Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2015
Cao Huy Huân - Tiền về nơi đâu?
Mấy hôm nay, cư dân mạng xã hội chia sẻ với nhau thông tin “giật mình” về vụ chi 18 tỷ chăm sóc cây xanh tại một quận ở Cần Thơ. Tôi lập tức nhớ lại lại bài nhạc chế “tiền về nơi đâu” bằng cả sự chua chát và thấm thía về một quốc gia vừa thoát ngưỡng nghèo về mặt chỉ số kinh tế, nhưng người dân cần lao vẫn vất vả quanh năm.
Chăm
cây xanh hay chăm “chủ” cây xanh?
Nhiều
người cho rằng báo chí thích giật tít bẻ tựa để “câu view” hay “câu like”.
Nhưng vụ 18 tỷ đổ vào việc chăm sóc cây xanh, với tôi không chỉ là một chuyện
“giật mình” mà là kinh tởm. Không kinh tởm sao được khi công ty trúng thầu hơn
18 tỷ, trong khi thuê công ty ngoài thực hiện chỉ ngót 5 tỷ đồng cho một năm.
Một đứa trẻ con cũng có thể thấy số tiền trúng thầu cao hơn 300% số tiền thực
tế, nếu không muốn nói “phô trương” hơn một chút là 400%. Bản thân tôi xin “nhẹ
tay” đặt dấu chấm hỏi về luật pháp, quy định chi tiêu và đạo đức nghề nghiệp
đối với các vị quản lý số tiền hơn chục tỷ còn lại. Hơn chục tỷ tôi nhẩm
tính sẽ đổi lấy được không ít nhà tình nghĩa, tình thương, học bổng cho trẻ em
nghèo, công trình phúc lợi công cộng, hay hàng tá thứ khác và tôi chắc mẫm nếu
các vị quan chức thực hiện thì không thiếu người dân vỗ tay hoan nghênh, có khi
còn “đội” các vị lên đầu như những đấng cứu rỗi cuộc sống nghèo nàn và khốn
nạn.
Nhưng
tôi tính sao bằng các phép tính của các vị. Khi các ngành chức năng chưa giải
thích cho rõ ràng tung tích hơn chục tỷ/năm, chưa tính số tiền “chăm sóc cây”
nhiều năm trước đó, tôi thử tưởng tượng nếu “ai đó” sử dụng số tiền đó để phục
vụ lợi ích cá nhân hay lợi ích nhóm, thì sẽ có bao nhiêu biệt thự được xây lên,
xe hơi sang chảnh, nền nhà rộng tít tắp, cửa hiệu sang trọng được mở, vàng bạc
đầy tủ, thậm chí là hàng tá cuộc nhậu nhẹt xa xỉ với những món ăn đắt tiền mà
người dân có nằm mơ cũng chẳng dám chạm miệng hoặc sờ môi.
Từ
đầu năm 2015, Hà Nội, Sài Gòn rộ chuyện chặt cây cổ thụ, trồng cây “vàng tâm”,
vốn là những cây mỡ èo uột và yếu ớt. Trong một ngày, con đường Nguyễn Chí
Thanh (Hà Nội) từ màu xanh chuyển sang màu… nắng. Cái không khí ô nhiễm nặng nề
tiếng ồn, khói bụi nay mất hẳn cây xanh càng khiến đất trời oi bức và phẫn nộ
thay cho dòng người vẫn lũ lượt nhích xe giữa giờ cao điểm để kiếm kế mưu sinh.
Trong khi đó, những gã vốn phải nếm trải cái nắng, cái gió thì được
ngồi trong những chiếc xe sang trọng được gắn máy lạnh phì phò như tiếng thở
nặng nhọc của những người dân cứ mãi cắm đầu cày cấy để đóng thuế “song phẳng”
cho nước nhà. Và rồi những hàng cây nằm xuống, chẳng biết số “củi” chất lượng
cao ấy sẽ về đâu? Hay lại là những chiếc bàn, chiếc ghế, bộ sofa quý giá được
trưng bày trong những ngôi nhà sang trọng mà Tổng thống Obama có đến thăm chắc
cũng phải “thèm thuồng”.
Và
nay đến chuyện bỏ hàng chục tỷ “chăm cây xanh” một cách vô thưởng vô phạt và
khó hiểu đến mức người dân có thể tưởng tượng ra bất cứ thứ tiêu cực nào đang
âm ỉ
phía sau những bộ hồ sơ tuyển nhà thầu và màn “lại quả”. Đến chuyện chăm sóc,
quản lý cây xanh – tưởng chừng đơn giản – mà các ngành chức năng cũng phải
khiến dân đắn đo và lo nghĩ cho số phận đồng tiền xương máu mà họ cực khổ góp
lại. Hơn chục tỷ, các vị không chăm sóc cây, thì các vị chăm sóc ai?
Văn
hóa “quỹ đen”
Tôi
phải “thán phục” nhiều quan chức nhà mình vẫn sống hoài với cái văn hóa “quỹ
đen” hay “lại quả”. Dẫu biết tính quy chụp không mang đến sự tích cực tuyệt
đối, nhưng xin thưa sau hàng loạt vụ “ăn kê” tương tự, như vụ Nhật Bản, Nam
Triều Tiên, Ngân hàng Thế giới… tố quan chức Việt Nam tham nhũng, hối lộ, lập
quỹ đen trong các công trình lớn, thì bản thân tôi cũng không còn đặt nhiều
niềm tin về tính minh bạch phía sau những gói thầu.
Báo
chí và chuyên gia nói hết lời, tốn không biết bao nhiêu giấy mực về chuyện minh
bạch phía sau những gói thầu trong cơ chế thầu của Việt Nam hiện tại. Cơ chế
đấu thầu kiểu gì mà “người mua” lại sẵn sàng chấp nhận một cái giá cao gấp 3
đến 4 lần so với giá thực? Minh bạch ở đâu khi hầu hết các gói thầu “dính nghi
án tham nhũng” đều thể hiện rõ sự nhập nhằng trong chi tiêu và chồng chéo về
mặt quản lý? Tại sao khi xã hội hiện đại với hàng loạt các hệ thống kế toán,
chính phủ điện tử, giám sát công trình tiên tiến… thì nhiều dự án thầu tại Việt
Nam vẫn “khó hiểu” về chuyện tài chính lẫn chất lượng? Để rồi dân phải chấp
nhận những “ván bài” của các nhà quan, vốn tiền mất tật mang, đất nước mãi
chẳng thoát được cảnh đầu tư nhiều mà dân chẳng hưởng được bao nhiêu.
Vào
giai đoạn 2010, tôi làm việc tại một doanh nghiệp chuyên tổ chức sự kiện lớn,
trong đó khách hàng là các tỉnh khu vực miền tây Việt Nam. Vốn được phân công
quản lý mảng tài chính và báo giá, tôi hiểu thừa cái trò “quỹ đen” và “lại quả”
của các quan nhà mình. Các sự kiện do huyện, thành phố, tỉnh đăng cai đều được
rao với giá trên trời, có khi trên mức chục tỷ đồng. Và “luật chơi” cũng do các
quan đưa ra, với mức 10-15%, thậm chí có khi lên đến 20-25% tổng giá trị chương
trình sẽ được chuyển về tay của một vài “ông lớn” vốn có quyền quyết định ai sẽ
trúng thầu. Để bù số tiền dôi ra này, doanh nghiệp được quyền “kê giá”. Ví dụ,
thuê ca sĩ chục triệu đồng, doanh nghiệp nhắm mắt kê gấp ba, gấp bốn. Hệ thống
đèn chiếu sáng, trang trí tầm vài chục triệu, thì giá sẽ được báo là hơn trăm
triệu. Thế nhưng các quan vẫn nhắm mắt ký lấy ký để, và rồi nhịp tay nhận tiền
“lại quả”. Sếp tôi thỏ thẻ “phải biết điều với mấy anh quản lý”, nhất là trước
và sau sự kiện; dịp lễ tết và những ngày “mấy ổng” thấy buồn. Lượng tiền dôi ra
mỗi sự kiện để “lại quả” nếu ít thì vài trăm triệu, nhiều thì lên mức tiền tỷ chứ
chẳng phải chuyện đùa.
Quyền
giám sát của dân ở đâu?
Ở
các nước lớn, kính thưa các đồng chí rằng việc giám sát tài chính rất ngặt
nghèo. Hãy thử nhìn cảnh Tổng thống Obama phải làm việc không lương khi Hạ viện
Mỹ không quyết chi ngân sách. Sẽ không có chuyện nhà nước cứ âm thầm chi rồi âm
thầm quyết toán, để rồi khi dân biết thì mọi chuyện đã rồi. Một doanh nghiệp Mỹ
lắc đầu ngán ngẫm khi kể về văn hóa “quỹ đen” của quan chức Việt. Tại Mỹ, doanh
nghiệp chi bất kỳ thứ gì cũng phải có lý lo và minh chứng, trong khi “đút tiền
hối lộ” thì hóa đơn đỏ đâu ra? Nhưng hãy thử không chung chi, thì hàng hóa nhập
cảng sẽ cứ ì ạch mãi không ra được. Thế nên doanh nghiệp rơi vào thế tiến thoái
lưỡng nan.
Nhiều
ý kiến đề xuất phải có cơ chế giám sát tài chính được quy định trong Hiến pháp.
Nhưng bản thân tôi nghĩ “đường đi ấy còn xa”, bởi không phải dễ triệt tiêu các
quan điểm của lợi ích nhóm. Nhưng nếu cứ mãi sống trong cái cơ chế chi tiêu
quốc gia – vốn lấy tiền mồ hôi nước mắt của dân – thì chẳng biết đến bao giờ dân
mới có quyền giám sát?
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét