Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2015

Trần Mộng Tú - Phong cảnh Nhật và người Nhật (kỳ 2)


TOKYO 
Nhóm chúng tôi, sau khi ở Kyoto năm ngày, bay qua Tokyo nhập vào nhóm đi theo Tour. Tổng cộng 39 người. Đây là nhóm Tour tổ chức riêng của người trong gia đình với một số bạn thân nên rất vui, thoải mái.
Chúng tôi tới Tokyo vào mùa lễ hội nên khách sạn lúc nào cũng hết chỗ, tuy Tour đã đặt trước cả nửa năm nhưng không nơi nào chúng tôi được ở hai đêm, trừ ba ngày đầu ở ngay Tokyo. Sau đó chúng tôi dùng xe bus của Tour và tầu hỏa để đi đến các tỉnh lẻ.

NGÔ NGUYÊN DŨNG - Mùa Thơ Ấu Mù


Phóng dịch một trích đoạn tiểu thuyết,
nguyên bản Đức ngữ:"Tausend Jahre im Augenblick"(Trong khoảnh khắc ngàn năm),cùng tác giả.
Kể từ lần viếng thăm giữa khuya của nhà truyền giáo, kỳ lạ thay, thỉnh thoảng thầy Thông lại tự hỏi về lai lịch mình cũng như về niềm tin tôn giáo. Chính thầy cũng không rõ, cha mẹ mình là ai và quê quán ở đâu. Thầy chỉ biết mình xuất thân từ một cô nhi viện vùng ngoại ô Sài gòn, sống bằng tiền bố thí của những nhà hảo tâm và được vài mụ đàn bà cao số chăm sóc. Vài đứa lơn lớn còn đặt chuyện dèm pha mấy bà giữ trẻ hỗn danh phù thuỷ: bà này ế chồng vì xấu xí và hôi hám, còn bà nọ bị gia đình làng xóm cạo đầu bôi vôi, đuổi đi vì tội lang chạ.

Nguyễn Nam An - chiều lễ phương xa chợt nhớ nhà


ở nơi có bánh mì bà Núi
có nhà thầy Đáo với cô Hương
có Thuận Lập B mà tối tối
Nhân Dân Tự Vệ gác đêm buồn
 
lúc đó anh vẫn còn đi học
đêm về qua giếng tắm nào hay
mười mấy những ngày xanh trăng nhất
vài năm sau đôn quân bỏ đi luôn
 
bỏ xóm bỏ phường bỏ bên kia đất nước
chiều lễ phương xa chợt nhớ nhà
nơi trễ và bạn bè lúc trước
trở về biết kẻ mất kẻ xa
 
Trung chết Tuy Hòa chưa thấy xác
Phạm May về lại bỏ cuộc chơi
những thằng đáng chết sao không chết
biết hỏi ai đây hỡi đất trời
 
nơi người giết người trong câm lặng
người trả thù người hèn hạ đâm
một gươm chí tử nơi người sống
người chết cuốc lên dẹp chỗ nằm
 
ở nơi đất nước dần dần mất
chúng nó hèn chỉ nói láo là ngon
và… ngu!
 
nguyễn nam an


HÀ KỲ LAM - MƯA GIÓ XA MUÔN TRÙNG


Qua truyện này tác giả xin thắp một
nén hương lòng cho nhạc sĩ Văn Cao
Mới hơn tám giờ tối mà mọi nhà trong khu quận lỵ nhỏ bé nầy đều cửa đóng then gài. Chỉ có ánh đèn le lói qua các khe hở của vách ván là dấu hiệu người ta còn thức. Mưa vẫn nặng hạt và đều đều, với từng cơn gió thỉnh thoảng đẩy làn mưa thành những đường chỉ buông xiêng xiêng trước ánh đèn xe. Có lẽ một phần vì tình hình chiến sự có vẻ bất ổn sau một loạt đột biến như các vụ di tản chiến thuật ở Miền Trung, rồi ở Cao Nguyên, và một phần vì trời mưa, nên người dân ở đây đi nghỉ sớm. Chiếc xe jeep nhà binh dừng trước một căn nhà mái tôn với ánh đèn bên trong hắt qua các khe của cửa sổ lá sách đã đóng lại. Rạng nhảy ra khỏi xe, và tài xế cho xe lao đi. Chàng dò dẫm mấy bực thềm trước khi có thể chạm tay vào cánh cửa. Chàng đứng im nghe ngóng mấy giây. Im phăng phắc - không có lấy một tiếng xầm xì bên trong. Dán mắt vào một khe hở của vách ván, Rạng vừa thoáng thấy bóng dáng Trâm đang ngồi chấm bài bên ngọn đèn dầu. Trâm là một cô giáo mấy năm nay.

Thảo Trường - Đá mục (Kỳ 7)


Ông đồn trưởng gặp lại anh lính trẻ truyền tin ở trại tù binh sau hai mươi năm. Anh ta kể cho ông nghe những thay đổi trong đời, anh cũng được về học lớp chuyên môn binh chủng ít lâu sau, rồi đổi đi đơn vị khác, rồi sau xin theo học trường Đồng Đế, Nha Trang. Năm 1975 anh cũng đã là sĩ quan vì thế phải đi đày ở tuốt Miền Bắc... mới có dịp gặp lại “xếp” cũ. Sự đời loanh quanh luẩn quẩn. Bẵng đi từ ngày xa xưa đó, ông đồn trưởng đủ hai năm biên giới được rời tiền đồn về đơn vị ở đồng bằng, thầy trò tưởng sẽ không gặp nhau, nay lại hội ngộ trong hoàn cảnh sa cơ, thất thế, bẽ bàng, nhưng cũng rất mừng rỡ. Có điều xoay chiều là thay vì thẩm quyền nâng đỡ thằng em nay thằng em lại là kẻ có điều kiện giúp đỡ ông thầy. Anh ta nói:
– Nhìn ông thầy đi cuốc đất thấy tội nghiệp quá. Để thằng em lo cho.

Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2015

Ngô Nhân Dụng - Tại sao Trung Cộng dại dột?


Vụ phi cơ thám thính P8-A Poseidon của Mỹ bay qua các hòn đảo Trường Sa mà Trung Cộng đang chiếm của nước ta khiến nhiều người đặt câu hỏi: Khi lập các “đảo nhân tạo” để xây dựng căn cứ quân sự, hải đăng, và phi trường, Cộng sản Trung Quốc khôn hay dại?

Từ năm 2002 Trung Cộng đã thỏa thuận với các nước Đông Nam Á là không thay đổi “nguyên trạng” trên các hòn đảo tranh chấp. Đắp các đảo nhân tạo không những làm trái thỏa thuận này mà còn vi phạm luật pháp quốc tế. Trung Cộng được lợi gì khi thay đổi nguyên trạng?

Thụy Khuê - Khảo sát công trạng của những người Pháp giúp vua Gia Long


Chương 13: Tôn Thất Hội, Trần Văn Học, Vũ Viết Bảo, những người giúp vua Gia Long trong việc đắp thành đất Gia Định và Diên Khánh

Theo bản đồ in ở trang 184 và trang 229, trong cuốn Địa chí văn hoá thành phố Hồ Chí Minh, do Nguyễn Đình Đầu sưu tập và vẽ lại, ta thấy thành Bát quái Gia Định, còn gọi là thành Qui, nằm trong khung vuông giới hạn bởi các đường Lê Thánh Tôn, mặt tiền, Nguyễn Đình Chiểu (Phan Đình Phùng), mặt hậu; Nam Kỳ Khởi Nghiã (Công Lý) và Đinh Tiên Hoàng.

Nguyễn Đức Tùng - BỐN MƯƠI NĂM THƠ HẢI NGOẠI - BI KỊCH CHIẾN TRANH (Chương 3)


- Ông có con không?
- Có.
- Ông có con trai không?
- Chúng tôi có một đứa con trai và chúng tôi có đứa một con gái.
- Chú bé bao nhiêu tuổi?
- Cỡ bằng tuổi cháu. Có lẽ lớn hơn một ít.
- Mà ông không ăn thịt chúng?
- Không.
- Ông không ăn thịt người.
- Không, chúng tôi không ăn thịt người.
- Vậy cháu đi theo ông được chứ?
- Được. Cháu đi theo ta.
(Cormac McCarthy, tiểu thuyết Con đường) (*)

Người Việt Nam giã từ vũ khí nhưng không vĩnh biệt chiến tranh.

Cao Thanh Phương Nghi - TRÊN LẦU BẢY BỆNH VIỆN


Truyện  thứ nhất

Hôm ấy người ta chuyển đến bệnh viện của trường đại học K. một nạn nhân bị trọng thương.  Anh ta 19 tuổi, bị xe tải cán và lôi đi một quãng gần 10 thước.  Kết quả là anh bị gãy nát hết hai chân, da bụng bị tuốt không còn gì, dập gan, dập lá lách, mất luôn bàng quan và bộ phận sinh dục.  Hãy tưởng tượng thân thể anh từ rốn trở xuống là một đống thịt bầy nhầy, thê thảm, như xác mấy con chuột bị xe cán ta thỉnh thoảng gặp trên đường.  Máu truyền vào bên trên thì rỉ ra bên dưới vì các động mạch đã bị đứt, bị dập bể.  Duy chỉ còn trái tim là thoi thóp.  Người ta nói miễn trái tim còn đập là còn hy vọng…

Trangđài Glassey-Trầnguyễn - Tính Trung Thực về Lịch Sử trong “một cơn gió bụi"

Lệ Thần Trần Trọng Kim
Đã được tác giả trình bày trong buổi ra mắt sách Một Cơn Gió Bụi của Trần Trọng Kim ngày 24/5/2015 tại Việt Báo, Little Saigon

Xin trân trọng kính chào Quý Vị,

Khi Ban Tổ Chức nhờ tôi góp lời trong buổi ra mắt sách “một cơn gió bụi" của Học giả Trần Trọng Kim, tôi dự định sẽ trình bày đôi điều về những đóng góp quan trọng của ông trong tiếng Việt và giáo dục. Tôi muốn viết từ kinh nghiệm một người dạy tiếng Việt từ khi mới qua Mỹ, và từ những công việc tôi được tham gia gần đây nhất liên quan đến chương trình giáo dục song ngữ Anh Việt ở trường công lập của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, khi tìm hiểu về tác phẩm này, tôi bị thu hút bởi tính trung thực về lịch sử trong hồi ký, và những biến cố và chi tiết lịch sử không được ghi lại trong sách Anh ngữ về lịch sử Việt Nam mà tôi đã đọc. Trong khuôn khổ một bài nói ngắn, tôi xin chú trọng về tính trung thực của quyển hồi ký, qua những chứng từ gần đây nhất, cũng như qua những gì tôi cảm kích về tác giả. Qua đó, tôi cũng đưa ra nhận định về giá trị của tác phẩm này đối với một người thuộc thế hệ 1.5 như tôi.

Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2015

Nguyễn Xuân Nghĩa - Lệ Thần Trần Trọng Kim: Khí Lực Văn Chương - Nhân Huân Chính Trị

Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa (hình: Uyên Nguyên)
Phát biểu tại lễ ra mắt cuốn hồi ký Một Cơn Gió Bụi của cụ Trần Trọng Kim
Ngày 24/5/2015 tại Việt Báo, California

Chúng ta có nhiều cách đánh giá một nhân vật như Trần Trọng Kim, một người sinh ra khi quốc gia vừa mất chủ quyền vào năm 1883. Nhưng cách đánh giá khách quan và trung thực nhất là phải đặt ông vào hoàn cảnh lịch sử thời đó, chứ không nên dùng những khái niệm đã trở thành phổ biến và được đa số chấp vào thời nay.

Vào thời đó, cả một hệ thống văn hóa và chính trị của Việt Nam bị sụp đổ khiến cho một đất nước từng là cường quốc vùng Đông Nam Á lại bị Tây phương khuất phục sau 25 năm tấn công từ Nam ra Bắc. Khi giao tranh bùng nổ năm 1859, lãnh thổ của chúng ta, từ Nam kỳ Lục tỉnh đến miền Bắc - đã anh hùng đánh bại quân Mãn Thanh 60 năm trước - đều lần lượt rơi vào vòng thống trị của Pháp. 

Cao Huy Huân - Tiền về nơi đâu?


Mấy hôm nay, cư dân mạng xã hội chia sẻ với nhau thông tin “giật mình” về vụ chi 18 tỷ chăm sóc cây xanh tại một quận ở Cần Thơ. Tôi lập tức nhớ lại lại bài nhạc chế “tiền về nơi đâu” bằng cả sự chua chát và thấm thía về một quốc gia vừa thoát ngưỡng nghèo về mặt chỉ số kinh tế, nhưng người dân cần lao vẫn vất vả quanh năm.
Chăm cây xanh hay chăm “chủ” cây xanh?
Nhiều người cho rằng báo chí thích giật tít bẻ tựa để “câu view” hay “câu like”. Nhưng vụ 18 tỷ đổ vào việc chăm sóc cây xanh, với tôi không chỉ là một chuyện “giật mình” mà là kinh tởm. Không kinh tởm sao được khi công ty trúng thầu hơn 18 tỷ, trong khi thuê công ty ngoài thực hiện chỉ ngót 5 tỷ đồng cho một năm. Một đứa trẻ con cũng có thể thấy số tiền trúng thầu cao hơn 300% số tiền thực tế, nếu không muốn nói “phô trương” hơn một chút là 400%. Bản thân tôi xin “nhẹ tay” đặt dấu chấm hỏi về luật pháp, quy định chi tiêu và đạo đức nghề nghiệp đối với các vị quản lý số tiền hơn chục tỷ còn lại. Hơn chục tỷ tôi nhm tính sẽ đổi lấy được không ít nhà tình nghĩa, tình thương, học bổng cho trẻ em nghèo, công trình phúc lợi công cộng, hay hàng tá thứ khác và tôi chắc mẫm nếu các vị quan chức thực hiện thì không thiếu người dân vỗ tay hoan nghênh, có khi còn “đội” các vị lên đầu như những đấng cứu rỗi cuộc sống nghèo nàn và khốn nạn.

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến - Đất nước nhìn từ Lào Cay

Ở nơi ấy, cho đến giờ vẫn còn hàng vạn những em nhỏ vẫn còn ăn cơm độn ngô và sắn. 
Bình Nguyên - Thiện nguyện viên của Chương Trình Bữa Cơm Có Thịt
Một cái gì đó đã phá vỡ lòng tin của con người rằng xã hội luôn luôn cố gắng đem lại sự tốt đẹp cho mình, và chính mình phải có bổn phận phải gìn giữ các công trình xã hội để mình và mọi người cùng hưởng. Người ta thẳng tay cắt dây điện để bán lấy chút tiền, có thể đốt hết một kho hàng hoá để phi tang cho một vật ăn cắp không đáng là bao… con người đối xử với xã hội thô bạo như vậy chỉ vì xã hội đã đối xử với họ tệ quá. (Phạm Xuân Đài. Hà Nội Trong Mắt Tôi. Thế Kỷ: Hoa Kỳ 1994).
Tôi chưa bao giờ được đặt chân đến Hà Nội nên cứ băn khoăn, và nghi ngại mãi về đoạn văn thượng dẫn. Thực lòng, tôi không tin rằng có ai đủ vô tâm để “thẳng tay cắt dây điện để bán lấy chút tiền” hay “đốt hết một kho hàng hoá để phi tang cho một vật ăn cắp không đáng là bao.”

Hải Ninh/RFA - Trung Quốc âm mưu gì khi xây đảo ở Biển Đông?

GS Nguyễn Mạnh Hùng (hình: Uyên Nguyên)
Trung Quốc đang gấp rút xây dựng các đảo đá nhân tạo ở Trường Sa, nơi mà Việt Nam cũng khẳng định chủ quyền. Trong khi đó, Mỹ dường như ngày càng lên tiếng mạnh mẽ hơn phản đối điều này. Mới hôm qua, Bộ trường Quốc phòng Mỹ Ash Carter kêu gọi Trung Quốc chấm dứt các hoạt động xây dựng ở Biển Đông. Hải Ninh có cuộc phỏng vấn với giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, giảng dạy môn quan hệ quốc tế tại đại học George Mason, về vấn đề này.

Thứ Năm, 28 tháng 5, 2015

Việt Nam trước một khúc quanh lịch sử trọng đại


(Trích từ: Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên - Chương III)

Dân tộc ta đang sống một trong những thử thách lớn nhất từ ngày dựng nước nhưng đồng thời triển vọng tháo bỏ ách độc tài và mở ra kỷ nguyên dân chủ cũng lớn như chưa bao giờ thấy.

1.   Thử thách

Trong một bối cảnh quốc tế thuận lợi thực trạng của chúng ta rất bi đát và tương lai của Việt Nam rất bấp bênh.

Chúng ta đã lỡ giai đoạn cất cánh. Khi một nước chậm tiến bắt đầu vươn lên nhờ hội nhập vào sinh hoạt kinh tế thế giới thì sự thành công hay thất bại chủ yếu là ở chỗ có tạo ra được hay không một lớp doanh nhân đúng nghĩa, lương thiện, có kiến thức và có bản lãnh. Sự thực không thể chối cãi là chính sách gọi là "đổi mới", mở cửa về kinh tế nhưng vẫn khép chặt về chính trị, đã chỉ tạo ra, trong tuyệt đại đa số, những doanh nhân giả làm giầu nhờ hối mại quyền thế và kinh doanh bất chính. Chúng ta cũng mất dần ưu thế dân trẻ; số người trong tuổi lao động đã khựng lại và bắt đầu sút giảm.

Nhà báo Nguyễn Vũ Bình - Sức mạnh của truyền thông lề dân


viết từ Hà Nội

Sức mạnh của Facebook

Trong thời gian vài năm qua, chúng ta đã chứng kiến sức mạnh của sự bùng nổ thông tin mà mạng Internet nói chung và mạng xã hội Facebook nói riêng chuyển tải. Sức mạnh đó có được chính là nhờ hệ thông truyền thông không chính thống, mà có nhiều người gọi là truyền thông lề trái, hay truyền thông lề dân. Truyền thông lề dân là tập hợp những thông tin của người dân đưa ra và chia sẻ trên hệ thống Internet, mà nòng cốt là những người tham gia vào phong trào dân chủ Việt Nam thực hiện và định hướng.

Hạ Đình Nguyên - “Kinh Kha tráng sĩ” của Tàu và tư duy của người Việt


Vắn tắt câu chuyện
Tần Thủy Hoàng được xem là một bạo chúa đang trên đà tóm thâu lục quốc (Trung Quốc bấy giờ chia ra làm sáu nước). Thái tử Đan là kẻ kế thừa dòng họ vua chúa của một nước, quyết chống lại Tần Vương nhưng chẳng có binh lực gì, thậm chí là tài năng, mưu lược cũng không. Hắn dụ dỗ, vỗ về một tay thanh niên có tên là Kinh Kha để ám sát Tần Vương. Trong lần chiêu đãi cuối cùng trước khi Kinh Kha vượt sông Dịch tiến hành cuộc mưu sát, Kinh Kha đã thốt lên lời ca ngợi bất ngờ về “bàn tay đẹp” của một người đẹp đang phục vụ cuộc chiêu đãi. Lập tức, bàn tay ấy được chặt đi, gói lại, làm quà tặng cho Kinh Kha. Kinh Kha vô cùng cảm kích Thái tử Đan về hành vi được y cho là cao cả và hết lòng của thái tử Đan đối với hắn, đối với quyết tâm trừ bạo chúa, mà đúng ra là cực kỳ vô nhân tính, để động viên hành vi liều mình của Kinh Kha. Câu chuyện được kết thúc bằng cảnh tượng thê thảm của Kinh Kha. Cuộc hành thích không thành công và Kha bị băm nát thây thành từng mảnh vụn, Tần Vương thì an toàn. Thái Tử Đan thì biến mất trong lịch sử không còn nghe nhắc tới, vì chẳng làm nên trò trống gì.

Trần Vinh Dự - Giới thiệu sách Đồng Tiền Lên Ngôi


Tiền, tiền, và tiền…Từ hàng nghìn năm nay tiền luôn gắn liền với cuộc sống con người. Nó trở nên quen thuộc đến nỗi người ta coi sự tồn tại của nó là hiển nhiên. Trong xã hội hiện đại này khó có thể tìm ra một người trưởng thành không biết đến sự tồn tại của tiền, hoặc không biết cách sử dụng tiền.

Thật ra, sự tồn tại của tiền hoàn toàn không tự nhiên. Mặc dù không ai biết chính xác tiền xuất hiện từ khi nào, nhưng rõ ràng nó là một khái niệm rất mới trong lịch sử tồn tại của loài người. Có thể nói không ngoa rằng tiền là một phát minh vĩ đại nhất về mặt kinh tế của loài người cho đến nay. Tại sao? Vì tiền là một thước đo chung của mọi loại sản phẩm và dịch vụ. Với thước đo chung này, mọi thứ hàng hóa dịch vụ có thể được quy đổi thành một con số và làm cho việc trao đổi chúng trở nên đặc biệt dễ dàng. Không có tiền thì sẽ không có nền kinh tế hàng hóa, không có thị trường, không có khoa học công nghệ và xã hội hiện đại.

Bùi Văn Phú - Đến Las Vegas để làm gì?


Bạn đọc chắc đã có câu trả lời. Để đánh bạc chứ còn làm gì nữa.
Nếu bạn lái xe từ California hay Arizona vừa qua biên giới vào Nevada nếu không gặp khách sạn, nhà trọ với sòng bài thì ngay trạm xăng đầu tiên của tiểu bang này đã có đặt những máy đánh bài, gọi là máy kéo, cho bạn thử thời vận.
Còn như bạn đáp máy bay đến phi trường quốc tế McCarran ở Las Vegas, vừa ra khỏi phi cơ đã thấy những hàng máy kéo chớp chớp đèn màu chào đón bạn đến thành phố mà tiếp viên hàng không vừa tiễn bạn rời phi cơ bằng lời chào: “Welcome to the Los Wages City” – Chào bạn đến “Thành phố Nướng Lương”.

Thứ Tư, 27 tháng 5, 2015

Ngô Nhân Dụng - Mỹ nợ tiền Trung Cộng, có sao không?

Mỹ nợ tiền Trung Cộng, có sao không?

Sau vụ Mỹ và Trung Cộng đối đáp nhau ở Biển Đông, Bắc Kinh đã hùng dũng tuyên bố “Quân ta đã đuổi máy bay Mỹ” ra khỏi không phận. Ai cũng biết đây là ba hoa nói khoác. Vì sau khi bay qua trên không phận đảo Chữ Thập và đảo Gạc Ma của nước ta (đang bị quân Tàu chiếm đóng), xong việc rồi, thế nào các phi công Mỹ cũng đưa đoàn chuyên viên đi quay phim bay về nhà ăn cơm! Mục tiêu của chuyến bay là xác định nước Mỹ không công nhận nước Tàu là chủ nhân của các hòn đảo chiếm đóng bất hợp pháp. Quân Tàu tám lần đòi Mỹ bay đi chỗ khác, phi công Mỹ được dịp xác định lại tám lần: Các ông không phải là chủ nhân, thế cũng đủ rồi. Chính phủ Tàu nói chỉ cốt cho dân Tàu nghe sướng tai, cả thế giới biết như vậy.

Nhưng lại có người Việt Nam muốn tuyên truyền thêm cho Trung Cộng. Một người viết điện thư cho báo Người Việt Online đưa ra con số chính phủ Mỹ nợ Trung Cộng hàng ngàn tỷ đô la, và “thay mặt Bắc Kinh” dọa rằng nếu Tàu không cho vay thì Mỹ sẽ chết đói!

Bùi Tín - Thời cơ chính là lúc này

Máy bay trinh sát P8 Poseidon của Mỹ chụp được các hình ảnh cho thấy hành động 'lấp biển lấy đất' của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa ở Biển Đông, ngày 21/5/2015. 
Chưa bao giờ tình hình Biển Đông căng thẳng như lúc này. Báo chí phương Tây cho rằng cuộc khủng hoảng Nam Hải - Biển Đông lúc này có thể gần như cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba hồi năm 1962, một đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh, khi chiến tranh Hoa Kỳ - Liên Xô có nguy cơ bùng nổ. Thế rồi nhân nhượng, thỏa hiệp đã diễn ra, tránh được một cuộc đối đầu kinh khủng.

Thụy My/RFI - Vòi bạch tuộc Trung Quốc vươn đến châu Mỹ la-tinh

Một tàu Trung Quốc neo tại cảng Santos để chở đậu nành của Brazil,
ngày 19/05/2015. REUTERS/Paulo Whitaker
Thời kỳ mà châu Âu và Hoa Kỳ có ảnh hưởng mạnh mẽ tại Nam Mỹ đã trôi qua, thay vào đó là Trung Quốc. Cơn khát nguyên liệu đã khiến những chiếc vòi bạch tuộc của Bắc Kinh vươn xa đến châu Phi nghèo khó nhưng giàu tài nguyên, và nay đến lượt châu Mỹ la-tinh. Khu vực“sân sau” của Mỹ nay bắt đầu trở thành “vườn nhà” của Trung Quốc.

Chuyến viếng thăm các nước Mỹla-tinh của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã kết thúc hôm qua 25/05/2015 tại Chilê, đã củng cố thêm mối quan hệ kinh tế cho khu vực đang gặp nhiều khó khăn này. Tuy nhiên cuộc nhân duyên có vẻ không mấy “môn đăng hộ đối”.

Văn Quang - Thói quen xấu tiêm nhiễm vào huyết quản rồi

Trong tuần này, hầu hết các báo ở VN và các trang mạng trên khắp các diễn đàn trong và ngoài nước đều sôi sục vì những bản tin mới nhất về chuyện du học sinh VN tại Nhật ăn cắp vặt và ăn cắp có tổ chức.

Nỗi nhục không phải chỉ có người VN ở trong nước gánh chịu mà tất cả người VN có mặt trên khắp hành tinh đều cảm thấy nhục khi “phải là người Việt Nam”. Trước hết tôi thấy cần phải xác định ngay rằng, từ trước những năm 1975, du học sinh VN rất nhiều, nhưng chưa hề mang tai tiếng nào về những vụ ăn cắp như thế này. Họ chỉ mang vẻ vang về cho đất nước.

Song Chi - Vì sao sách ngôn tình Trung Quốc “sống khỏe” ở VN?

Sách ngôn tình Trung Quốc tràn ngập các quầy bán sách báo
Ở VN nếu dạo quanh các hiệu sách lớn nhỏ từ Nam ra Bắc hoặc nếu làm một cuộc điều tra “bỏ túi” với giới trẻ, thì loại sách được các bạn trẻ đọc nhiều mấy năm gần đây là…tiểu thuyết ngôn tình của Trung Quốc.

Tràn ngập, từ những câu chuyện tình lãng mạn trắc trở cho tới có yếu tố kích dục, tình yêu đồng giới, những tình tiết ma quái trong đời sống…Chỉ cần nhìn qua một số cái tựa là có thể đoán được nội dung cuốn sách. Nào “Chúng mình lấy nhau đi”, “Bên nhau trọn đời”, “Khi người cũ đón người mới”, “Chồng cũ anh nợ em một đứa con”, “Có duyên nhất định sẽ có phận”, “Cưng chiều tình nhân trẻ con”, “Kiếm chồng đại gia”, “Hotgirl lưu lạc giang hồ”, “Hôn nhân không tình yêu”, “Khó nhịn ông xã cuồng dã”, “Hoa tình đẫm máu”, “Động phòng hoa chúc sát vách”, “Bảy ngày ân ái”, “Ngủ cùng sói”, “Yêu phải đại ma vương”, “Yêu nữ hoành hành”, “Ma nữ tình thù” v.v…

Thứ Ba, 26 tháng 5, 2015

LIÊU THÁI - NHÀ VĂN NGUYÊN NGỌC: “CHÚNG TÔI KHÔNG COI VĂN HỌC VÀ NHÀ VĂN LÀ CÔNG CỤ CỦA AI HẾT” (TRẢ LỜI PHỎNG VẤN BÁO NGƯỜI VIỆT)

Nhà văn Nguyên Ngọc
Thưa nhà văn, là một người thuộc vào hàng “công thần khai quốc” của Hội Nhà Văn Việt Nam, đồng thời cũng là chủ khảo của nhiều giải văn học của Hội Nhà Văn Việt Nam (HNVVN), có thể nói là bề dày cống hiến của ông với HNVVN rất dày. Nhưng ông vừa có quyết định từ bỏ HNVVN, ông vui lòng cho biết nguyên nhân và lý do dẫn đến quyết định này? Và HNVVN đã có phản ứng gì với quyết định cùa ông?
Tôi có dự đại hội thành lập HNVVN năm 1957. Tất cả những người dự đại hội đó đều được coi đương nhiên là “hội viên sáng lập”. Tôi là một kiểu “công thần khai quốc” như thế đấy thôi! Hồi đó tôi còn rất trẻ, từ tỉnh lẻ xa xôi mới ngơ ngác về Hà Nội và vừa có tác phẩm đầu tay. Được vào Hội là thích lắm rồi. Về sau mới dần dần hiểu ra và nghĩ khác.

Nguyễn Trọng Bình - Việt Nam đã và đang tự thua Trung Quốc trong cuộc “chiến tranh dư luận” về Biển Đông?


(Nhân đọc bài ”
Chiến tranh dư luận trên Biển Đông và sức mạnh của các tác phẩm hư cấu“ trên báo Thanh Niên của tác giả Nguyễn Hồng Thao)

Báo Thanh Niên số ra ngày 20/5/2015 có đăng bài ”Chiến tranh dư luận trên Biển Đông và sức mạnh của các tác phẩm hư cấu của tác giả Nguyễn Hồng Thao. Bài viết này được giáo sư Trần Hữu Dũng đánh giá là một ”bài rất có ích”. Đồng cảm với nhận định này, từ đây tôi mạo muội đặt ra giả thiết: phải chăng Việt Nam đã và đang tự thua Trung Quốc trong ”cuộc chiến tranh dư luận” về Biển Đông? Nếu đúng như vậy thì nguyên nhân nào đưa đến sự thất bại này?

Trần Vinh Dự - Tưởng nhớ John Nash

John Nash là một tượng đài trong ngành toán và kinh tế. Ông đoạt giải Nobel kinh tế năm 1994.
Hôm nay, giáo sư toán kinh tế John Nash đã qua đời cùng với người vợ của mình, bà Alicia Nash, trong một tai nạn giao thông kinh hoàng ở bang New Jersey. Giáo sư Nash hưởng thọ 86 tuổi, còn vợ ông, bà Alicia Nash hưởng thọ 82 tuổi.

John Nash là một tượng đài trong ngành toán và kinh tế. Ông nhận giải Nobel kinh tế năm 1994 vì là người đầu tiên mở ra ngành Game Theories (lý thuyết trò chơi, hay đúng hơn là lý thuyết tương tác chiến lược). Game Theory ngày nay đã trở thành xương sống của kinh tế học hiện đại, của chính trị học, xã hội học, và nhiều ngành khoa học xã hội khác. Sở dĩ như vậy là vì Game Theories mô hình hóa tất cả các tương tác xã hội giữa con người với con người dưới dạng toán học để tìm ra các giải pháp cân bằng (equilbrium) cho mỗi tình huống. Tên của giáo sư John Nash được đặt cho một loại cân bằng này, gọi là Nash Equilibrium.

Trần Gia Phụng - HÒA GIẢI BẰNG HIỆP ĐỊNH


Sau kinh nghiệm hòa giải năm 1945, những thành phần theo chủ nghĩa dân tộc, quy tụ trở lại chung quanh cựu hoàng Bảo Đại, ở thế chẳng đặng đừng liên kết với Pháp năm 1949, thành lập chính thể Quốc Gia Việt Nam, chống Việt Minh cộng sản.  Chiến tranh kéo dài đến năm 1954, và kết thúc bằng Hiệp định Genève ngày 20-4-1954, chia hai Việt Nam tại vĩ tuyến 17.  Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) ở phía bắc, thường được gọi là Bắc Việt Nam (BVN); Quốc Gia Việt Nam (QGVN), đổi thành Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) ngày 26-10- 1955, ở phía nam, thường được gọi là Nam Việt Nam (NVN).
HÒA GIẢI BẰNG HIỆP ĐỊNH GENÈVE    
Danh xưng chính thức của hiệp định GenèveHiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, nghĩa là hiệp định Genève chỉ là một hiệp định có tính cách thuần túy quân sự, hai bên ngưng chiến đấu, tập trung ở hai vùng khác nhau và hiệp định nầy không đưa ra một giải pháp chính trị nào cho tương lai Việt Nam.

Kính Hòa/RFA - Di sản Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại chiến dịch Biên giới (1950).
Theo giấy tờ chính thức của chính quyền Việt nam thì ngày 19/5 vừa qua là sinh nhật của ông Hồ Chí Minh, người thành lập đảng cộng sản Việt Nam và đưa đảng này lên cầm quyền cho đến nay. Thời gian của Tạp chí điểm blog hôm nay dành cho việc điểm lại con người và sự nghiệp của ông Hồ Chí Minh.

Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015

Lê Phan - Câu chuyện ông Putin


Huyền đai và vô địch karate, đua xe Formula 1, và thỉnh thoảng lãnh tụ của liên bang Nga, ông Vladimir Putin, như theo ý kiến của địa chỉ MashableUK, vừa biểu diễn một thành quả thể thao phi thường ngay cả chính với ông trong một trận đấu ice hockey để đời.

Vị tổng thống có vẻ sắp trở thành muôn năm của nước Nga đã làm bàn 8 lần trong một trận đấu ở thành phố nghỉ mát Sochi của nước Nga hôm Thứ Bảy tuần rồi, qua mặt cả những tay chơi vĩ đại của trò chơi này như Pavel Bure, cầm đầu đội tuyển của mình đến một chiến thắng quyết liệt và lịch sử 18 ăn 6, mặc dù ông mới bắt đầu chơi từ năm 2011.

TUYÊN BỐ - về vụ GS Nguyễn Huệ Chi bị cấm xuất cảnh và thu hộ chiếu

GS Nguyễn Huệ Chi (Hình: Uyên Nguyên)
Giáo sư Nguyễn Huệ Chi là nhà nghiên cứu văn hóa, văn học Việt Nam Cổ, Trung đại nổi tiếng, là một trong những người sáng lập trang Bauxite Việt Nam, một trang báo điện tử phản biện của giới trí thức Việt Nam. Ngày 18 tháng 5 năm 2015, Giáo sư Nguyễn Huệ Chi đang làm thủ tục xuất cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất để đi Hoa Kỳ thăm gia đình, thì bị nhân viên an ninh thu hộ chiếu và thông báo không được xuất cảnh theo đề nghị của Công an thành phố Hà Nội.

Theo Nghị định 136/2007/NĐ-CP, thì GS Nguyễn Huệ Chi chỉ có thể bị cấm xuất cảnh nếu thuộc vào một trong ba trường hợp sau đây:
1. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm.
2. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự.
3. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế.

Anh Vũ/RFA - Cảnh giác truyền thống hứa hão của Trung Quốc

Cần cảnh giác truyền thống hứa hão của Trung Quốc 

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) tiếp Ông Nguyễn Phú Trọng
tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 07 tháng 4 năm 2015. Ảnh AFP
Trung Quốc đang ráo riết biến đảo chìm thành đảo nổi ở vùng biển Trường Sa của Việt Nam. Điều đó cho thấy, Trung Quốc đã bộc lộ “truyền thống hứa hão” của họ, sẵn sàng quên ngay những điều cam kết trong Thông cáo chung Tập Cận Bình – Nguyễn Phú Trọng vừa ký kết rất hữu hảo cách đây không lâu. Các nhà bình luận chính trị nói gì về việc này?

Đào Như - TPP-SIÊU SỨC MẠNH MỀM CỦA MỸ


Phải chăng cả nước Mỹ đang lo giải cứu Hiệp Định Tự do Thương mại Xuyên Thái Bình Dương-TPP? Từ  Tổng thống Obama, đến các nghị sỹ Thượng viện Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao, John Kerry, Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter, đều lần lượt lên tiếng kêu gọi Mỹ phải đạt được Hiệp định TPP nếu không muốn bị thiệt hại lớn.
Là người Mỹ ai cũng phải cảm động khi nhìn thấy Tổng thống Barack Obama cúi mái đầu sương điểm trước phán quyết của Thượng viện Hoa kỳ hôm 22-4-2015 không trao toàn quyền cho Hành Pháp trong việc xúc tiến thương thuyết mậu dịch -tpa-trade promotion authority-. Động thái này của Thượng viện Mỹ sẽ có thể lôi theo số phận của TPP đến bên bờ vực thẳm của thất bại.

Nhàn Đàm - Trung Quốc đã ép Nhật phải tuốt gươm khỏi vỏ

theo The Diplomat

Nht Bn đang hin đi hóa quân s
Sự trỗi dậy về quân sự và quốc phòng của Nhật Bản đã là điều không thể ngăn cản. Và Trung Quốc đang tỏ ra là người lo ngại nhất. Vì hơn ai hết, Trung Quốc hiểu rõ sức mạnh quân sự thực sự của Nhật Bản đáng sợ như thế nào !
Thế chiến hai kết thúc cách đây đã được 70 năm và đưa thế giới quay trở lại quỹ đạo hòa bình. Nhưng có một quốc gia duy nhất đến tận bây giờ vẫn phải gánh chịu những hệ quả từ cuộc đại chiến thế giới đó, là Nhật BảnNhật gần như là nước duy nhất trên thế giới không được phép thành lập quân đội và phát triển quốc phòng sau khi thế chiến II kết thúc, trong khi hầu hết các nước bại trận khác kể cả Đức đều không phải gánh chịu sự ràng buộc này. 

Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2015

PHẠM PHÚ MINH/DIỄN ÐÀN THẾ KỶ - SỐ TƯỞNG NIỆM NHÀ VĂN TÂM THANH NGÔ THANH TÂM (Nhân lễ 49 ngày sau ngày mất)

Lần gặp gỡ sau cùng, tháng 8 năm 2012 tại Oslo của Ngô Thanh Tâm (phải) và Phạm Phú Minh.
THANH TÂM - TÂM THANH
Phạm Phú Minh
Tờ báo mạng Diễn Đàn Thế Kỷ này coi như là hậu thân của tạp chí Thế Kỷ 21 có đời sống 18 năm từ giữa năm 1989 đến giữa năm 2007. Nhà văn Tâm Thanh lần đầu đến với Thế Kỷ 21 là vào số Xuân Kỷ Mão 1999, lúc đó Phạm Phú Minh làm Chủ nhiệm và Vương Hữu Bột làm chủ bút. Truyện ngắn ra mắt là Thiện Cùi, kể chuyện hoạt động của nhóm sinh viên Việt Nam con em các gia đình tị nạn tại Na Uy. Chúng tôi quen biết nhau từ đó, trước là qua thư từ, bài vở, sau được gặp gỡ khi anh chị Ngô Thanh Tâm - Khánh Hà qua Mỹ chơi ghé thăm tòa soạn, hoặc ngược lại, anh chị em Thế Kỷ 21 qua ghé thăm anh chị tại Oslo, Na Uy. 
Tại nhà sách Văn Nghệ, Little Saigon khoảng năm 2000, từ trái:
Nguyễn Hùng Vũ, Khánh Hà, Thanh Tâm, PP Minh.
Những đặc điểm của anh Ngô Thanh Tâm về cuộc đời, tính tình, sở học, văn tài v.v... được anh em bạn bè và gia đình đóng góp khá phong phú trong số này. Việc tập họp bài vở về một nhà văn mới qua đời, chúng tôi nghĩ không những đáp ứng về mặt tình cảm của những người thân, mà hy vọng còn là những tài liệu sơ khởi cho những nghiên cứu sâu hơn, xa hơn về sự nghiệp văn học cũng như bản lãnh của người cầm bút Tâm Thanh.
Tại Oslo năm 2005, từ trái: Frank-Trần Mộng Tú, Khánh Hà-Thanh Tâm.
Tháng 8 năm 2012 tôi đã tới Oslo và đã được Thanh Tâm-Khánh Hà đưa đi viếng thành phố trên chiếc xe Yaris của anh chị. Thanh Tâm đã ghi lại buổi ấy trong cuốn sách cuối cùng của anh, “Lệnh Triệu Ban Rồi”: “Hôm ấy hai anh em đứng trên đồi Hollmen nhìn xuống thành phố Oslo nhớ về trường xưa và Đà Lạt trong sương mù. Bạn ngại vì Oslo đón tiếp khách quý bằng cơn mưa bụi, nhưng anh Minh nói, mưa càng làm cho Oslo giống Đà Lạt của tụi mình hơn.” Một câu như thế kéo chúng tôi về ngôi trường mẹ năm xưa, Viện Đại Học Đà Lạt, khi Tâm và tôi đều học Đại học Sư phạm ban Triết, tôi khóa 3 và Tâm khóa 4. 
Trong vườn nhà Tâm-Hà, 2012, từ trái: Nguyễn Văn Thực, Song Chi, Bạch Yến, Khánh Hà,
PP Minh, Kim Anh, Thanh Tâm.
Môn học ấy giúp cái học của chúng tôi giống cái học của tổ tiên hơn là ban khoa học và các ban khác; nghĩa là chúng tôi tối ngày chỉ lo nghiên cứu các tư tưởng của thánh hiền đông tây kim cổ. Và trong số các bạn học triết thời ấy, tôi thấy chỉ một mình Thanh Tâm là có dáng dấp một “hiền triết” suốt cuộc đời về sau của anh, qua các sáng tác văn học lẫn cung cách sống. Anh là người Công giáo, dứt khoát anh tin yêu một Đấng, là Chúa Giê-su. Nhưng anh vẫn “tìm sự hài hòa hơn nữa với các tôn giáo khác, đặc biệt Phật giáo” vì anh thích triết lý Phật giáo từ hồi đi học. Anh đã nhìn thấy các khái niệm Thượng Đế và Phật tính “tất cả được dung hợp”,  và “người tín đồ chân chính của Phật hay Chúa, bước lên một cảnh giới nào đó sẽ không coi việc bài xích tôn giáo khác là thước đo thành tựu của mình”.
Nhiều nhận định của anh, qua những câu văn đơn sơ, đối với tôi là chân lý, vì được nói ra bởi một người sống thật, chứng nghiệm thật, chứ không qua lăng kính của định kiến. Và tôi nghĩ tên của anh,  Thanh Tâm - một tấm lòng trong trẻo - là một cái tên tiền định cho phẩm chất đời sống của anh. Và cả bút hiệu của anh nữa, từ tên nói ngược thành Tâm Thanh - tiếng lòng - cũng rất xứng đáng: những gì anh viết ra sẽ là tiếng nói chân chính từ cõi lòng anh.
Thanh Tâm đã về trời. Nhưng tiếng lòng của Tâm Thanh vẫn còn mãi mãi với chúng ta.
Phạm Phú Minh

  1. Bài giảng của Đức Ông Huỳnh Tấn Hải - Lễ an táng Giuse Ngô Thanh Tâm (25/08/1939 – 09/04/2015)
  2. Mạt Tỉnh Phu - Vài Bài Thơ của Khánh Hà về Chồng Mình
  3. NGUYỄN ĐẮC ĐIỀU - TÂM THANH VÀ CHIẾC ÁO LÍNH CHÍN TUẦN QUANG TRUNG
  4. Cung Vĩnh Viễn - GỬI THEO NGÔ THANH TÂM / CHIẾC ÁO NHÀ BINH
  5. Phạm Tín An Ninh - Tâm Thanh –thiên nga không còn giữa cõi người
  6. Trần Văn Lương - Tiễn Bạn Trời Xa
  7. Xuân Đỗ - Kỷ Niệm với Tâm Thanh
  8. Nguyễn Văn Thà - Cái Trống Cơm
  9. Khánh Hà - Nhà Văn Tâm Thanh Qua Nhà Thơ Khánh Hà
  10. Nguyễn Mộng Giác - Đọc Tâm Thanh, từ một góc riêng



Bài giảng của Đức Ông Huỳnh Tấn Hải - Lễ an táng Giuse Ngô Thanh Tâm (25/08/1939 – 09/04/2015)

Đức Ông
Huỳnh Tấn Hải
 
Cách đây 33 năm, vào Chúa nhật đầu tháng 09 năm 1982, sau thánh lễ Kính các thánh tử đạo Việt Nam tại nhà thờ St. Hallvard, một người đàn ông, dáng người khổ hạnh, tiến đến bắt tay chúc mừng tôi vừa thụ phong Phó tế. Tôi chưa kịp đáp lời thì người đàn ông đó đã vội lách qua một bên và mất hút trong đám đông. Trong buổi cà phê sau đó, tôi cố tìm nhưng không còn thấy bóng người đàn ông đó nữa. Vài ngày sau, tôi nhận được một lá thư nội dung mà tôi còn nhớ nguyên văn như sau: ”Một lần nữa, xin chúc mừng Thầy được Chúa chọn lên hàng Phó tế. Con là Ngô Thanh Tâm, hôm Chúa nhật vừa qua có gặp thầy ở nhà thờ St. Halvard. Cảm ơn những lời chia sẻ của thầy trong bài giảng lễ. Đối với chúng con là giáo dân, cử hành thánh thể và bài giảng lễ mỗi Chúa nhật là matpakken (gói đồ ăn) cho cả tuần. Nếu matpakken èo ọp thì chúng con coi như bị đói cả tuần”. Lời chúc mừng kèm theo lời nhắc nhở tế nhị nhưng rất nghiêm trọng này tôi vẫn ghi nhớ mãi. Và cũng từ đó tôi quen biết anh Ngô Thanh Tâm.

Mạt Tỉnh Phu - Vài Bài Thơ của Khánh Hà về Chồng Mình


Hiếm có nhà thơ nữ nào có nhiều bài thơ về chồng mình như Khánh Hà, mà trong thơ Khánh Hà gọi là ”người”, là ”anh”. Cảm ơn, tiếc xót, và ly biệt cứ chập chờn ngay những ngày hạnh phúc trong thơ.

Khánh Hà đã cho ra đời ba tập thơ: 
Tập Cõi Thơ, xuất bản năm 1997, có 2/78 bài về bạn đời mình.

Một bài tiêu biểu:

tỏ tình trong đêm
(Ôi em chìm giữa sông mê
anh lên bờ giác không về nữa đâu…
Khánh Hà)

thắp lên một ngọn nến
tưởng niệm tình ta xưa
bấy nhiêu năm hương lửa
tôi gọi người tha thiết
sao người xa biền biệt
gió đi không trở về
đất trời nằm hôn mê
màn đêm sâu thăm thẳm
hãy mọc lên vầng trăng
tôi cúi đầu ăn năn
xin người đừng im lặng
sao sợi tóc người buồn
sao tia nhìn khói sương
tôi xin là nước mắt
rửa sạch mọi sầu thương
là giòng sông yêu thương
đổ về người bất tận
tôi xin được một lần
nói yêu người tha thiết.
Tập Ở Đây, xuất bản năm 2000, có 3/64.

NGUYỄN ĐẮC ĐIỀU - TÂM THANH VÀ CHIẾC ÁO LÍNH CHÍN TUẦN QUANG TRUNG

"anh hùng thấm mệt"
Đã là con người, ai cũng phải trải qua sinh lão bệnh tử, nhưng dường như chúng ta hiếm khi nghĩ cái chết sẽ đến với ta, cho đến khi bị lâm trọng bệnh.
Tâm Thanh đã trải nghiệm được khi bác sĩ thông báo cho anh mắc chứng bệnh nan y “ung thư tụy tạng”. Anh đã hoàn thành cuốn “chúc thư” Lệnh Triệu Ban Rồi-Một Trường Hợp Ung Thư, để cảnh báo mọi người làm cách nào để sống quãng đời còn lại một cách phong phú và hạnh phúc.
Cái đặc biệt của cuốn sách là nhân vật thứ nhất được gọi bằng “Bạn”. Vậy “Bạn” vừa là tác giả vừa là độc giả, đơn giản là những gì xẩy đến cho Tâm Thanh chắc sẽ xẩy ra cho “Bạn”. Hãy lắng nghe những gì Tâm Thanh chia sẻ. 

Cung Vĩnh Viễn - GỬI THEO NGÔ THANH TÂM / CHIẾC ÁO NHÀ BINH

Vào thiên nhiên

GỬI THEO  NGÔ THANH TÂM

Bạn già

Ở nơi chiếc quán bên đường ấy
bạn già hẹn ước đã từ lâu
mỗi năm cố gắng dăm ba bận
đến để mà khai bệnh với nhau.

Cũng chẳng bao giờ mà đủ mặt
người thì trông cháu kẻ đi xa
thời gian bonus đâu còn mấy
ngày qua lại tiếc một ngày qua.

Phạm Tín An Ninh - Tâm Thanh –thiên nga không còn giữa cõi người

Viễn-Tâm Ninh- Kiền-Hải
Giữa tháng 7-2014, anh Nguyễn Đắc Điều, người bạn thân thiết của anh Tâm, từ San Diego, California sang Na Uy thăm anh.  Có anh chị Phạm Kế Viêm-Trần Diệu Tâm tháp tùng từ Paris. Vợ chồng tôi nhận lãnh việc đưa đón khách đường xa, vì với chúng tôi, anh Điều cũng khá thân tình, xem chúng tôi như em út. Sau khi làm thủ tục nhận phòng trong khách sạn xong, tất cả chúng tôi đến thăm anh chị Tâm. Tình trạng ung thư của anh đã sang thời kỳ cuối.  Mất sức qua các lần hóa trị và không ăn uống được, anh đã gầy đi nhiều, trông khá tiều tụy, mệt mỏi. Chí tình và cố gắng lắm anh mới tiếp chúng tôi, dù anh chỉ ngồi nhìn chúng tôi ăn, và nở những nụ cười. Đã khá lâu, từ ngày bệnh tình của anh trở nên trầm trọng, bạn bè rất hiếm khi được gặp hay nói chuyện với anh qua điện thoại. Ai cũng biết anh cần phải nghỉ ngơi, và tâm lý người ốm đau thường không muốn người khác, bạn bè phải nhìn mình với đôi mắt âu lo thương hại. Đặc biệt, anh Tâm lại là một người cẩn trọng, dễ xúc cảm và luôn sống chí tình với mọi người.

Trần Văn Lương - Tiễn Bạn Trời Xa

Khu vườn TT tại Oslo

(Nhân dị
p gi 49 ngày anh Ngô Thanh Tâm)

Dù chỉ hàn huyên được ít ln,
Nhưng lòng xem chng khác người thân.
Bần thn sng st nghe tin d,
Cách trở tri xa phút tin chân.

Đường trn phút chc chng còn chi,
Hỏi k ra đi có nh gì.
Tấm nh Paris gi vn đó,
Nghẹn ngào thiên c bóng người đi.