Thứ Năm, 24 tháng 9, 2015
Đào Như - CÁC KỸ SƯ CÔNG NGHỆ TRẺ VN TỐ GIÁC CHẾ ĐỘ NHÀ NƯỚC QUẢN LÝ TOÀN DIỆN CỦA CSVN
Hôm 11/9/2015, Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng chính phủ CSVN đến chủ trì chỉ đạo buổi họp với hơn 70 nhà Khoa Học Kỹ Sư Công Nghệ trẻ Việt Nam do Bộ trưởng KH&CN, Nguyễn Quân, tổ chức tại Hà Nội. Chính hôm đó Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng CSVN đã vấp phải sự phản biện bất ngờ của một số nhà KH&CN trẻ lên tiếng tố giác chế độ Nhà nước Quản lý Toàn diện các ngành nghề nghiên cứu Khoa Học Kỹ Thuật nhất là các ngành Khoa Học Công Nghệ-KH&CN-và Khoa Học Xã Hội Nhân Văn-KHXH&NV-Khoa Học Xí Nghiệp-KHXN.
Trước sự hiện diện của Nguyễn Tấn
Dũng, TS Phạm Phương Chi, (Viện Nghiên Cứu
Văn Học, Viện Hàn Lâm KHXN&NV-VN) bày tỏ “mong muốn được nhìn nhận, đánh giá dựa trên chính những công việc mà họ
làm được, qua những công bố, qua tư cách của một nhà nghiên cứu hơn là dựa trên
những căn cứ về tuổi tác, giới tính hay xuất thân”. Mặt khác, TS Phạm Phương
Chi đòi hỏi sự tôn trọng dành cho khoa học nói chung và nhà Khoa Học trẻ nói riêng
cần phải được thể hiện ở quyền tự do của họ trong nghiên cứu sáng tạo “có thế mới đảm bảo sự gắn kết của ngành với
những vận động của quốc tế và đời sống hiện thực của dân tộc trong tương quan với
thế giới… Mỗi cá thể người làm khoa học đều có quyền tự do lựa chọn phương pháp
nghiên cứu và hướng nghiên cứu cho riêng mình mà không phải lúc nào cũng phụ
thuộc vào lối của những người đi trước. Vì vậy “những người làm công tác quản lý hay những nhà khoa học tiền bối không nên can thiệp quá sâu vào tư duy hay
quá trình nghiên cứu của những người làm khoa học, thay vào đó nên đóng vai trò
khuyến khích và tạo điều kiện tốt nhất để cho những ý tưởng khoa học mang tính
sáng tạo và bứt phá được thực hiện…”
Trong bài phát biểu tại buổi gặp
gỡ hôm 11/9, Thạc sỹ Lê Văn Huyên (thành
viên của ban phát triển mạng lưới của Tổng công ty Viễn Thông Mobifone), đã
lên tiếng tố cáo “do thiếu đáp ứng yêu cầu
minh bạch trong công tác nghiệm thu đề tài nên lâu nay tồn tại tình trạng Hội đồng
xét duyệt nghiệm thu các kết quả nghiên cứu một cách hình thức, bởi họ không
tin tưởng vào chất lượng thật sự của những ý tưởng khoa học, những công trình
nghiên cứu của các nhà khoa học trẻ, và ngược lại do không có lòng tin nên các
nhà Khoa học trẻ không được giao những công trình quan trọng với lượng kinh phí
đủ để thực hiện ý tưởng khoa học của mình. Việc này đã dẫn tới những công trình
được thực hiện một cách hời hợt, thậm chí là kết quả của sự sao chép cẩu thả, càng làm cho vấn đề mất lòng tin từ
hai phía thêm trầm trọng…” Nghĩa là có sự mất lòng tin giữa chuyên môn và Đảng
lãnh đạo (nói cách khác, giữa Chuyên và Hồng).
Đó là kết quả không thể tránh được dưới chế độ ‘Đảng’ quản lý toàn diện. Đây là lời tố cáo đầy quả cảm của Thạc Sỹ
Lê Văn Huyên, mặc dầu ông đã được chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao tặng bằng
khen về thành tích xuất sắc trong công tác giai đoạn 2010-2015 vì có sáng kiến
cải tiến, giải pháp giúp Mobifone tiết kiệm 25 tỷ đồng chi phí đầu tư cơ sở vật chất.
TS Phạm Thị Tuyết Nhung (Thành viên của nhóm Nghiên Cứu Trung Tâm Vệ
Tinh Quốc Gia thuộc Viện Hàn Lâm KH&CN VN) nói rằng: Chị và các thành
viên trẻ của nhóm “đều rất mong muốn không
những chỉ thụ động thực hiện theo những kế hoạch đã được vạch ra mà còn được
đóng góp ý kiến vào việc xây dựng và lên kế hoạch cho những chương trình mà
đang làm và sẽ làm. Việc tích cực đóng góp này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả
các chính sách KHCN, giảm chi phí cho xã hội. TS Phạm Thị Tuyết Nhung lấy ví dụ
việc mua bán thiết bị đầu tư cho sự nghiên cứu cần có sự tham khảo ý kiến một
cách nghiêm túc từ những người có khả năng sử dụng thiết bị, như vậy sẽ tiết kiệm
được một khoản kinh phí đáng kể so với việc mua bán thiết bị nghiên cứu được thực
hiện thuần túy theo ý chí của cấp trên…”.
Cùng với xu hướng của TS Phạm Tuyết
Nhung, TS Nguyễn Đình Nam đề xuất “nhà nước
trực tiếp lập một quỹ đầu tư dành cho các nhà khoa học trẻ có năng lực nghiên cứu
để họ có thể được vay với lãi suất thấp không cần thế chấp, để họ có điều kiện
đưa tất cả các kết quả nghiên cứu của mình thành sản phẩm thông qua mô hình khởi
nghiệp-startup. Nhà nước nên xây dựng một nền tảng quảng cáo miễn phí cho các sản
phẩm công nghệ của những nhóm khởi nghiệp-startup, với một hội đồng thẩm định
đánh giá nhóm khởi nghiệp nào có sản phẩm
tốt đẻ hỗ trợ quảng bá miễn phí…”
Phản biện về mức lương hàng tháng
quá thấp của một TS Kỹ Sư Công Nghệ, điều đó nói lên sự bạc bẽo của chế độ Đảng
quản lý toàn diện, đối với hàng ngũ KH&CN nghệ trẻ nói riêng và hàng ngũ
trí thức nghiên cứu khoa học nói chung, TS Phạm Phương Chi (thành viên Viện Nghiên Cứu Văn Học) bộc lộ công khai về sư thiệt
thòi khó khăn về vật chất xã hội và tinh
thần của những người nghiên cứu Khoa học Văn Học. TS Phạm Phương Chi phát biểu:
“Đôi khi thấy lạc lõng và đôi chút hoang
mang khi người thân bạn bè và đồng nghiệp trong nước và hải ngoại nói tôi là
người viển vông, khi tôi chia sẻ về nỗi nặng tình nặng nghĩa đối với công việc
trong điều kiện của một Tiến Sỹ như tôi với mức lương mỗi tháng là 3 triệu đồng
trong suốt những năm qua…”…
Hầu như hơn phân nửa trong số hơn
70 nhà KHCN trẻ hôm đó đều tích cực chủ động lên án phê phán sự bất công của chế
độ Đảng, Nhà Nước quản lý toàn diện, cũng như sự mâu thuẫn đã nảy sinh từ sự mất
lòng tin giữa các nhà quản lý và các nhà nghiên cứu KH&CN trẻ. Bộ trưởng
KHCN, Nguyễn Quân, người tổ chức buổi gặp gỡ hôm ấy giữa Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng
với 70 nhà KH&CN trẻ, cũng nhìn nhận rằng, những thành tựu KHCN trong những
năm qua có sự đóng góp rất lớn của những nhà nghiên cứu KHCN trẻ đã mang lại hiệu
quả thiết thực về Kinh tế Xã hội. Mặt khác, Bộ trưởng Nguyễn Quân cũng “thừa nhận các nhà nghiên KH&CN nói
chung và KH&CN trẻ nói riêng còn gặp nhiều khó khăn, phương tiện, thiết bị
nghiên cứu lạc hậu, kinh phí nghiên cứu hạn hẹp, chế độ tiền lương chưa bảo đảm
được cuộc sống để có thể chuyên tâm vào
nghiên cứu khoa học…”
Dĩ nhiên tại buổi hôm đó Thủ tướng
Dũng đã phải lắng nghe nguyện vọng của những nhà khoa học trẻ nhất là những phản
biện của họ về chế độ Nhà nước lãnh đạo toàn diện đã gây ra sự mất lòng tin lẫn
nhau của cả hai phía-các cấp Quản lý và đội ngũ Nghiên cứu KH&CN. Thủ tướng
Dũng cũng khẳng định “Chính phủ sẽ ban hành nhiều cơ chế và chính
sách nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi nhất, để các nhà
nghiên cứu Khoa học nhất là các nhà KH&CN trẻ có thể sáng tạo, đóng góp thiết
thực cho đất nước”.
Hy vọng những phản biện của giới
Khoa học Kỹ Sư Công nghệ trẻ về chế độ Nhà nước lãnh đạo toàn diện, sẽ làm thức
tỉnh Thủ Tướng Việt Nam chân thành đáp ứng đầy đủ nguyên vọng của họ. Chắc hẳn
Thủ Tướng Dũng phải nhớ ông từng khẳng định: “Nền hành chánh VN hôm nay còn không ít những rào cản cản trở những hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp của nhân dân, đòi hỏi phải gỡ bỏ. Việt
Nam cần phải có những bước đột phá ấn tượng, phải đổi mới từ căn bản nghĩa là
phải đổi mới thể chế…”. Những điều khẳng định trên của Thủ tướng Dũng đã làm
phấn khởi giới trí thức trẻ trong nước và hải ngoại. Các nhà Khoa học kỹ thuật
trẻ đã và đang hy vọng Nhà nước VN đang thật sự trên đường chuyển đổi từ mô hình
Nhà nước Quản lý Toàn diện sang mô hình Nhà nước Kiến tạo Phát triển. Họ mong rằng
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ mạnh dạn bằng tất cả tâm huyết sẵn có, thực hiện
cho bằng được những gì ông đã từng khẳng định trước các nhà nghiên cứu
KH&CN trẻ hôm 11-9-2015 tại Hà Nội.
Đào Như
Oak park Ill.USA
Sept 19-2015
GHI CHÚ NGUỒN
Các dữ kiện trong bài viết trên đều căn cứ trên những thông
tin của website sau đây
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét