Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014
Võ Thị Hảo - Ai đã giật băng tang trên vòng hoa người chết?
![]() |
Nhà văn Bùi Ngọc Tấn (1934-2014) - Hình: internet |
Khổ
nạn xác thân
6h15 phút ngày 18/12/2014, nhà văn
Bùi Ngọc Tấn đã
lìa đời. Hôm ấy ông nằm, xác thân còm cõi, đợi được bạn bè và những người thân yêu đưa đi khỏi cái thể
chế đã từng
giam cầm và luôn chỉ muốn tiếp tục giam cầm những người như ông. Nói cho cùng, cuộc
đời Bùi Ngọc Tấn là một kiếp khổ nạn tạo
nên bởi thể chế độc tài vốn
thù địch với công lý, minh bạch và sự chính trực.
Thân xác ông còm cõi vì đã trải qua một
những tháng năm bị
cắt xén, bị vu cáo, bị tù đày oan trái. Thân xác ấy
sống với hầu hết những ngày ăn không đủ
no, ốm không đủ thuốc, giật gấu vá vai trong mức sống tối thiểu nhiều năm quằn
quại mưu sinh và luôn phải
nghe ngóng, nơm nớp lo sợ
rằng bất kỳ lúc nào, dưới mệnh lệnh ngẫu hứng của bất kỳ ai đó trong thể
chế này, người ta đều có thể giết chết tác phẩm của ông, giật mất miếng ăn cuối
cùng của vợ con ông và tống ông vào tù ngục.
Khổ
nạn là kiếp của người có tài năng mà cứ
cố sống tử tế, không đánh mất lương tri dưới một
xã hội cổ vũ
người ta lưu manh và giả
trá để tồn tại.
Vì sự
lựa chọn ấy, ông thậm
chí còn bị thù địch và đối xử tàn tệ ngay cả khi đã chết.
Thông tin cho biết,
trong đám tang ông, nhiều vòng hoa mang chút nghĩa tận
bày tỏ lòng thương tiếc
với hương hồn
ông cũng bị giật
mất. “Chuyện an ninh giật băng tang của
một số vòng hoa tại đám
tang Luật sư Lê Hiếu
Đằng, một thành viên trong Nhóm cố vấn của
Diễn đàn XHDS, một
năm trước mọi
người đã biết.
Các nhân sĩ lúc đó
đã làm lại các băng tang để gắn
vào. Năm nay tại đám tang nhà văn Bùi Ngọc
Tấn, ở Hải Phòng, việc
đó lại diễn
ra. Ngày 19-12-2014 băng tang các vòng hoa của Diễn đàn
(Paris) và Ban Vận
động Văn đoàn Độc Lập
Việt Nam đã bị
giật đi, và 2 đoàn đã
vào viếng với các vòng hoa bị mất băng tang… Băng tang của
Diễn đàn xã hội
dân sự cũng bị
giật mất…(theo Bauxit Việt Nam -23/12/2014).
Nếu
thông tin này là đúng, thì những người có lương tâm còn tìm nổi
ngôn từ nào để bình luận trước việc làm tàn nhẫn này nữa không?
Người
VN xưa nay chí ít vẫn biết chùn tay trước những việc quá đỗi thất đức, chẳng
hạn biết coi “nghĩa tử
là nghĩa tận”, nhưng trong vụ việc giật băng tang người
chết thì thật quá táng tận lương tâm.
Lẽ
nào an ninh VN – một
lực lượng hùng hậu, được trang bị hiện đại về
mọi mặt, đại diện cho sức mạnh và tư thế
của nhà cầm quyền VN trước nhân dân VN và thế giới lại làm một việc nhỏ mọn là đi giật băng tang của một người đã chết?!
Ai có thể
tin được điều
đó, ở thế
kỷ 21 này?! Những việc đại loại
như đào mồ quật
mả, phá rối đám
tang…tưởng như chỉ
có trong thời trung
cổ hoặc thời phong kiến, hoặc cùng lắm là ở thời Cách mạng Văn hóa, Đại
nhẩy vọt ở Trung quốc
hoặc Cải cách ruộng đất ở VN trước đây, sao lại
có thể xẩy ra ở thời văn minh hiện
đại này?!
Thật
đáng buồn là việc
giật băng tang do lực
lượng nào đó tổ
chức lại có tính hệ thống, khi hiện tượng này lặp lại từ đám
tang của một trong những vị “khai quốc công thần” như tướng
Trần Độ, nguyên Phó chủ tịch Quốc
hội (tháng 8/2002),
cho tới đám tang nguyên Nguyên phó Chủ
tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM Lê Hiếu Đằng (tháng 1năm 2014) – một người đã có công lao lớn
xây dựng nên thể chế này trong kháng chiến chống Mỹ và, đến bây giờ là đám tang nhà văn Bùi Ngọc Tấn.
Tại sao trong năm 2014 này, việc
giật băng tang người
chết lại lặp lại với tốc độ nhanh chóng?
Điểm
chung của ba con người đã chết
mà còn bị giật mất băng tang là gì? Là bởi
họ đã thức
tỉnh khỏi sự u mê, giả trá, dám có chính kiến và bày tỏ lòng chính trực. Họ đã
nói và viết Lời Thật với chính mình và đồng bào của mình. Họ không cam tâm lưu manh hóa và nô lệ
để hưởng lợi. Chính vì vậy, họ đã
có được một ảnh hưởng
mạnh mẽ trong trái tim và lý trí
công chúng. Vì thế họ bị đối
xử thù địch ngay cả khi đã chết.
Việc
giật băng tang của
người chết, nhất là đối với những người đáng kính nể
như Trần Độ,
Lê Hiếu Đằng, Bùi Ngọc Tấn chỉ càng khiến cho người ta nhận ra sự nhỏ nhen của những người đã nhẫn
tâm làm ra điều
đó, chỉ càng khiến
nhân tâm thêm phẫn nộ.
Bùi Ngọc
Tấn- nhà văn vừa
rời bỏ chúng ta mà đi, là một
trong những người bị đày
ải trên dương gian. Bị
đày ải cả
một đời bằng những ác mộng tù đày và hết
một đời mà không ra ngoài được ác mộng. Bị đày
ải bởi vô tội mà bị bắt vào tù, cả
một cuộc đời và tài năng cùng một gia đình bị
vùi dập và sau khi
ra tù rồi còn bị triệt hạ mọi đường
sinh kế. Bị đày
ải bởi cuốn tiểu thuyết – tự truyện “Chuyện kể năm
2000” của
ông, được viết dù với bút pháp ôn hòa nhưng bị
khai tử ngay sau khi
xuất bản bởi những chi tiết có thật đặc trưng của nó về
thực trạng nhà tù vô nhân đạo của VN đã như những nét rìu chạm
khắc lên trời xanh về việc người ta đã đày đọa văn nghệ sĩ như
thế nào. Chế độ độc
tài đã không mệt mỏi và nao núng trong việc luôn minh chứng việc họ thù địch với sự thật.
Nhà tù không giam cầm
được tư tưởng
Lẽ
ra những kẻ bắt một
người vô tội như ông vào tù phải
bị đưa ra trước
vành móng ngựa, phải trả giá vì sự sai trái và vô lương mình đã làm trước pháp luật,
phải xin lỗi và bồi thường danh dự, bồi thường thiệt hại cho Bùi Ngọc Tấn. Nhưng nếu
như việc đó là lẽ đương nhiên ở các nước văn minh thì lại
là điều
không có ở một nước độc tài chuyên bóp nghẹt tự do ngôn luận và hành xử trước sau cũng là cách thể
hiện khác nhau của phương châm “trí phú địa
hào đào tận gốc
trốc tận rễ”, “trí thức không bằng cục phân” của Mao Chủ tịch.
Lúc sinh thời,
hành trình của Bùi
Ngọc Tấn là hành trình của một người viết đi
từ chỗ sáng tác theo mệnh lệnh tuyên truyền nhưng đã sớm thức
tỉnh để viết cho sự thật và nền tự do. Với những người có tài năng và bản
lĩnh, thể chế
độc tài, nhà tù có
thể giam cầm thân xác nhưng không giam cầm
nổi tinh thần và tư tưởng
của họ. Với Bùi Ngọc Tấn cũng vậy.
“Chuyện kể năm
2000” của ông
càng bị cố tình giết chết, lại càng tái sinh mạnh mẽ trong lòng người đọc.
Từ
khi được sinh ra, sống đời trai trẻ đến lúc già và khi mất, tám mươi năm
cuộc đời ông hầu hết đi
trong bất
công, bệnh tật và bần hàn. Nhưng điều
đau khổ nhất
khiến ông trăn trở
khôn nguôi là người
VN chưa từng có một
ngày được sống trong một thể chế và một xã hội thực sự có dân chủ, nhân quyền và tự do. Những người bạn chí cốt, có tài năng và có nhân cách của
ông như Lê Đạt, Dương Tường, Phạm
Toàn, Lê Bầu, Nguyễn Xuân Khánh…cũng đều
từng bị đày
đọa vô cớ và nhiều người phải sống lay lắt vất vưởng của một kiếp văn nhân trong một
xã hội thù địch với tri thức và những người viết không chịu sống đời nô lệ, nói và viết trái với lương tâm của
mình.
Cuộc
đời và sự nghiệp văn chương của Bùi Ngọc
Tấn là một minh chứng hùng hồn về việc nhà tù chỉ có thể giam cầm được thân xác mà không giam cầm được tư tưởng và tài năng, nhân cách nhà văn.
Một
cái tên chưa thể quên dưới
mặt trời
“Tôi đã quên tên tôi dưới mặt trời”. Câu thơ xuất
sắc này của Bùi Ngọc Tấn thể hiện nhiều điều về thân phận của một con người – một nhà văn bị
buộc phải sống trong một đám
đông như
một con kiến trong một đàn
kiến, như một
con cừu cúi mặt đi
trong một đàn cừu.
Để thích ứng, người ta phải tự mắc bệnh
nhòa, cố gắng quên bản ngã, cá tính, chính kiến của mình, để được tồn
tại.
Kìa hãy xem trong rừng
biển những cái tên xu thời, viết để bợ
đỡ nịnh hót cho đám cầm
quyền của mọi loại nhân vật và chính thể. Tên tuổi của họ đã
từng được thổi lên trời dưới những ánh sáng giả, nhưng rồi
chẳng bao lâu lại lịm tắt dưới mặt trời và chỉ để lại
trong tâm trí người đọc thời ấy cũng như
đời sau sự ngán ngẩm và khinh miệt.
Lẽ
ra cái tên Bùi Ngọc
Tấn đã bị
người đọc chối bỏ, nếu ông chỉ viết theo đơn đặt
hàng xu phụ, nếu như ông đã tự nhiễm
được bệnh nhòa, nếu chính ông lãng quên được nỗi đau
của cộng đồng người Việt. Ngược lại, việc bị tước đoạt
tự do và quyền làm người đã thức
tỉnh ông, là một bước ngoặt đưa
ông từ bỏ thứ văn
chương tầm thường
tẻ nhạt tô hồng sang một thứ văn
chương cao cấp hơn nói về khát vọng
ghi tạc lại nỗi đau,
sự u tối tàn bạo của cường quyền và cái đẹp đến đau đớn
của sự quằn quại vươn lên của
nhân tính trong những
hoàn cảnh khắc nghiệt .
Bởi
thế, dẫu chưa phải
thiên tài, Bùi Ngọc
Tấn là một trong những nhà văn chưa thể quên dưới
mặt trời.
Về
cuộc đời và sự nghiệp của ông, dư luận
đã có những đánh giá xác đáng và đầy
cảm kích:
“Bùi Ngọc Tấn đã sống trọn vẹn cuộc đời khổ nạn và cống hiến, ông là hình ảnh của một dân tộc bị bạo quyền vùi dập, tước quyền sống, nhưng không khuất phục, vẫn bền gan nuôi ngọn lửa tự do nội tâm và khát vọng làm CON NGƯỜI đích thực. Ông là minh chứng cho chân lý: SỰ THẬT có thể bị bóng tối che phủ một thời gian, thậm chí dài, nhưng dứt khoát sẽ có ngày bùng lên tỏa sáng; con người có thể bị nỗi sợ cầm tù, nhưng rồi sẽ có ngày vùng thoát ra được để sống hiên ngang ngẩng đầu. Yếu tố thúc đẩy cái ngày ấy đến nhanh chính là những tiếng nói chân thực nhìn suốt đến đáy tâm khảm, những trang viết vắt kiệt cùng tâm huyết, chinh phục lòng người như của Bùi Ngọc Tấn.” (theo Bauxite Việt Nam )
Võ Thị
Hảo, Hà Nội 24/12/2014