Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2015

Nguyễn Duy Chính - SỰ ÐÓNG GÓP CỦA GIÁM MỤC PIGNEAU DE BÉHAINE VÀO CÔNG CUỘC CẢI CÁCH Ở GIA ÐỊNH (Tiếp theo và hết)

3. Thiết kế đô thị
Việc quan tâm đầu tiên của chúa Nguyễn có sự đóng góp của người ngoại quốc là xây dựng một kinh đô. Kinh đô đó vừa là nơi thị tứ tập trung được một số lượng quần chúng đông đảo để bảo đảm cho việc bổ sung theo nhu cầu mà còn phải thuận tiện cho thuyền bè nước ngoài vào buôn bán. Riêng trường hợp của chúa Nguyễn, xây dựng kinh đô cũng là củng cố căn cứ phòng thủ chống lại những trận “giặc mùa” của Tây Sơn nên hai mục tiêu kinh tế và quân sự đều phải quan tâm.
Việc trở về của Pigneau de Béhaine khiến ông thất vọng khi không có tất cả những gì ông mong đợi nhưng cũng đem lại một số niềm vui. Hiệp ước Versailles không thi hành nên sau này ông không vướng vào món nợ với nước Pháp và những người sang giúp ông lại có khả năng thiết kế một mô hình đô thị phòng thủ (city-fortress). Một số bản đồ về thành phố Saigon còn tồn tại đến ngày nay có thể giúp chúng ta đưa ra một số phỏng đoán về khả năng của họ.
Bản đồ thứ nhất có ghi Plan de la ville de Saigon fortifiée en 1790 par le Colonel Victor Olivier, Reduit du Grand Plan Levé en 1795 par ordre du Roi de Cochinchine par Brun Ingénieur. [Bản đồ “thành phố phòng ngự” Saigon do đại tá Victor Olivier vẽ năm 1790 - được kỹ sư Brun thu gọn từ Đại Kế Hoạch năm 1795 theo lệnh của vua nước Cochinchine] (bản đồ Brun)
Bản đồ thứ hai mang tên Plan de la Ville de Saigon fortifiée en 1790 par le Colonel Victor Olivier, Reduit du Grand Plan Levé par Ordre du Roi en 1795 par Mr. Brun, Ingénieur de sa Majesté, par Mr Dayot 1799. [Bản đồ vẽ “thành phố phòng ngự” Saigon do đại tá Victor Olivier vẽ năm 1790 - kỹ sư Brun thu gọn từ Đại Kế Hoạch năm 1795 theo lệnh của vua nước Cochinchine - họa lại bởi ông Dayot năm 1799] (bản đồ Dayot).
Một cách tổng quát, năm 1790 Olivier đã vẽ một mô hình “thành phố phòng ngự” (ville fortifiée) là mẫu xây dựng theo lối các đô thị được xây gần bờ biển bao gồm một thành xây (thường là theo kiểu Vauban), chung quanh là phố xá. Loại thành này khó tấn công, dù có chiếm được khu vực bao quanh thì vẫn có khả năng tự tồn trong một khoảng thời gian để chờ dịp phản công. Chúng tôi không tìm thấy bản đồ gốc của Olivier. Tuy nhiên đặc điểm chung của kỹ thuật vẽ bản đồ thời đó là người đi sau thường chỉ vẽ lại bản đồ có sẵn rồi thêm bớt một số chi tiết mới nên chúng ta biết rằng bản đồ Olivier không khác với bàn đồ Brun và Dayot bao nhiêu.
Mô hình của Olivier được chúa Nguyễn sai Brun thu gọn năm 1795 và Dayot họa lại theo mẫu cũ của Brun năm 1799. Hai bản đồ này vẽ cách nhau 4 năm, nói chung không có gì khác biệt mặc dầu bản đồ của Brun có vẽ và ghi chú một số chi tiết chung quanh khu vực đô thị, các vườn dừa, chuối hay ruộng lúa ... Bản đồ của Dayot có thêm độ sâu của sông Ðồng Nai ở nhiều nơi cạnh thành phố Saigon nhưng tổng quát chỉ là bản sao của Brun.
Cả hai bản đồ có những ghi chú rõ ràng cung Vua (Palais du Roi), cung Hoàng Hậu (Palais de la Reine), cung Thái Tử (Palais du Prince), nhà thương (Hopital), trại lính (Magasin des Troupes), kho súng và lò đúc (Arsenal et Forges), Nhà để xe (Charonnerie), kho thuốc đạn (Magasin à Poudre), dãy súng thần công (Pare d’Artillerie), Kho khí giới (Place d’Armes), kỳ đài (Mat de Pavillion), lò gạch (Briqueteries), công trường (Chantier de construction), bãi tắm voi (bassin), đệ trạch của Bá Ða Lộc (Maison de l’Êveque d’An-nam), kho bạc (Monnaie).

 Bản đồ White (1820)

Bản đồ vẽ sông Đồng Nai từ Vũng Tàu vào Saigon
Phụ Trương của
A Voyage to the China Sea
John White [Boston, 1823]
Map of the River of Don-Nai from Cape St. James to the City of Saigon, from the original by M. Dayot, Hydrographer to the King of Cochin China 1791 with additions to 1820 by John White U.S.N.


 Bản đồ Brun (1795)

Bản đồ Dayot (1799)

Một bản đồ thứ ba bao trùm một không gian rộng lớn hơn từ Vũng Tàu vào Saigon nhan đề “Bản đồ sông Ðồng Nai từ Mũi St. James đến thành phố Saigon” [Map of the River of Don-Nai from Cape St. James to the City of Saigon] do John White vẽ năm 1820 với ghi chú là “Dựa theo Nguyên bản của M. Dayot, thuỷ hoạ viên của vua xứ Ðàng Trong” vẽ năm 1791.[1] (1) So sánh bản đồ White và bản đồ Dayot, trong 20 năm, thành phố Saigon đã mở rộng khá nhiều về hướng tây, quan trọng nhất vào thời gian từ sau khi vua Gia Long thống nhất sơn hà và Gia Định dưới quyền cai trị của tổng trấn Lê Văn Duyệt.
Bản đồ của White trắc địa từ ngoài khơi Vũng Tàu [ngoài tên Vung-tau còn có tên Cape St. James tức St. Jacques theo các bản đồ Pháp] theo sông Ðồng Nai vào tới tận Saigon nhưng khi đó chỉ mới có thành Gia Ðịnh và một số đường phố dọc theo bờ sông.
Ngoài bản đồ này, chúng ta cũng còn có thể kiếm được bản đồ của một họa viên người Việt là Trần Văn Học năm 1815, có lẽ là một trong những kỹ thuật Tây phương sớm nhất do người bản xứ thực hiện. Trần Văn Học cũng tháp tùng Bá Ða Lộc khi qua Pháp và học được phương pháp này của Âu châu. Bản đồ này bao phủ một khu vực rộng hơn bản đồ của Brun nhưng không vẽ đường sá mà chỉ có các dinh thự (cadastral footprints).
Khi nghiên cứu về những bản đồ này, chúng ta thấy những họa viên và kỹ sư người Pháp đã áp dụng kỹ thuật mới mẻ nhất của thời đó nên độ chính xác khá cao, vượt trội những bản đồ trước đây liên quan đến khu vực Ðông Dương và Ðông Nam Á. So sánh với bộ bản đồ hiếm hoi mà vương quốc Thái Lan còn giữ được[2] (2) [có niên đại sau các bản đồ này một vài chục năm] dựa theo phương pháp quan chiếu địa lý (geo-reference) thì chúng ta thấy bản đồ Saigon chính xác hơn chứng tỏ đã được trắc địa bằng kỹ thuật tam giác (triangulation) là cách thức định vị trí, khoảng cách và cao độ chính xác mới phát minh và được áp dụng ở Âu Châu chưa lâu.
Những bản đồ đó không những vượt trội so với bản đồ của nước ta thời Lê mà còn hơn hẳn bản đồ thời Nguyễn trong bộ Ðồng Khánh Ðịa Dư Chí. Cho tới đầu thế kỷ XX, những họa đồ của người Việt vẫn minh họa theo cách thức nhiều biểu tượng, ít hiện thực của Trung Hoa mà không theo một phương pháp kỹ thuật nào nên chỉ hình dung được mặt đất chứ không dùng để tính toán độ dài hay diện tích được.[3] (3)
Ðứng về mặt kiến trúc, thành phố Sài Gòn cuối thế kỷ XVIII là thành phố Việt Nam đầu tiên được thiết kế và xây dựng theo mẫu Tây phương. John White cũng miêu tả khá chi tiết về sinh hoạt tại đây, trên bản đồ thuỷ lộ từ Vũng Tàu về Sài Gòn chúng ta còn thấy một số đại lộ có cây trồng thành hàng dọc theo hai bên đường có tên là palmaria (mù u?). [4] (4)
Theo Trịnh Hoài Ðức, thành phố Sài gòn khi ấy “đường sá chợ phố ngang dọc được sắp xếp rất thứ tự, bên trái là đường cái quan từ cửa Chấn Hanh qua cầu Hòa Mỹ đến sông Bình Ðồng tới trấn Biên Hòa, đường cái quan bên phải gặp chỗ nào cong thì giăng dây để uốn thẳng lại, đầu từ cửa Tốn Thuận qua chùa Kim Chương, từ phố Sài Gòn đến cầu Bình An qua gò chùa Tuyên đến sông Thuận An. Bến đò Thủ Ðoàn đưa qua sông Hưng Hòa, trải qua gò Trấn Ðịnh rồi đến gò Triệu. Ðường rộng 6 tầm, hai bên đu trồng cây mù u và cây mít là những thứ cây thích hơp với đất này. Cầu cống thuyn bến đu luôn được tăng gia việc tu bổ, đường rộng suốt phẳng như đá mài, gọi là đường thiên lý phía nam”.[5] (5)
  
Bản đồ Trần Văn Học (1815)
Trích từ Saigon – Gia Định xưa: tư liệu & hình ảnh (TP HCM, 1997) tr. 30-31

Thành trì phòng ngự
Năm 1789, giám mục Bá Ða Lộc đem hoàng tử Cảnh về lại Gia Ðịnh cùng với ba chiếc tàu thuỷ và một số người Pháp sang giúp chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn liền bắt tay vào việc xây dựng thành Gia Ðịnh.
Trịnh Hoài Ðức trong Gia Ðịnh Thành Thông Chí [quyển VI, Thành Trì Chí] miêu tả như sau:
Ngày 4 tháng 2 năm Canh Tuất thứ 13 (1790), tại chỗ gò cao thôn Tân Khai thuộc đất Bình Dương, ngài mới cho đắp thành bát quái như hình hoa sen, mở ra 8 cửa, có 8 con đường ngang dọc, từ đông đến tây là 131 trượng 2 thước ta, từ nam đến bắc cũng như thế, b cao 13 thước ta, chân dày 7 trượng 5 thước ta, đắp làm ba cấp, toạ ngôi Càn, trông hướng Tốn. Trong thành, phía trước bên tả dựng Thái miếu, giữa làm sở hành tại, bên tả là kho chứa, bên hữu là Cục chế tạo, xung quanh là các dãy nhà cho quan túc vệ ở. Trước sân dựng cây cột cờ ba tầng, cao 12 trượng 5 thước ta, trên có làm chòi canh vọng đẩu bát giác toà, ở bên treo cái thang dây để thường xuyên lên xuống, trên ấy có quân ngồi canh giữ, có điu gì cần cảnh báo thì ban ngày treo cờ hiệu, ban đêm treo đèn hiệu canh gác, các quân cứ trông hiệu đó để tuân theo sự điu động.[1] (6)
Tuy nhiên Trịnh Hoài Ðức không đề cập đến việc khởi đầu được thiết kế như thế nào, nhất là nguyên nhân chiến lược của việc kiến tạo toà thành qui mô đó. Frédéric Mantienne cho rằng khi biên soạn, họ Trịnh đã “dè dặt loại bỏ những đ cập liên quan đến người ngoại quốc trong công tác này”.[2] (7) Mantienne cũng ghi nhận là trong mấy trang tiểu sử Bá Ða Lộc và những người Âu theo giúp chúa Nguyễn [trong DNCBLT] cũng không nói gì đến việc đó.
Việc khởi đầu xây thành Gia Ðịnh tính ra khoảng 8 tháng sau khi giám mục Bá Ða Lộc về lại Gia Ðịnh, một khoảng thời gian đủ dài để những kiến trúc sư người Pháp có thể đưa ra một mẫu hình đô thị (master plan) mặc dù vị trí chiến lược của thành Qui có thể do chúa Nguyễn quyết định. Sở dĩ chúng ta có thể khẳng định ảnh hưởng Âu châu của thành Gia Ðịnh vì mô hình tường thành và các pháo đài hoàn toàn đúng như các kiểu mẫu tìm thấy trong bộ Brittanica mà ở các nơi khác chưa h có cho thấy đây là một đột phá v kỹ thuật xây thành và phòng thủ thời đại đó.
Vào khoảng 1673, trưởng kỹ sư binh bị của vua Pháp Louis XIV là Sebastien Le Prestre de Vauban đưa ra một dự án cải cách phương thức phòng ngự. Ông nghiên cứu suốt 30 năm và thuyết phục Pháp hoàng kiến trúc hoặc xây lại 133 thành luỹ ở biên phòng thông với đất địch. Những thành luỹ đó có qui mô lớn đủ để chứa đựng quân nhu và binh sĩ trong cả công tác bảo vệ lẫn tấn công. Việc phòng thủ hiệu quả cũng còn làm gia tăng được số quân chiến đấu để điều động vào những mặt trận khác.[3] (8)
Theo những tài liệu của người Pháp, thành Gia Ðịnh do Theodore Lebrun hoạ kiểu và Victor Olivier de Puymanel thiết kế. Trong lá thư của De Guignes gửi Bộ Ngoại Giao Pháp đề ngày 29 tháng 12 năm 1791 còn tàng trữ tại Hồ Sơ Bộ Hải Ngoại về Á Châu, trích lại theo Frédéric Mantienne thì có khoảng ba vạn nhân công được điều động để xây thành, dân chúng vì bị đè nén quá nên đã nổi loạn.[4] (9)
John White đến Gia Ðịnh năm 1819 [vào thời kỳ mà vua Gia Long còn sống nhưng đang ở Huế] miêu tả như sau:
... Chúng tôi tới một chiếc cầu đẹp làm bằng đá và đất bắc ngang một hào rộng và sâu, dẫn đến cửa đông nam của tòa thành, hay chính xác hơn, một quân trấn vì các bức tường đu bằng gạch và đất cao khoảng 6 mét, dày vô cùng, vây quanh một khu vực hình tứ giác mà mỗi b đến hơn 1km.
Nơi đây viên tổng trấn[5] (10) và các võ quan ở, ngoài ra có những doanh trại khang trang, tiện nghi đủ sức chứa đến năm vạn quân. Dinh vua ở nằm ở giữa thành trên một vùng đất xanh tươi tổng cộng chừng 8 mẫu chung quanh có hàng rào cao. Dinh thự đó hình chữ nhật, một b 30, một b 18 mét, xây chủ yếu bằng gạch với mái hiên có che mành, cao hơn mặt đất chừng 1.8 mét trên một nn gạch và đi lên bằng những bậc thang gỗ chắc chắn.
Mỗi bên bốn b của cung điện cách chừng 30 mét ở đằng trước là một tháp canh hình vuông, cao khoảng 9 mét, bên trên treo một cái chuông lớn. Ở phía sau dinh cách chừng 45 thước là một cung điện cũng b thế không kém, bao gồm những phòng cho các bà và những văn phòng đủ loại, mái lợp ngói tráng men, trang trí bằng hình rồng phượng và các quái thú chẳng khác gì ở Trung Hoa.[6](11)
Theo các thương nhân Âu châu có dịp ghé Gia Ðịnh và hoạ đồ của thành phố Saigon còn lưu lại, thành Qui xây bằng đá, chu vi đo được 4,176 mét. Trịnh Hoài Ðức viết:
... Hào rộng 10 trượng 5 thước, sâu 14 thước ta, có cầu treo thả ngang qua, bên ngoài đắp lũy đất, chu vi 794 trượng, vừa hiểm trở, vừa kiên cố tráng lệ.[7] (12)
Thành được xây theo hình đa giác, có bốn hướng chính, bốn góc là bốn pháo đài, ba cạnh lại có thêm hai pháo đài phụ, tổng cộng cả thảy là 10. Thành được đặt tên theo tám hướng Càn Nguyên, Ly Minh, Chấn Hanh, Cấn Chỉ, Khôn Hậu, Khảm Hiểm, Ðoài Duyệt, Tốn Thuận. Việc dung hợp và pha trộn giữa Ðông và Tây trong kiến trúc tương đối khá phổ biến tại Ðông Á thời kỳ này. Do đó thành Qui được đặt tên theo bát quái, lại miêu tả như hình hoa sen.

Một số hoạ bản trong bộ Encyclopaedia Britannica
(in lần thứ nhất, 1771)
Gunnery (giữa tr. 756-7)

Fortification (giữa tr. 620-1)

(Giữa tr. 616-7)

(Giữa tr. 620-1)

Ship (giữa tr. 584-5) 

Theo Trương Vĩnh Ký, thành Qui và các cầu xây bằng đá Biên Hòa, tường cao 5.2 mét, giữa có kỳ đài, tám cửa có tên Gia Ðịnh, Phan Yên, Vọng Khuyết, Cộng Thìn, Hoài Lai, Phục Viễn, Ðịnh Biên, Tuyên Hóa.[1] (13)
Việc tổ chức lại thành Gia Ðịnh theo kiểu Vauban đã có những kết quả tốt. Tuy về sau quân Tây Sơn không còn tấn công vào Gia Ðịnh nhưng thành Qui đã chứng minh được sự hữu hiệu trong công tác phòng thủ khi Lê Văn Khôi làm phản, quân triều đình vây thành hơn 3 năm mới hạ được. Năm 1836, thành Qui bị phá huỷ và triều đình cho xây lại một thành nhỏ hơn, chỉ có bốn cạnh gọi là thành Phụng.
5.  Cải cách quân sự
Trang bị
Cũng với tình hình tài chánh khả quan, ngay từ năm 1791, chúa Nguyễn đã mua được 10,000 súng trường (muskets), 2,000 súng thần công (mỗi cỗ 100 cân) và 2,000 đạn nổ (đường kính 10 tấc).[2] (14)
Khi quay trở v cái cửa nam lớn mà chúng tôi đã vào, chúng tôi đi qua một hàng hiên rộng,[3] (15) bên dưới xếp khoảng hai trăm năm mươi khẩu thần công, nhiu kích cỡ và kiểu khác nhau, lắm cái đúc bằng đồng, chủ yếu là do Tây phương chế tạo, thường được đặt trên các giá gỗ để trên tàu hư mục nhiu mức độ.
Trong số này chúng tôi thấy có một dãy chừng độ một tá [dozen] đại bác pháo binh trên có dấu hiệu ba bông hoa huệ [fleurs de lis] và khắc chữ được đúc dưới thời Louis XIV[4] (16) còn trong tình trạng khả quan. Gần đó có một số súng giả bằng gỗ để cho lính tập và ở đồn gác chính, gần cổng ra có mấy người lính bị đóng gông [caungue (sic)]. Ðến bây giờ chúng tôi mới biết gông dùng cho quân đội làm bằng tre còn những tội nhân khác thì làm bằng gỗ lim nặng. Phía bắc của cửa đông là một pháo đài có cột cờ, nơi đó cờ An Nam treo lên ngày đầu tháng âm lịch và những dịp lễ khác.
Có tất cả bốn cửa làm rất kiên cố tán đinh sắt theo kiểu Âu châu, có cầu bắc ngang hào nước được trang trí bằng nhiu chạm nổi đủ loại kiểu cách quân sự và tôn giáo trên các vách. Trên mỗi cửa có các vọng lâu vuông, mái ngói và cầu thang đi lên trên tường ở hai bên cửa phía bên trong thành.
Ở khu vực phía tây thành phố là một nghĩa địa có tường vây quanh, bên trong có vài chiếc lăng mộ của mấy viên quan xây rất tráng lệ theo kiểu Trung Hoa. Một vài nhà mồ có khắc chữ và phù điêu trên đá, đường nét ngoạn mục.
Khu vực đông bắc có sáu tòa nhà lớn, có rào chung quanh, căn này cách rời căn kia. Mỗi biệt thự đó vào khoảng 36 x 24 mét, mái có những rui mè rất chắc chắn, lợp ngói tráng men, có cột bằng gạch, giữa hai cột có vách gỗ chắc chắn cao chừng 5.4 mét. Ðây là các kho chứa đồ tiếp liệu cho binh lính và hải quân, thực phẩm, khí giới ...
Nhiu lu của các nhóm binh lính đóng rải rác bên trong tường, nằm lẩn với các bụi cây nhiệt đới trông rất nên thơ. Ngoài những thứ khác, chúng tôi cũng thấy có mấy đống phân chồn. Nhiu đường đi đẹp tỏa ra tứ phía, hai bên có trồng cây palmaria, một loại cây đẹp, giống như cây lê [pear-tree], có hoa trắng thơm nồng mà đến tháng mười, mười một thì tỏa ra rất xa. Từ hoa này, người dân bản xứ trích ra một loại dầu mà họ bảo là chữa được mọi thương tích.
Ngoài cửa thành dưới trin dốc mà con đường gạch bị cắt đứt có thả rong vài con voi của triu đình có nài chăn, ngồi trên cổ voi. Vài con trong số này có thân hình khổng lồ, lớn hơn những con voi tôi thấy ở Ấn Ðộ nhiu. Những người nài – đúng hơn là người đi chăn – cầm một cái ống gỗ bịt hai đầu, chính giữa có một cái lỗ mà họ thổi thành tiếng giống như thổi vào một cái thùng rỗng để nhắc chừng cho người đi đường biết là voi đang tới vì họ ít khi nào muốn mất công phải lái voi qua hướng khác khi gặp chướng ngại, và quả thật tức cười khi thấy mấy bà già đang buôn bán khi nghe thấy tiếng hụ lập tức thu dọn hàng hóa chạy ra một quãng xa trong khi voi xuống bờ sông uống nước rồi quay v.[5](17)

-  Hệ thống tổ chức
Quân đội theo hệ thống Tây phương được đánh giá trên hai ưu điểm: trang bị và hệ thống tổ chức. Theo một tấm ảnh màu vẽ hình một người lính Ðàng Trong vào cuối thế kỷ XVIII, người lính thời Nguyễn về ngoại biểu rất giống một người lính Pháp và chúng ta có thể tin rằng y phục và trang bị đó là một phó bản của Âu Châu.[6] (18) Việc thống nhất trang bị, huấn luyện và quân phục ngay từ đầu khiến quân đội của Nguyễn Ánh đã có vẻ chuyên môn, khác hẳn với quân đội Tây Sơn mà theo những hình ảnh William Alexander bắt gặp năm 1793 tại Tourane thì vẫn rất gần gũi với dạng dân quân (militia) trông như một người dân bình thường, chỉ khác ở chỗ có trang bị vũ khí.[7] (19)
Tổ chức cũ thường phong cấp dựa trên số quân sĩ mà một cá nhân tự mộ tuyển, giống như một dạng thân binh, tuỳ tòng nên việc thống nhất chỉ huy thường lỏng lẻo, dễ đưa đến nạn sứ quân. Một khi chủ tướng bị thất sủng hay bị giết, quân sĩ dưới quyền thường tách ra, có khi chống lại triều đình [chẳng hạn quân Ðông Sơn của Ðỗ Thanh Nhân]. Vì thế, việc đầu tiên chúa Nguyễn thay đổi theo lối Tây phương là thống nhất chỉ huy theo hệ thống kim tự tháp, chỉ định những cá nhân có thực tài và am tường chuyên môn vào vị trí chỉ huy hoặc thường trực, hoặc theo chiến dịch. Với kiến thức của chúng ta ngày nay, việc bổ nhiệm tướng lãnh đó không có gì ghê gớm nhưng trước đây hai thế kỷ là một cuộc cách mạng lớn lao.[8] (20)
Trong quân đội của chúa Nguyễn đã xuất hiện những cá nhân đóng vai trò khá đặc biệt bất kể gốc tích là hàng tướng hay người đã theo ông từ lâu, người Việt hay người nước ngoài, người trong tôn thất hay dân dã ... khác hẳn với truyền thống sử dụng người gần gũi, có liên hệ thân tộc, huyết thống trong chức vụ chỉ huy để làm vây cánh. Những đơn vị cũng được ấn định rõ ràng về số lượng và nhiệm vụ thay vì tuỳ tiện theo nhu cầu.
Chúa Nguyễn cũng thiết lập một hệ thống tiếp liệu và lương bổng dựa vào thuế má thay vì chỉ dựa vào “chiến lợi phẩm” [mà có cái tên rất kêu là “dĩ lương ư địch” (lấy lương thực của địch để nuôi quân mình)] không những đã bấp bênh lại dễ thất nhân tâm. Cải cách đó cũng khác hẳn với đối thủ của ông là quân Tây Sơn thường có khuynh hướng thu vét hay đốt phá những vùng của địch mà họ chiếm được điển hình là những lần vào đánh Gia Ðịnh hay khi mới chiếm được Bắc Hà. Việc quân Xiêm sang giúp rồi trở thành một đám cướp lớn đưa đến thua trận cũng là một kinh nghiệm mà Nguyễn Ánh không muốn tái phạm. Ngoài khả năng chiến đấu, chúa Nguyễn cũng thấy rằng nếu muốn duy trì một lực lượng thường xuyên và không tuỳ thuộc vào hoàn cảnh bên ngoài, quân đội phải được chính qui hoá nghĩa là được huấn luyện chu đáo và chỉ sử dụng trong công tác chiến đấu mà thôi. Một số lực lượng của ông là người nước ngoài được tuyển mộ và trả lương giống như những “lính đánh thuê” mà ông thấy hiện hữu ở lân bang, mặc dù sử Việt Nam sau này ghi nhận họ như những đội quân tình nguyện.[9] (21)
Nhờ mạng lưới truyền giáo tại Á Ðông, Bá Ða Lộc giúp chúa Nguyễn mua được “vài tàu súng ống và đạn dược” [several cargoes of arms and ammunitions] ở Pondichery và Mauritus. Chúa Nguyễn cũng gửi một số tay chân thân tín người Hoa, người Pháp và người Anh đi sang Goa, Melaka, Penang, Macao và cả Singapore để mua các loại súng mới.[10] (22) Với một thành phần phò tá tương đối đa dạng,[11] (23) việc sử dụng được họ mà không tạo ra những mâu thuẫn về sắc tộc, về địa phương có thể nói là một thành công đáng kể của chúa Nguyễn vì cũng trong thời kỳ đó, đối phương của ông lại rơi vào những tranh chấp cục bộ nên càng lúc càng rơi vào thế tự hoại.
Theo Barrow, chúa Nguyễn đích thân chỉ huy một đoàn chiến thuyền 1200 chiếc chia thành ba đội và được thao dợt chỉ huy bằng cờ hiệu rất nhịp nhàng. Các sĩ quan hải quân cũng được học cách sử dụng cờ hiệu theo lối Tây phương.[12] (24)
-  Xây dựng cơ xưởng
Trong một khoảng thời gian tương đối ngắn, chúa Nguyễn đã tập trung xây dựng những cơ xưởng đúc súng đạn, nhất là chế tạo chiến thuyền. Theo ghi nhận của người Âu châu, Bá Ða Lộc đã giúp chúa Nguyễn xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng, vừa có giá trị kinh tế, vừa phục vụ mục tiêu quân sự. Vào thập niên 1790, chúa Nguyễn xây dựng một nhà máy chế tạo diêm tiêu (salpetre hay potassium nitrate), khai mỏ và lò luyện kim để đúc súng thần công. Diêm tiêu là hỗn hợp quan trọng nhất trong việc chế tạo thuốc súng vốn phong phú ở Á châu nhưng lại khó kiếm ở Âu châu.[13] (25) Việc sản xuất diêm tiêu đã góp phần lớn vào việc xây dựng một quân đội độc lập, ít tùy thuộc vào cung cấp từ bên ngoài.
Bá Ða Lộc cũng giúp Nguyễn Ánh lập những lò sản xuất hắc ín, keo... dùng trong việc đóng thuyền. Các công tác này có tiếng vang ra tới bên ngoài nên đã có lúc đất Gia Ðịnh nổi tiếng về đường mía và kỹ nghệ đóng tầu chiến.
Theo John Barrow thì để có thể am tường về thực hành cũng như lý thuyết cấu trúc đóng thuyền, chúa Nguyễn đã mua hẳn một chiếc tàu của người Bồ Ðào Nha rồi ông chính tay tháo rời từng mảnh, từng tấm ván, sau đó chế tạo những mảnh ni tấc y hệt như thế đem thay vào từng bộ phận một cho tới khi hoàn toàn là một chiếc tàu mới.[14] (26) Theo những người được mục kích lối làm việc của Nguyễn Ánh, ông có kiến thức và phương pháp của một kỹ sư thời nay hơn là cung cách sinh hoạt của một vương gia. Hai mươi năm sau, John White cũng kinh ngạc về xưởng đóng tàu của Ðàng Trong ở Gia Ðịnh:
... V phía đông bắc của thành phố, trên bờ một con rạch sâu là xưởng thủy quân và kho đạn, nơi mà trước đây khi có loạn [tức thời Tây Sơn] đã đóng một số đại hiệu [war-junks] và hai chiến hạm [frigates] theo kiểu Âu châu, dưới quyn giám thị của các sĩ quan người Pháp. Công trình này khiến người An Nam hãnh diện hơn hết thảy trên toàn cõi và quả là có thể sánh ngang với nhiu xưởng đóng tàu tại Âu châu. Không có những chiến thuyn lớn được đóng hay đang đóng ở đây nhưng thấy có rất nhiu vật liệu tốt đủ để đóng vài ba chiến hạm. Gỗ đóng tàu và những phiến ván tôi thấy tốt hơn hết những gì tôi đã gặp. Tôi đo thử một tấm ván, ni tấc của nó là 32.7 mét, dày hơn một tấc [.1mét], vuông vức từ đầu chí cuối mà b rộng là 6 tấc [.6 mét]. Phiến gỗ đó cưa từ một cây teak mà tôi tin rằng không một nơi nào trên thế giới có được những cây khổng lồ như ở Ðàng Trong. Tôi đã thấy ở ngoài đồng một cây lớn đủ làm một cái cột buồm chính cho một chiến hạm, không có mấu mà theo tôi biết thì không phải là chuyện khác thường ở xứ này.
Có vào khoảng 150 tiểu hiệu [chiến thuyền nhỏ, gallies] được đóng đẹp vô cùng kéo để trong các lán, mỗi chiếc dài từ 12 đến 30 mét, một số có gắn 16 đại pháo loại nòng đạn 3 pounds. Những chiếc khác thì gắn 4 hay 6 đại bác, nòng từ 4 đến 12 pounds, đu làm bằng đồng đẹp tuyệt trần. Ngoài ra cũng còn khoảng 40 tiểu hiệu khác để trên sông để chuẩn bị cho quan tổng trấn du ngoạn lên thượng nguồn sông khi ông ta từ Huế trở v. Hầu hết những chiến thuyn này có trang trí dát vàng và các hình trạm trổ, cắm cờ đuôi nheo sặc sỡ trông rất sống động, dễ ưa.
Người An Nam phải nói là những người đóng tàu khéo léo nhất và hoàn thành công việc cực k tinh xảo. Tôi rất thích phần bộ kinh tế có tính chính trị này nên vẫn thường đến xem cơ xưởng thủy quân.[15](27)
-  Huấn luyện
Trước đây các cấp chỉ huy thường do tự tạo hay thiên tư mà không qua một chương trình đào tạo cụ thể. Nếu nói về mặt thực tế, chúa Nguyễn đã thành lập những quân trường huấn luyện binh sĩ đầu tiên theo kiểu Âu châu. Theo truyền thống đào tạo võ quan ở phương Ðông, các võ trường chỉ để thao tác cung kiếm, không được dùng để đào tạo binh sĩ hay tướng lãnh. Các kỳ thi võ chỉ để sát hạch ứng tuyển viên qua một vài bộ môn căn bản như cưỡi ngựa, bắn cung, xách tạ, múa sang [thương] ... và thường do các quan văn làm chủ khảo. Theo John Barrow và John White, Bá Ða Lộc đã giúp Nguyễn Ánh thiết lập chương trình huấn luyện về tác xạ (doctrine of projectiles) và khoa học vũ khí (science of gunnary), trang bị cho sĩ quan và binh sĩ kiến thức chuyên môn sử dụng các loại súng ống.[16] (28)
Bá Ða Lộc cũng phiên dịch sang chữ Hán một số binh thư, chiến thuật Tây phương để cho kịp với các cải tiến quân đội. Gia Ðịnh khi đó đã có những cơ xưởng quan trọng phục vụ cho công tác quân sự bao gồm công xưởng đóng tàu, nhà máy làm thuốc đạn, hắc ín, và cả một lò đúc súng. Phần bộ đúc kim loại (foundery hay foundry) của Tây phương được tham khảo vì tương đối được đề cập khá kỹ càng trong bộ từ điển bách khoa (khoảng 4 trang 625-629, vol. II). Cá nhân chúa Nguyễn đích thân trông coi việc đóng tàu, làm việc chung với thợ thuyền còn những công việc khác giao lại cho các sĩ quan Tây phương. Một số kỹ thuật được coi là tân tiến nhất được nhập cảng trong đó có việc sử dụng đạn nổ [đạn đại bác nổ khi chạm đích], tàu bọc đồng [phần gỗ chìm dưới nước để được bền hơn], và còn toan dùng khinh khí cầu để công thành [tuy không dùng trong mục tiêu quân sự nhưng đã thí nghiệm cho dân chúng xem] ... Về sau, khi đã lên ngôi, vua Gia Long cũng nhờ thương gia Pháp đặt cho ông một tàu chạy hơi nước là phát minh mới của Âu châu thời đó khi họ đến buôn bán ở Huế chứng tỏ ông rất quan tâm đến các kỹ thuật tân tiến của thời đại.
Trước đây, các nhà nghiên cứu ít ai để tâm so sánh sự khác biệt hay tương đồng giữa binh pháp Tây phương và tổ chức quân sự thực tế ở khu vực Gia Ðịnh nên thường chỉ phớt qua mà không đi vào chi tiết. Việc áp dụng chiến thuật mới đồng thời kèm theo cải tổ cơ chế và huấn luyện nên quân đội Gia Ðịnh thời đó đã được tổ chức theo lối Tây phương.
Cuối thế kỷ XVIII, quân đội Âu Châu nói chung và nhất là quân đội Pháp đã có những bước nhảy vọt vượt hẳn tổ chức theo kiểu Á Ðông. Ngay trước Cách Mạng 1789, quân đội Pháp được coi là một trong những lực lượng tinh nhuệ được trang bị tối tân nhất thế giới, đặc biệc là bộ binh. Việc ảnh hưởng của Pháp do những sĩ quan hay binh sĩ mà giám mục Bá Ða Lộc mang theo vô hình trung đã giúp chúa Nguyễn thủ đắc kỹ thuật và tổ chức quân đội từ một quốc gia tiến bộ, giúp ông lột xác để có đủ lực lượng tấn công ra bắc. So sánh giữa đường lối tổ chức cổ điển và canh tân chúng ta có thể đánh giá những cải cách quân sự của chúa Nguyễn và lượng định lại tương quan lực lượng một cách chính xác mà không bị cảm tính chi phối.

KT LUẬN
Một điều cho đến nay chúng ta biết khá chắc chắn: triều Nguyễn đã không công bằng với lịch sử. Không nói gì họ đã xuyên tạc, bóp méo và bịa đặt nhiều điều về thành phần đối nghịch với họ [Lê Trịnh, Tây Sơn] ngay chính những người giúp đỡ triều đình – nói đúng hơn giúp cho chúa Nguyễn khôi phục vương vị – cũng không được nhắc đến một cách chính xác. Giám mục Pigneau de Béhaine chỉ được nhắc đến trong vỏn vẹn chưa đầy 600 chữ trong Ðại Nam Chính Biên Liệt Truyện Sơ Tập, quyển XXVIII. Những sĩ quan người Pháp thì hoàn toàn chỉ được biết đến qua vài cái tên đã dịch sang âm Hán Việt và một số chi tiết không lấy nổi trội trong Ðại Nam thực lục.
Nếu nhìn lại diễn tiến của chúa Nguyễn, chúng ta thấy rằng khi từ Bangkok chạy về, có lẽ ông cũng không thấy có hi vọng gì tranh hùng với đối phương đang trong thời kỳ toàn thịnh, về cả tiếng tăm lẫn thực lực. Ông chỉ trông mong vào ngoại viện từ một nước xa xăm là nước Pháp do nỗ lực của vị thừa sai có thể vận động được tại Paris mà chưa có chủ định sẽ phải làm gì.
Ðến khi giám mục Bá Ða Lộc trở về, có lẽ sau những năm tháng qua lại và tiếp xúc với nhiều thành phần khác nhau, vị thừa sai đã tìm ra phương cách để cải thiện tình hình để giới thiệu một chương trình biến miền nam từ một vùng đầm lầy hoang vu thành một địa bàn phòng thủ chắc chắn, có thể giữ được khi quân Tây Sơn tấn công vào và cũng có thể làm bàn đạp tấn công ra bắc.
Vai trò và sự tham gia của giám mục Bá Ða Lộc vào hệ thống quyền lực và chế độ thực dân ở nước ta vẫn còn là một đề tài mở với nhiều ý kiến và lập trường khác nhau, bênh và chống.
Thực tế, trong tình trạng phân tranh cuối thế kỷ XVIII, việc hồi sinh từ “vô trung sinh hữu” của chúa Nguyễn là một điều kỳ diệu – nếu không bằng lòng với những tin tưởng về chân mệnh đế vương của ông thì phải công nhận rằng việc vượt qua được những chặng đường gian nan ấy không phải dễ.
Sau 10 năm bôn ba theo chúa Nguyễn trong những chiến dịch lớn, giám mục Bá Ða Lộc tức Mgr Pigneaux de Béhaine bị bệnh chết tại Qui Nhơn ngày mồng 9 tháng 10 năm 1799, hồi 10:30 sáng. Theo những người có mặt lúc lâm chung, ông hoàn toàn tỉnh táo cho đến khi trút hơi thở cuối cùng.[17] (29)
Khi nghe tin giám mục Bá Ða Lộc qua đời, chúa Nguyễn cho tẩn liệm và cho đưa xác về Ðồng Nai. Linh cữu viên cố đạo được để tại nhà quàn hai tháng để cho các quan và giáo dân đến viếng. Ngày 16 tháng 12 là ngày hạ huyệt, có cả Nguyễn vương, đông cung và các phi tần, hoàng hậu đi đưa. Theo một số tài liệu thì ngoài 12000 quân túc vệ còn có đến bốn vạn người, lương lẫn giáo, đi đưa đám ông. Chúa Nguyễn ban cho ông một sắc thư phong tặng ông làm Thái Tử Thái Phó Bi Nhu Quận Công, tên thụy Trung Ý.
Cứ theo thuần lý, vị thừa sai này không phải là con người quân sự và có lẽ ông ta cũng không muốn mình tham gia quá nhiều vào công tác chiến tranh, trái với tiêu chuẩn và mục tiêu của một nhà truyền giáo.
Xét về những công trình và thành tựu của ông, ông có khả năng của một nhà cải cách hành chánh hơn là một tướng lãnh. Việc đưa ông vào một vai trò lấy thành, chiếm đất không hẳn là do tình nguyện mà vì chúa Nguyễn không muốn ông ở hậu phương với người con trưởng, sợ rằng có những biến động mà chúa Nguyễn không thể kiểm soát được, tương tự như biến cố Ðông Sơn ngày nào.
Sự e ngại của chúa Nguyễn thực chất là từ đâu? Vì ông không muốn người ngoài ảnh hưởng đến ông hay thực sự ông muốn một nước Việt Nam độc lập? Với tất cả những điều người ta chép về ông sau này, có lẽ vua Gia Long không muốn chia xẻ quyền hành với bất cứ ai, không những khi ông còn cầm quyền mà còn tính đến cả việc sau khi ông đã chết. Ðể ngăn ngừa hậu hoạn, ông đã lập tự từ rất sớm, mặc dầu các cháu nội ông cũng đã trưởng thành. John White đã viết:
Cái chết của giám mục Adran, xảy ra một thời gian ngắn sau khi nội chiến chấm dứt[18] (30) là một đại họa cho xứ này, rất nhiu định chế tuyệt hảo của ông thiết lập bị bãi bỏ, nhiu luật lệ lành mạnh được đưa ra do ông bảo trợ trở thành lỗi thời; luân lý của quần chúng vì tình trạng nội loạn mà suy đồi, sa đọa nay được cải thiện, thương mại, nông nghiệp, nghệ thuật đã được hồi sinh và ở cuối chân trời đã lóe lên những tia hi vọng của xứ sở lâu nay bị dày vò và trở nên thưa thớt này.
Chỉ trong một thời gian ngắn khi những việc lành này trôi qua và quả thật đây là một giai đoạn phù du, những thay đổi mà chỉ vài năm đã xoay chuyển được nay trở thành u buồn, hoang mang.
Nhà vua tuy cũng biết rằng toàn dân đu bất mãn nhưng ông vẫn theo đuổi những tham vọng chinh phục vốn nổi bật trong thời k ông trị vì. Năm nào ông cũng tìm cớ để gây chuyện với người bắc mà phần lớn đất đai của họ ông đã chiếm đoạt nhưng thực ra họ cũng chẳng khác gì một thuộc quốc [người viết nhấn mạnh]; và nay ông lại có tham vọng nhòm ngó đất Xiêm nên việc đào thêm con kinh mới cùng những dự án khác đang được thực hiện khi tôi ở đây – có thể nay đã hoàn thành – biểu hiện hướng đi đó.[19] (31)
Phải nói rằng đầu thế kỷ XIX, đất nước chúng ta có một cơ hội rất tốt để canh tân và đất Gia Ðịnh là một thí điểm hoàn hảo nếu được tiếp tục tiến hành những cải cách mà giám mục Pigneau de Béhaine đưa ra. Tuy nhiên, sau khi lên ngôi, vua Gia Long không còn quan tâm đến việc đưa đất nước tiến lên mà ngược lại ông lại sợ người dân sẽ không còn phục tùng ông nữa.
Tất cả tài nguyên sức lực của đất nước nay trở thành một phương tiện để ông củng cố quyền hành và vị thế của vương triều Nguyễn. Trong suốt hai mươi năm tại vị, vua Gia Long chỉ tập trung vào một việc: xây dựng kinh thành Huế thành một pháo đài vĩ đại theo dạng thức Strasburg của Ðức với 24 tháp súng, mỗi nơi đặt 36 khẩu thần công. Số nhân công thường trực là mười vạn người và có bốn vạn quân trú đóng.
Thế nhưng công việc canh tân chỉ đến thế, các vua kế tiếp sau Gia Long lại theo đuổi một chính sách bài Tây phương và ngả theo Trung Hoa, loại trừ mọi tiến bộ mà họ có được trong thời gian phục quốc để quay về mô hình nhà Thanh, một mô hình quân chủ lỗi thời và hủ bại.
Dẫu thế, cái ước mơ của vua Gia Long, của con ông chỉ là ảo ảnh vì ở ngai vàng chưa hết được câu đầu trong bài Ðế Hệ Thi thì vương triều Nguyễn đã cáo chung.

 Les Expéditions Françaises au Tonkin par un Missionnaire (1903)
tr. 125


TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. A. Folliot. Notions sur l’histoire de l’Annam et sur les résultats de l’occupation Française. Saigon: Imprimérie-Libraire Claude & Cie., 1905
2. Barrow, John. A Voyage to Cochinchina. (historical reprints) Kuala Lumpur: Oxford University Press, 1975
3. Blofeld, John. Bangkok.: Amsterdam: TIME-LIFE International (Nederland) B.V., 1979
4. Boudet, Paul và André Masson. Iconographie Historique de l’Indochine Française. Paris: Les Éditions G. Van Oest, 1931
5. Chula Chakrabongse [Prince of Thailand]. Lords of Life: A History of the Kings of Thailand. London: Alvin Redman, 1967 (rev. edition)
6. Cooke, Nola và Li Tana (chủ biên). Water Frontier: Commerce and the Chinese in the Lower Mekong Region, 1750-1880 (ed. Singapore: Singapore University Press, 2004 tr. 4 (reprinted in USA by Rowman & Littlefield Publishers, Inc., 2004)
8. Ðồng Khánh Ðịa Dư Chí (同慶地輿志). Ngô Ðức Thọ, Nguyễn Văn Nguyên, Philippe Papin biên tập. (ba tập) Hà Nội: Thế Giới, 2003.
28. Dronet, J. B. Vua Gia Long. Hongkong: Imprimérie de Narazeth, 1913
9. Encyclopaedia Britannica. [3 volumes] England: Edinburgh, 1771 (first edition)
10. Faure, Alexis. Les Français en Cochinchine au XVIIIè Siècle: Monseigneur Pigneau de Béhaine, Evêque d’Adran (1741-1799). Paris: Librairie Coloniale, 1891.
11. Flood, Thadeus & Chadin (trans. & edited). The Dynastic Chronicles Bangkok Era The First Reign (Chaophraya Thiphakorawong Edition). Volume One: Text. Tokyo: The Centre for East Asian Cultural Studies, 1978.
12. Hogg, Ivan V. The Illustrated History of Ammunition. New Jersey: Chartwell Books Inc., 1985.
13. Huỳnh, Ngọc Trảng, Trương Ngọc Tường, Nguyễn Đại Phúc, Đỗ Văn Anh và Phạm Thiếu Hương. Saigon – Gia Định xưa: Tư Liệu và Hình Ảnh. TPHCM: nxbTPHCM, 1997.
15. Khuyết Danh. Sử Ký Ðại Nam Việt (Annales Annamites). Saigon: Nhà Dòng Tân Ðịnh (Imprimerie de la mission à Tân định), 1909. (Nhóm Nghiên Cứu Sử Ðịa Việt Nam in lại Sài gòn, 1974, tái bản Montreal, 1986)
16.  Kostof, Spiro. The City Shaped: Urban Patterns and Meanings Through History. Boston.Toronto.London:A Bulfinch Press Book, Little, Brown and Company, 1991
17. Lamb, Alastair. The Mandarin Road to Old Hué: Narratives of Anglo-Vietnamese Diplomacy from the 17th century to the eve of the French Conquest. London: Chatto & Windus, 1970.
18. Launay, Adrien. Histoire de la Mission de Cochinchine 1658-1823 [Documents Historiques III: 1771-1823] (Paris, Anciennes Maisons Charles Douniol et Retaux, 1925)
29. Les Expéditions Françaises au Tonkin par un Missionnaire. Paris: Société de Saint-Augustin, 1903.
19.  Mantienne, Frédéric. Les Relations Politiques et Commerciales entre la France et la Péninsule Indochinoise (XVIIIe siècle). Paris: Les Indes Savantes, 2003.
20. Nam Phong tạp chí
21. Nguyễn, Ðình Ðầu. From Saigon to HoChiMinh City: 300 year history. Hà Nội: Science and Technics Pub. House, 1998
22. Parker, Geoffrey. The Military Revolution: Military Innovation and the Rise of the West 1500-1800. Cambridge University Press, 1996
23. Phan, Khoang. Việt Sử Xứ Ðàng Trong. Hà Nội: nxb Văn Học, 2001.
24. Phasuk, Santanee & Philip Stott, Royal Siamese Maps: War and Trade in Nineteenth Century Thailand. Bangkok: River Books Co. , Ltd., 2004.
25. Quốc Sử Quán Triều Nguyễn, Ðại Nam Nhất Thống Chí, tập V (bản dịch Phạm Trọng Ðiềm) Huế: Thuận Hoá, 1997
26. Quốc Sử Quán Triều Nguyễn. Ðại Nam Thực Lục, Tập Một (bản dịch Viện Sử Học). Hà Nội: nxb Giáo Dục, 2002.
27.  Suárez, Thomas. Early Mapping of Southeast Asia, Periplus Editions (HK) Ltd., 1999
28. Tài liệu internet
29. Tana, Li. “The Water Frontier: An Introduction”, Water Frontier: Commerce and the Chinese in the Lower Mekong Region, 1750-1880 (Nola Cooke và Li Tana biên tập). Singapore: Singapore University Press, 2004 (reprinted in USA by Rowman & Littlefield Publishers, Inc., 2004)
30. Thái, Văn Kiểm. The Twain Did Meet- First Contacts Between Vietnam and the United States of America. Republic of Vietnam, Department of National Education, 1960.
31. Tran, Tuyet Nhung & Anthony Reid (ed.) Việt Nam: Borderless Histories. Madison: The University of Wisconsin Press, 2005.
32. Trịnh, Hoài Ðức. Gia Ðịnh Thành Thông Chí [bản dịch Lý Việt Dũng]. Biên Hòa: nxb Tổng Hợp Ðồng Nai, 2005.
33. Trương, Bá Cần (chủ biên). Lịch Sử Phát Triển Công Giáo Việt Nam (tập I & II). Hà Nội: nxb Tôn Giáo, 2008
34. Trương, Vĩnh Ký M.P. Souvernirs Historiques sur Saigon et ses Environs (Conférence faite au collège des interprètes). Saigon: Imprimerie Coloniale, 1885
35. Vương, Hồng Sển. Sài Gòn Năm Xưa. Calif: Xuân Thu, không đề năm (in lại theo lối ảnh ấn bản Sài gòn: Khai Trí, 1968)
36.  White, John. A Voyage to Cochin China. Kuala Lumpur: Oxford University Press, 1972. (in lại bản của Longman, Hurst, Rees, Orme, Brown, and Green, Paternoster-Row năm 1824)
37.   Yang, Baoyun. Contribution à l’histoire de la principauté des Nguyên au Vietnam méridional (1600-1775). Genève: Olizane/Etudes Orientales, 1992.

Chú thích
1. Map of the River of Don-Nai from Cape St. James to the City of Saigon, from the original by M. Dayot, Hydrographer to the King of Cochin China 1791 with additions to 1820 by John White U.S.N. Thomas Suárez, Early Mapping of Southeast Asia (Periplus Editions [HK] Ltd., 1999) tr. 253
2. Xem thêm Santanee Phasuk & Philip Stott, Royal Siamese Maps: War and Trade in Nineteenth Century Thailand (Bangkok: River Books Co. , Ltd., 2004)
3. Ðồng Khánh Ðịa Dư Chí (同慶地輿志). Ngô Ðức Thọ, Nguyễn Văn Nguyên, Philippe Papin biên tập. (ba tập) Hà Nội: Thế Giới, 2003
4. John White, sđd. tr. 225-6
5. Trịnh Hoài Ðức, sđd. tr. 217
6. Trịnh Hoài Ðức, sđd. tr. 216-7
7. ... carefully omitted any reference to foreigners or their achievements. Frédéric Mantienne, tài liệu đã dẫn tr. 523. Ðại Nam Nhất Thống Chí quyển XXXI viết v tỉnh Gia Ðịnh chỉ nhắc đến “năm Canh Tuất (1790) đắp thành Bát Quái ở trên gò cao thuộc địa phận thôn Tân Khai tổng Bình Dương” Quốc Sử Quán Triu Nguyễn, Ðại Nam Nhất Thống Chí, tập V (Huế: Thuận Hoá, 1997) tr. 201 (bản dịch Phạm Trọng Ðim)
8. Geoffrey Parker, The Military Revolution: Military Innovation and the Rise of the West 1500-1800. (Cambridge University Press, 1996) tr. 42-3
9. Frédéric Mantienne, “The Transfer of Western Military Technology to Vietnam in the Late Eighteenth and Early Nineteenth Centuries: The Case of the Nguyễn” (Cambridge University Press: Journal of Southeast Asian Studies, Volume 34, Number 3, October 2003) tr. 522
10. Nguyên tác viceroy tức phó vương
11. John White, sđd. tr. 220-1
12. Trịnh Hoài Ðức, sđd. tr. 217
13. M.P. Trương Vĩnh Ký. Souvenirs historiques sur Saigon et ses environs (Saigon: Imprimerie Coloniale, 1885) tr. 7
14. Phan Khoang, Việt Sử xứ Ðàng Trong (Văn Học, 2001) tr. 529 và Ðại Nam Thực Lục (Chính Biên, Ðệ Nhất Kỷ – Quyển V) (bản dịch Viện Sử Học, 2002) tr. 272. Ðạn đại bác nổ khi tới đích là một phát minh lớn và chỉ mới được sử dụng một thời gian ngắn trước khi chúa Nguyễn trang bị cho quân Gia Ðịnh. Theo Ivan V. Hogg trong The Illustrated History of Ammunition (New Jersey: Chartwell Books Inc., 1985) thì đạn nổ được Captain Mercier dùng trong trận vây hãm Gibraltar và sau đó được Shrapnel cải tiến năm 1784, áp dụng rộng rãi trong chiến tranh từ năm 1792 (tr. 28). Năm 1792, theo những tin tức truyn ra Ðàng Ngoài, Nguyễn vương có cả tàu bọc đồng và khinh khí cầu. Có thể nói chúa Nguyễn đã đem những kỹ thuật quân sự mới mẻ nhất trên thế giới vào công cuộc khôi phục qua trung gian những người ngoại quốc mà ông có dịp tiếp xúc.
15. Nguyên tác là bungalo[w], một thứ hành lang chỉ có mái che, không có vách
16. Vua Pháp trị vì rất lâu (1643-1715) ở thời k thịnh trị.
17. John White, sđd. tr. 224-6
18. Một điu đáng lưu ý là hình ảnh “đầu đội nón dấu vai mang súng dài” ấy chỉ mới xuất hiện trong quân đội Việt Nam trong khoảng 200 năm gần đây thì lại được sử dụng để miêu tả người lính nước ta trong suốt chiu dài lịch sử, kể cả những chiến sĩ từ thời Hán trong cơ ngũ của Trưng Vương trong các truyện lịch sử hay ở các buổi tế lễ, chỉ khác là thay vì mang súng thì cầm giáo, cầm gươm.
19. Ở đây chúng tôi không nói đến những đội thân binh mặc áo đỏ, cờ đỏ mà người ta thường miêu tả như một đặc trưng của quân đội Tây Sơn. Hình ảnh này chỉ áp dụng cho một số đơn vị tuyển chọn chứ không phải là toàn bộ vì đa số quân Tây Sơn thuộc dạng dân quân, trang bị và y phục rất tu tiện.
 20.  Theo truyền thống, các chức vụ quan trọng trong quân đội thường giao cho người thân tín trong gia đình. Một số võ quan được tuyển bổ qua các kỳ thi võ, thường chỉ là thi sức mạnh, cưỡi ngựa, bắn cung. Cũng thời kỳ đó, Nguyễn Huệ chia miền Bắc thành ba vùng [có lẽ ảnh hưởng văn minh Chiêm Thành], mỗi con ông đảm trách tư lệnh quân đội một vùng [gọi là tiết chế] trong khi thực tế họ chỉ mới ngoài 10 tuổi. Sau khi ông qua đời, những người phò tá các tiết chế đem quân đánh lẫn nhau để tranh quyền đưa đến sự suy vi của nhà Tây Sơn.
21. Những người lính đánh thuê đó không giống như các lực lượng Tàu Ô mà Tây Sơn sử dụng. Hầu hết những thuỷ thủ Âu Châu thời trung cổ là chiến binh chuyên nghiệp tình nguyện chiến đấu vì óc phiêu lưu, ưa mạo hiểm và chưa hẳn chỉ vì tiền. Nhiều người có tài nhưng không có cơ hội thi thố nên trốn đi khỏi nước gia nhập quân đội nước ngoài.
22. Li Tana, “The Water Frontier: An Introduction”, Water Frontier: Commerce and the Chinese in the Lower Mekong Region, 1750-1880 (ed. Nola Cooke và Li Tana) (Singapore: Singapore University Press, 2004) tr. 4 (reprinted in USA by Rowman & Littlefield Publishers, Inc., 2004)
23. Chúa Nguyễn đã gửi nhiu phái đoàn đi các nước chung quanh như Cao Miên, Xiêm La, Ấn Ðộ, Mã Lai [Melaka], Phi, Ma Cao và Pháp, trao đổi và giao thiệp với người Anh, người Bồ Ðào Nha, Tây Ban Nha, Hoà Lan, Pháp ... Xem thêm Wynn Wilcox, “Transnationalism and Multiethnicity in the Early Nguyễn Ánh Gia Long Period”, Việt Nam: Borderless Histories tr. 194-216
24. John Barrow, sđd. tr. 274
25. Ivan V. Hogg, The Illustrated History of Ammunition (New Jersey: Chartwell Books Inc., 1985) tr. 15-6
26. It is stated, on what appears to be good authority, that, in order to obtain a thorough knowledge of the practice as well as theory of European naval architecture, he purchased a Portugueze vessel, for the sole purpose of taking in pieces, plank by plank, with his own hands, fitting in a new piece of similar shape and dimensiona as the old one he removed, till every beam, timber, knee and plank had been replaced by new ones of his own construction, and the ship thus completely renovated. John Barrow, sđd. tr. 277
27. John White, sđd. tr. 234-6
28. ... The officers of the navy were instructed in naval tactics by Frenchmen; his army was divided into regular regiments; military schools were established, and the officers taught the science of gunnery. John White, History of a Voyage to the China Sea (Boston: Wells and Lilly, 1823) tr. 94. He distributed his land forces into regular regiments, established military schoool, where officers were instructed in the doctrine of projectiles and gunnery by European masters. John Barrow, sđd. tr. 274
29. Adrien Launay, Histoire de la Mission de Cochinchine 1658-1823 [Documents Historiques III: 1771-1823] (Paris, Anciennes Maisons Charles Douniol et Retaux, 1925) tr. 374
30. Chi tiết này sai, giám mục Pigneau de Béhaine chết năm 1799, 2 năm trước khi nhà Tây Sơn bị diệt vong.
31. John White, sđd. tr. 262-3