Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015
Lê Diễn Đức - Bản năng và phản ứng trong xã hội dối trá
Một
cuộc điều
tra xã hội đề tài cấp nhà nước về việc xây dựng hệ giá trị Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa-hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế được thực
hiện, do ông Trần Ngọc Thêm, giám đốc Trung Tâm Văn Hóa Học-Lý
Luận và Ứng Dụng thuộc Đại Học
Quốc Gia TP.HCM, làm
chủ nhiệm đề tài.
Kết
quả cho thấy bệnh giả dối đứng
đầu với 81%, bệnh thành tích 75,1% và bệnh thiếu ý thức pháp luật là 68,2 %.
Ông Trần
Ngọc Thêm nói,
“Không cần khảo sát tôi cũng có thể
nói rằng gần như 100% người
Việt hôm nay đều phải nói dối hoặc làm giả một cái gì đó vào một lúc nào đó, vì rằng trong thời
buổi bây giờ, hoàn toàn trung thực thì khó mà sống được” (Bài trả lời phỏng
vấn báo Tuổi Trẻ, Chủ Nhật, ngày 8 tháng 3 năm 2015).
Khảo
sát nghiên cứu xã hội dựa trên xác suất thống kê và cho ra một đáp
số gần đúng,
nếu thực hiện rộng rãi và minh bạch, độ sai số có thể chênh lệch từ 2-4%. Ở các nước dân chủ, dự đoán
kết quả bầu cử
thường khá chính xác
khi tiến hành “exit
poll” tức là xem ý
kiến của những người dân ra khỏi phòng bỏ phiếu họ bầu ai.
Cho nên, kết
luận “gần như 100% người
Việt hôm nay đều phải nói dối hoặc làm giả một cái gì đó vào một lúc nào đó” không có gì để bàn cãi.
Thực
tế xã hội Việt Nam dưới thời cai trị của Đảng
Cộng Sản Việt Nam hoàn toàn đúng như vậy.
Từ
thuở mới ra đời, để làm cuộc cách mạng cướp chính quyền, ĐCSVN đã kích động tinh thần
yêu nước, chống ngoại xâm, bằng những khẩu hiệu tốt đẹp của
lý tưởng Cộng Sản như xóa bỏ
kinh tế tư bản
tư doanh, xóa bỏ chế độ chiếm
hữu tư bản
chủ nghĩa về
tư liệu sản
xuất, xóa bỏ bóc lột tư bản
chủ nghĩa, xóa bỏ
giai cấp tư sản,
v.v...
Thế
nhưng, cướp được
chính quyền xong, mọi thứ chỉ ra rằng, ĐCSVN vì mục
đích giành quyền lực đã
lừa gạt, dối trá trắng trợn. Quan chức nhà nước phất lên nhanh chóng trở thành một giai cấp tư sản
mới với xe hơi, nhà lầu,
cuộc sống xa hoa, giàu có hơn nhiều
lần những địa chủ, phú nông bị giết chết oan trong Cải Cách Ruộng Đất. Những ông chủ của cả
tập đoàn Vincom, Tập
Đoàn Tuần Châu, VietCapital hay Tân Hiệp Phát có tài sản lớn hơn gấp
bội những thương gia bị
tịch thu hết tài sản trong cuộc Cải Tạo Công Thương Nghiệp
Tư Bản Tư Doanh trên miền Bắc sau năm 1954 và ở
miền Nam sau 1975.
Nông dân trắng
tay, đất đai thuộc
sở hữu nhà nước, tức là trong tay của một giai cấp thống trị, có toàn quyền ban phát cho sử dụng hoặc
thu hồi, tước đoạt.
Hàng trăm ngàn nông dân, nếu không nói là hàng triệu, khắp ba miền chịu nhiều oan ức bất công khi bị nhà nước thu hồi đất. Dân oan trở
thành một vấn đề xã hội
nhức nhối.
Công nhân cũng không kém phần tệ hại. Họ
bị các ông chủ thời nay bóc lột tàn nhẫn trong những điều
kiện làm việc, ăn ở
khốn khổ, đồng lương không đủ sống. Không có hội đoàn
riêng để bảo vệ quyền lợi cho mình, đội quân hơn mười
triệu người, lực lượng được gọi là “tiên phong” của ĐCSVN,
trở thành một giai cấp của đáy
xã hội.
Tệ
nạn sử dụng bằng
cấp rởm hoặc giả, dùng tiền bạc để mua quan bán chức trong hàng ngũ
công chức nhà
nước trở thành hiện tượng phổ biến.
Trong bài “Tính xấu
người Việt: Căn bệnh
dối trá” trên tờ Tuổi Trẻ Online ngày 16 tháng 4 năm 2014 có đoạn:
“Một
cán bộ có nhà đất bạt ngàn nhưng kê khai tài sản
(khi được đề bạt lên cấp cao hơn) chỉ
vài chục triệu đồng. Bảng
kê khai vô lý ấy rồi vẫn sẽ nằm im trong những
ngăn tủ quan liêu, làm cơ
sở để đánh
giá, để đề bạt, bổ nhiệm lên những vị trí cao hơn.
“Nói như Giáo Sư
Hoàng Tụy, ‘Đồng lương không đủ
sống nhưng ai cũng sống được’
đâu phải chỉ
là chuyện của ngành giáo dục? Cơ chế
‘ngầm’ ấy đang
làm nảy sinh
bao nhiêu vấn đề, tạo ra bao nhiêu giả dối, bất
cập mà hậu quả còn rất lâu dài.”
“Sự
khôn ngoan ‘sống hai
cuộc sống’ lại làm khó họ khi dạy bảo con cái, rèn giũa đạo
đức, sống làm người tử tế. Làm sao những
đứa trẻ nghe theo bố mẹ sống
trung thực khi chính
bố mẹ chúng phải lý giải vòng quanh cho tài sản và cách sống hai mặt của mình. Bởi thế, không ít ‘công bộc’ luôn tỏ ra ‘giản dị,’ ‘tiết kiệm,’ ‘chỉ trông vào đồng lương’ đã lộ tẩy
khi các công tử, tiểu thư con cái họ
ăn chơi
ngút trời, cá
độ bóng đá, chi tiêu vung tay không cần
nghĩ. Biết là không hay gì nhưng
thói xấu này
vẫn khó sửa vì có nguồn gốc từ cái khôn ngoan vơ lợi
về mình của không ít quan chức thời nay.” [1]
Chủ
nghĩa thành tích, một căn bệnh
dối trá, phổ cập trong guồng
máy của chế độ. Bài “Nghị
luận xã hội về bệnh thành tích trong xã hội hiện nay” viết:
“Bệnh
thành tích” lan tràn khắp
nơi khắp chốn
như một dịch
bệnh gây ra những tác hại khôn lường, cản trở quá trình phát triển của đất nước.
Một tập thể hay một cá nhân khi đã nhiễm
“bệnh thành tích”
thì chỉ có thể làm ra những sản phẩm kém chất lượng mà thôi. “Bệnh thành tích” còn dẫn đến sự
thoái hóa nhân cách, khiến
con người trở nên thiếu trung thực, dối trá, lừa mình, lừa người, thích sống bằng ảo tưởng bởi “lộng giả thành chân.” [2]
Trong bài “Căn bệnh dối
trá và hệ lụy của nó” có đoạn:
“Căn bệnh dối
trá chính là nguyên nhân và cũng là hiện thân của
thực trạng không minh bạch (ngôn từ thời hội nhập) ở nước ta ngày nay. Tình trạng thiếu minh bạch thể hiện trong mọi lĩnh vực
chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội,
giáo dục, an ninh quốc phòng, v.v... Đâu đâu cũng
thấy tình trạng thông tin mập mờ, không đầy đủ mặc dù có một bộ máy hành chính công rất đông
đảo. Mỗi khi cần giải quyết một việc gì người dân phải chạy vòng vo để tìm kiếm mà cũng không chắc
đảm bảo. Có thể nói hài hước rằng ở Việt Nam mọi thứ đều giả,
chỉ có dối trá là có thật! Tại đây
mọi đứa trẻ sinh ra đã bắt
đầu phải hứng chịu hậu quả của sự
dối trá. Chúng lớn lên, đi học
và đi làm đều ngụp
lặn trong môi trường dối trá và thiếu minh bạch. Xã hội đầy rẫy
những “ma hồn trận” do sự dối trá gây ra. Nó tạo ra môi trường
tranh tối tranh sáng
rất thuận lợi cho các loại tội phạm, kể cả mafia dân sự
và mafia chính trị
.Có thể nói không
ngoa rằng căn bệnh
dối trá đã và đang làm hỏng những thế hệ người
Việt.” [3]
Chế
độ Cộng Sản tồn tại lâu dài được nhờ hai yếu tố bạo lực
và dối trá. Một điều dối trá nếu được nói lặp
đi lặp lại
ngàn lần sẽ trở thành sự thật. Đó là lời
của Josef Goebbels,
bộ não tuyên truyền của Chủ Nghĩa Phát Xít Đức,
mà các chế độ Cộng Sản áp dụng.
Nhà cầm
quyền Cộng Sản đã
tạo ra một xã hội mà trong đó các chuẩn
mực đạo đức cơ bản
nhất và các tiêu chí
cho những gì là tốt và xấu, khôn ngoan, khờ dại, đã bị ném vào thùng rác. Mọi sinh hoạt
của dân chúng được lập trình từ khi ra đời cho tới chết, mọi cử chỉ và lời nói đều bị kiểm soát chặt chẽ. Con người giống như con rối
trên sợi dây vô hình
và rơi vào cạm bẫy
của dối trá.
Trong không gian đó, một số
người dần dần bị suy thoái, gần như không thể
nhìn thấy bản thân trong một quá trình thích nghi với điều kiện sống, biến thành bản năng, số
còn lại thì phải sống hai mặt, xem dối trá là phương tiện
để tồn tại.
Trong bài “Bệnh
dối trá và hội chứng lừa gạt ở Việt
Nam” tác giả viết:
“Người
người nói dối, nhà nhà nói dối, xã hội nói dối. Vậy cho nên người người nghi ngờ nhau, người người đề phòng, cảnh giác nhau. Người ta sử dụng sự
dối trá của mình để đối phó với
cái dối trá của kẻ khác. Người nào không muốn dối, không thích dối, không khả năng
dối, kẻ đó
...thua!
Từ
căn bệnh nói dối
thâm căn cố đế,
chuyển qua sự gạt gẫm
lừa đảo, chỉ là chuyện hệ quả tất nhiên. Sự
dối-gạt đang
trở thành một “hội chứng,” nở tưng
bừng trong xã
hội chúng ta.” [4]
Xây dựng
một chế độ dựa
trên nền tảng lừa bịp, dối trá đồng nghĩa với
xây lâu đài trên cát, bởi vì “cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra,” sự
thật sẽ được trả
lại cho lịch sử và lâu đài sẽ
sụp đổ.
Chú thích:
[1]:http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/20140416/tinh-xau-nguoi-viet-can-benh-doi-tra/603007.html
[2]http://tailieuvan.com/nghi-luan-xa-hoi-ve-benh-thanh-tich-trong-xa-hoi-hien-nay/