Thứ Bảy, 31 tháng 1, 2015

Ngô Nhân Dụng - Sức mạnh mềm của Trung Cộng


Vụ thành lập Viện Khổng Tử ở Đại học Hà Nội được nhiều người coi là một bước trong cuộc tấn công của Đảng Cộng sản Trung Quốc trên toàn thế giới bằng “Sức mạnh mềm” (Soft Power). Nhưng thật sự trong thế kỷ 21 này Trung Cộng có sức mạnh mềm nào có thể dùng, ít nhất để cạnh tranh với các nước khác hay không?
Sức Mạnh Mềm cũng giống như những cô ca sĩ trẻ đẹp lại hát hay. Không cần dùng tiền bạc mua chuộc, không cần dọa nạt, cưỡng bức, nhưng người ta vẫn mê, vẫn muốn hát theo, và vẫn muốn bỏ tiền mua vé đi nghe hát. Các đế quốc mạnh về quân sự hay về kinh tế mà thiếu Sức Mạnh Mềm thì không bền, không để lại ảnh hưởng nào lâu dài. Ngược lại, những nền văn minh có Sức Mạnh Mềm thì tràn lan khắp thế giới.

Đoàn Thanh Liêm - Lời nói bay đi, văn tự còn mãi


Nhan đề của bài viết này gồm 8 chữ, đó là tôi phỏng dịch từ một câu ngạn ngữ thông dụng đã trên 2,000 năm của người La mã, nguyên văn tiếng La tinh chỉ gồm có 4 chữ như sau : “Verba volant, scripta manent”. Câu này được dịch ra tiếng Anh là : “Spoken words fly away, written words remain”.
Ở Việt Nam ta, thì từ xưa dân gian vẫn nói : “Khẩu thuyết vô bằng” tức là lời nói bằng miệng không thể nào được coi là bằng chứng được. Còn về chữ viết, thì cũng có câu : “Bút sa, gà chết” – tức là văn tự với chữ ký thì đã thành một chứng cứ để mà quy trách nhiệm rõ ràng rồi.
Nhà thơ Tú Xương, thì ngay từ đầu thế kỷ XX cụ đã cảnh giác người đời qua câu văn đầy tính chất trào lộng như sau : 
Văn chương đâu phải là đơn thuốc,
Chớ có khuyên xằng – chết bỏ bu”. 

Nguyễn Mộng Giác - Đường Một Chiều


Chương 2
Đêm qua tôi mất công chờ Tín đến mười một giờ khuya. May mắn là sáng nay, mới sáu giờ ba mươi, Tín đã lái xe lại. Tôi không biết lấy gì cảm ơn Tín, cảm động quá, chỉ biết ôm chầm lấy người sĩ quan phụ tá cũ nghẹn ngào. Tín để yên chờ tôi dằn được xúc động, rồi mới bảo:
- Em sai thằng chuẩn úy trong căn cứ đánh điện tín cho anh. Anh nhận được lúc nào?

Võ Phiến - Nguyên vẹn (Kỳ 6)


Trung tá Du nghe con gái trình bày sự việc xong, ông ngồi lặng im một lúc. Rồi nói: “Đám trẻ trên đó ba ít biết. Nhưng có thể ba quen bố nó. Con biết rõ gia đình nó chớ?”
— Gia đình Bắc di cư, ba à. Nhà nghèo. Cha mẹ anh ấy không có chữ nghĩa gì, hiện ở Thủ Đức, làm ruộng, trồng khoai, trồng đậu... Nhà chỉ có anh ấy là con.
Cha nàng gật đầu nhè nhẹ. Một gia đình khiêm tốn như thế, tất nhiên ông không quen biết, nhưng ông không nói gì. Một lát, ông hỏi:
— Má con có nói sao không?

Thứ Sáu, 30 tháng 1, 2015

TUYÊN BỐ 2015 CỦA CỘNG ĐỒNG TỔ CHỨC XHDS ASEAN: “CỘNG ĐỒNG ASEAN PHỤC VỤ NGƯỜI DÂN”

LTS. Diễn Đàn Thế Kỷ ngày thứ Tư, 28 tháng 01 năm 2015 có đăng bài bình luận của tác giả Ngô Nhân Dụng, nhan đề “Việt Cộng thua tại Kuala Lumpur”, đề cập đến bản Tuyên bố của hội nghị tham vấn của các tổ chức mang tên APF (ASEAN People Forum, Diễn Đàn Nhân Dân) và ACSC (ASEAN Civil Society Conference, Hội nghị Xã hội Công dân) họp ngày 23 và 24 tháng Giêng, 2015 vừa qua, tại Kuala Lumpur, Malaysia. Quý độc giả có thể đọc lại bài này qua đường link:
http://www.diendantheky.net/2015/01/ngo-nhan-dung-viet-cong-thua-tai-kuala.html
trước khi theo dõi nguyên văn bản Tuyên bố nói trên, do cô Huỳnh Thục Vy dịch sang tiếng Việt, được đăng tải dưới đây.


TUYÊN BỐ 2015 CỦA CỘNG ĐỒNG TỔ CHỨC XHDS ASEAN: 
“CỘNG ĐỒNG ASEAN PHỤC VỤ NGƯỜI DÂN”

1. DẪN NHẬP
1.1.  Hội Nghị Xã Hội Dân Sự (XHDS)/Diễn Đàn Người Dân ASEAN (ACSC/APF) này đánh dấu lần thứ 10 kể từ buổi họp cấp vùng lần đầu của XHDS tại Malaysia. Chúng tôi, XHDS trong vùng Đông Nam Á[1], chào đón sự cam kết của ASEAN kể từ mấy năm nay về việc thiết lập một ASEAN lấy người dân làm trung tâm và một cộng đồng hoà bình, thịnh vuợng.  Đáng tiếc và đáng quan tâm một cách sâu sắc, các khuyến nghị của người dân nộp cho các nước thành viên ASEAN từ năm 2005 đã không được thực hiện và cũng không được áp dụng trong bất kỳ một cách có ý nghĩa nào.

Kami - Giấc mơ Đảng trường tồn cùng dân tộc của ông Tổng Bí thư

Từ trái qua: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rời khỏi lăng cố chủ tịch Hồ Chí Minh hôm 20/10/2014. - AFP
Sắp tới kỷ niệm lần thứ 85 ngày thành lập Đảng CSVN (03.2.1930-03.2.2015), tuy vậy những năm gần đây sự kiện này cũng không còn cuốn hút sự chú ý của công luận như thời gian trước. Cũng có lẽ vì kỷ niệm ngày thành lập của Đảng thường trúng vào dịp Tết Nguyên đán nên người dân không mấy ai quan tâm đến việc này. Dẫu rằng, Đảng CSVN luôn tự cho mình là chính đảng duy nhất đảm nhận vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội.

GS Nguyễn Văn Tuấn - Chơi để quên đi nghèo khó


Thỉnh thoảng các quan chức Tuyên giáo cũng có vài câu nói đáng chú ý. Ví dụ như trả lời câu hỏi về bắn pháo bông có lãng phí quá chăng, một vị quan chức Tuyên giáo Hà Nội nói rằng bắn pháo bông là một cách phục vụ cho toàn dân chứ không phải chỉ cho người giàu có. Còn đối với người nghèo, vị này nói thêm rằng bắn pháo bông “giúp [người nghèo] quên đi cái nghèo, cái khó”. Bắn pháo bông nói cho cùng là một trò chơi. Câu nói của vị quan chức đó có thể hiểu rằng trò chơi giúp cho người nghèo khó quên đi thực tại của mình. Suy nghĩ của ông làm nhiều người ngạc nhiên.

Cánh Cò - Khi phụ nữ nhân dân được quản lý

viết từ Việt Nam

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó chủ tịch Quốc hội. (ảnh minh họa chụp trước đây) - Courtesy chinhphu.vn
Người phụ nữ Việt Nam hình như có một định mệnh cay nghiệt mà dù ở thời nào thì thân phận của họ cũng thấp kém và hèn mọn dưới cái nhìn của xã hội. Mọi nỗ lực vươn dậy từ bản thân người phụ nữ hầu như chỉ nhận được tiếng vỗ tay từ… đám đông mà đám đông thường là nơi thiếu trách nhiệm với tiếng vỗ tay của họ nhất.

Nguyễn Hưng Quốc - Văn hoá là gì?


Trong nhiều bài viết, trên blog cũng như trên facebook, tôi hay dùng các khái niệm như văn hoá dân chủ và văn hoá độc tài, văn hoá chiến tranh và văn hoá tham nhũng, văn hoá vô cảm, và văn hoá chụp giựt, v.v…Một số bạn đọc ngạc nhiên, hơn nữa, phản đối: Với họ, văn hoá là những gì tốt đẹp, do đó, không thể đi chung với những khái niệm như độc tài, tham nhũng, vô cảm hay chụp giựt được. 


Huỳnh Kim Quang - Những Đồng Minh Của Mỹ Bị Bỏ Rơi Tại Miền Nam Việt Nam

Đọc “A Gift of Barbed Wire” (Tặng Vật Cuộn Dây Thép Gai) Của Robert S. McKelvey

Năm nay 2015, đánh dấu 40 năm (1975-2015) ngày Cộng Sản Bắc Việt xâm chiếm Miền Nam. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, cuộc chiến Việt Nam dù đã kết thúc trên chiến trường bom đạn nhưng những hệ lụy đau thương của nó còn kéo dài cho đến nay!

Trong số những hệ lụy trở thành vết hằn khó xóa trên thân phận nghiệt ngã của người dân Miền Nam là chiến dịch sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 của Cộng Sản đẩy hơn một triệu trí thức, văn nghệ sĩ và quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) vào các trại tù khổ sai mà Cộng Sản gọi một cách mị dân là “trại học tập cải tạo.” Trong những trại tù khổ sai đó, nhiều người đã bị thủ tiêu bí mật, bị xử tử công khai, bị buộc phải làm việc cật lực trong điều kiện đói khát, đau bịnh, không thuốc men, không chăm sóc, bị đối xử bất công và tàn bạo không tình người. Nhiều người đã phải ngồi tù lâu hơn 20 năm. Sau khi được thả ra, hầu hết đều mang thân tật bệnh, suy nhược, quản thúc, theo dõi, thất nghiệp, nghèo đói, và xem như bị đẩy ra ngoài lề xã hội. Trong khi đó, hàng triệu thân nhân, gồm cha mẹ, vợ con của những người tù chính trị này đã phải sống trong hoàn cảnh vô cùng đau khổ bên ngoài trại tù để tranh đấu cho sự sống còn của bản thân và gia đình trong sự bức bách của chính quyền Cộng Sản và sự kỳ thị của xã hội.

Thứ Năm, 29 tháng 1, 2015

Nhà văn Võ Thị Hảo - Cơn sốt rét ác tính của các nhóm quyền lực

viết từ Hà Nội



Từ 15/12/2014 đến nay, mỗi ngày blog Chân dung quyền lực lại thường thong dong thả ra một bài. Mỗi bài như một phần của khối u băng hoại được màn hình nội soi từ trong ruột của bộ máy quyền lực cao nhất của Việt Nam hiện thời trình ra cho dân chúng xem.

Chờ đợi chân dung những “đồng chí chưa bị lộ”

Dù chưa rõ độ xác thực của thông tin mà blog này đưa ra, nhưng đúng như tên của blog, chân tướng của nhiều nhân vật trong một bộ máy quyền lực tham lam, cánh hẩu, siêu trộm cướp và siêu vô đạo đang hút máu nhân dân và đất nước VN đã được khắc họa một cách cụ thể, sắc nét đến mức người ta khó mà không tin.

Bùi Tín - Tìm kiếm nhân tài


Vấn đề tìm kiếm nhân tài đang là vấn đề cấp bách. Đây là vấn đề quyết định nhất trong những vấn đề quyết định của đất nước.

Cơ chế để tuyển mộ nhân tài cho đất nước, cho bộ máy nhà nước dưới chế độ độc đảng toàn trị làm cho việc tuyển mộ nhân tài bế tắc, bộ máy cầm quyền ở trên cao không gồm những người tốt nhất, tài giỏi nhất, có công tâm nhất mà đất nước đang có sẵn. Đây là nguồn gốc của lạc hậu, của trì trệ, của quan liêu tham nhũng, của bất công xã hội, của tình trạng pháp luật không nghiêm, lòng dân không yên, tương lai đất nước trôi dạt không biết đến bao giờ mới ổn định và phát triển phồn vinh như mọi người mong muốn.

Trà Mi/VOA - Phúc trình Tự Do Trên Thế Giới 2015: Việt Nam ‘không có tự do’

Cảnh sát đứng gác bên ngoài Toà án nhân dân TPHCM.
Việt Nam tiếp tục bị đánh giá là không có tự do trong phúc trình về Tự do trên thế giới 2015 vừa được tổ chức Freedom House có trụ sở tại Mỹ công bố hôm nay.

Khảo sát của Freedom House về quyền chính trị và các quyền tự do dân sự tại 195 quốc gia trên toàn cầu năm nay xếp Việt Nam mức điểm thấp nhất về hạng mục quyền tự do chính trị 7/7, nghĩa là người dân không hề có quyền tự do chính trị trong nước.

Zhang Dun - Lãnh đạo Trung Quốc ‘cầm chắc chuôi dao’ chĩa vào đối thủ

Zhang Dun, Epoch Times & Matthew Robertson, Epoch Times 25 Tháng Một , 2015 

Ông Chu Vĩnh Khang, cựu thành viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc phụ trách lĩnh vực An ninh, phát biểu tại một cuộc họp ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 18/ 5/2012. (STR / AFP / Getty Images)
Đối với việc thanh trừng quan chức An ninh hàng đầu Chu Vĩnh Khang, lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình dường như xử lý dứt khoát cựu quan chức An ninh này và ám chỉ rằng các quan chức khác ở cấp cao hơn sắp bị loại bỏ.

Thứ Tư, 28 tháng 1, 2015

Ngô Nhân Dụng - Việt Cộng thua tại Kuala Lumpur


Năm tổ chức tự nguyện của các công dân Việt Nam đã “tấn công” đảng Cộng sản bằng chiến thuật có thể gọi là “đánh du kích,” tại một diễn đàn của các nước Đông Nam Á. Và họ đã thành công. Diễn đàn này là hội nghị tham vấn của các tổ chức mang tên APF (ASEAN People Forum, Diễn Đàn Nhân Dân) và ACSC (ASEAN Civil Society Conference, Hội nghị Xã hội Công dân) họp ngày 23 và 24 tháng Giêng, 2015 vừa qua, tại Kuala Lumpur, Malaysia. Cuộc tập kích thành công, kết quả được thể hiện trong bản văn cuối cùng của hội nghị. Bản thông cáo chung đã nêu ra những điều trong luật hình sự ở Việt Nam mà chính quyền cộng sản vẫn sử dụng để đàn áp những công dân phản kháng chế độ.

Kính Hòa/RFA - Cuộc hôn nhân giữa Internet và độc quyền thông tin


Mạng Xã hội trở thành nhu cầu thiết yếu không thể ngăn cấm..., Các đồng chí ngồi đây đều tham gia mạng Xã hội, có điện thoại để lên Facebook xem thông tin. Vậy làm sao để thông tin đó đúng đắn. Chúng ta không ngăn, không cấm được đâu các đồng chí …, phải đưa thông tin chính xác, kịp thời để định hướng...

Đó là lời phát biểu của Thủ tướng chính phủ vào ngày 14/1/2015. Đúng một ngày sau, Thứ trưởng Bộ Thông tin truyền thông Trương Minh Tuấn lại nói

"Hàng trăm trang mạng có máy chủ ở nước ngoài sử dụng chiêu bài nguy hiểm là xuyên tạc, bịa đặt, nói xấu Đảng, Nhà nước, bôi nhọ, xúc phạm danh dự cán bộ lãnh đạo các cấp nhằm gây chia rẽ Đảng với nhân dân, giảm sút niềm tin của dân với Đảng, chia rẽ khối đại đoàn kết, tạo sự ngờ vực trong xã hội"

Hồ Phú Bông - Một xã hội cởi mở và bao dung


Có lẽ không có câu viết nào, chỉ có 4 chữ ngắn gọn, nhưng mang cả một thông điệp lớn được quảng bá rộng rãi nhất trên thế giới bằng câu In God We Trust.  Vì đây là câu được in trên tất cả các loại giấy bạc hiện tại của Hoa Kỳ. 

Là câu viết cô đọng Đức tin của người Hoa Kỳ từ ngày tìm được vùng Đất Hứa để lập quốc! 

Ban đầu là cuộc di cư của một số người phản đối sự hà khắc của Thanh giáo ở Anh nên lần lượt tìm cách sang các nước lân cận để thực hiện quyền được tự do thờ phượng Thượng Đế theo đức tin của họ.  Từ năm 1607, 1608 họ đã lần lượt đến Hòa Lan, rồi sau đó chuẩn bị cho một cuộc hành trình dài bằng tàu để đi tìm một vùng đất mới, vùng đất mà họ hoàn toàn được Tự do.

Cao Huy Huân - Suy đồi văn hóa và người trẻ nhận thức kém


Tôi từng nghĩ rằng mình rất may mắn được sinh ra và lớn lên trong một thời kì đang phát triển của đất nước. Được nhìn thấy những đổi thay và phát triển của một quốc gia, chẳng phải là điều rất đỗi hạnh phúc hay sao? Thế nhưng, sự thật là đất nước này là một quốc gia bất hạnh. Và sự bất hạnh đó xuất phát từ những con người không biết (hoặc là không muốn) cư xử cho đúng quy luật phát triển của thế giới. Mới rồi rộ lên chuyện các bạn trẻ viết những câu bậy bạ lên tấm bùa gỗ trong một lễ hội văn hóa Nhật Bản tổ chức ở Việt Nam. Càng thấm thía hơn cái gọi là cách cư xử đúng mực của người trẻ Việt.

VOA Tiếng Việt - Báo Trung Quốc: Thủ tướng Việt Nam ‘nhắm’ ghế Tổng bí thư

Tờ Hoàn cầu Thời báo nhận định rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
đang nhắm tới chiếc ghế Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.
Một tờ báo thuộc cơ quan Ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc mới đăng bài bình luận cho rằng 2015 sẽ là năm căng thẳng chính trị ở Việt Nam trong khi chuẩn bị cho Đại hội thứ 12 với việc bầu ban lãnh đạo chóp bu mới, đồng thời nhận định rằng Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đang nhắm tới chiếc ghế Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thứ Ba, 27 tháng 1, 2015

Hòa Ái/RFA - Cướp máy bay quân sự để vượt biên

Ông Trương Văn Ẩm chụp tại Hoa Kỳ ngày 26/1/2015 - Hình do ông Trương Văn Ẩm gửi RFA 
Vào ngày 24/11/1979, một cuộc không tặc máy bay quân sự C130 vô tiền khoán hậu tại sân bay Tân Sơn Nhất của một nhóm 13 người trốn chạy khỏi VN gây chấn động thế giới. Họ là ai? Cuộc vượt biên bằng máy bay này ra sao? Ông Trương Văn Ẩm, người lên kế hoạch cuộc không tặc kể lại câu chuyện sau 36 năm:
“Không có động cơ nào hết bởi vì năm 1975 tôi đã sắp xếp đầy đủ, sẵn sàng chỗ máy bay cho ông già bà già, cho vợ con đi mà cuối cùng bà già với anh em cương quyết không đi. Tôi không đi được thì tôi nghĩ không bao giờ đi nữa”.

Nguyễn Hưng Quốc - Góc khuyết của Chân Dung Quyền Lực


Mấy tuần vừa qua, tôi gặp một số bạn bè, vốn là những trí thức và cán bộ trong nước có dịp sang Úc. Đề tài nói chuyện hầu như bao giờ cũng xoay về với trang blog Chân Dung Quyền Lực. Điều tôi ngạc nhiên nhất là tất cả họ đều đọc, hơn nữa, đọc rất kỹ các bài báo tố cáo nạn tham nhũng đăng trên Chân Dung Quyền Lực. Và tất cả đều tin những lời tố cáo ấy là đúng sự thật. Theo họ, tài sản khổng lồ đến từ tham nhũng của cha con Đại tướng Phùng Quang Thanh và Đại tá Phùng Quang Hải cũng như của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và con rể Vũ Chí Hùng đã được rất nhiều người trong nước ghi nhận và bàn tán từ lâu.

Nguyễn Đình Cống - Nguyên nhân gốc của sự xuống cấp đạo đức



(Trao đổi với Anh Vũ, tác giả bài “Vì sao đạo đức xã hội xuống cấp như hiện nay”)

Tôi vừa đọc bài viết của Anh Vũ trên trang Bauxite, xin góp thêm vài điều. Theo ý kiến của cá nhân và trích dẫn thêm nhận xét của một số nhân vật đáng kính, Anh Vũ cho rằng nguyên nhân sự xuống cấp của đạo đức nằm ở nền giáo dục, sự quản lý nhà nước và thực thi pháp luật, ở chỗ cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, sự cạnh tranh không lành mạnh trong kinh tế thị trường, sự khen chê chưa đúng. Tôi đồng ý với những ý kiến ấy và cho rằng đó mới chỉ là một số nguyên nhân trực tiếp. Nếu đi tìm nguyên nhân trực tiếp thì còn có thể chỉ ra nhiều nữa chứ không phải chỉ chừng ấy, thí dụ những nguyên nhân từ nền văn hóa mà Nguyễn Gia Kiểng đã viết trong sách “ Tổ quốc ăn năn”. Nguyên nhân trực tiếp gắn với hiện tượng nên dễ thấy, nhưng nếu chỉ biết và tác dụng vào nó thì không thể nào triệt để. Phải tìm ra nguyên nhân gốc, có chữa được từ gốc thì mới có tác dụng cơ bản. Như một cái cây có nhiều hoa xấu, nhiều quả độc, cái gắn với hoa quả ấy là những cành nhỏ. Chặt từ từ từng cành nhỏ thì chặt chỗ này nó lại mọc ra chỗ khác, mà chặt một lúc toàn bộ thì quá khó, nếu chặt được mà cây còn sống thì rồi nó cũng sẽ mọc ra lớp cành mới khỏe hơn. Phải chữa cho cây từ gốc rễ. Để ngăn chặn và tiến tới loại bỏ sự xuống cấp đạo đức thì phải tìm ra và chữa từ gốc. Tôi đã viết và công bố bài “Nguyên nhân gốc của những tệ nạn”. Theo tôi thì nguyên nhân gốc của sự xuống cấp đạo đức cũng là nguyên nhân gốc của những tệ nạn vì trong những tệ nạn được nói tới thì sự xuống cấp về đạo đức là quan trọng nhất.

Lê Diễn Ðức - Một đất nước loạn kỷ cương, loạn chuẩn


Câu chuyện thương tâm xẩy ra vào buổi sáng mùa Ðông ngày 22 tháng 1 năm 2015 tại vùng quê miền Bắc ở tỉnh Quảng Ninh.

Một người thanh niên ở xã Sông Khoai, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, bắt trộm một con gà bị dân chúng hò nhau bắt trói vào cột điện, rồi dùng nước lạnh hắt lên người. Toàn thân người thanh niên run lên vì lạnh...

Nhạc sĩ Tuấn Khanh - Cafe cuối năm, internet

Hình minh họa (Nhật Giang)
viết từ Sài Gòn

Những buổi sáng cafe ở Sài Gòn 10 năm trước cho đến nay dường như vẫn không có gì thay đổi. Vẫn ly cafe nhạt đó, những câu chuyện hỏi han nhau lệ thường, những cuộc tranh cãi vu vơ giữa người với người để chứng minh sự tồn tại như lẽ thật trên trần gian. Khác chăng là những đứa trẻ đánh giày nhiều hơn, những người già vé số tuyệt vọng hơn. Và đặc biệt lượng người trầm ngâm với điện thoại hay máy tính bảng ở mọi góc, ở mỗi giờ.

Trần Anh Tuấn - Trần Trọng Kim với Việt Nam Sử Lược

Trên Diễn Đàn này, giáo sư Phạm Cao Dương vừa có bài viết về chính phủ Trần Trọng Kim. Đây là bài viết của một sử gia lành nghề. Vì thế, để hưởng ứng giáo sư Dương, tôi xin gửi tới bạn đọc của Thế Kỷ  Online bài viết về thành quả  của họ Trần về Sử Học, trích trong một tác phẩm sắp xuất bản. TAT

Trần Trọng Kim sinh năm Quí Mùi 1883 tại làng Kiều Lĩnh, xã Ðan Phổ, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Cụ  về hưu sau 31 năm làm việc trong ngành giáo dục.

Cụ tốt nghiệp Sư Phạm tiểu học tại Pháp rồi về nước khoảng năm 1911, được bổ dạy tại trung học Bảo Hộ (Trường Bưởi), trường Hậu B tại trường Nam Sư Phạm từ năm 1919. Cụ giữ nhiều chức vụ trong ngành giáo dục thời Pháp thuộc như Thanh Tra Tiểu Học (1921), Trưởng ban Soạn thảo Sách Giáo khoa Tiểu học (1924), giám đốc các trường nam tiểu học Hà Nội từ năm 1933 cho đến khi về hưu năm 1942. Cụ  còn là Phó Trưởng Ban Ban Văn Học của Hội Khai Trí Tiến Ðức tại Hà Nội.

Thứ Hai, 26 tháng 1, 2015

Hà Giang/Người Việt - Người Việt vs. Saigon Nhỏ: Những cơ hội điều đình bị bỏ lỡ (kỳ 8)

LTS - Sự kiện công ty Người Việt được tòa xử thắng bà Hoàng Dược Thảo và hệ thống tuần báo Saigon Nhỏ trong vụ kiện phỉ báng là đề tài được dư luận đặc biệt chú ý trong những ngày qua. Ngay sau khi kết quả vụ kiện được công bố, hàng loạt ý kiến, bình phẩm, bình luận, ở nhiều hình thức khác nhau, được dư luận luân chuyển khắp nơi. Người Việt thực hiện loạt bài viết này nhằm trình bày các phương diện luật pháp đáng chú ý của hai vấn đề liên quan mật thiết với nhau: Quyền tự do ngôn luận và quyền được bảo vệ trước những lời vu khống làm tổn hại uy tín. Xin mời độc giả theo dõi. 

WESTMINSTER - Cuối Tháng Bảy, 2012, việc nhật báo Saigon Nhỏ tung ra bài viết, cáo buộc Người Việt là do Cộng Sản làm chủ, Tổng Giám Ðốc Phan Huy Ðạt là người đứng tên “làm vì,” còn bà Hoàng Vĩnh, phó giám đốc phụ trách thương vụ, thì là một người vừa không có khả năng trí tuệ, vừa có nhiều tai tiếng về tình ái, khiến Hội Ðồng Quản Trị công ty Người Việt sửng sốt. 

Tài liệu của tòa, lúc ông Phan Huy Ðạt nói về ảnh hưởng những lời phỉ báng
của bà Hoàng Dược Thảo lên nhân viên báo Người Việt. (Hình: Người Việt)

Chắc chắn phải có sự nhầm lẫn nào đây. Các thành viên Hội Ðồng Quản Trị của báo Người Việt đọc đi đọc lại bài báo, băn khoăn hỏi nhau. 

Viết Từ Sài Gòn - Chân Dung Quyền Lực vẫn chưa ra đòn chí tử

Trang blog Chân Dung Quyền Lực
Thuộc phe nào?

Cho đến thời điểm hiện nay, có nhiều người hoài nghi trang blog Chân Dung Quyền Lực (CDQL) là của phe Nguyễn Bá Thanh gồm Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Bá Thanh dùng đế đấu tố phe Nguyễn Tấn Dũng. Điều này đúng sai, thực hư vẫn chưa xác định được. Cũng có giả thiết cho rằng CDQL là của phe Nguyễn Tấn Dũng đưa ra nhằm “phân hóa cái nội bộ” Nguyễn Phú Trọng. Vậy đúng sai ra sao và nếu CDQL của một phe nào đó thì đòn chí tử của nó sẽ là gì?

Trước nhất, giả thiết CDQL là của phe Nguyễn Phú Trọng dùng để đánh phe Nguyễn Tấn Dũng, theo giả thiết này, chỉ có phe này mới có đủ thông tin về đối thủ, đánh vào uy tín của bộ sậu Chính phủ nhằm làm mất uy tín của bộ sậu này, sau đó, nhân Hội nghị trung ương 10 đại hội thứ XII, sẽ đưa ra một số điều khoản nhằm làm giảm bớt quyền lực của Nguyễn Tấn Dũng và các Thủ tướng sau NguyễnTấn Dũng, thu hồi quyền lực về tay Tổng Bí thu Cộng sản Việt Nam, sau đó sẽ là cú đánh chí tử vào tài sản và gia đình Nguyễn Tấn Dũng.

Giả thiết này mới nghe cũng có lý vì sau Hội nghị trung ương 10, đã có một số đề xuất nhằm làm giảm bớt quyền hạn của Thủ tướng. Nhưng nghe ra những đề xuất này khó thành hiện thực vì nó được đá qua đá lại giữa Nguyễn Sinh Hùng và một số đại biểu thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội. Đá riết một hồi rồi đâu cũng lại vào đó bởi điều này đã thành thói quen, thông lệ của đảng Cộng sản Việt Nam, cứ mỗi kì họp, đại hội, hội nghị đưa ra hàng loạt ý kiến, đề xuất nhưng vài tháng sau thì chìm xuồng, xem như chưa hề có ý kiến ý cò nào cả…

Và ở hướng giả thiết này, nếu như CDQL là của phe Nguyễn Phú Trọng đưa ra nhằm đấu tố Nguyễn Xuân Phúc, Phùng Quang Thanh thì ảnh hưởng gì đến Nguyễn Tấn Dũng? Có thể trả lời nhanh là không hề ảnh hưởng, nếu không nói là cơ hội đánh bóng của Nguyễn Tấn Dũng sẽ rất cao nếu ông có những phát biểu và đường hướng (dù là nói miệng) tốt trong hội nghị lần này.

Vì sao? Vì những đối thủ nặng ký nhất ngồi vào ghế Tổng Bí Thư đảng Cộng sản Việt Nam trong đại hội đảng Cộng sản sắp tới đây xem như mất điểm hoàn toàn. Dù nói theo cách gì thì Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Xuân Phúc và Phùng Quang Thanh cũng là những ứng cử viên nặng ký trong chiếc ghế Tổng Bí Thư đảng Cộng sản sắp tới.

Ở giả thiết thứ hai, trang CDQL là của phe Nguyễn Tấn Dũng. Giả thiết này, có những dấu hiệu sau: Đây là trang blog có giọng văn của một nhà báo chuyên nghiệp cố tình viết theo lối thả lơ cảm xúc; Thông tin về tài sản của các quan chức trong trang này có sức thuyết phục rất lớn, họ đưa ra được những bằng chứng cụ thể; Trang này đặt nặng vấn đề sức khỏe của Nguyễn Bá Thanh và đưa ra thông tin khẳng định Nguyễn Xuân Phúc ám hại Nguyễn Bá Thanh; Trang này đánh Phùng Quang Thanh và Nguyễn Xuân Phúc đến độ không kịp vuốt mặt.

Nhưng, CDQL có những điểm lạ: Chưa đụng đến gia đình và tài sản Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; Chưa đụng đến tài sản của những quan chức đàn em Nguyễn Tấn Dũng; Riêng vụ Nguyễn Bá Thanh bị bệnh, CDQL có được bức ảnh ông Thanh nằm viện tại Mỹ củng thời gian Nguyễn Thị Thanh Phượng, con gái rượu Nguyễn Tấn Dũng chính thức thành công dân Mỹ; Sau khi Nguyễn Bá Thanh về Đà Nẵng điều trị, CDQL không thể đưa ra bất cứ hình ảnh hay thông tin nào về Nguyễn Bá Thanh.

Điều này đặt ra câu hỏi: Phải chăng khi về Đà Nẵng điều trị, với lực lượng và phe nhóm bảo vệ hết sức nghiêm ngặt, hình ảnh của Nguyễn Bá Thanh được giữ kín, khác với lúc điều trị ở Mỹ, mặc dù vẫn được bảo vệ trong chừng mực nào đó nhưng các y tá, điều dưỡng, hộ lý vẫn có thể bị mua chuộc để thành một tay chụp hình trộm vì khoản thù lao quá cao. Và hình ảnh tiều tụy của Nguyễn Bá Thanh sẽ là một nắm muối xát vào những “vết thương chính trị” vốn mưng mủ trong mối quan hệ Nguyễn Xuân Phúc – Nguyễn Bá Thanh do CDQL kiến tạo?

Và cũng chính vì thế, để xoa dịu dư luận, khi Nguyễn Bá Thanh về Đà Nẵng điều trị, Nguyễn Xuân Phúc là một trong những người đến thăm ông Thanh sớm nhất và ở lại với ông Thanh lâu nhất, hơn nửa giờ đồng hồ trong phòng điều trị của ông Thanh, họ đã nói với nhau những gì, CDQL tịt ngòi, không có ý kiến?!

Cũng theo hướng này, CDQL là của phe Nguyễn Tấn Dũng thì đòn thế của họ như thế nào? Có thể nói, đòn khởi sự mà Nguyễn Bá Thanh đánh Nguyễn Tấn Dũng nằm trong cuộc họp Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng, trong cuộc họp này, Nguyễn Bá Thanh đã chửi khéo Nguyễn Tấn Dũng không biết nhục, không có văn hóa từ chức, chỉ biết xin lỗi qua loa cho xong chuyện… Và tuyên bố sẽ “hốt liền” khi thấy dấu hiệu tham nhũng chứ không cần bằng chứng cụ thể, hốt trước rồi điều tra sau. Tiếp nối sê ri đòn này, Nguyễn Bá Thanh hốt cũng khá nhiều, những vụ hốt này không cần bàn thêm ở đây.

Đáp trả, Nguyễn Tấn Dũng cho chuyên viên Chính phủ vào Đà Nẵng điều tra làm rõ vụ Nguyễn Bá Thanh mờ ám trong quản lý đất tại Đà Nẵng (phải khẳng định là do Nguyễn Tấn Dũng điều động, hạ lệnh, không có lệnh của Dũng thì có ăn gan trời các chuyên viên cũng không dám làm điều này). Đòn này xem như một cú đánh vỗ mặt, cảnh cáo cho Nguyễn Bá Thanh bớt nói bung lung boa loa.

“Bứt dây động rừng”

Tiếp theo, sau khi Nguyễn Bá Thanh ra Hà Nội nhậm chức, đương nhiên không thể nói là Thanh bị cô lập, không có đồng minh ở Hà Nội được bởi chính những đồng minh đã kéo Nguyễn Bá Thanh ra Hà Nội, họ thấy được hiệu dụng ở ông và họ phải vỗ béo ông để được việc cho họ. Công cuộc “chống tham nhũng” trên thực tế là đấu tố tham nhũng để hạ thủ phe đối phương, cuộc chiến ủy nhiệm đánh vào Nguyễn Tấn Dũng do Nguyễn Bá Thanh cầm trịch và chịu đạn bắt đầu. Nhiều nhân vật vốn là cánh tay đắc lực ở sân sau Nguyễn Tấn Dũng bị dính chưởng như Dương Chí Dũng, Nguyễn Đức Kiên, Phạm Quí Ngọ… Đương nhiên là Nguyễn Bá Thanh đã “bứt dây động rừng” ở Hà Nội.

Tháng 5 năm 2014, Nguyễn Bá Thanh lâm bệnh, đến tháng 8 thì bệnh chuyển sang giai đoạn bạo phát, phải đi điều trị nước ngoài, đây cũng là giai đoạn CDQL xuất hiện, nhiều câu chuyện “thâm cung bí sử” được phơi bày, các quan tham lộ diện từng chân tơ, kẽ tóc. Nhưng có một điều lạ là tài sản của gia đình Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không được nhắc đến.

Và CDQL đưa tin khá chi tiết về vụ việc Nguyễn Bá Thanh bị ám sát bởi tình báo Hoa Nam, do Nguyễn Xuân Phúc sang Lào nhờ Tổng Đại sứ Trung Quốc can thiệp, để thời gian này, nhân lúc Nguyễn Bá Thanh công du Trung Quốc mà ra tay. CDQLcũng đưa tin khá rõ về bệnh tình của Nguyễn Bá Thanh ở Mỹ. Nhưng khi ông Thanh về đến Đà Nẵng thì mọi thông tin về Nguyễn Bá Thanh rất nhạt, nếu không muốn nói là không có gì!

Đến đây, mối nghi vấn CDQL là của phe Nguyễn Tấn Dũng nghe ra có sức thuyết phục hơn. Bởi lẽ, tranh nhau chiếc ghế Tổng Bí Thư đảng Cộng sản Việt Nam sắp tới, những ứng cử viên cao cấp sẽ có Nguyễn Sinh Hùng (nhưng Hùng quá già so với Dũng, Thanh quân đội và Phúc), Nguyễn Tấn Dũng, Phùng Quang Thanh, Giàng Xeo Phử, Phạm Quang Nghị, và Nguyễn Xuân Phúc. Trong đó, ba đối thủ nặng ký nhất là Phùng Quang Thanh, Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Tấn Dũng.

Diệt được hai đối thủ Phùng Quang Thanh và Nguyễn Xuân Phúc thì xem như con đường bước lên ghế Tổng Bí Thư của Nguyễn Tấn Dũng rất hanh thông. Và đây cũng là thứ mà Nguyễn Tấn Dũng cần nhất. Bởi ông từng làm nhiều nhiệm kì Thủ tướng, nếu bây giờ ông làm tiếp là chuyện không thể xảy ra, nhưng ngồi ghế Chủ tịch nước thì chẳng có bao nhiêu quyền lực vì mọi thứ quyền lực kinh tế đã tập trung trong tay Chính phủ. Bây giờ, với kinh nghiệm làm Thủ tướng và nắm được mọi đường đi lối về trong Chính phủ, nếu ngồi ghế Tổng Bí Thư đảng Cộng sản thì xem như Nguyễn Tấn Dũng đã nắm trọn vẹn quyền lực trong tay, Chính phủ khó bề mà qua mặt Tổng Bí Thư, khác với Nguyễn Phú Trọng không biết gì về hệ thống quyền lực trong Chính phủ nên đâm ra ngớ ngẩn, bị coi là Trọng Lú.

Và một khi Nguyễn Tấn Dũng nắm ghế Tổng Bí Thư, ông có thể là một Tập Cận Bình của Việt Nam, thế hệ Hậu Cộng sản chính thức lên ngôi ở Việt Nam. Và lúc đó, Phạm Quang Nghị hay Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Sinh Hùng, Vũ Đức Đam, Giàng Xeo Phử… hay bất kì ai lên làm Thủ tướng Chính phủ cũng không thoát khỏi tay Nguyễn Tấn Dũng. Chính vì những đường hướng chính trị này mà CDQL nhắm vào Phúc và Thanh quân đội để đánh, Nguyễn Tấn Dũng cố tình phát biểu hớ hênh trong Hội nghị trung ương 10 rằng “các trang mạng xã hội rất khó mà quản lý, không thể quản lý…”. Điều này chẳng khác nào gợi ý cho các đảng viên khác tiếp tục vào đọc CDQL để hạ điểm các đối thủ và cuối cùng là chỉ còn mỗi Nguyễn Tấn Dũng đủ tư cách, nghiễm nhiên ngồi vào ghế này.

Và, nếu thật sự CDQL là của phe Nguyễn Tấn Dũng thì đòn thế tiếp theo sau vụ này sẽ là gì? Bây giờ, lại phụ thuộc vào sức khỏe của Nguyễn Bá Thanh, nếu ông Thanh không khỏe lại, nghỉ hưu vì bệnh tật hoặc chết đi thì CDQL sắp tới sẽ im hơi lặng tiếng về Nguyễn Bá Thanh nhưng lại phanh phui các quan chức khác không đáng kể (như Nguyễn Hòa Bình chẳng hạn!), duy trì một thời gian ngắn nữa rồi im lặng, đóng cửa sau Hội nghị trung ương 10. Ngược lại, sức khỏe ông Thanh là một ẩn số, ông khỏe lại và ra Hà Nội để làm việc lại, tiếp tục phanh phui tham nhũng thì người kế tiếp sẽ là Nguyễn Bá Thanh, đánh Nguyễn Bá Thanh gục, xem như đánh phe đang đấu tố Nguyễn Tấn Dũng gục và quyền bính sẽ trở lại tay của Dũng.

Và đương nhiên đây chỉ là những giả thiết, dẫu sao thì CDQL vẫn đưa ra những bằng chứng tham nhũng cộm cán, rất tiếc là chưa đủ, nếu đưa được thông tin về tài sản, gia đình Nguyễn Tấn Dũng một cách rõ nét thì mọi chuyện lại khác?!

Viết Từ Sài Gòn, 22/01/2015


Hà Tường Cát - Saudi Arabia, một vương quốc đặc biệt

Nhật báo The Guardian ở London hôm Thứ Sáu viết: “Sự kiện Tây Phương ca ngợi quốc vương Abdullah chứng tỏ rằng Saudi Arabia là một biệt lệ xét theo lập trường nhân quyền”.

Dân chúng đứng cầu nguyện quanh ngôi mộ của quốc vương Abdullah ở nghĩa trang Al-Oud, thủ đô Riyadh, Saudi Arabia, hôm Thứ Sáu. (Hình: Mohammed Mashhur/AFP/Getty Images)
Các nhà lãnh đạo quốc tế từ Tổng Thống Obama, Ngoại Trưởng John Kerry, Thủ Tướng Anh David Cameron, cho đến bà Christian Lagarde – chủ tịch Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF – đều lên tiếng ca tụng vị quốc vương vừa qua đời hôm Thứ Năm. Quốc kỳ Anh treo rũ ngày Thứ Sáu trên các cơ quan chính quyền ở London. Quốc vương Abdullah được coi là nhà lãnh đạo chính trực, dũng cảm, kiên quyết đóng góp cho hòa bình và chống lại mọi hình thức quá khích khủng bố.

Anh Vũ - Vì đâu đạo đức xã hội xuống cấp như hiện nay?

Thông tín viên RFA

Lễ tốt nghiệp một trường đại học địa phương được tổ chức tại Văn Miếu
ở Hà Nội vào ngày 18, năm 2014. Ngôi đền là nơi mà các trường đại học lâu đời nhất của Việt Nam được thành lập vào thế kỷ 11 dưới triều Lý. - 
 AFP 
Chính phủ vừa đặt mục tiêu đến 2020 ngăn chặn xong và đến năm 2030 đẩy lùi được sự xuống cấp đạo đức xã hội, theo tinh thần Nghị quyết số 33 năm 2014 của Đảng CSVN.

Nguyên nhân do đâu đạo đức xã hội đã xuống cấp trầm trọng và đã trở thành vấn đề cấp nhà nước?

Ở VN trong thời gian qua, sự xuống cấp về đạo đức xã hội đã trở thành vấn đề được dư luận xã hội hết sức quan tâm.

Chủ Nhật, 25 tháng 1, 2015

Giải thưởng Văn Bút cách đây 41 năm


Số Chủ nhật tuần này Diễn Đàn Thế Kỷ dành để giới thiệu một sinh hoạt văn học tại miền Nam Việt Nam cách đây đã bốn thập niên: nhà văn Nguyễn Mộng Giác nhận giải thưởng Truyện dài Văn Bút vào cuối năm 1974.
Nguyên ủy đưa đến số đặc biệt này là, cách đây vài tháng, Dao Tiên, người con gái lớn của nhà văn Nguyễn Mộng Giác về thăm gia đình tại Việt Nam, tình cờ tìm thấy tám tấm ảnh cũ chụp cảnh buổi lễ trao giải thưởng cho thân phụ của cô. Về Mỹ, cô gửi các tấm ảnh ấy đến tòa soạn Diễn Đàn Thế Kỷ nhờ xác minh các nhân vật hiện diện trong buổi phát giải đó. Tòa soạn chúng tôi chỉ biết được vài người, nên đã chuyển nhờ nhà văn Nhật Tiến, vốn là Trưởng ban tổ chức lễ phát giải thưởng Văn Bút năm ấy, giải đáp hộ. Nhà văn Nhật Tiến đã tích cực giúp cho việc xác minh, bằng cách sắp xếp thành hai bảng hình ảnh, với chú thích rõ ràng tên các nhân vật mà nhà văn nhận ra được. Mời quý bạn đọc xem hai bảng hình ảnh ấy trong số này.

Nhật Tiến - MỘT THỜI SINH HOẠT TẠI TRUNG TÂM VĂN BÚT V.N: ĐƯỜNG MỘT CHIỀU Tác phẩm của nhà văn NGUYỄN MỘNG GIÁC đoạt giải Nhất cuộc thi Tiểu thuyết của TRUNG TÂM VĂN BÚT V.N năm 1974

Người ngồi sau nhà văn Nhật Tiến là ông Nguyễn Hùng Trương, chủ nhân nhà sách Khai Trí. Người ngồi sau nhà văn Vi Huyền Đắc là nhà thơ Nguyên Sa.
Nhân tạp chí Văn Học dự trù ra số đặc biệt viết về nhà văn Nguyễn Mộng Giác, tôi không thể không nhớ tới những sinh hoạt của Trung Tâm Văn Bút Việt Nam thời kỳ trước năm 1975 ở Miền Nam VN mà ở đó nhà văn Nguyễn Mộng Giác cũng đã có lần ghi một dấu ấn rất đậm nét đối với các thành viên của ban Chấp hành Văn Bút cũng như nhiều anh chị em văn nghệ sĩ vẫn thường quan tâm hay lui tới trong các sinh hoạt của Hội.
Nhắc lại những sinh hoạt của Hội thì cũng như nhắc lại một thời chữ nghĩa, đã có nhiều thành viên của Hội, những bút danh quen thuộc, đi về cõi vĩnh hằng như Vũ Hoàng Chương, Nhất Linh, Vi Huyền Đắc, Đào Đăng Vỹ, Đỗ Đức Thu, Bàng Bá Lân, Đông Hồ Lâm Tấn Phác, Hiếu Chân Nguyễn Hoạt, Bình Nguyên Lộc,Thanh Lãng, Hồ Hữu Tường, Trần Phong Giao v.v... nhưng cũng không thiếu Hội viên cũ, nay vẫn còn ở quê nhà hay nổi trôi, luân lạc đâu đó tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Hoàng Ngọc Tuấn (1947-2005) - Chào mừng Hội Văn Bút Việt Nam nhân ngày trao Giải thưởng truyện dài 1974 cho tác phẩm ĐƯỜNG MỘT CHIỀU của nhà văn NGUYỄN MỘNG GIÁC


Thưa Quí Hội,
Được biết qua báo chí, Hội đồng tuyển trạch của Quí hội quyết định chọn trao cho tác phẩm Đường Một Chiều của nhà văn Nguyễn Mộng Giác, giải nhất Bộ Môn truyện dài 1974 do Hội Văn Bút Việt Nam tổ chức. 
Ở nơi xa, rất tiếc tôi không có mặt để chia vui cùng Quý Hội và tác giả đoạt giải trong buổi lễ trao giải tổ chức vào ngày 15 tháng 11 năm 1974. Là một người lâu nay cũng theo đuổi việc sáng tác văn nghệ và thường theo dõi những hoạt động liên tục và thực tiễn của Quý Hội, tôi xin mạn phép gửi những lời chào mừng nồng nhiệt nhất của tôi đến Quý Hội và nhà văn Nguyễn Mộng Giác, trong ngày mà tôi dự đoán là có sự họp mặt rất đông đảo của quý vị văn nghệ sĩ Việt Nam nói chung và hội viên của Quý hội nói riêng. 

Nguyễn Mộng Giác - Đường Một Chiều


Chương 1

Tôi chờ hai ngày ở phi trường vẫn chưa có máy bay. Hôm qua có hai chuyến, một chuyến lúc chín giờ sáng và một chuyến lúc tám giờ tối. Nhưng chuyến sáng chỉ còn có vài chỗ, và tôi bị bốn sĩ quan cấp bậc cao hơn tranh mất. Chuyến tối do một thiếu tá Mỹ lái, tuy máy bay không chở gì nặng, viên phi công cứ lắc đầu quầy quậy với đám đông hành khách đang nóng nẩy chen chúc van xin một chỗ ngồi.

Thứ Bảy, 24 tháng 1, 2015

Ngô Nhân Dụng - Cui bono


Cui bono nghĩa là “Lợi cho ai?”

Đó là chữ La tinh. Cui bono đọc giống như: qui bô nâu, qui bô nơ. Tôi chả học chữ La tinh bao giờ, thấy hai chữ này khi tò mò đọc một cuốn sách về lịch sử sự phát triển của chữ La tinh, chẳng có lý do nào khác. Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc viết một bài bàn trong blog về blog “Chân Dung Quyền Lực” đang gây sôi nổi trên mạng, ông đặt câu hỏi: Ai đứng đằng sau blog “Chân Dung Quyền Lực?” Tự nhiên tôi nhớ tới câu hỏi: “Cui bono?”

Nguyễn Hưng Quốc - Nghĩ thêm về tự do ngôn luận


Sự kiện hai người Hồi giáo cực đoan giết chết 10 nhà báo và hoạ sĩ vẽ tranh biếm hoạ tại toà soạn báo Charlie Hebdo tại Paris vào ngày 7 tháng 1 vừa qua chắc chắn sẽ dẫn đến nhiều thay đổi trong đời sống chính trị và xã hội trên thế giới, đặc biệt, ở các quốc gia Tây phương. Chắc chắn các chính phủ sẽ đặt lại vấn đề về an ninh, về các chính sách nhập cư cũng như các chính sách liên quan đến người Hồi giáo. Đối với các học giả, có một vấn đề được đặt lại: tự do ngôn luận.


Lý Thừa Nghiệp - Căn nhà


Khi ra đi

Cần chi cài then đóng cửa
Căn nhà tứ đại giai không.
*
Khi đến đây
Thì cứ vào nương tựa
Đời này hay những đời sau
Nhớ thắp lên chút lửa
Tặng cho mùa đông
Hay tặng những nhánh bông
Khi mùa xuân về trước ngõ.

Trần Mộng Tú - Bông Hoa Góc Phố


Sáng hôm nay tôi ra phố, muốn đến tiệm French Bakery mua một cái bánh ngọt nhỏ cho mình. Thỉnh thoảng tôi thích uống cà phê hay trà với bánh của tiệm này. 
Ngày hôm qua nắng nguyên ngày, nên hôm nay trời rất đẹp, trên trời từng đám mây bông lãng đãng trôi, dưới đường khô ráo, sạch sẽ. Hồn tôi thoáng như một chiếc lều bỏ trống. 

Võ Phiến - Nguyên vẹn (Kỳ 5)


Thức giấc đã lâu nhưng ông Tùng vẫn nằm nguyên trên giường. Ông đọc sách một lúc, rồi bỏ sách nằm nhìn vẩn vơ ra bên ngoài. Chiếc đồng hồ reo bỏ túi kêu tí tách trên bàn viết ở đầu giường. Vắng vẻ quá, suốt cả tầng lầu các phòng giáo sư đều trống, chỉ mình ông là người khách trọ duy nhất.
Dạy xong sáu giờ bên viện đại học Cần Thơ hôm thứ sáu, ông Tùng từ đó sang đại học Long Xuyên chiều thứ bảy, ông phải nằm không tại đây một ngày chủ nhật, chờ đến thứ hai để dạy. Một ngày nằm không tại một thành phố lạ, có những lúc khó chịu không ngờ.

Thứ Sáu, 23 tháng 1, 2015

Lê Diễn Đức - Thảm hoạ của độc đoán, chuyên quyền


viết từ Ba Lan

Một "Quan Làm Báo" khác

Giống như trang "Quan Làm Báo", trang "Chân Dung Quyền Lực", ra đời vào giữa tháng 12 năm 2014, đã gây tiếng vang trong dư luận.

"Quan Làm Báo" xuất hiện vào lúc các hội nghị trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) chuẩn bị nhóm họp lần thứ 6, thứ 7, khi xảy ra cuộc tranh giành ảnh hưởng, hay đúng hơn, cuộc xung đột giữa Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang với Nguyễn Tấn Dũng, thậm chí cho khả năng loại bỏ Nguyễn Tấn Dũng khỏi ghế Thủ tướng.

Nếu như "Chân Dung Quyền Lực" được "Nikkei Asian Review", một trong những cơ quan truyền thông lớn nhất Nhật Bản đưa tin, thì "Quan Làm báo" vào thời gian ấy cũng được nhiều tờ báo nước ngoài nói đến.

Về cuộc xung đột giữa Sang-Trọng và Dũng, tờ "Bangok Post" ngày 15 tháng 10, 2012 viết:
"Dẫn đầu cuộc tấn công vào ông Dũng không ai khác là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, người đã rọi ánh sáng vào những vụ bê bối xung quanh thủ tướng và chính phủ của ông. Nền kinh tế chậm chạp, lạm phát, tham nhũng và khủng hoảng ngân hàng trong những tuần gần đây đã được xem là tất cả các tiêu cực đối với ông Dũng".

Cũng tháng 10/2012, trong bài "Úm bà la, chúng ta tha chúng mình", lấy ý "We forgive us" của tờ "The Economist" tôi đã viết:
"Đặt cược quá cao, có lúc một ăn tới một trăm, nên bị cháy túi, "Quan Làm Báo" suốt hai tuần Hội nghị Trung ương 6 họp kín, đã không mò ra được thông tin nào khả tín. Những cơn gió từ các dữ kiện bê bối mà "Quan Làm Báo" trong gần nửa năm nỗ lực tạo nên, dường như đã thổi vào nhà hoang. Sau cuộc chơi, ta nhìn thấy một "Quan Làm Báo" khác, có vẻ đã thấm mệt, chất liệu thông tin gây sốc kém hẳn!"

"Ngay sau cơn sóng gió, hình ảnh Nguyễn Tấn Dũng đi duyệt binh oai vệ bên cạnh Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang, một yếu nhân được "Quan Làm Báo" đặt ở phía Sang-Trọng, có thể chưa hẳn nói lên hết sức mạnh của ông Dũng trong thế chân kiềng kinh tế-an ninh-quân đội, nhưng là một tín hiệu thách thức cho bất cứ ai muốn làm suy chuyển chiếc ghế Thủ tướng của ông ta và cho cuộc mặc cả tiếp theo. Cứ xem sự hỉ hả, có phần lấc cấc của bà Hồ Thu Hồng, người được dư luận cho là thân cận với tướng công an Nguyễn Văn Hưởng, cựu cố vấn của Nguyễn Tấn Dũng, thì thấy.

"The One-man -show" kịch tính của Hội nghị Trung ương 6, được kết thúc bằng "The Day After Show" hoành tráng!

Ông Nguyễn Phú Trọng lúc bấy giờ run lên như sắp bật khóc khi nói về những sai lầm của đảng trong báo cáo tổng kết. Dấu hiệu bất lực kết thúc cuộc chiến Sang-Trọng và Dũng với giải pháp thoả hiệp "chúng ta tha chúng mình"!

Với đà chiến thắng, tới hội nghị Trung ương 7, Nguyễn Tấn Dũng đã làm chủ tình hình, gần như "mua đứt" gần 200 uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, mà đa phần là các bộ trưởng, thứ trưởng trong nội các và lãnh đạo các tỉnh được ông bổ nhiệm và phân bổ lợi ích. Ý đồ đưa Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban nội Chính vào Bộ Chính Trị của Nguyễn Phú Trọng bị chặn đứng bằng việc Ban Chấp hành Trung ương giới thiệu thêm các nhân vật khác để bỏ phiếu. Và hai người nằm ngoài ý muốn của Nguyễn Phú Trọng là Nguyễn Thị Kim Ngân, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội cùng Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, lọt vào Bộ Chính Trị.

Từ hội nghị Trung ương 7 đến hội nghị Trung ương 10 là thời gian khá dài ông Dũng củng cố vị trí, chấn chỉnh một số chính sách.

Mặc dầu bức tranh kinh tế vĩ mô của Việt Nam ảm đạm với nợ công tăng nhanh, nợ xấu chồng chất và tình trạng phá sản của các doanh nghiệp tư nhân, mức tăng trưởng kinh tế năm 2014 cao hơn so với dự kiến, 5,9% (5,42 % năm 2013) đã làm cho ông Dũng có thể mạnh miệng hơn.

Tăng trưởng kinh tế chủ yếu nhờ xuất khuẩt của khu vực vốn nước ngoài FDI (chiếm khoảng 66-69% tổng kim ngạch xuất khẩu, riêng Samsung đã xấp xỉ 30 tỷ USD). Xuất khẩu của khu vực FDI, xuất khẩu qua Mỹ (xấp xỉ 26 tỷ USD) và nguồn kiều hối trên 12-14 tỷ USD (2014) đã làm cân bằng tổng cán cân xuất nhập khẩu thương mại, nhưng trong thực tế nhập siêu từ Trung Quốc tới 24 tỷ USD (bằng15% GDP).

Ủng hộ ông Dũng?

Nếu như "Chân Dung Quyền Lực" tiết lộ kết quả bỏ phiếu tín nhiệm trong hội nghị Trung ương 10 là đúng (và có khả năng như thế) thì rõ ràng ông Dũng đã đạt được một bước vững chắc trong việc nắm trọn quyền lực

"Chân Dung Quyền Lực" nhận xét về ông Dũng như sau:

"Về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông là người đạt số phiếu tín nhiệm cao nhất (với 152 phiếu tín nhiệm cao, đạt 77%), điều này phản ánh đúng thực tế, thời gian qua ông đã khẳng định bản lĩnh với các quyết sách làm ổn định kinh tế và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Không chỉ Trung ương mà dư luận trong quần chúng nhân dân cũng thể hiện rõ điều này".

Từ nhận xét trên đây, "Chân Dung Quyền Lực" dường như lộ rõ chân tướng là một trang web của nhóm lợi ích ủng hộ ông Dũng.

Đầu năm 2016 sẽ có đại hội 12 của ĐCSVN, cũng là lúc phân định các chức vụ lãnh đạo của đảng và nhà nước. Ở tuổi 65 ông Dũng không thể tiếp tục giữ vai trò lãnh đạo nhà nước hay chính phủ nữa. Khả năng ông sẽ làm Tổng Bí thư là hoàn toàn có thể xảy ra trong bối cảnh hiện tại và ông đang phát quang con đường này để nắm vị trí cao nhất của đảng cầm quyền.

Nguyễn Phú Trọng trong hội nghị 10 nói về việc thay đổi thể chế nhưng không thay đổi chế độ, có nghĩa rằng, cơ cấu quyền lực Tổng Bí thư -Chủ tịch nước-Chủ tịch Quốc hội-Thủ tướng, tức cơ cấu "Vua Tập Thể", có thể bị thay đổi.

Tuy nhiên, theo tôi, khả năng giống mô hình Trung Quốc, Tổng Bí thư kiêm luôn Chủ tịch nước khó xảy ra, vì ĐCSVN chưa muốn trao trọn quyền lực vào một người.

Về Chủ tịch Quốc hội, ông Nguyễn Tấn Dũng có thể yên tâm với bà Nguyễn Thị Kim Ngân, dường như là một ứng viên nặng ký nhất với số phiếu tín nhiệm cao đứng thứ ba.

Cho nên không bỗng dưng mà "Chân Dung Quyền Lực" tấn công vào Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hay Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, những người có khả năng cạnh tranh các chức vụ Chủ tịch nước hoặc Thủ tướng không hợp với ý ông Dũng.

Sống trong văn hoá sợ hãi và nô lệ, tư duy há miệng chờ sung mong dân chủ tới, nên không ít người Việt hy vọng nếu quyền lực tập trung vào Nguyễn Tấn Dũng, Việt Nam sẽ có những thay đổi lớn, sẽ thoát Trung, xích gần với Mỹ hơn. Cũng có người cho rằng, giải pháp Nguyễn Tấn Dũng là sự lựa chọn bất khả kháng giữa cái xấu và cái xấu hơn.

Ngay đến Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông, trong bài "Những bất ngờ trên đường chọn lãnh đạo kế vị" cũng viết:
"Tuy có người nghi vấn sự thành thật của ông, ông vẫn là chính khách hùng biện nhất của Việt Nam và là tác giả của kế hoạch có chủ trương tự do nhất cho sự phát triển của Việt Nam, đó là bài phát biểu Năm Mới 2014 của ông. Ông nhiều lần tuyên bố rằng “dân chủ là tương lai”, không nao núng trước những trò gây hấn hung hăng của Bắc Kinh ở Biển Đông, và dường như rất thoải mái với ý tưởng bang giao mật thiết với Mỹ".
Những tuyên bố nghe có vẻ hùng hồn của ông Dũng về chủ quyền Hoàng Sa thực ra là những câu mị dân nhằm trấn an dư luận, vô thuởng vô phạt trong quan hệ với Bắc Kinh. Người ta có câu "vừa ăn cướp vừa la làng" là vậy!

Ai chủ trương cho Trung Quốc thuê 300 ngàn héc-ta rừng đầu nguồn? Chính sách nào để hơn 90% tổng thầu EPC các dự án đầu tư quan trọng nhất lọt vào tay Trung Quốc? Ai cho Trung Quốc thuê Vũng Áng 70 năm với đặc khu Formasa? Ai chủ trương cho Trung Quốc thuê đèo Hải Vân? Ai để Trung Quốc khai thác Bauxite Tây Nguyên và hơn 60% các mỏ tài nguyên phía Bắc? Chính sách nào để hàng hoá Trung Quốc tràn ngập lãnh thổ, hàng chục ngàn nguời Trung Quốc sang Việt Nam lao động bất hợp pháp khắp ba miền, v.v...
Tất cả những điều nói trên là bằng chứng rõ ràng nhất của hành động đẩy nền kinh tế VIệt Nam vào lệ thuộc Trung Quốc, an ninh quốc phòng và chủ quyền lãnh thổ bị đe doạ; là sự tiếp tay cho cuộc xâm thực mềm của Bắc Kinh.

Không ai khác, đây là chính sách, chủ trương của ĐCSVN mà ông Nguyễn Tấn Dũng trực tiếp thực hiện trong vai trò Thủ tướng.

Khi nhậm chức Thủ tướng vào năm 2006, ông Nguyễn Tấn Dũng đã tập hợp gần 20 tập đoàn, tổng công ty nhà nước dưới quyền điều hành trực tiếp của mình. Chính sách sai lầm, đầu tư vô tội vạ, bắt chước mô hình Cheabol của Hàn quốc của ông đã đẩy các tập đoàn, tổng công ty nhà nước vào tình cảnh thua lỗ khủng khiếp (đến nay hơn 1,5 triệu tỷ đồng, trong đó nợ khó đòi hơn 200 ngàn tỷ đồng).

Mới 2014 của ông tuyên bố “dân chủ là tương lai”, nhưng đồng thời cũng lệnh cho Bộ Công an kiên quyết không để hình thành lực lượng đối lập và bắt giam các bloggers "Anh Ba Sàm" Nguyễn Hữu Vinh, "Người Lót Gạch" Lê Hồng Ngọc, và "Quê Choa" Nguyễn Quang Lập.

Nếu nói về độ giả dối và trơ trẽn chẳng ai bằng ông ta. Ông ta đã từng công bố sẽ từ chức nếu không chống được tham nhũng vào năm 2006. Tình trạng tham nhũng hiện giờ ra sao?

Cài cắm các con trai vào các chức vụ công quyền, con gái vào các dự án đầu tư từ Nam ra Bắc, đặc biệt ở đảo Phú Quốc, chứng tỏ ông là một người rất hám danh lợi, chăm sóc cho lợi ích của gia tộc. Chuyên quyền như V. Putin của nước Nga cũng không cho con cái dính líu vào chuyện làm ăn và chính trị.

Quyền lực của Nguyễn Tấn Dũng hiện nay bao trùm nhưng vẫn còn vướng rào cản của cơ cấu "Vua Tập Thể". Nếu tiếng nói quyết định nằm hết về phía ông ta, thì đây là thảm hoạ cho dân tộc. Đất nước sẽ đắm chìm trong một chế độ độc tài, độc đoán và chuyên quyền hơn cả chế độ "Vua Tập Thể" hiện nay.

Vì vậy, chọn Nguyễn Tấn Dũng không phải là giải pháp ít xấu hơn mà là giải pháp tồi tệ hơn!

© Lê Diễn Đức, viết từ Ba Lan



Âu Dương Thệ - Làm thế nào để đất nước thoát khỏi màn đêm toàn trị, tiến vào rạng đông dân chủ?


Mặc dầu Hội nghị Trung ương (HNTU) 10 đã phải hoãn 2-3 tháng, mãi tới đầu tháng 1.2015 mới họp được, khiến cho trong năm 2014 chỉ có một HNTU, như vậy là vi phạm cả Điều lệ đảng qui định mỗi năm tổ chức 2 HNTU. Tuy nhiên Hội nghị này vẫn không thực hiện được mục tiêu quan trọng nhất trong việc lập ra một đề án nhân sự cấp cao nhất cho Đại hội (ĐH) 12 được sự đồng ý của đa số. Chính vì thế từ trong diễn văn bế mạc của Nguyễn Phú Trọng tới Thông báo của Hội nghị này đều không dám nói tới kết quả bỏ phiếu tín nhiệm và việc đề cử bổ túc giới thiệu nhân sự vào các chức vị trong Bộ chính trị và Ban bí thư cho khóa tới. Mặc dù ông Trọng đã từng tuyên bố kết quả cuộc bỏ phiếu tín nhiệm sẽ được công bố trước dư luận!


Đoàn Thanh Liêm - Lòng Nhân Ái, đó là điều quý báu nhất


Trên thế giới, chúng ta có rất nhiều tôn giáo khác biệt nhau. Nhưng tất cả đều có chung một điều quan trọng nhất, đó là đạo nào cũng đều khuyên nhủ các tín đồ phải “làm điều lành, tránh làm điều ác”. Và tôn giáo nào thì cũng chủ trương kêu gọi tín đồ của mình phải thực tâm yêu thương con người, cụ thể như lòng từ bi hỷ xả của Phật giáo, tình nhân đạo bác ái của Công giáo.

Từ xa xưa, cha ông chúng ta cũng vẫn thường đề cao phẩm chất cao quý của người trượng phu quân tử - đó là họ phải có đầy đủ cả ba tính cách : Nhân, Trí và Dũng. Nhân là lòng Nhân Ái, yêu thương mọi người. Trí là sự Hiểu biết, Thông tuệ. Còn Dũng là sự Can đảm, Dũng khí, Đảm lược. Nhằm giúp cho lớp con cháu trẻ tuổi sinh trưởng ở hải ngọai hiểu rõ hơn, tôi đã dịch 3 chữ Nhân, Trí, Dũng đó ra tiếng Anh như sau : Compassion, Consciousness và Courage. Cả 3 từ ngữ này đều bắt đầu bằng chữ C.

Kông Kông - “Tôi không là Charlie”


Diễn biến nội vụ Báo châm biếm Charlie Hebdo đang tràn ngập trên Net, người thì cầm bảng Je suis Charlie (Tôi là Charlie) để bày tỏ sự ủng hộ nạn nhân, một tờ báo của nhóm cương quyết bảo vệ quyền Tự do Ngôn luận của mình, người thì đòi đóng cửa báo.  Các nước thuộc khối Hồi giáo thì phản đối gay gắt việc phỉ báng Đấng Tiên tri Muhammed, là giáo chủ của họ, đã đốt cờ nước Pháp.  Như vậy phải hiểu như thế nào là Tự do Ngôn luận và sự tự giới hạn quyền nầy, nếu có thể, thật quan trọng!   

Vũ Hoàng - Doanh nhân tiết lộ bí mật trong vỏ tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc

“Chiếc tàu sân bay Liêu Ninh vẫn sở hữu 4 động cơ còn nguyên vẹn khi được mua về và chuyển giao cho quân đội Trung Quốc”, người đàn ông đứng sau thương vụ mua bán đình đám 17 năm trước tiết lộ.
 
Ông Từ Tăng Bình (phải) và cựu phó tư lệnh hải quân Trung Quốc Tô Sỹ Lương
trên boong tàu Liêu Ninh. Ảnh: SCMP
Đó là một nhiệm vụ chưa từng có. Ngay sau khi Liên Xô vừa sụp đổ, một doanh nhân nắm trong tay lượng tiền mặt khổng lồ cùng câu chuyện về ước mơ xây dựng casino đã khiến cả thế giới bất ngờ khi quyết định mua phần vỏ một chiếc tàu sân bay chưa hoàn thiện của Ukraine. Con tàu mới đầu được mua với mục đích tuyên bố là dùng để làm casino này về sau trở thành tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc.

Thứ Năm, 22 tháng 1, 2015

Đào Như - NƯỚC MỸ HÔM NAY QUA THÔNG ĐIỆP CỦA T.T. OBAMA VỀ TÌNH TRẠNG LIÊN BANG MỸ-2015

Tổng Thống Hoa Kỳ,  Barack Obama
Mặc dầu trong hoàn cảnh đặc biệt, dưới áp lực nặng nề với đảng Cộng Hòa chiếm đa số lưỡng viện Quốc hội, Tổng thống Barack Obama thuộc đảng Dân Chủ vẫn dõng dạc mở đầu Thông điệp Tình Trạng Liên Bang-2015 trong thế chủ động, ông phát biểu trước Quốc Hội Hoa Kỳ, nhân dân Mỹ và cộng đồng thế giới: Qua sự cố 9/11, nước Mỹ bị cuốn hút trong hai cuộc chiến Iraq, Afghanistan lôi theo những năm khủng hoảng suy trầm kinh tế và tư tưởng. Hôm nay bóng đen suy trầm và khủng hoảng ấy không còn nữa. Đêm nay lịch sử Mỹ đã sang trang.