Thứ Bảy, 24 tháng 1, 2015
Võ Phiến - Nguyên vẹn (Kỳ 5)
Thức giấc đã lâu nhưng ông Tùng vẫn nằm nguyên trên giường. Ông đọc sách một lúc, rồi bỏ sách nằm nhìn vẩn vơ ra bên ngoài. Chiếc đồng hồ reo bỏ túi kêu tí tách trên bàn viết ở đầu giường. Vắng vẻ quá, suốt cả tầng lầu các phòng giáo sư đều trống, chỉ mình ông là người khách trọ duy nhất.
Dạy
xong sáu giờ bên viện đại học Cần Thơ hôm thứ sáu, ông Tùng từ đó sang đại học
Long Xuyên chiều thứ bảy, ông phải nằm không tại đây một ngày chủ nhật, chờ đến
thứ hai để dạy. Một ngày nằm không tại một thành phố lạ, có những lúc khó chịu
không ngờ.
Trời
hôm ấy đầy mây mù. Buổi sáng mở cửa phòng, nhìn ra ngoài, trên nền trời mờ mịt
thấy nổi lên cái tháp chuông nhà thờ chánh tòa, tháp chuông trông giống như
hình một người khổng lồ, khoác măng-tô xám, đội mũ dạ, chấp hai tay trước ngực
— Hình ảnh ấy khiến nghĩ đến tổng thống Ngô Đình Diệm, nghe đâu là người đặt
viên đá đầu tiên xây cất ngôi giáo đường này.
Trời
trở lạnh từ nửa đêm. Mưa bão ở đâu đó ngoài Trung. Mây mù vần vũ lê thê kéo lướt
ngang qua vai, qua đầu con người khổng lồ đội mũ phớt đứng trơ trơ giữa trời,
lướt qua liên miên bất tận. Mây màu xám, ông khổng lồ cũng xám xịt một màu đá
cũ.
Theo
dõi cảnh tượng ấy hồi lâu, ông Tùng tự dưng thấy một buồn bã ủ ê ngấm vào tâm
hồn. Ông xếp cuốn sách, vất lên bàn, đứng lên rửa mặt, định điểm tâm xong thì
đi tìm chỗ nào hay hay dạo chơi, để trốn căn phòng vắng vẻ.
Trong
lúc uống cà-phê, ông hỏi thăm chị Ba, người đàn bà coi sóc việc ăn uống của các
giáo sư, về đường đi các nơi có thể thăm viếng. Đi thánh địa Hòa Hảo thì hơi
quá xa. Đi Chợ Mới hôm nay cũng không tiện: Gió to, sóng lớn, đường ghe xuồng
từ đây tới Cù lao ông Chưởng tiết này không mấy bảo đảm. Hay là đi núi Ba Thê?
Gò Ốc Eo? Cũng được, nhưng để xem có xe không đã.
Ăn
xong, ông Bạch Văn Tùng thong thả dạo bộ ra thẳng bến tàu. Thơ thẩn một lúc,
không gặp ai quen, ông trở vào, rồi qua cầu sang phía bên kia sông, vào vườn
hoa ngồi. Vườn hoang tàn, yên vắng, kể ra là một chỗ dễ chịu: tiếc cái là ông
không mang theo một cuốn sách nào để ngồi đọc,
Vườn
hoa nằm dài giữa con sông và một con đường. Bên kia đường, suốt một đoạn dài
không thấy nhà cửa mà chỉ có một bờ tường cao cũ kỹ với cái quán duy nhất. Ông
Tùng bỗng tò mò chú ý đến ngôi quán nhỏ, mới vừa cất, có lẽ chưa xong hẳn. Vách
ván hãy còn mới tinh. Quán đang mở cửa: một người đàn ông lần lượt lật từng
mảnh ván trên vách, hạ xuống. Như thế vừa là mở cửa lại vừa là bày bàn. Lối
kiến trúc ngộ nghĩnh khiến ông chú ý theo dõi. Người chủ quán biết thế vẫn
thong thả tiếp tục công việc của mình: mở cửa xong bày các lọ ớt lọ tương, ống
tăm, tách trà lên các bàn, rồi mở nhạc từ một chiếc máy cát-xét nho nhỏ chỗ
quầy tính tiền.
Xong
đâu đấy, chủ quán chọn một cái bàn ngồi quay mặt ra đường, ngồi uống trà một
mình. Và ông ta bắt đầu chú ý đến ông Tùng.
Thấy
thế, ông Tùng lảng đi, quay mặt ra sông, nhìn mấy cái tàn cây lớn ngả bóng
xuống mặt nước làm mát cả một vùng to rộng. Nhưng một lát sau, nghe có tiếng
chân phía sau, ông ngoảnh lại thì người chủ quán đã đến làm quen!
Qua
vài câu hỏi han, chủ quán vồn vã mời vào quán uống với ông ta một chén trà.
Đành phải theo vậy.
Quán
chưa có một người khách nào khác (và không hiểu tại sao lại mở cửa quá muộn
màng như vậy). Ông Tùng nhắc đến những cái cửa sổ ngộ nghĩnh, chủ quán vui vẻ
trình bày cho xem. Vách nhà không làm bằng những tấm ván liền; đây đó có những
chỗ vách bị khoét một ô, rồi lắp vào bằng một mảnh ván dính vào vách bằng bản
lề. Khi gỡ mảnh ván, hạ xuống lắp chân vào, thì người ta có một cái bàn, mà
vách lại bày ra khoảng trống làm cửa sổ. Lúc dựng mảnh ván lên, bịt kín khoảng
trống, thì cũng mất luôn cả bàn.
—
Thưa ông, như thế tiện ông ạ. Quán chật chội thế này, bày nhiều bàn ghế, lấy
chỗ đâu để ở. Chúng tôi nghĩ ra cách ấy, cứ khuya đến, khách về, ta dựng bàn
lên, tha hồ có chỗ rộng để ngả ghế bố ra cho trẻ con chúng nó nằm ngủ.
—
Vâng, tiện lắm. Quán này bán...
—
Thưa, chúng tôi bán bún bò đấy ạ.
—
Bún bò?
—
Vâng, bún bò. Nghĩa là bún bò là chính, ngoài ra cũng có cà-phê, nước ngọt,
kem, các thứ. Thưa ông, quán mới mở nhưng nói cho đúng, khách cũng đông đảo
lắm, nhất là về đêm. Đám trẻ họ tới ăn uống, ở chơi thật khuya. Đối với giới
trẻ phải có cái này, không có họ không chịu, thưa ông. (Chủ quán chỉ vào cái
máy cát-xét đang phát ra một bản nhạc Trịnh Công Sơn). Chúng tôi định dành dụm
đủ tiền mua một cái “ma-nhê” cho đàng hoàng một tí.
Ông
Tùng lấy làm nghĩ ngợi:
—
Lạ. Ở Long Xuyên bây giờ cũng nhiều người chịu ăn bún bò... À, ông nói bún bò
Huế đấy chứ?
—
Vâng, vâng. Thưa bún bò giò heo kiểu Huế đấy ạ.
—
Thế mà tôi cứ tưởng ở cả miền Hậu Giang chỉ có Cần Thơ là chịu được chút ít món
Bắc món Trung, ngoài ra các tỉnh khác không đâu dung nạp! Ngay tại Cần Thơ, tôi
cũng chưa ăn được bún bò lần nào.
Người
chủ quán mời khách một tách trà mới pha, rồi nói:
—
Thưa, ở đây có những ba quán bún bò Huế đấy. Quán chúng tôi mở sau cùng. Không
giấu gì ông, nhà tôi là người Huế và chỉ biết nấu món Huế. Chúng tôi là công
chức mới đổi tới đây chưa bao lâu, đồng lương thiếu hụt, phải kiếm cách xoay
xở. May mà bún bò được hoan nghênh, nếu không cũng chẳng biết nấu món nào khác!
Thưa thực với ông là như thế.
Chủ
quán cười lớn không vui. Ông Tùng lặng lẽ cười theo, chia xẻ cái khó khăn của
ông ta. Ông Tùng lại nhận xét:
—
Ở Sài Gòn bún bò bán đã nhiều, nhưng không giống hẳn ở Huế.
—
Thưa, ở đây cũng vậy. Nghĩa là cũng phải cải cách ít nhiều. Có hàng bỏ thêm
nghệ, có hàng cho bột cà-ri v.v... Như vậy mới hợp “gu” trong này. Thưa ông,
khác Huế thì có khác nhưng theo chủ quan chúng tôi thấy cũng không tới nỗi dở.
Thưa, chúng tôi muốn mời ông dùng thử...
Ông
Tùng vội vàng từ chối:
—
Cảm ơn ông. Đáng lẽ tôi phải thử tô bún bò Huế tại Long Xuyên mới được. Nhưng
rất tiếc là chúng tôi mới vừa ăn sáng xong, hãy còn no quá. Tôi còn ở lại đây
mấy ngày. Có lẽ một hôm nào sẽ xin trở lại quán.
Mặc
dù chủ quán niềm nở, nhưng vì không ăn uống gì ông Tùng thấy không tiện ngồi
lâu. Khi có hai thực khách đầu tiên bước vào, ông cáo từ.
Ra
khỏi quán, ông lại nhận thấy không tiện trở lại vườn hoa ngồi ngay trước mặt
chủ quán như cũ, ông Tùng lững thững trở lại qua cầu, đi lang thang một lúc rồi
ngẫu nhiên lại dừng chân trước bến tàu.
Ông Tùng ngạc nhiên
kêu:
— Cô Dung!
—
Dạ. Thầy xuống dạy dưới này?
—
Còn cô, lại đi thăm một... bà dì đó hả?
Nàng
cười. Dung tìm cách đánh trống lảng, không muốn dài dòng trình bày về một câu
chuyện gia đình rắc rối, về cảnh cha mẹ xa nhau. Nàng hỏi:
—
Nay chủ nhật, chắc thầy định đi chơi đâu...
—
Đó. Tôi cũng tính tìm một chỗ nào hay hay, đi xem cho biết, nhưng loanh quanh
chưa biết đi đâu. Tới đây thấy người ta qua lại bên này nhộn nhịp cũng muốn
sang bên kia thử coi, không biết có gì đáng xem không.
—
Bên kia, cồn Phố Huế đó thầy?
—
Phố Huế hay Phó Huế? Tại sao có cái tên ngộ vậy?
Dung
cười:
—
Em cũng không biết. Có lẽ Phó Huế đó thầy. Huế là tên riêng, chắc vậy. Huế hay
Quế gì đó.
Ông
Tùng phân vân:
—
Không biết bên đó có gì không?
—
Đâu có gì thầy. Lầy lội, nhà cửa cái cao cái thấp, nhà sàn...
—
Nhà sàn hả. Vậy thì cũng hay hay. Lâu ngày tôi không được trông thấy một cảnh
sinh sống như thế. Nhưng nhìn qua bên đó rậm rạp, toàn cây cối dày kịt... có an
ninh không cô?
—
Yên lắm thầy ơi. Thầy muốn đi, em đưa thầy đi.
—
Có tiện cho cô không?
—
Gì đâu có thầy.
Dung
đáp tự nhiên. Tuy vậy trong lúc bước xuống chiếc xuồng máy cũng như trong lúc
ngồi trên xuồng, bất giác hai người đều có vài cử chỉ giữ ý; họ không dám ngồi
gần kề nhau. Người con gái nhận thấy ngay có sự bất tiện. Tại sao nàng muốn
vượt chuyện “bất tiện”? Câu nói nhận lời của nàng vừa rồi chỉ là do một sự mau
mắn vô tình, hay có gì khác? Tự dưng Dung đâm ngẫm nghĩ, mất tự nhiên.
Tới
bến, người ta đi thẳng vô một trại cưa, rồi lách sang một cửa hông mà ra con
hẻm. Ngộ thật. Ông Tùng ngơ ngác: ở đây người ta thản nhiên xâm phạm vào vườn
tược của nhau, không e ngại gì cả. Khách lạ cứ kéo nhau xồng xộc băng ngang qua
một khu vườn, bất cần xin phép chủ, bất cần biết chủ là ai. Không thế không
được. Bởi vì trên cồn không có nhiều đường; người ta chưa thấy cần phải đắp
đường đắp sá: chỉ có mấy lối đi chính dành cho xe đạp, xe gắn máy; còn người
thì... tự do.
Không
những tự do xâm phạm vườn tược, ở đây lại có thể xông luôn vào tận trong nhà,
trong bếp của người ta, xem như một... lối đi công cộng. Vườn không có rào chia
biệt. Từ nhà này sang nhà kia, cứ tự tiện băng qua vườn, có khi lòn vào bếp
láng giềng, rồi bọc hậu ra sau, rồi lại lách vào một nhà láng giềng khác.
Theo
tin tưởng địa lý, lối đi như thế bị xem là không tốt. Không tốt thì có bùa Lỗ
Ban: đề phòng mọi ảnh hưởng tai hại chủ nhà chủ vườn chỉ cần sắm một tấm bảng
đề “Sơn hải trấn”, với hai câu thơ:
“Ngã gia như sơn hải,
Tha thương ngã vô phương”.
Có
một tấm bảng như thế cắm giữa lối đi trong vườn, thắp hương đều đều bên cạnh,
thế là an toàn.
Thoạt
mới bước lên bến có hơn mười người. Nhưng dần dần đi sâu vào trong xóm chỉ còn
có hai thầy trò. Lối đi ướt lẹp nhẹp, họ phải đi thật chậm, cố tránh các vũng
nước.
Cồn
Phố Huế cũng sum suê cây cối, như hầu hết các hòn cù lao khác của miền Nam.
Vườn cải, cây dừa, cây xoài, cây mận, cau, tre, trúc v.v... chen nhau lấn nhau,
đến nỗi cây mất sức ra trái. Cây quá nhiều, nghề làm ăn cũng quá nhiều. Trên
toàn đảo chỉ có chừng ba trăm nóc nhà, nhưng bao nhiêu là nghề: trồng rau, cưa
máy, đóng xuồng, nấu muối, đánh cá, tráng bánh đa, buôn bán v.v...
Có
một lúc, nhân “mượn đường” đi, hai người ghé vào cái bếp của một gia đình đang
nấu muối, ông Tùng nhận thấy hóa ra Dung cũng chưa hề biết gì về tập tục sinh
hoạt ở đây. Ông đứng lại xem xét, hỏi han về cách nấu muối, và Dung càng tỏ ra
bỡ ngỡ hơn cả ông. Muối Bạc Liêu đen vì lẫn lộn với bùn, không giống như muối
ngoài Trung ngoài Bắc, do đó ở đây cần phải đổ muối vào nước xả bùn ra, nấu
lại, mới dùng được. Thêm một nghề làm ăn khá rộn rịp cho dân địa phương.
Ông
Tùng hỏi ông cụ đang lúi húi đốt lò:
—
Thưa, cụ sinh trưởng tại cồn? Nghề này gia đình ta vẫn làm ăn từ hồi nào tới
giờ...
—
Không đâu. Tôi mới tới đây vài chục năm. Trước bốn lăm (1945) ở đây chỉ có
chừng bốn chục nóc gia; bây giờ độ ba trăm gia đình. Thầy thấy không: phần lớn
là dân mới tới. Hạng sinh trưởng ở đây không có mấy đâu. Bốn chục nhà trước bốn
lăm cũng chưa chắc đã lập nghiệp lâu đời.
—
Đất vườn không thấy phân chia ranh giới minh bạch.
—
Ờ, có đó thầy. Phần ai nấy ở. Nhưng không có chia lô phân minh như bên châu
thành. Ở đây dễ dãi hơn. Hễ ai muốn tới ở thì nạp tiền cho chủ bên châu thành
rồi qua đây kiếm chỗ trống mà cất nhà.
—
Chủ đảo là ai?
—
Chủ đất. Một người chệt đó thầy. Chết lâu rồi, bây giờ con cháu thừa kế.
—
Cả hòn đảo này thuộc quyền mấy chủ đất, cụ biết không?
—
Không đâu thầy. Chỉ biết bà con xung quanh đây ai nấy đều nạp tiền cho một
người chủ đó.
Bước
ra khỏi ngôi nhà, ông Tùng nói nhỏ với Dung:
—Vậy
tôi nói “chúa đảo” cũng không sai mấy. Bao nhiêu cư dân trên đảo đều chỉ biết
có một người chệt làm chủ. Cái cồn Phó Huế của cô có nhiều cái ly kỳ.
—
Tại sao thầy nói của em. Của ông “chúa đảo” chớ.
Ông
Tùng cười, khịt mũi nhè nhẹ, lấy một ngón tay đẩy cái kính cận trên sống mũi,
rồi dừng chân tò mò ngắm một cái nhà trước mặt. Dung nói:
—
Nhà sàn.
—
Nhà sàn trên cạn... Đất sình lầy, cất nhà kiểu này cũng tiện...
Ông
Tùng nói lơ đãng. Sự thực, điều ông đang chú ý không phải là kiểu nhà sàn mà là
một cảnh sống khác thường: ngôi nhà trước mặt hai người là nhà gỗ, tuy khá rộng
lớn nhưng cực kỳ đơn giản. Thậm chí nhà không có cái cửa nào, không tấm vách
ngăn nào: Ở mặt trước chỉ có một tấm mành thưa như cái lưới kéo giăng ngang.
Còn đâu là cuộc sống riêng tư?
Thế
nhưng trong ngôi nhà giản dị đến cùng cực ấy, ông thấy bao nhiêu là tiện nghi:
chiếc Honda mới toanh trước sân, đồng hồ vách và bình thủy và tủ lạnh lấp lánh
trong nhà, ăng-ten truyền hình giăng cao trên mái nhà, và tiếng nhạc ông ổng không
ngớt vang lên từ máy thu thanh.
Ông
Tùng nghĩ đến cảnh xóm làng của ông ở ngoài Bắc hồi ông còn bé: nhà cửa ngăn
nắp, kiểu cách hơn thế này nhiều, nhưng trong nhà dường như chưa có được một
dấu vết nào của nền văn minh kỹ thuật. Ở đây cái cổ sơ đụng đầu với kỹ thuật
tân tiến.
Dung
kín đáo liếc nhìn vẻ suy nghĩ của ông Tùng; nàng yên lặng chờ đợi, nhìn vẩn vơ.
Họ đứng bên cạnh một lạch nước con, trong vườn cây rậm rạp, mát rượi, mặc dù
lúc ấy đã gần mười một giờ trưa. Có tiếng máy tàu nổ xình xịch, trầm trầm, lại
có tiếng máy đuôi tôm nổ giòn ngoài sông. Nhìn qua kẽ lá: một chiếc xuồng nhỏ
lướt nhanh qua, rồi một chiếc xuồng nữa, rồi một con tàu Hải quân di chuyển
chậm chạp, oai vệ. Những con nhạn trắng vừa bay vừa kêu hoen hoét trên mặt
nước. Nắng và gió. Nắng lao xao trên ngọn cây, lấp lánh trên mặt nước.
Người
con gái đứng yên lặng bên cạnh người đàn ông quen biết mà nàng chưa bao giờ
đứng cạnh như thế. Nàng nghe có cái gì lao xao, cái gì ấy là do nắng sáng rực
rỡ trên ngọn cây? do cảnh thân mật của lạch nước, bóng cây?
Chợt
ông Tùng lên tiếng:
—
Kìa. Con tàu...
—
Dạ, sông bên đó nữa đó thầy.
—
Chúng ta đã đi hết bề ngang của hòn đảo lúc nào không hay. Thì ra đảo này cũng
hẹp.
—
Dạ.
Ông
Tùng chọn dừng chân ở một khu vườn khá cao ráo. Vườn rộng, chủ nhà không quan
tâm, không để ý đến hai người khách lạ vừa ghé vào. Hai người khỏi cần chào hỏi
chủ nhà, khỏi cần xin phép, cứ tự nhiên dạo chơi như giữa công viên, giữa rừng.
Dung trông thấy một chiếc ghế đẩu gãy mất một
chân nằm trên cỏ; nàng dựng chiếc ghế lên, đặt dựa vào gốc cây mận gần đó, ngồi
nghỉ chân. Ông Tùng theo dõi sáng kiến của nàng, rồi ông ngã mình lên một cháng
cây mận già
Mùa
này mận có lớp đang nở hoa, có lớp đã đậu trái. Hoa mận rơi nhụy trắng xuống
đất, đầy mặt đất. Trông như những sợi tóc bạc vung vãi xung quanh một người thợ
chuyên hớt tóc cho các cụ già! Ngay trước mặt ông, một con ong bầu bay lẩn
quẩn, cứ một lát lại chúi xuống một hoa mận, làm đổ lả tả mớ nhụy. Dưới gốc
cây, mấy con heo kêu ụt ịt...
Cảnh
vườn êm ả. Hai người cùng yên lặng, thực ra cùng không biết nói gì với nhau.
Mặc dù vậy, họ cũng biết họ đang sung sướng, người này đoán hiểu người kia, gần
như chắc chắn, dù không có chứng cớ rõ rệt.
Thật
lâu, bỗng Dung hỏi:
—
Thầy thấy ở đây ra sao?
—
Dung hỏi về... về cuộc sống hay về phong cảnh?
—
... Thầy muốn trả lời về cái gì cũng được.
Ông
Tùng nói nhanh lắm, nàng không nghĩ là ông có tính toán: đột nhiên lần đầu tiên
ông buột miệng gọi nàng bằng tên. Nàng bối rối, khựng lại, chỉ một xíu thôi.
Tuy nhiên ông Tùng đã kịp để ý; ông để ý tới phản ứng của Dung, và chợt để ý
tới sự xưng hô bất thường của mình.
Có
lẽ vì vậy lần này tự nhiên ông chùn lại, một lát sau mới lên tiếng, chậm rãi:
—
Đời sống ở đây có nhiều cái khang khác, đối với tôi là người Bắc thì thật mới
lạ. Cuộc đi chơi hôm nay rất thú vị. Nhờ cô. Nếu ở những nơi như thế này, đi
chơi một mình, buồn lắm. Mà đi với bạn bè nói cười ồn ào, huyên thiên cũng mất
thú. Phải có một cuốn sách, hay một người bạn... ít nói.
Người
con gái cười. Ông Tùng nói tiếp:
—
Mãi mấy giờ rồi, tôi vẫn chưa biết bao nhiêu về cô.
Nàng
lại cười, không nói gì. Ông Tùng tiếp:
—
Chưa biết tại sao hôm nay cô có mặt ở Long Xuyên? Cô có bạn bè thân quyến gì ở
đây?...
Nàng
vẫn cười cười, không đáp. Sau, Dung chỉ nói:
—
Em “ít nói” lắm. Như vậy “thú vị” chứ thầy.
Hai
người yên lặng. Họ vẩn vơ nhìn con ong bầu làm đổ từng mớ nhụy hoa, họ nghe
tiếng máy đuôi tôm nổ xa xa, nghe tiếng con nhạn kêu ngoài sông...
Dung
nghĩ thầm: “Chuyện bố ở Long Xuyên mẹ ở Sài Gòn, chuyện gia đình ấy nói với
thầy làm gì? Còn lý do chuyến đi Long Xuyên, cái đó còn khuya mới tiết lộ được,
thầy ơi!”... Thỉnh thoảng mặc dù không quay lại, người con gái cảm thấy ông
Tùng đang nhìn, đang ngắm nghía mình.
Mỗi
khi cái nhìn của người đàn ông kéo dài lâu quá hay tỏ ra chăm chú quá một mức
nào đó tự dưng có một biểu lộ bất an nơi người con gái. Biểu lộ vô ý thức, thật
kín đáo, hoặc thoáng qua trên nét mặt, hoặc trong cái chớp mắt v.v... Dù chỉ có
thế, ông Tùng đoán hiểu ngay, và ông vội vã lảng nhìn sang phía khác. Họ giữ ý
với nhau, luôn luôn giữ một khoảng cách... an toàn. Vì vậy mà lúc nào cũng như
có một tình trạng chờ đợi. Một chờ đợi lửng lơ không đưa tới một cái gì cả. Một
chờ đợi trống không mà đầy xúc động. Có lẽ chính tình trạng ấy, chứ không phải
cảnh vật đẹp đẽ, đã làm cho giờ khắc trôi qua êm đềm thú vị.
Xế
chiều, hai người ghé một cái quán nhỏ, gần trại cưa, ăn bánh cống, rồi xuống đò
trở về. Lên đến bờ bên kia, họ vội vàng chia tay, mỗi người đi mỗi ngả. Ông
Tùng nhắc lại:
—
Tôi vẫn chưa biết gì về cô hơn hồi ở Sài Gòn!
Dung
cười:
—
Em biết về thầy, đủ rồi.
(Còn tiếp)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét