Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

Nguyễn Hưng Quốc - Đi với Mỹ có mất Đảng?

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter duyệt hàng quân danh dự tại Hà Nội, ngày 1/6/2015.
Ở Việt Nam lâu nay có một câu nói nổi tiếng thể hiện hai khả năng chọn lựa trái ngang của đảng cầm quyền: “Đi với Trung Quốc thì mất nước; đi với Mỹ thì mất Đảng.”
Sự thật thế nào?
Tôi không tin Trung Quốc có tham vọng đánh chiếm Việt Nam. Họ chỉ cần chiếm đảo và biển. Nhưng khi đã chiếm đảo và biển, cộng với những ảnh hưởng chằng chịt về cả kinh tế lẫn xã hội, Trung Quốc cũng dễ dàng khống chế Việt Nam. Lúc ấy, họ muốn gì Việt Nam cũng đều tuân theo. Không cần tốn đạn và không phải đối diện với rất nhiều rủi ro của chiến tranh, họ vẫn có thể có một chư hầu và vẫn đạt được tất cả những gì họ muốn.

Trường hợp Trần Quang Cơ: Huy Đức - MỘT CÁI TÊN ĐÃ THÀNH DANH: TRẦN QUANG CƠ / TS Đinh Hoàng Thắng: KHÍ PHÁCH TRẦN QUANG CƠ

Ông Trần Quang Cơ (ở giữa, complet màu tối)
đã tham gia quá trình bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ.
Mấy ngày nay, cái tên Nguyễn Văn Linh tràn ngập báo chí lề phải, như một “kiến trúc sư” của Đổi mới. Toàn dân Việt Nam không còn phải XHCN (Xếp Hàng Cả Ngày), được làm ăn cá thể, là phải nhớ ơn ông Tổng Linh. Ấy, người ta muốn nhét vào đầu nhân dân điều ấy đấy!
Nhưng sâu xa là để chạy tội: dựng lên một công lao giả đối với Đổi mới (“công lao” của Nguyễn Văn Linh như thế nào, xin đọc Bên thắng cuộc của Huy Đức, thì sẽ rõ một phần), mà bỏ qua một tội ác thật: Nguyễn Văn Linh là tác giả chính của thỏa thuận Thành Đô – nói theo Nguyễn Cơ Thạch, Bộ trưởng Ngoại giao thời đó –, khởi sự cho “một thời kỳ Bắc thuộc mới rất nguy hiểm”.Chạy tội cho ông Tổng Linh, là chạy tội cho cả những người còn sống đang chịu trách nhiệm lãnh đạo cái Đảng mà ông Linh từng là đầu nậu.

Lê Diễn Đức - Nỗi lo Long Thành

Thế là dự án xây dựng sân bay quốc tế Long Thành được Quốc Hội Việt Nam thông qua ngày 25 tháng 6, 2015 với 86% số phiếu tán thành.

Tổng mức đầu tư khái toán cho toàn bộ dự án là 336.630 tỷ đồng (tương đương 16.03 tỷ USD, áp dụng đơn giá của năm 2014), trong đó giai đoạn 1 là 114.450 tỷ đồng (tương đương 5,45 tỷ USD).

Quốc Hội “thông qua” thực chất chỉ là một việc mang tính thủ tục hành chính vì tại Hội Nghị Trung Ương 11 vào ngày 7 tháng 5, 2015, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã tuyên bố, “Trung ương tiếp tục khẳng định sự cần thiết, đúng đắn của chủ trương đầu tư xây dựng cảng hàng không trung chuyển quốc tế Long Thành...”

Nguyễn Đình Cống - LỜI NGUYỀN XUYÊN THẾ KỶ


1-  Đại cương về lời nguyền
Lời nguyền thể hiện lòng mong ước của một hoặc một số người nhằm mang lại một điều gì đó xấu xa cho kẻ đã gây ra điều hại cho họ hoặc cho người mà họ quan tâm (nguyền rủa). Khoa học, đặc biệt là trường phái duy vật phủ nhận tác dụng của lời nguyền. Tâm linh công nhận nó. Lời nguyền chỉ đạt được kết quả khi người ta có lòng thành, có năng lượng tinh thần và phải được thế lực tâm linh chấp nhận (thế lực mà mình hướng tới, mình cầu khẩn). Lòng thành càng cao, năng lượng càng lớn, thế lực tâm linh càng mạnh thì kết quả sẽ khả quan và ngược lại. Không phải mọi lời nguyền đều có kết quả vì thế lực tâm linh có thể chấp nhận toàn bộ, chỉ một phần hoặc không chấp nhận. Lời nguyền không tồn tại vĩnh viễn mà có giới hạn về thời gian. Khi đã chấp nhận lời nguyền thì thế lực tâm linh sẽ đưa ra điều kiện để hóa giải nó (điều kiện để lời nguyền hết tác dụng). Điều kiện này thường phụ thuộc vào cách hành xử của người bị nguyền. Như vậy mức độ và thời gian tác dụng của lời nguyền không phải chỉ do người đưa ra mong muốn mà còn phụ thuộc vào thế lực tâm linh được thỉnh cầu và cách hành xử của người chịu sự tác dụng của lời nguyền đó (Có Trời mà cũng có ta –  Kiều).

Kurt Achin - Người Cơ Đốc phản đối Lễ hội đồng tính ở Hàn Quốc

Một nhà hoạt động cầm lá cờ màu cầu vồng và cờ quốc gia Nam Triều Tiên trong Lễ hội đồng tính ở Seoul ngày 28/6/2015. 
Phán quyết của Tối cao Pháp viện Mỹ về quyền bình đẳng của các cuộc hôn nhân đồng tính luyến ái trên toàn nước Mỹ đã gây hứng khởi cho những người ủng hộ quyền của người đồng tính luyến ái trên toàn thế giới. Quyền của những người đồng tính luyến ái còn là một vấn đề gây tranh cãi mạnh mẽ tại Nam Triều Tiên, một đồng minh chính của Hoa Kỳ. Ngày hôm qua, cảnh sát Nam Triều Tiên đã khôn khéo ngăn ngừa được các cuộc xung đột giữa các tín đồ Cơ đốc giáo và những người tranh đấu cho đồng tính luyến ái.

Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015

Lê Phan - Một bức tượng cho Thánh Vladimir

Cao đến 25m, pho tượng dự định cho Vladimir vĩ đại sẽ nhìn xuống toàn thành phố Moscow. Vấn đề cho nhiều người dân Moscow tuy vậy là vì hầu hết thủ đô nước Nga cũng sẽ bị “cưỡng bách” ngắm Thánh Vladimir hàng ngày.

Phần đầu của bức tượng Thánh Vladimir. (Hình: Getty Images)


Hẳn độc giả cũng muốn biết Thánh Vladimir là ai, phải chăng có phải là thánh bổn mạng của ông Vladimir Vladimirovich Putin hay không? Thưa về chuyện liệu Thánh Vladimir có phải là thánh bổn mạng của ông Putin không thì quả thật chúng tôi không biết nhưng điều chắc chắn ngài là thánh bổn mạng của nước Nga.

Cao Huy Huân - Nước ngập và lòng người cũng ngập


Mấy hôm nay, chỉ sau vài cơn mưa không quá hãi hùng nhưng lòng người đã trở nên hoang mang thấy rõ vì những dòng nước xoáy cứ xuất hiện như thể chuyện thường tình. Nhiều tuyến đường trọng điểm và khu dân cư thường xuyên ở TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương đối mặt với nguy cơ ngập lụt do quá trình phát triển công nghiệp và đô thị hóa đã làm thu hẹp, ảnh hưởng nhiều dòng chảy thoát nước tự nhiên.
Nhấn chìm miền Trung, ngập tràn miền Nam
Chuyện mưa ngập đường, ngập sá vốn chẳng còn là câu chuyện nóng hổi được đưa lên trang bìa chính của những tờ nhật báo. Tuy nhiên, cảnh người dân rơi nước mắt, đổ mồ hôi, và sôi cái đầu vì những dòng nước đục ngầu không khỏi khiến mọi người cũng nao lòng. Theo thông tin từ Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước, từ đầu năm 2015 đến nay, khu vực trung tâm TP được xác định còn 68 điểm ngập, so với năm 2011 số điểm ngập trên nhiều hơn 10 điểm. Công tác chống ngập thời gian qua cứ loay hoay với câu chuyện xóa, giảm điểm ngập này lại phát sinh điểm ngập khác, thời gian qua tại TP đã phát sinh tới 29 điểm ngập. Năm ngoái miền Trung ruột thịt khóc than vì trận lụt lịch sử do quá trình quy hoạch và tổ chức thủy điện chứa đựng quá nhiều rủi ro không được lường trước. Để rồi đêm đêm, trong giấc ngủ ai nấy cũng chập chờn chờ chạy lũ vốn có thể ập đến bất kể lúc nào, nhất là khi báo chí thường xuyên đưa nghi án nhà đầu tư “lén xả lũ thủy điện vào ban đêm”, càng khiến lòng dân hoang mang cực độ, chẳng biết những cột nước hung thần sẽ tìm đến gia đình, vườn tược, hoa màu của mình khi nào.

Tương Lai - Rất nhỏ và rất lớn

Rất nhỏ thì như đảo quốc Singapore. Diện tích chỉ cỡ huyện Cần Giờ của TP HCM, với dân số hơn 5,2 triệu người. Thế nhưng bình quân thu nhập tính trên đầu người của họ thì gấp 30 lần nước ta. Người ta đưa ra một con số thật chua chát rằng nếu họ cứ “kiên trì” đứng yên tại chỗ như ta kiên trì lập trường xã hội chủ nghĩa thì cũng phải 158 năm nữa nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ta mới đuổi kịp họ!
Nhưng đâu chỉ thu nhập đầu người! Nước có thu nhập đứng thứ ba thế giới này cũng là nước được xếp hạng cao trên các lĩnh vực giáo dục, chăm sóc sức khoẻ và đặc biệt là sự minh bạch của guồng máy quản lý và tính cạnh tranh kinh tế! Vậy mà vào trước sau 1975, bình quân thu nhập của người dân quốc đảo này cũng thấp như dân mình buổi ấy!

TS Luật Cù Huy Hà Vũ - Chống lại quy định quyền im lặng trong tố tụng hình sự VN là tội ác


Năm 2013, ông Nguyễn Thanh Chấn, bị kết án chung thân về tội giết người, được minh oan sau 10 năm ở tù do hung thủ đầu thú. Sở dĩ ông Chấn bị tù oan đến như vậy là do ông đã không chịu nổi tra tấn của công an nên nhận tội bừa. Năm 2014, 7 người ở Sóc Trăng được minh oan về tội giết người cũng do hung thủ đầu thú, sau khi họ đã phải nhận tội này do bị công an tra tấn. Cuối năm 2014, Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng (1) được hoãn trong gang tấc thi hành án tử hình về tội giết người vì có những bằng chứng cho thấy hai người này nhận tội do bị công an ép cung, tra tấn. Vẫn năm 2014, 5 điều tra viên công an thành phố Tuy Hòa (Phú Yên), lĩnh án tù do đánh chết nghi phạm. Đầu tháng 5 vừa qua 4 công an xã Kim Nỗ (Hà Nội) lĩnh án tù cũng do đánh chết người bị bắt giữ. Rồi trong vỏn vẹn 3 năm, từ tháng 10/2011 đến tháng 9/2014 trên toàn quốc đã có 226 người chết do “bệnh lý” và “tự sát” khi bị tạm giữ, tạm giam, một thống kê khủng khiếp do chính Trung tướng Công an Trần Trọng Lượng đưa ra tại cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 19/3 vừa qua. Do không có bất cứ vụ án hình sự nào được khởi tố để làm rõ nguyên nhân của 226 người chết trong tay công an nói trên trong khi về nguyên tắc là phải làm, dư luận trong và ngoài nước càng tin rằng những người này chết là do bị công an tra tấn nhằm buộc họ nhận tội.

Cánh Cò - Hội chứng Đảng

  1. Các nhà lãnh đạo hàng đầu Việt Nam trước kỳ họp thường niên
    của Quốc hội tại Hà Nội vào ngày 22 tháng 10 năm 2012.
Nếu ai hỏi Chủ nghĩa xã hội là gì, thì hoặc anh ta là người ngoại quốc vừa đặt chân xuống Việt Nam hoặc anh ta là một gã điên.

Bởi Chủ nghĩa xã hội không là gì cả, bản chất nó là một câu thần chú đọc thật to để các tín đồ của nó quỳ mọp run sợ, còn gã phù thủy đọc nó cũng không hiểu gì hơn. Vì đã là thần chú thì sự linh thiêng nằm trong ý nguyện của kẻ tin vào nó chứ bản chất một câu thần chú luôn vô nghĩa và chẳng ai rỗi hơi tìm hiểu nó là gì.

Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015

Hoàng Quân - Madrid Du Ký

Giấc Mơ
Năm 2007, khi sang làm việc tại văn phòng Miami, tôi mê tơi không khí Florida. Mơ màng một ngày nào đó, có dịp tha phương cầu thực ở xứ nắng ấm, trời xanh này. Lúc ngồi tán dóc với đồng nghiệp, mới hay mình lạc lõng. Cả đám xí xố với nhau bằng tiếng Tây Ban Nha. Có tôi, cả bọn phải chuyển sang tiếng Anh. Nhưng rồi mỗi khi kể chuyện gì thích chí, chúng lại đổi giọng qua Espagnol. Về Đức, tôi ngẫm nghĩ, nếu muốn “di dân” qua bển, phải biết nói tiếng ét-pa-nhôn. Đang trong cơn “say” qua xứ Cờ Hoa, tôi băng băng phóng ra thư viện thành phố, khuân ngay một lô sách nào là Học Tiếng Tây Ban Nha Trong 30 Ngày, Tiếng Tây Ban Nha Sơ Cấp, Tiếng Tây Ban Nha Cấp Tốc... Đêm đêm chong đèn i tờ. Học văn phạm, ngữ vựng, luyện giọng... Thay vì nghe nhạc như thường lệ, tôi thâu các mẫu đối thoại vào điện thoại, nghe rỉ rả trên đường đi làm. Tôi dương đông, kích tây. Mấy tuần đầu, rất xôm trò. Khắp nơi trong nhà, tôi dán tờ giấy nho nhỏ để ôn ngữ vựng. Có những chữ chẳng bà con họ hàng gì đến tiếng Anh, tiếng Đức, tôi nghĩ ra mẹo để nhớ. Ví dụ cái món mát lạnh ưa chuộng mùa hè, tiếng Anh là ice cream, tiếng Đức Eis, hay Eiscreme, tiếng Việt cà-rem nghe cũng hao hao. Vậy mà, tiếng Tây Ban Nha là helado, đọc ra nghe hổng giống ai (phát âm đại khái ê - lá-đồ). Tôi bèn đặt thành câu đố để dễ nhớ chữ helado: Hỏi rằng, bán hàng món gì “Ế là đổ”? Xin thưa, đó chính là món cà-rem helado. Tôi tập nghe các đàm thoại đi hỏi đường, vào nhà hàng...Nhưng, có ai để dợt đâu. Chỉ mỗi anh bạn đồng nghiệp người Thụy Điển, có cô bồ người Tây Ban Nha, anh biết nói sơ sơ. Gặp anh, chỉ hỏi được? Qué tal? Khỏe không? Muy bien. Tốt lắm. Vậy là xong vốn liếng tiếng Tây Ban Nha. Không khí tự học của tôi nô nức, rộn ràng kéo dài vài tuần. Sách của thư viện đến hạn phải trả. Nhiệt tình học của tôi từ từ nguội xuống. Tình cờ tôi có những cám dỗ, bận rộn khác. Tôi lơ là với tập vở. Nhưng đâu đó trong trí, tôi vẫn mơ có ngày học hành cái ngôn ngữ “Tây Bán Nhà“ này cho ngay ngắn, đàng hoàng.

Miêng - Biển Đêm


Người đàn bà hối hả quay lưng hướng biển bước ngược con đường đã đến, lưng cong cong đổ nhào về phía trước. Hoa công viên nháy nhó rì rầm tình tự. Dãy đèn dọc biển sáng quắc, lung linh. Hơi ẩm trong không khí phả lên nồng nàn mùi nước mặn. Giờ này bãi biển đã vắng lắm rồi, thảng hoặc chỉ vài ba thanh niên bước hờ bên mép nước, tiếng chuyện trò loang loãng trên mặt phẳng gợn lăn tăn. Giờ này công viên thênh thang hẳn ra, trải dài tận phố trên phố dưới, không người ngồi hóng mát hay tập thể dục trông nó xa lạ hẳn, điềm đạm ngọt ngào. Bầu không khí âm thầm, tĩnh lặng.

LƯU VĂN VỊNH - VÁN ĐÁO BẬT


Tôi là một đồng xu
Trẻ Tạo chơi đáo bật
Đáo bật Hà Nội một thời
Đáo bật Sài Gòn hai thời
Đáo bật Cali ba thời

Trần Hữu Thục - cuộc phiêu lưu của chữ


(Trích chương 10 của cuốn Ẩn Dụ)

Như đã từng bàn qua nhiều lần trong các bài trước, ẩn dụ là một hình thức ví von. Hình thức này được sử dụng một cách rộng rãi từ người bán khai cho đến người văn minh, từ trẻ con cho đến người lớn. Chính vì thế mà “có nhiều ẩn dụ được sử dụng ở một góc đường phố hơn là trong các tác phẩm của Shakespeare,” theo  Chandler.(1)  Cách nói có phần cường điệu của tác giả này chỉ để nhấn mạnh một điều, đó là ẩn dụ nằm ngay trong diễn ngôn, tức là trong sự sử dụng chữ:  hè về, xuân sang, xe nối đuôi nhau, mối tình tan vỡ, yếu lòng, tìm danh vọng, nặng tình, mặt trời mọc, lên chức…

Võ Phiến - Nguyên vẹn (Kỳ 20)


Lần này Dung gặp Nghĩa cũng bất ngờ như lần trước trên đảo Guam.
Dung đang ngồi dưới bóng cây sồi. Nghĩa học Anh ngữ, cũng dưới bóng cây ấy cùng với gần chục người nữa. Người con gái nghe tiếng nói, tiếng đọc Anh ngữ ở sau lưng, nhưng nàng không ngoái nhìn. Một lúc lâu, để ý đến một giọng quen quen, nàng quay lại, thì thấy quả là Nghĩa.

Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2015

Ngô Nhân Dụng - Người ta có thể sống cách khác


Ngày hôm qua, Thứ Sáu 26 tháng 6 năm 2015, một giáo đường Hồi Giáo phái Shi A ở nước Kuwait bị bom, 27 người chết, hơn 200 người bị thương trong số hai ngàn tín đồ dự lễ. Tại Kuwait, dân Shi A chiếm dưới 30% trong dân số 1.5 triệu, đa số theo phái Sun Ni. Người thanh niên 20 tuổi ôm bom tự sát thuộc nhóm IS cực đoan theo phái Sun Ni, ở Iraq và Syria. Hành động sát nhân này người Mỹ gọi là “Hate crime.”  “Hate crime” là “tội ác vì hận thù,” vì lý do màu da, chủng tộc, tôn giáo hoặc các thói kỳ thị khác.

Thụy Khuê: Khảo sát công trạng của những người Pháp giúp vua Gia Long: Chương 16: II- Những người Pháp đến giúp Nguyễn Vương


Sau khi đã tạm xác định được tên những người Pháp đã thực sự đến Nam Hà trong khoảng 1789-1790, một số được nhận văn bằng cai đội của Nguyễn Ánh, chúng tôi sẽ lần lượt tìm lại tiểu sử và công lao của họ, trong phạm vi tư liệu cho phép.
Nhưng trước thời điểm 1789-1780, còn hai người nữa, là Joang (Jean) và Mạn Hoè (Manuel).
Người có công lớn nhất, đã chiến đấu với Tây Sơn đến cùng và đã tử trận, được các sử gia triều Nguyễn ghi tên là Mạn Hoè. Và trước ông, còn một người nữa, là Joang (Jean) ít ai biết đến, nhưng chuyện Joang được ghi lại Sử Ký Đại Nam Việt và Cosserat trong bài Notes biographiques sur les français au service de Gia Long (Ghi chú tiểu sử những người Pháp giúp Gia Long, BAVH, 1917, III, t. 169) cũng tìm thấy giáo sĩ Houillevaux (Bouillevaux) có nhắc đến Joang trong cuốn L'Annam et le Cambodge. Sử Ký Đại Nam Việt đặt sự kiện này vào khoảng 1777-1778. Houillevaux đặt sự kiện vào khoảng 1782, cho nên Cosserat xếp Joang sau Mạn Hoè. Chúng tôi cho rằng Sử Ký Đại Nam Việt có lý hơn, vì vậy đưa Joang lên hàng đầu trong danh sách những người đã đến giúp Nguyễn Ánh. 

Nguyễn Hưng Quốc - Nghĩ thoáng về chuyện đọc thơ


Trong một đất nước thường được gọi là nước thơ như Việt Nam, hẳn có nhiều người thích đọc thơ. Nhưng đọc thơ là đọc cái gì?
Đọc thơ, trước hết, theo tôi, là đọc một văn bản. Đọc văn bản là đọc chữ. Chữ thực chất là một thứ ký hiệu. Không có ký hiệu nào tự nó và cho nó cả. Ký hiệu nào cũng là một ký hiệu của một cái gì khác. Ferdinand de Saussure (1857-1913) phân biệt hai khía cạnh của ký hiệu (sign): cái biểu đạt (signifier) và cái được biểu đạt (signified), tức, nói một cách tóm tắt, chữ và ý nghĩa của chữ. Nhưng chữ trong thơ không phải là những xác chữ trong từ điển. Trong thơ, mỗi chữ đều có âm vang và màu sắc riêng. Không những vậy, ngay cả cách trình bày của chữ và những khoảng cách giữa các chữ cũng có âm vang và màu sắc của chúng. Chính những âm vang và màu sắc ấy tạo nên nhạc tính và ẩn ý của thơ.

Trần Mộng Tú - Bánh Xèo và Nai


Khi tôi tới, đã có ba, bốn phụ nữ trẻ trong bếp. Mỗi người một việc, kẻ bóc tôm thái thịt, người nhặt rau, pha nước mắm. Tiếng nồi chảo va vào nhau trong góc bếp, tiếng nước chẩy từ bồn rửa rau, tiếng bát đĩa lạch cạch, tiếng cười giòn giã, tiếng nói tranh nhau, tất cả tạo nên không khí của một mùa hè hạnh phúc.

Nắng mùa hè đang nhẩy múa bên ngoài cửa sổ, nắng ngã xoài từ nóc nhà hai tầng xuống những con đường trong khu chung cư. Nắng ấm áp nắng hạnh phúc như khuôn mặt của những người đàn bà trẻ này.

Người Việt - Mỹ: Người đồng tính có quyền kết hôn trên toàn quốc


Tối Cao Pháp Viện: "Quyền hiến định"
Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ hôm Thứ Sáu đưa ra phán quyết: Các cặp đôi đồng tính, như những tình nhân khác, có quyền hiến định được kết hôn trên toàn quốc, mà không lệ thuộc vào luật tiểu bang.

Với 5 phiếu thuận, 4 chống, phán quyết này được xem như bước ngoặt của luật về quyền dân sự tại Hoa Kỳ. Hôn nhân đồng tính giờ đây hợp pháp tại tất cả 50 tiểu bang trên toàn nước Mỹ.
Giới LGBT (lesbian, gay, bisexual, transgender - đồng tính nữ, đồng tính nam, lưỡng tính, chuyển giới) và những người ủng hộ hôn nhân đồng tính xem phán quyết này là chiến thắng lớn chờ đợi từ lâu, đúc kết cuộc đấu tranh hơn hai thập niên, đòi cho bằng được quyền bình đẳng về hôn nhân theo Hiến Pháp.

Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015

Người Việt - Công an ép nhà báo Phạm Chí Dũng dẹp báo mạng Việt Nam Thời Báo

Nhà báo tự do Phạm Chí Dũng đi biểu tình chống thái độ hung hăng
của Trung Quốc tại Biển Đông năm 2014.(Hình: Internet)
Công an CSVN đã ép nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng phải dẹp tờ báo mạng Việt Nam Thời Báo là tờ báo của Hội Nhà Báo Độc Lập tại Việt Nam mà ông là chủ tịch.

“Họ yêu cầu thẳng là trang Việt Nam Thời Báo của Hội Nhà báo Độc lập cần phải chấm dứt. Tôi nói rằng tất cả những vấn đề này tôi phải trao đổi lại với trong Hội, vì tôi không có quyền quyết định.” Ông Phạm Chí Dũng nói với đài phát thanh RFI trong cuộc phỏng vấn chiều ngày Thứ Năm 25/6/2015 sau khi vừa từ cơ quan Công an thành phố Sài Gòn về nhà.

Buổi sáng cùng ngày, khoảng 8 giờ sáng, sau khi ông đưa con nhỏ đi học ở trường 'Tuổi Thơ 7' ở Quận Ba thì bị một đoàn đông đảo khoảng 20 nhân viên an ninh CSVN cưỡng bách đi.

Mai Loan - THỬ THÁCH CHO GIÒNG HỌ BUSH


Sau 6 tháng trời chuẩn bị thăm dò dư luận quần chúng và quyên góp sự ủng hộ tài chánh, cuộc vận động chạy đua vào Toà Bạch Ốc của cựu thống đốc Jeb Bush, ứng viên nổi tiếng và sáng giá nhất của đảng Cộng Hoà, đã được chính thức hoá bằng một bài diễn văn nhập cuộc đọc trước cử toạ tại trường Miami Dade University ở tiểu bang Florida vào ngày thứ Hai đầu tuần này. Địa điểm này được lựa chọn vì đây là một đại học có số lượng đông đảo sinh viên thuộc đủ mọi tầng lớp và bao gồm nhiều sắc dân đa dạng, biểu tượng cho một quốc gia đa chủng mà ứng cử viên Jeb Bush có tham vọng muốn trở thành nhà lãnh đạo trong những năm tới.

Bùi Tín - Toàn dân không thể để Bộ Chính trị đánh lừa dễ như thế


Trong các đại hội đảng trước đây, khi còn cách Đại hội Đảng toàn quốc 7 hay 8 tháng là các đại hội đảng bộ cơ sở và cấp quận, huyện đã được tiến hành để thảo luận góp ý vào các văn kiện trình Đại hội toàn quốc và bầu đoàn đại biểu đi dự đại hội cấp trên.
Năm nay tình hình khác hẳn. Tháng 6 rồi mà các đại hội đảng bộ cơ sở chưa động tĩnh gì. Một điều khác hẳn các đại hội trước là Bộ Chính trị lần này chỉ tập trung lo về vấn đề nhân sự, về số lượng, tiêu chuẩn bầu cấp ủy các cấp và các đoàn đại biểu đi dự đại hội cấp trên, tiêu chuẩn ủy viên Trung ương và ủy viên Bộ Chính trị nhiệm kỳ mới, gần như không nhắc đến việc thảo luận, góp ý, thông qua nội dung các văn kiện quan trọng sẽ trình Đại hội toàn quốc.

Trần Phan - Giới trí thức nhốt trong lồng


Một Trải Nghiệm Hơn 30 Năm Trước

“Người lao động trí óc mà không liên hệ với lao động chân tay thì chỉ mới là trí thức một nửa. Còn người lao động chân tay mà văn hoá kém, không biết lao động trí óc thì cũng là người không hoàn toàn, cũng chỉ được một nửa. Vì vậy, chẳng những người lao động trí óc và người lao động chân tay phải đoàn kết với nhau, mà mỗi người lao động trí óc muốn là người hoàn toàn phải có lao động chân tay và người lao động chân tay muốn là người lao động hoàn toàn phải vừa biết lao động trí óc, vừa phải biết lao động chân tay. Người trí thức phải biết làm lao động chân tay. Người công nhân, nông dân phải có trình độ văn hoá” (1).

Bùi Vĩnh Phúc - Ẩn Dụ, một thế giới mở

Z
Giới thiệu sách mới: 
ẨN DỤ Cuộc phiêu lưu của chữ

Biên khảo của Trần Hữu Thục, Người Việt xuất bản tháng Năm, 2015, 358 trang, giá $17. Mua sách tại báo Người Việt hay Amazon, hoặc liên lạc với tác giả: trandoanho@yahoo.com Sau đây mời bạn đọc theo dõi bài giới thiệu cuốn sách nói trên, cũng là Lời Tựa của sách, do Giáo sư Bùi Vĩnh Phúc viết.  

Khi bắt đầu viết những dòng tựa này, tôi nhớ đến quyển truyện El cartero de Neruda (Neruda's Postman) của Antonio Skármeta, sau được chuyển thành phim (và khung cảnh truyện chuyển sang bên Ý) với tên Il Postino (The Postman), kể lại câu chuyện của một anh đưa thư, đặt trong bối cảnh chính trị xáo trộn của nước Chí Lợi (Chile) vào thập niên 1970s.  Khác bất cứ một người đàn ông nào trong làng mình, anh chàng Mario không thích trở thành một người đánh cá.  Hoàn cảnh đẩy đưa khiến anh lại trở nên một người đưa thư trên hòn đảo Isla Negra, cách xa đất liền đủ để anh cảm thấy mình không bị cuốn hút vào không gian buồn nản của cái nơi toàn những con người chài lưới kia.  Và, mặc dù trên đảo này có nhiều người sống, chàng Mario chỉ có một khách hàng là người nhận thư duy nhất, một người cư trú tại đây có học, biết đọc biết viết thực sự, đó là nhà thơ Pablo Neruda.  Nhà thơ được yêu mến nhất của Chí Lợi.  Và cũng là một nhà thơ rất được yêu mến của thi ca nhân loại.

Thứ Năm, 25 tháng 6, 2015

Nguyễn Hưng Quốc - Vô trách nhiệm và vô cảm


Xã hội Việt Nam hiện nay có nhiều khuyết tật, nhưng hai khuyết tật chính, theo tôi, có ảnh hưởng lâu dài và nghiêm trọng nhất đối với sự phát triển của đất nước là: Một, sự vô trách nhiệm của các cán bộ, kể cả các cán bộ lãnh đạo; và hai, sự vô cảm của dân chúng, kể cả các thành phần trí thức.
Đã có nhiều người viết và nói về sự vô cảm của dân chúng. Nói một cách tóm tắt, sự vô cảm ấy có ba biểu hiện chính.
Thứ nhất, vô cảm trước những đau khổ của người khác. Đã đành ở Việt Nam vẫn có những người quan tâm đến dân oan, đến những người bệnh tật và nghèo khổ trong xã hội. Nhưng rõ ràng đó chỉ là thiểu số, một thiểu số cực kỳ ít ỏi. Còn đại đa số thì vẫn dửng dưng. Tai nạn xảy ra ngoài đường: người ta dửng dưng. Vô số người không có đủ cơm ăn, áo mặc: người ta dửng dưng. Bao nhiêu người bị chà đạp: người ta dửng dưng. Hình ảnh tiêu biểu nhất cho loại dửng dưng này là các youtube ghi hình ảnh một số học sinh bị bạn bè đánh đập một cách tàn nhẫn: Tất cả những người chung quanh đều yên lặng đứng nhìn, không có chút nỗ lực can thiệp hay thậm chí, cũng không bày tỏ một thái độ nào cả. Họ nhìn một cách hờ hững như không có chuyện bất bình thường nào đang xảy ra ngay trước mắt mình cả.

Hùng Tâm - Ðối phó với Trung Quốc


Hợp tung, liên hoành, hay trường thành ngoài biển?

Việc Trung Quốc bành trướng ảnh hưởng kinh tế lẫn quân sự là mối quan tâm cho nhiều nước. Từ Hoa Kỳ, cho đến nay vẫn là siêu cường toàn cầu, đến một cường quốc Á Châu là Nhật Bản và nhiều quốc gia khác tại Ðông Á, có vài chục nước đang theo dõi biến chuyển này với niềm hy vọng hay nỗi lo âu. Hy vọng vào hợp tác kinh tế và lo âu về an ninh bất ổn. “Hồ Sơ Người Việt” sẽ tìm hiểu về sự quan tâm đó, nhưng nhìn từ một viễn ảnh trường kỳ...

Một nền văn minh khác

Hoa Kỳ hiện (vẫn) dẫn đầu thế giới về khoa học kỹ thuật, là nơi áp dụng các phát minh hiện đại nhất về thông tin, với tốc độ điện tử, gần như tức thời. Nhờ vậy mà chuyện gì xảy ra người ta cũng có thể sớm biết. Hết rồi, cái thời của ngựa trạm báo tin khiến người ta mất vài tuần hay vài ngày để được những thông tin cần thiết và nghĩ tới việc ứng phó, ứng xử.

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến - Nỗi Bất An Giữa Thời Tan Rã

Vấn đề với chủ nghĩa xã hội là tới lúc nào đó nó sẽ dùng hết tiền của người khác. -  Margaret Thatcher
Tôi rời Cali đã lâu. Đủ lâu để bắt đầu thấy nhớ ánh nắng dịu dàng của Thung Lũng Hoa Vàng, và thèm tô phở gà (Nguyễn Huệ) trên phố Bolsa. Nắng Phnom Penh không chỉ chói chang mà còn nóng bỏng, và phở Nam Vang thì vô cùng nhạt nhẽo, và hoàn toàn không có mùi vị gì ráo trọi. Nó gần giống như cái thứ hủ tíu ăn liền ở một quán ăn xa xôi, nghèo nàn (nào đó) dù luôn có thịt bò tươi. Rất tươi và cũng rất dai, mười tô như chục.

VietTuSaiGon's blog - Ngu dốt luôn đi đôi với bảo thủ


Năm ngoái, chuyện này cũng đã rùm beng, thậm chí được báo chí trong nước đẩy lên thành sự kiện chính trị, nhiều tờ báo loan tin, đại khái: “ngành an ninh đã bắt được một số lượng lớn nón cối, quần áo, giày dép nhà binh Mỹ. Có thể đây là nguồn hàng có liên quan đến những nhân vật ‘anh hùng rừng lá thấp’ đã âm thầm hoạt động chống phá nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Và bản tin kiểu đó xuất hiện khá nhiều. Sau đó bặt đi gần một năm, mãi đến khi chuyện hợp đồng may quân phục Mỹ của một doanh nghiệp Việt Nam bị hủy, doanh nghiệp Việt Nam mất đứt hợp đồng trị giá hai tỉ USD, chuyện mới vỡ xòa.

Đào Như - SƠ LƯỢC LỊCH SỬ CHUYẾN CÔNG DU MỸ CỦA TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG


Chuyện tbt ĐCSVN ông Nguyễn Phú Trọng du hành Mỹ ngày càng trở nên xa vời- Từ ban đầu Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đưa ra lời mời ông Trọng du hành Mỹ- Rồi sau đó chính Ngoại trưởng John  Kerry lên tiếng mời ông Trọng, và cũng cho hay là có thể ông Trọng được tiếp đón theo phương thức như một nhân vật bình thường và tbt Trọng có thể gặp Tổng thống Obama ở một nơi nào đó ngoài phòng Bầu Dục (Oval Office) Bạch Cung. Nghe thật là bẽ bàng, trái quấy, lạ lẫm! Rồi sau chuyến thăm Bắc Kinh hồi đầu tháng Tư vừa rồi, ông Trọng được Tập Cận Bình, Chủ Tịch nước, Tổng Bí Thư ĐCSTQ, tiếp đón linh đình, trọng thị, theo đúng  nghi thức của nhà lãnh đạo của quốc gia: Dưới bước chân của ông Trọng có thảm đỏ, có 21 tiếng súng Thần công Đại bác chào mừng, có cả đại yến, có diễn từ đối đáp đúng theo nghi lễ ngoại giao quốc tế. Có lẽ chính 21 tiếng súng Thần công Đại bác chào mừng ông Trọng từ Bắc Kinh đã vang dội tới Washington làm thức tỉnh chính trị gia của Mỹ. Nổi máu anh hùng, Bạch Cung chính thức lên tiếng sẽ tiếp đón tbt ĐCSVN, Nguyễn Phú Trọng, theo đúng nghi lễ của một quốc khách không thua kém gì Bắc kinh: Cũng có thảm đỏ, cũng có 21 tiếng Đại bác Thần Công, cũng có Đại Yến. Thế mới biết trong mối quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam trên hồ sơ Biển Đông, Bắc Kinh bao giờ cũng có những bước trước Washington.  Trong thực tế, đến hôm nay có lẽ chỉ có Bắc Kinh và Washington còn coi trọng, còn tìm thấy lý thú trong việc ông Trọng du hành Mỹ. Đối với người dân Việt Nam việc này đã trờ nên quá nhàm chán, “biết rồi khổ lắm nói mãi ” . Vì họ biết chắc rằng ông Trọng trước sau gì ông cũng lần mò tới Mỹ cho bằng được, không phải hoàn toàn vì hồ sơ Biển Đông, mà có cả hồ sơ tranh chấp quyền lực của các nhóm chóp bu cộng sản trong nội bộ Ba Đình.

Thứ Tư, 24 tháng 6, 2015

Ngô Nhân Dụng - Bất công xã hội cản trở kinh tế

Đọc trên một tờ báo trong nước: Cầm trên tay hóa đơn tiền điện tháng Năm 2015, một phụ nữ  35 tuổi, ở quận Đống Đa, thành phố Hà Nội tính toán: “Bình thường mỗi tháng nhà tôi chỉ trả khoảng 400 ngàn đồng, tháng này vọt lên hơn 1.8 triệu đồng. Không hiểu ngành điện họ có tính sai không?”

Giá điện tăng vọt làm cả nước choáng váng. Nhưng đối với các “vương tôn, công tử” thì con số một, hai triệu đồng không đáng để lo nghĩ. Năm ngoái, trên các trang mạng đã sôi nổi khi mấy cậu ấm đưa lên mạng cho bà con đọc hóa đơn các bữa ăn chơi của mình. Một cậu chi 182 triệu trong một đêm, trong đó có 161 triệu tiền mua sáu chai rượu (tương đương hơn 7,000 đô la Mỹ). Một “thiếu gia” khác chi 218 triệu trong một đêm ăn chơi, trong đó có ba chai rượu ngoại quốc, mỗi chai 65 triệu đồng Việt Nam, gần 3,000 đô la một chai. Một đại gia thứ dữ, chi 400 triệu đồng, với bốn chai rượu mỗi chai 90 triệu, hơn 4,000 đô la.

Tương Lai - Bên ngoài trời còn có trời


Đây là mượn ý câu của Lý Giác, sứ Tàu đời nhà Tống, “thiên ngoại hữu thiên ưng viễn chiếu” tạm dịch là ngoài trời còn có trời, đừng có coi thường. Viên sứ Tàu sống ở thế kỷ thứ X này xem ra hiểu biết hơn, có viễn kiến hơn ngài ngoại trưởng họ Vương thế kỷ XXI (không hiểu có phải hậu duệ của Tổng binh Vương Thông thế kỷ XV đời nhà Minh bị nghĩa quân Lê Lợi đánh cho tơi tả để Nguyễn Trãi viết trong Bình Ngô đại cáo: “ra đến biển chưa thôi trống ngực, về đến Tàu còn toát mồ hôi”) dám tuyên bố liều mạng và xấc xược rằng: việc xây đắp các đảo nhân tạo, trong đó có Gạc Ma vừa cướp của Việt Nam, là xây trên sân nhà chúng nó.

Nhà văn Võ Thị Hảo - TBT Nguyễn Phú Trọng thăm Mỹ: Trong va li có một con rắn Trung hoa?

TBT Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng
viết từ Hà Nội

VN vừa ký thêm một „văn tự bán nước“?

Theo tin từ VN thì Nguyễn Phú Trọng sẽ sang thăm Mỹ từ 7 - 9/7/2015.

Nghe nói chính quyền Obama đã chuẩn bị một lễ đón tiếp trọng thể dành cho vị Tổng bí thư (TBT) lãnh đạo một trong những chính thể được xếp hạng tham nhũng và đồi bại nhất thế giới.

Không cần quan tâm đến nguyện vọng của dân và xu thế thời đại, ông dùng bộ máy đàn áp trói chặt người VN với đường lối và thể chế cộng sản. Khốn thay cho dân VN, chủ thuyết ấy và chính thể cộng sản độc tài lại là cái nôi đã ấp và nở ra những „ma cà rồng“  kếch xù gây tội ác lớn nhất chống lại loài người như Stalin, Lê nin, Mao Trạch Đông...

Mi Lâm - BÁO “LÁ CẢI” VÀ ĐẠI TÁ SON


Ngày 21/11/2013, tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 13, Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Thông tin – Truyền thông (Bộ 4T) Nguyễn Bắc Son trong phiên chất vấn đã có một phát ngôn để đời:
“Phải khẳng định trong xã hội chúng ta không có báo lá cải. Tuy nhiên có tờ báo trong một thời kỳ, thời điểm nào đó đã không thực hiện đúng tôn chỉ mục đích. Đây chỉ là hiện tượng thể hiện khuynh hướng báo lá cải”.

Nhân ngày báo chí Việt Nam (21/6), xin phép được bàn một chút về câu nói để đời của Đại tá Son (xin phép được gọi Ông như vậy vì quân hàm quân đội là thiêng liêng không thể từ bỏ, dù ông là Bộ trưởng thì ông vẫn là một ông Đại tá làm Bộ trưởng kiểu ông Đại tá Gaddafi làm Tổng thống Lybia đến mấy chục năm). Trước tiên hãy thử tìm hiểu khái niệm về thuật từ “báo lá cải” (Tiếng Anh là tabloid). Cái này thì lên google gõ cái là ra ngay, đại loại có hai cách hiểu.

VOA - Trung Quốc dùng tiền để khống chế Việt Nam?

Công nhân làm việc tại một dây chuyền lắp ráp tàu ở Trung Quốc. 13 chiếc tàu điện của Trung Quốc mà Việt Nam tính mua của một công ty ở Bắc Kinh trị giá hơn 60 triệu đôla. Tàu mô hình sẽ được giới thiệu với người dân vào cuối năm 2015, và tàu sẽ được đưa về Việt Nam năm 2016.
Dư luận trong nước những ngày qua dậy sóng sau khi một quan chức chính phủ tuyên bố Việt Nam buộc phải mua 13 đoàn tàu của Trung Quốc vì “điều kiện ràng buộc” về vay vốn giữa chính quyền hai nước.

Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng mới được báo chí trong nước trích lời cho biết rằng dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông ở Hà Nội phải sử dụng tàu điện mua của nước láng giềng phương bắc theo một hiệp định vay tín dụng ký giữa chính phủ hai nước từ năm 2008.

Ông Thăng cho biết thêm rằng chính vì việc mua tàu này, mà ông đã bị nhắn tin đe dọa và thậm chí có người còn đặt dấu hỏi về quan hệ của ông với Trung Quốc.


Thứ Ba, 23 tháng 6, 2015

Bùi Tín - Vài điều tản mạn về báo chí


Ngày 21/6 năm nay, ở trong nước ngành tuyên huấn làm om sòm về kỷ niệm chẵn 90 năm «Ngày báo chí cách mạng». Có một cuộc họp lớn bao gồm nhiều nhà báo kỳ cựu, được gọi là các nhà báo lão thành. Nhìn trên ảnh, thì ra toàn các cụ đồng nghiệp, đồng chí cũ của tôi. Họ nói những gì? Thì ra toàn là chung giọng điệu cổ lỗ, ca ngợi báo đảng CS, tâng bốc nhau, một chiều, mẹ hát con khen hay, đến phát ngấy. Thật đáng thương hại.

Năm 1985, nhân kỷ niệm chẵn 60 năm ngày 21/6, Bộ Chính trị Đảng CS hồi ấy ra quyết định «từ nay gọi Ngày 21/6 là Ngày Báo chí Việt Nam, không gọi là Ngày Báo chí Cách mạng VN nữa, để tỏ rõ ở ta chỉ có một nền báo chí do Đảng CS lãnh đạo». Vậy mà bỗng nhiên năm nay người ta lại làm rùm beng trở lại về «Ngày báo chí cách mạng VN». Đúng là cái lưỡi CS, nói xuôi, nói ngược, «nói lời lại nuốt lấy lời như chơi». Cái lưỡi báo chí CS là thế, hay thật!

Kính Hòa/RFA - Khóc cho trận bóng, khóc cho đàn trâu


Khóc cho bóng đá, ai khóc cho ngư dân?

Khóc cho bóng đá

Nhạc sĩ, blogger Tuấn Khanh mô tả tuần lễ vừa qua là một tuần lễ đầy nước mắt:
Chỉ trong một tuần, đã có thật nhiều nước mắt đổ xuống trên toàn cõi Việt Nam. Với nhiều lý do. Nước mắt tràn trên các trang báo, bi thương trong các lời mô tả.

Đó là đoạn mở đầu của bài viết mang tựa đề Tuần lễ nước mắt. Người nhạc sĩ thấy rằng nhiều thanh thiếu niên Việt nam đã khóc ngất khi đội tuyển bóng đá quốc gia thua trận, những giọt nước mắt tuôn trào trên khắp màn ảnh truyền hình.

Lê Phan - Ai mua nhà ở Hoa Kỳ?


Nhật báo chuyên về kinh tế tài chánh Financial Times có trụ sở ở Anh mới đây có bài cho biết người dân Trung Quốc nay đứng đầu trong số những người ngoại quốc mua nhà tại Hoa Kỳ, tính cả trên số đơn vị nhà, số lượng tính bằng đô la và kể cả luôn những giá cả kỷ lục. 

Đó theo tờ báo là theo một bản phúc trình của Hiệp Hội Quốc Gia các nhà địa ốc (National Association of Realtors-NAR) vốn theo dõi các việc mua bán nhà trên toàn quốc.

Theo thống kê này thì trong 12 tháng kết thúc vào cuối tháng 3, người Hoa đã chi ra 28.6 tỷ đô la chỉ để mua nhà ở tại Hoa Kỳ, một sự gia tăng 30% so với năm ngoái và hơn hai lần rưỡi số tiền mà người Canada chi ra để mua nhà ở Hoa Kỳ. Dân Canada là nhóm thứ nhì mua nhà ở Hoa Kỳ.

Trần Vinh Dự - Những gì bắt đầu từ đây sẽ làm thay đổi thế giới


(Bài nói chuyện với các sinh viên nhận học bổng của Broward College Việt Nam năm 2015)
Một trong những niềm vui lớn nhất của một người làm giáo dục là tạo cơ hội cho những người không có cơ hội, biến giấc mơ thành hiện thực, tạo cảm hứng để từ đó đem lại động lực cho những người không có động lực thay đổi, phát hiện những tài năng để biến tiềm năng thành năng lực thực sự. Hôm nay là một ngày như thế.
Khi tôi đang làm tiến sĩ tại đại học tổng hợp Texas-Austin, khẩu hiệu của trường khi đó là “what starts here changes the world”(những gì bắt đầu từ đây sẽ làm thay đổi thế giới). Lúc đấy, tôi hay nghĩ đến khẩu hiệu này với một sự mỉa mai. Thay đổi thế giới, theo cách tôi hiểu, là câu chuyện quá lớn lao, và vì thế nghe nó rất rỗng tuếch. Tôi sẽ tốt nghiệp khỏi ngôi trường đó, và trở thành một người bình thường, chẳng làm gì để có thể thay đổi thế giới. Có tôi hay không thế giới vẫn vậy.

Lê Diễn Đức - Báo chí cách mạng nói thật ăn đòn


Ngày 21 tháng 6 là ngày kỷ niệm 90 năm báo chí cách mạng Việt Nam, 21 tháng 6, 1925-21 tháng 6, 2015.

Tôi nhắc lại một cách nghiêm túc rằng, đây là “báo chí cách mạng Việt Nam!”

“Báo chí cách mạng” vì thực chất nó là phương tiện tuyên truyền của một nhà nước độc tài, toàn trị Cộng Sản.

Tại Việt Nam hoạt động báo chí không phải là một hoạt động dân sự, không phải là tấm gương phản chiếu hiện thực và lành mạnh hóa xã hội.

Thứ Hai, 22 tháng 6, 2015

Đào Hiếu - Bi kịch của thiên tài



Nhân vụ xây văn miếu Khổng Tử ở Vĩnh Phúc, xin mời tham khảo mấy suy nghĩ về Khổng Tử.



Khổng Tử và Các-Mác đều là triết gia. Cả hai đều muốn áp dụng học thuyết của mình cho cả thiên hạ. Cái “thiên hạ” của Khổng Tử là tập thể các nước thời Xuân Thu còn cái thiên hạ của Mác là các nước nghèo trên thế giới. Cả hai đều không câu nệ đến vấn đề biên giới, dân tộc, mà có tham vọng dùng học thuyết của mình để mưu cầu hạnh phúc ở bất cứ nơi đâu. Và cả hai đều đã thất bại thê thảm.Tại sao?

Con người có hai BẢN NĂNG GỐC. Freud gọi bản năng thứ nhất là tính dục (libido), và La Rochefoucauld gọi bản năng thứ hai là lòng ích kỷ (egoism). Lòng ích kỷ khiến con người luôn hướng về “tư hữu”. Bản năng truyền giống khiến con người luôn hướng về “sắc dục”. Hai thứ bản năng ấy chi phối mọi sinh hoạt, mọi suy nghĩ, mọi hành động, mọi cảm xúc của loài người.

Chu Hảo - Về công trình Văn miếu ở Vĩnh Phúc


Gần đây công trình Văn miếu đang xây dựng ở tỉnh Vĩnh Phúc đã được bàn luận sôi nổi trên các phương tiện truyền thông. Nhưng lại một lần nữa chúng ta bị đặt trong tình thế bàn chuyện “đã rồi”: đã được chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt và cấp kinh phí để khởi công từ tháng 8 năm 2010; đã tiêu hết kinh phí dự toán là 271 tỷ VNĐ, đã dự trù bổ sung 43 tỷ nữa mà chưa chắc đã đến hồi kết. Chắc là chẳng dừng được nữa, chỉ còn có thể làm được một việc góp ý kiến để kết thúc công trình cho hợp lý và tiếp tục “mổ xẻ” rút kinh nghiệm cho các dự án trong lĩnh vực Văn hóa vốn đã đầy rẫy tai tiếng.

Nguyễn Đình Ấm - Ngày kỷ niệm buồn của giới báo cung đình cộng sản


Hôm nay gọi là “ngày báo chí cách mạng VN”, là ngày báo chí “nô bộc” của đảng CSVN như nhà báo Lê Phú Khải nói. Ngày này giới báo chí “công cụ” kỷ niệm có lẽ là buồn nhất so với những ngày trước kia, do làm “công cụ” thời nay cũng khó hơn bao giờ hết.

Hôm trước ông Hữu Thọ cỡ “cây đa, cây đề” trong giới đã thốt lên ” 50 năm cầm bút nhưng chưa chưa bao giờ thấy báo chí mất uy tín như bây giờ”!

Điều đó là tất nhiên thôi, thưa ông. Bởi vì, báo chí chuyên tuyên truyền cái tốt, thêu dệt thành tích cho đảng, nhưng bản thân đảng lại tha hóa, tham nhũng “nhìn đâu cũng thấy, sờ đâu cũng có” thì chẳng khác gì bắt anh thợ sơn phải sơn lên bức tượng gỗ đã mục nát.

Trần Đăng - Chuyện về một cô gái


Tôi vẫn thường lân la đến các trụ sở Tòa án cấp huyện, cấp tỉnh, chỉ để xem lịch xét xử trong tuần, trong tháng. Mục đích của tôi là tìm một vài để tài để viết cho một tờ báo tỉnh lẻ.

Một lần, tôi trông thấy một thanh niên. Nhìn sơ qua là biết anh đã bị viêm màng não từ thuở nhỏ. Cặp mắt anh vô hồn, miệng mấp máy những câu vô nghĩa và tay chân cứ động đậy vô thức. Anh ngồi trên chiếc xe lăn, do một người đàn bà có đôi mắt ti hí đẩy đi. Hỏi người thư ký phiên tòa mới biết. Anh là người Đài Loan, đến Tòa để tham dự phiên xét xử vụ ly hôn giữa anh và vợ, một cô gái Việt Nam.

Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ RFA - Khong?Thực chất dự án Con đường tơ lụa mới của TQ?

Bản đồ Con đường tơ lụa trên biển do Trung Quốc đề xuất. - Courtesy biendong.net

Tọa đàm về ‘Con đường tơ lụa của Trung Quốc’ diễn ra hôm nay 20 tháng 6 tại Hà Nội do Trung Tâm Minh Triết tổ chức. Thực chất của dự án này là gì và Việt Nam cần nhìn nhận nó ra sao?

Trình bày ‘Con đường tơ lụa’ thế kỷ 21

Báo cáo chính được trình bày tại cuộc tọa đàm mang tên “Tơ lụa đạo- Cách thế giới sẽ về chầu Trung Quốc’, do tiến sĩ Trịnh Văn Định thuộc Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn trình bày.

Trong báo cáo có đoạn nêu rõ “Nếu như Hán Vũ Đế mở ra con đường tơ lụa thông sang phía Tây với tâm thức và khát vọng là Tây vực về chầu Thiên Triều, Tùy Dạng đế thiết lập và khai thông hệ thống Đại Vận Hà để cai trị và mở đường về chầu từ bốn phía. Ngày nay hệ thống tơ lụa trên bộ và đặc biệt mở ra vô tận trên biển, thì phải chăng mục đích của đế chế không chỉ dừng lại ở phía Tây hay trong nội địa Trung Hoa, trong đất liền nữa, mà còn muốn tiến ra phía Đông, ra Biển Đông và vùng biển xa hơn nữa để toàn thế giới về chầu Thiên triều?!

Một diễn giả khác là tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng nêu rõ ‘Vành đai Kinh tế Con đường Tơ lụa là một ‘sáng kiến đúp/sáng kiến kép’ bao gồm ‘Con đường Tơ lụa mới’ và ‘Con đường tơ lụa trên biển của thế kỷ 21’. Các nhà hoạch định chính sách của nhiều nước đều đang đứng trước các nan đề không dễ dàng tìm lời giải. Một mặt thấy khó cưỡng lại sức hút của ‘đại dự án’ này, vì nó được quảng bá như một dự án kinh tế- thương mại. Mặt khác, không thể không nhận ra tham vọng truyền thống cũng như tính đơn nhất và ý đồ chính trị hóa của Trung Quốc thông qua hệ thống ‘Con đường tơ lụa mới’ và ‘Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21’.”

Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2015

Trần Mộng Tú - MẸ VÀ CON


(Một đêm mất ngủ, chập chờn giữa tỉnh và mơ)  

Buổi chiều đang xuống từ vòm cây trứng cá, chị đứng nhìn mẹ giũ mái tóc ướt trong ánh nắng vàng nhạt, tóc mẹ dài lắm, dáng mẹ cao, mẹ mặc bộ quần áo lụa màu mỡ gà. À cái màu này lạ lắm, phải lớn lên ở quê chị thì mới hiểu được tại sao lại gọi cái màu vàng vàng, bong bóng ấy là màu mỡ của con gà.

Màu mỡ gà thường dễ lẫn vào màu da phụ nữ. Mẹ quay lại nhìn chị, tóc mẹ làm ướt cả một khoảng trên vai áo, chị nghe thấy mẹ nói, nhưng không rõ mẹ nói gì, chị nghe được cả tiếng gió lao xao rung rung những chùm lá của cây trứng cá. Mẹ đứng chải tóc, rồi bỗng dưng lại không thấy mẹ nữa, mẹ biến mất vào trong màu mỡ gà rồi. Chao ôi, chị khóc ôi là khóc!

Phạm Xuân Đài - Mẹ giơ tay đón


(viết nhân đọc bài Mẹ và Con của Trần Mộng Tú)
 
Trần Mộng Tú bắt đầu bài viết Mẹ và Con bằng câu: Buổi chiều đang xuống từ vòm cây trứng cá...  Một cách điềm tĩnh, thản nhiên, như đang tả một cảnh chiều bình thường. Nhưng không phải, buổi chiều đó không có trong hiện tại, mà chỉ hiện ra trong tâm trí đang chờn vờn mê ngủ của tác giả. Tác giả kể lại hôm sau: Tôi đi ngủ lúc mười một giờ rưỡi tối qua, được một giấc ngắn chợt thức dậy, nằm đếm cừu mãi vẫn không ngủ lại được, trong lòng lại tự nhiên thấy nhớ mẹ quá, mẹ đã mất cách đây hai mươi lăm năm... Bèn ra ngồi vào máy bắt đầu viết trong trạng thái tâm thần mông lung... 

Nguyễn Hồng Nhung - Người đàn ông của chợ

Minh họa, tranh của họa sĩ Nguyễn Thụ
Trước đó mười năm, họ đã từng nhìn thấy nhau. Trong công viên thành phố. Người đàn ông ngồi trên chiếc ghế đá, lặng lẽ hút thuốc, ngắm nhìn những đứa con nhỏ vui đùa. Cô đang lang thang giữa những khóm hoa, chợt nhìn thấy anh, nhận ra người bạn học cùng khóa thuở nào. Anh mời cô ngồi, họ trò chuyện bâng quơ về  mọi đề tài, sôi nổi và đầy lo lắng.

- Phải đi thôi, sống thế này ngột ngạt quá- anh bảo.

- Tuần sau em đi, anh nói đúng, em luôn mơ về một chân trời khác…

Họ lại tình cờ gặp nhau, sau nhiều năm.

Vẫn người đàn ông hút thuốc, khói mờ bay, phủ kín đôi mắt nhìn xa xăm.
Một thùng sắt bưu điện chuyên dùng để chở hàng hóa, thường được gọi là côngtenơ mở toang, giữa chợ. Một chợ giời đông Âu. Những năm cuối của thế kỷ XX.

Katharina Borchardt - Phỏng vấn nhà văn Nguyễn Huy Thiệp: Vui mừng chiến thắng và vết hằn của chiến tranh Việt Nam

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (Hình: internet)

Katharina Borchardt 
(Neue Zürcher Zeitung) 1]
Trần Huê (Diễn Đàn Việt Nam 21) chuyển ngữ 

Katharina Borchard : Ông Nguyễn, tôi muốn nói chuyện với ông về cuộc chiến Việt Nam…
Nguyễn Huy Thiệp : Vâng, chuyện của nước tôi là vậy. Nói về Việt Nam thì hầu như lúc nào cũng xoay quanh chuyện chiến tranh. Thật ra cũng chẳng có gì làm lạ cả: Chiến tranh ở đất nước chúng tôi đã triền miên từ năm 1946 cho mãi đến năm 1989. Chẳng những chúng tôi trải qua chiến tranh gọi là “cuộc chiến Việt Nam”, như vẫn được gọi ở Tây phương, nhưng còn các cuộc chiến chống thực dân Pháp, cũng như chiến tranh chống Trung Quốc và Cam Bốt. Đó là những thập niên đầy gian khổ.


Katharina Borchard : Ông đi học và học đại học trong thời gian chiến tranh giữa 2 miền Nam và Bắc Việt Nam. Năm 1970 ông thành thầy giáo làng ở vùng núi đông bắc của Việt Nam. Vào thời đó, phần lớn chiến cuộc đã diễn ra ở miền Nam của nước ông.

Võ Phiến - Nguyên vẹn (Kỳ 19)


Đến đây Dung thấy cái viễn tượng cảnh đôi mẹ con nàng thật khiếp hãi: Mẹ nàng đã lẻ loi ở quê hương, sang đây lại càng lẻ loi không thể tìm đâu ra một tâm hồn bầu bạn trong tuổi già. Ở Việt Nam, dù không chồng nhưng còn có bà con láng giềng, có bạn bè thân hữu; sang đây rồi bà càng về già, nỗi cô đơn sầu muộn càng thấm thía, biết có chịu nổi? Còn nàng nữa... Tự dưng Dung thấy tối tăm mặt mũi, tưởng như bao nhiêu đau khổ trên đời dồn trút lên đầu mình một lượt. Nàng ngồi dựa vào tấm vách gỗ, hếch mặt ngửa lên trời, nhắm tít cả hai mắt... Nắng ấm chan hòa dội xuống người nàng, gió thổi những sợi tóc phơ phất trên trán, trên má, làm quẹt nhẹ đuôi tóc lên chót mũi nàng.

Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2015

NGÔ THẾ VINH - CON ĐƯỜNG MẶC ĐỖ TỪ HÀ NỘI SÀI GÒN TỚI TRƯA TRÊN ĐẢO SAN HÔ

Nhà văn Mặc Đỗ
Mặc Đỗ nhà văn, nhà báo, dịch giả là một trong những tên tuổi của văn học Miền Nam trước 1975. Sau 1975, sang Mỹ tỵ nạn ở cái tuổi 58 còn tràn đầy sức sáng tạo nhưng anh đã chọn một cuộc sống quy ẩn, chữ của Mai Thảo. Mặc Đỗ gần như dứt khoát không xuất hiện hay có tham dự nào trong sinh hoạt cộng đồng văn chương ở hải ngoại -- [biển ngoài, chữ của Mặc Đỗ], thái độ chọn lựa đó khiến tên tuổi anh hầu như rơi vào quên lãng.

TIỂU SỬ MẶC ĐỖ

Tên Đỗ Quang Bình, sinh năm 1917 tại Hà Nội trong một gia đình Nho học nhưng hấp thụ một nền văn hoá Tây phương. Học Luật nhưng không hành nghề và chọn viết văn. Tên Mặc Đỗ được thân phụ đặt cho, có nghĩa là người họ Đỗ trầm lặng. Khởi đầu viết khá sớm các truyện ngắn, kịch và dịch sách đăng báo. Sau Hiệp định Geneve 1954 di cư vào Nam, cùng với Nghiêm Xuân Hồng, Vũ Khắc Khoan thành lập nhóm Quan Điểm, xuất bản sách của các thành viên trong nhóm. Về sinh hoạt báo chí, Mặc Đỗ đã cùng với các nhà văn Vũ Khắc Khoan, Tam Lang Vũ Đình Chí, nhà thơ Đinh Hùng, Như Phong Lê Văn Tiến, Mặc Thu Lưu Đức Sinh sáng lập tờ nhật báo Tự Do đầu tiên ở Miền Nam. Sau 1975 Mặc Đỗ tỵ nạn sang Mỹ.

Ngô Nhân Dụng - Nguồn gốc sức mạnh của IS


Abu Bilal al-Homsi là một chuyên viên tin học, sống ở Homs, Syria; năm 2012 thành phố bị quân IS đánh chiếm. Năm sau, al-Homsi bắt đầu hoạt động cho IS. Abu Homsi tiêu biểu cho hàng chục ngàn thanh niên Á Rập chạy theo phong trào cực đoan “Quốc gia Hồi Giáo.” Họ là những người Á Rập theo giáo phái Sun Ni.

Abu Bilal al-Homsi phụ trách tuyên truyền và báo chí nên hãng thông tấn AP đã liên lạc với anh ta trong ba năm nay, mới đây đã biết tin anh làm đám cưới. Cô dâu chỉ gặp anh trên mạng, thán phục những bài anh viết. Cô đã từ bỏ gia đình ở Tunisia, tới Syria qua ngả Thổ Nhĩ Kỳ, gia nhập đạo quân IS. Cuối tháng Năm vừa qua, Homsi hỏi cưới cô sau khi, theo đúng phong tục Hồi Giáo, đã xin phép người anh ruột cô, cũng là quân IS. Để làm đám cưới, Homsi đi một quãng đường 250 cây số đầy nguy hiểm tới Raqqa, thủ đô của “Quốc gia Hồi Giáo.” IS trợ cấp họ một số tiền tương đương với 1,500 đô la. Bình thường, IS vẫn trợ cấp mỗi đám cưới 500 đô la, nhưng vợ chồng Homsi được ưu đãi vì cô dâu là một bác sĩ và biết nói bốn thứ tiếng.