Thứ Ba, 31 tháng 3, 2015

Phạm Chí Dũng - Đàm phán TPP tại Hawaii: Vẫn mờ mịt Việt Nam


Lại “quyết tâm riêng”

Hai ngày sau khi vòng đàm phán cấp bộ trưởng (9-15 tháng 3, 2015) về TPP kết thúc tại Hawaii - Hoa Kỳ, vẫn chưa có bất kỳ tin tức nào được thổ lộ từ phía đoàn đàm phán Việt Nam - hiện tượng khá dị biệt với không khí hồ hởi “sẽ quyết tâm kết thúc TPP” của “nhà nước ta” vào cuối năm 2013 và 2014.

Ba ngày sau vòng đàm phán bí ẩn trên, một cuộc họp “lạ lùng” đã diễn ra tại trụ sở Ban Kinh Tế Trung Ương: ủy viên Trung Ương Đảng, Trưởng Ban Kinh Tế Trung Ương Vương Đình Huệ làm việc với Đoàn Đàm Phán Chính Phủ Việt Nam gia nhập Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương.

Cuộc họp trên được thông tin bởi nguồn hiếm hoi là trang Infonet của Bộ Thông Tin và Truyền Thông. Tuy nhiên hiện tượng lạ lùng không kém là sau cuộc họp này, vẫn không có bất kỳ tin tức hay kết quả nào được Ban Kinh Tế Trung Ương hay ông Trần Quốc Khánh, thứ trưởng Bộ Công Thương và cũng là trưởng đoàn đàm phán TPP, tiết lộ. 

Nguyễn Hưng Quốc - Một chính khách lớn và một người thầy xấu


Mở đầu bài viết tưởng niệm Lý Quang Diệu đăng trên báo The Washington Post, Henry Kissinger, cựu ngoại trưởng Mỹ, người được xem là tổng công trình sư về chính sách đối ngoại của Mỹ thời chiến tranh lạnh, nhận định: “Lý Quang Diệu là
một vĩ nhân” (Lee Kuan Yew is a great man). Cựu Thủ tướng Anh, Tony Blair, cho Lý Quang Diệu là lãnh tụ sắc sảo nhất mà ông từng được gặp (the smartest leader I ever met). Tổng thống Mỹ Barack Obama cho Lý Quang Diệu là một “người khổng lồ đích thực của lịch sử”, “một hình ảnh truyền thuyết của châu Á trong thế kỷ 20 và 21”.

Bùi Văn Phú - Ý kiến về cách chặt cây ở VN và Mỹ

Nhà báo độc lập gửi cho BBC Tiếng Việt từ California

Thủ đô Hà Nội vốn có nhiều hàng cây xanh từ nhiều đời nay.
Thủ đô Hà Nội những ngày qua xôn xao việc nhiều cây xanh bị đốn hạ. Đến nay đã có bao nhiêu cây bị chặt thì không rõ.

Theo kiểm tra mới đây, con số cây xanh ở thủ đô là 120 nghìn, giới chức lãnh đạo thành phố đã có dự án chặt và thay 6700 cây và trong những ngày qua có thông tin nói từ 1 đến 2 nghìn cây đã bị đốn hạ.

Cả nghìn cây xanh đã bị chặt, như thế thu hồi cũng được nhiều gỗ, hàng vạn mét khối gỗ chứ không ít. Tại sao chặt, gỗ đem đi đâu, xử lý ra sao và những loại cây nào được trồng thay thế là điều đang khiến người dân thủ đô bức xúc.

Lê Diễn Đức - Tạm dừng hay hoãn binh


Sông Đồng Nai là con sông nội địa dài nhất Việt Nam, lớn thứ nhì Nam Bộ về lưu vực, chỉ sau sông Cửu Long.

Sông Đồng Nai với chiều dài 586 km và lưu vực 38,600 km2 cung cấp nước sinh hoạt cho gần 20 triệu người thuộc 11 tỉnh thành gồm Sài Gòn, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh, Lâm Đồng, Đắk Nông, Ninh Thuận và Bình Thuận. Tầm quan trọng của sông Đồng Nai, vì thế không cần phải bàn cãi.

Bùi Tín - Công dân thủ đô là như thế


Vấn đề «cây tặc» ở thủ đô Hà Nội đang làm xôn xao dự luận trong nước và cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Những quan chức của chính quyền Hà Nội đang lo đối phó với công luận.
Mở đầu năm mới, nhân dân thủ đô đã ở thế chủ động tấn công, chỉ rõ những yếu kém của chính quyền, dồn nhà cầm quyền vào thế chống đỡ bị động, bảo vệ cuộc sống của 6.700 cây trồng lâu năm quý giá, bảo vệ môi trường sống, lá phổi tự nhiên của mình.

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015

Lê Phan - Thi ca và phát triển


Cố Thủ Tướng Lý Quang Diệu đã có lần bảo với nhân dân Singapore, “Thi ca là một món xa xỉ phẩm chúng ta không thể có được.” Thực ra theo lý luận của ông Lý, không những thi ca mà ngay cả đến những quyền căn bản nhất của nhân dân Singapore cũng là thứ yếu cho mục tiêu phát triển kinh tế.

Lời tuyên bố cũng xin thêm được đưa ra trong những ngày khó khăn nhất của thị quốc, khi Singapore bị buộc phải đứng một mình sau khi phải rút lui khỏi liên bang Malaysia. Và cũng phải nói là ở một khía cạnh nào đó ông nói đúng. Một quốc gia chỉ bằng một thành phố, với dân số hổ lốn, không có khối nào đa số, Singapore vào cuối thập niên 1960 không biết rằng mình có tồn tại nổi không chứ đừng nói đến phát triển.

Bill Ide - Mỹ có phần chắc không tham gia Ngân hàng AIIB trước hạn chót

Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Lâu Kế Vỹ (phải) chúc rượu với khách mời tại lễ ký kết thành lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Á Châu tại Bắc Kinh, ngày 24/10/2014.
Trung Quốc ấn định cuối tháng 3 là thời hạn chót để các nước trở thành hội viên sáng lập của một ngân hàng đầu tư do Bắc Kinh dẫn đầu. Trong lúc sắp tới thời hạn chót, một số đồng minh của Mỹ ở Châu Âu và Á Châu đã tham gia. Ngay cả Mỹ, là nước từng bày tỏ quan tâm về sự quản trị và các tiêu chuẩn của ngân hàng mới, cũng đang nói nhiều hơn về việc hợp tác. Từ Bắc Kinh, thông tín viên Bill Ide của đài VOA gởi về bài tường thuật.

Mặc Lâm/rfa - Diễu hành “Cứu lấy cây xanh” tại Hà Nội

Người dân Hà Nội đổ về khu vực hồ Gươm sáng 29/3/2015 để tham gia tuần hành bảo vệ cây xanh.
Vào lúc gần 10 giờ sáng Chủ Nhật 29 tháng 3, tại Hà Nội lại diễn ra cuộc diễu hành để yêu cầu chính quyền thành phố làm rõ việc đốn hạ 6.700 cây xanh mặc dù UBND thành phố Hà Nội vừa cho biết sẽ tạm ngưng sau khi người dân phản ứng quyết liệt kế hoạch này.

Hơn ba trăm người tập trung tại đài phun nước gần tòa nhà Hàm Cá Mập để đi vòng quanh bờ hồ. Công an và an ninh dày đặc nhưng không có bất cứ diễn biến đàn áp nào xảy ra ngoại trừ xe phóng thanh chạy dọc theo đám đông để phát lời kêu gọi giải tán.

Lê Diễn Đức/rfa - Từ cây xanh đến con sông…


Tầm nhìn xa trong việc quy hoạch

Nếu đến thành phố St. Petersburg, ta mới thấy được tầm nhìn xa của Pie Đại đế trong việc quy hoạch đô thị.

Cách đây hơn 300 năm, vào năm 1703, Pie Đại đế đã phát lệnh khởi công xây dựng thành phố Sankt Peterburg. Vào lúc ấy phương tiện đi lại thông dụng là xe ngựa, vậy mà hơn 300 năm sau, những con phố chính ở khu trung tâm với cây xanh và vỉa hè rộng thênh thang vẫn đủ mở những con đường hai chiều, mỗi chiều hai ba lằn xe hơi. Kinh nghiệm của Pie Đại đế sau những cuộc đi thăm viếng phuơng Tây cùng với đầu óc viễn kiến đã làm cho S. Petersburg trở thành một thành phố du lịch đẹp nổi tiếng nước Nga.

Tô Văn Trường - Dự án bôxit: TKV đã “sập bẫy giá rẻ”?


TT - Ngày 28-3, tại buổi tọa đàm về dự án bôxit, nhiều chuyên gia đã khẳng định Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản VN (TKV) đã “sập bẫy” giá rẻ, nhưng càng làm càng thua lỗ nặng.

Buổi tọa đàm do Trung tâm Thiên nhiên và con người (thuộc Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật VN) tổ chức dựa trên các thông tin mới về triển vọng các dự án bôxit vừa được TKV đưa ra.

Càng sản xuất càng lỗ!

Qua đánh giá từ những số liệu do chính TKV cung cấp, TS Nguyễn Thành Sơn, nguyên giám đốc Ban quản lý dự án than đồng bằng sông Hồng, khẳng định TKV đã “sập bẫy giá rẻ”, dù vẫn cần cập nhật thêm tình hình và có đánh giá thực tế.

Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2015

HÀ KỲ LAM - HOÀNG HÔN TRÊN THUNG LŨNG IA DRANG


LỜI GIỚI THIỆU.-  Truyện ngắn “Hoàng Hôn Trên Thung Lũng Ia Drang” được nhà văn Hà Kỳ Lam sáng tác năm 1996. Theo yêu cầu của website Vietquoc, tác giả đã dịch truyện nầy sang Anh ngữ. Xuất hiện trên website Vietquoc, “Hoàng Hôn Trên Thung Lũng Ia Drang” đã được các websites Anh ngữ chú ý, và ít nhất 3 websites Mỹ và 1 website Canada đã đăng lại truyện nầy, và ghi rõ nguồn là vietquoc. Có thể do truyện được viết về chốn chiến trường xưa mà nhiều độc giả cựu chiến binh Mỹ đã tìm đọc, hay vì một sắc thái nào đó mà độc giả của một nền văn hoá khác yêu thích, truyện ngắn “Hoàng Hôn Trên Thung Lũng Ia Drang” đã gia nhập vào dòng chảy chung của liên mạng qua bản dịch Anh ngữ. Chúng tôi xin hân hạnh đăng lại truyện nầy và bản dịch Anh ngữ  để cống hiến quý bạn đọc. - DĐTK.

        Phía Tây của căn cứ Lực Lượng Đặc Biệt Plei Me là rừng bằng phẳng trải dài hằng mấy chục cây số, đến tận biên giới Việt-Miên; các hướng khác thì địa thế chập chùng đồi núi. Cái biển màu xanh lá cây ngút ngàn đó khiến tầm nhìn nhòa đi với sương khói huyền hoặc ở chân trời thoáng điểm và cụm núi xa tít tắp, xanh lơ, và người nhìn tự hỏi núi hay ảo giác. Những buổi trưa, khi mặt trời hơi chếch đỉnh đầu, những tảng mây đen khổng lồ xê dịch ngang qua hắt những vùng bóng râm di chuyển trên cái mặt phẳng rừng cây bao la làm người ta nghĩ đến câu “bóng chiều dần lan” trong một bài ca nào đó.

Đào Trung Đạo - bài ai điệu cho thanh tâm tuyền

Thanh Tâm Tuyền
Tôi rất ngần ngại viết ai điệu mỗi khi có một người bạn nằm xuống. Vì tôi sợ sẽ thất bại: hoặc mình không viết được hoặc cái mình viết ra cuối cùng không phải là một tặng phẩm mình muốn gửi/dành cho bạn. Ngoài ra cũng có thể thất bại vì không tránh được những hiểm nguy rất đời thường: cường điệu về một cái gì tưởng như có trong quá khứ nhưng lại dường như hôm nay không còn là có thực (tình bạn, những kỷ niệm không cứ phải là bạn với nhau mới có. Tôi ngần ngại viết vì tôi đặt tiêu chí đạo đức là tiêu chí ưu tiên của ai điệu. Thất bại cũng có thể vì không tìm được đúng lời, đúng chữ cho cái chết độc nhất đó. Đã nhiều lần trang giấy trước mặt tôi chỉ được khởi đầu bằng hai chữ ai điệu và ngừng ở đấy. Ngừng bặt, lặng thinh, câm nín. Không có một cái tên tiếp theo sau. Mặt đất nghĩa trang chỉ có huyệt sâu nhưng không có mộ bia. Tôi biến mất trong khoảng trống. Trốn chạy, đầu hàng cái chết có phải, tôi tự hỏi? Trong tuyệt vọng, nhiều lần tôi đã định viết tiếp vào chỗ trống "cho Đào Trung Đạo” mà không sợ mình nói gở, nói dại. Vì như tôi hiểu, ngay khi có một cái tên, được người khác gọi tên, cái tên đó đánh dấu ngày một ngưòi bắt đầu một đời sống và đồng thời cũng để loại cái thân xác ấy khỏi đời sống. Nhưng thân xác dù có mất đi, cái tên lại vẫn còn đấy. Bạn đã chết, tôi có hét lớn tên bạn, bạn tôi cũng chẳng thể nghe. Nhưng tên bạn thì tôi chẳng thể quên. Vòng luẩn quẩn! Cái tên cũng là ký ức, được ghi lại nơi tha nhân. Nhưng tên cũng là dấu chỉ cái chết. Vậy nếu tôi có đặt tên mình sau hai chữ ai điệu trước khi mình chết đi cũng là đã qui phục luật lệ của ai điệu mà thôi : Nếu tôi không làm việc này hôm nay, mai mốt khi tôi chết đi, nếu quả thực tôi có những người bạn, thế nào bạn bè tôi cũng sẽ viết tên tôi sau hai chữ ai điệu. Vì ta không thể trực tiếp có kinh nghiệm về cái chết mà chỉ có nhận thức về cái chết qua cái chết của tha nhân cho nên ai điệu một người bạn cũng là một lần mình tìm cách tiếp cận cái chết. Cái thế giới riêng chỉ của mình và bạn đã chấm dứt, đã xụp đổ. Nhưng ai điệu cũng là một bản viết cho tương lai.

Thảo Trường - Đá mục (Kỳ 2)


Dan díu với người con gái bên bờ suối một thời gian, anh lính tâm sự với xếp:
– Chơi miết rồi cũng chán ông thầy ạ, mà bỏ thì không được thằng em phải bày trò đem nó xuống dòng nước mà tắm rửa kỳ cọ cho nó, lật qua lật lại, tuốt nó như tuốt lươn, mỗi tuần tốn một cục xà bông, dần dần nó cũng... thơm ra. Thế cơ chứ. Ông thầy muốn thử không?

Anh ta khoe rằng hai đứa tìm ra một đoạn suối phình to như một cái hồ nhỏ hai bên bờ toàn đá hoa cương, dưới đáy lại là những viên cuội trắng phau, xung quanh hoa rừng nở rộ, đẹp vô cùng. Hai đứa gặp nhau ở chỗ cái hồ đó, làm tình, tắm táp, đùa giỡn, thích lắm...

Võ Phiến - Nguyên vẹn Kỳ 11


Mưa tiếp tục rơi nhẹ dọc đường làm cho hai người càng ướt thêm. Họ vào hẻm Pasteur. Triệu chưa ăn sáng; Dung thì lúc nào cũng sẵn “cảm hứng” đối với bún ốc. Rồi Triệu gọi cà-phê.

Dung trở lại câu chuyện bỏ dở:
— Theo anh, liệu không có được một giải pháp trung lập hay liên hiệp gì đó sao? Nghe chú Chất bảo.

— Chú Chất nào?

— Vừa gặp anh ở nhà em đó. Chú Chất, chồng cô Thục.

— À.

— Chú nghe nói có nguồn tin Pháp sẽ đứng ra bảo trợ một chính phủ liên hiệp. Người ta đang sắp đặt để đưa ông Minh lên. Hễ ông Minh lên là bên kia chịu thương thuyết.

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2015

Ngô Nhân Dụng - Trung Đông Liệt Quốc


Cách đây nửa thế kỷ, nhà văn Nguyễn Hiến Lê xuất bản một cuốn sách về vùng Trung Đông. Ông đã ví tình trạng phân liệt trong đó giống như chuyện Đông Châu Liệt Quốc bên Tàu. Đông Châu Liệt Quốc bao gồm thời Xuân Thu (722-476 trước Công Nguyên) và thời Chiến Quốc (476-221 TCN). 

Nhưng ở bên Tàu lúc đó chỉ có các nước nhỏ tranh hùng với nhau, trong khi các ông vua nhà Châu vẫn còn làm thiên tử. Ở Trung Đông thì khác. Từ đầu thế kỷ thứ 20 đến giờ, ngoài các tiểu quốc tranh hùng vùng này còn chịu cảnh bị các cường quốc trên thế giới chi phối, như Mỹ, Nga, và các nước Châu Âu. Nếu thời Đông Châu Liệt Quốc kéo dài gần 500 năm thì chắc chuyện Trung Đông Liệt Quốc sẽ phải chờ cả trăm năm nữa mới có cơ được ổn định.

Thụy Khuê - Khảo sát công trạng của những người Pháp giúp vua Gia Long - Chương 5

Chương 3: Tóm tắt giai đoạn lịch sử 1777- 1802 - (Phần 1) - tt

Chương 5: 
Ai cứu Nguyễn Ánh khỏi sự lùng bắt của Nguyễn Huệ, tháng 9-10/1777 

Điểm chính ghi "công trạng" của Bá Đa Lộc đối với vua Gia Long, không phải là việc ông đưa hoàng tử Cảnh sang Pháp cầu viện, bởi vì những ai thông thạo tình hình đều biết rằng vị giám mục đã thất bại trong nhiệm vụ của mình, nhưng điểm mà ông "thành công" và được các sử gia Pháp ghi nhận, đó là công ông cứu vua Gia Long thoát chết khỏi sự lùng bắt của Nguyễn Huệ, trong tháng 9 và tháng 10 năm 1777, để đi đến kết luận: nếu Giám mục Bá Đa Lộc không cứu sống Nguyễn Ánh, thì không có triều Nguyễn.

Trần Mộng Tú - Buổi liên hoan Trong Bếp


Có tiếng gõ dụt dè trên cánh cửa:
- Tôi vào được không?

- Vào đi

Cô gái mặc chiếc áo bà ba màu xanh lá cây nhạt. Cô bước vào nhà, nhưng tới gần bếp cô dừng lại, đứng ý tứ sang một phía. Trong tay cô có một món ăn do chính tay cô làm ra. Gói đậu hũ chiên vàng, cô đặt nhẹ gói đậu hũ lên mặt bếp. Tên cô là Nành, cô tới từ Iowa, Mỹ quốc.

Phạm Hoài Vũ - CON ĐƯỜNG XƯA EM ĐI


Nhân ngày Phụ nữ Quốc tế 8/3

My người bo em kiếm mt ngh gì đó mà làm, chng hn, ct may, làm đu, m quán cà-phê,.. nói là đ... gì đy, hoàn lương, không làm gái na. Em hi nhng ông khách thuc hng lm ch, hoàn lương là gì, các ông y đu nói, hoàn lương là quay tr v cuc sng lương thin.

Ô hay. Em có mt lương thin bao gi đâu mà bo em quay v cuc sng lương thin. Em không trm cp. Em không di trá. Em không điêu toa. Em không la đo. Em không vu oan giá ha cho ai. Em không như con Châu bn em. Nó ngh hc t hi lp mười, sau được b xin thế chân làm văn thư cơ quan đúng ngày ông y v hưu. Nhưng đ xin được ch thế chân, nghe đâu b nó cũng phi lo lót ti ba bn cây vàng, t ông giám đc, đến ông t chc, c ông gì gì cao hơn na.

Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2015

Nguyễn Hưng Quốc - Ai là kẻ thù của Việt Nam?


Ở Việt Nam lâu nay, giới cầm quyền cũng như giới truyền thông hay nói đến những “thế lực thù địch”. Không ai giải thích rõ, nhưng hầu như mọi người đều biết, với nhóm từ ấy, người ta nhắm đến các quốc gia Tây phương, đặc biệt là Mỹ, trong cái gọi là âm mưu “diễn biến hoà bình” nhằm làm thay đổi chế độ tại Việt Nam.


Mặc Lâm/rfa - Bất tuân dân sự, vũ khí chống lại sự lạm quyền của công an


Việc blogger Mẹ Nấm tức Nguyễn Ngọc Như Quỳnh sáng ngày 25 tháng 3 vừa qua, lần thứ ba nhận được nhưng không thi hành lệnh triệu tập của cơ quan an ninh điều tra về trang Facebook của chị với thái độ bất tuân dân sự. Điều này đã dấy lên câu hỏi: phải chăng đã đến lúc mọi công dân Việt Nam phải biết rõ quyền hạn mà luật pháp giao cho các cơ quan an ninh tới đâu để thực hành bổn phận công dân của mình cho phù hợp với những gì mà pháp luật cho phép. Mặc Lâm có cuộc trao đổi với Blogger Mẹ Nấm tức Nguyễn Ngọc Như Quỳnh để có thêm chi tiết. Trước tiên chị cho biết diễn tiến xảy ra:

Blogger Mẹ Nấm:  Dạ, sáng nay lúc 7 giờ thì công an phường có gửi giấy triệu tập lần thứ 3 đến gia đình tôi vào lúc 7 giờ sáng và giờ triệu tập là 8 giờ 30 phút ngày hôm nay luôn, tức là 1 tiếng 30 phút sau khi đưa giấy thì họ yêu cầu tôi phải có mặt.

Trần Vinh Dự - Bàn thêm về tư nhân hóa


Bàn thêm về làn sóng tư nhân hóa mới: không thể không làm?
Trong một bài trước, tôi đã nhận định rằng những nỗi lo sợ mới đây liên quan đến cổ phần hóa chủ yếu là do việc bán các tài sản trọng yếu trong lĩnh vực hạ tầng. Thế nhưng nhìn rộng ra, quá trình tư nhân hóa, gọi nhẹ đi là “cổ phần hóa”, hoặc nhẹ hơn nữa là “xã hội hóa” không dừng lại trong lĩnh vực kinh tế truyền thống mà đang lan ra nhiều lĩnh vực “nhạy cảm khác”, không chỉ có hạ tầng, mà thậm chí còn cả y tế hay giáo dục.

Kính Hòa/rfa - Đảng cộng sản Việt Nam xài ngân sách quốc gia như thế nào?


Giữa tháng 3 năm 2015, lần đầu tiên trên trang mạng của Bộ Tài chính, người ta thấy được số tiền mà ngân sách quốc gia chi hàng năm cho Văn phòng trung ương đảng cộng sản Việt Nam. Ngay sau đó số liệu này được nhiều người đem ra so sánh với các khoản chi dành cho các bộ phận khác của bộ máy nhà nước, cũng như các trường đại học công lập. Sau đây là ý kiến một số nhà quan sát cũng như chuyên gia trong và ngoài nước được Kính Hòa ghi nhận về việc này.

TS Luật Cù Huy Hà Vũ - Một cuộc tàn sát môi trường của chính quyền Hà Nội

'Dự án' chặt hạ 6.700 cây xanh hàng loạt này đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của mọi tầng lớp người dân thủ đô Hà Nội. (Marianne Brown/VOA)
Những ngày vừa qua chính quyền Hà Nội đã tiến hành “dự án” chặt hạ 6.700 cây xanh lâu năm trên 190 tuyến phố, để lại những đường phố huơ huếch, xém cháy dưới mặt trời. Ngay lập tức hành vi tàn sát cây xanh hàng loạt này đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của mọi tầng lớp nhân dân Thủ đô, đặc biệt của giới trí thức và thanh niên, cho dù Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam và Hội đồng nhân dân từ phường tới thành phố được chế độ cộng sản hiện hành mô tả là “Tiếng nói của dân” thảy đều im hơi lặng tiếng. Không nghi ngờ gì nữa, cuộc tàn sát môi trường có tổ chức nói trên nếu được thực hiện trót lọt là nhát rìu khai tử cho cái danh hiệu “Xanh, Sạch, Đẹp” của Thủ đô mà nhà cầm quyền thường vỗ ngực. Rõ ràng là mất số lượng lớn cổ thụ thì sẽ không còn “xanh”, điều này tất dẫn tới gia tăng ô nhiễm, tức mất “sạch” và một khi Hà Nội mất cả “xanh” lẫn “sạch” thì không thể gọi là “đẹp”!

Thứ Năm, 26 tháng 3, 2015

Nguyễn Hưng Quốc - Miền Nam và miền Bắc


Mới đây, đọc trên blog của nhà phê bình Vương Trí Nhàn ở trong nước, tôi bắt gặp một đoạn nhan đề “Gợi ý từ một nhà kinh tế” với một số nhận xét bất ngờ và thú vị.

Đoạn viết khá ngắn, tôi xin phép được chép nguyên văn: “Ông Đặng Phong, một nhà lịch sử kinh tế qua đời. Tôi biết ông nhân một lần đọc cuốn Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000 do ông chủ biên, thấy có nhắc thoáng qua một điều gần như ai cũng nghĩ nhưng ít ai viết: trước 1975, kinh tế miền Nam đã ở trình độ cao hơn kinh tế miền Bắc. Tự ngẫm nghĩ, thì thấy đúng thế, không thể khác được, không thể nói ngược như chúng tôi vẫn nói, hoặc lảng tránh cho là cấm kỵ, và lấy những chuyện khác nói át đi.

Võ Thị Hảo - Nhận diện đao phủ bức tử Việt Nam


viết từ Hà Nội

“Việc của người biết suy nghĩ là không đứng cùng phía với đao phủ.”-Albert Camus.

TQ tuyên bố chủ quyền ở VN

Hiện vẫn còn một nước tên là Việt Nam nhưng cái tên chưa đủ để minh chứng rằng nước chưa mất. Việt Nam bây giờ cũng như một cây cổ thụ ngàn năm tuổi đang bị lưỡi cưa máy đốn hạ, lá trên cây dù chưa rụng hết nhưng dưới gốc thì thân gỗ đã bị xẻ làm muôn mảnh đem bán để ghép thành cái tràng kỷ kê chỗ ngồi cho nhiều nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Đám người này đã sốt sắng dâng lên đám đầu lĩnh Trung Quốc bữa đại tiệc với món chính là máu thịt của đất nước Việt Nam.

Trần Trung Đạo - Lý Quang Diệu và chính sách ngăn ngừa CS tại Singapore


Cựu Thủ tướng Cộng Hòa Singapore Lý Quang Diệu được đưa vào bệnh viện hôm 5 tháng 2 vì bịnh viêm phổi trầm trọng. Chỉ vài hôm sau, ông được chuyển qua hệ thống duy trì sự sống (life support). Theo nhiều nguồn tin, hai năm trước đây ông đã thêm vào di chúc một đoạn trong đó ông không muốn kéo dài sự sống vô nghĩa bằng cách này. Theo thông báo của chính phủ Singapore “ông qua đời trong thanh thản” tại Tổng Y Viện Singapore lúc 03:18 sáng, giờ địa phương thứ Hai 23/3/2015, thọ 91 tuổi. Lý Quang Diệu là Thủ tướng đầu tiên của Singapore và mất vào năm kỷ niệm 50 năm độc lập của quốc gia này. 

Lê Anh Hùng - Vì sao TQ cấm làm đường gần biên giới, còn VN lại mở toang cửa ngõ biên giới với TQ?

Bản đồ tác chiến trong kế hoạch xâm lược Việt Nam của Trung Quốc.

Trung Quốc: dã tâm xâm lược Việt Nam

VOA ngày 22.3 đưa tin: Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tháng trước đã ngưng một dự án làm đường của chính quyền một thành phố nằm gần biên giới với Việt Nam vì lo ngại nó có thể được sử dụng cho một “cuộc xâm lược của Việt Nam”.

Theo bài báo, một bản tin đăng trên trang web của Bộ Quốc phòng Trung Quốc dẫn lời một quan chức phụ trách các vấn đề biên giới ở thành phố Phòng Thành Cảng thuộc Khu Tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây nói rằng, một khi được hoàn thành, tuyến đường nối liền một ngôi làng ở vùng biên giới với thành phố Phòng Thành Cảng cách đấy 100 cây số “thực sự là mối đe dọa cho an ninh và quốc phòng” của Trung Quốc. 

Bùi Tín - Gió Xuân đã đổi chiều


Hà Nội đang sôi động. Ngày 20/3 đã có hơn 300 người Hà Nội tự động xuống đường để bảo vệ cây xanh của thành phố, chống lại cuộc “tàn sát cây cổ thụ” được chính quyền chủ trương một cách kiên quyết, không hỏi ý kiến dân.
Sáng ngày 22/3 lại có thêm 400 người Hà Nội xuống đường để bảo vệ cây xanh. Một blogger của thủ đô đưa tin là đã có đến 500 người Hà Nội từng lúc xuống đường trong dịp này. Quanh bờ Hồ Hoàn Kiếm, trước vườn Bách thảo, dọc đường Hùng Vương, trên đường Hoàng Hoa Thám… khu phố nào cũng có những cuộc xuống đường tự phát. Đông nhất là trước công viên Thống nhất, rồi quanh hồ Thuyền Quang.

Việt-Long/RFA - Cùng khởi điểm, vì sao tụt hậu hằng chục năm?


Singapore là thuộc địa của Anh từ 1819. Bị Nhật chiếm đóng rồi kết thúc thế chiến thứ hai, Singapore vẫn là thuộc địa của Anh nhưng được Anh dành cho một số quyền chính trị và tự trị hạn chế. Mãi đến 1959 tiểu đảo này mới được tự trị rộng rãi, chỉ trừ các lãnh vực ngoại giao, quốc phòng.

Năm 1963 Singapore được trả độc lập mà không cần chiến tranh giải phóng. Thủ tướng Lý Quang Diệu vận động xin gia nhập và được sáp nhập vào Liên Bang Mã lai Á. Nhưng chỉ được hai năm, đến 1965 bị Liên Bang đuổi ra, trong tình cảnh một xứ sở hầu như không có một chút tài nguyên thiên nhiên, không lực lượng quốc phòng, nguồn nước ngọt cũng phải trông vào Malaysia, thiếu thốn đủ mọi bề. Vậy mà đến nay tiểu đảo Sư tử đã trở thành một quốc gia có thu nhập bình quân cá nhân đứng trong hàng 10 nước cao nhất thế giới, với một chính quyền trong sạch, một xã hội dân trí cao. Thử đối chiếu hoàn cảnh lịch sử hai nước, chúng ta thấy gì?

Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015

Ngô Nhân Dụng - Thắp nhang tưởng niệm những hàng cây

Hình: Nhật Giang
Người Hà Nội có thể dựng những tấm bảng nhỏ tưởng niệm mỗi cây xanh mới bị đốn ngã. Chỉ viết một hàng chữ: “Nguyễn Thế Thảo –  Tháng Ba năm 2015,” ghi thành tích ông chủ tịch thành phố đã chém chết những hàng cây xanh. Chỉ cần một mảnh giấy bìa làm thiếp chia buồn hay một tấm mộ bia nhỏ. Cứ tưởng niệm như vậy, một trăm, một ngàn gốc cây, cho đến bao giờ ông Nguyễn Thế Thảo xin từ chức. Ở một quốc gia bình thường, tức là những nước sống văn minh, khi hàng ngàn cây xanh trong thành phố “chết oan” thì những người cầm quyền sẽ tự nhận trách nhiệm và xin từ chức.

Tuấn Khanh - Cựa quậy

viết từ Sài Gòn


Trong những ngày cuộc “cách mạng cây xanh” bùng nổ, không ít người đã tâm tình trên facebook rằng rồi các vị quan chức sẽ nhận ra sai lầm, khi chúng ta nhắc nhở họ bằng cách hình thức ôn hòa như treo biểu ngữ, thắt nơ xanh, hoặc ca hát nơi những gốc cây đã bị chặt bỏ. Thế nhưng đối lại thiện chí ấy, là những hàng xe chống bạo động lừ lừ chuẩn bị tư thế. Những sinh viên hiền lành kêu gọi bảo vệ cây xanh bị công an, chính quyền Hà Nội bắt giữ, dọa nạt như một loại “phản động”. Những biểu ngữ đầy tính người dán ở các hàng cây bị dân phòng, công an ập đến, xé đi như một thái độ chính trị.

Trái ngược những cuộc diễu hành đầy tính ngớ ngẩn và rỗng tuếch mà Nhà nước vẫn hay tổ chức về Giờ trái đất, Tắt máy xe 20 giây ở các ngã tư để bảo vệ môi trường… công cuộc bảo vệ môi trường rất thực tế của người dân Hà Nội đã bị coi là một loại cựa quậy nguy hiểm.

Trần Vinh Dự - Làn sóng tư nhân hóa mới: những nỗi sợ

Tony Blair - www.madstudio.biz

Cựu Thủ tướng Anh quốc, ông Tony Blair, người đang giữ vai trò cố vấn cho Chính phủ Việt Nam từ năm 2013, gần đây đã có một phát biểu thú vị tại cuộc hội thảo do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức liên quan đến việc cải cách doanh nghiệp nhà nước. Theo ông, “cải cách mà không có chống đối thì là kém, sự chống đối là đương nhiên và quá trình cải cách cần phải vượt qua”.
Phát biểu của ông thú vị ở chỗ nó phủ nhận câu chuyện đồng thuận trong cải cách và đề cao tính quyết đoán của những người lãnh đạo quá trình này. Nó cũng thú vị về mặt thời điểm. Trong những ngày này, ở Việt Nam đang diễn ra một cuộc tranh luận sôi nổi về việc bán các tài sản nhà nước trong lĩnh vực hạ tầng cũng như việc tư nhân hóa triệt để (theo nghĩa nhà nước bán hết, hoặc gần hết sở hữu của mình) một số doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực hạ tầng.

Nguyễn-Xuân Nghĩa - Cùng nhân cùng quả - với cái ác duyên


Vì sao kinh tế trung quốc bị khủng hoảng?

Bây giờ thì mọi người đành nhận rằng kinh tế Trung Quốc đang suy trầm chứ hết đà tăng trưởng ngoạn mục như trước. Nếu có khác biệt về dự đoán thì một số tin rằng kinh tế xứ này sẽ “hạ cánh nhẹ nhàng.”

Một số khác thì nói đến kịch bản “hạ cánh nặng nề” hay là khủng hoảng. Người viết này thuộc trường phái “bi-lạc quan,” bi quan về kinh tế mà... lạc quan về chính trị, nên từ lâu đã dự báo khủng hoảng kinh tế sẽ dẫn tới khủng hoảng chính trị!

Lê Diễn Đức - Bản năng và phản ứng trong xã hội dối trá


Một cuộc điều tra xã hội đề tài cấp nhà nước về việc xây dựng hệ giá trị Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa-hiện đại hóa và hội nhập quốc tế được thực hiện, do ông Trần Ngọc Thêm, giám đốc Trung Tâm Văn Hóa Học-Lý Luận và Ứng Dụng thuộc Đại Học Quốc Gia TP.HCM, làm chủ nhiệm đề tài.

Kết quả cho thấy bệnh giả dối đứng đầu với 81%, bệnh thành tích 75,1% và bệnh thiếu ý thức pháp luật là 68,2 %.

Ông Trần Ngọc Thêm nói, “Không cần khảo sát tôi cũng có thể nói rằng gần như 100% người Việt hôm nay đều phải nói dối hoặc làm giả một cái gì đó vào một lúc nào đó, vì rằng trong thời buổi bây giờ, hoàn toàn trung thực thì khó mà sống được” (Bài trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ, Chủ Nhật, ngày 8 tháng 3 năm 2015).

Thứ Ba, 24 tháng 3, 2015

Nguyễn Hưng Quốc - Lý Quang Diệu, nhà độc tài được yêu mến và ngưỡng mộ nhất thế giới

Trên thế giới, trong nửa sau thế kỷ 20, không có chính khách nào thành công
và được ngưỡng mộ như là Lý Quang Diệu (1923-2015).
Thành công đầu tiên là ông nắm quyền lực trong một thời gian rất lâu. Có thể nói ông là một trong những thủ tướng dân cử tại vị lâu nhất trên thế giới, trong hơn 30 năm, từ 1959 đến 1990. Sau đó, với chức bộ trưởng danh dự (senior minister) và người hướng dẫn các bộ trưởng khác (minister mentor), ông tiếp tục có ảnh hưởng lớn trong việc phác hoạ chính sách phát triển cho Singapore. Từ năm 2011, ông chính thức rút lui khỏi bộ máy cầm quyền, nhưng vẫn tiếp tục làm dân biểu Quốc hội, ở đó, tiếng nói của ông vẫn được lắng nghe một cách đặc biệt, một phần vì thủ tướng đương nhiệm, Lý Hiển Long, là con trai của ông, phần khác, quan trọng hơn, vì những ý kiến của ông bao giờ cũng được xem là khôn ngoan và sắc sảo không những chỉ ở tầm quốc gia mà còn ở tầm quốc tế.

Trần Quí Cao - SỰ VIỆC ĐỐN CÂY TẠI THỦ ĐÔ CHỈ LÀ CHUYỆN NHỎ


Sự Việc Đã Xảy Ra

Những ngày giữa tháng 3/2015, người dân Hà Nội bỗng thấy cây xanh các tuyến phố bị đốn hạ tràn lan và không thương tiếc. Tìm hiểu người ta mới biết:
Sở Xây dựng Thành phố Hà Nội đề xuất thành phố cho thay thế 6.700 cây, thời gian thực hiện trong 3 năm (2015 - 2017), dự tính kinh phí khoảng 60 tỷ đồng. Chấp nhận đề xuất, sau đó chính quyền Hà Nội tiến hành đốn cây, bất chấp những lời kêu gọi dừng lại của nhiều thành phần dân chúng thủ đô. Trong vòng 3 ngày, theo báo PetroTimes, có khoảng 2.000 cây bị đốn. Dọc con phố Nguyễn Chí Thanh, hơn 400 gốc cây, xác cây nằm la liệt. Trong số các cây bị đốn hạ, có rất nhiều cây đang mạnh khỏe, to đẹp.

BBC - Bí thư Hà Nội lên tiếng về vụ chặt cây

Đông đảo người Hà Nội đã xuống đường bảo vệ cây hôm 22/3 
Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị yêu cầu Sở Xây dựng thành phố trả lời 21 câu hỏi của báo chí xung quanh chủ trương chặt cây xanh khiến dư luận giận dữ.

Ông Phạm Quang Nghị chủ trì cuộc họp của Thành ủy Hà Nội ngày 23/3.

Báo Tiền Phong dẫn lời ông nói dư luận “có lý do chính đáng” để bức xúc.

Các cơ quan thực hiện đã chọn cách làm “không phù hợp”, có sự “nôn nóng cho dù chủ trương cải tạo, thay thế cây là đúng đắn”.

HÀ TƯỜNG CÁT - Bao giờ xăng lại rẻ?


Dầu lửa rớt giá thảm hại cuối năm ngoái làm điên đầu nhiều nước sản xuất nhưng lại là điều vui mừng cho giới tiêu thụ. Nhưng rồi trong 5 tuần lễ gần đây, giá xăng dần dần tăng lên và người lái xe đang tự hỏi liệu có khi nào xăng lại rẻ như thế?

Giá trung bình trên toàn quốc vào đầu mùa Xuân là $2.426 một gallon xăng thường, đứng giá, và đầu tuần này giảm 4 cents, lần đầu tiên từ nhiều tuần lễ. Giá trung bình ở California là $3.268. So với năm ngoái mỗi gallon xăng vẫn còn rẻ khoảng $1.

Thứ Hai, 23 tháng 3, 2015

Mai Loan - VẠCH ÁO CHO NGƯỜI XEM LƯNG


Chuyện những người bảo thủ không ưa thích ông Obama và chỉ trích tàn tệ bằng đủ thứ ngôn từ cũng như chống đối bằng đủ mọi đòn phép có thể được xem như là một thứ “chuyện dài Nhân Dân Tự Vệ” tại nước Mỹ này. Điều đáng nói là nhiều ngòi bút tiếng Việt cũng nhảy vào “ăn có” trong chuyện này bởi lẽ trong mắt nhìn của nhiều người Việt, dân Mỹ đen có lẽ được đánh giá rất thấp trong xã hội, dù là ở Mỹ hay ở Việt Nam.

Phạm Chí Dũng - '2015, cầu cho báo chí nhà nước được mở miệng!'


Người đàn ông có bộ râu quai nón dữ tướng ngồi đối diện tôi hóa ra lại là một nhà báo kỳ cựu của giới truyền hình nhà nước. Sau vài tuần rượu và những lời chúc tụng xã giao đại loại “năm nay vạn sự như ý” của mọi người trong bàn, mí mắt nhà báo truyền hình đột nhiên nhíu lại nghiêm trang.

HÀ TƯỜNG CÁT - Lý Quang Diệu: Nửa thế kỷ gắn bó với vận mạng Singapore

Ông Lý Quang Diệu
Lý Quang Diệu, tên đọc theo âm Hán-Việt của Lee Kuan Yew, là chính trị gia có vai trò đưa Singapore từ một tiền đồn chiến lược thuộc Anh ở Viễn Đông trong gần 200 năm, một xứ sở trong hàng các nước thế giới thứ ba, trở thành trung tâm tài chính thương mại quan trọng bậc nhất Á Châu và trên thế giới.

Nguyễn Tường Thụy - Ngậm ngùi thân phận bị bỏ rơi

viết từ Hà Nội

Đám Dư lun viên trong ngày tưởng nim chiến sĩ Gc Ma ti Hà Ni hôm 14/3/2015 - Files photo
T sau bui tưởng nim Lit sĩ Gc Ma ngày 14/3/2015 ti Hà Ni, đám xưng là Dư lun viên nhn đủ mi s lên án, phê phán, giu ct ca cng đồng mng. Nhng nh chp, clip cùng các bài viết được đăng lên cho thy, bn này là mt đám nh nhăng, l bch, trơ trn và không có lý lun gì ngoài my câu chày ci nói ly được. Ngày tưởng nim s kin mt Gc Ma vào tay Trung Cng mà chúng tìm đủ cách phá đám, li còn hát “Như có Bác H trong ngày vui đại thng…”. Ch có tay sai Tàu Cng mi làm như vy.

Bùi Tín - Nghèo + Ngông = Ngố


Nước Việt Nam ta còn nghèo, điều này ai chả biết. Chỉ trừ các quan chức CS nay đã thành triệu phú, tỷ phú đô la, vượt xa các điền chủ Nam bộ xưa, các tư sản hàng Đào Hà Nội hồi nào. Theo thông kê thu nhập tính theo đầu người, dân Việt hiện nghèo hơn dân Philippines, Indonésia, kém xa dân Thái Lan, kém rất xa dân Singapore ở quanh ta.

Đã thế lại chơi ngông. Chạy theo những thành tích ảo, bề nổi, vô nghĩa.

Tết vừa qua, có chiếc bánh chưng 7 tạ, 12 người gánh, gọi là để cúng bà mẹ ông Hồ, có chiếc bánh tét dài 11 mét, bánh phồng tôm nặng tạ rưỡi độn nhựa xốp, chậu hủ tíu cho 1 ngàn người ăn, được các quan chức cộng sản đến chứng kiến, đề cao, ca ngợi..., cuối cùng không một ai ăn nổi, để mốc meo, đổ xuống cống.

Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2015

NGÔ THẾ VINH - THÁNG BA THANH TÂM TUYỀN RŨ BỎ KÝ ỨC KHÔNG THỂ KHÁC

Hắn rũ bỏ ký ức, và đi Prélude Cho Những Chuyến Đi, Về (1982) 
Rũ bỏ ký ức – ký ức người Vài khúc dạo tặng tri âm (1988) 
Tới lúc tôi phải viết như không có gì đã xảy ra, như không có gì biến đổi. Đến lúc nào tôi sẽ có thể có được điều như vậy? Để có thể viết trở lại (1993)
*
Thanh Tâm Tuyền sinh tháng 3 [13/03/1936] cũng mất tháng 3 [22/03/2006] 
Bài viết ngắn tháng 3 [22/03/2015] này để tưởng nhớ 9 năm ngày mất Thanh Tâm Tuyền.
Thanh Tâm Tuyền tên thật Dzư Văn Tâm, sinh tại Vinh, Nghệ An. Mồ côi cha rất sớm. Đi dạy học từ 16 tuổi, viết truyện đăng trên báo Thanh Niên, TTT sinh hoạt trong Tổng hội Sinh viên Hà Nội với Doãn Quốc Sỹ, Nguyễn Sỹ Tế, Trần Thanh Hiệp; cùng chủ trương tập san Lửa Việt. Di cư vào Nam 1954, TTT viết cho tuần báo Dân Chủ, Người Việt và là một trong những cây viết chủ lực tạp chí Sáng Tạo cùng với Mai Thảo, có ảnh hưởng lớn trên văn học Việt Nam khoảng từ 1956-1975 và cả những năm về sau này.TTT bị động viên từ 1962, cấp bực cuối cùng đại úy. Sau 1975 bị đi tù 7 năm qua nhiều trại giam khắc nghiệt ngoài Việt Bắc. TTT ra tù 1982, ít ai biết mấy năm sau đó TTT đã mất đứa con trai lớn trên đường vượt biển; từ 1986 cho đến khi TTT mất, anh đã không ngừng khắc khoải trong vô vọng lần tìm tin tức và dấu vết đứa con mất tích ấy. Sang định cư tại Hoa Kỳ từ 1990, sống trong ẩn dật. TTT mất ngày 22 tháng 03 năm 2006, khi mới bước vào tuổi 70.Đã xuất bản:_ Thơ: Tôi không còn cô độc (1956), Liên – Đêm, Mặt trời tìm thấy (1964, Sài Gòn), Thơ ở đâu xa (1990, Mỹ)._ Truyện: Bếp Lửa (1957); Khuôn Mặt (1964), Dọc đường (1967), Cát lầy (1966), Mù Khơi (1970), Tiếng động(1970)._ Một số tác phẩm chưa xuất bản trong đó có tiểu thuyết Ung Thư, đã đăng nhiều kỳ trên báo Văn, Sài Gòn, một tác phẩm quan trọng sau Bếp Lửa được TTT nhắc tới trong bài phỏng vấn 1993. (4)

clip_image002
Thanh Tâm Tuyền Ký hoạ của Duy Thanh 1956
Nguyễn Xuân Hoàng trong số báo Văn đặc biệt về TTT, đã viết: "Thanh Tâm Tuyền như ngọn cờ đầu của thơ tự do Việt Nam, người làm mới thi ca Việt Nam." (2) Đặng Tiến khi viết bài tưởng niệm Thanh Tâm Tuyền đã bày tỏ ít nhiều tiếc rẻ là "lối thơ Thanh Tâm Tuyền không có người thừa kế." Cũng vẫn Đặng Tiến viết tiếp: "bản thân Thanh Tâm Tuyền về sau, trong tập Thơ ở đâu xa cũng trở về với những thể thơ truyền thống. Nhưng đây là những bài thơ làm trong lao lý, trong những hoàn cảnh đặc biệt, không cho phép chúng ta suy diễn về lý thuyết. (3)

Đặng Tiến - Độc Cô Thanh Tâm Tuyền


Nhà thơ Thanh Tâm Tuyền qua đời trưa ngày 22 tháng 3-2006, tại thành phố Saint Paul, Minnesota, Hoa Kỳ, thọ 70 tuổi.

Hôm sau, bạn hiền Phạm Phú Minh, báo tin và yêu cầu viết bài, chỉ cần khoảng 2700 chữ, trong hai ngày, cho kịp báo Thế Kỷ 21 lên khuôn. Tôi lo toáng lên: hai ngày thì đào đâu ra 2700 chữ về một tác gia nổi tiếng là khó khăn và khó tính? Giá mạng chữ nghĩa của tôi giỏi lắm là vài ba trăm chữ, thôi thì đành viết trong giới hạn đó.

Thanh Tâm Tuyền - Dọc Ðường


Ba người đàn ông ngồi quây xung quanh cái bàn gỗ tròn trong quán và cùng hướng về phía quốc lộ chạy mất hút trong rừng cao su ở hai bên. Quán bằng lá nằm cuối dãy phố mươi lăm chiếc, sát cạnh con đường đất xe hơi có thể vào ngăn phố với rừng cao su. Đầu trên dãy phố là đồn dân vệ rào ba lần thép gai trên treo lủng lẳng những ống lon rỉ. Người đàn ông ngồi ngoài cùng kế cây cột chống, mặc áo lá quần xà lỏn, một chân co lên mặt ghế, tay bưng ly cà phê uống từ hớp nhỏ. Người đàn ông liền bên vận quần áo kaki sờn rách, đầu đội nón bẻ vành, chân đi giày không vớ, cầm chiếc muỗng nhỏ xíu gõ nhịp lên bàn. Người ngồi tách riêng một phía già hơn hết, tóc tiêu muối, vận quần lãnh đen bám bụi đỏ, áo túi trắng ngả mầu, trước một ly cà phê sữa.

THANH TÂM TUYỀN - LỆ ĐÁ XANH


Tôi biết những người khóc lẻ loi
không nguôi một phút
những người khóc lệ không rơi ngoài tim mình
em biết không
lệ là những viên đá xanh
tim rũ rượi

Thụy Khuê - Khảo sát công trạng của những người Pháp giúp vua Gia Long (Chương bốn- tt)

Chương 3: Tóm tắt giai đoạn lịch sử 1777- 1802 - (Phần 1) - tt
Chương 3: Tóm tắt giai đoạn lịch sử 1777-1802 (Phần 2) tt

Chương bốn 
Tác phẩm của John Barrow (1764-1848) 
Phần 2 

Hành trình Bá Đa Lộc

Về Bá Đa Lộc Barrow viết trong chương IX, như sau:
"Trong thời gian Tây Sơn nổi dậy ở Nam Hà, ba anh em giết vua [Định Vương Nguyễn Phước Thuần] và tất cả những người bị bắt, gia quyến và tuỳ tùng; ở trong triều có một giáo sĩ người Pháp, tên Adran [tức Bá Đa Lộc, chức Giám Mục Adran], trong nhiều văn bản in trong tập "Lettres édifiantes et curieuses", tự nhận mình là khâm sứ của Giáo Hoàng ở Nam Hà.