Thứ Năm, 30 tháng 4, 2015
Ngô Nhân Dụng - 30 Tháng Tư với Mỹ và Trung Cộng
Ngày 30 Tháng Tư năm 1975 chấm dứt “Cuộc Chiến tranh Quốc-Cộng” tại Việt Nam. Tranh chấp Quốc-Cộng đã bắt đầu từ hơn 50 năm trước, khi phong trào tranh đấu chống Pháp của dân ta đang bùng lên. Năm 1925, người Cộng Sản bắt đầu tuyên truyền chủ nghĩa của họ vào nước ta. Mục đích họ nói rõ là muốn đưa dân Việt Nam gia nhập cuộc cách mạng thế giới của Ðệ Tam Quốc Tế do Liên Xô cầm đầu. Vì nặng lòng yêu nước, đại đa số người Việt không chấp nhận cộng sản quốc tế vì họ muốn xóa bỏ biên giới giữa các quốc gia. Năm 1945 cuộc tranh chấp Quốc-Cộng lên cao, đảng Cộng Sản chiếm quyền lãnh đạo gạt phe quốc gia ra ngoài việc lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp. Năm 1954, phe quốc gia có cơ hội nắm quyền ở miền Nam, nhưng sau cùng khi chiến tranh chấm dứt đảng Cộng Sản là “bên thắng cuộc.”
Bùi Tín - Nhân ngày 30/4: Những món nợ không sao trả nổi
Xe tải quảng bá kỷ niệm 40 năm ngày "Giải phóng miền Nam" trên đường phố TP HCM.
Nhân kỷ niệm 40 năm ngày 30/4,
Bộ Chính trị Đảng CSVN chủ trương tổ chức kỷ niệm trọng thể «Ngày toàn thắng», «Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước», với những diễn văn cao ngạo đầy mỹ từ sáo rỗng, cờ quạt màu mè, trống kèn ầm ỹ, duyệt binh lên
gân, pháo bông lóe mắt.
Tất cả chỉ để phủ lấp tình trạng bi thảm của một đất nước lạc hậu về mọi mặt: giáo dục trì trệ, y tế bệ rạc, khoa học kỹ thuật chậm tiến, xã hội đầy bất công, đảng cầm quyền đầy sai lầm và tội lỗi trước dân tộc và nhân dân, với cả một lớp cường hào CS ngang nhiên ăn cắp tài sản quốc gia để trở thành tầng lớp địa chủ CS, tư sản mại bản CS vượt rất xa các đại điền chủ - tư bản lớn nhất thời Pháp thuộc.
Tâm Thanh - NIỀM VUI QUÊ MỚI
Home is where the heart is
Lòng để đâu, nơi đó là nhà
Vô danh
Lòng để đâu, nơi đó là nhà
Vô danh
Sáu người bước xuống cảng Singapore như những hưu trí viên Na-uy, nơi đúng 33 năm + 1 ngày trước họ đặt chân lên như những tráng niên Việt Nam đi tìm tự do... Nỗi xúc động trào lên thành nước mắt. Lúc này trong thân thể bạn đã có cục bướu, nhưng bạn không biết, không cảm thấy gì hết, bạn chỉ thấy niềm vui vô tận xen lẫn những kỷ niệm ngọt ngào.
Trang Châu - BỐN MƯƠI NĂM
Từ khoảng đời Thơ Ấu tôi lớn lên
Đất nước chưa một ngày im tiếng súng
Bom ru tôi ngủ
Sách vở từng trang tôi đọc
Mong tìm ra lấy nghĩa chiến tranh
Đang rỉa mòn quê hương đổ nát.
Nguyễn Thị Từ Huy/rfa - Cho ngày Ba mươi tháng Tư: Nỗi đau và Tình yêu
viết
từ Paris
Một phụ nữ đi ngang những áp phích tuyên truyền cho ngày 30 tháng 4 được trưng bày tại Saigon hôm
11/4/2015.
Nếu một cộng đồng có một ngày mà
trong ngày đó một nửa số người cảm thấy hạnh phúc và một nửa số người cảm thấy đau khổ thì ta nên đứng về nửa nào?
Những người có hiểu biết và lương tri sẽ chọn đứng về phía nỗi đau.
Tôi chưa bao giờ dám nói gì
về ngày ba mươi tháng tư. Bởi vì thực tế quá phức tạp và những gì tôi biết là quá ít ỏi và rất có thể là không
chính xác so với sự thật của cuộc chiến, một cuộc chiến mà chỉ tên gọi của nó thôi cũng đã có thể gây ra cả một cuộc chiến khác.
Lê Hữu - Ngày Tự Sướng
“Ngày xưa tôi khóc trong niềm vui chiến thắng,
ngày nay tôi khóc trong nỗi đau thời cuộc.”
(“Nghệ sĩ ưu tú” Kim Chi)
ngày nay tôi khóc trong nỗi đau thời cuộc.”
(“Nghệ sĩ ưu tú” Kim Chi)
![]() |
Hoan hô “Bên thắng cuộc” ngày 30/4/1975 (lật đổ chính quyền VNCH) |
“Về ngày 30 tháng Tư, tôi chỉ biết diễn tả cảm giác duy nhất của tôi ngày hôm đó, là họ (công an trại tù Phong Quang, Lào Cai) cho tôi xem một tờ báo có đăng một tấm ảnh rất lớn, chụp cầu Tràng Tiền, trên cầu có chiếc xe Jeep còn mang cờ của quân lực Việt Nam Cộng Hòa, và trên xe có mấy anh Việt Cộng đội mũ tai bèo, xe cắm cái cờ mà họ gọi là cờ giải phóng. Tôi cảm thấy đau nhói trong lòng và có cảm giác như nhìn thấy vợ mình đang nằm trong tay một người đàn ông khác.”
Người thốt ra những lời trên là ông Nguyễn Hữu Luyện, cựu sĩ quan Biệt Kích Dù QL/VNCH, trong cuộc phỏng vấn của đài Little Saigon Radio vào tháng Tư năm 2001, 26 năm sau ngày 30/4/1975.
Trong số những cách diễn tả cảm xúc về ngày 30 tháng Tư mà tôi nghe được, đọc được, đến nay tôi vẫn chịu cách diễn tả trên nhất.
Người thốt ra những lời trên là ông Nguyễn Hữu Luyện, cựu sĩ quan Biệt Kích Dù QL/VNCH, trong cuộc phỏng vấn của đài Little Saigon Radio vào tháng Tư năm 2001, 26 năm sau ngày 30/4/1975.
Trong số những cách diễn tả cảm xúc về ngày 30 tháng Tư mà tôi nghe được, đọc được, đến nay tôi vẫn chịu cách diễn tả trên nhất.
Thứ Tư, 29 tháng 4, 2015
Ngô Nhân Dụng - Một quả chôm, hai quả lừa
Một câu chuyện khiến dư luận đang ồn ào đặt câu hỏi, từ Việt Nam
qua Pháp và truyền trên mạng khắp thế giới. Câu hỏi là: Tại sao, nhân ngày 30 Tháng Tư sắp đến, các
trang mạng mang
tên các tay đầu sỏ đảng Cộng Sản lại đi “chôm” một bài cũ trên mạng của đài Á Châu Tự Do, RFA?
Ngày
6 Tháng Mười Một năm 2014, ký giả Tường An viết bài “Nước Ðức, 25 năm sau ngày bức tường Berlin sụp đổ” trên mạng của đài RFA; trước ngày dân Ðức kỷ niệm bức tưởng ô nhục sập. Sáu tháng trôi qua, đầu tuần này, một bài “Kỷ niệm ngày thống nhất 30-4 - Bức tường Berlin sụp đổ: Bài học hòa hợp dân tộc của người Ðức” xuất hiện trên mạng mang tên Nguyễn Tấn Dũng. Tựa thay đổi nhưng nội dung giống hệt như bài cũ của Tường An. Bạn bè khắp thế giới hỏi Tường An, cô cho biết cả đời không bao giờ gửi bài cho cái blog Nguyễn Tấn Dũng! Kết luận: Chúng nó chôm!
Anh Vũ/rfa - Thủ tướng có thực tâm để cho trí thức tham gia phản biện?
![]() |
Thủ tướng Việt Nam, Nguyễn Tấn Dũng |
Thủ tướng vừa quyết định cho thí điểm tổ chức Diễn đàn khoa học chuyên nghiệp của trí thức, để cho trí thức tham gia hoạt động tư vấn, phản biện các chủ trương, chính sách. Tuy nhiên nội dung của quyết định này cho thấy không chỉ vi Hiến, mà còn cho thấy Thủ tướng không thực sự cởi mở và thậm chí còn nhiều nghi ngại.
Vậy Thủ tướng có thật tâm mong muốn để trí thức tham gia phản biện hay không?
Vậy Thủ tướng có thật tâm mong muốn để trí thức tham gia phản biện hay không?
Hà Tường Cát - Vận mạng Tổng Thống Nga Vladimir Putin
Các phân tích gia quốc tế có nhận định rất khác nhau về việc này vì trên căn bản, như bà Thủ Tướng Đức Angela Merkel đã từng nói: “Nước Nga không tuân theo bất kỳ nguyên tắc thông thường nào”.
![]() |
Tổng Thống Nga Vladimir Putin (thừ nhì từ trái) cùng các lãnh đạo thế giới dự buổi lễ kỷ niệm 100 năm cuộc diệt chúng dân Armenia.. (Hình: Alain Jocard/AFP/Getty Images) |
Căn cứ vào mẫu mực dân chủ Tây Phương, người ta thường cho rằng ông Putin khó có thể tồn tại lâu dài trước chống đối trong nước và khó khăn từ bên ngoài do chính sách ở Ukraine.
Lập luận ấy chưa đủ thuyết phục, một phần vì thiếu thông tin khách quan, phần khác vì trải qua lịch sử, dân tộc Nga cùng nước Nga vẫn có nhiều xa cách và chuyển biến không giống như Tây Âu.
Do đó, dự đoán dứt khoát về vận mệnh của Tổng Thống Nga Vladimir Putin khó tìm thấy nơi các bình luận gia chính trị và chỉ có nhiều ở các nhà tướng số.
BBC - 'Dân tộc không thể mạnh nếu cứ thù nhau'
![]() |
GS Lê Xuân Khoa (Hình: Uyên Nguyên) |
Gs. Lê Xuân Khoa trả lời phỏng vấn của
BBC
Từ miền Nam California, ông Lê Xuân Khoa, cựu giáo sư Đại học John Hopkins, đã trao đổi với BBC một số vấn đề xung quanh cuộc chiến giữa hai miền nhân kỷ niệm 40 năm ngày 30/4.
BBC: Dưới góc nhìn của một nhà nghiên cứu thì ngày 30/4 có ý nghĩa như thế nào trong tiến trình lịch sử của dân tộc? Đó là ngày Chiến thắng, ngày Quốc hận, ngày Thống nhất hay ngày đánh dấu sự chia rẽ sâu sắc của dân tộc không thể nào hàn gắn được?
GS Lê Xuân Khoa: Gọi là Ngày Chiến thắng hay Quốc hận là tùy theo đứng về phía thắng trận hay thua trận. Về phía thắng trận, càng ngày về sau chữ chiến thắng nó mất dần ý nghĩa đi. Ngay cả trong nội bộ phía thắng cũng thấy nó mất đi ý nghĩa. Tại vì sau khi thắng trận không bao lâu thì các lãnh đạo miền Bắc có sự bội ước với miền Nam, tức là bản chất giải phóng miền Nam. Thứ hai là họ áp dụng chế độ đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân. Có lẽ vì thế những năm sau này người ta dùng nhiều hơn từ Thống nhất.
Nhưng đối với người Việt ở hải ngoại, ngoài chữ Quốc hận thì phải có thêm một chữ ‘Ngày tìm tự do’ bởi vì đáng lẽ thống nhất lòng người mà người ta lại bỏ ra đi thì như vậy có sự chia rẽ nặng nề vấn đề dân tộc.
Chữ Quốc hận là đứng về phía cộng đồng hải ngoại. Lý tưởng mà nói hận thù cần phải xóa bỏ, cần phải quên đi. Là con người không ai muốn nuôi hận thù làm gì nhưng chữ Quốc hận đến giờ không thể bỏ được. Người ta muốn quên nhưng không bỏ được cho đến chừng nào có sự thay đổi trong nước tức là thật sự bảo vệ quyền lợi đất nước đối với Trung Quốc và đi vào con đường thật sự của dân, do dân, vì dân, thật sự dân chủ hóa đất nước. Như vậy sẽ hóa giải hận thù đi. Từ chỗ hóa giải hận thù chữ Quốc hận cũng bỏ được.
Trong tương lai hy vọng đến một ngày nào đó sẽ không còn dùng chữ Quốc hận nhưng cho đến ngày đó thì người ta còn đầy đủ lý do để dùng chữ Quốc hận.
NLG-73- Lê Phú Nhuận - Niềm Đau Quốc Hận
Ngày
30 tháng Tư
đen.
Đảng CSVN ăn mừng chiến thắng,
- thành quả
của một cuộc xâm lăng.
như Lê Duẩn, Tổng Bí Thư đảng
đã hùng hồn
tuyên bố.
Hàng
triệu dân mình hy sinh xương máu
đánh cho Tàu và cho cả Liên Xô,
đúng
y như chỉ thị của “bác Hồ”,
Cờ sao vàng nhuộm đỏ máu nhân dân
đưa quê cha vào thế giới đại đồng (*1)
Búa và Liềm ngự trị cả non sông !
Từ nơi xa,
Chúng tôi đau buồn tưởng niệm
bao người
đã hy sinh trong cuộc chiến,
cho mục tiêu
nào, thành quả
cho ai ?
Trí,
Phú, Địa, Hào lại cứ đào tận gốc
Tài sản gấp rút kiểm kê
Nhanh chóng gom về cho đảng
Đuổi dân vào rừng
Mánh mung gọi :”vùng
kinh tế mới”,
Để đảng lên ngôi, trở thành người chủ
những biệt thự tiện nghi nơi thành phố
Ai
chống lại, cứ đem ra
xử tử
Nhốt vào
tù, đày biệt
xứ biệt tăm
Cải tạo mười
ngày thành bảy
tám chín mười
năm
Chính sách “khoan hồng” hàng ngày rao giảng
Nói đổi tiền,
nhưng chỉ được
mấy trăm
Số còn lại để dành
riêng cho đảng
Cứ thế lai rai, lặp lại đến ba lần
Vét cho sạch
túi tiền dân tư sản.
Vét
hết tiền, tới chuyện móc bạc vàng
Bán bãi, bán ghe , kiếm ăn dân vượt biển
Cho ghe đi rồi cứ đục, bắn tàu chìm
Thây người chết lềnh bềnh trên sóng nước
Hết kế
hoạch này đến dự án khác
Bao lợi quyền phải qua hết tay mình (*2)
Như bài ca
quốc tế đảng quang
vinh
Sở hữu toàn dân, nhưng đảng lại toàn quyền
Dân làm chủ mà không quyền sở hữu
Đảng trí tuệ bịp dân bằng chữ nghĩa
Hạnh phúc, Tự Do, tình nghĩa đồng bào !
Đảng lúc nào cũng vòi vọi trên cao
Tổ Quốc ở chỗ nào không thấy.
Đảng cần tiền, cứ ra lệnh chặt cây
Bán sông núi để
dựng xây
chế độ
Dân ý kiến, coi như đồ bỏ
Đảng quyết tâm theo kỷ yếu Thành Đô
đồng chí tốt cứ từ từ tiếp quản
Một kiểu mới của chủ nghĩa thực dân
Thái thú là các quan trong đảng
Thế mới phục chàng nhạc sĩ Việt Khang (*3)
Biết mất nước trước cả giai tầng trí thức !
Chúng
tôi,
Người
tị nạn cộng sản
đau niềm đau chung : “Quốc Hận”
Núi sông mình
mất từng mảng, vì
ai ?
Từ Úc
châu, Pháp, Đức,
Canada
Từ Mỹ, từ Anh, từ Na Uy,
Thụy Điển …
Chúng tôi,
Từ khắp nơi trên toàn thể địa cầu
Hướng về quê cha với cùng một niềm đau
Đau mất nước về tay quân cộng sản :
“Cộng sản Tàu cùng đồng chí anh em”
Lấn từng bước từ đất liền ra biển đảo.
Tiếng hát hãi hùng còn đang vang dội :
“Một nghìn năm hay triền miên tăm tối ?” (*4)
Khi Bắc thuộc lần thứ năm đã tới ? ( *5)
Mẹ Việt Nam ơi !
Người có thấu
Niềm đau
Ngày Quốc Hận ?
[ NLG-73- Lê Phú Nhuận ]
Houston
- Quốc Hận 2015
Ghi chú :
(*1) thơ Hồ chí Minh :
Bác đưa một nước qua nô lệ
Tôi dắt năm châu đến đại đồng.
(*2) Một lời trong CS Quốc Tế ca
(*3) Tác giả bài hát : “Việt Nam Tôi Đâu?”
(*4) Lời của Việt Khang trong bài hát trên
(*5) Lời của Nguyễn Cơ Thạch, nguyên ủy viên bộ chính trị và bộ trưởng ngoại giao của CSVN, phát biểu sau hội nghị Thành Đô 1990.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)