Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Nguyễn Hưng Quốc - Bốn nguyên nhân có thể dẫn đến chiến tranh Việt Nam-Trung Quốc

Tàu chiến Trung Quốc phóng tên lửa trong một cuộc tập trận ở Biển Đông (Ảnh tư liệu).
Trong bài “Trung Quốc có đánh Việt Nam?” đăng kỳ trước, tôi nêu lên bốn lý do chính khiến tôi đi đến kết luận là Trung Quốc sẽ không tấn công Việt Nam bằng các biện pháp quân sự. Xin nói ngay: đó chỉ là một sự suy đoán. Lịch sử, nhất là lịch sử chiến tranh, nhiều lúc đi ra ngoài, có khi ngược hẳn lại, lý trí con người. Vào ngày 7 tháng 7 năm 1937 khi Nhật Bản xâm lược Trung Quốc  hay ngày 1 tháng 9 năm 1939 khi Đức tấn công Ba Lan, rất hiếm người xem đó như là những bước khởi sự cho chiến tranh thế giới lần thứ hai.

Tuấn Khanh - Cứu chuộc phẩm giá

Nhạc sĩ Tuấn Khanh

viết từ Sài Gòn

Ngôn ngữ tiếp thị chính yếu

Cứ mỗi buổi chiều, người bán bánh mì lại dạo xe quanh nhà tôi. Tiếng rao được thu sẵn vào máy, lặp đi lặp lại một điệp khúc đơn điệu “bánh mì đặc ruột đây”. Thoạt đầu tiếng rao cũng bình thường, nhưng càng nghe càng thấy lạ. Vì sao lại bánh mì đặc ruột? Chuyện một ổ bánh mì hiển nhiên không được rỗng ruột nay bỗng lại trở thành ngôn ngữ tiếp thị chính yếu, cứ nhấn vào tai người nghe.

Đặng Xương Hùng - Tiếp tục dùng hàng “made in China”

Phùng Quang Thanh trong buổi “Khát vọng đoàn tụ”

Quan sát những gì đang diễn ra ở Việt Nam hiện nay, chúng ta đang ở trong rất nhiều trạng thái. Phần đông thật sự lo lắng không biết tương lai Việt Nam sẽ trôi về đâu. Phần thì lạc quan hơn  vì nhận thấy Đảng Cộng sản Việt Nam đang ở bước đường cùng. Phần thì ngán ngẩm, lo ngại chuyên chính độc tài vẫn còn mạnh, kéo lê dân tộc này thêm một thời gian nữa.

Vũ Quí Hạo Nhiên - Tìm hiểu luật Mỹ qua vụ tham nhũng FIFA

Blazer (trái) cùng Chủ tịch FIFA Sepp Blatter trong một sự kiện năm 2013, một năm trước khi Blazer nhận tội với tòa án Mỹ. (Hình: rte.ie)
Vụ án tham nhũng tại FIFA bùng nổ cuối tháng 5 vừa qua không những tạo nên cơn địa chấn ngay trước thềm bầu cử của tổ chức bóng đá lớn nhất hành tinh, mà còn là cơ hội cho thế giới hình dung một cách rõ nét về một số khía cạnh quan trọng của hệ thống pháp luật Hoa Kỳ.

Với 14 quan chức cấp cao bị truy tố, trong đó có 7 người bị cảnh sát bắt, cuộc khủng hoảng tại FIFA còn sâu sắc hơn khi Chủ tịch Sepp Blatter phải từ chức chỉ vài ngày sau khi tái đắc cử.

Học sinh “quay lưng” với môn sử

Học lịch sử địa phương tại một trường chuyên ở miền Tây: học sinh tới bảo tàng, thực địa ghi chép, tìm hiểu câu chuyện thay vì đóng khung trong bốn bức tường lớp học. Ảnh T.Dũng

Phỏng vấn Ts Bùi Trân Phượng - Trung Dũng thực hiện

Thống kê của bộ Giáo dục và đào tạo cho thấy trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2015, sử là môn học “ế” nhất với khoảng 153.600 thí sinh đăng ký dự thi, chiếm 15,3% tổng số thí sinh đăng ký dự thi trên cả nước. Rất nhiều hội đồng thi chỉ lác đác vài thí sinh đến dự…

Tuấn Thảo - Palmer giết sư tử : thợ săn lại thành con mồi

Ảnh chụp cửa vào phòng khám nha khoa của Walter Palmer - DR
‘‘Mày là một tên sát thủ hèn nhát’’. Chỉ cần một tấm hình duy nhất với dòng chữ ngắn gọn đăng trên báo Le Monde, là đủ để phản ánh nỗi giận dữ ‘‘điên cuồng’’ mà cư dân mạng đang trút vào đầu của ông Walter Palmer. Nha sĩ người Mỹ này bị tố cáo là đã giết chết con sư tử tên là Cecil trong một cuộc săn thú rừng ở Zimbabwe.

Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

Võ Thị Hảo - “Hãy phá đổ bức tường này!”

Từ trái qua: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rời khỏi lăng cố chủ tịch Hồ Chí Minh hôm 20/10/2014.
Để sống sót
Theo nhiều nhà quan sát thì các phe nhóm cầm quyền Việt Nam vẫn canh chừng nhau, ăn miếng trả miếng. Quyền lực có lúc phân tán giữa phe thân TQ và phe thân Mỹ bởi rất nhiều người cơ hội gió chiều nào che chiều ấy.

Tình hình có biến chuyển gần đây. Theo báo Boxun của TQ và một số nguồn tin “phái thân TQ” đã phải đầu hàng “phái thân Mỹ”. Phái thân Mỹ  hiện đã chiểm được sự ủng hộ của khoảng 80% ủy viên TW và rồi sẽ nắm ưu thế tuyệt đối.

Dưới sức ép đấu tranh trong nước và quốc tế đang dâng lên mạnh mẽ, người thâu tóm được quyền lực sẽ lựa chọn điều gì?

N.T.D.T.V. - Đảng Cộng sản Trung Quốc vùng vẫy trước nguy cơ sụp đổ đang đến gần


Người dịch: Daniel Nguyen

Đất nước Trung Quốc đang đứng trước thời khắc lịch sử trọng đại (Ảnh tổng hợp của NTDTV).

Từ khi làn sóng thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu dấy lên cũng là lúc sự diệt vong tất yếu của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) được ấn định. Trong giai đoạn biến đổi trọng đại này của lịch sử, tầng lớp lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ cũng đã xuất hiện một vài động thái lớn.

Gần đây, giới chức cấp cao đã bỏ phiếu thông qua việc thực thi tuyên thệ trước Hiến pháp mà không đoái hoài gì đến “Đảng”, các cơ quan Chính phủ còn đề xuất “dũng cảm thừa nhận, tiếp thu sự thật về sự biến chất thoái hóa của Đảng”, điều này cho thấy các cơ quan này đang phát đi một số tín hiệu nào đó.

Nguyễn-Xuân Nghĩa & Nguyên Lam, RFA - Trung Quốc vùng lên

Một nhà đầu tư ngồi trước màn hình hiển thị chuyển động thị trường chứng khoán tại một nhà môi giới ở Thượng Hải vào ngày 29 tháng 7 năm 2015.
Sau hai tuần tạm lắng, thị trường cổ phiếu Trung Quốc lại tuột giá mạnh và gây mối quan tâm cho các nước trên thế giới. Nhưng hình như vấn đề của Trung Quốc không chỉ là biến động trên các thị trường tài chính mà còn có nhiều nguyên nhân sâu xa hơn. Diễn đàn Kinh tế với chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa và Nguyên Lam sẽ tìm hiểu vì sao giai đoạn tăng trưởng vừa qua của Trung Quốc chỉ là một sự trỗi dậy ngắn ngủi và sau vài chục năm nữa thì xứ này lại trở về vị trí cũ với khá nhiều bài toán phải giải quyết.

Đào Như - BÓNG MA CỦA TƯỚNG PHÙNG QUANG THANH VÀ THỜI ĐẠI SUY TÀN CỦA ĐCSVN


Sau khi được báo chí thế giới và ViệtNam làm cho ông chết đi sống lại nhiều lần, Đại Tướng Phùng Quang Thanh đã lặng lẽ trở về Hà Nội lúc 6g30 sáng ngày thứ bảy 25/7 trong lúc Hà Nội còn đang ngái ngủ. Không một đại diện Chính phủ hay một cấp cao nào của QĐNDVN ra tận chân cầu thang máy bay tiếp đón mặc dầu ông Thanh vẫn là đương nhiệm Bộ Trưởng Quốc Phòng- Quân Ủy Trung Ương của QĐVN và ĐCSVN. Còn báo chí phải đứng xa ông Thanh hơn cả trăm thước. Có lẽ họ đề phòng để báo chí khỏi bị lây nhiễm u xơ cứng ở phổi chăng? Báo Tuổi Trẻ vồ được tấm hình ở tận xa, với ghi chú người mặc complet màu xám nhạt đó là Tướng Thanh. Tấm hình này lại dấy lên nhiều nghi vấn… Thật là rắc rối nếu biết vậy báo Tuổi Trẻ không đăng tấm hình thì tốt hơn. Nhưng mà đâu có được, đăng hay không đăng đâu  phải do anh em báo chí mà do… Đảng ở trên chỉ định.  

VOA Tiếng Việt - ‘Chân dung quyền lực’ đã chết?

‘Chân dung quyền lực’ là trang blog một thời được nhiều người theo dõi, từng đăng tải nhiều bài về các ‘phi vụ làm ăn’ của gia đình Đại tướng Phùng Quang Thanh.

Trang blog một thời được nhiều người theo dõi, từng đăng tải nhiều bài về các ‘phi vụ làm ăn’ của gia đình Đại tướng Phùng Quang Thanh, đã hoàn toàn im tiếng, trong khi có nhiều đồn đoán về sự can dự của an ninh quân đội Việt Nam.
Những đồn thổi quanh tình trạng sức khỏe của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam thời gian qua khiến nhiều người nhớ tới các thông tin cập nhật về lịch trình đi chữa bệnh ông Nguyễn Bá Thanh, nguyên bí thư Thành ủy Đà Nẵng, hồi đầu năm nay trên “Chân dung quyền lực”, các nhà quan sát ở trong nước cho hay.

Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

Nguyễn Minh Cần - ĐƯỜNG TA TA CỨ ĐI1…


Nhìn lại tình hình ĐCSVN thì thấy rõ trong nội bộ đảng, tình trạng kéo bè, kéo cánh, chống đối nhau vì quyền lợi rất phổ biến ở mọi cấp; đặc biệt ở thượng tầng của đảng, tình trạng đấu đá nhau lại càng nghiêm trọng đến nỗi… thuốc độc, chất phóng xạ cũng được dùng đến để trị nhau. Những năm gần đây, tại các hội nghị TƯ đảng, cuộc vật lộn giữa tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và phe cánh với thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng qua nhiều keo từ hội nghị 6 (10.2012) cho đến hội nghị 10 (1.2015), ông Trọng đã bị thất bại ê chề. Trong lúc đó, thế và lực của Ba Dũng ngày càng vững, “đám ăn theo” ông ta trong TƯ đảng ngày càng đông. Theo dư luận, đến đại hội 12 sp tới, ông ta có thể leo lên ngai vàng tổng bí thư, và sẽ nắm toàn bộ quyền lực trong tay cả về mặt đảng lẫn nhà nước. Mặc dù người cầm đầu đảng sẽ thay đổi, sau đại hội sẽ có ban lãnh đạo mới, thế nhưng có thể tin chắc rằng về cơ bản ĐCSVN sẽ không thay đổi đường lối, chính sách, nhất là về mặt đối nội. Về mặt đối ngoại, có thể ĐCSVN sẽ thay đổi chút ít, ve vãn Hoa Kỳ nhiều hơn để mong dựa vào HK cứu chế độ độc tài toàn trị đang lâm nguy. Nhưng ĐCSVN không dám dựa hẳn vào Mỹ, vì ý thức hệ của những người cầm quyền không cho phép và vì họ sợ Trung Cộng (TC), nên về căn bản CSVN vẫn tiếp tục giữ thái độ thuần phục với TC. Hơn nữa, họ vẫn tiếp tục bị ràng buộc bởi những quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Nga và TC.  Riêng với cá nhân tổng thống Putin của Liên bang Nga, Nguyễn Tấn Dũng, cũng như tổng bí thư và các ủy viên BCT đương nhiệm đều có lòng quý trọng sâu sắc, đặc biệt là Ba Dũng rất khâm phục cách cai trị nhà nước theo kiểu Putin. Những ai quan sát kỹ các cuộc gặp gỡ của họ với tổng thống Nga đều xác nhận như vậy. Cho nên khi ve vãn Mỹ, các người cầm quyền VN không thể không cân nhắc đến sự phản ứng của Nga. Còn về mặt đối nội, như đã nói trên, ĐCSVN vẫn tiếp tục đàn áp phong trào yêu nước và dân chủ, bóp nghẹt các tổ chức dân sự và hạn chế các quyền tự do, tiếp tục cưỡng chế tước đoạt ruộng đất của dân oan, tiếp tục bóc lột công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động... như trước. Dù Hoa Kỳ và các nước dân chủ Liên Âu, Canada, Úc có đòi hỏi VN phải thực thi dân quyền, nhân quyền, quyền của công nhân… nhưng tập đoàn cầm quyền CS vẫn tiếp tục lươn lẹo, bịp bợm để đánh lừa dư luận chứ không nghiêm túc thực thi mọi đòi hỏi của các nước dân chủ. Vì thế, các chiến sĩ dân chủ và nhân quyền cũng như toàn thể đồng bào chớ nên có ảo tưởng gì về ĐCSVN, về ban lãnh đạo mới cũng như tổng bí thư mới của đảng là họ có thể dân chủ hóa chế độ, mà trái lại các phong trào dân chủ cũng như các tổ chức dân sự cần tiếp tục đi theo con đường của chúng ta đã định là tăng cường đoàn kết, đẩy mạnh đấu tranh cho chủ quyền đất nước, cho tự do, dân chủ và nhân quyền để tạo nội lực mạnh mẽ, đợi thời cơ giành lấy thắng lợi cuối cùng.

Ngô Nhân Dụng - Hệ thống ăn cắp sinh văn hóa ăn cắp

Tranh Tề Bạch Thạch
Nhà văn Sławomir Mrożek ở Ba Lan thời còn cộng sản có lần kể chuyện mấy đứa trẻ chơi tuyết. Chúng đắp một đống tuyết, rồi nặn một tảng tuyết lớn đặt lên trên, rồi vo một quả bong bóng tuyết đặt trên cùng. Buổi tối, bố mẹ lũ trẻ bị công an khu vực gọi tới “làm việc.” Đồng chí bí thư nghiêm khắc cảnh cáo họ đã để cho con cái phản động, nói xấu tổ quốc xã hội chủ nghĩa!

Bố mẹ lũ trẻ không hiểu gì cả. Ông bí thư xã hỏi: Chúng nó bầy ra trò đắp tuyết để làm cái gì? Thưa, trẻ con chơi làm thằng người bằng tuyết! Nói láo! Không thể bịt mắt được nhân dân đâu nhé! Bọn phản động vừa mới rỉ tai nhau trong nhà thờ, nói rằng chế độ này là một thằng ăn cắp ngồi trên đầu một thằng ăn cắp, lại ngồi trên đầu một thằng ăn cắp khác! Mấy người đang âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân! Về bảo con phá ngay cái đống tuyết xuyên tạc vai trò lãnh đạo của đảng tiền phong của giai cấp công nhân, nếu không nhân dân sẽ trừng trị!

Nguyễn Hưng Quốc - Vụ Phùng Quang Thanh và Truyền Thông Việt Nam

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh 
Mấy tuần qua, trên các phương tiện truyền thông xã hội, đặc biệt là facebook, tin tức khiến người ta chú ý và bình luận nhiều nhất là về Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng của Việt Nam. Thoạt đầu, có tin ông bị ám sát, sau đó, tin ông chết vì ung thư phổi trong bệnh viện Georges Pompidou của Pháp.  Mà không phải chỉ có người Việt Nam. Ngay cả hãng thông tấn Đức Deutsche Press-Agentur (DPA) cũng loan tin ông qua đời. Chính quyền Việt Nam phải lên tiếng cải chính. Mới đây, báo chí trong nước loan tin ông Phùng Quang Thanh đã bay từ Pháp về Việt Nam với tình trạng sức khoẻ rất tốt. Tuy vậy, tin đồn về cái chết của ông vẫn tiếp tục râm ran trong dư luận. Người ta vạch ra những sự mơ hồ và không đáng tin cậy trong các bản tin đăng trên báo chí Việt Nam: Chỉ có những lời tường thuật chung chung chứ không có một bức ảnh nào của Phùng Quang Thanh cả. Thật ra, cũng có. Có một bức ảnh ông đứng sau chiếc xe Lexus ra phi trường đón. Nhưng trong bức ảnh ấy, hình của Phùng Quang Thanh rất mờ. Người ta nghi ngờ đó không phải là ông.

Hà Tường Cát - Thị trường chứng khoán Trung Quốc trong cơn khủng hoảng trầm trọng


Mặc dầu thế giới không bao giờ hết xung đột và những tiềm năng tranh chấp, vấn đề đang được quan tâm nhất hiện nay là tình hình kinh tế Trung Quốc. Sự sút giảm thê thảm và nhanh chóng của chứng khoán Trung Quốc không chỉ tác động riêng tới cường quốc kinh tế thứ nhì này mà ảnh hưởng đến toàn cầu.

Náo động trở lại ở thị trường chứng khoán Trung Quốc hôm Thứ Hai, 27 Tháng Bảy, với cổ phiếu xuống giá nặng nhất trong một ngày kể từ 8 năm. Sau ba tuần lễ tương đối êm ả, Shanghai Composite Index rớt 8.5% xuống còn 3725.56, sự sụt giá tệ nhất kể từ tháng Hai năm 2007. Cùng lúc chỉ số chứng khoán Thẩm Quyến (Shenzhen) rớt 7.6% xuống còn 12493.05 điểm.

Nguyễn Văn Tuấn - Lexus và nợ công


Đọc báo sáng nay thấy ngài PQT đến dự hội nghị bằng chiếc Mercedes đen bóng loáng, và trước đó là chiếc Lexus 4-Wheel màu đen đón ngài tận cửa máy bay, làm tôi nhớ đến một “tâm tư” về một nghịch lí ở Việt Nam: các quan chức (và đại gia) đua nhau chơi xe mắc tiền, trong khi đất nước vẫn còn nghèo và nợ nần rất cao.

Một đồng nghiệp người Úc làm chung với tôi mới đi du lịch Việt Nam về, và chị ấy cứ ngạc nhiên về những chiếc xe rất đắt tiền ở Việt Nam. Chị ấy đi đâu cũng nói rằng Việt Nam có rất nhiều xe loại luxury (xa xỉ) dù đường sá còn chật hẹp và xe gắn máy chạy đầy đường. Nhiều khi tôi cũng bực mình, định nói ra một câu biện minh, nhưng chính tôi cũng không có gì thuyết phục để biện minh! Tôi đoán rằng chị ấy muốn nói rằng có một sự bất xứng giữa những cái xa xỉ và những cảnh nghèo khổ của người dân, và đó là một trong những vấn nạn của các nước đang trong giai đoạn “tư bản hoang dã” như Việt Nam hiện nay.

Nguyễn Lân Thắng - DPA và câu chuyện ông Phùng Quang Thanh

viết từ Hà Nội

Đại tướng Phùng Quang Thanh bắt tay ông Nguyễn Thiện Nhân hôm 27/7/2015.
Cuối cùng đại tướng Phùng Quang Thanh đã xuất hiện trên truyền hình trực tiếp lúc 20h ngày 27/7/2015, trong vòng vây báo chí, trong hội trường chật ních các quan chức cấp cao, những người đã không ít lần gặp gỡ ông trước đây, những người có thể là đối thủ chính trị, và trong số họ chắc chắn có người còn mong ông Phùng Quang Thanh biến mất hơn dân chúng bên ngoài nhiều. Không có ai phản bác gì hết. Tất cả điều đó đã đủ sức nặng chứng minh bản tin của DPA phát ra trước đó là sai sự thật, và theo như báo chí nêu thì họ đã phải có thư xin lỗi quân đội và cải chính thông tin.

Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015

Nguyễn-Xuân Nghĩa - Trung Quốc đứt neo


Khi con tàu của Tàu bị nứt

Rốt cuộc thì niềm hy vọng chỉ tồn tại được hai tuần.

Hôm Thứ Hai 27, chỉ số Phức Hợp Thượng Hải (Shanghai Composite Index, ký hiệu SHCOMP) lại mất gần 8.5%, một mức sụt giá trong ngày chưa từng thấy từ lần tuột giá trước vào ngày 27 Tháng Hai năm 2007. Các chỉ số của thị trường Thẩm Quyến và ChiNext cũng lao dốc tương tự. Biến động này chạy theo ánh mặt trời, làm các thị trường Âu Châu rồi Hoa Kỳ đều tơi tả.

Nhìn trong ngắn hạn, động cơ chính của vụ tuột giá gồm có hai yếu tố.

Thứ Sáu tuần trước, thống kê về đơn đặt hàng chế biến PMI (purchasing management index) của Trung Quốc, một chỉ số có tính cách tiên báo về sinh hoạt sản xuất trong thời gian tới, sụt nặng hơn mọi dự đoán và báo hiệu tình trạng trì trệ kinh tế sắp tới. Khi sản xuất đình đọng thì lợi nhuận không thể tăng và giá cổ phiếu vì thế sẽ giảm. Lý do thứ hai là sau khi tung mọi biện pháp bất thường để nâng giá cổ phiếu kể từ ngày “Song Thất Kinh Hoàng,” hay “Thứ Ba Đen” vào mùng bảy Tháng Bảy, lãnh đạo Bắc Kinh có thể mệt mỏi buông tay xem sự thể trồi sụt ra sao. Ít ra là giới đầu tư suy đoán như vậy và rùng rùng tháo chạy.

Kính Hòa/RFA - Ông này hay ông kia? Còn sống hay đã chết?

Hàng loạt tướng lãnh và các quan chức cao cấp thuộc Bộ Quốc Phòng của đảng cộng sản Việt Nam trong đó thấy rõ là có cả tướng Thanh đã đặt bảng tên họ theo tiếng Trung Hoa tại bàn hội nghị ngày 15 đến 18/5/2015

Hai ông Thanh
Vẫn có nhiều đề tài khác nhau trên các trang blog tiếng Việt trong tuần qua, nhưng chủ đề được nhiều độc giả quan tâm vẫn xoay quanh số phận ông Phùng Quang Thanh, Đại tướng Bộ trưởng Bộ quốc phòng. Ban điều hành một trong những trang blog có nhiều người đọc nhất là Ba Sàm cho biết là chỉ trong ngày 21/7  đã có đến 136 ngàn lượt truy cập. Ngày 21 là ngày truyền thông Việt Nam lên tiếng phủ nhận tin ông Thanh từ trần được một hãng tin Đức đưa trước đó.

Bùi Tín - Trùng tu hay hủy hoại?

Nhà hát Lớn Hà Nội (hình chụp năm 2011).
Nhìn thấy những bức ảnh mới nhất chụp Nhà Hát Lớn Hà Nội đã được trùng tu, sơn mới để chào mừng 70 năm cuộc Cách mạng tháng 8 - 1945 mà tôi axót xa, buồn thảm tận đáy lòng.

Tôi tự hỏi sao lại có người nhẫn tâm hay vô tình hủy hoại đến vậy một công trình văn hóa có giá trị lịch sử - kiến trúc - văn hóa - tinh thần hàng đầu của Thủ đô Thăng Long – Hà Nội của dân tộc ta.
Một sự tối tăm, u mê mù quáng kéo dài nhân danh tu bổ, nâng cấp, hiện đại, cải tiến… bộ mặt thủ đô dưới sự lãnh đạo của Đảng CS, tự nhận có vai trò tiền phong dẫn dân tộc ta trên con đường văn minh, hiện đại. Sao mà trái ngược đến vậy. Nền văn hóa vô sản là tệ hại đến mức này ư ?

Bùi Văn Phú - Hình ảnh Cờ Vàng và dân quyền

Chiều ngày 14/7 vừa qua, Đại sứ Mỹ Ted Osius đã đến San Jose gặp gỡ cộng đồng người Việt và có một sự việc khiến một người tham dự bất bình là cô Đỗ Minh Ngọc.

Theo lời côNgọc, khi đến dự buổi thảo luận với Đại sứ Osius, trước khi vào phòng họp của hội đồng thành phố, tại cửa cô đã bị một nhân viên yêu cầu cởi bỏ và tịch thu dây vải có hình cờ vàng ba sọc đỏ và cờ Mỹ mà cô đang đeo trên người.

 Cô Đỗ Minh Ngọc, mặc áo dài, nói người phụ nữ cầm mi-crô đứng cạnh là người đã yêu cầu cô tháo dây đeo và tịch thu trước khi cho cô vào tham dự thảo luận (ảnh Bùi Văn Phú) 
Trong buổi hội luận, khi có cơ hội nêu câu hỏi, cô Ngọc lấy trong xách tay ra một dây khác giống như dây đã bị tịch thu hỏi rằng nhân viên của Nghị viên Ash Kalra – người điều hợp chương trình – khi yêu cầu cô cởi dây đó ra rồi mới cho vào cửa, như thế có vi phạm nhân quyền của cô hay không? Vì biểu tượng đó đã được nhiều đơn vị hành chánh tại Mỹ và ngay cả thành phố San Jose công nhận đó là biểu tượng của người Việt tự do tại đây.

Trần Gia Phụng - HỒ CHÍ MINH CẦU VIỆN NĂM 1950

Sau khi Hồ Chí Minh (HCM) cùng Mặt trận Việt Minh (VM) do đảng Cộng Sản Đông Dương (CSĐD) lãnh đạo, cướp chính quyền và thành lập chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) ngày 2-9-1945, Pháp trở lui Việt Nam.  Hồ Chí Minh liền thương thuyết và ký hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) tại Hà Nội, đồng ý cho quân đội Pháp vào Bắc Kỳ.  Sau đó, HCM ký Tạm ước tại Paris (14-9-1946) để cho Pháp tái tục các hoạt động kinh tế, tài chính, giao thông, văn hóa trên toàn quốc Việt Nam.  Quân Pháp đến Hà Nội càng ngày càng đông, và áp lực nhà cầm quyền VM phải để cho Pháp kiểm soát an ninh Hà Nội.

Nếu để cho Pháp kiểm soát an ninh Hà Nội, thì HCM, lãnh đạo CS ĐD và VM sẽ nằm trong tay Pháp.  Vì vậy, để thoát khỏi Hà Nội, Trung ương đảng CSĐD họp trong hai ngày 18 và 19-12-1946, tại Vạn Phúc (Hà Đông) quyết định phát động chiến tranh chống Pháp trên toàn quốc.  (Lê Mậu Hãn chủ biên, Đại cương lịch sử Việt Nam, tập III, Hà Nội: Nxb. Giáo Dục, 2001, tr. 48.  Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam, Hà Nội: Nxb. Quân Đội Nhân Dân, 2004, tt. 503-504.) 

Lực lượng VM bất ngờ tấn công Pháp tối 19-12-1946.  Hồ Chí Minh và các lãnh tụ CS có lý do chính đáng rút đi mật khu mà tránh bị mang tiếng trốn chạy.  Từ đó, VM thua chạy dài cho đến năm 1949.  Trong năm nầy, hai sự kiện chính trị quan trọng xảy ra.  Thứ nhứt chính phủ Quốc Gia Việt Nam được thành lập do Cựu hoàng Bảo Đại làm Quốc trưởng sau Hiệp định Élysée ngày 8-3-1949.  Thứ hai, đảng Cộng Sản Trung Hoa (Trung Cộng) thành công và chiếm lục địa Trung Hoa.  Chính phủ Quốc Dân Đảng Trung Hoa di tản ra Đài Loan (Taiwan).  Mao Trạch Đông (MTĐ) tuyên bố thành lập chính phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH), định đô ở Bắc Kinh, ngày 1-10-1949.

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2015

Mai Loan - THOẢ THUẬN VỀ HẠCH TÂM VỚI BA TƯ

Hai ngoại trưởng của Hoa Kỳ và Ba Tư trong cuộc họp
với ngoại trưởng của Liên Hiệp Âu Châu là Catherine Ashton vào năm 2014
Sau một loạt những cuộc đàm phán kéo dài trong 18 ngày rất căng thẳng và có lúc gay gắt tưởng chừng như có thể đổ vỡ, 6 cường quốc trên thế giới (gồm có 5 nước trong Hội Đồng Bảo An của Liên Hiệp Quốc là Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nga và Trung Cộng cộng với nước Đức) đã đồng ý ký kết thoả thuận với chính quyền Ba Tư (Iran) trong nỗ lực hạn chế tham vọng phát triển hạch tâm của nước này để đánh đổi lại việc nới lỏng các biện pháp cấm vận và chế tài trong thời gian qua. Đây là một thoả hiệp giữa các bên nhằm ngăn chặn mối nguy Ba Tư có thể trở thành một quốc gia có bom nguyên tử và tránh cho Hoa Kỳ không phải sa lầy khi can thiệp quân sự vào thế giới của người Hồi-giáo.

Bùi Tín - Một sự dè dặt rất cần thiết

Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. 

Chuyến đi thăm chính thức Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã diễn ra và sau đó được bình luận khá sôi nổi ở trong nước cũng như ngoài nước.
Ý kiến khen ngợi, vui mừng, đánh giá cao «chuyến đi lịch sử» này không hiếm.
Ở trong nước, ông Hoàng Bình Quân, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương đảng đánh giá «cuộc đi thăm chính thức đã thành công», «lòng tin được xác lập», «với thịnh tình và chân tình». ông Hoàng Anh Tuấn, Viện trưởng Viện nghiên cứu Bộ Ngoại giao còn «hãnh diện về chuyến thăm lịch sử», «vượt qua mọi hy vọng, với 14 văn kiện được ký kết, mở ra triển vọng trong quan hệ giữa 2 nước trên các mặt thương mại, đầu tư, ngân hàng, giáo dục, hàng hải, an ninh». (trên báo Đời sống và Pháp luật ngày16/7)

Mặc Lâm/RFA - Nhà thơ Lý Đợi giật giải GABO

Nhà thơ Lý Đợi


Luộc“Món 1:
“Món 1: Luộc
Theo kiểu rau muống luộc của Bắc kỳ

Sống ở Việt Nam ăn món luộc là tốt nhất
Chưa tìm thấy thứ gì mà người Việt không thể luộc…
Vậy nên:
Sống ở Việt Nam ăn món luộc là tốt nhất
Từ luộc xe honda, nhà đất, bằng cấp, chức tước…
Từ luộc vệ sinh, an toàn thực phẩm, bảo hiểm…
Từ luộc trí tuệ, thẩm mĩ, văn hoá, nhân tính…
Từ luộc nhân quyền, tự do, tư tưởng, tâm linh…
Chưa tìm thấy điều gì mà Việt Nam không thể luộc
Vậy nên:
Sống ở Việt Nam ăn món luộc là tốt nhất
Từ luộc cho đến luộc
Người người nghĩ chuyện luộc
Nhà nhà tham gia luộc
Ngành ngành thi đua luộc…
Duy chỉ có lý do tại sao mình bị luộc: là không bị luộc
Vậy nên:
Sống ở Việt Nam luộc là tốt nhất
Luộc là tốt nhất
Luộc là tốt nhất
Luộc là tốt nhất…”


Lê Phan - Câu chuyện Biển Đông


Vào những đêm không mây, người dân Philippines trên hòn đảo mà Philippines gọi là Pag-Asa, quốc tế và Việt Nam gọi là đảo Thị Tứ, một mẫu đất nhỏ xíu trên Biển Đông mênh mông, có thể thấy những ngọn đèn floodlights từ những cần cẩu khổng lồ của Trung Cộng làm việc suốt ngày đêm, vét biển lấy cát để xây dựng trên bãi Subi cách đó chỉ có 13 hải lý.

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Hôm Nay Sinh Nhật Lê Trí Tuệ

Chúng tôi có quyền hội họp riêng tư, có quyền lập hội, gây quỹ, có quyền đấu tranh, có quyền đình công đòi hỏi các quyền lợi chính đáng, phù hợp mức lương, tương xứng với công sức lao động… - Nguyễn Tấn Hoành aka Đoàn Huy Chương
ách đây chưa lâu, qua một bài viết ngắn (Chuyện Cũ Chép Lại) tôi nhận được lời nhắn của một vị độc giả – như sau:
“Bình an says:
Bác Tưởng Năng Tiến ơi,
Bác đã đọc bài “Xóm bốc vác nữ ven đô” (http://laodong.com.vn/Tin-Tuc/Xom-boc-vac-nu-ven-do/78140 ) chưa? Nếu chưa, bác đọc đi, có lẽ vừa đọc vừa khóc đó.

Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2015

Tonny Vorm, Nguyễn Văn Thực dịch - Lời Nói Dối Đầu Tiên của Hemingway

Lời dẫn: Trong những tác phẩm của mình, Ernest Hemingway cho thấy mình là kẻ luôn tìm kiếm sự thật. Nhưng khi đụng đến những chuyện anh hùng của đời mình, thì ông lại hay cố ý tô vẽ.


Hemingway được tuyên dương anh hùng, khi ông ta bị thương ở Âu Châu trong Đệ Nhất Thế Chiến. Nhưng đây có phải là hình ảnh trung thực? Ảnh này, chụp ông trước Bệnh Viện Hồng Thập Tự Mỹ ở Milano năm 1918.  (The Granger Collection, New York).

Máy định vị chẳng giúp được gì, và tôi coi như bị lạc. Những hương lộ, đường dành cho xe đạp, những đường dọc theo đồi nương, kinh rạch, sông ngòi chằng chéo nhau như những mạch máu quanh sông Piave, và dù tôi có đánh vào máy cái gì đi nữa, thì cuối cùng tôi cũng lại lộn trở lại một con đường lởm chởm sỏi đáhoặc lạc vào ngõ vào xa lộ nhiều xe cộ giữa Venezia và Trieste.

Cuối cùng tôi phải hỏi thăm một người nông dân địa phương. Tôi đã chạy xe qua ngõ nhà ông ta mấy lần rồi. Ông ta chống tay lên cằm nhìn tôi dò hỏi. Và nhếch mép cười. ”Hemingway?” - Ông ta hỏi với giọng đầy mùi thuốc lá. Tôi gật đầu. Ông ta nói cái gì đó bằng tiếng Ý và hất cằm về phía vườn nho bên kia đường. Phía chân trời tôi nhìn thấy một tháp chuông nhà thờ, và tôi nhận ra những hình ảnh mà tôi đã google được.

NGÔ NGUYÊN DŨNG - Chuyện Làng Buổi Giao Thời


Phóng dịch một trích đoạn tiểu thuyết,
nguyên bản Đức ngữ
"Tausend Jahre im Augenblick" 
(Trong khoảnh khắc ngàn năm),
cùng tác giả.

Tin tức loan truyền như cơn dịch hành tại Cái Bàu, một làng quê heo hút đất Hậu giang, rằng kẻ lạ vừa đặt chân tới không phải là người bình thường. Đã hơn tuần nay, dân làng thấy người đàn ông lạ mặt dắt theo con vượn, tới ngồi trầm tư cạnh gốc bồ đề trồng bên lối vào đình làng. Hôm nào tan lớp, Lâm và chúng bạn cũng tạt ngang, xét nét ngắm nhìn người khách và con thú liếng láu.

Người đàn ông cao ốm, gần như loã thể, chỉ quấn quanh hông một tấm khố bẩn thỉu, khó đoán được màu sắc. Màu tóc ông xám tro vằn vện, thắt cẩu thả từng bện dài, nổi bật trên nước da cháy nắng. Diện mạo ông khác lạ với cặp chân mày trắng như chỉ, ngó như hai con sâu tằm no lá, vắt trên hai lõm mắt đen đục. Không như người bản xứ, ông có một sống mũi thẳng, nhú mấy sợi lông bạc. Chòm râu quai hàm cắt ngắn khiến gương mặt ông đượm nét bí ẩn, như thánh hoá, rạng ngời nguồn an tịnh vô biên, bắt Lâm nghĩ tới thần sắc những vị chân sư.

Nguyễn Đức Tùng - TRONG LOẠT BÀI THƠ CẦN THIẾT CHO AI: WALLACE STEVENS: MƯỜI BA CÁCH NGẮM CON CHIM SÁO ĐEN


Wallace Stevens tỏ ra đặc biệt yêu thích sự trùng điệp trong thơ. Chúng tạo nên vẻ quyến luyến của từng chữ, sự dừng lại của câu, chất ngân vang. Mười ba cách ngắm là mười ba điệp khúc, mười ba suy nghiệm, nhưng đó là cũng mười ba hình ảnh.

Giữa hai mươi núi tuyết
Chỉ một biết chuyển động 
Mắt của chim sáo đen

(1)

Trần Mộng Tú - Tấm Hình ở Góc Nhà


Tấm hình treo ở góc nhà, nếu bước từ ngoài vào phòng khách thì không thấy được.
Tôi cầm ly bia chủ nhà mời đi từ bàn ăn ra sofa ngồi, vô tình ngước nhìn góc tường ở đầu ghế, mắt đập ngay vào tấm hình.
Một tấm hình không lớn lắm, chỉ bằng khổ của một tấm bưu thiếp, lộng trong một cái khung đơn sơ, chẳng có gì đặc biệt, nhưng không hiểu tại sao khi thấy nó, tôi phải đứng lên, bước ra khỏi ghế, tới gần để nhìn cho rõ hơn người trong hình.

Huy Cận - Ðiệu buồn


Mưa rơi trên sân 
Mái nhà nghiêng dần... 
Ôi buồn trời mưa! 

Nhìn trăm sao buồn 
Của mưa trên sân... 
Ôi lòng buồn chưa! 
Ðêm xa xuống gần. 

Võ Phiến - Nguyên Vẹn (Kỳ 25)

Nhà văn Võ Phiến
Dung mở mắt ngơ ngác một lúc, không đoán được lúc này là giờ nào. Sau khi ở nhà thờ về nàng đã ngủ được một giấc, không hiểu sao chợt giật mình thức dậy. Ban đầu tưởng rồi một lát sẽ ngủ lại, không ngờ càng lâu càng tỉnh dần. Nàng nghĩ có lẽ do đã vui miệng uống hơn nửa tách cà-phê hồi chiều.

Một mình thao thức trong phòng giữa khuya, nàng vẩn vơ theo dõi cảnh trời bên ngoài. Qua khung cửa sổ, cảnh trời đã hoàn toàn thay đổi, không biết từ bao giờ, khác hẳn lúc nàng từ nhà thờ về. Tàn cây du cao lớn gần ngọn đèn ở chỗ góc đường bên trái nhà nàng quơ quất những cành xương trơ trụi. Tuyết bay tơi bời, bay tạt mạnh cả về một phía. Bên vườn nhà láng giềng, một cây lệ liễu rũ xuống những cành dài rú lên từng hồi trong gió. Hai tầng cửa kính không ngăn được tiếng gió.

Ngô Nhân Dụng - Ăn cắp ở Thụy Sĩ sao bằng ở Hà Nội


Khi đọc bản tin hai du khách người Việt bị bắt vì ăn cắp ở mấy đôi kính mát ở Zurich, Thụy Sĩ tôi rất buồn. Đã đi tính ăn cắp tại sao hai cháu không làm ăn “quy mô lớn xã hội chủ nghĩa” mà lại đi ăn cắp vặt như vậy? Về Hà Nội, “phấn đấu vào đoàn,” rồi “phấn đấu vào đảng” để làm những vố lớn có hơn không? Nếu sau này không được như Phùng Quang Thanh, Nguyễn Tấn Dũng, thì ít nhất cũng theo gót được Nguyễn Xuân Sơn chứ?

Sau Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan, từ nay lại thêm Thụy Sĩ là nơi người ta phải cảnh giác khi thấy du khách người Việt Nam. Sỉ nhục cho cả dân tộc! Nhưng nghĩ cho cùng, không phải mấy cá nhân phạm pháp gây ra mối nhục này; họ cũng là nạn nhân. Chính phạm là một chế độ ăn cắp từ trên xuống dưới, lớn ăn cắp lớn, nhỏ ăn cắp nhỏ!

Thụy Khuê - Khảo sát công trạng của những người Pháp giúp vua Gia Long

Lăng Gia Long
Chương 17: Chính sách đối ngoại của vua Gia Long

Trước khi viết bốn chân dung chót của Olivier, Barisy, Vannier và Chaigneau, chúng tôi muốn nhìn lại sự giao dịch của vua Gia Long trong khoảng thập niên 1790-1800, qua chính những thư từ nhà vua để lại. Đó là cách trực tiếp và trung thành nhất để trình bầy cùng độc giả:
1- Sự mua bán vũ khí và các tầu, thuyền của vua Gia Long.
2- Tính cách tự lập của Gia Long trong việc chính trị và ngoại thương.
3- Uy tín của Gia Long đối với các chính quyền trong vùng.
4- Việc vua Gia Long giải quyết biến cố tầu Armide của vua bị một tầu Anh bắt ở Ấn Độ Dương, chứng tỏ cách ứng xử của nhà vua đối với một cường quốc. 

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến - Con Gái Bí Thư & Chị Hai Thủ Tướng

Ngay cả Luật Đất Đai sửa đổi, dù đã được Quốc Hội tân trang vào đầu năm 2014, vẫn mang nguyên vẹn trên mình nó món nợ lịch sử khi chưa chịu và chưa hề thừa nhận quyền sở hữu đất đai riêng tư của người dân, mà do vậy vẫn phục vụ vô số cơ hội cho những kẻ chỉ biết cưỡng đoạt đất của lớp nông dân bị bần cùng hóa. - Phạm Chí Dũng
Sau tháng 4 năm 1975, tôi bị gửi đi học tập một thời gian ngăn ngắn – chừng vài ba năm chi đó – vì đã lỡ “cầm súng theo Mỹ/Ngụy chống lại nhân dân và chính quyền Cách Mạng.” Nói ngắn là so với hàng chục năm trường của nhiều vị huynh trưởng đồng cảnh khác, chớ thiệt ra thì tôi thấy (nó) cũng hơi dài vì “chương trình học” đâu có gì nhiều.
Tổng cộng chỉ cỡ 10 bài, học 10 ngày là hết. Thêm phần phần “thảo luận” và “tiếp thu” vài ba tuần nữa là rồỉ.

Mai Văn Phấn - Người Đi Tìm Ánh Sáng Của Thơ


Cuốn sách "Thơ cần thiết cho ai" của tác giả Nguyễn Đức Tùng mà Nhã Nam vừa xuất bản trong nước là tập hợp các bài tiểu luận cùng tên đăng rải rác trên các trang mạng hải ngoại và trong nước trong mấy năm qua.
Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu lời tựa của nhà thơ Mai Văn Phấn được in trong tập sách. 
Mười gương mặt thơ trong tập sách này được Nguyễn Đức Tùng chọn ngẫu nhiên, ngỡ như nhà thơ vô tình thắp lên mười ngọn nến trong màn đêm mờ mịt các khuynh hướng, quan niệm thơ. Mỗi ngọn nến ấy tỏa một cường lực, soi bằng ánh sáng riêng biệt, chan hòa, ngự trị đời sống này, cho con người nhận đường, nhìn rõ thiện-ác và hướng đến những mục đích cao đẹp. Như những gợi ý nhẹ nhàng và hết sức tự nhiên trong cuộc tri nhận thế gian đầy mông lung và khó khăn, một câu hỏi đặt ra cho những ai cầm cuốn sách, với tiêu đề tưởng chừng quen quen, nhưng rất độc đáo và lạ lẫm: Thơ Cần Thiết Cho Ai! 

Võ Phiến - Nguyên Vẹn (Kỳ 24)

Nhà văn Võ Phiến (Hình: Dân Huỳnh)
Bà Năm Mông thường nói đến người cha già ở Faribault. Lần đầu tiên Dung biết đến người cha ấy là một hôm đến nhà chơi, gặp bà ta đang nói chuyện với ông cụ qua điện thoại, giọng thật dịu dàng, trìu mến. Lúc bỏ ống điện thoại xuống bà ta quay lại cắt nghĩa:
— Tôi vừa nói với ba tôi. Ông cụ ở cách đây năm chục dặm. Đáng lẽ mai tôi đi thăm ổng theo thường lệ, nhưng thời tiết ngày mai được tiên đoán là xấu, có thể bão tuyết, nên tôi báo tin ông cụ biết chừng là sẽ không đi được. Tuần sau vậy.
Dung tò mò hỏi về cái lệ thường; bà ta bảo mùa xuân mùa hè, trời ấm áp, mỗi tuần bà đi Faribault một lần, còn mùa này (bà nhún vai): “Không thể biết thời tiết cho phép lúc nào”.

Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2015

Nguyễn Hưng Quốc - Trung Quốc có đánh Việt Nam?

Tàu chiến của Trung Quốc bắn tên lửa trong cuộc tập trận ở Biển Đông (ảnh tư liệu). 

Đầu năm 2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra chỉ thị về việc tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và an ninh biên giới. Ông ra lệnh cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các Uỷ ban nhân dân tỉnh cũng như Mặt trận Tổ quốc hợp tác chặt chẽ với nhau chống lại các uy hiếp từ bên ngoài. Gần đây, trên các diễn đàn mạng, người ta xôn xao trước tin tức Việt Nam cho chở các xe thiết giáp và súng đại bác từ Bắc vào Nam. Rộ lên tin đồn: Trung Quốc sắp tấn công Việt Nam.
Điều đó liệu có thật hay không?

Ls Nguyễn Văn Thân - Diễn tiến vụ Phi Luật Tân kiện Trung Quốc về yêu sách đường lưỡi bò


Ngày 7/7 vừa qua, Tòa Án Trọng Tài Quốc Tế đã bắt đầu xét xử vụ kiện của Phi Luật Tân về yêu sách chủ quyền 'đường lưỡi bò' của Trung Quốc tại Biển Đông. Phái đoàn của Phi Luật Tân có khoảng 60 người gồm có Chủ Tịch Hạ Viện Feliciano Belmont Jr, Chủ Tịch Thượng Viện Franklin Dilon, Ngoại Trưởng Albert Del Rosario, Bộ Trưởng Tư Pháp Leila De Lima, Bộ Trưởng Quốc Phòng Voltaire Gazmin, Thẩm Phán Tòa Thượng Thẩm Antonio Carpio và nhiều nhân viên ngoại giao và tư pháp khác.
Trung Quốc không không tham dự vào phiên xử này. Đây là một phiên xử kín nhưng Tòa cho phép một số quốc gia quan tâm về vụ kiện gồm có Việt Nam, Mã lai, Nhật, Nam Dương và Thái Lan được gửi phái đoàn tới quan sát. 

Trần Phan - Đồng cảm và Hy vọng

Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng phát biểu
trong một cuộc họp với Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Nhà Trắng
Trong các phát biểu của mình trong chuyến thăm Mỹ vừa qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dùng những từ “thú vị,” “sâu sắc,” “ngỡ ngàng,” “kỳ diệu,” “hết sức tâm đắc”…

Ông Nguyễn Phú Trọng vốn được cảm nhận như một nhà lãnh đạo có những phát biểu bộc trực và thành thực. Nghe ông thốt lên những từ biểu cảm như thế, tôi vừa đồng cảm với ông, vừa vui mừng và hi vọng.
Tại sao đồng cảm?
Tôi là một người được đào tạo bởi Miền Nam, đã quen với không khí của một xã hội tự do dân chủ, rồi sau đó trãi qua một số năm dưới thể chế độc tài, toàn trị. Vậy mà khi đặt chân tới phương Tây cách nay trên 30 năm, tôi vẫn có cảm giác “thú vị”, “ngỡ ngàng”…

Mặc Lâm/RFA - Có phải Biển Đông bắt đầu gợn sóng?

Từ trái tiến sĩ Trần Trường Thuỷ, tiến sĩ Wu Shicun, cố vấn cấp cao Châu Á Bonie Glasser, ký giả BBC Bill Hayton và tiến sĩ Scott Kennedy tại CSIS ngày 21 tháng 7, 2015
Mặc Lâm một lần nữa mời Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, giảng dạy môn quan hệ quốc tế tại Đại học George Mason trình bày những diễn biến mới nhất trong vấn đề Biển Đông chắc chắn đang được chúng ta quan tâm nhất.

Nam Nguyên/RFA - Trung Quốc giật dây vấn đề biên giới Việt Nam-Campuchia?

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Samdech Hunsen
tại lễ khánh thành cột mốc 314 ngày 24/06/2012 - 
RFA
Tranh chấp biên giới giữa Việt Nam và Campuchia gần đây rất căng thẳng và dễ trở thành xung đột. Liên Hiệp Quốc đã đáp ứng yêu cầu của Thủ tướng Campuchia Hun Sen cung cấp một phần thông tin về bản đồ phân định biên giới với Việt Nam. Nguyên do nào khiến Phnompenh khuấy động vấn đề biên giới, mặc dù hai bên đã có các Hiệp định phân định biên giới năm 1983, năm 1985 và Hiệp ước bổ sung 2005. Nam Nguyên phỏng vấn Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên trưởng Ban Biên giới Chính phủ hiện sống và làm việc ở Hà Nội về vấn đề này.

Nam Nguyên: Thưa TS Việt Nam và Campuchia đã phân định đương biên giới theo hiệp định 1985 và trên cơ sở bản đồ Bonne do chính Quốc vương Norodom Sihanouk bảo lưu tại LHQ. Khúc mắc chính trong vấn đề biên giới giữa hai nước hiện nay là gì?

Thứ Năm, 23 tháng 7, 2015

Vương Trí Nhàn - TỪ LƯU MANH TRONG ĐỜI SỐNG, ĐẾN LƯU MANH TRONG CAI TRỊ

Ảnh minh hoạ

Sự phổ biến của hiện tượng lưu manh, tâm lý lưu manh, cách sống lưu manh                                 
Trong bài Đường đi và người đi — Những khám phá thú vị về xã hội người Việt xưa in trên TT&VH số ra 18-12-2011 nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng có viết: “Ngày xưa đi buôn, thường phải thuê người gánh hàng, một người gánh hai thúng gọi là Đểu, hai người gánh chung một thúng hoặc một kiện hàng gọi là Cáng. Dân gánh thuê Đểu Cáng thi thoảng có trộm hàng của chủ buôn, nên chữ Đểu Cáng dần mang nghĩa xấu, cũng như chữ Lưu manh – người mù đi lang thang, đôi khi cũng trộm cắp, nên chữ này cũng mang nghĩa xấu”.

Nguyễn Đình Cống - Bàn về việc “Hòa giải với người chết”


Ngày 16 tháng 7 Bauxite đăng bài “Hòa giải với người chết…” của GS Lê Xuân Khoa. Bài đó đã gây cho tôi nhiều cảm xúc và suy nghĩ. Theo khoa học và duy vật thì chết là hết, thân xác con người từ cát bụi lại trở về cát bụi. Theo tâm linh và tôn giáo thì sau khi chết vẫn còn “linh hồn”. Nó có thể được siêu thoát, được đầu thai thành kiếp khác hoặc thành ma quỉ. Linh hồn thuộc một thế giới khác nhưng có thể có ảnh hưởng qua lại với thế  giới người sống theo hai chiều. Người sống ảnh hưởng đến linh hồn thông qua sự cầu nguyện, sự quan tâm đến hài cốt, sự thờ phụng và tưởng nhớ. Linh hồn ảnh hưởng đến người sống thông qua sự  phù trì, bảo hộ  hoặc sự quấy phá.  Về khoa học và tâm linh tôi đã có trình bày một số hiểu biết trong 2 bài đăng trước đây (Nguyên nhân gốc của các vụ oan sai ; Lời nguyền xuyên thế kỷ). Tôi xin trích lại lời của nhà khoa học thiên văn Trịnh Xuân Thuận: “Khoa học, để phát triển không cần đến tâm linh. Tâm linh, để phát triển không cần đến khoa học, nhưng một con người, để phát triển toàn diện  nên hiểu  biết cả hai.” . Tôi đang đi theo hướng đó và nhân bài viết của GS Lê Xuân Khoa  xin góp vài ý kiến.

Sổ Tay Thượng Dân K’ Tien - Những Tín Hiệu Gửi Từ Kontum

Khi bọn bành trướng Bắc Kinh tràn sang hồi năm 1979, một bộ phận không nhỏ dân tộc thiểu số, sống ở vùng biên giới, đã đồng loạt ngả theo, làm tay sai cho ngoại bang. Ðó chính là hậu quả của chính sách sai lầm trong lãnh vực sắc tộc. - Lý Hồng Xuân
Kon Tum và Pleiku, nhìn trên bản đồ, giống y như hai thành phố (chị em) nằm kề cạnh bên nhau. Tuy thế, “đường tình duyên” của hai “kiều nữ” này lại không chạy song song mà đi theo chiều hoàn toàn trái ngược.

Huy Đức - Chủ nghĩa dân tộc cực đoan


Đành rằng, việc tổ chức cho hàng ngàn người Campuchia đến biên giới Việt Nam có bàn tay của các chính trị gia Khmer chơi lá bài chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Nhưng đừng trách người dân Campuchia. Nếu có tự do như họ, chúng ta có đến thác Bản Giốc, đến “điểm nối ray”, xuống bãi Tục Lãm, lên điểm cao 1509… “khảo sát” và bày tỏ thái độ không.
Đừng trách Hun Sen. Đành rằng không có máu xương của hàng vạn thanh niên Việt Nam, Hun Sen không có quyền lực ngày nay. Nhưng nếu Hun Sen ứng xử như một “tay sai” tình hình sẽ càng tồi tệ. Có nhân dân nào chấp nhận một kẻ cầm quyền làm con rối cho ngoại bang không.

Nguyễn Văn Tuấn - Tuổi thọ của lãnh đạo và câu chuyện thể chế(*)


Tuổi thọ của Uỷ viên Bộ Chính trị
Nhân dịp cư dân mạng bàn tán xôn xao về ông Phùng Quang Thanh, tôi tò mò thử làm một ước tính tuổi thọ của một số Uỷ viên Bộ Chính trị (BCT) trong các khoá gần đây. Tôi thu thập được số liệu của 68 người (chưa hẳn đầy đủ, nhưng mẫu cũng khá). Trong số này, có 32 người chết và 36 người còn sống. Tuổi thọ của những người đã chết là 80. Trong số 36 người còn sống, tính đến năm 2015, tuổi thọ của họ là 74. Ông PQT sinh năm 1949, năm nay mới 66 tuổi. So với các đồng nghiệp khác, ông còn đến 15 năm nữa để đóng góp. 

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

Ngô Nhân Dụng - Ngả mũ với ông Phùng Quang Thanh


Trong cuốn Đèn Cù, nhà văn Trần Đĩnh kể lần đầu từ Hà Nội vào Sài Gòn ông chứng kiến một cảnh khiến ông suy nghĩ: Một đám tang đi qua, một thanh niên đứng bên đường dừng chân lại, bỏ mũ, cúi đầu. Lâu lắm Trần Đĩnh mới được thấy cảnh đó, dấu hiệu của một xã hội biết giáo dục trẻ em.

Trước năm 1954 trẻ em ở Hà Nội vẫn được dậy cử chỉ đó: Dừng chân, ngả mũ, để tỏ lòng kính trọng thi hài người đã chết. Vì vậy, khi viết về chuyện Tướng Phùng Quang Thanh đã chết hay chưa chết, đang gây dư luận sôi nổi, tôi xin theo lời các thầy giáo, huynh trưởng dậy mình từ thủa bé. Xin bỏ mũ trước. Nếu ông đã qua đời tôi cũng không thất lễ.

Bùi Tín - Việc góp ý kiến cho văn kiện Đại hội XII


Chỉ còn hơn 6 tháng nữa là Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) họp Đại hội toàn quốc lần thứ XII (trong quý 1/2016). Bộ Chính trị đã cử ra Tiểu ban dự thảo Văn kiện, trong đó quan trọng nhất là Bản Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương (CHTƯ) khóa XI, rồi đến Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế 5 năm 2011-2015 và Phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020.
Bộ Chính trị đã có hướng dẫn sau cuộc họp Ban CHTƯ khóa XI từ ngày 4 đến 7 tháng 5 vừa qua, đựợc phổ biến trên báo Nhân Dân ngay sau đó (ngày 7/5/2015) về thời gian họp đại hội các cấp như sau:
 - Đại hội các chi bộ và đảng bộ cơ sở hoàn thành trong tháng 6/2015;
- Đại hội các quận, huyện hoàn thành trong tháng 8/2015;
- Đại hội các tỉnh thành phố, đảng bộ Quân đội và Công an, các đảng bộ trực thuộc Trung ương: hoàn thành trong tháng 9 và tháng 10 /2015.

He Qinglian/DK Lam dịch - Vì sao cách mạng ở Trung Quốc đã thực sự bắt đầu?


Khách du lịch mặc đồng phục Hồng quân khi thăm căn cứ du kích Mao Trạch Đông từng hoạt động tại Tỉnh Cương Sơn, miền trung  Trung Quốc, vào ngày 21 tháng 9, 2012. (Peter Parks / AFP / Getty Images)

Là một tổ chức được thành lập để không ngừng làm cách mạng, Đảng Cộng sản Trung Quốc mỉa mai thay lại sợ điều đó. Nhưng cách mạng lại đang được tiến hành ở Trung Quốc, và đây là xu thế không thể đảo ngược.

Một trong những mâu thuẫn chủ yếu của chế độ hiện nay là mối quan hệ giữa hệ tư tưởng nền tảng và thực tế xã hội. Học sinh Trung Quốc phải tham gia vào những bài học chính trị về tư tưởng Mác xít (hoặc ít nhất là sự vận dụng tư tưởng Mác xít của Đảng Cộng sản Trung Quốc), Tư tưởng Mao Trạch Đông, học thuyết của Đặng Tiểu Bình và của những lãnh đạo khác của Đảng.