dân tỵ nạn đến từ Syria muốn xin
định cư ở Hoa Kỳ, lợi dụng sự lo sợ đã phát sinh từ cuộc tấn công vào Paris hôm
Thứ Sáu, 13 tháng 11.
Dự luật được Hạ Viện thông qua với
289 chống 137, với 50 dân biểu Dân Chủ ủng hộ, đòi hỏi là giám đốc của Cơ Quan
Điều Tra Liên Bang FBI, bộ trưởng Bộ Nội An và giám đốc Cơ Quan Tình Báo Quốc
Gia xác nhận là một ứng viên từ Syria và Iraq không là một đe dọa cho Hoa Kỳ.
Không những biện pháp này vô lý và không thực hiện được, nó đi ngược lại thực
tế, mà tất cả đều phát xuất từ một sự sợ hãi mà các chính trị gia muốn lợi dụng
cho mục tiêu của bản thân mình.
Phạm Đình Trọng - Công thức giữ đảng
1. NIỀM TIN BẠO LỰC
Tiến sĩ chuyên ngành bảo vệ đảng Nguyễn Phú Trọng nhậm chức
Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam ở thời điểm tròn 20 năm hệ thống cộng sản quốc
tế sụp đổ, cũng là 20 năm sau cuộc cúi mặt, lén lút đi đêm của lãnh đạo đảng Cộng
sản Việt Nam đến Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, Tàu Cộng.
Hệ thống cộng sản quốc tế một thời hùng mạnh, làm giông bão
sấm sét dìm một phần hành tinh, một phần loài người vào biển máu, biển lửa cách
mạng, dìm hơn tỉ người vào bóng đêm nô lệ cộng sản nay bỗng chốc chỉ trong khoảnh
khắc sụp đổ tan tành là nỗi lo canh cánh của vị Tổng bí thư thừa giáo điều mà
quá thiếu hụt thực tế cuộc sống của dân, của nước nên xơ cứng, vôi hóa động mạch
cảm xúc!
Lo từ khi chưa chính thức ngồi vào ghế Tổng bí thư.
Ts Nguyễn Văn Tuấn - Bảy tội lỗi xã hội
Mahatma Gandhi là một chính khách
vĩ đại, một nhà hiền triết của Ấn Độ, người được Liên hiệp quốc vinh danh thật
sự (chứ không phải ông Hồ). Chẳng hiểu sao mỗi khi nghĩ về hiện tình của đất
nước làm tôi nhớ đến Gandhi, người đã từng cảnh báo thế giới về cái mà ông gọi
là Bảy Tội Lỗi Xã Hội (Seven Social Sins) mà ông viết ra từ năm 1925, đúng 90
năm trước:
1. Làm giàu mà không nhờ lao động (Wealth without work)
2. Hưởng lạc thú mà không có lương tâm (Please without conscience)
3. Có kiến thức mà không có nhân cách (Knowledge without character)
4. Làm thương mại mà không có đạo đức (Business without morality/ethics)
5. Khoa học mà không có nhân văn (Science without humanity)
6. Có tôn giáo mà không thờ phượng (Religion without sacrifice)
7. Làm chính trị mà không có nguyên tắc (Politics without principles)
Lê Anh Hùng - Vì sao chính phủ Việt Nam vẫn phớt lờ hiểm hoạ Trung Quốc mang tên Silver Shores?
![]() |
Một trong những khách sạn của người Trung Quốc
nằm đối diện khu du lịch Silver Shores
trên đường Võ Nguyên Giáp, Đà Nẵng. |
Ngày 14/9/2015, VOA đăng bài “Ai đã ‘rước’ một công ty TQ trá hình vào cắm chốt những vị trí hiểm yếu ở Đà Nẵng?” của tác giả Lê Anh Hùng. Bài viết đã vạch trần mánh khoé của Cty Silver Shores trong việc qua mặt nhà chức trách Việt Nam để được cấp một khu đất rộng tới 30ha trải dài 1km dọc bờ biển Đà Nẵng và ngay trước mặt sân bay Nước Mặn.
Thủ đoạn của nhà đầu tư “made in Trung Nam Hải” này là (i) thành lập công ty ma Silver Shores Ltd. ở Hồng Kông; (ii) thành lập chi nhánh của Silver Shores Ltd. tại Mỹ, cũng mang tên Silver Shores Ltd.; và (iii) sử dụng pháp nhân Silver Shores của Mỹ để chiếm lĩnh những vị trí nhạy cảm về an ninh – quốc phòng ở Đà Nẵng thông qua các dự án kinh tế trá hình.
Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2015
Ngô Nhân Dụng - Hạ giá hay xóa bỏ môn lịch sử?
Ngày Chủ Nhật tuần rồi, 15 tháng 11, 2015, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức
một cuộc hội thảo trong đó nhiều vị giáo sư báo động học sinh nay mai sẽ không
còn được học môn lịch sử đầy đủ, theo dự thảo chương trình bậc Trung học Phổ
thông, mà bộ Giáo dục và Đào tạo có thể thi hành. Theo chương trình soạn thảo, từ
năm 2018 các học sinh sẽ không được học riêng môn Lịch Sử, mà môn này sẽ được
gộp chung vào thành một môn học mang tên là “Công dân với Tổ quốc;” trong đó có
thêm hai môn khác là Giáo dục công dân và An ninh quốc phòng. Trước đó hai
tuần, bộ Giáo dục đã họp các nhà giáo để giải thích việc cải cách này; nhưng
giới sử học nghe không xuôi tai!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)