Thứ Bảy, 3 tháng 10, 2015
Vy Thanh Nguyễn Văn Thùy - Nhớ Anh TÔN THẤT THIỆN
![]() |
Allison Kent Thomas và Tôn Thất Thiện
(Ảnh chụp tại Claras Restaurant, Lansing, 1992. Ảnh của Vy Thanh)
|
Tôi gặp anh Tôn
Thất Thiện lần đầu tại phòng họp của The
Asia Foundation ở Sài Gòn, Việt Nam, khoảng đầu mùa hè năm 1972. Raymond
Johnson, đại diện của cơ quan này, cho biết lý do của buổi họp: The Asia Foundation mời chúng tôi đi dự
cuộc hội thảo về phát triển đại học do RIHED* tổ chức tại Penang, Malaysia. Từ
đó cho đến những năm trước khi anh Thiện mất, dù anh ở Canada, tôi ở Hoa kỳ,
chúng tôi vẫn thường xuyên thư từ, điện thoại liên lạc và đi thăm nhau.
Xin trích vài email của anh Thiện đã trao đổi giữa hai
anh em chúng tôi gần đây nhất.
Năm 2011: khi anh Thiện
còn khỏe.
1). Ton
That Thien August 12, 2011
Bồ Thùy,
Mấy ngày
nay, được biết Bồ đang làm một chuyện "động trời" (= động đến gốc của tụi CS!),
tui cứ tiếc
là. . . nay già quá không còn ráp vô làm chung với Bồ một việc mà ít người làm
được,
vì phải có formation và tư cách con người. . .
Tui chỉ còn
một cách là mách cho Bồ, và cho những người "trẻ" và hăng say như Bồ, một vài điều mà
tui thấy cần bàn. (Tui chỉ lo chuyện "cần bàn" thôi, chớ không lo chuyện "tố cộng"
lặt vặt, vớ
vẩn. . .)
Một việc mà
tui thấy cần làm, mà hiện nay chỉ có Bồ làm được, là:
Dùng những gì mà Bồ vừa phanh phui được,
viết một bài tham luận chừng 3-5 trang về đề tài "Hồ Chí Minh
và Nguyễn Thị Minh Khai" bằng ba thứ tiếng— Việt-Pháp-Anh — rồi cho đăng trong
mấy tạp chí lớn ở ngoại quốc, cho nó ONLINE đặng người trong nước được đọc, và
nói:
«Còn nhiều chi tiết đầy đủ nữa, sẽ được công
bố trong tác phẩm (Title) của
tôi sẽ phát hành (References: date,
publisher, etc.)»
Cần
phải đăng trong tạp chí ngoại quốc, vì đối với người Việt, đặc biệt là trí thức.
. . bụt nhà không thiêng!
Thiện.
Thiện.
2).Ton That Thien August 13, 2011
Bồ Thùy,
Rất tiếc là Bồ không còn thì giờ và (thủ tục)
"đầu tiên" nữa để đi Moscou lục hồ sơ HCM và ĐCSVN ở Archives của
Komintern. Chắc sẽ tìm được nhiều tài liệu explosifs lắm.
Lúc tui đi Moscou (21 sept.-03 oct., 1993) có đến
Archives Komintern dò xem có gì "hay" hơn những phanh phui của Sophie
Quinn-Judge không. Nhất là chuyện Komintern
đã đặt vấn đề paternité của đứa con gái của Minh Khai. Komintern muốn biết đứa đó là con của HCM hay Trần
Phú (vì có lúc HCM dùng tên "TP") hay của Lê Hồng Phong.
Tui chỉ đến Archives Komintern có một buổi để hỏi thăm thủ tục sưu tầm. Bà phụ trách rất tử tế và vồn vả,
có mang ra một carton nói là carton về HCM. Bà nói lãnh tụ Đông Nam Á châu nào cũng có hồ
sơ đầy đủ, trong đó có chương trình huấn luyện và biên lai tiền bạc Komintern cấp (Komintern rất kỹ về
chuyện này!!!). Muốn tài liệu nào thì bà sẵn sàng làm photocopy cho, mỗi copy 1
dollar!!! Lúc đó họ đang rất cần
"đầu tiên"!!!
Nhưng vừa đến Moscou, 21 septembre, thì ngay đêm đó xảy ra vụ CS muốn đảo
chính Yeltsin, mà visa của tui gần hết hạn cho nên tui chuồn ngay, vì sợ mắc kẹt trong nội chiến Nga.
Tui định về trau dồi thêm tiếng
Nga rồi sẽ trở lại lục xét về Komintern huấn luyện và tài trợ cho HCM thế nào. Nhưng sau khi
Sophie Quinn-Judge tiết lộ chuyện Minh Khai, Hà Nội gởi sang Moscou một phái
đoàn hùng hậu đòi Nga cho họ trier hồ
sơ HCM, và lúc đó Nga cũng ngưng luôn việc cho ngoại quốc tự do tham khảo archives Đảng CS Nga, nên
tui không đi Nga nữa.
Nhưng tui tin rằng nếu những chercheurs như Bồ và tui phanh phui thì
sẽ phát hiện được nhiều chuyện "hay" lắm về HCM-ĐCSVN. Tụi "specialists" viết về
HCM-ĐCSVN như William Duiker, Jean Lacouture, v.v., tránh phanh phui (ngay cả trong việc sưu tra archives của Ministère de la France d’Outre-Mer) những gì bất lợi cho HCM-ĐCSVN, cho nên sự thật về HCM chúng chưa được trình bày hết. Mình phanh phui được chừng nào hay chừng đó.
Thiện.
Thiện.
Năm 2013: khi anh Thiện
cảm thấy không còn khỏe nữa.
3).Ton That Thien May 30, 2013 < Sent from my
iPad>
Bồ
Thùy,
Sách đã nhận được mấy hôm rồi, mà vì Bà Vợ
tui thấy nó nặng quá, không mang lên thang lầu nỗi,và nếu có mang lên được thì cũng
để đó ngắm thôi vì tui đang bệnh không đọc được (không bê nỗi).
Vậy tạm để đó đã, chờ tui hết bệnh rồi
tính!
Thiện.
Thiện.
4). Ton That Thien June 21/2013
Bồ Thùy
Ngày nay là ngày đầu tiên sau 6
tuần bệnh tui đuợc coi là "lành bệnh" và vào giai đoạn "récupération". Do đó, được tập lại xuống lầu
lên lầu. Và cũng do đó mà lần đầu được ngắm, rờ, và feuilleter quyển sách của bồ, và có vài cảm tưởng sơ
sơ. . . Về nội dung và cách trình bày thì tui đã làm việc với bồ #15 năm rồi, biết rõ tác
giả mất biết bao công lao, miễn bàn!
Tình hình sức khoẻ của tui lúc ni
không cho phép viết book review xứng
tên đó, nhưng chắc Nguyễn Ngọc Bích sẽ làm việc đó. Và có lẽ Anatolii Sokolov (bằng tiếng Nga) nữa. . .
Briefly (only!)
Thiện.
Thiện.
5). Ton That Thien July 18, 2013
Bồ Thùy,
Tui đang soạn vali để ngày mai đi "dưỡng bệnh" 3 tuần với gia đình con gái tui.
Đi về — và khoẻ mạnh — sẽ trả lời. Nhưng chắc còn lâu vì phải đợi anh NMCần và anh Cần còn phải đợi Bồ.
Về cuốn sách của Bồ, anh Cần dùng chữ "đồ sộ" là đúng lắm!
Thiện.
Thiện.
Bồ Thùy,
Tui lúc ni yếu đi nhiều, về cơ
thể cũng như về trí tuệ. May mà tình thần còn tốt. Do đó mới quý và chiều bạn bè và đáp
yêu cầu của Bồ.
Bồ còn trẻ, tha hồ đọc đồ của các
tác giả trí thức chính trị Tây phương cao siêu cầu kỳ, nhưng những ông này thường tưởng người ta
cũng như họ nên viết rất abstrait, dùng nhiều involvements/implications và rất comprimés, cho nên rất khó hiểu, và có khi không hiểu nỗi!!!!
Thiện.
Thiện.
Năm 2014: khi anh Thiện
không còn khỏe nữa.
7).
Ton That Thien February 18, 2014< Sent from my
iPad>
Bồ
Thùy,
Interessant lắm, nhưng lúc ni không thú vị bằng chuyện chúng nó đánh nhau.
Về sức khoẻ thì tui cũng yếu xìu. . . và chịu thua Ông Trời!
Thiện.
Thiện.
Một lần, trong những dịp anh Thiện sang Michigan —lúc tôi
còn làm việc ở Lansing Community College, Michigan— tôi thu xếp để anh gặp
Allison K. Thomas, người sĩ quan OSS Hoa Kỳ đã hướng dẫn The Deer Team giữa năm 1945 nhảy dù xuống miền bắc Việt Nam giúp
huấn luyện nhóm du kích của Hồ Chí Minh. Trong buổi họp mặt này cả anh Thiện và
tôi được nghe ông Thomas kể lại nhiều sự kiện quan trọng đã xảy ra trong khi
nhóm tình báo của Hoa Kỳ lưu lại trong vùng Hồ Chí Minh trú đóng và trước khi
cùng Hồ về Hà Nội cuối tháng 8/1945.
Trong
dịp gặp gỡ này có hai chuyện mà tôi muốn nói lên cho rõ: nhân cách của Hồ Chí
Minh.
Chuyện thứ nhất:
Phi cơ của
Trung úy Hoa kỳ Rudolph Shaw bị Nhật bắn. Shaw nhảy dù, rơi vào vùng Việt Minh
kiểm soát. Ít lâu sau đó Hồ đích thân đưa Shaw về Bộ Tư lệnh Flying Tigers đóng
ở Kūnmíng 昆明 (Côn minh). Tướng Claire Lee Chennault đề nghị tặng Hồ một số tiền tương
xứng với công cứu Trung úy Shaw. Nhưng Hồ không nhận. Chỉ xin một cây súng Colt
45. Chenault ra lệnh sĩ quan tùy viên lấy trong kho một cây súng mới toanh, có
cả bao súng. Hồ thích thú với món quà này. Tuy nhiên chưa rời khỏi doanh trại
của Chenault, Hồ quay trở lại, nói với sĩ quan tùy viên của Chenault: xin Trung
tướng ký tên tặng Hồ trên bao súng. Bực mình về chuyện anh chàng ‘gọi là lãnh
tụ của Việt Minh’ mà có tư cách thấp hèn, nhỏ nhen đó, Chenault bảo sĩ quan tùy
viên: “Anh cứ viết tên tôi như hắn yêu cầu! Xong tống cổ anh ta ra khỏi chỗ
này!”
Chuyện thứ hai:
Trong những ngày toán thám báo Deer Team của
OSS Hoa Kỳ ở cùng với nhóm quân du kích của Việt Minh, một hôm Hồ đích thân mang
tặng Thomas một chai rượu mà Hồ bảo là: « thuốc bổ bồi dưỡng! » Cùng với chuyện
“tặng rượu,” cứ vài đêm lính du kích của Hồ dẫn một người con gái thượng du Bắc
Việt đến từng ‘lán’ của mỗi thành viên nhóm Deer Team ở, nói: « Họ đến để chăm
sóc các bạn!» Nhưng ai ai
cũng đều từ chối chuyện đó.
Ông Thomas có nói thêm chi tiết này: Hồ ra
lệnh cho thuộc cấp dựng một túp lều riêng biệt cho mỗi thành viên toán thám
báo. Lúc ban đầu chúng tôi nghĩ Hồ muốn dành cho mỗi người chúng tôi có được sự
tự do cá nhân trong khi nghỉ ngơi. Nhưng sau hai lần xảy ra chuyện lính du kích
của Hồ dẫn gái đến vào đầu hôm, tăm tối —và ở trong rừng— chúng tôi hiểu ngay dụng
ý bẩn trong đầu của lãnh tụ Việt Minh đi kèm với những chai «rượu thuốc bổ»!
Trong cuốn Ho Chi Minh: a bibliographical analysis. (New York: Charles
Scriber’s Sons, 1973) Charles Fenn xác nhận tình tiết của hai sự kiện kể trên, “chuốc
rượu và dẫn gái.”
Trong bài: “Henry A. Prunier, 91, U.S.
Soldier Who Trained Vietnamese Troops, Dies” ký giả báo The New York Times (17April, 2013), Douglas Martin, ghi lại lời của Henry Prunier: «
Ho’s offer of pretty Vietnamese women and jungle aphrodisiacs, [however] obeying regulations, the OSS men declined,
regretfully.»Tạm dịch: “Hồ đem dâng những cô gái Việt xinh đẹp và tặng rượu
thuốc kích dâm cho các tình báo viên OSS, [tuy nhiên] tuân hành các quy định, họ
đều phải xin lỗi, từ chối”.
Hai
thông tin này trích từ sách của Vy Thanh sắp xuất bản: Hồ Chí Minh Tìm đường cứu nước?
Anh Thiện đúng là bậc thầy về sưu tầm−nghiên cứu−biên
khảo.
Có
một dịp, tôi gởi cho anh Thiện câu của Vladimir
Lenin: "It is true that liberty is
precious; so precious that it must be carefully rationed" để xin anh cho ý kiến. Cùng trong
một ngày anh Thiện liên tục viết trả lời nhiều lần.
1) Sáng sớm ở
Canada, anh viết:
— Trong câu của
cậu quote có chữ "rationed" rất hóc búa. Tui có hỏi hai người bạn, một ở Mỹ, một ở Canada, thạo dịch, thì họ dịch ration= "khẩu phần", và rationed = "chia khẩu phần". Đưa vào câu của cậu quote thì không có nghĩa!!! Phải interpréter, và dịch libre.
Nhưng như vậy phải biết: (1) tác giả là ai, (2) tư tưởng của ông ta thế nào. Không thì chỉ có thể đoán mò
thôi.
Cho nên, có thể dịch:
a) "Tự do" là một vật hiếm quý; thật như thế; và
hiếm quý đến nỗi ta phải phân chia nó ra cho mọi người đều được hưởng.
b) "Tự do" là một vật hiếm
quý; thật như thế; và hiếm quý đến nỗi phải tiện tặn nó, khi sử dụng nó.
2) Xế trưa, tôi nhận được:
—Tui nay già, trí tuệ "cùn" rồi nên không nghĩ ra được là tác giả, hay sách
viết đúng là "rationalised" (from
"rationnal"), hay là ai chép lại mất phần "-lised", vì chỉ nghĩ đến chuyện nhậu nhẹt!
3) Sau 8 giờ tối:
— Nếu là "must be rationalised" thì có
lý quá! Chớ "rationed" thì
vulgaire quá, hay dùng chữ sai, for example, thay vì "must be used very
sparingly/carefully".
Bồ check lại xem.
4) Sáng ngày hôm sau:
— Như vậy, phải
là: ". . . hiếm quý đến mức ta
phải xử dụng nó một cách cho hợp lý/sáng suốt."
Đọc nghe êm tai quá, và yên trí quá.
Last proposed translation:
"Tự do là một vật rất hiếm quý; điều đó đúng; hiếm quý đến nỗi ta
phải chia nó ra một cách rất tiện tặn như khi phân phát khẩu phần."
Tui mới đọc lại một lần nữa, thấy là câu đó của Lenin. Nếu vậy
thì "rationed" là đúng, vì là chuyện ăn uống!!
Vậy dịch đúng là:". . . hiếm quý đến nỗi phải tiện tặn khi sử dụng nó."
Như thế đủ
thấy giáo sư Tôn Thất Thiện cẩn thận−chi li−cân nhắc từng chữ, rõ ràng trong việc viết
lách, trình bày ý kiến của mình. Tôi học được ở anh Thiện chuyện nói có sách, mách có chứng. Không thêm,
chẳng bớt cùng là sửa dù một chi tiết nhỏ của sự kiện lịch sử.
Chính anh Thiện gợi ý cho
tôi ghi câu của Phật ngay ở trang đầu cuốn Lớn
lên với Đất nước:
Có ba thứ
không thể che giấu lâu là: mặt trời, mặt trăng và sự thật.
Năm 1968, Giáo sư Tôn Thất
Thiện là người Việt Nam đầu tiên được trao giải thưởng Tổng thống The Philippines, Ramon Magsaysay Award về Journalism,
Literature, and the Creative Communication Arts.
Về công trình nghiên cứu/biên khảo, Giáo sư Tôn Thất Thiện đã để lại:
(a) tác phẩm:
1. India and South
East Asia: 1947-1960. A Study of India's Foreign Policy towards the South
East Asian Countries in the Period
1947-1960.
Geneva: Université de Genève, Institut universitaire de hautes études internationales. Librairie
Droz, 1963.
2.The Foreign
Politics of The Communist Party of Vietnam: A Study in Communist Tactics, New York:
Crane Russak, 1989.
3. Was Ho Chi Minh
a Nationalist? Ho Chi Minh and the Comintern. Singapore: Information and
Resource Centre, 1990.
(b)
bài khảo cứu:
1. "The
Geneva Agreements and Peace Prospects in Vietnam." India Quarterly,
October–December 1956.
2. "Vietnam:
A Case of Social Alienation", International Affairs (London), July
1967.
3. "Neutralism
in South East Asia" (Paper presented at the 7th World Congress of the
International Political Science Association, Brussels, September 1967).
4. "Ho
Chi Minh, Vietnam's First Communist", The Asia Magazine
(Singapore), March 10, 1968.
5. "The
Search for a New Identity: Vietnam Reaction to Western Impact" (Paper Presented
at the East-West Center, Honolulu, June 1968).Vạn Hạnh Bulletin, Viện Đại học Vạn Hạnh Saigon, December 1969).
6. "Vietnam:
Winner Takes Nothing." Orientations (Hong Kong), January 1970.
7. "Saigon:
A Tormented City Fighting Hard to Survive." Orientations (Hong
Kong), August 1970.
8. "Understanding
the War in Vietnam." India Quarterly, July–September 1970.
9. "Social
Mobilization and Political Participation: The Vietnamese Experience." (Paper
Presented at the ASAIHL/Academic Conference on ‘Development in South East Asia:
Issues and Dilemmas.’Hong Kong, 26–29 October 1971.
10. "Asia's Longest War." The Asian (Hong Kong), November
28 – December 4, 1971.
11. "Technology, the Social Sciences, Education
and the Future of Vietnam." ASAIHLNewsletter, December 1971.
12. "Phan Chu Trinh, or Where to Begin a
Revolution."Vạn Hạnh
Bulletin,
Viện Đại học Vạn Hạnh Saigon, March–April
1970.
13. "The Supremacy of Human Freedom, or Buddhism,
and Science and Technology", Graduation Address, Van Hanh
University, Saigon, February 1972.
14. "Higher
Education in a Transitional Country Plagued by Colonialism and War: The Case of
Vietnam."(Paper
Presented at the RIHED). RIHED Bulletin,
Singapore, July 1972.
15. "The Modernization Dream: Where One Should
Tread Softly." (Paper
Presented at the Third International Conference on the Modernization of Asia,
Penang, Malaysia, September 3–9, 1972).
16. "The
Relevance of Existing Social Science Theories and Concepts for South East Asia."(Paper
Presented at the Second Academic Conference on Social Science Research for
Urban Development in South East Asia, Bangkok, Thailand, December 18–23, 1972).
17. "War
is Peace."Orientations, Hong Kong, August–October 1973.
18. "L'Asie
dans l’après-guerre," Hommes d’État Célèbres. Paris: Éditions d’Art
Lucien Mazenod, 1977.
19. "Ho
Chi Minh." Hommes d’Etat Célèbres. Paris: Éditions d’Art Lucien
Mazenod, Paris, 1977.
20. "Politics
and Economic Development."(Paper Presented at the Conference on
Problems of Development in Asia). Hong
kong: The Center of Asian Studies, University of Hong Kong, April 7-9, 1975.
21. "Vietnam,
1975-1980: Reflections on a Revolution." Contemporary Southeast Asia,
Vol.2, No. 2, September 1980.
22. "Negotiation
Strategy and Tactics of the Vietnamese Communists." Negotiations in
Asia, Centre for Applied Studies in International Negotiations, Geneva,
1984.
23. "Southeast
Asia's Post Cold War Geopolitics: The New Realities." Global Affairs,
Winter, 1993.
24. "Luận
Bàn về Tư Tưởng Hồ Chí Minh." Báo Tin
Nhà (Paris). Avril 1997.
25. "New
Alignments, New Realities: East Asia in the Post-Cold War Setting." World
Affairs, Jan-Mar, 1997, Vol. 1, No.1
26. "The
Year of the Hare: New Light on the Anti-Diem Coup", World Affairs,
Vol. 3, No. 4, October–December 1999.
27. "Shadows
and Wind in Vietnam." Ngày Nay, Houston, 1 December 2000
28. "Sober
Thoughts on April 30: The South Vietnam Liberation Front and Hanoi Myth and
Reality" 29 April 2000. "Paper Presented at the national conference
organized by the Vietnamese Canadian Federation in Ottawa, on "The arrival
of Vietnamese refugees in Canada: What have we learned?"
29. "Đổi Mới «Gọi
Là» và Đổi Mới «Thực Sự»."Thế Kỷ 21,
#180/Tháng Tư, 2004.
30. "Cultural
Issues in Vietnam's Transition" in The Vietnamese Economy and its
Transformation to an Open Market System. Wm. T. Alpert (ed.). M.E. Sharpe,
New York, 2005.
31. "Hồ Chí
Minh, Đảng Cộng Sản Việt Nam và Đệ Tam Quốc Tế." Thông Luận, Tháng 11, 2004.
32. "Muốn biết
rõ Nam Bộ đã bị Đảng Cộng Sản Việt Nam lừa gạt và «nhuộm đỏ» thế nào, cần đọc
tác phẩm Lớn Lên Với Đất Nước của Vy
Thanh." Nhật báo Người Việt, Thứ
Năm 01/6/2006; Thế Kỷ 21, Tháng
6/2006; Nguyệt san Tiếng Việt (Austin),
15/6/2006; Nguyệt san Thông Luận (Paris),
số 204, Tháng 6/2006.
Từ sau năm 2010,
vì sức khỏe Giáo sư Tôn Thất Thiện ít viết bài —nếu có, tôi chẳng được rõ.
(c) các quan hệ với giới khảo cứu.
Cái tên «TonThat
Thien» thật ra không xa lạ gì đối với những chuyên gia Tây phương đã viết về Hồ
Chí Minh. Trong sách của họ, không những họ chỉ ghi references về sự kiện
liên
hệ về Hồ mà anh Thiện đã vạch; họ còn nhận xét Giáo sư Tôn Thất Thiện đã can đảm
nói lên sự thật.
Dưới đây là những
nhà văn/biên khảo đã nhắc đến Giáo sư Thiện trong tác phẩm của họ.
[Ghi
chú: số trang ghi sau tên sách là một hoặc nhiều trang tác giả đã refer đến tên Giáo sư Thiện].
· Anne
Blair, There to the Bitter End: Ted Serong in Vietnam.Australia: Allen
& Unwin Pty., Ltd. (2001),pp. 183-187, 224, 258, 273.
· Daniel
Ellsberg, Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon Papers. New
York: Viking Press, (2003), p. 176.
· Frances
Fitzgerald, Fire in the Lake: The Vietnamese and the Americans in Vietnam. New York: Little, Brown and Company,(1972), p. 403.
· Gerald
Hickey, Window On a War, Lubbock:Texas University Press, (2002), pp. 210,
258-259.
· Ward
Just, To What End. New York: Public Affairs (2000),pp. 67, 87.
· Crispin
C. Maslog. "Ton That Thien: Asian Libertarian" in Heroes of Asian
Journalism, Ramon Magsaysay Award Book of Record, Vols., pp. 1-10.
· Michael
Maclear. The Ten Thousand Day War. New York: St Martins Press, (1981), p. 197.
· Neil
Jamieson, Understanding Vietnam.Berkeley:
University of California Press(1995), p. 338.
· Sophie
Quinn-Judge. Ho Chi Minh: The Missing
Years. Berkeley: University of California Press(1995), p. 3.
Sau ngày 20 tháng 02, 2014, tôi cũng
vào nằm/ra bệnh viện trong cả 3-4 tháng. Từ đó cho đến tháng 10 thì được tin
buồn: anh Tôn Thất Thiện mất, hưởng thọ 91 tuổi!
Được biết thêm, trong thời gian giữ
chức vụ Khoa trưởng Khoa học Xã hội, Viện Đại học Vạn Hạnh, Giáo sư Thiện là
người thầy được sinh viên kính trọng thương mến. Chẳng những là thầy có công dạy
dỗ, Giáo sư Thiện còn là một nhà giáo đã chịu khó chỉ dẫn, dìu dắt thế hệ trẻ
mà họ sẽ nhận trọng trách sau khi tốt nghiệp, rời trường.
Vy
Thanh/Nguyễn Văn Thùy
September
28, 2015
*RIHED
= Regional Institute for Higher Education and Development