Thứ Bảy, 28 tháng 2, 2015

Ngô Nhân Dụng - Đảng còn mình còn. Đảng mất mình đi đâu?


Không phải chỉ trong hàng ngũ công an mới có người đang đặt câu hỏi trên. Tất cả những kẻ đang nắm quyền hành và hưởng lợi lộc nhờ chế độ cộng sản cũng ôm nỗi băn khoăn này.

Đảng mất mình đi đâu? Có người đã chọn rồi: Đi Mỹ! Trên mạng internet đã thấy hình ngôi nhà một ông phó thủ tướng đương quyền mua ở Anaheim, California, USA. Cả hình bằng lái xe ở California của con trai ông ta. Trong đảng họ phá lẫn nhau cho nên mới tiết lộ cho bà con biết, còn hàng ngàn căn nhà khác vẫn được giữ kín “bảo vệ đảng.” Chắc chắn nhiều cán bộ cao cấp cũng tìm đường chạy từ lâu rồi. Và họ cũng biết một quy tắc của nghề đầu tư là “Không để trứng tất cả vào chung một cái giỏ.” Nếu rớt, trứng bể hết. Cho nên, những kẻ quyền cao nhất, thế mạnh nhất, “đông tiền” nhất, họ đều biết phải “phân tản” (diversify) các món đầu tư cho tương lai. Một căn nhà ở Mỹ, một cái khác ở Đức, vài ba địa chỉ ở Úc, gửi tiền của đi chỗ nào xa xa nước Việt Nam đều tốt cả. Mà phải chọn những nơi an toàn. An toàn nhất là những nước dân chủ tự do. Chọn nơi nào có hệ thống tư pháp công bằng, trong sạch, tài sản của mình được luật pháp bảo vệ, không sợ có đứa nó ỷ quyền chiếm mất – như ở nước Việt Nam. Đem tiền sang các nước đó không những khỏi lo bị cướp mà dùng làm vốn sẽ sinh lợi cao hơn. Những nước có truyền thống dân chủ lâu đời cũng là những nước kinh tế lên cao nhất, nhờ tinh thần trọng pháp và luật lệ bảo vệ quyền tư hữu. Cho nên, các đồng chí chưa chắc đã mua nhà ở Quảng Châu, Côn Minh, Bắc Kinh, mà còn đem tiền sang các nước tư bản chính hiệu. Đó là tín hiệu con tầu sắp chìm, đàn chuột bỏ chạy trước.

Thụy Khuê - Khảo sát công trạng của những người Pháp giúp vua Gia Long - Chương 2



 Giới thiệu bộ sử Nguyễn Văn Tường của Nguyễn Quốc Trị 

MỤC LỤC


Bộ sách lịch sử "Nguyễn Văn Tường (1824-1886) và cuộc chiến chống đô hộ Pháp của nhà Nguyễn" xin gọi tắt là Nguyễn Văn Tường của Nguyễn Quốc Trị, do tác giả xuất bản năm 2013 tại Maryland, Hoa Kỳ, đáp ứng đúng nhu cầu nhìn lại và viết lại lịch sử.

Cảm tưởng đầu tiên của người đọc là sự ngạc nhiên trước một công trình nghiên cứu mới mà từ lâu những người quan tâm đến lịch sử vẫn hằng chờ đợi, không chỉ đối với giai đoạn hiện đại, mà cả về cuộc chiến chống Pháp của nhà Nguyễn, bởi hầu hết chúng ta, vì thiếu sách sử, vì không đọc được chữ Hán, vì kém Pháp văn, đã trưởng thành trong tình trạng thiếu hiểu biết lịch sử nước mình.

Trần Mộng Tú - Bản tin trong ngày

Hình minh họa: Nhật Giang
Em đi trong thành phố
mùa đông đến sau lưng em
gió thổi trên nóc nhà thờ Đức Bà
em se mình trong chiếc xích lô

Nguyễn Hưng Quốc - Đôi nét về Võ Phiến


Nhà văn Võ Phiến sinh năm 1925, năm nay ông tròn 90 tuổi. Với số tuổi ấy, ông không những là một trong những nhà văn thọ nhất của Việt Nam mà còn là người có một sự nghiệp văn học dài nhất, hơn cả nửa thế kỷ.


Ngọc Lan - Chất thôn dã Việt trên đất Mỹ

Nụ cười miền Tây trên đất Mỹ. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

FLORIDA (NV) – Một tấm nhựa cũ trải đại xuống nền đất, trên phơi nhúm hạt giống dành cho vụ mùa sau, mặc cho gió bụi tạt ngang, thổi dọc. Một “chái bếp” thoang thoảng mùi chó mèo, lờ mờ ánh sáng. Vương vãi trên khoảng sân đầy cỏ dại là những dụng cụ làm nông, những vật dùng ít xài tới nằm chỏng chơ. Buồn.

Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015

Hùng Tâm - Mê Cung Năm Mùi


Bóc tờ lịch hay lật tờ báo đầu năm, người ta thấy những gì?

Tại thủ đô Âu Châu là Bruxelles, các nước liên hệ tìm ra giải pháp tạm bợ cho món nợ không thể trả của Hy Lạp. Giải pháp tạm để cứu lấy đồng Euro và sự thống nhất cũng tạm của Liên hiệp Âu Châu. Ngay trang bên, hay tại một thủ đô khác là Minsk của Cộng Hòa Belarus, nguyên thủ bốn nước Nga, Đức, Pháp và Ukraine cũng tìm ra giải pháp ngưng bắn tạm cho Ukraine, dù sau đó súng vẫn nổ, người vẫn chết. Tại trung tâm Geneva của Thụy Sĩ, đại diện của năm quốc gia Anh, Pháp, Mỹ, Nga và Đức đã đạt thỏa thuận với chính quyền Iran về một giải pháp cũng tạm bợ cho kế hoạch vũ khí hạch tâm của Iran.

Mặc Lâm/rfa - Biển Đông và sự thật phía sau chiếc mặt nạ hữu nghị

Vùng đảo Gạc Ma nhìn từ trên cao, ảnh minh họa chụp hôm 15/5/2014. AFP PHOTO

Trong những ngày gần đây, Trung Quốc ngang nhiên xây dựng căn cứ quân sự trên vùng đảo Gạc Ma mà Bắc Kinh đã chiếm của Việt Nam vào năm 1988. Vệ tinh xác định diện tích xây dựng gấp hai trăm lần nếu so với năm 2004. Trước tình hình nghiêm trọng như vậy nhưng Việt Nam vẫn giữ phản ứng yếu ớt như từ trước tới nay thường làm. Mặc Lâm phỏng vấn Phó GSTS Hoàng Ngọc Giao, nguyên Vụ trưởng Ban biên giới Chính phủ để tìm hiểu thêm lý do tại sao Việt Nam tiếp tục gần như im lặng.

Đe dọa chủ quyền Việt Nam

Trước tiên Phó giáo sư Hoàng Ngọc Giao chia sẻ:

PGS Hoàng Ngọc Giao: Rõ ràng đây là vấn đề có thể nói rằng rất nghiêm trọng đang đe dọa toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Việt Nam đối với biển đảo, thế nhưng tôi cũng như người dân và các đồng nghiệp khác cảm thấy rất là thất vọng, đang ngóng chờ xem không biết là chính phủ Việt Nam sẽ có những động thái gì.

Viết từ Sài Gòn'rfa - Vua Phong kiến và vua Cộng sản


Trong dịp Tết này, có thể nói là nhiều chuyện bất ngờ xuất hiện, trong đó, những chuyện tưởng chừng rất đơn giản lại là chuyện động trời, nó vô hình trung lôi cả sợi xích dài vốn dĩ đã chôn sâu trong thớ đất lịch sử.

Điển hình nhất là câu chuyện nhà nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh tiếp đoàn khách đến chúc Tết, hình ảnh phòng tiếp khách lộng lẫy với hai chiếc ghế mô phỏng ngai vàng của hoàng tộc Anh, nhìn sang trọng hơn cả chiếc ngai vàng trong cung đình Huế, vì theo một phân tích của một nghệ nhân chuyên đóng ghế kiểu cổ thì hai chiếc ghế trong nhà Nông Đức Mạnh làm bằng gỗ huỳnh đàn, mạ vàng, có giá trị mỗi chiếc lên đến gần một triệu USD.

Hà Tường Cát - Trung Quốc 'hòa dịu nguy hiểm' trong tranh chấp biển đảo

Các tàu hải tuần Trung Quốc ngăn chặn một tàu cảnh sát biển Việt Nam đi đến gần giàn khoan HD-981 (bên phải phía xa). Vụ đối đầu kéo dài hai tháng năm ngoái năm nay tạm thời chưa thấy tái diễn. (Hình: Hoàng Dinh Nam / AFP / Getty Images)
Sự thay đổi thái độ hiên nay của Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp biển đảo chỉ nhằm thích ứng với tình thế, mục tiêu cuối cùng của họ vẫn là bành trướng trên toàn khu vực Tây Thái Bình Dương.

Khởi đầu từ 2012, đến nay Trung Quốc đang đẩy nhanh việc nạo vét đáy biển để xây dựng đảo nhân tạo trên các rạn san hô, mỏm đá. bãi ngầm mà họ đã cưỡng chiếm của Việt Nam và Philippines ở vùng quần đảo Trường Sa. Trên căn bản, khoan đào hay nạo vét chẳng có ý nghĩa khác nhau bao nhiêu trong sự xác định chủ quyền. Nhưng việc xây dựng căn cứ ở các bãi đá không gây ra đối đầu căng thẳng như khi việc giàn khoan nước sâu HD-981 hoạt động trong hai tháng năm ngoái tại khu vực đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.

Tuấn Khanh - Hung hãn và hèn nhát


Xã hội Việt Nam đang rất sôi động. Một sức sống như đang bừng bừng trẻ trung với bề ngoài của nó. Hào nhoáng. Chộn rộn. Mỗi ngày, khi trên báo chí hay truyền hình ra một đề bài lá cải, khắp nơi nhộn nhịp tham gia bàn tán như các cô cậu học sinh mùa thi được thử thách tâm sinh lý. Ở các ngã tư đường, các quán nhậu, các diễn đàn facebook… đâu đâu người ta cũng bàn tán về đề thời sự mới nhất. Một ông già hom hem ngấu nghiến hôn cô gái trẻ được báo chí ghi lại, lập tức trở thành quốc sự. Nền dân chủ lý sự tầm ruồng phất cao ngọn cờ ngời sáng với 2 phe: một bên thì đập ngực đem tất cả vốn liếng đạo đức để chỉ trích, một bên thì chống nạnh, viện dẫn mọi tư duy cấp tiến để nói rằng đó là chuyện bình thường, thậm chí đáng yêu.

Thứ Năm, 26 tháng 2, 2015

Anh Vũ/rFI - 60 triệu trẻ em Trung Quốc bị bỏ rơi

Một xưởng vẽ dành cho con em của các gia đình dân công - RFI /Heike Schmidt
Trên các trang báo Pháp hôm nay, trong khi nhiều bài viết tập trung vào thời sự kinh tế chính trị đang nóng của châu Âu như cuộc đàm phán nợ của Hy Lạp, nước Pháp trước các cải cách đầy khó khăn hay sự kiện tuần báo Charlie Hebdo ra trở lại số báo bình thường, tờ báo Le Figaro dành bài phóng sự dài nêu lên một hiện tượng xã hội ở Trung Quốc. Bài phóng sự đề tựa ngắn gọn « Những đứa trẻ Trung Quốc bị bỏ rơi » nhưng lại là một câu chuyện dài về những hệ lụy của quá trình phát triển nóng ở Trung Quốc trong hơn ba thập niên qua.

Cao Huy Huân/VOA - Việt Nam và những điều kỳ lạ


Đầu năm Ất Mùi, xin kính chúc các độc giả một năm mới thành công và thắng lợi. Vì là dịp đầu năm cho nên tôi cũng dành cho bài viết này những điều trăn trở nhất của mình về đất nước mà tôi sinh sống. Thời đại này là thời đại mở cửa ra thế giới, nhìn ra xung quanh và ngẫm nghĩ lại chính mình để thay đổi những điều đang cần thay đổi, điều chỉnh những cái chưa hay, bãi bỏ những cái trì trệ và phát huy những cái tốt đẹp. Ở xứ này, có nhiều điều rất kì lạ, kì lạ đến mức khó mà tìm thấy ở nơi nào trên thế giới. Vấn đề là những điều kì lạ này không phải tự nhiên mà có, mà tất cả đều xuất phát từ con người. Sau đây xin phép liệt kê những điều kì lạ đó.

Kính Hòa/rfa - Từ bỏ một lý tưởng (phần 1)


Phần một: Chủ nghĩa cộng sản, ảo tưởng và bi kịch

Ngày 30 tháng tư năm nay đánh dấu 40 năm ngày đảng cộng sản Việt Nam nắm quyền thống trị trên toàn bộ nước Việt Nam. Dưới chế độ độc đảng, xã hội Việt Nam được qui định chỉ có một hệ tư tưởng duy nhất mà thôi đó là chủ nghĩa cộng sản. Song người ta thấy rằng những người không đồng tình với chủ nghĩa này ngày càng đông, đồng thời họ cũng không đồng ý rằng đảng cộng sản Việt Nam độc quyền cai trị đất nước.

Đào Tiến Thi - Về một hiện tượng đáng suy nghĩ


Vào những dịp cuối năm và đầu năm, tôi thường có những việc phải về quê, nhân đó mà chứng kiến hoặc nghe kể biết bao cảnh “xuống” (theo cách nói của Tản Đà) của xã hội làng quê truyền thống. Ngoài những sự tranh giành, chém giết mà báo chí thường nêu, tôi thấy hiện tượng này mới thực sự đáng lo ngại: ĂN NHẬU và VUI VẺ TRẺ TRUNG (tạm gọi như vậy) đến phát sợ. Có thể kể một số biểu hiện sau: 
1. Đám ma, đám cưới, khao thọ, giỗ chạp mỗi ngày một to, thủ tục mỗi ngày một rườm rà và thêm những biến tướng mới: đám ma kéo dài thời gian quàn thi thể người chết để làm nhiều các trò cúng tế; làm đám cưới hai lần cho những người “năm tuổi” để tránh phải đi “hai lần đò”…

Trần Nhã Thụy - Tết… choảng nhau và những điều đáng suy ngẫm

Tai nạn dịp tết gia tăng
Có đến hơn 6.200 người phải nhập viện do đánh nhau, trong đó có 15 người tử vong, đó là những con số theo báo cáo chính thức của Bộ Y tế vừa công bố. Điều đáng lưu ý là số người nhập viện và tử vong kia chỉ diễn ra trong một tuần lễ ăn Tết cổ truyền (từ 15 đến 22 tháng 2, tức từ 27 tháng Chạp đến mồng 4 Tết)

 “Có đạt lục Guinness thế giới về... Tết choảng nhau”?

Buổi sáng đầu năm mới, khi cùng các đồng nghiệp ngồi bên bàn cà phê, chúng tôi đã hỏi nhau một câu... trớ trêu như vậy.

Thứ Tư, 25 tháng 2, 2015

Huy Ðức - Quốc Phụ & Quốc Sư


Tuy thất vọng trước chương trình Táo quân Giao thừa 2015, nhưng ngay sáng mùng Một Tết, công chúng đã được đền bù khi nhìn thấy những tấm hình chụp "thâm cung" nhà Cựu TBT Nông Đức Mạnh. Trận cười chưa dứt thì hôm qua, mùng 6 Tết, dân chúng lại mục kích loạt ảnh GS Vũ Khiêu hôn má và cho chữ hoa hậu Kỳ Duyên. Nhưng đừng tưởng truyền thông nhà nước chỉ đóng vai trò mua vui. Các nhà báo lề phải thâm thúy hơn những gì vài facebookers đang chế nhạo.

Ngô Nhân Dụng - Putin thắng ở Ukraine, thua khắp Châu Âu


Thỏa ước Minsk ký tuần trước coi như công nhận một thắng lợi của ông Vladimir Putin. Một phần lãnh thổ Ukraine đang tách khỏi quyền kiểm soát của chính phủ trung ương ở Kiev trước mắt cả thế giới.

Quân phiến loạn gồm những người Ukraine gốc Nga, được quân đội và khí giới Nga hỗ trợ, không phải rút ra khỏi một mảnh đất nào mà họ đã chiếm. Ngay sau khi ký thỏa ước, họ chiếm thêm được thành phố thành phố Debaltseve, bắn đại bác và hỏa tiễn vào đoàn quân Ukraine đang triệt thoái - giống như cảnh Ðại Lộ Kinh Hoàng ở Quảng Trị năm 1972. Quân chính phủ không thể giữ được Debaltseve nên phải rút đi; nhưng đây là một địa điểm chiến lược, nằm sát biên giới Nga, có thể làm đầu cầu giúp họ tiến quân về phía Nam, nối liên lạc với vùng Crimea mà Nga đã chiếm trong năm qua. Theo thỏa ước Minsk, chính phủ Ukraine còn phải trả tiền lương hưu và những trợ cấp xã hội cho người dân sống trong vùng phiến quân kiểm soát, như thể họ vẫn là công dân của mình.

Bùi Tín - Cùng Bọ Lập vui Tết


Thế là nhà văn, blogger nổi tiếng Nguyễn Quang Lập đã được tạm thời tự do để về nhà ăn Tết Ất Mùi với gia đình. Đây là một tin mừng cho anh, cho cả gia đình anh,và cho đông đảo bạn bè anh và những người quý mến anh ở trong nước cũng như ở nước ngoài.
Bàn về nguyên nhân Bọ Lập được tự do tạm, phần lớn các blogger tự do cho rằng đây là một bước lùi có tính toán, một “trò chơi nhân quyền mập mờ xảo quyệt” với hy vọng được gia nhập khối kinh tế xuyên Thái Bình Dương có nhiều lợi ích chung và riêng.

Nguyễn-Xuân Nghĩa - Những chuyển động lớn trên toàn cầu


Thế kỷ 21 này mới được 15 tuổi. Trong một bài kinh tế đầu năm, người viết xin cố nhìn xa hơn chân trời của ba tháng hay một năm - là viễn ảnh thông thường của các nền dân chủ theo kinh tế thị trường - mà nói đến một kỳ hạn lâu dài hơn...

Thế giới ngày nay của chúng ta có nhiều biến động xảy ra gần như cùng lúc, vào năm 2008. Mốc thời gian ấy, ta không nên quên. Ðầu năm 2008, những ai chú ý đến kinh tế thì đều thấy có gì đó không ổn trong hệ thống tài chánh Hoa Kỳ, mở đầu là việc tổ hợp Bear Sterns sụp đổ, khi kinh tế Mỹ lại vừa bị suy trầm kinh tế sau tám năm tăng trưởng. 

Lê Diễn Ðức - Tư duy của đàn vịt


"Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn
Cho nên quân nó dễ làm quan”

Hai câu thơ mà Tản Ðà Nguyễn Khắc Hiếu viết đã gần một thế kỷ vào cái thời nước Việt Nam còn dưới thời thực dân Pháp đô hộ, vẫn đúng nguyên vẹn ngày hôm nay, dưới thời thực dân đỏ Cộng Sản.

Tôi không cho rằng hàng ngàn người đổ ra đường, tỏ lòng tiếc thương tiễn biệt Tướng Giáp là biểu hiện giả tạo và có sự vận động nào đấy từ phía nhà cầm quyền.

Tôi cũng tin rằng, người dân thành phố Ðà Nẵng xếp hàng dài viếng Nguyễn Bá Thanh bằng tình cảm thật. 

Cũng giống như tôi đã khóc thật khi nghe tin ông Hồ Chí Minh qua đời vào năm 1969. 

Thứ Ba, 24 tháng 2, 2015

Lê Diễn Đức - Những ông vua cộng sản


viết từ Ba Lan

Tổng bí thứ Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp khách trên những chiếc ghế chạm trổ đầu rồng công phu theo kiểu cổ thời phong kiến.

Ngày 19 tháng 2, tờ Tiền Phong, cơ quan ngôn luận của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đăng bản tin về Bí thư thứ nhất Trung Ương Đoàn Nguyễn Đắc Vinh dẫn đầu đoàn của Ban Bí thư tới thăm, chúc Tết các cựu lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Trong bản tin có tấm hình chụp cựu Tổng bí thứ Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp khách. Hai người ngồi trên những chiếc ghế chạm trổ đầu rồng công phu theo kiểu cổ thời phong kiến.

Văn Quang - Đủ kiểu cho thuê chồng ngày Tết

Trong dịp Tết vừa qua bạn đọc đã “bội thực” vì đã có quá nhiều chuyện, nhiều cảnh về Tết nhất ở VN cũng như ở nước ngoài. Bây giờ quý vị ở đâu cũng có thể xem toàn cảnh Tết ở VN qua “thế giới phẳng.” Nhiều vị còn “rành” hơn tôi vì chịu khó xem phong cảnh quê nhà, còn tôi tuy ở giữa Sài Gòn nhưng cho tới hôm nay chưa hề bước chân ra đến đường hoa “xem nó mần răng.” Bởi cứ nói đến “đường hoa” tôi chỉ nhớ đến Đường Hoa Nguyễn Huệ. Bây giờ nó “chạy loạn” về đường Hàm Nghi với tên gọi Đường hoa Tết Ất Mùi 2015, tôi không còn thích thú nữa.

Những năm trước tôi đến đường hoa Nguyễn Huệ không chỉ đề xem hoa mà từ trong thâm tâm là đi tìm lại kỷ niệm cũ ở chốn này với “những người muôn năm cũ.” Ngay từ ngày mới biết yêu, tôi đã lén lút hẹn cô “nhân tình bé” của tôi ngày 29 Tết gặp nhau ở đường hoa, nàng đi với các anh các chị còn tôi solo đón nàng. Khi đó hai đứa còn giấu gia đình, chưa ai biết chuyện tình mới toanh của chúng tôi, gặp chỉ để nhìn nhau một tí cho đỡ nhớ chứ chưa biết “nháy nháy” như các đàn anh đàn chị. Cái giây phút ấy mới thấy đúng là mùa xuân đi giữa đường hoa Sài Gòn. Làm sao quên!


Dịch vụ trông nhà dịp Tết đã đáp ứng nhu cầu của nhiều gia đình

Rồi đến khi yêu nhau, nắm tay nhau dung dăng dung dẻ giữa đường hoa, ngửi mùi mái tóc nàng lẫn trong hương thơm các loài hoa cộng lại. Ôi trời, hạnh phúc chỉ giản dị có thế thôi mà đến bây giờ còn phảng phất đâu đây. Khi có con cái cũng dắt nhau ra đường hoa ngày Tết, nhìn mồ hôi ướt lưng áo lũ nhóc, bèn kéo nhau vào tiệm kem bên đường Nguyễn Huệ làm một ly, sao kem lúc đó ngon thế. Bây giờ còn thấy ngon.

Tôi kể thế chắc nhiều vị độc giả đứng tuổi đã từng sống ở Sài Gòn, cũng có cái “màn” tình tứ kiểu này hoặc khác một tí thôi.

Nguyễn Hưng Quốc - Báo lá cải tại Việt Nam


Cách đây mấy năm, ở Việt Nam rộ lên một cuộc thảo luận khá ồn ào về hiện tượng báo lá cải.

Đại khái, có hai luồng ý kiến chính: Một, cho ở Việt Nam có một số tờ báo lá cải chạy theo những thị hiếu tầm thường của quần chúng, đăng những tin tức bá vơ, rẻ tiền; hai, cho ở Việt Nam không hề có báo lá cải vì tất cả các tờ báo ấy đều do nhà nước quản lý, chỉ nhằm thông tin và tuyên truyền chứ không phải nhằm mục đích kiếm lợi nhuận.

Ý kiến thứ hai được xem là một phán quyết cuối cùng, do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son tuyên bố vào tháng 6 năm 2012. Tuy nhiên, khi khẳng định như vậy, ông Nguyễn Bắc Son cũng nói thêm: Có một số báo, thỉnh thoảng, đi lệch sang khuynh hướng lá cải, cần phải phê phán và chỉnh sửa. Chỉ hơi nghiêng, lệch thôi, chứ chưa hẳn đã là lá cải thật.

Ngọc Lan - Little Saigon: Cuối năm, thăm mộ phần của những người nổi tiếng


Chốn ‘Nhân Gian Không Thể Hiểu’

Người sống quanh Bolsa ai lại không biết Peek Family, nơi dừng chân cuối cùng của nhiều người, và có thể của chính chúng ta.

Ngày mới đến định cư nơi Little Saigon này, mỗi tuần không biết bao bận tôi ngược xuôi ngang đây, đưa con đến trường và tôi đi học.

Peek Family vì thế trở nên... quen, như thể tôi quen với con đường Bolsa, quen với con đường Bushard, quen với Westminster với Beach, Brookhurst và Moran.

Thế nên, quả thực, chưa bao giờ tôi nhìn ra màu buồn thiu nơi nghĩa trang này. Cố tìm, từ ngoài nhìn vào, cũng chỉ thấy cỏ xanh, mây trắng, và những đóa hoa nhiều màu, những chiếc bong bóng sặc sỡ chen bên bia mộ. Hơn nữa, không lúc nào lại không thấy bóng người ra vào, viếng thăm. Tự hỏi, không biết nghĩa trang có... buồn không?

Trần Mộng Tú - Tân Niên Khai Bút: Tiếng Chim Chào Mào Buổi Sáng


Mỗi buổi sáng ban mai vừa hé, chim chào mào cất tiếng hát đầu tiên, nó đánh thức chim sáo, chim sậy, chim chích, chim sẻ, chim khuyên, nó là loài chim thức hát suốt đêm. Con sậy và con chim chích dù chia nhau mùa hạ mùa xuân rõ ràng để dậy, cũng bị chào mào đánh lừa kéo vào bốn mùa cùng cất tiếng ca.
 

Con chào mào như một tình nhân đang yêu say đắm, ánh sáng mờ mờ của ánh đèn đêm nó ngỡ bình minh, nó cất tiếng hát gọi chim bạn dậy, dậy dậy đi cất tiếng vang ca và cứ thế nó bay trong ánh sáng, như người đang yêu ca ngợi ái tình.

Thứ Hai, 23 tháng 2, 2015

Nguyễn Hưng Quốc - Ý nghĩa chính trị của ngày Tết

Áo dài xuân đỏ thắm của các bé thiếu nhi và những nhánh mai vàng rực rỡ đón xuân.
(H
ình: Dân Huỳnh/Người Việt)
Đã có nhiều người viết về Tết từ các góc độ lịch sử, văn hóa, xã hội và kinh tế với những lễ nghi và phong tục, những mơ ước và những kiêng kỵ, những món ăn và những thức uống, những truyền thống và những cách tân, những khác biệt trong cách đón Tết từ miền này sang miền khác. Ở đây, tôi thử nhìn ngày Tết từ một góc độ khác: chính trị.

Thật ra, rất khó phân biệt ý nghĩa văn hóa và ý nghĩa chính trị của ngày Tết. Lý do đơn giản là ranh giới giữa văn hóa và chính trị nói chung, tự nó, khá mơ hồ. Nếu hiểu văn hóa là một hệ thống biểu tượng, niềm tin và giá trị mà một cộng đồng (được hiểu, ở phạm vi lớn nhất, là một quốc gia) tin tưởng và chia sẻ, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, để làm tiêu chí và tiêu chuẩn cho việc phân biệt và đánh giá cái tốt và cái xấu, cái thiện và cái ác, cái đúng và cái sai, cái nên làm và không nên làm, bạn và thù cũng như người đáng kính trọng hay không đáng kính trọng, không có thứ văn hóa nào lại không có tính chính trị, nghĩa là không ít nhiều liên hệ đến quyền lực. Ngược lại, cũng không có thứ chính trị nào lại không dựa vào những quy phạm và những bảng giá trị nào đó để quyền lực (power) được biến thành thẩm quyền (authority), từ đó, sự cai trị có được tính chính đáng (legitimacy) để dân chúng, hoặc ít nhất, đa số dân chúng có thể chấp nhận và tham gia: Những quy phạm và những bảng giá trị này đều thuộc phạm trù văn hóa.

Phạm Chí Dũng - Thả blogger, mong TPP và... đi Mỹ


Không không sắc sắc

Trước Tết Nguyên Đán 2015 và hầu như ngay sau hành động “tạm tha” có vẻ bất ngờ của chính quyền đối với hai blogger Nguyễn Quang Lập và Hồng Lê Thọ, lần đầu tiên, Đảng Cộng Sản Việt Nam phát đi tín hiệu tổng bí thư đảng “sẽ thăm Hoa Kỳ” trong năm 2015.

Một sự trùng hợp lý thú và biểu tả “trong không có sắc” trong sự nghiệp chính trị vun dày khó hiểu của đảng. 

Anh Vũ - Làm thế nào để VN đuổi kịp các nước Asian-6?


thông tín viên RFA

Nguy cơ tụt hậu?

Mùa xuân đến với nhiều tín hiệu tốt lành, tuy vậy nền kinh tế của đất nước vẫn không phát huy hết khả năng để phát triển mạnh mẽ ở mức có thể, ngược lại đang còn bị tụt hậu khá xa so với các nước láng giềng. Điều gì đã cản trở và cần phải làm thế nào để VN có thể đuổi kịp các nước Asian-6?

Khoảng cách về phát triển giữa VN với Asean-6 ngày càng tăng, trong lúc so với các nước Asean-4 thì ngày càng thu hẹp. Điều này cho thấy VN đang đứng trước nguy cơ tụt hậu.

Hiện tại, VN đang đứng sau 6 nước Asean tức là xếp thứ 7, sau các quốc gia như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Brunei và chỉ đứng trên Myanmar, Lào, Campuchia.

Nguyên Phương - 40 năm vẫn còn: Mỏ Dầu Bạch Hổ


Saigon 24-2 (VTX): Hôm nay, thứ Hai 24 tháng 2 năm 1975, lúc 15 giờ, Tổng Thống Việt Nam Cộng Hoà Nguyễn Văn Thiệu đã rời Saigon đi quan sát giếng Bạch Hổ-1X do tàu khoan Glomar IV khoan cách Saigon chừng 200 cây số về hướng Đông Nam trên thềm lục địa Việt Nam.

Được biết vào ngày 11-2-1975, một cuộc thử nghiệm sản xuất sơ khởi đầu tiên của giếng thực hiện tại độ sâu 9250 bộ đã đo được một khối lượng là 430 thùng dầu thô (68.000 lít) và 200.000 bộ khối khí thiên nhiên mỗi ngày.

Hà Tường Cát - Hoa Kỳ 'ăn trùm' trong vai trò định đoạt giá dầu lửa


Ông Alan Greenspan, Chủ Tịch Fed từ 1987 đến 2006 trước khi rút lui để được thay thế bằng ông Ben Bernanke, đã đưa ra nhận định này trong một bài viết trên tờ Financial Times hôm Thứ Năm.

Theo ông ngoại giao thông thường không thể nào đạt tới kết quả trên bình diện địa chính trị như là tác động của việc phát triển khai thác dầu đá phiến (shale oil) ở Mỹ trong mấy năm qua. 

Giá dầu thô hạ thấp cùng lúc với sự mất giá của đồng rouble ở Nga do hậu quả của vụ khủng hoảng Ukraine, đồng thời kinh tế Iran suy sụp làm gia tăng triển vọng thỏa hiệp về vấn đề nguyên tử và chế độ xã hội chủ nghĩa Venezuela tới bờ vực vỡ nợ. Tất cả những sự kiện ấy đem đến chuyển biến trên toàn cảnh kinh tế và địa chính trị mà phía được thụ hưởng chính là Hoa Kỳ và các đồng minh.

Chủ Nhật, 22 tháng 2, 2015

Phạm Xuân Đài - Sài Gòn và duyên nợ văn học của thế kỷ 20

Hình minh họa: internet
Đất Sài Gòn có một duyên nợ lạ lùng với nền văn học hiện đại của Việt Nam.
Văn học Việt Nam của thế kỷ 20 là nền văn học mới, viết bằng chữ quốc ngữ. Mà chữ quốc ngữ thì bắt đầu dùng tại Sài Gòn từ hậu bán thế kỷ 19, những tờ báo đầu tiên, những quyển tiểu thuyết đầu tiên, cuốn tự điển tiếng Việt đầu tiên, tức là những viên đá lót đường khởi sự cho cuộc hành trình của một nền học vấn, rồi nền văn học tiếng Việt đều được đặt xuống sớm nhất từ mảnh đất Sài Gòn. Vài ba chục năm sau phút khởi đầu ấy trung tâm văn hóa ngàn đời của Việt Nam là Hà Nội mới bắt đầu học và dùng chữ quốc ngữ, mới làm quen với tờ báo, và mới khởi sự viết lách bằng thứ chữ mới này với lời kêu gọi bằng Tam Tự Kinh mới của Tản Đà: Chữ quốc ngữ/Chữ nước ta/ Con cái nhà/ Đều phải học. Với tiềm lực văn hóa sâu dày, Hà Nội đã đưa nền văn học mới đến chỗ trưởng thành rực rỡ, tính tới năm 1945. Và theo một sự xếp đặt có vẻ éo le nhưng ngẫm ra thì cũng đúng lô-gic của lịch sử, vào hậu bán thế kỷ 20 nền văn học đã được trưởng thành ấy của Việt Nam được tiếp tục tại Sài Gòn, đơm hoa kết trái trong vòng 20 năm, được xem là sự thừa kế xứng đáng của văn học Việt Nam cho đến hết thế kỷ 20 trên toàn cõi đất nước.

Đào Như - Phía sau "The Last Day Days In Viet Nam" - Rory Kenedy


Có lẽ nhằm mục đích nhớ lại 40 năm sau cuộc chiến -VietNam War- và đánh dấu 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ, Rory Kennedy nhà đạo diễn cũng là nhà sản xuất, đã bắt đầu cho trình chiếu cuộn phim của bà “The Last Days in Vietnam”, (1) phim dài 98 phút dựa trên sử liệu cuôc chiến của Mỹ tại Việt Nam.

Trầng Công Sung - Chờ Tết

Hình minh họa: Nhật Giang
Trước khi lụm cụm chui vào mùng, bà cụ Hàn hỏi con dâu: Thế thằng Cừ nó nói gì với cô?
Đó là lần thứ mười bà già lập lại câu hỏi. Yến trả lời, lần thứ mười:
- Thì anh ấy bảo Tết này, thế nào nhà con cũng được thả về.
- Nó có chắc không, hay lại...
- Chắc. Thì anh ấy với nhà con ngày xưa cùng ở một đơn vị, cùng bị đưa đi một ngày. Nay anh ấy được thả về...

S.T.T.D. Tưởng Năng Tiến – Cá Hồi Ðỏ


Năm 2014 Việt Nam sẽ tiếp tục là một trong 10 nước nhận được kiều hối nhiều nhất trên thế giới. - Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN, chi nhánh TP HCM
Trang Câu Lạc Bộ Kỹ Thuật Việt Kiều đăng tải một bài viết (“Cuộc Di Cư Lớn Nhất Của Cá Hồi Đỏ Trong 100 Năm”) khá thú vị. Xin ghi lại toàn văn:
Khoảng 15.000 người đã đổ về tỉnh British Columbia của Canada để chứng kiến một trong những hiện tượng bí ẩn của tự nhiên: cuộc di cư khổng lồ của cá hồi đỏ, được cho là lớn nhất trong 1 thế kỷ trở lại đây. 
Dự kiến, khoảng từ 6-8 triệu con cá hồi đỏ sẽ di cư tới sông Adams thuộc khu vực Shuswap của tỉnh British Columbia trong năm nay và đây được xem là cuộc di cư lớn nhất của cá hồi đỏ kể từ năm 1913.
Cá hồi đỏ là một trong các loại cá sống ở nước mặn và sinh sản ở nước ngọt. Cá hồi đỏ thường đẻ trứng trong vùng nước nông trên sông Adams vào tháng 10 hàng năm. Sau khi phát triển trong vùng nước ngọt khoảng 1 năm, những con cá nhỏ nở ra từ trứng sẽ di cư ra biển và sống ở đó khoảng 3 năm rồi quay trở lại chính nơi chúng được sinh ra.
Loài cá hồi khi di chuyển định hướng bằng mùi. Mỗi con cá nhớ đều nhớ mùi của dòng sông nơi nó sinh ra. Khi di chuyển qua đại dương trở về con sông sinh sản, con cá sẽ tìm thấy đường của nó một cách hoàn toàn bản năng vì mùi vị thân quen càng gần càng trở nên rõ rệt.
Khi vào lại vùng nước ngọt, cá hồi sẽ không ăn và chuyển sang màu đỏ sáng.
Cá hồi có khả năng bơi ngược sông, vượt qua các dòng nước chảy xiết trong hành trình dài gần 500km từ biển tới sông Adams. Sau khi đã trở về nhà, chúng đẻ trứng rồi cuối cùng kiệt sức và chết. Trứng sau đó nở ra con non và con non lại hành trình ra biển.
Hiện tượng di cư bí ẩn của cá hồi luôn thu hút sự quan tâm của du khách đến với sông Adams. Tại công viên Roderick Haig-Brown cạnh sông Adams - địa điểm quan sát cá hồi đẻ trứng tốt nhất, bầu không khí tại khu vực vốn yên tĩnh này đã trở nên nhộn nhịp giống lễ hội đường phố. 

Brian Riddell, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Quỹ cá hồi Thái Bình Dương, gọi cuộc di cư khổng lồ lần này là “điều bất ngờ thú vị” khi số cá hồi đỏ di cư nhiều gấp đôi so với dự đoán trước đó. 

Cổ Ngư - Thơ Cho Xuân


Con xòe những ngón tay,
Mùa Xuân hồng nở vụt,
Bố làm thơ khai bút,
Mẹ thắp một nén hương.

Mùa Xuân gửi yêu thương

Lên má con phúng phính,
Đời tròn quay, bầu bĩnh,
Không gai sắc, mưa sầu.

Thứ Bảy, 21 tháng 2, 2015

Ngô Nhân Dụng - Mùa Xuân năm thứ 40

Minh họa: internet
Tết năm nay tình cờ tôi lại nhớ đến các bạn tôi ở Phần Lan. Nói tình cờ, vì tôi chỉ bấm con chuột vào máy vi tính, lấy một bản nhạc để nghe, không cố ý chọn trước. Theo lối “Bói Kiều” của các cụ đời xưa, mở bất cứ trang nào trong Truyện Kiều ra đọc, từ đó đoán được cụ Nguyễn Du, cô Thúy Kiều, Vãi Giác Duyên báo trước tương lai thế nào. Sáng mùng một Tết, trong số mấy trăm bản nhạc chứa sẵn trong máy, tình cờ con chuột bấm trúng tên Sibelius, và bản nhạc mở ra là bài Finlandia!
Âm thanh khoảng khoát, mênh mang, vươn lên như những rừng tùng bách khổng lồ bát ngát của xứ Phần Lan cho thấy năm nay sẽ là một năm tốt đẹp. Finlandia không phải là tâm sự cá nhân mà kể chuyện một dân tộc, một dân tộc nhỏ từng bị các đế quốc Thụy Điển và Nga thống trị; nhưng cuối cùng vẫn giành được độc lập. Động cơ mạnh mẽ nhất của giống dân này là bảo vệ ngôn ngữ của tổ tiên!

trần mộng tú - chiều ba mươi quét lá

Minh hoạ: internet

Chiều ba mươi quét lá
những chiếc lá khô cong
nằm ôm năm tháng cạn
hoang mang với gió đông

Nhát chổi cao rồi thấp
cây bút lòng bàn tay
gom làm sao cho hết
lao xao của tháng ngày

Trần Doãn Nho - chào xuân


tôi chào tôi vừa chớm bảy mươi
chào hết nhân gian chào đất trời
chào nỗi buồn quen qua rất vội
chào niềm vui lạ đến còn tươi

tôi cất tháng ngày trong ngăn kéo
ra đường phơi phới trẻ… lên năm
châm phong pháo nổ hồn vang vọng
bốn bề thơm lựng khói thanh xuân

Thơ Hạ Long Bụt sĩ - Tôi Chỉ Có thể, Là Tôi



Tôi chỉ có thể là tôi
Tôi nói
Tôi nghĩ        
Tôi cười
Tôi chỉ là tôi.


Tôi không thể vươn tay tới Trời
Tôi không xỏ vừa đôi hia bảy dặm
Tôi không thể mặc áo bào cưỡi ngựa xích thố
Tôi cầm đũa
Không thể cầm gươm
Tôi không muốn bị đè
Chồng sách nặng như trái núi
Tôi ngộp thở triết Kant
Tôi không muốn đeo kính lần mò tư duy gã Sartre
Trò điên đảo tưởng đắc tội
Kinh điển hang tối
chỉ là trò chơi
dăm cái đầu kiêu ngạo suy tư đặt bẫy
Lừa và lùa vào tròng bao chú nai con !

Phan Thanh Tâm - Cô Gái Huế Thời Tiền Chiến

Hình minh họa: Nguyễn Tuán Khanh

Huế đâu chỉ có sông Hương, núi Ngự, cầu Trường Tiền mà còn có Thôn Vỹ. Thôn này có bóng dáng một cô gái Huế thời tiền chiến: Cô Hoàng Thị Kim Cúc (1913-1989), người tình trong mộng của thi sĩ Hàn Mạc Tử. Cô còn là “Chị Cả” của tất cả anh chị em gia đình Phật tử  ba miền đất nước và Cô còn để lại một di sản văn hóa cho thế hệ mai sau: hai bộ sách nổi tiếng Những Món Ăn Nấu Lối Huế & Cách Nấu Chay. 

Bài thơ Ở Đây Thôn Vỹ Dạ, được Hàn Mạc Tử viết từ năm 1939, đã đưa địa danh Vỹ Dạ và mối tình đầu của một thi sĩ tài hoa nhưng mệnh yểu vào văn học sử. Đó là một kỷ niệm của một mối tình trong trắng, thanh cao và bất diệt giữa hai tâm hồn khác tôn giáo.  Cô Hoàng Thị Kim Cúc, người đẹp trong cuộc, đã xác nhận như vậy. Tuy thế, vẫn có nhiều nhà văn, nhà thơ tên tuổi trong hơn nửa thế kỷ qua đã viết về chuyện tình Hàn Mạc Tử + Kim Cúc không trung thực, “có khuynh hướng liêu trai hóa”.   Vì vậy, gần đây mới có cuốn Lá Trúc Che Ngang Chuyện Tình Của Cô Tôi ra đời ở Huế.

Dương Cưu - Viết ngắn về chuyện Dê

Digital Art: Nguyễn Man Nhiên
Nhân dịp tết năm nay người khác thì có thể viết một bài phiếm luận “Năm Mùi nói chuyện Dê,” nhưng sức tôi thì chỉ đủ viết một bức thư trình bày một số ý nghĩ đơn sơ của mình về chữ mà thôi. Gọi là chung vui chút đỉnh với bà con nhân dịp xuân về.
Không biết từ bao giờ, trong ngôn ngữ Việt Nam chữ vốn là tên một giống vật, đã biến thành một tính từ để chỉ tính ưa lăng nhăng lộn xộn về tình dục của nam giới. Nó mang một ý nghĩa xấu, đồng nghĩa với đa dâm, mà là loại tà dâm, nghĩa là háo sắc, ưa “đụng đâu xâu đó.” Người tán tỉnh huê dạng thì không phải là dê, chỉ gọi là dê những người đàn ông ưa “đi thẳng vào vấn đề,” tay chân hoạt động cụ thể, và nếu thuận tiện thì... tới luôn. Người có máu dê là người không kiểm soát được nhu cầu tình dục luôn luôn bức bách mình, gặp phụ nữ vừa mắt là thế nào cũng tìm cách “thả dê,” nghĩa là bắt đầu tấn công tình dục cách này cách khác. Tính dê như trên còn biến dạng ra một số chữ khác như be he hay ba mươi lăm. Be he thì rõ ràng là nhại tiếng kêu của loài dê, còn con số 35 liên hệ tới con dê ở chỗ nào? Tôi không rõ lắm, nghe loáng thoáng hình như trong trò đánh đề con dê được xếp số 35. Nhưng ý nghĩa của số 35 trong ngôn ngữ thì thật là mạnh mẽ. Một phụ nữ có thể mắng một người đàn ông sàm sở với mình: “Cái đồ ba lăm!” thay vì dùng tiếng dê cụ, dê xồm hay già dê có thể làm nàng ngượng miệng, vì âm đã trở nên quá gần với nghĩa dâm đãng.

Thứ Sáu, 20 tháng 2, 2015

Trần Mộng Tú: Bức Tranh Tĩnh Vật

Hình minh họa: Diêu Linh
Ngày 13, tháng 6 của năm 1975, Ch và b m ri tri Pendleton theo người bo tr cũng là người bn trong gii truyn thông M t hi còn Vit Nam, đến thành ph Encino, California. Khi ch ri tri ngày th sáu 13, my người bn cùng lu bo chng nên ra trại vào ngày này, không tt đâu. Nhưng người bo tr nói, ch có cha m già, không nên lâu trong tri, ban đêm lnh, không tt cho sc khe hai c. Cá nhân ch thì chng còn tin vào may ri gì na. C mt cái tháng tư năm nay, ngày nào không là ngày xu đi vi c triu người dân min Nam.   
Tạm trú nhà bn được hai tun, ch tìm được vic làm ngay, nh v bn là người Nht, gii thiu ch đến phng vn trong mt ngân hàng Nht. Có l th sáu,13 li là ngày may ca ch (đành phi tin vào vn may vy) nên chị được chn vào làm Bank Teller, là một, trong ba người cùng ti xin vic hôm đó. 

Phạm Hảo: Tết xưa


Mùa Xuân đang về trên miền Tây Bắc, dịu dàng và lặng lẽ với những nụ trà mi lớn bằng đầu ngón tay, nổi lên giữa những chiếc lá xanh mướt óng ả như được bôi mỡ, với những nụ đào, nụ mộc qua nẩy ra từ những thân cây trụi lá, bất ngờ và đột ngột với những bụi crocus, daffodil, iris, tulip chồi lên từ mặt đất và nhất là với những ngày nắng hanh vàng ấm áp rộn ràng.
Và tôi đón Tết nguyên Đán trong sự chuyển mình kỳ diệu, tươi vui và tràn trề sức sống của đất trời chung quanh. Nói đón Tết cho ra vẻ chứ tôi chỉ có mấy cái bánh chưng, bánh tét đặt làm từ Dallas, ngoài ra chẳng còn gì nữa ngoài hai cây giò thủ, nồi thịt kho nước dừa, thẩu dưa giá. Mấy thứ này tôi chỉ làm trong vòng nửa ngày là xong, chẳng sửa soạn lu bù lỉnh kỉnh kéo dài cả tháng trường như những cái tết xa xưa của U tôi.
Bắt đầu từ đầu tháng Chạp, U tôi đã gọi người đến quét vôi nhà. Đồng thời nhắc Ba tôi chịu khó mang mấy giò lan Ngọc Điểm, Ý Thảo, Bầu Rượu, Hạc Đỉnh đã bắt đầu đơm nụ ra chỗ có nhiều ánh sáng để mấy cây này được nắng cho kịp nở hoa vào ngày Tết. Việc này cần lắm vì nếu không o bế săn sóc như vậy , có những năm những cây này chờ đến rằm tháng Giêng mới chịu nở. Mấy chị em tôi thì U tôi giao cho cắt tỉa củ cải, cà rốt, đu đủ xanh, sau đó trải ra cái mẹt lới, phơi vài nắng cho héo để U làm dưa món.

Lê Hữu: Lệ Thanh, còn “nhớ một chiều xuân”

Chiều nay thấy hoa cười chợt... nhớ một người
Câu hát ấy từ lâu nay cứ theo tôi, theo tôi mãi.
Tại sao lại câu hát ấy mà không phải là câu hát nào khác? “Hoa cười”, có lẽ vì hai tiếng ấy gợi nhớ câu thơ cũ, “Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông”. Chàng trai trẻ trong câu chuyện tình xa xưa ấy cũng “thấy hoa cười” mà thẫn thờ “nhớ một người”.
Có ai trong đời mình lại chẳng có những phút như thế, những phút ngắm nhìn những cánh hoa rung rinh lay động trong nắng sớm, trong gió chiều mà lòng bâng khuâng... “nhớ một người.
Câu hát làm cho người ta phải bâng khuâng ấy ở trong bài hát “Nhớ một chiều xuân”.

Nguyễn Tường Thiết: Chú Bẩy

Hình chú thím Bẩy (giữa) và các cháu, từ trái: Nguyễn Tường Giang, Nguyễn Tường Thiết, Nguyễn Thái Vân, 2004.
Quẳng chiếc xe đạp lên một toa chở hàng của chuyến tàu đêm chàng thanh niên họ Lý phóng mình lên toa trước khi con tàu hụ còi rời bánh chạy về hướng biên giới.
 Đó là khung cảnh nhà ga Hàng Cỏ Hà Nội vào buổi chiều một ngày tháng năm năm 1978, khung cảnh tuyền một màu xám, nhà ga trông ảm đạm và hoang tàn với những toa tàu cũ han rỉ nằm ngổn ngang trên các tuyến đường sắt.
 Chàng thanh niên nom còn trẻ lắm. Anh ta mới 25 tuổi đáp chuyến tàu đi Lào Kay để rồi từ đó sẽ vượt biên giới sang Trung Quốc.
Lúc ấy anh không thể ngờ rằng chuyến đi đầu tiên của đời mình mở màn cho một cuộc hành trình dài nửa vòng trái đất mà nơi đến sau cùng là miền nắng ấm của quận Cam thuộc tiểu bang California đất Hoa Kỳ.