Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

Hà Kỳ Lam - Ði Tìm Dáng Thu Vermont

Rừng thu Vermont
Tặng đôi bạn vong niên Tạ Xuân Khoa & Bích Lâm - HKL

Từ lâu chúng tôi vẫn nuôi ý định sẽ viếng thăm  vùng Tân Anh Cát Lợi (New England) để ngắm phong cảnh mùa thu “huyền thoại” nơi đây; nhưng cuộc sống trước mặt như bánh xe lăn quay  làm chúng tôi bận rộn hết chuyện nọ đến chuyện kia, nên chưa thực hiện được điều dự định. Thế rồi mới đây, vợ chồng người bạn, đôi bạn vong niên Tạ Xuân Khoa và Bích Lâm, bỗng có nhã ý rủ vợ chồng chúng tôi tham dự chuyến du lịch “bỏ túi” 4 ngày tại tiểu bang Vermont để ngắm rừng thu và xem nhiều thứ khác. Lời mời gọi đúng lúc, chúng tôi hưởng ứng ngay, không chút do dự.

Ra mắt Sách TRẦN TRUNG ÐẠO - CHÍNH LUẬN



Lý Thừa Nghiệp - TẤM LƯỚI CHÂU


Giăng tấm lưới châu ngày gió lộng.
Trở gót mà xem núi bạc đầu
Nghiêng vai hứng lấy vô biên mộng
Lưng trần tầm tã tiếng mưa mau.

*

Ts Đặng Huy Văn - Muôn đời tạc dạ ghi lời núi sông


Ngày 20/11/2014 vừa rồi, nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày vào trường đại học, anh chị em cùng lớp đại học của chúng tôi đã tổ chức một chuyến du ngoạn tới Làng Cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội để viếng Lăng Vua Ngô Quyền, thăm Đền Thờ Phùng Hưng, viếng Mộ nhà ngoại giao cương nghị Giang Văn Minh và “dãy duối ngàn năm tuổi” nơi ngày xưa quân sĩ của Ngô Quyền đã dùng để buộc ngựa. Sáng cuối thu nắng đẹp và mát mẻ đã làm cho chúng tôi cảm thấy như được hòa hồn mình vào hồn non nước Đường Lâm linh thiêng. Đặc biệt, tôi đã trào nước mắt trước Ngôi Lăng nhỏ thó xưa cũ của vị Anh Hùng Dân Tộc Ngô Quyền, người con vĩ đại của núi sông với chiến thắng Bạch Đằng Giang đã kết thúc một ngàn năm Bắc Thuộc của các chế độ phong kiến Phương Bắc đối với Dân Tộc Việt Nam ta.

Thảo Trường - Mây trôi (Kỳ cuối)


Con gái tôi ngủ và mẹ nó cũng ngủ luôn. Nhưng tôi chỉ ngủ thiếp đi một lát. Tôi thức giấc trước nên được nhìn ngắm nó ngủ. Tôi hết cả bài ru, thuộc có bao nhiêu đâu, tôi sẽ lên thành phố tìm mua cho con tôi những quyển sách viết về ca dao tục ngữ, và những bộ sưu tập về điệu ru, câu vè dân gian cho nó mang về Mỹ. Khi con gái thức dậy, nó hỏi:
– Trong lúc con ngủ, mẹ có nghe con mớ nói gì không?

Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014

Nguyễn Hưng Quốc - Số phận của văn học miền nam sau 1975


Lời tác giả: Nhân dịp một cuộc hội thảo về văn học miền Nam 1954-75 sắp được tổ chức tại hai toà soạn hai nhật báo Người Việt và Việt Báo tại California trong hai ngày 6 và 7 tháng 12, 2014, tôi xin đăng lại một đoạn trong cuốn Văn học Việt Nam dưới chế độ Cộng sản 1945-1990 để quý bạn đọc thấy được số phận bi thảm của văn học miền Nam sau năm 1975.
***
Tháng 4.1975, chế độ Việt Nam Cộng Hoà sụp đổ. Đảng Cộng sản nắm chính quyền trong cả nước.
Chính sách có tính chất “chuyên chính vô sản” đầu tiên được áp dụng tại miền Nam là nhắm vào văn hoá, văn học miền Nam trước 1975.
Trước khi chủ trương bắt các sĩ quan và các công chức trung, cao cấp thuộc chính quyền cũ đi học tập cải tạo, trước khi tung ra chiến dịch đánh tư sản mại bản tại các thành phố lớn miền Nam, cộng sản, ngay từ tháng 3 và tháng 4.1975, chiếm được địa phương nào, đã tức khắc ra lệnh đóng cửa toàn bộ các cơ sở sinh hoạt văn học nghệ thuật, từ báo chí đến nhà xuất bản, nhà phát hành và các hiệu sách, đã ra lệnh cho dân chúng phải tiêu huỷ toàn bộ dấu vết của nền văn học nghệ thuật miền Nam. Trong lúc vẫn tiếp tục duy trì nền kinh tế năm thành phần thì cộng sản chỉ chấp nhận một thành phần văn học duy nhất: thành phần văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa, chịu sự thống trị tuyệt đối của đảng.

Ngô Nhân Dụng - Hải quân Trung Cộng mạnh tới đâu?


Ngân sách quốc phòng nước Mỹ sẽ tăng, vì sang năm Đảng Cộng Hòa sẽ kiểm soát cả hai viện Quốc Hội. Các công ty sản xuất vũ khí ở Mỹ đang vui mừng. Mừng hơn nữa, một bản báo cáo 600 trang mới nộp Quốc Hội Mỹ đã báo động về khả năng quân sự gia tăng của Trung Quốc, kết luận rằng, “Trong tình trạng Trung Quốc hiện đại hóa quân sự toàn diện và nhanh chóng, cán cân lực lượng so với Hoa Kỳ và đồng minh đang nghiêng về phía Trung Quốc.”

Trần Gia Phụng - Trộm Thơ

Hồ Chí Minh (HCM) được chế độ cộng sản (CS) xem là một nhà thơ lớn.  Các giáo sư, các nhà nghiên cứu văn học CS thi nhau bốc thơm.  Trong các kỳ thi trung học dưới mái trường CS, thơ HCM thường được đưa ra làm đề tài cho các em học sinh bình giải. 

Theo viện Văn học Hà Nội, thi phẩm vĩ đại nhất của HCM là quyển Ngục trung nhật ký viết bằng chữ Hán, xuất bản tại Hà Nội năm 1960, gồm 132 bài thơ, đại đa số là tứ tuyệt (thơ 4 câu 7 chữ).  Viện nầy cho biết HCM “đã viết trong cảnh lao tù từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943”. (Lê Hữu Mục trích dẫn, Hồ Chí Minh không phải là tác giả “Ngục trung nhật ký”, Toronto: Văn Bút Hải Ngoại, 1990, tt. 12-13.)  Ngục trung nhật ký đã được dịch qua chữ Việt, phát hành hàng trăm ngàn bản ở trong nước và cũng đã được dịch ra nhiều thứ tiếng ở hải ngoại.


Nhà nghiên cứu Lê Hữu Mục, nguyên là giáo sư văn chương Việt Nam tại Đại học Văn khoa Huế và Đại học Văn khoa Sài Gòn, sau năm 1975 định cư tại Montreal, Canada, đã nghiên cứu rất kỹ lưỡng tập thơ nầy và  chứng minh rằng đa số các bài thơ trong Ngục trung nhật ký do một người Trung Hoa tên là “Già Lý” sáng tác, và chỉ có khoảng trên dưới 10 bài tứ tuyệt là của HCM. (Lê Hữu Mục, sđd. tr. 112.) ("Ông già họ Lý" là người bị giam chung với HCM vào đầu thập niên 30 tại khám lớn Victoria ở Hồng Kông.)

Thảo Trường - Mây Trôi (Kỳ 8)


Từ phòng ngủ nhìn thẳng xuống toàn khu thành phố Los Angeles, ban ngày trời quang nhìn thông ra tới biển. Con bèn làm... thơ, bài thơ tả nắng vàng tươi trên đồi cao chảy tràn xuống Los Angeles ra biển Thái Bình, có con chim nhỏ bay chuyền trên cành cây ngoài cửa sổ chia sẻ với con niềm vui đó. Con email bài thơ cho ông nhà văn ở thành phố Huntington Beach hỏi ông có thấy thứ nắng vàng tươi tràn tới bờ biển của ông không, ông reply “thấy” và muốn được chia ba niềm vui. Con chưa được gặp ông lần nào vì ông nói ông già lắm rồi, phải chống gậy mới bước ra được ngoài hiên để nhìn qua cánh đồng lầy Bolsa Chica ra biển. Ông đã rửa tay gác kiếm, không ra đòn, không đỡ đòn và cũng không trả đòn, ông đóng cửa ngồi trong thạch động, không tái xuất giang hồ nữa. Ông nói con, kiếp sau gặp cũng được, đi đâu mà vội.

Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014

Ðiếu Cày - Phát biểu tại buổi phát giải Tự Do Báo Chí Quốc Tế 2014


Kính thưa quý vị

Vào ngày 21 tháng 10 năm 2014, tôi bị tống xuất ra khỏi nhà tù CSVN và phải sống lưu vong.

Tôi bị bắt hai lần và bị kết án 14 năm 6 tháng tù chỉ vì tôi đã cùng bạn bè sáng lập Câu lạc bộ Nhà báo tự do để thực hiện quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận.

Bạn tôi là nhà báo Tạ Phong Tần cũng bị kết án tội 10 năm.

Cánh Cò/RFA - Khi tuổi trẻ lên tiếng

viết từ Việt Nam



Một cô gái trẻ, Võ Thị Mỹ Linh, sinh năm 1989 viết thư gửi Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo trình bày kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh của Nepal, đất nước mà cô có dịp du lịch bụi để tìm hiểu về con người, văn hóa cũng như cách mà họ dạy tiếng Anh trong nhà trường để bồi đắp kiến thức khá mỏng manh về tiếng Anh của cô.

Kalynh Ngô/Người Việt - 'Những vết thương không thể lành' của xã hội Việt Nam


WESTMINSTER, CALIFORNIA (NV) - Thoạt nghe “Những vết thương không thể lành” có vẻ như người đọc sắp bước vào những trang tiểu thuyết với câu chuyện bi thương về cuộc đời của nhân vật trong đó. Thế nhưng không! Không phải một cuốn tiểu thuyết; cũng không phải một cuốn hồi ký; càng không phải là một tập truyện ngắn. Mà đó là những mảnh ghép đủ màu sắc trung thực nhất, tạo thành một bức tranh toàn cảnh về hiện thực của xã hội Việt Nam. 

RFA - Trung Quốc phản công, Mỹ sẵn sàng chưa?

Không ảnh chụp hoạt động tân tạo của Trung Quốc ở Đá Chữ Thập

Phía nam, chỉ xâm lấn Việt Nam, vì sao?

Hôm thứ ba Philippines bất chấp  lời kêu gọi của Trung Quốc, đã đưa ra toà xét xử 9 ngư dân Trung Quốc đánh bắt rùa biển trong hải phận tranh chấp, tuyên phạt mỗi người 102 ngàn đô la hoặc phải chịu 6 tháng tù.  Hình như Việt Nam chưa làm như vậy bao giờ, trong khi Trung Quốc vẫn bắt giữ tàu cá và ngư dân Việt Nam để đòi tiền chuộc. Lý do vì sao?

Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

SÁCH MỚI: VÕ PHIẾN: VĂN HỌC MIỀN NAM TỔNG QUAN (Người Việt Books tái bản, 2014)




Đinh Quang Anh Thái - Đặng Thơ Thơ nói về 20 năm văn học miền Nam (1954-1975)

Nhà văn Đặng Thơ Thơ. (Hình: Uyên Nguyên)

LTS: Vào hai ngày, 6 và 7 Tháng Mười Hai, sắp tới, hội thảo Hai Mươi Năm Văn Học Miền Nam (1954-1975) sẽ được tổ chức tại nhật báo Người Việt và nhật báo Việt Báo ở Westminster. Gần 20 nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình và nghiên cứu văn học tại Hoa Kỳ, Canada, Pháp và Úc sẽ trình bày và phân tích những đặc điểm, thành tựu và ảnh hưởng của văn học miền Nam Việt Nam thời kỳ 1954-1975. Ban tổ chức gồm nhật báo Người Việt, nhật báo Việt Báo, báo mạng Tiền Vệ và báo mạng Da Mầu. Nhân dịp này, nhà văn Đặng Thơ Thơ dành cho nhật báo Người Việt cuộc phỏng vấn sau đây, do nhà báo Đinh Quang Anh Thái thực hiện.

RA MẮT SÁCH NGUYỄN HƯNG QUỐC: NHỮNG Ý NGHĨ RỜI VÀ VIẾT VU VƠ




S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Biết Tạ Ơn Ai


Ảnh NCB – November 2014
Đời vẫn vốn không nương người thất thế. - Nguyễn Tất Nhiên

Những ngày cận lễ, tôi hân hạnh nhận được qua email một bài viết mới (“Thanksgiving 2014 &DânViệtTỵNạn”) của nhà văn Giao Chỉ. Xin được trích dẫn đôi đoạn ngắn để chia sẻ cùng độc giả:
Quả thực người Mỹ đã có đầy đủ lý do để giữ gìn truyền thốngvới ngày Lễ Tạ ơn vào tháng 11 mỗi năm. Lịch sử ghi rằng vào năm 1620 có một nhóm gia đình người Anh theo Tin Lành đã đi tìm đất mới để sống đời tự do tín ngưỡng...

Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

BOOK FAIR, HỘI CHỢ SÁCH 2014



Nhà văn Võ Thị Hảo - Từ việc xử lý quan chức tham nhũng ở VN: “Nhà tù sẽ phóng thích trộm cướp”?


viết từ Hà Nội

“Ông ấy bán chức bao nhiêu tiền”?

Mấy hôm nay đám trộm cướp ở Việt Nam vui mừng khác thường. Người đang trộm cướp chưa bị phát hiện mừng rỡ đã đành, mà. Mà ngay cả đám đang bị nhốt trong tù và những người có ý định trộm cướp nhưng chưa có dịp thực hiện cũng thấy tương lai rạng rỡ.

Đám này kháo nhau: cần thì cứ trộm cắp cướp giật thôi. Mau mở hội ăn mừng. Không ăn mừng lúc này thì còn lúc nào. Cứ tha hồ trộm cướp đi. Nếu người ta không bắt được thì trót lọt. Nhưng nếu người ta có bắt được, thì chỉ cần trả lại một phần của đã trộm cướp là xong, chẳng bị kết án tù đày gì đâu. Xem tòa án và các ông to xử lý các ông quan trộm cướp của công thì biết. Quan trộm cướp hay dân trộm cướp thì cũng chỉ là trộm cướp. Họ được tha thì ta cũng phải được tha. Chúng ta được phóng thích đến nơi. Nhà tù sắp ế rồi. Chuẩn bị về với vợ con thôi.

Nguyễn Tường Thụy/RFA - Tại “khu vực pháp trường” xử 4 dân oan Dương Nội

viết từ Hà Nội 

Dân oan khắp nơi tập trung phản đối phiên tòa phúc thẩm xét xử
dân oan Dương Nội sáng 25/11/2014, tại Hà Nội. - Citizen photo 

Xin lỗi, đây là từ của những người tổ chức bảo vệ phiên tòa sử dụng chứ không phải của tôi. Tiếng loa ra rả, liên tục không ngừng khi nào: “đây là pháp trường xử những người chống người thi hành công vụ, yêu cầu các công dân không tụ tập quá 5 người, la hét gây rối trong khu vực pháp trường, nếu cố tình sẽ bị xử lý….”

Ngu hay cố tình?

Ai không rõ vụ việc mà đi xe qua, lại tưởng họ mang tử tù đi bắn. Cũng may mà tôi biết sự kiện hôm nay là gì.

“Pháp trường” là nơi hành hình những người bị kết án tử hình. Không hiểu họ ngu hay cố tình dùng để đe dọa người đến ủng hộ những dân oan bị đưa ra xử tù. Nhưng có lẽ tại dốt mà lại thích nói chữ thì đúng hơn.

Ngô Nhân Dụng - Người ta có thể sống tử tế với nhau


Bài trước trong mục này viết về Nguyễn Tuấn, một người Việt Nam 53 tuổi qua đời vì tai nạn xe hơi khi đang ngồi uống cà phê trong quán bánh ngọt ở thành phố Los Angeles. Sau khi bài trên đây lên Người Việt Online, nhiều người đọc đã góp ý kiến với ký giả, với tòa báo hoặc trên facebook của mình. Một độc giả, ký tên Phương Quỳnh, tình nguyện sẽ liên lạc với những người có thẩm quyền để xem có thể đưa tro của Nguyễn Tuấn về một ngôi chùa và làm lễ cầu siêu cho anh hay không. Một độc giả khác hứa sẽ cầu nguyện cho anh ở nhà thờ. Giờ này, chắc Nguyễn Tuấn đã bay về tới Biển Ðông, đi tìm hương linh cha mẹ anh.

Hà Tường Cát - Trung Quốc tung tiền gây ảnh hưởng ở Á Châu-Thái Bình Dương

Qua hơn một năm gây nhiều căng thẳng ở biển Hoa Đông cũng như Biển Đông và tình hình đi gần đến chỗ có thể xảy ra xung đột võ trang, trong hai tuần lễ gần đây, người ta nhận thấy Trung Quốc thể hiện sự thay đổi thái độ – ít nhất là bằng ngôn ngữ của các giới lãnh đạo.

Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đọc diễn văn tại Quốc Hội Úc ở Canberra.
(Hình: Stefan Postles/Getty Images)
Đọc diễn văn tại Quốc Hội Úc sau khi dự hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Brisbane, Chủ Tịch Tập Cận Bình cam kết Trung Quốc không dùng sức mạnh quân sự để giải quyết những bất đồng với các nước láng giềng. Trước đó, Thủ Tướng Lý Khắc Cường tại hội nghị ASEAN cũng đã phát biểu bằng những lời lẽ hòa dịu về các tranh chấp với Việt Nam và Philippines, dù rằng  vẫn khẳng định Bắc Kinh sẽ chỉ giải quyết trực tiếp song phương với từng nước liên quan. Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn tuyên bố Trung Quốc  muốn tăng cường đối thoại để quản lý tranh chấp với các nước láng giềng và đề xuất việc lập đường giây liên lạc quốc phòng nóng để giải quản lý các bất đồng va chạm.

Người Buôn Gió - Hợp tác gì, đấu tranh gì


Vừa rồi trả lời đại biểu quốc hội, ông Nguyễn Tấn Dũng thủ tướng nước CHXHCN Việt Nam đã ngắn gọn khái quát tình trạng quan hệ với TQ trong 6 chữ.

- Vừa hợp tác, vừa đấu tranh.

Có lẽ đây là lần đầu tiên quan điểm này được công khai phát biểu từ một trong những lãnh đạo cao cấp nhất của chế độ CHXHCN Việt Nam.

Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

Bùi Tín - Sét đánh nóc nhà


Danh hài Công Lý ở trong nước có khá nhiều người hâm mộ. Những màn Táo quân cuối năm của anh để lại nhiều ấn tượng khó quên, với những nét chế giễu thói hư tật xấu của các ngành trên tinh thần xây dựng. Gần đây bỗng thấy Công Lý xuất hiện khá kỳ lạ, trong bức ảnh lắp ghép trên bìa một cuốn sách. Anh trần như nhộng, chỉ mặc chiếc quần nhỏ xíu, trên vai gánh 2 bàn cân, đứng trên một quả cầu lửa như người làm xiếc. Cuốn sách có tựa đề 'Bộ Luật Dân sự và văn bản hướng dẫn thi hành' do nhà xuất bản Lao Động - Xã hội thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội in và phát hành. Sách dày hơn trăm trang, phần đầu là toàn văn Bộ Luật Dân sự, gồm có 7 phần, 36 chương, 777 điều, sau đó là văn bản hướng dẫn thi hành.

Nguyễn Tường Thụy/RFA - Cấn Thị Thêu, người phụ nữ kiên trung của nông dân Dương Nội

Chị Cấn Thị Thêu bị bắt ngày 25/10/2014 vì đấu tranh chống cướp đất của 256 hộ nông dân Dương Nội
Ngày kia, 25-11-2014 chính quyền Hà Nội sẽ đưa nông dân Dương Nội ra xử phúc thẩm là chị Cấn Thị Thêu, anh Trịnh Bá Khiêm chồng chị cùng với các anh Lê Văn Thanh và Trần Văn Sang.

Cuộc đấu tranh chống cướp đất của 256 hộ nông dân Dương Nội diễn ra đã 7 năm nay. Trong cuộc đấu tranh ấy, đã có 7 người bị bắt và kết án tù giam.
Nguyễn Thị Ngân 6 tháng tù
Nguyễn Thị Toàn 6 tháng tù
Trịnh Bá Khiêm 18 tháng tù,
Cấn Thị Thêu 15 tháng tù,
Lê Văn Thanh 12 tháng tù.
Trần Văn Sang 20 tháng tù
Trần Văn Miên 22 tháng tù

Tất cả 7 người nói trên đều bị truy tố bởi tội danh chống người thi hành công vụ hoặc gây rối trật tự công cộng. Những tội danh đó đều do các cơ quan tư pháp Hà Đông nại ra.

Duy Chiến thực hiện - 'Tôi sợ sự giả dối truyền đến đời con cháu'

"Hậu quả của lối làm ăn chụp giật, giả dối này ghê gớm lắm. Tôi sợ nhất là nó truyền đời đến con cháu", nguyên Chủ tịch An Giang, ông Nguyễn Minh Nhị chia sẻ.

LTS: Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Minh Nhị, tên thường gọi là Bảy Nhị, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang.

Mở đầu những trăn trở về nông nghiệp và người nông dân VN, ông Bảy Nhị chia sẻ câu chuyện thăng trầm của cá ba sa - loài cá được dựng tượng đài tại Châu Đốc - An Giang vì tầm quan trọng của nó.

Nguyên Chủ tịch An Giang,
ông Nguyễn Minh Nhị
Làm ăn kiểu "tình chị duyên em"

Sau khi thịt cá ba sa phi lê tìm được đường xuất khẩu vào thị trường Mỹ đầu những năm 1990, trải qua quá trình nghiên cứu, khảo sát vất vả, ông Nhị và các đồng nghiệp đã thành công trong việc cho loài cá này sinh sản nhân tạo. Một thời cơ vàng dường như mở ra khi chúng ta chủ động được nguồn giống và nhu cầu thị trường lúc đó đang rất lớn.

Vậy nhưng...

Ông Nguyễn Minh Nhị: Tôi còn nhớ có lúc cao điểm giá cá ba sa xuất khẩu lên đến 8 USD/kg! Các bè cá mới mọc san sát trên sông Hậu. Các nhà máy, cơ sở chế biến tấp nập ra đời.

Lê Diễn Ðức - Chuyện tát nước sông


Dư luận xã hội đang xôn xao trước việc Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương Ðảng Cộng Sản Việt Nam (ÐCSVN) công bố công khai kết luận sai phạm của ông Trần Văn Truyền, cựu tổng thanh tra chính phủ và quyết định thu hồi một trong 6 căn nhà của ông. 

Dư luận chỉ xôn xao, bàn tán thôi, chứ báo chí trong nước cho rằng “dư luận hoan nghênh” là không hoàn toàn chính xác.

Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014

Tô Văn Trường - KHI CỖ XE ĐANG ĐI CHỆCH HƯỚNG


Báo Tuổi trẻ ngày 21/11/2014 thông tin Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu có hình thức kỷ luật đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc xảy ra sự cố sạt lở đập hồ thải ở dự án bauxit vừa qua.

Lúc này, phải dùng từ “nhắn nhe” vì từ lâu rồi, các vị lão thành cách mạng, trí thức và người dân đã cảnh báo sai lầm từ chủ trương, quy mô, công nghệ kỹ thuật, chọn nhà thầu Trung Quốc và đối tượng triển khai thử nghiệm đến bài toán bất cập về kinh tế xã hội, môi trường của dự án bauxit Tây Nguyên nhưng lời nói như gió bay! Khi cỗ xe đang đi chệch hướng, không xoay lại hướng mà cứ tìm cách thúc đẩy thì… càng đẩy nó càng đi chệch hướng xa hơn mà thôi.

Lê Phan - Cảm ơn đất nước đã dung thân




Tuần này Hoa Kỳ chào đón Lễ Thanksgiving, Lễ Tạ Ơn. Âu cũng là một dịp để nói chuyện ân tình.

Và cái câu chuyện ân tình đó phải bắt đầu bằng ngay chính đất nước Hoa Kỳ. Tôi mới được một người bạn gửi cho một bài viết thật chân tình hẳn là của một người Mỹ gốc Việt. Bài mang cái tên “Người Khách Trọ Vô Tình.”

Thomas A. Bass – Rừng Sát: hiện tượng kiểm duyệt tại Việt Nam (Bản dịch mới – Kỳ 2)

Phạm Hồng Sơn dịch
Bài liên quan:
Cuốn sách về một điệp viên không hoàn hảo
Những chỗ bị kiểm duyệt sửa đổi và cắt bỏ trong bản dịch cuốn “Điệp viên Z21. Kẻ thù tuyệt vời của nước Mỹ” của Thomas A. Bass
Bản dịch trọn vẹn: Thomas A. Bass – Điệp viên yêu chúng ta. Chiến tranh Việt Nam và trò chơi nguy hiểm của Phạm Xuân Ẩn
Trao đổi lại với ông Thomas A. Bass về phần biên tập ban đầu cuốn sách của ông mà tôi tham gia 
Thomas A. Bass – Phản hồi độc giả nhân lần xuất bản tại Berlin 
Nhà báo và nhà kiểm duyệt (1) 
Nhà báo và nhà kiểm duyệt (2) 
 
Thomas A. Bass – Rừng Sát: hiện tượng kiểm duyệt tại Việt Nam (Bản dịch mới – Kỳ 1)
Đọc toàn văn trong bản PDF
CÁC CƠ CHẾ KIỂM SOÁT VĂN CHƯƠNG
Một hôm vào tháng Ba 2014 một bản dịch tiếng Việt của The Spy Who Loved Us xuất hiện ở Hà Nội dầu không ai có thể cho tôi biết chắc và như tôi biết thì giấy phép xuất bản phải đến tháng Năm 2014 mới được cấp. Thậm chí nhan đề sách của bản dịch đó còn bị cắt và biến thành: Z.21, một mật danh của Phạm Xuân Ẩn. Dường như cuốn sách, giống như nhân vật của nó, có số phận phải âm thầm xuyên qua mảnh đất đầy bất trắc của những xung đột văn hóa tại Việt Nam.

Thiên An/Người Việt - Bảo Nguyễn, từ con thuyền vượt biên đến chiếc ghế thị trưởng

Bảo Nguyễn vừa vượt qua người đương nhiệm trong cuộc bầu cử
chức thị trưởng thành phố Garden Grove. (Hình: baonguyen.us)
Từ số tuổi đời, tuổi nghề, đến số tiền vận động cho cuộc tranh cử, tất cả chỉ khoảng một nửa so với người thị trưởng đương nhiệm, Bảo Nguyễn gây bất ngờ khi vượt lên dẫn đầu và chiến thắng trong cuộc đua vào chiếc ghế thị trưởng thành phố Garden Grove. 

Anh Vũ/RFA - Chủ trương “vừa hợp tác, vừa đấu tranh” có hợp lý?

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời tại Quốc hội Việt Nam ngày 19/11/2014. - Courtesy photo
Trả lời tại Quốc hội Việt Nam ngày 19 tháng 11 năm 2014, về quan hệ Việt - Trung, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu ra sáu chữ là "vừa hợp tác, vừa đấu tranh”. Trước một kẻ thù luôn có âm mưu độc chiếm Biển Đông và thôn tính Việt Nam như Trung Quốc thì chủ trương "vừa hợp tác, vừa đấu tranh" có khả thi hay không?

Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014

Huy Phương - NỖI BUỒN CHIẾN TRANH QUA THI CA MIỀN NAM (1945-1975)


Chiến tranh được định nghĩa như một cuộc tranh giành hơn thua, xung đột vũ trang vì quyền lực, chiếm đoạt lãnh thổ, áp đặt chủ nghĩa hay để trả thù, rửa hận. Nhiều nhóm người và dân tộc đã nhân danh nhiều thứ như tự do, độc lập, giải phóng... để mở cuộc chiến tranh. Dù với nhân danh nào, mục đích nào, giải phóng, áp đặt hay tự vệ hay bảo toàn lãnh thổ thì chiến tranh cũng đem lại chết chóc, tang tóc cho cả hai bên. Chúng ta đã thấy hàng trăm nghìn bia mộ, những vành khăn tang của cô nhi quả phụ, những nạng chống, những chiếc xe lăn của người thương tật, cùng với xóm làng điêu tàn, và những hậu quả để lại cho đời sống cả chục năm sau trên mặt địa cầu cũng như những dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn con người.

Thảo Trường - Mây Trôi (Kỳ 7)


Biết nói như thế nào với mẹ đây. Mẹ hỏi con chuyện vợ chồng. Mẹ muốn con có được một gia đình hạnh phúc như những người khác. Nhưng chính mẹ cũng có đạt được như thế đâu. Con cũng thường tự hỏi, có không hạnh phúc ở đời này?

Bạn trai của con à, một ông giáo sư nguyên là thầy dạy cũ đã có vợ có con và có cháu, một anh đồng nghiệp người da màu cũng đã có vợ có con, một anh học trò người Trung Đông râu xồm, chị bạn triệu phú và anh chồng bán thịt… Những người bạn mà con gái mẹ thường phải gặp trong sinh hoạt hằng ngày và đã có những giờ phút gần gũi với họ.

Ngô Nhân Dụng - Có ai biết Nguyễn Tuấn không?

Nguyễn Tuấn (hình: internet)
Chắc quý vị không ai biết Nguyễn Tuấn. Anh qua đời khi đang ngồi trong quán bánh ngọt tên là Jolly Donuts nằm ở góc Đại lộ Roscoe và Đường De Soto trong thành phố Los Angeles, nước Mỹ. Một chiếc xe hơi SUV cao và lớn đâm thẳng vào tiệm bánh lúc anh đang uống cà phê, khoảng 10 giờ đêm ngày 4 tháng Mười năm 2014.

Trần Mộng Tú - Ngày Giỗ Mẹ


Cả tuần nay tôi loay hoay dọn dẹp nhà cửa để làm giỗ mẹ. Mẹ mất đã hai mươi bốn năm rồi, thế mà mỗi năm đến ngày mẹ mất, khuôn mặt mẹ với tóc như cước lòa xòa ,da trắng như sáp, hai mắt nhắm nghiền trên mặt gối, trong cái buồng nhỏ ở bệnh viện vẫn hiện rõ ràng trong trí tôi.  Hình ảnh này cứ bên cạnh tôi trong suốt những ngày vào giỗ.

Thomas A. Bass – Rừng Sát: hiện tượng kiểm duyệt tại Việt Nam (Bản dịch mới – Kỳ 1)

Lời Tòa soạn DĐTK.- Cách đây mấy tuần, Diễn Đàn Thế Kỷ đã đăng lại bản dịch bài viết này của Thomas A. Bass từ Pro&contra nhưng chưa trọn vẹn thì bản dịch đã bị gỡ xuống. Nay một bản dịch của một dịch giả khác được đưa lên, chúng tôi lại xin phép được đăng lại đầy đủ.
Lý do, bài viết của Thomas A. Bass là một bản cáo trạng kinh hoàng về tình trạng kiểm duyệt sách xuất bản tại Việt Nam hiện nay, mà chúng tôi nghĩ cần được tiếp tay phổ biến rộng rãi cho bạn đọc trong và ngoài nước. Trước cách kiểm duyệt này, người ta có thể nói chắc chắn rằng không một bản dịch của bất cứ tác phẩm tiếng nước ngoài nào, không có cuốn sách được tái bản nào từ kho văn học Việt Nam tiền chiến (trước 1945), hoặc của miền Nam trước 1975, hoặc được xuất bản tại hải ngoại v.v... xuất hiện ở Việt Nam mà còn được nguyên vẹn như bản gốc cả. Sự cảnh báo này rất cần thiết để mọi người quan tâm đến việc nên tìm bản gốc để dùng, đặc biệt trong những công trình cần đến nguyên bản. DĐTK
Phạm Hồng Sơn dịch
Bài liên quan:
Cuốn sách về một điệp viên không hoàn hảo
Những chỗ bị kiểm duyệt sửa đổi và cắt bỏ trong bản dịch cuốn “Điệp viên Z21. Kẻ thù tuyệt vời của nước Mỹ” của Thomas A. Bass
Bản dịch trọn vẹn: Thomas A. Bass – Điệp viên yêu chúng ta. Chiến tranh Việt Nam và trò chơi nguy hiểm của Phạm Xuân Ẩn
Trao đổi lại với ông Thomas A. Bass về phần biên tập ban đầu cuốn sách của ông mà tôi tham gia 
Thomas A. Bass – Phản hồi độc giả nhân lần xuất bản tại Berlin 
Nhà báo và nhà kiểm duyệt (1) 
Nhà báo và nhà kiểm duyệt (2)  
Lời người dịch
Truyền thông đại chúng (mass media), cạnh những đức hạnh không thể phủ nhận, có một ác tính cũng không thể phủ nhận: đẩy con người thành những đám đông, giết tư duy độc lập cá nhân. Dù đám đông không phải luôn vô ích, có lúc đám đông còn là yếu tố cốt tử cho tiến bộ, Guistave Le Bon năm 1895 đã viết thế này: “Dù sao tôi cũng phải nói với độc giả ngay rằng tại sao những nghiên cứu của tôi sẽ đưa ra những kết luận khác với những gì ban đầu mọi người có thể mong đợi, ví dụ các đám đông thường có mức độ trí tuệ vô cùng thấp, kể cả các đám đông toàn người tinh hoa”.(1)

Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014

Trần Mộng Tú - Mặt Trời Lặn Hướng Tây

Ảnh: Trần Trung Đạo

Những thân cây
ngã xuống

lửa mồi lên

bản thảo
cháy

sách
cháy

vàng mã
cháy

cháy
cháy
cháy

tàn tro bay

tiếng kinh
tiếng mõ
tiếng khóc

những thân cây
tiếp tục ngã

cánh rừng
thưa

cánh rừng
thưa

hướng tây
mặt trời lặn.

Trần Mộng Tú



Nguyễn Hưng Quốc - Đánh giá một nhà phê bình


Đánh giá một nhà phê bình, người ta hay tập trung vào chỗ người ấy thích ai và không thích ai. Tuy nhiên, người ta quên: nhà phê bình, trước hết, là một người đọc, và là người đọc, hắn cũng có quyền yêu thích hay không yêu thích một tác giả hay một tác phẩm nào đó. Trước đây, khi viết cuốn Thi Nhân Việt Nam, Hoài Thanh tỏ vẻ yêu thích đặc biệt đối với một số nhà thơ như Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, v.v... Đó là cái quyền của ông. Sau này, trong cuốn Thơ Miền Nam 1954-75, Võ Phiến cũng tỏ vẻ yêu thích đặc biệt đối với một số người như Tô Thuỳ Yên, Phạm Thiên Thư, Nguyễn Đức Sơn, Nguyễn Bắc Sơn, thậm chí, Giản Chi, Đỗ Tấn, Trần Bích Tiên, v.v... Đó cũng là cái quyền của ông. Những cái quyền ấy cần phải được tôn trọng.

Cao Thanh Phương Nghi - Mộng Không Còn Là Mộng


Chị vuốt vuốt lần nữa hai vạt áo tràng, nhét cẩn thận những lọn tóc còn lòa xòa vào bên dưới vành khăn nâu, liếc nhìn trong gương khuôn mặt đã hoá trang kỹ lưỡng của mình rồi bước ra sân khấu.  Đêm nay chị sẽ diễn vai một người con gái vì tình không trọn nên quyết lòng đi tu.  Nhân vật trong vở hát chừng 18, 19 tuổi là cùng mà chị thì....Ôi, có tiếng ai khúc khích cười: "Đào già quá."

Thảo Trường - Mây Trôi (Kỳ 6)


Cuộc sống của tôi mỗi ngày mỗi nhiều biến chuyển lớn, tôi không được an nhàn hưởng thụ sung sướng như mình tưởng khi vớ được món của trở nên giầu có. Hai đứa con của tôi đều sa vào con đường hư hỏng. Đứa con gái theo trai có chửa nạo thai rồi đi theo bọn đàn đúm làm nghề “bia ôm”. Thằng con trai ghiền ma túy bị bắt đưa vào trại Bình Triệu. Cả hai đứa đều vào tù ra khám nhiều lần, những lần đầu bố nó còn mang cái huân chương kháng chiến ra bảo lãnh xin cho chúng ra, nhưng rồi sau cũng đành thây kệ!

Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

Tiểu Muội (thực hiện) - Ðặt lại giá trị văn học miền Nam trong lịch sử văn học Việt Nam

 Phóng viên Tiểu Muội và nhà văn Phạm Xuân Đài (Phạm Phú Minh) - Hình: Trần M. Triết
Phỏng vấn nhà văn Phạm Phú Minh

TM: Thưa ông, nhân dịp sắp có cuộc hội thảo về văn học miền Nam vào ngày 6 và 7 tháng 12 năm 2014 sắp tới tại Little Saigon, và được biết ông đã từng tổ chức và tham dự nhiều sinh hoạt văn học/văn hóa trước đây, xin ông cho biết một cách tổng quát các cố gắng của giới cầm bút hải ngoại về việc sưu tầm, lưu giữ và tìm hiểu vốn liếng văn học/văn hóa Việt Nam trong quá khứ.

Kalynh Ngô/Người Việt (thực hiện) - 'Hoài hương là một ý niệm, một cội nguồn bất tận'

LTS: Vào hai ngày, 6 và 7 Tháng Mười Hai, sắp tới, hội thảo Hai Mươi Năm Văn Học Miền Nam (1954-1975) sẽ được tổ chức tại nhật báo Người Việt và nhật báo Việt Báo ở Westminster. Gần 20 nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình và nghiên cứu văn học tại Hoa Kỳ, Canada, Pháp và Úc sẽ trình bày và phân tích những đặc điểm, thành tựu và ảnh hưởng của văn học miền Nam Việt Nam thời kỳ 1954-1975. Ban tổ chức gồm nhật báo Người Việt, nhật báo Việt Báo, báo mạng Tiền Vệ và báo mạng Da Mầu. Nhân dịp này, nhà văn Trịnh Thanh Thủy đã dành cho  phóng viên Kalynh Ngô của Người Việt cuộc phỏng vấn sau đây.

Kalynh Ngô (NV): Có ý kiến cho rằng, số người cầm bút ở miền Nam Việt Nam sau năm 1954 nhiều hơn so với thời tiền chiến, và ngược lại thì số độc giả của mỗi tác phẩm thì [trong Nam thời kỳ đó] lại ít hơn [ngoài Bắc thời tiền chiến]; nếu nhận định nói trên có phần nào đúng thì theo chị, vì sao có hiện tượng này?

Nhà văn Trịnh Thanh Thủy: Hiện tượng người đọc sách giảm đi ngày nay có thể đã bắt đầu có từ xưa. Tôi tin có chuyện đó xảy ra. Chúng ta không có một thống kê hay khảo sát nào chứng minh được điều này nên mọi con số đưa ra chỉ có tính cách tương đối vì không thể dựa trên một cơ sở nhất định nào. 

Nhà văn Trịnh Thanh Thủy. (Hình: Bạch Khỏe)
Nhà Văn Võ Phiến cũng đã tìm cách lượng định con số độc giả trong cuốn “Văn học Miền Nam: Tổng Quan”. Ông đưa ra một nhận định “Số tác giả sau 54 ở Miền Nam vượt cao hơn hồi tiền chiến toàn quốc rất xa, trong khi số độc giả dành cho mỗi tác phẩm thì không thấy tăng.” Ông đã căn cứ trên số lượng tác phẩm in ấn trước và sau năm 1954 để đo lường số lượng độc giả của hai thời kỳ văn học. Nếu tính theo số sách được in trên mỗi tác phẩm (hàng ngàn) cho toàn quốc trước 1954 mà Nguyễn Vỹ đưa ra trong cuốn “Văn thi sĩ tiền chiến” để so sánh với số sách được ấn hành và tiêu thụ trên mỗi tác phẩm (cũng con số ngàn) trong miền nam sau 1954. Người ta sẽ có cảm giác số người viết tăng và số người đọc giảm.

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Cầu Tiêu Quốc Hội

Cách tổ chức lấy phiếu tín nhiệm của Quốc hội Việt nam có quá nhiều điều bất cập, có lẽ đấy chính là nguyên nhân khiến cho kết quả việc lấy phiếu tín nhiệm của Quốc hội là một việc làm vô ích và không có hiệu quả như mong muốn. Kết quả cuối cùng thì cũng đã thấy, tức là chẳng có ai mất chức, hay bị cách chức nhưnhiều người kỳ vọng, nghĩa là mọ icái vẫn giữ y nguyên. - Kami
Tôi có việc phải trở lại Singapore, chút xíu. Ai nói gì thì nói, tôi cứ Vietnam Airlines mà chọn mặt gửi vàng.

 Đi hãng hàng không của ta, ít ra, cũng có ba cái lợi: khỏi phải nói tiếng nước người, được nghe mọi thông báo của phi hành đoàn bằng tiếng nước mình, và vừa bước chân vào khoang máy bay là các em tiếp viên  phát ngay cho vài ba tờ báo tiếng Việt. Đọc báo nhà nước không chỉ đỡ mệt mà còn thấy khoẻ thêm vì thường chỉ có những tin tức (cùnghình ảnh) vô cùng lạc quan về đồng bào và tổ quốc.

Việt-Long- RFA - Ukraine: chiến tranh hay hoà bình?


Không 'shirt front'

Thủ tướng Úc Tony Abbot là người dọa sẽ húc thẳng (shirt front) vào Tổng thống Nga Putin vì việc chuyến bay MH-17 của Malaysia bị bắn rơi trên bầu trời Ukraine khiến gần 30 người Úc tử nạn, nhưng người làm việc đó tại hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Brisbane, Australia, không phải là ông mà là Thủ tướng Canada Stephen Harper.

Trần Vinh Dự - Cuộc thanh lọc mới trong lĩnh vực ngân hàng?


Câu chuyện sở hữu một ngân hàng ở Việt Nam để rút ruột (bằng cách cho các doanh nghiệp của mình vay hoặc làm các giao dịch đặc biệt khác) là câu chuyện ai cũng biết từ nhiều năm nay. Đây chính là nguyên nhân lớn nhất dẫn tới tình trạng không thể quản trị rủi ro tín dụng tốt (vì các khoản vay này đều là khoản vay chỉ định) dẫn tới nợ xấu tăng cao.

Việt Hà, phóng viên RFA - Nhà báo Việt Nam nghĩ gì về tự do báo chí

Cựu Tổng biên tập tờ Thanh Niên, là ông Nguyễn Công Khế
Tờ New York Times của Mỹ hôm 19 tháng 11 đăng một bài viết được dịch từ tiếng Việt của cựu Tổng biên tập tờ Thanh Niên, là ông Nguyễn Công Khế, trong đó ông kêu gọi chính phủ Việt Nam nên mở rộng quyền tự do hoạt động cho báo chí Việt Nam bao gồm báo chí nhà nước và tư nhân. Đây là một bài viết hiếm hoi của một cựu Tổng biên tập một tờ báo lớn của nhà nước được đăng tải trên một tờ báo lớn của Mỹ, nước luôn kêu gọi Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản. Liệu đây có phải là một dấu hiệu mới cho thấy nhà nước Việt Nam sẽ mở rộng quyền tự do báo chí trong nước?

Phạm Cao Dương - NHẮC LẠI GỢI Ý VỀ HAI CÔNG TÁC CẦN PHẢI LÀM


NHÂN VỤTHƯỢNG ĐỈNH ASEAN NHÓM HỌP Ở NAYPYIDAW, MIẾN ĐIỆN, 12-13 THÁNG 11 NĂM 2014 VÀ TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG SẼ LÀMỘT CHỦ ĐỀ TRANH CÃI

Thường xuyên duyệt xét lại tất cả những bản đồ thế giới đã được ấn hành liên hệ tới Hoàng Sa và Trường Sa để nếu cần yêu cầu sửa đổi.

Nhân dịp Thượng Đỉnh ASEAN Lần Thứ 25 họp ở Naypyidaw, Miến Điện với chủ đề tranh chấp Biển Đông và Hoa Kỳ trở lại Á Châu-Thái Bình Dương, tiếp tục vận động đổi tên South China Sea (Biển Nam Trung Hoa) hay Mer de Chine (Biển Trung Hoa), những danh xưng quốc tế, thành Southeast Asia Sea (Biển Đông Nam Á) hay Mer de l’Asie du Sud-Est.

Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

Hùng Tâm/Người Việt - Phá tường ô nhục - Bá Linh đu dây

Thủ Tướng Angela Merkel
Nước cờ hòa giải của Thủ Tướng Angela Merkel


Sau khi phá tan bức tường ô nhục tại Bá Linh vào năm 1989, Cộng Hòa Liên Bang Đức tại miền Tây đã thu hồi và thống nhất với miền Đông để thành cường quốc giàu nhất Âu Châu với thủ đô đặt tại Bá Linh.

Khi ấy, mọi người đều thấy sự cáo chung của Chủ Nghĩa Cộng Sản và tinh thần Karl Marx. “Hồ Sơ Người Việt” nhắc lại chuyện này vào tuần trước (“Viếng Marx - từ Bá Linh 89 đến Thành Đô 90”) với phần kết luận hướng về Việt Nam ở bên cạnh Trung Quốc. 

Bùi Tín - Bi kịch ‘đi tắt đón đầu’

Hai Cha con ông "Hai Lúa" Trần Quốc Hải
Mạng Diễn Đàn Thế Kỷ ngày 12/11/2014 loan tin một nông dân Việt Nam quê ở Tân Châu, Tây Ninh, vừa được Nhà Vua Campuchia Norodom Sihamoni phong danh hiệu “Đại tướng quân”. Đó là ông “Hai Lúa” Trần Quốc Hải.
Cũng theo Diễn Đàn Thế Kỷ, năm 2006 ông Hai Lúa chế tạo một chiếc trực thăng. Công trình này gây tranh cãi một thời rồi bị “xếp xó”. Nhưng ông Hai Lúa không bỏ cuộc. Ông say mê sáng chế, cải tiến các máy nông nghiệp như máy nhổ củ mì, máy làm cỏ đồng ruộng, máy rải phân, cả máy thu hoạch mủ cao su. Tuy nhiên, theo lời ông kể lại cho một phóng viên của báo Một thế giới thì ông bị rắc rối với cả trung ương Hà Nội và địa phương Tây Ninh. Nhà nước khuyên ông: Thôi nhé đừng làm nữa.

Tạ Duy Anh/ Quê Choa - Một quốc gia nhỏ chỉ ăn rồi chơi


Có lẽ không quốc gia nào mà cuộc sống của giới công chức chứa nhiều điều nghịch lý như ở Việt Nam: Lương không đủ sống nhưng lại thuộc thành phần khá giả của xã hội; đã vào biên chế là có thể nằm lỳ cho đến hết đời, ngang nhiên đòi hỏi mọi chế độ phúc lợi, ngay cả khi chẳng làm gì; là người làm thuê cho dân nhưng lại hành xử như ông chủ có quyền ban ơn; năng lực cũng như tinh thần trách nhiệm trước công việc phần lớn ở mức trung bình và thấp, nhưng cực kỳ có khả năng trong việc kinh doanh “quyền lực Nhà nước” để tư lợi... Nhưng điều nghịch lý nhất là một nền hành chính cồng kềnh, ì ạch, dôi dư cả triệu người như vậy lại vẫn cứ đang tiếp tục ngày một phình to?