Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2015
Ngô Nhân Dụng - Trung Cộng yếu, chống chế quẩn quanh
Ngày Thứ Ba, mọi người hồi hộp chờ coi Cộng sản Trung Quốc sẽ làm gì sau khi chiến hạm Mỹ USS Lassen tiến vào trong vòng đai 12 hải lý bên các đảo nhân tạo mới đắp, bất chấp các lời đe dọa của Bắc Kinh. Người dân Trung Hoa, sau khi đã nghe ông Ngoại trưởng Vương Nghị dọa Mỹ “…đừng làm những việc mù quáng gây thêm rắc rối,” chắc cũng chờ coi Đảng sẽ “trừng phạt” nước Mỹ ra sao. Rốt cuộc, Đảng ta chẳng làm gì cả. Nhưng vì không làm gì cho nên họ cần nói, tiếp tục nói, để giải thích cho dân Tàu nghe suôi tai rồi quên đi; trong lúc vẫn sẵn sàng chào đón hai vị đô đốc chỉ huy hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương tới Bắc Kinh trong tuần tới.
Trần Mộng Tú - Bên Nội
Ngày các con còn nhỏ, mỗi năm đến dịp hè là cả gia đình lên xe,
lái từ Seattle về nội ở Montana. Thời gian lái xe là mười tiếng, nhưng chúng
tôi vừa đi, vừa nghỉ dọc đường ăn uống. Khởi hành chín giờ sáng tới nhà ông bà
nội là mười giờ tối, tổng cộng mười ba tiếng. Ngày tháng trôi qua, ông bà nội
theo nhau qua đời, các con khôn lớn, lập gia đình, không còn ở với cha mẹ nữa,
chúng tôi không còn về bên nội mỗi năm.
Vài ba năm tôi mới về thăm bà chị chồng và mồ mả các cụ bên chồng.
Nhưng gần như mỗi năm, chồng tôi hay lấy một cuối tuần dài ba, bốn ngày, về
thăm người chị độc thân của mình.
Đã ba năm rồi tôi không về Helenna, Montana thăm chị và mồ mả các
cụ, trong lòng cũng hơi áy náy phận dâu con, nên năm nay anh vừa rủ là tôi sốt
sắng nhận lời. Chúng tôi không có nhiều ngày nên dùng máy bay chứ không lái xe.
Chương trình của chúng tôi tùy vào thời khóa biểu làm việc của chị
nên khi đến Helena, chơi với chị một ngày xong chúng tôi thuê xe đi Yellowstone
hai ngày, rồi quay lại Helena chơi với chị thêm hai ngày nữa trước khi bay về
Seattle.
Con đường từ Helena đến Yellowstone rất ngoạn mục. Cuối tháng chín, trời bắt đầu vào thu, xe như đi giữa một bức tranh mà tôi nghĩ chỉ có thợ trời mới vẽ như thế.
Trên vòm trời một màu xanh lam mênh mông với những cụm mây trắng
chụm vào rồi lại tan ra trôi trôi vô định, bên dưới trời mây đó núi trùng trùng
điệp điệp nối thành một vòng cung màu xanh xám, cho ta có cảm tưởng con đường
như chui ra từ núi. Bên dưới núi là những cánh rừng cây bạt ngàn. Tháng này
rừng cây không còn nguyên thủy một bức tranh vẽ rừng thông với những vòm màu
xanh nữa, mà thỉnh thoảng trong bức tranh xanh ngọc đó hình như họa sĩ vừa lỡ
tay đánh đổ một thùng sơn màu vàng diệp, rồi bỏ đi đâu, quên không sửa lại bức
tranh. Màu vàng đổ tung toé suốt con đường du khách đi qua. Đó là những bụi
Bạch Dương (Poplar) được trồng lẫn với thông mà vào mùa khác nhìn từ xa không
phân biệt được. Bây giờ Bạch Dương như các cô thiếu nữ, từ trong rừng bước ra khoe
cái áo mới vừa được mùa thu nhuộm cho một mảng vàng lấp lánh trên vai. Bên dưới
những cánh rừng đó là những cánh đồng cỏ alfalfa (một loại cỏ đóng thành bánh, dành
riêng cho bò vào mùa đông) vẫn xanh biếc mênh mông, có từng đàn bò đen đủng
đỉnh ăn cỏ, thỉnh thoảng lại gặp những con antelopes,
một loại động vật hoang dã (Wild animal) đẹp như hươu, lông trắng, khoang nâu,
dáng như con dê, chấm phá vẻ đẹp cho cánh đồng alfalfa . Chưa hết, ngoài bìa cùng của cánh
đồng cỏ, sát với mặt đường xe chạy là những bụi sage màu bàng bạc pha tím, chạy dọc theo
bánh xe lăn, nếu ta ngừng xe lại bứt một nắm lá vò trong tay, mùi hương thơm
của lá sage nồng nàn như
mùi oải hương thấm vào các ngón tay cho đến lúc mặt trời lặn vẫn còn đằm hương.
Ngự Thuyết - VÕ PHIẾN ĐÃ VĨNH VIỄN RA ĐI
Ông Võ Phiến đã qua đời. Tôi và vợ tôi đến thăm ông tại Santa Ana Rehab Center, Nam Cali, lúc 5 giờ chiều ngày 28/9/2015, tức là đúng 2 giờ trước khi ông vĩnh viễn ra đi. Sau đó tôi được biết Lê Tất Điều và cuối cùng là Nhã Ca và Phan Tấn Hải đã đến.
Trong căn phòng nhỏ, bà Phiến, vốn đã gầy nay còn da
bọc xương, và chị Nga (vợ
của Vũ Đình Minh, tức nhà văn Mai Kim Ngọc) đang ngồi thì thầm với nhau trên hai chiếc
ghế đặt
cạnh cái giường bệnh trên đó ông Võ Phiến như đang nằm chờ ai, chờ
cái gì. Tôi mong, như mấy lần trước ông bị khẩn cấp đưa vào bệnh
viện, ông lại được đưa về nhà sống thêm tuổi thọ với bà. Tôi bước
tới chân giường. Vẻ mặt của ông rất thanh thản, nghiêm nghị, khác hẳn trước kia thường điểm
một nụ cười nhẹ trên ánh mắt, trên khóe miệng, toát ra một phong
thái bình dị, thân mật, nhưng đằng sau cái bề ngoài xuề xòa đó vương
vấn một nỗi bất an khó tả. Nước da ông xanh xao, mái tóc như thưa đi và hơi phờ phạc, bạc phơ,
đôi mắt sâu nhắm nghiền dưới hai chân mày nhô lên và cũng bạc trắng,
mũi và miệng vướng đầy dây
nhợ. Toàn thân, tay chân,được bọc kín trong lớp chăn màu trắng. Ông
thở nặng nhọc, hơi giật giật.
BBC - Ông Ban Ki-moon có gốc gác Việt Nam?
![]() |
Hình ảnh mạng xã hội lan truyền ông Ban Ki-moon thăm nhà thờ họ Phan Huy ở Việt Nam - Ảnh: Facebook Nguyễn Xuân Diện |
Sáng ngày
30/10, mạng xã hội tại Việt Nam loan tin bản tin và bút tích được cho là của ông Ban Ki-moon, Tổng thư ký
Liên Hiệp Quốc (LHQ) trong một chuyến ông đến Sài Sơn, xứ Đoài (huyện Quốc Oai,
Hà Nội) để thăm nhà thờ họ Phan Huy.
Facebook của
tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện có đăng bức hình ông Ban đang ghi sổ lưu niệm với
chú thích: Hình ảnh đầu tiên về việc Ngài Ban Ki moon tại nhà thờ họ Phan ở
Quốc Oai, Hà Nội.
Ngày ông Ban
đến đây được cho là 23/5/2015.
Tiến sỹ
Diện nói ông được người quen làm quan chức địa phương cho hay ông Ban đã tới
"chiêm bái, dâng hương tại nhà thờ dòng họ Phan Huy và nhận mình là hậu
duệ của dòng họ".
Ông cũng nói
thêm tên Ban Ki-moon theo Hán tự là Phan Cơ Văn.
Trần Trung Đạo - Nhạc phẩm “LẠ”
Khoảng 5 năm trước, các trang mạng và diễn đàn internet có chuyền đi bài thơ “LẠ” của một tác giả giấu tên từ trong nước. Bài thơ trở nên quen thuộc một cách nhanh chóng vì nói lên thực trạng đau lòng của đất nước. Việt Nam “trải bao đời lưu danh Lạc Việt” mà “từ bao giờ thói hèn hạ thành quen”.
Bài thơ cũng dành nhiều
câu mô tả cho số phận đau thương của ngư dân Việt Nam “Ngư dân tôi cúi đầu
nhẫn nhục Hải quân “lạ” ngang dọc khắp biển khơi”. Đúng vậy, suốt 40 năm
nay, mỗi chuyến trở về của ngư dân Hải Phòng, Thái Bình, Thanh Hóa v.v… là một
lần sống sót, không phải sống sót từ những trận bão tố ngoài khơi, những ngọn
sóng to, những cơn gió lớn mà sống sót từ những viên đạn không một chút xót
thương của hải quân nước “LẠ”.
Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2015
Nguyên Lam & Nguyễn Xuân Nghĩa/RFA - Trung Quốc cải cách chế độ hộ khẩu
Một công ty chuyển phát nhanh ở Bắc
Kinh. Ảnh chụp ngày 12/11/2013
Trong hàng loạt biện pháp nhằm cải
cách cấu trúc và chuyển hướng kinh tế qua hình thái phát triển quân bình và bền
vững hơn, Trung Quốc phải hoàn tất việc giải phóng chế độ “hộ khẩu”, một tàn dư
của hệ thống cai trị lỗi thời. Nguyên Lam trao đổi với chuyên gia Nguyễn-Xuân
Nghĩa của chương trình Diễn đàn Kinh tế về hồ sơ khá đặc biệt này.
Nguyên Lam: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông,
lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đang họp Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Kỳ
5 của Khóa 18 với trọng tâm là cải cách kinh tế và thực hiện Kế hoạch Năm năm
thứ 13 cho thời hạn 2016-2020 sắp tới. Biến cố này đang được các thị trường tìm
hiểu để thấy ra chiều hướng lãnh đạo kinh tế Trung Quốc trong những năm tới.
Theo dõi những tin tức và phát biểu cho tới nay thì ông thấy có những gì là
đáng chú ý?
Tuấn Khanh - Giải Hoà bình Khổng Tử: khi triết gia bị gả bán
Trong cuộc đời của mình, Khổng Tử không có nhiều chuyện yêu đương, ngoại trừ là chuyện lấy vợ vào năm 19 tuổi, với thiếu nữ có tên là Nguyên Quan Thị. Thế nhưng vào thế kỷ 21, trong bàn tay của Bắc Kinh và giới tư bản thân chính quyền, Khổng Tử đáng thương trở thành người bị ép phải se duyên với nhiều nhà độc tài trên thế giới.
Khổng Tử, thánh nhân tư tưởng của các đời chế độ
phong kiến nhà Hán. Ông mất năm 479 (trước Công Nguyên), để lại một di sản bền
vững về bổn phận tận trung cho giai cấp cầm quyền, bất luận chế độ đó có mục
nát hay tàn bạo đi nữa. Có lẽ vì vậy, chính quyền Bắc Kinh luôn muốn xiển dương
quan điểm này, hủ bại hoá toàn bộ các thế hệ trẻ lớn lên trên đất nước Trung
Quốc, rằng cách mạng, dân chủ hay thay đổi đều là xấu xa hoặc cần phải bị tuyệt
diệt.
Hoàng Giang - Lan man chuyện học sử nước nhà
Đã
quá lâu kể từ lúc tôi tốt nghiệp trường cấp 3. Kể từ đó, tôi không còn bận tâm
nhiều về những đổi mới giáo dục. Dạo gần đây có đọc được tin dân tình la ó về
việc Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đưa môn lịch sử vào danh sách các môn
học tự chọn trong chương trình học trung học phổ thông (THPT). Để giải thích về
vấn đề này, Bộ GD&ĐT nói rằng lịch sử là một nội dung được tích hợp trong
nột chương trình bắt buộc khác có tên là “Công dân với Tổ quốc”. Tức là nếu một
số học sinh không chọn học riêng biệt, chuyên tâm vào môn lịch sử thì vẫn được
trang bị kiến thức trong môn học công dân kia. Về vấn đề này, rất nhiều chuyên
gia, giáo viên lịch sử, hay thậm chí người già, cựu chiến binh cảm thấy rất bất
bình. Một bài báo có nhan đề “Sử không còn, Tổ quốc có còn không?” của
một cựu chiến binh được chia sẻ khá rộng rãi trong thời gian gần đây, chia sẻ
nỗi canh cánh về thế hệ mới sẽ chẳng còn quan tâm đến những sự kiện lịch sử của
đất nước.
Hùng Tâm - Diệt trừ tham nhũng, những ai có thể góp phần?
Trong tháng này, có thể là nhân hội nghị kỳ 5 của Ban Chấp Hành Trung Ương Khóa 18, lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Quốc sẽ thông báo hoàn tất đợt ba và là đợt cuối của chiến dịch diệt trừ tham nhũng do Chủ Tịch Giang Trạch Dân phát động từ gần ba năm qua. Nhân dịp này, chúng ta sẽ ngó vào hồ sơ tham nhũng, nhưng từ một giác độ khác.
Tham nhũng là hiện tượng đã có từ
thời cổ đại, nằm trong mạch giao tiếp giữa chính trị và kinh tế, là dùng đặc
quyền chính trị để tìm đặc lợi kinh tế bất chánh cho mình và cho thân tộc. Khi
nhớ đến câu thành ngữ “một người làm quan cả họ được nhờ,” hoặc một trong ba
tội bất hiếu là “bất vi lộc sĩ,” là không ra làm quan thì chẳng có bổng lộc cho
cha mẹ, người ta có thể nghĩ tham nhũng có nguyên nhân văn hóa. Vì nhiều xã hội
không chia sẻ nét văn hóa ấy vẫn bị nạn tham nhũng nên Hồ Sơ Người Việt sẽ nhân
chuyện Trung Quốc (và dĩ nhiên cả Việt Nam ngày nay) mà đào sâu hơn một chút
vào kinh nghiệm của các nước.
Lê Mạnh Hùng - James Bond: Tài sản quý giá nhất của tình báo Anh
![]() |
Ian Fleming |
Chúng ta có lẽ không
ai không biết đến tên James Bond, người hùng của một loạt truyện gián điệp của
tác giả Ian Fleming và một loạt phim dựa trên các tác phẩm của ông. Và suốt 62
năm qua kể từ khi Bond đầu tiên xuất hiện, chàng điệp viên ảo này đã giúp làm
tăng rất nhiều uy tín của những điệp viên thực sự ngành trong tình báo Anh.
Và nay Daniel Craig, nhân vật cuối
cùng đóng vai Bond kể từ Sean Connery đã lại quay trở lại màn bạc với Spectre,
cuốn phim mới nhất về Bond. Bất chấp những thay đổi chính trị trong mấy chục
năm gần đây, Bond vẫn hấp dẫn khán giả hơn bao giờ hết.
Trên thực tế trong những thập niên
kể từ khi Ian Fleming đưa ra bộ truyện đầu tiên về Bond, Casino Royal, nước Anh
và tình báo Anh đã trải qua nhiều bước thăng trầm.
Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015
Trần Kiêm Ðoàn - THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH Hành giả bắc nhịp cầu tâm linh Đông-Tây
Tin thầy Thích Nhất Hạnh
được nhận giải Pacem in Terris năm 2015[*] – giải Hoà Bình Thế Giới hằng năm phổ biến
nhất của Thiên Chúa Giáo toàn cầu – đã trực tiếp hay gián tiếp gởi một thông
điệp hòa bình, an lạc, hiệp thông của hai tôn giáo có đông tín đồ nhất
Việt Nam.
Thiền sư Thích
Nhất Hạnh được
vinh danh do thành quả “công phu xây dựng được nhịp cầu tâm linh nối
liền giữa phương Đông và phương Tây.”
Lịch sử Giải thưởng
Hòa Bình Thế Giới của Thiên Chúa giáo trao hàng năm kể từ 1964 do đức Giáo
Hoàng John XXIII đề xướng với sự xác định tiêu chuẩn rằng: “Đây là
giải thưởng vinh danh các nhân vật tạo được những thành tựu về Hòa Bình, Công
Lý không chỉ riêng cho đất nước của họ mà cho toàn thế giới.” ("to honor a
person for their achievements in Peace and Justice, not only in their country
but in the world).
Nguyễn Hưng Quốc - Chúng ta có thể làm được gì cho đất nước?
![]() |
Người biểu tình bên ngoài Tòa Bạch Ốc khi Tổng thống Obama tiếp Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, ngày 7/7/2015. |
Với chữ “chúng ta” ở đây,
tôi chỉ giới hạn trong cộng đồng người Việt Nam ở hải ngoại. Nghe nói cộng đồng
ấy đã lên đến trên dưới bốn triệu người sống rải rác trên khoảng một trăm quốc
gia trên thế giới. Đó là một cộng đồng khá đa tạp, bao gồm nhiều thành phần khác
nhau, những cách thức rời bỏ quê hương khác nhau, từ những người vượt biên và
những cựu tù nhân chính trị được ra đi chính thức đến những người được thân
nhân bảo lãnh, các cựu du học sinh và những người quyết định định cư ở nước
ngoài chỉ vì lý do thuần tuý kinh tế.
Tuy đa tạp như vậy, nhưng
tất cả đều có một số điểm chung. Chung ở hoàn cảnh: lưu vong. Chung ở tâm thế:
tâm thế lưu vong. Theo các nhà Lưu vong học, tâm thế ấy bao gồm bốn điểm chính:
Thứ nhất, tất cả đều chia sẻ một số ký ức tập thể chung liên quan đến nguồn
cội. Thứ hai, tất cả, với những mức độ khác nhau, đều cảm thấy ít nhiều lạc
lõng trên đất khách. Thứ ba, tất cả đều không nguôi nhớ về quê cũ, thi vị hoá
quá khứ, đau đáu theo dõi từng diễn biến trong đời sống chính trị ở cái nơi
mình đã bỏ ra đi. Cuối cùng, thứ tư, như là hệ quả của ba đặc điểm vừa nêu, tất
cả đều sống trong trạng thái ở giữa: giữa quê cũ và quê mới, giữa quá khứ và
hiện tại, giữa hoài niệm và hoài bão, giữa đây và đó.
Trần Hữu Thục - Như một phản diện: Donald Trump
- I’m really rich
- I am what I am
- I have a lot of money, but I want to be me
(Donald Trump)
Julian Zellzer của CNN gọi Trump là “ông vua gây ra
tranh cãi” (king of controversy). Tôi gọi Trump là một phản diện. Độc đáo, khác
thường, Trump xuất hiện đột ngột, làm xáo trộn cái không khí tranh cử vốn
thường nghiêm túc và lịch sự trên chính trường Mỹ.
Là một người của công chúng,
Trump vi phạm hầu như tất cả những chuẩn mực thông thường của bất cứ một cá
nhân nào khi giao tiếp với đám đông. Đối với một chính trị gia, hơn nữa, một
chính trị gia đang muốn làm tổng thống của cường quốc số một trên thế giới, vi
phạm đó lại càng trầm trọng. Đã thế, vi phạm ở đây không do lỡ lời, bất cẩn hay
ngu dốt, mà hoàn toàn được chuẩn bị. Nói một cách khác, Trump vi phạm một cách hoàn
toàn có chủ ý. Chủ ý ngay từ đầu. Khi loan báo ra tranh cử tổng thống, ông đã đưa
ra một lời lên án thẳng thừng về chuyện di dân nhập cảnh bất hợp pháp từ Mexico:
đó là những người đã mang vào Hoa Kỳ ma túy, tội phạm và hiếp dâm.
Nguyễn Thị Từ Huy - Những tử tù oan, luật pháp xã hội chủ nghĩa và lương tâm xã hội
Hai tử tù oan Hồ Duy Hải,
Nguyễn Văn Chưởng.
Bên cạnh "dân oan",
"tử tù oan" đang xuất hiện như một hiện tượng đặc thù của chế độ
chính trị Việt Nam đương đại. Có thể tìm thấy một cách dễ dàng trên
mạng hồ sơ của những tử tù Nguyễn Văn Chưởng, Hồ Duy Hải, Lê Văn
Mạnh đã được công khai với tất cả các dấu hiệu oan sai.
Cái giá phải trả cho những sai lầm
cố tình của cơ quan tư pháp có thể là sinh mạng của những người dân vô tội.
Quyền sống là quyền tối cao của mỗi
người. Hiến pháp Việt Nam cũng ghi nhận quyền này, như hiến pháp của mọi nước
khác.
Điều trớ trêu ở Việt Nam là các cơ
quan có nhiệm vụ phải bảo vệ quyền sống cho người dân rất có thể lại là cơ
quan tước đoạt quyền tối cao ấy của người dân, không cần bằng cớ, hoặc trầm
trọng hơn, nguỵ tạo bằng cớ để cướp sinh mạng của người dân. Những vụ án tử tù
oan cho thấy như vậy.
Bùi Tín - Kinh nghiệm nóng hổi từ Belarus
Tổng
thống Belarus Alexander Lukashenko.
Mấy tháng nay, tình hình
nước Cộng hòa Belarus thu hút sự quan tâm của công luận quốc tế.
Belarus ở phía Tây Bắc châu
Âu, có gần 10 triệu dân, là một trong những nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô
Viết trong Liên bang Xô viết bị giải thể cuối năm 1991. Belarus khôi phục chủ
quyền quốc gia ngày 27/7/1990 , tuyên bố độc lập ngày 25/8/1991.
Từ khi độc lập đến nay
Belarus đã có nhiều thay đổi. Hơn 20 năm nay qua Belarus bị dư luận phương Tây
đánh giá là bảo thủ, còn giữ lại nhiều di sản thời Xô viết cũ, duy trì một khu
vực kinh tế chỉ huy với các cơ sở quốc doanh rộng lớn, nhất là ngành lọc dầu và
chế tạo máy kéo, hạn chế kinh doanh tư nhân, bóp nghẹt giai cấp trung lưu. Hiện
nay Belarus là một chế độ độc đoán, độc tài cá nhân, bóp nghẹt tự do dân chủ, hầu như không có tự do báo chí,
không có báo tư nhân, đàn áp các cuộc biểu tình, bỏ tù khá nhiều công dân đòi
nhân quyền và dân chủ. Chính vì chế độ độc đoán như thế nên Belarus bị lên án
rất mạnh mẽ trên các diễn đàn quốc tế, còn bị trừng phạt về kinh tế - tài
chính, bị nhiều nước tẩy chay, không cho nhập cảnh, kể cả tổng thống và thủ
tướng. Phương Tây đánh giá rất xấu chế độ chính trị của Belarus và gọi Tổng
thống Alexander Lukashenko là «nhà độc tài cuối cùng của châu Âu». Nhờ vào bộ
máy tuyên truyền rộng khắp và bộ máy an ninh rộng lớn, ông Alexander Lukashenko
đã nắm giữ chức tổng thống suốt 20 năm qua.
Thứ Tư, 28 tháng 10, 2015
Ngô Nhân Dụng - Obama thách thức Tập Cận Bình
Ngày 26 Tháng Mười, khu trục hạm Mỹ USS Lassen đã tiến vào vùng 12 hải lý quanh những đảo nhân tạo do Trung Cộng bồi lên trong quần đảo Trường Sa. Tổng Thống Barack Obama đã bật đèn xanh cho hành động này ngay sau bữa ăn tối với Chủ Tịch Tập Cận Bình, vào ngày 24 Tháng Chín.
Tối hôm đó Obama mời Tập Cận Bình dự
một bữa tiệc nhỏ, chỉ có mặt các nhân vật thân cận để nói chuyện kín đáo, trước
khi chính thức đãi quốc yến linh đình vào hôm sau. Trong bữa ăn đó Obama đã
nhắc đến vấn đề các đảo nhân tạo do Trung Cộng dựng lên, và yêu cầu Tập Cận
Bình hãy ngưng công tác này và yêu cầu không được quân sự hóa các hòn đảo mới
đắp. Theo nguồn tin Tòa Bạch Ốc tiết lộ, Tập Cận Bình không đáp ứng mà chỉ tìm
cách nói lảng sang chuyện khác. Ngay khi ăn xong, Obama đã sai nhân viên thân
cận gọi điện thoại cho Ðô Ðốc Harry Harris, chỉ huy hạm đội Mỹ ở Thái Bình
Dương, cho phép Hải Quân Mỹ đưa tàu chiến tới thực hiện điều mà ông Harris đã
yêu cầu từ bốn tháng trước.
Trọng Nghĩa/RFI - Mỹ tuần tra Biển Đông : kiên quyết, cần thiết, nhưng chưa đủ
![]() |
Đá Vành Khăn (Mischief Reef) ảnh chụp từ vệ tinh - REUTERS / CSIS's Asia Maritime Transparency Initiative/Digital Glo |
Sau hàng tháng trời loan báo, Washington vào sáng sớm
27/10/2015 đã thực sự khởi động chiến dịch được mệnh danh là « Vì quyền tự
do hàng hải » tại vùng Biển Đông, nơi Bắc Kinh bất chấp luật quốc tế, đã
cho bồi đắp 7 đảo nhân tạo nhằm áp đặt bằng sức mạnh yêu sách chủ quyền của
Trung Quốc. Hành động của Mỹ được cho là kiên quyết, nhưng thận trọng và chuyên
nghiệp. Tuy nhiên, trả lời ban Việt Ngữ RFI, chuyên gia kỳ cựu về Biển Đông
Carlyle Thayer cho rằng Mỹ cần phải kiên quyết hơn nữa.
Ts Nguyễn Văn Tuấn - Thân Tàu
Trong chính trường Việt Nam, hình như thời nào cũng có một nhóm thân Tàu, và nhóm này tồn tại bên cạnh các thế lực thân một vài ngoại bang khác. Thế lực thân Tàu có vẻ rất ngang nhiên, không thấy xấu hổ, và cũng chẳng cần dấu giếm. Họ làm thơ ca tụng Tàu và Mao Trạch Đông (một kẻ giết hàng triệu người). Họ tôn sùng Tàu như là mẫu quốc. Thấp hơn chút, họ xem Tàu là bạn. Chẳng hạn như trong một lá thư của ba ông giáo sư lưu hành trên mạng mới đây, họ chỉ trích phát biểu “hữu nghị viển vông” của ngài Thủ tướng, và lớn tiếng cho rằng Thủ tướng làm phương hại đến tình hữu nghị Việt Trung!
Mặc Lâm/RFA - Tàu chiến Mỹ tiến vào khu vực 12 hải lý: Vai trò của Việt Nam?
Chiến hạn USS Lassen của Hải quân
Hoa Kỳ.
Sáng nay 27/10/2015, khu trục hạm
USS Lassen của Hải quân Hoa Kỳ bắt đầu cuộc tuần tra trong khu vực 12 hải lý mà
Trung Quốc đã bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo một cách bất hợp pháp trong vùng
biển đang tranh chấp, trong đó có nơi từng bị Trung Quốc xâm chiếm của Việt Nam
hồi năm 1988.
Mặc Lâm phỏng vấn tiến sĩ Trần Công
Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ để biết thêm ý kiến của một viên
chức nhà nước từng trách nhiệm về vấn đề biên giới.
Hà Tường Cát/Người Việt - Chiến tranh Mỹ -Trung trên biển Đông là hoang tưởng
tổng hợp
![]() |
Khu trục hạm USS Lassen (DDG-82). (Hình: Hải Quân Mỹ) |
Thực hiện chuyến hải hành như Ngũ Giác Ðài đã loan
báo hai tuần trước, hôm Thứ Ba, khu trục hạm USS Lassen (DDG-82) vào vùng biển
Trường Sa, đi ngang đảo nhân tạo Subi và Vành Khăn mà Trung Quốc đã bồi đắp ở
khoảng cách dưới 12 hải lý.
Trung Quốc chưa có phản ứng gì khác
ngoài những lời tuyên bố phàn nàn ở cấp bộ, ngoại giao và quốc phòng, sau đó.
Mặc dầu đã có những dư luận lo lắng hành động của Hải Quân Hoa Kỳ có thể gây
nên những va chạm và đưa tới xung đột, nhưng nỗi lo ngại này là quá xa, không
đúng với thực tế tình hình của cả hai nước.
Thứ Ba, 27 tháng 10, 2015
VOA Tiếng Việt - Mỹ điều tàu chiến tới Trường Sa, Trung Quốc nổi giận
![]() |
Tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường USS Lassen trong khu vực Thái Bình Dương (ảnh do Hải quân Mỹ cung cấp). |
Trung Quốc đã giận dữ phản
đối Hoa Kỳ đưa tàu khu trục USS Lassen tới áp sát các hòn đảo nhân tạo mà Bắc
Kinh xây dựng ở Biển Đông.
Chính quyền Bắc Kinh cho
biết đã cảnh cáo và theo đuôi chiến hạm có trang bị tên lửa dẫn đường của Hoa
Kỳ hôm nay, 27/10.
Theo các quan chức Mỹ,
trong chuyến đi kéo dài vài tiếng đồng hồ, tàu USS Lassen đã tiến vào khu vực
biển 12 hải lý tại bãi đá Vành Khăn và Subi ở Trường Sa.
Đây là bước đi đầu tiên của
Mỹ nhằm khẳng định quyền tự do hàng hải ở biển Đông, trực tiếp thách thức Trung
Quốc, và theo các nhà quan sát, nhiều khả năng sẽ làm leo thang căng thẳng.
Hạ Đình Nguyên - Chuyện đổi mới “cái đèn cù”?
Từ ngữ “đổi mới” khá quen thuộc với người Việt Nam, ít nhất từ ba thập kỷ qua. Nó xuất phát từ Đảng Cộng sản Việt Nam, như một khẩu hiệu, như một phương châm, và kêu vang như một mệnh lệnh không thể cưỡng lại. “Đổi mới” có sức hấp dẫn, vì nó mang ý nghĩa là sự từ bỏ cái cũ vì cái cũ không đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển, tệ hại hơn, nó đang ngự trị hằng ngày, kìm hãm, nhấn chìm hiện tại lún sâu vào quá khứ lạc hậu. Khẩu hiệu đổi mới từng được nêu lên một cách quyết liệt: “đổi mới hay là chết” (vào thập niên 1980). Sau đó, từ ngữ “đổi mới” ấy đã chạy vòng quanh như một thứ khẩu hiệu đơn thuần, qua từng thời kỳ Đại hội Đảng, qua mỗi đời Tổng Bí thư. Từng lúc nó mang tên khác nhau, như có vẻ mới và chi tiết hơn, như đổi mới tư duy, đổi mới kinh tế, đổi mới hành chánh, đổi mới cán bộ… Người dân nói nhại theo: đổi mới tivi, đổi mới bàn ghế, đổi mới ăn mặc, đổi mới cách nói năng… Dù sao, “đổi mới” cũng đã thành một từ ngữ nổi tiếng rất được ưa dùng.
Kính Hòa/RFA - Thái tử đảng
Những gương mặt thái tử đảng đang
từng bước nắm quyền điều hành đất nước
Sau đây là phần thời gian dành cho
Tạp chí điểm blog do Kính Hòa thực hiện, tập hợp những bình luận của các
blogger trên trang cá nhân, trên các trang mạng xã hội,… xung quanh những sự
kiện lớn của đất nước.
Cuộc đua của các gia tộc
Trong lịch sử chính trị hiện đại
Việt Nam, chưa có gia đình nào có được sự thành công như vậy.
Đó là lời bình luận của tác giả Cát
Hiệp trên trang blog Bình Luận Án về gia đình của đương kim Thủ tướng Việt nam
Nguyễn Tấn Dũng. Tác giả viết tiếp:
Gia đình đương kim thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng vừa có được chiến thắng vang dội trong vòng bầu cử cấp tỉnh ở các Đại
hội đảng bộ. Với kết quả này, gia đình thủ tướng đã đi vào lịch sử chính trị
Việt Nam (trong thời kỳ Việt Nam xây dựng xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của
đảng cộng sản Việt Nam) như là một gia đình thành công và có tầm ảnh hưởng mạnh
nhất từ trước tới nay. Thậm chí nhiều người tin rằng gia đình này sẽ còn thành
công hơn nữa trong năm 2016 – khi Đại hội đảng lần thứ 12 của Đảng cộng sản
Việt Nam sẽ diễn ra.
Người chủ trang blog Bình Luận Án là
Luật sư Trần Hồng Phong viết lời đề tựa cho bài viết này rằng Bài viết này
hoàn toàn không có mục đích, lại càng không có hàm ý khen, nịnh gì gia đình ông
thủ tướng cả. Mà chỉ nêu lên một hiện tượng có thật và bất thường, và muốn lưu
ý tới lương tâm và trách nhiệm của những người đã bỏ phiếu bầu cho các con của
thủ tướng.
Nguyễn Hưng Quốc - Những nhà văn khác chiến tuyến
Thư
và đồng hồ của nhà văn Nguyễn Khải gửi tặng nhà văn Võ Phiến.
Trong hai năm 1979 và 1980,
tôi có dịp gặp Chế Lan Viên (1920-1989) vài lần tại Sài Gòn. Có lần, tôi nghe
ông kể chuyện Võ Phiến từ Mỹ viết thư về cho con, trích hai câu Kiều: “Thôi
thôi còn nói chi con / Sống nhờ đất khách, thác chôn quê người” và khen tuỳ
bút, và đặc biệt phiếm luận, của Võ Phiến xuất sắc, “nhất Việt Nam”, hiếm có
người địch lại được. Năm 1985, vượt biên thoát và sang Pháp định cư, trong một
bài viết đăng trên Quê Mẹ, tôi có nhắc lại chuyện ấy. Võ Phiến thích và
dùng ngay lời khen ấy để quảng cáo cho các tập Tuỳ bút và Tạp luận
mới được nhà Văn Nghệ tái bản tại Mỹ.
Hoàng Giang - Cần lắm một thương hiệu quốc gia
![]() |
Bộ đội biên phòng Việt Nam diễu hành trong buổi diễn tập chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 40 năm kết thúc chiến tranh, ngày 26/4/2015. |
(Blog
Trong lòng Hà Nội)
Thương
hiệu quốc gia là ấn tượng đặc trưng của một đất nước trong mắt bạn bè quốc tế.
Tất cả những ấn tượng đó được thể hiện qua mặt hình ảnh, lời nói hoặc cách cư
xử, hành động. Ví dụ như khi nhắc đến Pháp, chúng ta sẽ ngay lập tức nghĩ đến thủ
đô Paris lãng mạn với tháp Eiffel, nhắc đến Nhật Bản là nhắc đến tinh thần thép
Samurai… Bất cứ một đất nước nào trên thế giới đều có một ấn tượng rất riêng đi
kèm, và với Việt Nam, sau hơn 30 năm đất nước đổi mới, thế giới thay đổi với
những biến động mới, ấn tượng về chúng ta vẫn chỉ loanh quanh 2 chữ “chiến
tranh”. “Vietnam War” vẫn là từ khóa được gợi ý nhiều nhất mỗi khi đánh tên
trên thanh công cụ google. Mà ngay cả có lợi thế và nền tảng to bự về chiến
tranh, một đề tài vô cùng thu hút giới làm phim quốc tế, Việt Nam vẫn không thể
tận dụng điều đó cho một chiến dịch quảng bá hình ảnh đất nước.
Anh Vũ/RFI - Trung Quốc: Tham vọng cho một tương lai siêu cường
![]() |
Trụ sở một ngân hàng thương mại Trung Quốc ở khu phố có Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tại Bắc Kinh. |
Trong khi hầu hết các tờ báo chính ở Pháp ra hôm nay đều
tập trung vào các đề tài xã hội trong nước, thì nhật báo kinh tế Les Echos dành
sự chú ý đặc biệt đến Trung Quốc với sự kiện hôm nay 26/10/2015 khai mạc hội
nghị Ban chấp hành trung ương 5 khóa 18 của đảng Cộng sản Trung Quốc, một hội
nghị đặt trọng tâm các kế hoạch kinh tế quan trọng không chỉ liên quan đến
tương lai phát triển Trung Quốc mà còn cả với thế giới bên ngoài.
Tờ báo kinh tế chạy tựa lớn trang nhất : « Trung Quốc
đánh cuộc tương lai siêu cường » và nhận xét « Trung Quốc phác họa kế
hoạch 5 năm tới trong hoàn cảnh mạo hiểm ».
Les Echos nhận định : « Đúng vào thời điểm Trung Quốc
đang rơi vào giai đoạn khó khăn nhất của việc chuyển tiếp mô hình tăng trưởng,
mọi cặp mắt quan sát đều đổ dồn về Bắc Kinh trong tuần này, nơi diễn ra hội
nghị Trung ương năm khóa 18 ».
Thứ Hai, 26 tháng 10, 2015
Lê Phan - Cũng giòng con lãnh tụ
Khi ông Justin Trudeau dọn về căn nhà số 24 Đường Sussex ở Ottawa, tòa nhà bằng đá xám vốn là dinh thủ tướng của Canada, thực ra ông đã trở lại nhà cũ. Đó là nơi ông chào đời vào năm 1971. Trong một quốc gia nơi một triều đại chính trị là chuyện hiếm có, ông Trudeau sẽ là người Canada đầu tiên nối dõi tông đường trở thành một vị thủ tướng nữa cũng mang tên Trudeau.
Dĩ nhiên có nhiều điểm tương đồng
giữa ông Trudeau con và ông Trudeau bố. Bề ngoài cả hai ông đều đẹp trai, thể
lực cường tráng, phu nhân sắc nước hương trời, dân chúng nồng nhiệt yêu chuộng.
Đứng về nội dung họ cũng có những cái giống nhau: Ăn nói bộc trực một cách bất
thường, nổi tiếng là người mang đến thay đổi, tạo nên một sự thăng tiến đột
ngột cho đảng Tự Do khi họ được cử ra lãnh đạo đảng.
Và dĩ nhiên sự may mắn mang giòng họ
Trudeau của một trong những vị thủ tướng được kính nể nhất trong lịch sử cận
đại Canada.
Bùi Tín - Xin đừng ai ‘ngốc’ nữa
![]() |
Min Xin Pei |
Một số báo mạng tiếng Anh
gần đây có đăng bài báo của Giáo sư – Nhà Nghiên cứu Chính trị gốc Trung Quốc
Bùi Mẫn Hân (Min Xin Pei) có đầu đề khá ngộ nghĩnh: «Cội rễ của những rối loạn
về kinh tế của Trung Quốc là gì? Là chính trị! Ngốc ạ!».
Tôi thiển nghĩ bài báo này
rất có ích cho các nhà chính trị, nhà báo, bình luận thời sự, các chuyên gia
kinh tế - tài chính Việt Nam suy nghĩ và tìm hiểu đâu là lẽ phải. Bởi vì trước
những khó khăn kinh tế và nhiều mặt của nước ta, nhiều người chỉ tập trung
nghiên cứu và kiến nghị những giải pháp đơn thuần kinh tế, những giải pháp
chính trị hời hợt, cho đó là những đơn thuốc hiệu nghiệm. Nào là cần coi cổ
phần hóa các cơ sở kinh tế - tài chính Quốc doanh là biện pháp cơ bản, mũi
nhọn. Nào là cần minh bạch hóa các khoản thu nhập của Nhà nước, thu thuế và chi
tiêu ra sao, có cơ quan quan sát, đánh giá thật nghiêm túc, chính xác, không
thể để cho các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước nhận ra rằng các con số thống
kê chính thức lớn nhỏ do nhà nước công bố đều đáng nghi ngờ, khi hạ thấp, khi
thổi phồng quá đáng, từ nợ quốc gia, thu nhập trung bình của cá nhân, tăng tổng
sản lượng hàng năm đến lương bổng các ngành và số người thất nghiệp. Có người
gọi đây là cuộc khủng hoảng về thống kê, sự nhảy múa của các con số làm lệch
lạc các quyết định. Có người nói đến cải cách đợt 2, rồi thay đổi mô hình, cải
cách thể chế, nhưng vẫn không nói được rõ nội dung là cái gì, không dám nói lên
bản chất chính trị của vấn đề, nhất là khi góp ý về các văn kiện Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ 12 hiện nay.
Nguyễn Hoài Vân - Vài hàng về Angus Deaton – Giải Nobel kinh tế 2015
![]() |
Angus Deaton |
Thói quen tiêu thụ của người nghèo
Ngược lại với những tin
tưởng lúc ban đầu của mình, Deaton khám phá ra rằng khi có một nguồn lợi tức phụ
trội, người nghèo không ưu tiên mua những món hàng mà người ta nghĩ là họ cần, thí
dụ thức ăn trong trường hợp suy dinh dưỡng, mà có khuynh hướng dùng món tiền có
thêm ấy cho những hàng hóa không thực dụng.
Điều này kiểm chứng một
phát biểu nổi tiếng của Oscar Wilde : « Hãy cho tôi những điều
phụ thuộc, tôi sẽ bất cần những thứ cần yếu ».
Hệ quả của khám phá này
là khi giúp đỡ người nghèo, nên trao tặng họ những hiện vật hơn là tiền mặt.
Âu Dương Thệ - Cuộc biến thể thoái hóa của ĐCS: Từ đảng trị sang nhóm trị và nay đang trở thành gia đình trị
- HNTU 12 hoàn toàn bế tắc trong giải pháp „trường hợp đặc biệt“của „tứ trụ“!
- Tại sao dẫn tới bế tắc trong HNTU 12?
- Sự biến thể của ĐCS: Từ đảng trị thành nhóm trị và đang chuyển sang độc tài cá nhân gia đình trị: Cả Nguyễn Phú Trọng lẫn Nguyễn Tấn Dũng không là giải pháp nhưng chính là nguyên nhân của thất bại.
- Những người dân chủ và đảng viên tiến bộ cần tích cực và chủ động mở những cuộc vận động mới !
Khi theo dõi cách nói, cách trình bày của người cầm đầu chế độ toàn trị Nguyễn Phú Trọng trong diễn văn bế mạc Hội nghị Trung ương (HNTU) 12 chiều Chủ nhật 11.10 và dáng điệu nghe, bộ mặt phản ứng của 200 Ủy viên trung ương cho thấy nhiều tín hiệu rất không bình thường: Suốt trong 19 phút đọc, giọng trầm xuống, khuôn mặt lạnh lẽo không hồn, không một lần nào ông Trọng cười. Trong khi ấy nhiều khuôn mặt toát ra từ buồn thiu, rất lo âu tới căng thẳng bất mãn của hầu hết 200 Ủy viên trung ương, ngay cả những nhân vật ngồi hàng ghế đầu. Không khí buồn và căng thẳng như trong một đám tang(1). Tại sao các phong thái và cử chỉ hứng khởi, hồ hởi và tin tưởng lại hoàn toàn vắng bóng trong HNTU 12 khi thảo luận về chủ đề nhân sự tương lai ở các cấp cao nhất là Bộ chính trị và Ban bí thư, nhất là "xem xét trường hợp "đặc biệt"" đối với của một số Ủy viên Bộ chính trị và Ban bí thư Khóa 11 muốn đòi giữ ghế tiếp trong Khóa 12?
Trà Mi/VOA - Vai trò Việt Nam trong kế hoạch của Mỹ ở Biển Đông
![]() |
Tàu chiến Mỹ USS Fort Worth trong một cuộc tuần tra ở Biển Đông cùng với tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Lassen. (Ảnh: Joe Bishop/Hải quân Hoa Kỳ). |
Mỹ chắc chắn sẽ đưa tàu
chiến ra thách thức chủ quyền của Trung Quốc tại các đảo nhân tạo ở Biển Đông,
theo nhận định của 3 chuyên gia gốc Việt từ Mỹ, Úc, và Canada am hiểu về tình
hình Biển Đông trong cuộc hội luận với VOA Việt ngữ hôm nay.
Giới chuyên môn đánh giá
rằng bất chấp sự phản ứng mạnh mẽ và đe dọa trả đũa từ Bắc Kinh, kế hoạch của
Washington sắp cho tàu tuần tra trong phạm vi 12 hải lý xung quanh các hòn đảo
Trung Quốc bồi đắp ở Trường Sa ‘có tầm quan trọng rất lớn’ với các nước trong
khu vực, đặc biệt là Việt Nam.
Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2015
Ngô Nhân Dụng - Chơi với Tàu, Anh quốc được lợi gì?
Joshua Wong, tức Hoàng Chi Phong (Chi-fung, 黃之鋒), một lãnh tụ sinh viên đòi dân chủ hóa đã bay từ Hồng Kông sang London để biểu tình phản đối Tập Cận Bình; cũng như những người Tây Tạng và Uyghur. Các tổ chức Nhân Quyền Quốc tế chỉ trích chính phủ Anh đã bỏ qua các vi phạm nhân quyền của Cộng sản Trung Hoa khi mở rộng giao thương với lục địa. Chính phủ Mỹ cũng tỏ ý bất bình. Nhưng đứng trên quyền lợi nước Anh thì việc tiếp đón Tập Cận Bình có nhiều điều lợi hiển nhiên, khó bỏ qua; mà nếu đem so sánh hai bên thì Anh quốc lợi hơn.
Khi nói
đến quyền lợi kinh tế, chính phủ Anh xưa nay không quan tâm đến các vấn đề nhân
nghĩa. Sau khi Trung Cộng chiếm được lục địa Trung Hoa, Anh quốc là nước Tây
phương đầu tiên lập quan hệ ngoại giao chính thức. Dù chính quyền Mỹ rất bất
bình nhưng sau đó cũng hiểu rằng tất cả chỉ vì quyền lợi kinh tế, trong khi nước
Anh vẫn đứng bên cạnh Mỹ trong tất cả các cuộc tranh chấp với Trung Cộng. Không
ai quên được rằng vào nửa đầu thế kỷ 19, Anh quốc đã đòi nhà Thanh mở cửa buôn
bán làm ăn bằng sức mạnh quân sự, nổi tiếng nhất là những cuộc “Chiến tranh Nha
phiến.” Bắt vua Tàu cho con buôn người Anh đem thuốc phiện vào bán cho dân
Trung Hoa hút; một nước đã làm như vậy nay muốn đóng vai giảng dậy về nhân quyền
cũng hơi khó.
Phùng Nguyễn - Từ ‘Giấc Ngủ Mười Năm’ đến Ác mộng Trăm năm
Chiến tranh, trong mọi thời kỳ, bởi mọi nguồn cơn, là một tai họa lớn lao. Chiến tranh mang đếnsự hủy diệt của không chỉ nhân mạng, làng mạc, phố xá, sông suối, núi rừng mà còn cả tình người, điều giúp cho con người tiếp tục là conngười ngay cả trong những hoàn cảnh đen tối nhất. Chiến tranh cũng là cái cớ tuyệt hảo để người ta đạp đổ những hàng rào luân lý, đạo đức mà không cần phải cảm thấy áy náy. Để chiến thắng, người ta không ngần ngại áp dụng những thủ đoạn vô luân vô đạo. Một trong những thủ đoạn này là gắn đầu ác thú lên thân thể kẻ thù. Giới lãnh đạo của phe chiến thắng trong cuộc nội chiến Bắc Nam vừa qua, gồm thành phần chóp bu của đảng CSVN, chiếm giải quán quân trong lãnh vực này. Trong chiến tranh Việt Nam và rất lâu sau đó, họ đã giúp biến người dân người lính miền Nam thành những con quỷ khát máu, một lũ ăn thịt người trong mắt người dân và bộ đội miền Bắc. Sau khi chiến tranh chấm dứt, họ tiếp tục bôi nhọ hình ảnh người lính miền Nam như thế mặc dù họ đã mỗi ngày chạm mặt, sinh hoạt gần gũi với những con người bằng xương bằng thịt ở phía Nam đất nước. Cái hình ảnh xấu xa họ dựng lên trong thời chiến đã thấm sâu vào xương tủy, tim óc người miền Bắc, và sau này, lan tỏa đến các thế hệ trẻ trong cả nước. Đối với đa số dân chúng, “lính ngụy” và “ăn thịt người” là hai từ luôn đi đôi với nhau.
Nguyễn Hưng Quốc - Thư của các nhà văn
Cuối năm 2006, trong lúc lục đống giấy tờ cũ để tìm tài liệu cho một bài viết mới, tôi tình cờ đọc lại mấy bức thư của nhà văn Mai Thảo (1927-1998) gửi cho tôi. Mai Thảo mất chưa tới mười năm. Vậy mà những bức thư ấy, dù được giữ gìn khá cẩn thận, giấy đã bắt đầu ố và một số nét chữ đã bắt đầu bị phai hay nhoè đi rồi.
Cầm những bức thư của Mai
Thảo, quên bẵng cái đề tài mình đang định tìm tòi, tôi cứ tần ngần nghĩ ngợi
mông lung.
Về Mai Thảo.
Về một số nhà văn và nhà
thơ khác mà tôi quen biết.
Và về thư như một thể loại
văn học.
*
Từ giữa thế kỷ 20 đến nay, được gợi hứng từ lời tuyên bố “Thượng đế đã chết”
của Nietszche, nhiều nhà phê bình và lý thuyết văn học trên thế giới thường hay
nói đến những cái chết trong văn học: thoạt đầu, cái chết của tiểu thuyết, sau,
cái chết của thơ; và đâu đó, ở khoảng giữa, cái chết của tác giả. Cho đến nay,
hình như không lời báo tang nào thành sự thực. Tiểu thuyết vẫn còn. Thơ vẫn
còn. Tác giả vẫn còn là một quyền lực lớn lao đằng sau các văn bản. Chỉ có một
thể loại hình như có nguy cơ chết thật, chết một cách lặng lẽ: thư.
Trong hơn nửa thế kỷ vừa
qua, thư bị tấn công dồn dập: thoạt đầu, với sự ra đời của điện thoại, sau, của
điện thoại di động, và, quan trọng nhất, của điện thư (email) và các hình thức
chuyện trò qua internet. Hiện nay, dĩ nhiên vẫn còn khá nhiều người ở nhiều nơi
trên thế giới tiếp tục viết thư cho nhau. Nhưng, không còn hoài nghi gì nữa, số
lượng những người duy trì được thói quen viết thư như thế càng ngày càng hiếm;
tuổi tác của họ càng ngày càng cao: một lúc nào đó, có lẽ không lâu lắm nữa
đâu, thư chỉ còn là một hoài niệm.
Lý Thừa Nghiệp - Thơ như bông nắng / Trăng non
THƠ NHƯ BÔNG NẮNG
Có
gì lạ, bài thơ như bông nắng
Như
trái tim gieo bão, rất tình cờ
Như kẻ chân tu bỗng dưng ngã mặn
Đứng
giữa trời ngẫu hứng, làm thơ.
*
Tiếng
chân ngựa gõ đều trên núi
Lòng
ta ơi, phiêu bạt đến bao giờ
Trang
thơ đó ngàn năm chưa dứt
Những
cuộc tình, bụi ẩm, chuyện đời xưa.
*
Cứ
thong thả giữa vô vàn lau lách
Nghe
lũ chim vang dậy tự muôn trùng
Cứ
thù tạc dưới vầng trăng thanh bạch
Nghĩa
đất trời, nhàn nhạt hạt sương trong.
*
Có
muộn màng chi hề! thiên lý
Cứ
dạo chơi này vườn cải, vàng hoa
Này
lụa mỏng và hương nồng mộng mị
Vẫy
mực ca chia nắng với sơn hà.
TRĂNG SONChuốt chi gấm lụa cầu kỳ
Cho hương sắc chở dậy thì gió mưa
Đường mây lớp lớp đương lùa
Con trăng đương khuyết hay tròn
Mà soi ngây ngất núi non sông hồ.
Thanh Trúc/RFA - Chương trình Việt Ngữ đầu tiên tại trường trung học vùng đông bắc Hoa Kỳ
![]() |
Giáo viên Yến Weiner, người trực tiếp đảm nhận lớp Việt Ngữ
đầu tiên tại trung học Falls Church. - RFA PHOTO
|
Tiểu bang Virginia miền Đông Bắc Hoa
Kỳ có đông người Việt cư ngụ, có trung tâm thương mại EDEN của người Việt, có
một số trường Việt Ngữ mở ra đều đặn mỗi mùa hè, nhưng lại chưa có một chương
trình giảng dạy tiếng Việt chính thức góp mặt trong các trường học giòng chính
dù như Việt Ngữ là một trong số 11 ngôn ngữ tại khu vực đa văn hóa này.
Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2015
Trà Mi/VOA - Mỹ sẽ 'thực hiện tới cùng' kế hoạch đưa tàu chiến tới gần các đảo ở Biển Đông?
![]() |
Chiến đấu cơ Super Hornet F/A-18 của Hải quân Mỹ cất cánh từ tàu sân bay USS Nimitz trong một cuộc tuần tra ở Biển Đông, ngày 23 tháng 5, 2013. |
Khẩu chiến Mỹ-Trung khuấy
động Biển Đông sau khi Hoa Kỳ trong tháng này loan báo kế hoạch đưa tàu chiến
vào phạm vi 12 hải lý quanh khu vực Trung Quốc nói thuộc lãnh hải của họ trong
nỗ lực thực thi quyền tự do hàng hải, không công nhận tuyên bố chủ quyền của
Trung Quốc tại các đảo nhân tạo Bắc Kinh mới bồi đắp ở Trường Sa.
Trung Quốc đe dọa sẽ đáp
trả ‘quyết liệt.’ Tờ Hoàn Cầu Thời báo của nhà nước Trung Quốc nói nếu Mỹ xâm
phạm ‘các quyền lợi cốt lõi thì quân đội Trung Quốc sẽ phản ứng và dùng võ lực
để ngăn lại’.
Trước tình thế căng thẳng,
liệu Mỹ sẽ thực hiện kế hoạch đến cùng? Ai sẽ cùng tham gia với Mỹ trong hoạt
động này? Và Trung Quốc sẽ đối phó thế nào?
Huy Đức - BAO GIỜ BẰNG ĐƯỢC CAMPUCHIA
Không biết có phải vì các "Thái tử đảng" xuất hiện ồ ạt ở Việt Nam mà Phnom Penh cũng đang có tin đồn, Hun Sen sắp đưa con trai mình lên thay thế. Hôm 19-10-2015, Hun Sen đã phải trấn an: "Campuchia (CPC) là một thể chế dân chủ. Thậm chí, Vua cũng được chọn bởi Hội đồng tôn vương. Ở CPC muốn trở thành lãnh đạo phải thông qua bầu cử".
Hun Sen hiện đang có hai người con theo chân bố: Hun Manet sinh
1977 và Hun Many sinh 1982. Hun Manet tốt nghiệp West Point năm 1999, sau đó
lấy bằng tiến sỹ tại đại học Bristol (Anh), hiện đang là Phó tư lệnh Lục quân
CPC. Hun Many - từng du học ở Mỹ, Pháp, Úc - là thủ lĩnh thanh niên CPP, đắc cử
nghị sỹ trong cuộc bầu cử tháng 7-2013.
Phạm Đình Trọng - MẤT CẮP
Nhà thơ bị mất cắp một bài thơ thì cả thế giới mạng người Việt xôn xao như cả thế giới người Việt bị mất cắp thơ, dồn dập lên tiếng. Cả hệ thống báo chí lề Dân, lề Đảng vào cuộc vụ mất cắp thơ nhỏ nhặt. Những nhà nọ, nhà kia, học giả, học thật xúm vào vụ mất cắp thơ cỏn con.
Nhân dân bị mất cắp trắng tay thì chỉ có số ít người đau đớn, xót
xa lên tiếng trong lẻ loi, đơn độc, giữa trùng trùng bạo lực hung hãn đàn áp.
Bùi Văn Phú - Donald Trump, Hillary Clinton hay ai khác?
![]() |
Ứng cử viên Đảng Dân chủ Hillary Clinton |
Còn hơn một năm nữa mới đến ngày bầu chọn tổng thống Mỹ,
nhưng các cuộc tranh luận trực tiếp truyền hình dành cho ứng cử viên đã được tổ chức từ hơn hai
tháng qua.
Đảng Cộng hoà đã có ba buổi tranh luận, hai chính và một phụ, vì có đến 17 ứng cử viên. Buổi đầu tiên được tổ chức tại thành phố Cleveland, Ohio hôm
6/8 và gồm hai phần, phần đầu với bảy ứng cử viên có điểm thấp nhất, căn cứ vào
5 cuộc thăm dò dư luận toàn quốc trong vòng nửa năm vừa qua.
Buổi
tranh luận phụ dài một tiếng đồng hồ giữa các ứng cử viên là cựu Thượng Nghị sĩ
Tiểu bang Pennsylvania Rick Santorum, cựu Thống đốc Texas Rick Perry, Thống đốc
Louisiana Bobby Jindal, cựu Chủ tịch Công ty HP Carly Fiorina, cựu Thượng Nghị
sĩ Tiểu bang South Carolina Lindsey Graham, cựu Thống đốc Virginia Jim Gilmore
và cựu Thống đốc New York George Pataki.
Minh Anh/RFI - Thierry Wolton: « Chủ nghĩa cộng sản » là một « chủ nghĩa không tưởng »
![]() |
Thierry Wolton, tác giả bộ sách "Lịch sử Thế giới về Chủ nghĩa cộng sản". Ảnh chụp năm 2008.Wikipédia |
Trước khi đề cập đến cảnh báo của tình báo
Anh về việc hợp tác điện hạt nhân với Trung Quốc và việc khẳng định lại vị thế
của Nga trên chính trường quốc tế, mục Văn hóa của Le Figaro (22/10/2015) giới
thiệu bộ sách sử đồ sộ của Thierry Wolton lên án sự ảo tưởng của chủ nghĩa cộng
sản. Tờ báo đề tựa : « Chủ nghĩa chuyên chế mê hoặc đến chừng nào ».
Với tấm ảnh các triết gia Đức Engel-Karl
Marx, các lãnh tụ cộng sản như Lê-nin, Stalin, Mao Trạch Đông, Pol Pot, Kim
Nhật Thành, và lãnh đạo đảng cộng sản Pháp Jacques Duclos, Le Figaro cho biết
bộ sách mang tựa đề « Lịch sử Thế giới về Chủ nghĩa Cộng sản » là do
Thierry Wolton, phóng viên điều tra tại Đông Âu những năm 1970-1980 và sử gia
chuyên về KGB biên soạn. Tác phẩm ra đời trong bối cảnh kể từ sau bức tường Berlin
sụp đổ, nhiều người có lẽ đã tin rằng đấy là cú đánh chí mạng dành cho « chủ
nghĩa cộng sản ».
Thứ Năm, 22 tháng 10, 2015
Hùng Tâm - Khấu đầu đế quốc, 200 năm sau, Anh quỳ lạy Tàu
Từ hôm Thứ Ba 20, lãnh tụ Tập Cận Bình là quốc khách của nước Anh. Với dân Trung Quốc, qua bốn ngày thăm thú và yến tiệc linh đình, ông rửa nhục hai thế kỷ trước cho tổ quốc, rồi gặt hái nhiều thành quả kinh tế chính trị.
Nhìn từ bên này, nhiều người gọi chuyến thăm viếng là mối nhục cho nước Anh.
Rất đáng chú ý, nguyên cố vấn về chiến lược và bạn thân của đương kim Thủ Tướng
David Cameron cùng Tổng Trưởng Tài Chánh George Osborne, Giáo Sư Steve Hilton
đang dạy tại Ðại Học Stanford thì coi đây là một sai lầm của chính quyền Anh.
Trong một bài xã luận hôm Thứ Bảy 17 trên tờ Guardian, ông Steve Hilton hài tội
Cộng Sản Trung Quốc, phân tích lợi hại và viết thẳng rằng khấu đầu trước bọn
độc tài Bắc Kinh là sai lầm về đạo đức và phi lý về kinh tế!
Bùi Tín - Khi viên cai tù sắp vào tù
Cựu
Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân.
Đây
là chuyện nói về số phận của ông Giang Trạch Dân hiện nay. Báo chính thức và
bán chính thức của Trung Quốc đều nói về chuyện ông Giang sắp bị bắt và bị truy
tố. Tiểu sử chân thực của ông Giang được phổ biến rộng rãi, khác hẳn với lý
lịch, hồ sơ cá nhân được Đảng cộng sản Trung Quốc lưu giữ 70 năm nay.
Giang
Trạch Dân không phải là con liệt sỹ theo đảng từ tuổi thiếu niên, ngược lại
theo bản tiểu sử được đăng trên mạng Đại Kỷ Nguyên, ông Giang và cha đều là Hán
gian, từng làm việc cho chính phủ bù nhìn Uông Tinh Vệ do phát xít Nhật Bản
dựng lên ở Nam Kinh. Ông đã khai gian là con nuôi của người chú ruột là đảng
viên cộng sản trung kiên để chui vào đảng, rồi dùng mọi thủ đoạn tinh ranh để
luồn sâu, leo cao trong đảng, làm đến Bí thư Thành ủy Thượng Hải và vào Ban
Chấp hành Trung ương năm 1985. Do tinh ranh ông lọt vào mắt của Đặng Tiểu Bình
khi Đặng trở thành người lãnh tụ thế hệ cộng sản thứ hai, sau lãnh tụ thứ nhất
là Mao Trạch Đông. Khi Đặng ốm nặng từ năm 1986, Đặng đã đích thân chọn Giang
làm người kế tục sự nghiệp, đưa Giang lên làm Tổng bí thư thay Triệu Tử Dương
vào năm 1989 (đến 2002) rồi thay luôn Dương Thượng Côn kiêm chức Chủ tịch nước
từ năm 1993 (đến 2003), kiêm cả chức Bí thư Quân Ủy TƯ từ năm 1989 đến 2004.
Giang trở thành lãnh tụ cộng sản thế hệ thứ ba, vượt lên trên các nhân vật hàng
đầu của đảng cộng sản như Tổng Bí thư Triệu Tử Dương, Chủ tịch nước Dương
Thượng Côn, ủy viên Bộ Chính trị Lý Thụy Hoàn và Trần Vân.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)