Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Trần Mộng Tú - Vết Thương Nội Chiến

Hôm nay DĐTK đăng bài thơ này giữa những trang bình luận về thời sự chính trị, vì coi bài thơ cũng là một bình luận thời sự chính trị.Lời thơ mạnh mẽ vạch trần một sự kiện bi thảm gần đây liên tục xảy ra trên biển Địa Trung Hải: dân chúng Syria vượt biển tìm đến Âu châu để chạy trốn chiến tranh đang xảy ra trên đất nước mình, và đã nhiều lần bị chết thê thảm trên đường tị nạn.Trốn cảnh chết chóc để gặp những chết chóc mới. Người Việt Nam không thể không đồng cảm với những nạn nhân của vượt biên tị nạn nơi một vùng đất khác, không khác gì mình ba bốn mươi năm về trước. 
Ảnh: www.jpost.com

Trên chiếc xe ca đó
nhồi nhét bao con người
đi tìm vùng đất hứa
có đàn ông đàn bà
có người già em bé
xác thân đã nẫu chín
thành nước và bốc hơi
ứa ra cùng hy vọng
nhỏ giọt xuống mặt đường
giọt chảy như giọt lệ
ướt sũng thềm lưu vong

Bùi Tín - Món nợ Pháp Luân Công đến hồi phải trả

Cựu Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân.
Ông Giang Trạch Dân đang đứng trước một tình hình không dễ chịu chút nào.

Ông Giang là lãnh tụ số 1 của Đảng CS TQ khi từ thế kỷ XX loài người bước vào thế kỷ XXI. Ông là nhân vật kế thừa ông Đặng Tiểu Bình, thực hiện giấc mơ Trung Hoa với chính sách lớn Bốn hiện đại, hòng vươn lên làm chủ toàn thế giới.

Trong lịch sử hiện đại, tên tuổi Đặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân gắn liền với Sự kiện Thiên An Môn (ngày Lục Tứ - 4/6/1989 ) khi ra lệnh cho binh đoàn xe tăng nghiền nát hàng ngàn nam nữ sinh viên dũng cảm đòi tự do cho toàn dân; cũng như gắn liền với sự kiện tiến hành cuộc chiến tranh biên giới với Việt Nam. Đặng Tiểu Bình đã nhẫn tâm ra lệnh cho quân Trung Quốc tàn phá tan hoang các tỉnh biên giới của Việt Nam trước khi rút về nước, để dạy cho "tiểu Bá" phương Nam một bài học nhớ đời.

Phạm Chí Dũng - Dự luật về tín ngưỡng, tôn giáo và lập hội: VN có thay đổi não trạng?


“Bản Dự thảo 4 đi ngược lại với quyền tự do về tín ngưỡng và tôn giáo, gây lo ngại nhiều hơn là đem lại sự bình an cho mọi người” - Ðức cha Cosma Hoàng Văn Ðạt, tổng thư ký, thay mặt Ban Thường Vụ Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam nói thẳng thừng về dự luật Tín Ngưỡng Tôn Giáo được đạo diễn bởi các nhân vật quen thuộc trên sân khấu “tự do tôn giáo trong luồng.”

Tháng 5, 2015, trong một động tác gấp rút như thể cố tình, Bộ Nội Vụ và Ban Tôn Giáo Chính Phủ đã “chuyển gấp” dự luật Tín Ngưỡng Tôn Giáo lần thứ tư đến các tôn giáo trong nước “để xem và góp ý,” nhưng chỉ được góp ý trong một thời gian rất ngắn. Ngay lập tức sau đó, một số tổ chức tôn giáo như Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam và hai Tòa Giám Mục Bắc Ninh cùng Kontum chính thức có phản hồi với người chịu trách nhiệm tối cao về luật ở VN - Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng và Ban Tôn Giáo Chính Phủ được phụ trách bởi một viên tướng công an “biệt phái” - về dự thảo luật đó.

Ngọc Hà - Nửa tạ muối 1 bát phở: Bữa sáng 'nặng đô' của nông dân

Bán một tạ muối chỉ được chừng 50.000 đồng, đủ mua 2 tô bún!
50 kg muối đổi được một tô bún, 40kg chanh không bằng một ổ bánh mì, 2 kg khoai lang bằng ly trà đá, 20kg dưa hấu mới mua được bát phở,... chưa bao giờ, nông sản Việt lại rơi vào tình huống trớ trêu đến vậy. Nông dân chỉ biết khóc ròng.

Một bài báo mới đây thông tin, giá muối ở Bình Định rớt xuống thấp nhất trong vòng 5 năm qua, khiến những người dân các xã ven biển thuộc các huyện Phù Cát, Phù Mỹ, Tuy Phước... cảm thấy đắng chát. Ai cũng mong “được mùa” nhưng cũng sợ nhất là vế câu đi kèm “mất giá”, bởi miếng cơm manh áo hàng ngày của họ đặt cược cả vào đồng muối. Trong khi, bán một tạ muối chỉ được chừng 50.000 đồng, đủ mua 2 tô bún!

Hà Tường Cát - Thủ Tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường có thể bị loại

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (phải) tiếp Chủ tịch Ủy Hội Thế Vận Quốc Tế Thomas Bach tại điện Trung Nam Hải, trong dịp Bach đến quan sát giải Vô Địch Điền Kinh Thế Giới IAAF lần thứ 15 tổ chức ở Bắc Kinh từ 22 đến 30 tháng 8, 2015. (Hình: Rolex Dela Pena/Getty Images)
Nhiều giới chức lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc cho rằng Thủ tướng Lý Khắc Cường là người phải nhận sự phê phán về thảm trạng kinh tế hiện nay.

Willy Lam, chuyên gia chính trị Trung Quốc tại đại học Hong Kong, nói với tờ Financial Times: “Nếu tình trạng xấu thêm và nếu như Chủ tịch Tập Cận Bình tới một lúc nào đó cần có một kẻ giơ đầu chịu báng (hay con dê tế thần) thì Lý chính là người thích hợp.

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2015

Trần Mộng Tú - cối xay của một thời


Tuần trước, một người bạn văn gửi cho nghe một bản nhạc Pháp “Les Moulins de Mon Coeur” Nhạc và lời của Michel Legrand & Eddy Marny (1968) với giọng hát tuyệt vời của Frida Boccara. 

Bài hát làm nhớ đến Lettres de mon Moulin của Alphonse Daudet mà ở lứa tuổi chúng tôi hầu như ai cũng đọc một lần, nếu không bằng bản tiếng Pháp thì cũng qua bản dịch tiếng Việt. “Thư viết từ cối xay gió” là những truyện ngắn được viết từ cái cối xay gió tác giả mua về nên những hình ảnh thiên nhiên như cánh đồng xanh, bầu trời đầy sao, ông già nuôi dê, cậu bé chăn cừu say mê cô chủ và sự níu kéo của bác nông phu với cái cối xay cuối cùng cho tới khi các máy xay bằng hơi tới thay thế. 

Thảo Trường - Trong Hang


“Bị can” nguyên là chánh án toà thượng thẩm đại hình. Ông chánh án già của Miền Nam đã từng ngồi xử không biết bao nhiêu vụ án trong suốt mấy chục năm ở khắp ba miền và đã hưu. Ông cũng bị cộng sản đưa đi tù ngoài Việt Bắc xa xôi. Ông già quá rồi nên cai tù cho ông nằm nhà không được đi lao động. Trong phòng giam xảy ra vụ mất cắp mấy tán đường. Nạn nhân bị mất của là anh tù Cu Tý nằm cạnh ông chánh án. Anh ta bị bắt ngày 30 tháng 4 lúc mới mười bảy tuổi về tội vũ trang chống phá cách mạng. Tội này cũng phải đưa đi cải tạo ở Miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Hôm anh tù chính trị bé tí này ôm chiếu tới nằm cạnh ông chánh án, hai người tù bèn hỏi chuyện nhau. Ông chánh án thấy tù nhân là trẻ con bèn thắc mắc:
– Cháu bị tội gì?
Cu con khoái kể tội của mình lắm, bèn khoe:
– Thưa ông, cháu tội phản cách mạng!

Miêng - TIẾNG GỌI BÊN KIA CỔNG


Chỉ trời mới biết ông có đến thăm bà không. Chẳng bao giờ ông bước chân vào cổng viện, nói ghét, ngay từ đầu. Ông đứng đâu đó bên kia cổng làm dấu gọi. Giữa họ có dấu hiệu riêng chẳng ai biết và cũng chẳng quan tâm. Mọi người đều có nhiều chuyện để bận bịu lo toan.

Luôn luôn vào đêm, khi khách khứa đã ra về và ông  đếm tiền bán được trong ngày xong vù tới thăm bà. Ông không bao giờ quên mang cho một ít, bảo là cho bà ấm túi. Và thật ra cũng chỉ nghe  kể vậy, có ai mắt thấy tay sờ vào cái túi màu xám đã thành nâu do vết bẩn, lúc nào cũng kè kè bên hông trái của bà được đâu.

Uyên Nguyên - Tiếng cựa mình của những cánh hoa thơ…

NGUYEN-MAN-NHIEN-COVER-FINAL
Bài tựa cho tập thơ Dưới Rặng San Hô Bị Chôn Vùi, Tôi Tìm Thấy Biển, tác giả Nguyễn Man Nhiên, Lotus xuất bản, 2015
Giả định họa sĩ Salvador Dalí còn sống, luôn hăm hở sáng tạo, ông không cần nghĩ ngợi tìm kiếm đề tài, cứ vẽ lại y chang những hình tượng có trong tập thơ này, tuân thủ hay miễn chấp thứ tự xuất hiện, sự liên kết, vị trí, bố cục, màu sắc, thể dạng của chúng, biết đâu Salvador sẽ đẩy họa phẩm mới của ông vượt khỏi tầm siêu thực. Họa sĩ Hậu hiện đại.

Giả định thi sĩ Bùi Giáng sống dậy, xách đảy rách đi lang thang vô định trên bất cứ con đường Việt Nam hữu danh hay vô danh, đọc những bài thơ này với giọng khi râm ran, khi lầm bầm, khi ngặt nghẽo theo lối ngẫu nhĩ tương phùng, biết đâu tài danh, cá tính, cuộc đời ông được tán dương và được xưng tụng thêm một danh xưng mới. Thi sĩ Hậu hiện đại.

Giả định nhà hát Broadway nổi danh ở New York, Hoa Kỳ, dựng cảnh theo những gì được viết ra trong tập thơ này, cảnh trí phi thực hơn cơn mộng, vạn vật bất động hay hoạt động theo vô thức, ánh đèn loạn sắc hay tối om, tiếng động nhiễu âm hay vô thanh, nhân vật ẩn hiện, mờ ảo như ma quỷ, biết đâu khán giả sẽ dậy lên một cảm thức xa lạ, dị thường. Kịch nghệ Hậu hiện đại.

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến - Vũng Lầy Giáo Dục

Với một nền giáo dục quá thừa phong bì nhưng lại thiếu phong cách, quá thừa nhà quản lý, nhà tiến sĩ nhưng lại thiếu một nhà liêm sỉ. Điều đó quả thực đáng lo ngại đối với bậc làm cha làm mẹ luôn đau đáu về tương lai của con mình. - Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam

Lá vẫn còn xanh. Hè vẫn còn nấn ná. Trời vẫn chưa muốn vào thu mà (không dưng) sáng nay California chợt thoáng chút âm u, và lấm tấm vài hạt mưa nho nhỏ. Mưa chưa ướt đất nhưng cũng đủ làm cho tôi hơi thấy ngại ngần khi nghĩ đến chuyện phải ra khỏi nhà chỉ vì một ly cà phê nóng.

Thôi thì bắt chước cổ nhân thắp vài cây nến nhỏ, châm một bình trà, rồi ngồi nhẩn nha đọc lại vài bức thư xưa. Lá thư cũ nhất mà tôi còn giữ được, đề ngày 3 tháng 9 năm 1945, là “Thư Gửi Các Cháu Học Sinh” của Chủ Tịch Hồ Chí Minh:
Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bác đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi. Các cháu hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng trời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các cháu lại được gặp thầy gặp bạn. Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phút này trở đi các cháu bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.

Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2015

Ngô Nhân Dụng - Quả bóng nợ Trung Quốc căng thêm


Lên ngôi từ năm 31 trước Công Nguyên, hoàng đế La Mã Augustus cho đúc tiền thật nhiều, đồng tiền mang hình ảnh oai phong của ông, người đã mở mang đế quốc La Mã rộng gấp đôi, xóa bỏ chế độ Cộng Hòa. Các đồng tiền đúc ra cũng cho phép ông chi tiêu thoải mái, xứng đáng với một triều đại huy hoàng. Nhưng Augustus có thể coi là một người đầu tiên đã thi hành một chính sách “phát triển kinh tế bằng cách gia tăng khối lượng tiền tệ lưu hành.” Ông nới lỏng tín dụng, ấn định lãi suất thấp, chấp nhận lạm phát, để giá cả tăng lên kích thích công việc buôn bán làm ăn. Quá trình này có hiệu quả, ít nhất cho đến năm 10 TCN các khó khăn mới xuất hiện.

Thụy Khuê - Khảo sát công trạng của những người Pháp giúp vua Gia Long: Chương 21: Philippe Vannier Nguyễn Văn Chấn (1762-1842)


Philippe Vannier Nguyễn Văn Chấn và Jean-Baptiste Chaigneau Nguyễn Văn Thắng là hai nhân vật đã ở lại Việt Nam lâu nhất, tới đầu đời Minh Mạng. Về hộ tịch của Vannier, André Salles, tìm thấy những chi tiết sau đây:
Philippe Vannier sinh ngày 6/2/1762, tại Locmariaquer (Morbihan), con Francois Vannier và Vincente Joannis. Tại Huế, ngày 12/11/1811, Vannier cưới cô Nguyễn Thị Sen (1791-1878), con một gia đình công giáo ở Phường Đúc [hay Thợ Đúc] gần Huế, do giám mục Véren [Labartette] làm lễ.

Đông Hương - RẤT NHẸ MÀ NGHE CHÂN NƯỚC MẮT...


rất nhẹ, mưa bay chiều tỉnh lẻ
gót chân vừa chạm bóng Thu về
vàng trên chiếc lá xanh còn trẻ
in buồn đậm nhuộm những cơn mê
 *
rất nhẹ, mà hồn tôi lưu niệm
đầy anh trên bong bóng chạy dài
tôi vóc một hình chưa kịp vỡ
cơn mặn từ mi quặn cả người
*
rất nhẹ, tiếng đêm xào xạc gió
xuyên qua thân thể, lạnh gầy vai
giọt nhớ rưng rưng, ri rỉ vỡ  
rơi ướt lòng tay, cạn nụ cười
 *
rất nhẹ, mà nghe như vọng sóng
thủy triều sau mắt lở màn mưa
đòng đưa trống vắng theo xao động
cảm xúc tim trần quên ngủ trưa
*
rất nhẹ, nhành gầy lùa vô cực
trên tóc thời gian chợt đổi tông
hôm qua nhan sắc tôi đài các
chỉ một phút chờ hết dễ thương
*
rất nhẹ ngày xưa bông trời tuyết
rất nặng ngày nay gánh nhớ đầy
trên lối tôi về mơ sũng ướt
tôi chào đôi khóe hạt mưa cay...

đht



Vĩnh Hảo - CHA MẸ LÀ TẤT CẢ

Nhà văn Vĩnh Hảo (Hình: Uyên Nguyên)
Thời tiết thật oi bức suốt một tuần lễ qua. Đâu đó trên đường, có những cảnh báo về hạn hán, kêu gọi mọi người tiết kiệm, hạn chế việc dùng nước. Nạn hạn hán đã kéo dài ở xứ này liên tục bốn năm qua. Nhiều cây kiểng và những bãi cỏ xanh của các công xưởng, công viên, gia cư tại đô thị đã lần lượt biến mất. Mọi người, mọi nhà đều phải tự ý thức trách nhiệm của mình đối với thiên tai này. Nói là thiên tai, mà kỳ thực, có sự góp phần rất lớn của con người trong việc sử dụng quá nhiều tài nguyên thiên nhiên (đốt nhiên liệu hóa thạch, phá rừng, v.v…) làm tăng nhiệt độ quả đất, tạo nên tình trạng hâm nóng toàn cầu (global warming).

Trangđài Glasssey-Trầnguyễn - ĐỔI TIỀN

Mẹ biểu tôi đi mua nước mắm ở tiệm Bà Chín Dư. Tiệm nằm cách nhà tôi một con đường lớn dẫn ra Chợ Gò Công.

Tôi ôm cái chai không, không có nút, đi ra khỏi nhà. Ánh đèn vàng ngoé lập loè từ cái đèn đường như ma trơi. Tôi không sợ ma.

Ngày mai đổi tiền. Mười đồng đổi một. Mẹ nói, cơm canh sẽ eo hẹp hơn. Mỗi đứa phải phụ Mẹ một tay, ráng rau cháo với nhau. Chưa biết sẽ sống chết thế nào, vì sau khi đổi tiền, vật giá sẽ leo thang như lần trước, nhu yếu phẩm lại càng khan hiếm hơn. Sau khi đổi tiền, ai cũng khư khư giữ tiền giữ của. Hàng hoá cũng theo đồng tiền của người dân, đi về một nơi bí mật nào đó. Mẹ còn nói, đổi tiền lần này chắc còn khổ hơn lần trước. Giọng nói của Mẹ trống không, như đồng chiều sau mùa gặt, lơ thơ chân rạ.

Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015

Liên Hương - ĐÊM VU LAN TRÊN ĐẢO GALANG


Vi đi làm muộn hơn mọi người. 

Xa lộ không đông xe, một khúc nhạc vui tươi quen thuộc từ một băng nhạc làm buổi sáng thêm sinh khí. Vi cảm thấy một niềm vui lâng lâng phơi phới và tự hỏi: Tại sao mình vui? Buổi sáng mai khí trời còn rất mát, xa lộ rộng thênh thang, sạch và nhẵn, máy xe chạy êm không nghe tiếng nổ và thêm nữa, Vi sang lane khá gắt nhưng chiếc xe lane kia nhường lối thay vì bấm còi mắng chửi. Vi muốn chiếc xe mình có thêm một đèn nháy phía sau với hai chữ “Thank You”. 

Nghĩ lan man, Vi chợt nhớ ra, sáng nay trong lúc chạy vội ra vườn tưới cây, Vi nghe thoang thoảng hương ngọc lan đầu mùa. Ngước nhìn tàng cây với những lá rộng bản “xanh như ngọc” thấy lấp ló vài nụ hoa trắng nuột, Vi ngắt vội một đóa, gài lên mang tai và chính mùi hương thoang thoảng của buổi sớm mai làm cho Vi thấy yêu đời, sảng khoái hơn.

Bùi Tín - Khiêu khích ngang ngược toàn dân và toàn thế giới dân chủ

Tù nhân ngồi chờ được phóng thích khỏi trại giam Hoàng Tiến, khoảng 100 km từ Hà Nội, (ảnh chụp ngày 30/8/2013).
Thời gian qua, đã có nhiều hy vọng và phán đoán rằng trong dịp lễ Quốc Khánh 2/9 năm nay sẽ có nhiều tù nhân chính trị - tù nhân lương tâm được trả tự do.

Trong cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ còn dấy lên niềm tin tưởng lạc quan rằng lần này có thể đón mừng "toàn thể tù nhân chính trị ở trong nước được trở về cuộc sống tự do" dựa trên cơ sở thực tế là chưa bao giờ cộng đồng người Việt lại tham gia ranh đấu sôi nổi, rộng khắp như vừa qua, vận động sát sao các dân biểu, thượng nghị sỹ, các hội đoàn nhân quyền, dân chủ từ các tiểu bang cho đến ở Thủ đô Washington DC, với kết quả là chưa bao giờ các chính khách Hoa Kỳ nhận đỡ đầu nhiều tù nhân chính trị ở Việt Nam như hiện nay. Nhiều nhà bình luận thời sự quốc tế cũng lạc quan không kém, khi ghi nhận lời cam kết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Tổng thống Barack Obama tại Tòa Bạch ốc rằng "vấn đề nhân quyền cũng là mối quan tâm lớn của chúng tôi, để nhân dân ngày càng có nhiều quyền tự do".

Eric Schmidt và Jared Cohen - Mặt trái của cuộc cách mạng kỹ thuật số

Phạm Vũ Lửa Hạ dịch


Các sinh viên trong phòng máy tại một đại học ở Bình Nhưỡng đang xem một số trang mạng, trong đó có Wikipedia và Google. Nhưng nhìn kỹ hơn sẽ thấy họ hầu như chỉ rê chuột lên xuống với vẻ hết sức tập trung và có kỷ luật. (Ảnh của đồng tác giả Jared Cohen)

Eric Schmidt là chủ tịch, và cựu Tổng Giám đốc, của công ty Google. Jared Cohen là Giám đốc Google Ideas. Họ là tác giả của cuốn “The New Digital Age: Reshaping the Future of People, Nations and Business” (Tân Kỷ nguyên Kỹ thuật số: Tái định hình Tương lai của Con người, Các quốc gia, và Kinh doanh), do nhà xuất bản Alfred A. Knopf phát hành ngày 23/4/2013. Bài viết sau đây trích từ cuốn sách này, bàn về mảng u ám của cách mạng kỹ thuật số khi bị các chế độ độc tài lợi dụng để theo dõi và đàn áp những người bất đồng chính kiến, đồng thời đề cập đến khả năng phe chống đối nhà nước chuyên quyền có thể vận dụng kỹ thuật số để tạo thay đổi tích cực, hướng tới một tương lai tươi sáng hơn.

Thu Thủy - Biên tập viên Tân Hoa xã phản đối "thành phố Tam Sa": Bước đi phi pháp để hiện thực hóa "thành phố Tam Sa"


TP - Biên tập viên Chu Phương của Tân Hoa xã thẳng thắn bày tỏ quan điểm cực lực phản đối chính sách sử dụng vũ lực ở Biển Đông, đòi xóa bỏ cái gọi là “thành phố Tam Sa” của Trung Quốc.

Gần đây, khi tình hình Biển Đông căng thẳng, nhất là sau khi Trung Quốc có những bước đi ngang ngược, bất chấp lẽ phải và sự thật như khẳng định yêu sách về “Đường Lưỡi bò”, lập ra cái gọi là “thành phố Tam Sa”, biên tập viên Chu Phương của Tân Hoa xã đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm cực lực phản đối chính sách sử dụng vũ lực ở Biển Đông, đòi xóa bỏ cái gọi là “thành phố Tam Sa”...

HÀ TƯỜNG CÁT - Hiện tượng Donald Trump

Những người hâm mộ chụp hình với Donald Trump tại phòng khách của Trump Tower ở New York sau  buổi phỏng vấn của Bloomber Television hôm Thứ Tư. (Hình: Michael Nagle/Bloomberg via Getty Images)
Ưa hay ghét, mọi người đều phải đồng ý rằng Donald Trump đã đem sinh khí vào cuộc tranh cử Tổng Thống vòng sơ bộ ở đảng Cộng Hòa.
Tuy nhiên đây mới là giai đoạn mở đầu, sẽ còn nhiều chuyển biến bất ngờ, kết quả cuối cùng chưa thể nào dự đoán. Vì vậy trước những tranh luận sôi nổi về cá nhân ứng cử viên này, đến bây giờ có lẽ hãy chỉ nên coi Donald Trump là một hiện tượng mới trong sinh hoạt chính trị Hoa Kỳ.

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015

Bùi Tín - ‘Cướp’

Đoàn người biểu tình ngày 19 tháng 8 năm 1945 trước cửa Bắc Bộ phủ, Hà Nội.

Ngày 19 tháng 8 năm 1945 được Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) gọi là ngày Cách mạng tháng Tám, còn là ngày Tổng Khởi nghĩa, cũng là "Ngày cướp chính quyền về tay nhân dân".
Trong các văn kiện chính trị từ đó đến nay, chữ "cướp chính quyền" được lặp đi lặp lại rất nhiều lần, trong sách vở, báo chí, qua lời Hồ Chí Minh, qua các bài viết của  Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp... còn lưu giữ, không sao kể hết .
Tại sao lại dùng chữ "cướp"?

Lê Anh Hùng - Cảnh sát và an ninh


Bộ máy công an Việt Nam bao gồm 2 lực lượng: cảnh sát và an ninh. Cảnh sát là lực lượng được giao nhiệm vụ bảo vệ và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; còn an ninh là lực lượng có nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng và chính quyền.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết điều này, ai cũng phân biệt được cảnh sát với an ninh. Bản thân tôi trước kia cũng vậy, không để ý đến chuyện này, lý do chủ yếu có lẽ là vì mình chẳng liên quan mắc mớ gì với họ cả.

Nguyễn Lam & Nguyễn Xuân nghĩa/RFA - Hiệu Ứng Trung Quốc

Các nhà đầu tư chứng khoán theo dõi giá cổ phiếu trên bảng điện tử
tại một sàn chứng khoán ở Hà Nội hôm 25/8/2015. AFP
Một nhà đầu tư theo dõi giá cổ phiếu tại một trung tâm chứng khoán tại Thượng Hải vào ngày 26 tháng 8, 2015. cổ phiếu Thượng Hải đóng cửa giảm 1,27 phần trăm trong phiên giao dịch đầy biến động ngày 26 tháng tám, 2015

Sau nhiều hoài nghi, kịch bản Trung Quốc có thể tăng trưởng thấp hơn đang trở thành hiện thực, nhất là từ các biến động tài chính tại Trung Quốc đã làm thị trường thế giới chao đảo từ Á Châu qua Âu Châu đến tận Bắc Mỹ trong mấy ngày liền. Nếu kinh tế Trung Quốc hạ cánh nặng nề thì tình hình sẽ ra sao cho kinh tế thế giới? Xin quý thính giả theo dõi cuộc phỏng vấn của Nguyên Lam với chuyên gia Nguyễn Xuân Nghĩa về câu hỏi này.

Nguyên Lam: Xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, là một trong những người đã cảnh báo từ lâu rằng Trung Quốc không thể duy trì chiến lược phát triển cũ và sẽ bị suy trầm là hạ cánh nhẹ nhàng, hoặc suy thoái, là hạ cánh nặng nề, ông nghĩ sao về viễn ảnh kinh tế của xứ này sau những biến động tài chính vừa qua? Và về hiệu ứng của Trung Quốc cho kinh tế thế giới?

Hoàng Thanh - Lý Đông Sinh rớt đài: Tội ác đàn áp Pháp Luân Công của Phòng 610 trở thành tiêu điểm


Tác giả: Hoàng Thanh, Đại Kỷ Nguyên tiếng Hoa

Dịch giả: Daniel Nguyen

Ngày 20 tháng 12 năm 2013, Cựu thứ trưởng Bộ Công an Lý Đông Sinh đã bị cách chức, công việc “bí ẩn” của ông này là Tổ phó tổ “Phòng chống và xử lý các vấn đề tà giáo”, Chủ nhiệm Phòng 610, chuyên môn bức hại và đàn áp Pháp Luân Công. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tổng hợp)

Vào ngày 21 tháng 8, tâm phúc của Chu Vĩnh Khang – cựu Chính Pháp ủy Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), kiêm người cầm đầu Phòng 610 Lý Đông Sinh cùng với nguyên Tỉnh trưởng tỉnh Hải Nam Lý Văn Lâm đã bị khởi tố vì tình nghi “nhận hối lộ”.

Ngày 20 tháng 12 năm 2013, Cựu thứ trưởng Bộ Công an Lý Đông Sinh đã bị cách chức, công việc “bí ẩn” của ông này là Tổ phó tổ “Phòng chống và xử lý các vấn đề tà giáo”, Chủ nhiệm Phòng 610. Dưới đây là nguyên văn bài viết của Đại Kỷ Nguyên tiếng Hoa được đăng vào ngày 27 tháng 12 năm 2013, phơi bày về tội ác trấn áp Pháp Luân Công của Lý Đông Sinh.

VOA - 'Trung Quốc phải thận trọng hơn ở Biển Đông'

Chiến đấu cơ Super Hornet AF / A-18F của Mỹ chuẩn bị cất cánh từ boong tàu sân bay USS George Washington trong cuộc diễn tập hải quân thường niên trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Xung đột nếu xảy ra trong Biển Đông sẽ có hậu quả vô cùng tai hại cho thương mại thế giới, nhưng đặc biệt sẽ tác hại vô cùng nặng nề tới lĩnh vực xuất khẩu và nền kinh tế Trung Quốc, đó là kết luận của bài xã luận của tờ The Washington Post, khuyến cáo Trung Quốc nên thận trọng hơn sau những động thái mới nhất của Hoa Kỳ nhằm tìm cách răn đe tham vọng bành trướng của Trung Quốc trong Biển Đông.

Bài xã luận đăng vào khuya hôm 25/8 điểm qua những bước hành động cụ thể của Washington trong thời gian gần đây, và đơn cử một phúc trình do Bộ Quốc phòng Mỹ công bố hồi tuần trước, vạch ra chiến lược an ninh biển của Mỹ ở Á Châu-Thái Bình Dương để chống lại các hành vi khiêu khích của Trung Quốc trong khu vực.

Thứ Tư, 26 tháng 8, 2015

Ngô Nhân Dụng - Tưởng hay Mao thắng Nhật?


Bắc Kinh sắp làm lễ kỷ niệm “70 năm chiến thắng Phát xít Nhật”. Đây là lần đầu tiên họ tổ chức một cuộc diễn binh cho ngày lễ này. Ngày 3 tháng Chín sắp tới Tập Cận Bình sẽ chủ tọa một cuộc duyệt binh với 200 máy bay chiến đấu và 12,000 quân, với những đơn vị đã có mặt từ thời “kháng Nhật” như Đệ bát lộ quân (第八路, Hồ Chí Minh đã phục vụ trong đó), Tân Đệ tứ quân (新第四) và cả Đội Du kích Hoa Nam (南游).

Đây cũng là lần đầu tiên quân ngoại quốc được mời, báo trước sẽ có 10 nước gửi quân tới diễn hành. Mới biết sẽ có quân Nga, Mông Cổ, Kazakhstan. Không biết Hà Nội có gửi quân sang dự hay không.

Ông Vladimir Putin hứa ngay sẽ tới dự; vì vào tháng Năm ông Tập Cận Bình đã qua Nga dự lễ mừng chiến thắng quân Đức; trong lúc các nước Châu Âu và Mỹ đều tẩy chay để phản đối Nga đang xâm chiếm Ukraine. Cuộc duyệt binh của Tập Cận Bình cũng bị nhiều nước tẩy chay vì Trung Cộng đang xây đảo các nhân tạo trong vùng Biển Đông nước ta, đe dọa các nước Đông Nam Á. Thủ tướng Nhật Abe đã từ chối lời mời. Bà tổng thống Nam Hàn chắc cũng không tới nhưng Kim Chính Ủn ở Bắc Hàn khó lòng từ chối. Cũng vậy, Trương Tấn Sang sẽ đại diện cho Cộng sản Việt Nam, theo tin ở bên Tàu tiết lộ. Bắc Kinh gửi lời mời cả các nhà lãnh đạo Đài Loan, nhưng bị từ chối; tuy nhiên các công dân Đài Loan được phép qua lục địa tham dự.

Lê Diễn Đức - Đằng sau cái gọi là sự ‘nhục nhã’


Đồng hành cùng với cơn sốt trong kỳ thi tuyển vào đại học năm nay tại Việt Nam là hình ảnh một cử nhân cầm biển xin việc đứng giữa đường.

Cái tít của bài “Cầm biển đứng giữa đường xin việc: Nhục nhã thay cho một cử nhân” trên báo nhà nước đã bị dư luận xã hội chỉ trích mạnh mẽ.

Tấm biển mà người thanh niên cầm có nội dung: “Tôi vừa tốt nghiệp, tôi đã là bố. Tôi cần một công việc để mua sữa cho con. Bạn cần tuyển tôi...”

Kính Hòa/RFA - Dân chủ hóa và xã hội dân sự tại Việt nam

Buổi chiều ngày 30/3/2015, tại Tòa đại sứ Đức tại Hà Nội đã diễn ra cuộc gặp gỡ, trò chuyện giữa một số nghị sĩ của Đức và Thụy Điển với giới xã hội dân sự Việt Nam.
Ngày càng có nhiều ý kiến cho rằng sự lớn mạnh của xã hội dân sự tại Việt Nam sẽ đóng góp một phần quan trọng trong việc thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa.

Sau đây là cuộc thảo luận về đề tài này giữa Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà hoạt động xã hội dân sự ở Hà nội, và Giáo sư Đoàn Viết Hoạt, cựu tù nhân chính trị đang định cư tại Hoa Kỳ.

Buổi thảo luận diễn ra tại đài RFA ở Washington do Kính Hòa thực hiện.

Đào Như - VIỆT NAM MƯỜI NĂM SAU LỜI KÊU GỌI “ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC” CỦA CỐ THỦ TƯỚNG VÕ VĂN KIỆT


Cách đây đúng 10 năm, ngày 29 tháng 8-2005, ông Võ Văn Kiệt, cố Thủ Tướng Chính Phủ Việt Nam (1991-1997) đã lên tiếng kêu gọi đoàn kết dân tộc. Theo ông đòan kết dân tộc là đoàn kết từ già đến trẻ, từ trên đến dưới, từ Bắc chí Nam, từ Quốc gia đến Cộng sản, và từ trong nước đến hải ngoại. Những lời kêu gọi của  ông có hàm ý đánh giá lại lịch sử của một thời đại. Thời đại 30 năm sau khi thống nhất đất nước. Những lời kêu gọi của ông vào lúc ấy đều được báo chí trong nước và quốc tế đăng tải và phân tích. Phần nhiều những nhà tường thuật và phân tích đều dành cho ông chân tình và thiện cảm, ngay cả những báo chí ở trong nước như tờ Tuổi Trẻ và nhật báo Nhân Dân, mặc dầu những điều phát biểu của ông đều nhằm mục đích chống lại hàng ngũ tả khuynh trong đảng Cộng sản Việt Nam hiện tại.

Thảo Gạo thực hiện - Phỏng vấn người đầu tiên "biểu tình" trước cổng Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Học sinh, sinh viên không phải là Chuột Bạch!

Chia sẻ nỗi bức xúc của cộng đồng mạng mấy ngày qua về những chính sách gần đây của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sáng 24/8/2015, một Facebooker có tên “Hoàng Thành” đã đăng lên Facebook một bức ảnh của mình, trong đó anh cầm trên tay poster hình con chuột bạch đang bị tiêm thuốc, với dòng chữ: “Học sinh, sinh viên không phải là CHUỘT BẠCH”. Hình ảnh đó thu hút được sự quan tâm của người dùng Facebook. Phóng viên (PV) đã nhanh chóng liên lạc với Hoàng Thành để phỏng vấn.

PV: Chào bạn, bạn có thể cho biết vì sao bạn có ý tưởng chụp tấm hình đó?

Hoàng Thành: Gần đây tôi thấy trên mạng nhiều người bức xúc về kỳ thi THPT Quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức (gộp kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi Đại học làm một – PV), nhìn thấy cảnh nhiều bạn trẻ và gia đình dở khóc dở cười do đây là lần đầu thử nghiệm cách thi này, họ loay hoay vì lạ lẫm. Tôi liền liên tưởng đến những gì bản thân mình đã trải qua thời còn đi học, tôi cũng là “chuột bạch” của nhiều chính sách giáo dục tương tự. Nào là thay sách giáo khoa, nào là thí điểm chương trình dạy và học mới… đúng là dở khóc dở cười thật. Vì thế mà tôi nảy ra ý định chụp bức ảnh này như một cách để biểu đạt ý kiến.

Thứ Ba, 25 tháng 8, 2015

Nguyễn Hưng Quốc - Tại sao họ lại hung ác đến vậy?

Hai nghi can vụ thảm sát ở Yên Bái.

Đọc báo chí trong nước mấy tháng vừa qua, điều ám ảnh tôi nhiều nhất là các vụ sát nhân dã man có khi chỉ vì những lý do hết sức nhỏ nhặt, thậm chí, vu vơ, hay nói theo một số nhà báo trong nước, là “lãng xẹt”.
Tối ngày 8 tháng 8 vừa qua, trong một quán karaoke ở Hải Phòng, nghĩ là anh Nguyễn Tuấn Định nhìn “đểu” mình, một số thanh niên dùng tuýp sắt đánh anh đến bị chấn thương sọ não, phải chở vào bệnh viện cấp cứu. Chưa đã cơn giận, các thanh niên này còn chạy đến bệnh viện dùng dao chém chết anh Định ngay trên băng-ca lúc chờ bác sĩ khám và chữa.

PHẢI CHĂNG CÔNG CUỘC CẢI CÁCH Ở TRUNG QUỐC ĐÃ CÙNG ĐƯỜNG?


Người dịch: Trần Tuấn Anh

Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng 

Lược trích bài viết của tác giả Youwei, học giả người Trung Hoa ẩn danh, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, nguyên bản tiếng Anh là Youwei, “ The End of Reform in China: Authoritarian Adaption Hits a Wall” - Foreign Affairs, May/Jun 2015 Issue.

Kể từ lúc bắt đầu cải cách hậu Mao từ cuối thập niên 1970, chính quyền Trung Hoa lục địa đã nhiều lần đảo ngược thành công những tiên đoán về sự sụp đổ của nó. Chìa khóa của sự thành công đó nằm ở chủ trương mà người ta có thể gọi nó là “Sự thích nghi của chế độ chuyên chế”, tức là sự sử dụng các chính sách cải cách nhằm thay thế một sự thay đổi thể chế cơ bản. Nhiều người tiếp tục kỳ vọng vào một đợt cải cách sâu rộng tiếp theo, dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình, nhưng xem ra họ có thể sẽ bị thất vọng, bởi vì không còn nhiều tiềm năng cải cách trong khuôn khổ chuyên chế hiện nay ở Trung Quốc. Một trạng thái cân bằng tự củng cố của sự trì trệ đang được hình thành và khó có thể bị phá vỡ.

Bùi Văn Phú - Nghĩ về Cuba nghĩ về Việt Nam

Du khách dạo chơi phố cổHavana (ảnh Bùi Văn Phú)
Một ngày cuối tháng Tư năm 1992, khi nghe tin Tổng thống George W.H. Bush (cha) quyết định nới lỏng một phần lệnh cấm vận đối với Việt Nam bằng cách cho nối lại liên lạc viễn thông giữa hai quốc gia, ngay chiều hôm đó, từ California tôi gọi điện thoại về Sài Gòn cho người quen và đường dây đã thực sự được nối lại ngay, chuyển những âm giọng cho nhau nghe giữa hai bờ đại dương sau 17 năm cắt tiếng.

Thời đó rất ít gia đình người Việt có điện thoại. Tôi nhớ, khi cần nói chuyện với bố mẹ, qua điện thoại của nhà người quen, tôi phải gọi trước, nhờ nhắn với người nhà vào một giờ nhất định tôi sẽ gọi lại. Sau bao năm không được nghe giọng người thân, nay điện thoại nối lại cho mình cảm giác như gia đình và quê hương sau bao năm rời xa đã gần lại, dù địa lý vẫn còn cách nhau cả một đại dương bao la. Giá gọi điện lúc đó là 3 đô-la một phút. Với nền kinh tế đã mở ra cho kinh doanh cá thể nên nhiều nơi ở Sài Gòn có dịch vụ điện thoại để người trong nước nói chuyện với thân nhân từ Mỹ. Sau điện thoại, dịch vụ quay video sinh hoạt gia đình để gửi qua Mỹ cũng nở rộ một thời.

Trần Phan - Một Bài Phát Biểu Khác

Tổng Bí Thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng.
NHÂN ĐỌC PHÁT BIỂU CỦA ÔNG NGUYỄN PHÚ TRỌNG TẠI ĐẠI HỘI NHÀ BÁO VIỆT NAM LẦN THỨ X

[Lời mở đầu: Nhân dịp đại hội Hội Nhà Báo Việt Nam lần thứ X, tôi xin được gởi các bạn đồng nghiệp vài dòng tâm sự. Tôi chỉ là một nhà báo quèn, không tên tuổi, chưa vào Hội Nhà Báo Việt Nam, nhưng mang dòng máu liều, xin tưởng tượng mình đang đứng phát biểu trước các nhà báo…]
Kính thưa các anh chị nhà báo,
Hôm nay tôi xin phép chia sẻ với các anh chị những điều tận lòng tâm sự.
1) Chúng Ta Đang Chứng Kiến Những Khó Khăn Cực Kì To Lớn Đang Thách Thức Vận Mệnh Đất Nước Chúng Ta  
1.1) Chắc chắn anh chị đã biết các khó khăn rất lớn về nội trị, về ngoại giao, về kinh tế và an ninh quốc gia… trong hoàn cảnh thế giới đã chuyển sang mối tranh chấp chính là giữa Trung Quốc và Mỹ. Trên Biển Đông Trung Quốc ngày càng hung hăng trong thế mạnh áp đảo toàn diện về kinh tế, quân sự, chính trị so với Việt Nam. Tôi nghĩ những điều này là hiển nhiên mỗi chúng ta đều thấy, nên không cần đi vào chi tiết.  

Ðào Hiếu - Đất nước và nhân dân


Có vẻ như “Đất nước” và “Nhân dân” là hai phạm trù rất gần gũi, rất thân thiết, có quan hệ máu thịt với nhau, thậm chí không thể tách rời nhau.

Từ hàng ngàn năm rồi, nhiều người đã hiểu như vậy, đã cảm nhận như vậy.

Tôi sẽ không viết được những dòng chữ có vẻ nghịch lý sau đây nếu không sống dưới chế độ “cộng sản”. Sự kỳ quái của chế độ đó đã đánh thức mọi phản kháng trong tư duy, làm chúng ta vỡ mộng và vỡ luôn những nếp nghĩ khác.

Và một trong những phát hiện bàng hoàng nhất là: Đất nước và Nhân dân là hai thực thể có khả năng trở thành thù địch.

Thứ Hai, 24 tháng 8, 2015

Đoan Trang - Câu chuyện Anh Ba Sàm

Anh đã luôn có mặt ở những nơi đó. (Ảnh: No-U Hà Nội)
Một ngày đầu tháng 5 [2014 - BVN] ở Hà Nội, công an Việt Nam đột ngột ập vào nhà, cũng là công ty, của một blogger nổi tiếng – Nguyễn Hữu Vinh, được biết đến dưới cái tên Anh Ba Sàm. Vinh và trợ lý là cô Nguyễn Thị Minh Thúy – một người mẹ của hai đứa con song sinh 7 tuổi – bị bắt ngay lập tức.

Vụ bắt khẩn cấp rõ ràng nhằm làm Vinh bất ngờ. Tuy nhiên, công an không kiểm soát được trang tin vốn đông người đọc Ba Sàm News, và trang này vẫn tiếp tục hoạt động. Trên thực tế, chỉ 5 ngày sau khi Vinh và Thúy bị bắt, hai cộng sự khác của ông đã ra một tuyên bố đầy thách thức: “Nguyễn Hữu Vinh bị bắt, nhưng Ba Sàm thì không”. Tuyên bố này hàm ý rằng một phong trào viết blog mạnh mẽ hơn, viết vì sự thay đổi, sẽ tiếp tục nổi lên ở Việt Nam.

Lê Phan - Câu chuyện Thiên Tân


Một trong những điều đáng kể nhất về hai vụ nổ ở Hải Cảng Thiên Tân, chỉ cách thủ đô Bắc Kinh có một tiếng đồng hồ lái xe, phải là sự đối nghịch công khai giữa phản ứng của chính quyền đối với cuộc khủng hoảng và phản ứng của cộng đồng mạng.

Một nhà báo Trung Quốc kể lại trên tờ Financial Times như sau: “Hôm sáng thứ năm tuần rồi, tôi đang ngồi trên xe bus đi làm ở khu trung tâm thương mại của Bắc Kinh, liếc nhìn các địa chỉ xã hội, và bực mình vì thèm muốn những hình ảnh thời trang, khi tôi thấy một tấm hình khói đen và tím đang bốc lên trên hàng ngàn cái xe hơi hoàn toàn bị thiêu rụi. Tin ở Trung Quốc ngày nay đi rất nhanh. Hình ảnh đó là của một người bạn của tôi, vốn là người Thiên Tân. Trông như là một bãi chiến trường.”

BBC - Ông Nhất mở lại 'Góc nhìn khác'

Ông Nhất tuyên bố không đăng lại 12 bài bị dùng để buộc tội ông 
Blogger Trương Duy Nhất, người bị kết án hai năm tù vì các bài viết, tuyên bố mở lại blog 'Một Góc Nhìn Khác'.
Ông Nhất viết trên Facebook: "Hôm nay 24/8/2015, Một Góc Nhìn Khác trở lại với bạn đọc sau 820 ngày, kể từ biến cố 26/5/2013.
"Vĩnh biệt .vn! Một Góc Nhìn Khác từ đây vĩnh biệt tên miền .vn, trở lại với tên miền quốc tế .org: http://truongduynhat.org."

Trọng Nghĩa/RFI - Trọng tâm Biển Đông nổi bật trong chiến lược biển mới của Mỹ

Tiêm kích F/A18 Hornet của Hải quân Mỹ trên không phận Biển Đông (ảnh wikipedia)

Ngày 21/08/2015, Bộ Quốc phòng Mỹ chính thức công bố tài liệu mang tựa đề Chiến lược an ninh hàng hải ở Châu Á Thái Bình Dương, phác họa những đường nét quan trọng trong chính sách của Hoa Kỳ nhằm bảo đảm an ninh tại vùng biển Châu Á. Dù cũng đề cập đến Biển Hoa Đông, nhưng rõ ràng là chiến lược biển mới của Mỹ đặt trọng tâm vào việc đối phó với các hành vi quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông.

Trong một cuộc họp báo tại Washington, ông David Shear, trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đặc trách Châu Á-Thái Bình Dương đã xác định ba trục chính trong chiến lược mới đó : (1) kiên trì dấn thân và tiếp tục sử dụng ngoại giao và các định chế đa phương để bảo vệ quyền tự do lưu thông và tiếp cận các vùng biển Châu Á ; (2) tập trung bảo vệ quyền tự do sử dụng các vùng biển, ngăn chặn xung đột và các hành vi cưỡng bức ; (3) phát huy việc tuân thủ pháp luật và chuẩn mực quốc tế.

J.B. Nguyễn Hữu Vinh (blog) - Nhân tuyển sinh 2015: Hệ thống giáo dục và những quan chức "ngáo đá" - Kỳ I


Những ngày qua, trên các diễn đàn thông tin mạng Internet sôi sục một làn sóng chê trách, thắc mắc và kêu ca ngành giáo dục, nhất là ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phạm Vũ Luận. Thậm chí một trang mạng yêu cầu ông Bộ trưởng này từ chức đã được khởi xướng. Mấy chục năm nay, có lẽ bây giờ người dân mới có cơ hội để biểu thị thái độ của mình về nền giáo dục Việt Nam cũng như quan chức của hệ thống hiện nay một cách mạnh mẽ như vậy.

Cải cách giáo dục - cuộc thí nghiệm không dứt

Có lẽ kỳ thi tuyển sinh Tốt nghiệp PTTH và tuyển sinh vào Đại học năm nay là kỳ thi lạ nhất sau 45 năm, kể từ khi các kỳ thi tuyển sinh vào Đại học được mở lại ở miền Bắc Việt Nam và sau đó là cả nước. Kỳ thi này nằm trong công cuộc "Cải cách giáo dục" mới.

Mà cái gọi là "cải cách giáo dục" ở Việt Nam xưa nay vẫn tiến hành triền miên và liên tục. Thế nhưng, sau mỗi đợt cải cách nền giáo dục lại được kéo lùi thêm một đoạn. Cải cách xong lại quay đầu trở lại. Điển hình là từ những ngày đầu tiên cải cách chữ viết, nền giáo dục đã đào tạo được một số thế hệ viết chữ, từ chữ gốc Latinh, chuyển sang kiểu "chữ viết tượng hình". Thế rồi vài ba thế hệ qua đi, thì lại trở lại vị trí ban đầu. Kế theo đó là phát âm, là chương trình... đủ cả.

Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2015

CHẾT, vở kịch đầu tay của KHÁI HƯNG

Chúng tôi mời quý độc giả xem hai tài liệu cũ:
- Vở kịch CHẾT của Khái Hưng đăng trên báo Ngày Nay số 16, ra ngày 12 tháng 7 năm 1936.
- Tập Chương trình của buổi trình diễn vở kịch này cùng một vở kịch khác, Nửa Đêm Truyền Hịch của Trần Tử Anh, tại Nhà Hát Lớn Hà Nội vào đêm 26 tháng 5 năm 1945.
Cả hai tài liệu cũ này đều dưới dạng ảnh chụp từ tài liệu nguyên bản. - DĐTK




Thanh Trúc/RFA - "We Are Here" - Tự truyện của thế hệ người Việt thứ hai

Nguyễn Cát Thảo và tự truyện We Are Here ra mắt tại Úc năm 2015

Nguyễn Cát Thảo, luật sư trẻ Australia gốc Việt, ra đời trong trại tị nạn Sikiew ở Thái Lan sau  khi ba mẹ cô vượt đường bộ từ Việt Nam sang Kampuchia rồi đến được Thái Lan năm 1979.

Ba tháng sau khi cô chào đời, gia đình Nguyễn Cát Thảo được Australia nhận cho định cư. Năm 2004, khi đang còn học Trung Học, Nguyễn Cát Thảo là người đầu tiên gốc tị nạn được chọn làm đại diện giới trẻ Australia đến diễn đàn Liên Hiệp Quốc ở New York.

Năm 2015, kỷ niệm 40 năm người Việt bỏ xứ đi tị nạn, Nguyễn Cát Thảo ra mắt cuốn tự truyện We Are Here mà cô ấp ủ bao năm:
Đó là giọng đọc của Nguyễn Cát Thảo với đoạn văn mở đầu mà cô nghĩ có thể nói lên lý do thôi thúc cô phải viết tập truyện We Are Here bằng Anh ngữ này:
Gia đình Thảo định cư ở Sydney, tiểu bang  New South Wales. Hiện Thảo là một luật sư. Từ nhỏ tới lớn Thảo đã chứng kiến sự hy sinh của cha mẹ. Những khó khăn không phải thuộc  về gia đình Thảo thôi nhưng mà thuộc về rất nhiều gia đình Việt Nam ở bên Úc và  cả cộng đồng Việt Nam mình ở khắp nơi trên thế giới.

Đinh Cường - Gauguin: Người tạo nên huyền thoại

Gauguin - Chân Dung Tự Họa Với Bảng Màu 1894
Gauguin: Maker of  Myth là tên gọi cuộc triển lãm từ tháng 3 còn tiếp đến 6 tháng 6, 20011 tại National Gallery of Art, Washington DC, ở tòa nhà phía đông, với hơn một trăm bức tranh sơn dầu, phác thảo, phù điêu gỗ, tượng gỗ… là cuộc triển lãm lớn về Gauguin trong vòng hai mươi năm nay tại Hoa Kỳ. Khách vào xem khỏi phải mua vé như ở các Viện Bảo Tàng của các tiểu bang khác. Thú vị và hạnh phúc biết bao khi bước vào phòng trưng bày như lạc vào một thế giới ngoài đảo hoang, thế giới tranh đầm ấm đầy chất suy tư của người nghệ sĩ đã đánh đổi cả cuộc đời mình cho nghệ thuật. Cha Pháp,  mẹ người Pérou, thời thơ ấu ở Nam Mỹ, luôn mơ và hoài nhớ những vùng đất xa lạ… đã bỏ ngang việc làm ở ngân hàng để đuổi theo giấc mộng lớn là hội họa ở Bretagne, Martinique, Dominique, Tahiti - nhất là Tahiti; luôn cảm thấy phải xa lánh đời sống nơi chốn phồn hoa, về ẩn mình nơi hoang dã, và đã tạo ra cả một thế giới nghệ thuật đầy huyền thoại.

TS. Phạm Trọng Chánh - NGUYỄN DU ĐI SỨ TRÊN QUÊ HƯƠNG LÝ BẠCH (Tiếp theo và hết)


Chúng ta hãy đọc bài Hành Lạc từ của Nguyễn Du phảng phất không gian thơ Lý Bạch mời ruợu, hãy sống vui chơi hôm nay, đừng lo danh tiếng hảo xa vời khi đã chết, công danh, giàu sang trần thế như phù vân, có rồi lại mất, đời người ai sống lâu chỉ tám chục tuổi, tội gì ngàn năm lo. Khác thơ Lý Bạch đầy dao to búa lớn, viết những điều phi lý, Nguyễn Du trong bài Hành Lạc từ có lý hơn. Nguyễn Du không đòi giết dê, bò không biết là của ai để làm thịt nhậu, mà là vui thú sau một cuộc đi săn: Chó tốt lông vàng đốm trắng, cổ đẹp đeo chuông vàng. Chàng trai trẻ mặc áo cộc, dắt chó đi về phía núi Nam Hồng Lĩnh. Núi Nam có nhiều nai hương, huyết ngọt thịt thơm ngon. Dao vàng thái thành món ăn quý, rượu ngon uống trăm chung. Đời người ai sống trăm tuổi, vui chơi cho kịp thì, tội gì sống  bần tiện, lo âu suốt một đời người. Bá Di, Thúc Tề, con vua Cô Trúc không thần phục nhà Chu, lên núi Thú Dương ở ẩn, nhịn đói mà chết, chứ không thèm ăn thóc nhà Chu cũng chẳng có danh lớn.  Chích Cược hai tên trộm cướp nổi tiếng thời Xuân Thu, Đạo Chích em Liễu Hạ Huệ có khoảng chín nghìn lâu la đi cướp của người vợ người. Trang Cược em Sở Trang Vương cũng là tay ăn cướp đại bợm, hai kẻ ấy cũng chẳng giàu to. Có chó cứ làm thịt, có rượu cứ nghiêng bầu. Nguyễn Du không đòi giết dê bò, bán cả ngựa quý, áo cừu để mua rượu như Lý Bạch. Hay dở trên đời không sao biết được. Cần gì lo tiếng hảo về sau. Câu thơ này Nguyễn Du phản đối kịch liệt người đời sau cho rằng Nguyễn Du đòi ba trăm năm lẻ có kẻ khóc mình trong bài Độc Tiểu Thanh Ký...

Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2015

Khảo sát công trạng của những người Pháp giúp vua Gia Long: Chương 20: Barisy thuật lại các trận đánh và vua Gia Long vào Huế


Về những trận giao tranh lớn giữa Nguyễn Ánh và Tây Sơn, ngoài những điều ghi trong chính sử nhà Nguyễn, có rất ít tư liệu của các chứng nhân khác, vì lý do: các giáo sĩ không tham dự trực tiếp các trận đánh này; còn những tướng lãnh, binh sĩ, không quen viết hồi ký, mà nếu viết cũng bị thất lạc, vì sự bảo tồn di sản văn hoá của chúng ta rất kém. Cho nên, về các trận đánh lớn, ngoài Thực Lục, Liệt Truyện... những lá thư của Barisy có một chỗ đứng riêng, bởi đó là cái nhìn của một người ngoại quốc; tuy Barisy là bầy tôi hoàn toàn khâm phục nhà vua, nhưng anh có một cách trình bầy trận địa rất sống động, chi tiết và cặn kẽ, cho ta biết rõ bối cảnh chiến tranh: Thời đó, hai bên đánh nhau như thế nào, với những vũ khí gì? Sự chỉ huy của vua Gia Long ở mặt trận ra sao? vv... Ngoài ra, Barisy còn đưa những con số về chiến thuyền, về khí giới, về số quân của hai bên, điều mà Thực Lục thường không ghi rõ. Tất nhiên độ chính xác cần được kiểm chứng, nhưng trong chừng mực nào đó, thư Barisy góp phần không ít vào việc tìm hiểu chiến tranh. Nhưng văn anh rất khó đọc, thường viết liền một hơi, không chấm, phẩy, chia động từ bừa bãi, chữ viết hoa tùy hứng, cho nên dịch không dễ dàng.