Thứ Ba, 11 tháng 8, 2015
Đào Như - TOÀN CẢNH THƯỢNG ĐỈNH AFMM+ MỞ RỘNG LẦN THỨ 46
Hơn bao giờ hết, là người Việt Nam dù ở trong nước hay hải ngoại đều
quan tâm đến tình hình an ninh ở Biển Đông thông qua sự tìm hiểu các mối quan hệ
đối tác chiến lược tại thượng đỉnh Bộ trưởng Ngoại giao khối ASEAN-(AFMM+) lần
thứ 46 tại Kuala Lumpur tuần vừa rồi hầu để hiểu rõ thêm để xây dựng lòng tin
chiến lược giữa các đối tác, nhất là giữa ViệtNam, Trung Quốc và Mỹ.
Trước thềm Thượng đỉnh.
Ngày 28-7-2015, chỉ còn không đầy 1 tuần lễ trước hội nghị Ngoại Trưởng ASEAN mở
rộng lần thứ 46, Bắc Kinh lung lạc tinh thần hội nghị và 10 nước ASEAN, nhất là
ViệtNam bằng cách tung ra cuộc tập trận bắn đạn thật tại biển đá quần đảo Hoàng
Sa vùng biển thuộc ViệtNam với hơn 100 tàu chiến, máy bay, hỏa tiễn, ngư lôi, bắn
hàng ngàn loạt đầu đạn thật hăm dọa an ninh hàng hải tại Biển Đông. Trung quốc cũng
không quên cảnh cáo tàu bè của các nước ngoài không được lai vãng đến vùng biển
tập trận này ngay cả các tàu Mỹ. Quốc gia bị thiệt hại nhiều nhất là Việt Nam,
tự thấy nền an ninh của ViệtNam bị TQ hăm dọa nặng nề. Nền ngư nghiệp và các cảng
xuất nhập khẩu của VN gần biển tập trận của TQ hầu như bị tê liệt. Duy chỉ có
người phát ngôn bộ ngoại giao Việt Nam, Lê Hải Bình đưa ra lời phản kháng kịch
liệt cáo buộc cuộc tập trận bắn đạn thật của TQ đã thật sự tạo nên tình trạng bất
ổn định của khu vực và an ninh hàng hải tại Biển Đông. Trong lúc đó Mỹ không có
một phản ứng nào trước sự quấy rối an ninh hàng hải tại Biển Đông do cuộc tập
trận bắn bằng đạn thật của Bắc Kinh, mặc dầu trước đó, Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ
Ashton Carter tuyên bố: ‘Mỹ sẽ không Trung
Lập trong vần đề Biển Đông nếu nền an ninh hàng hải tại đây bị đe dọa, phá hoại’.
Đến ngày 2 tháng 8, thứ trưởng
ngoại giao TQ, Liu Zhenmin lại lên tiếng cảnh cáo: “Vấn đề tình hình an ninh biển
Nam Trung Hoa (Biển Động ViệtNam), sẽ
không được đem ra bàn cãi tại thương đỉnh
các ngoại trưởng ASEAN lần thứ 46 tại Kuala Lumpur. Và Liu Zhenmin cũng lên tiếng
cảnh cáo các quốc gia không phải là thành viên của 10 nước ASEAN trong đó có Mỹ
và Trung Quốc chỉ nên tham dự hội nghị này như một dự thính viên và họ Liu cũng
cảnh báo ngoại trưởng Mỹ, John Kerry không nên xía vào chuyện riêng của các khối
ASEAN.
Thực tế tại Thượng Đỉnh Kuala
Lumpur 3-5/8/2015- Ngay trong nội dung của bài phát biểu của bộ trưởng
Ngoại giao nước chủ nhà, ông Anifah Aman đã thẳng thừng bác bỏ đề nghị của Liu
Zhenmin, và ông khẳng định ASEAN cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để cho mọi người
thấy rõ các cố gắng của mình để tìm ra
giải pháp cho vấn đề Biển Đông.
Bên cạnh nước chủ nhà Malaysia người
ta cũng mong đợi nhiều nước khác như Việt
Nam, Nhật Bản, Ấn Độ, Singapore, Indonesia, Philippines, Úc, Mỹ… sẽ công khai nêu
lên, đề cập mạnh mẽ sâu sắc về hồ sơ tình hình an ninh tại Biển Đông.
Mặc dầu đến tham dự Thượng Đỉnh
muộn một ngày, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ John Kerry hôm thứ Tư 5/8 cũng nêu lên tại hội
nghị mối quan ngại của chính phủ Mỹ về việc quân sự hóa các cơ sở đã bồi đắp trên
các đảo TQ đang nắm quyền kiểm soát thuộc quần đảo Trường Sa và ông Kerry khuyến
khích TQ và các nước cũng tuyên bố chủ quyền trên các đảo chiến lược này ngưng
mọi hoạt động mà ông miêu tả là có vấn đề để tạo điều kiện cho hoạt động ngoại
giao giải quyết vấn đề… Tuy nhiên ngoại trưởng John Kerry luôn luôn thận trọng
tuyên bố khẳng định vai trò trung lập của Mỹ trong các tranh chấp chủ quyền ở
biển Nam Trung Hoa- South China Sea.
Mặc dầu những điều phát biểu khiêm cung đến như vậy, John Kerry vẫn bị Vương
Nghị giáng trả: “Chúng tôi muốn gửi đi một thông điệp rõ ràng tới cộng đồng quốc
tế là TQ và ASEAN chúng tôi có thừa khả năng và khôn ngoan để giải quyết vấn đề
đặc biệt này trong nội tình của chúng tôi.” Nhưng Vương Nghị cũng cho hay là TQ
đã ngưng công việc bồi đắp các bãi đá cạn. Vương Nghị cũng không quên thách thức
Mỹ, nếu không tin xin cứ ngồi máy bay đến đó mà xem!
Ai cũng biết, nội dung của điều phát biểu
trên của Vương Nghị là loại trừ Mỹ không được xía vào công chuyện nội bộ giữa
TQ và khối ASEAN.
Trong thực tế, Bắc Kinh đã lên kế hoạch cách đây hơn 1 năm là công tác bồi
đắp các bãi đá, các vùng biển cạn thuộc khu vực Trường sa phải được chấm dứt trễ
nhất là đầu quí 1/2016. Sau đó TQ sẽ thiết lập cơ sở chiến lược quân sự trên các
bãi đá vừa hoàn tất bồi đắp. Trong tương lai sớm muộn gì TQ cũng sẽ thiết lập Vùng
Nhận Dạng Phòng Không và vùng Biển Đặc Quyền Kinh tế của TQ tại những vùng biển
mới này. Điển hình hôm 2/8 trong lúc hội
nghị ARMM+ đang diễn ra tại Kuala Lumpur, Chính phủ TQ dở bỏ lệnh cấm bắt cá ở
Biển Đông liền sau đó 15,000 tàu cá của TQ từ đảo Hải Nam tràn vào vơ vét cá toàn
Biển Đông trước sự dửng dưng của gần 40 nước tham dự thương đỉnh AFMM+. Duy chỉ
VN đang theo dõi liệu tàu cá TQ có xâm nhập vơ vét cá các vùng biển thuộc chủ
quyền kinh tế của Việtnam? Phải chăng đây cũng là một phép thử phản ứng của cộng
quốc tế nhất là 40 quốc gia có đại diện tham dự thượng đỉnh AFMM+ tại Kuala
Lumpur.
Là người Việt Nam theo dõi Thượng
đỉnh AFMM+ lần thứ 46, ai cũng thấy bất bình không một quốc gia nào nhất là
trong khối ASEAN, ngay cả Mỹ, một đối tác chiến lược mới của Việt Nam, có một lời
lên án cuộc tập trận bắn đạn thật hôm 28-7 tại quần đảo Hoàng Sa thuộc ViệNam, đe
dọa nghiêm trọng an ninh khu vực và nhất là an ninh hàng hải. Điều đó nói lên
niềm tin chiến lược ngay cả trong cộng đồng ASEAN và Mỹ đã suy giảm.
Theo nguồn tin Reuters một bản dự
thảo tuyên bố chung sẽ được thành hình sau khi hội nghị AFMM+ lần thứ 46 kết thúc
với chủ đề nêu bật thái độ quan ngại của ASEAN trước các diễn biến mới đây tại
Biển Đông được cho là có tiềm năng phá hoại hòa bình và anh ninh, ổn định tại
khu vực Biển Đông. Bản tuyên bố chung còn cho rằng cần phải cấp tốc giải quyết vấn
đề lòng tin chiến lược đang suy giảm giữa các bên tranh chấp.
Trước tình trạng lòng tin suy giảm
của khối ASEAN và Mỹ, chắc chắn trong tương lai TQ sẽ đẩy mạnh những diễn tiến
táo bạo và bất ngờ hơn nữa. Chúng ta thử chờ xem và theo dõi những diễn tiến của
chuyến thăm Mỹ sắp tới của Tập Cận Bình vào tháng Chín-2015. TQ và Mỹ sẽ vẽ lại,
phân định vùng ảnh hưởng của họ trên bản đồ Châu Á Thái Bình Dương. Và Biển Đông
sẽ là chủ điểm trong việc phân định này.
Câu hỏi cuối cùng liệu Việt Nam sẽ ngả về đâu,
Hoa Kỳ hay Trung Quốc? Hay Việt Nam sẽ kiên định giữ vững lập trường trung lập?
Làm thế nào Việt Nam có thể bảo vệ được chủ quyền của mình ở Biển Đông và nhất
là bảo vệ Cam Ranh trong những ngày đầy biến động chắc chắn sẽ đến?./.
Đào Như
8/8/2015
Thetrongdao2000@yahoo.com
GHICHU NGUON
Tất cả dữ kiện trong bài viết trên đều dựa theo các links sau đây:
1-Tàu TQ khắp Biển Đông - Trần Khải
2-ASEAN BIEN ĐONG- MALAYSIA KHÔNG PHẢI LÀ CAM BOT
3-Bắc kinh tuyên bố ngưng cải tạo biển đông nhưng du luận vẫn hoài nghi
4-NGOAI TRƯỞNG MỸ KÊU
GỌI TQ NGƯNG CÁC HÀNH ĐỘNG CÓ VẤN ĐỀ Ở BIỂN ĐÔNG
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét