Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014
Phan Thanh Tâm - Một tài liệu bổ túc về trường hợp Phạm Quỳnh
LTS. Sau khi bài “Những ngày cuối cùng trong cuộc đời làm chính trị của học giả Phạm Quỳnh” của Phạm Cao Dương được đăng trên DĐTK ngày 30 tháng 10, 2014, chúng tôi nhận được những dòng góp ý sau đây của độc giả Phan Thanh Tâm. Thực ra sự việc Hồ Chí Minh đã nộp đơn xin học trường Thuộc Địa của Pháp năm 1911 trong đoạn góp ý này không nhằm bổ túc cho bài của Gs Phạm Cao Dương, mà có vẻ nhằm giải thích cho một việc khác: Hồ Chí Minh ra lệnh thủ tiêu Phạm Quỳnh năm 1945. Hãy hình dung tâm trạng của Hồ Chí Minh: khi mình đã nộp đơn vào trường Thuộc Địa mà đơn bị bác bỏ, thì mười năm sau, Phạm Quỳnh đã được ca ngợi nhiệt liệt khi diễn thuyết tại chính trường này.
Trường hợp này có thể gợi ý cho việc nghiên cứu một trong những động lực giết chóc vô số những trí thức yêu nước của Hồ Chí Minh sau 1945, phải chăng trong thâm sâu là để trả thù cho những căm phẫn thua thiệt trong quá khứ? - DĐTK
*
Trong chuyến Tây Du năm 1922, ngày 31/5/1922 Phạm Quỳnh được mời
diễn thuyết tại trường Thuộc Địa. Đề tài "Sự Tiến Hóa`Của`Dân An Nam từ
Khi Đặt Bảo Hộ Pháp"; trong 1giờ 30 phút bằng tiếng Pháp, được chính giới
và báo giới Pháp ca ngợi và nhiều báo xin đăng lại bài thuyết trình.
LS Hà Huy Sơn - “Quyền im lặng” là một thước đo về dân chủ của một xã hội
Mục tiêu “Xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng văn minh, dân giàu nước mạnh” là một tuyên bố đã có từ hàng chục năm trở lại đây. Một ông thầy cộng sản đã nói, đại ý: “Chủ nghĩa xã hội dân chủ gấp triệu lần xã hội tư sản”. Và gần đây có người lại nói, đại ý: “Nước ta dân chủ gấp vạn lần nước khác”.
Phạm Thị Hoài - Cuốn sách về một điệp viên không hòan hảo
Khi nghe Thomas A. Bass, một tác giả và giáo sư văn chương ở New York, kể rằng cuốn sách của ông về Phạm Xuân Ẩn đang được dịch để xuất bản tại Việt Nam, thú thật tôi đã không chú ý lắm. Lại một cuốn nữa ư? Trong khoảng mười năm gần đây, sách báo, tài liệu, phim ảnh về nhà tình báo tài ba của Việt Nam, một “điệp viên hoàn hảo” như nhan đề một cuốn sách cũng của một giáo sư Mỹ, liên tục ra đời và chỉ khác nhau ở chỗ ngày càng rầm rộ hơn, hoành tráng hơn, thậm chí cũng giật gân hơn, có lẽ để làm ông còn hoàn hảo hơn. Song ở đất nước lạm phát cả kẻ thù lẫn anh hùng này, cách chắc chắn nhất để triệt hạ sức hấp dẫn của một nhân vật là bắc loa phóng thanh ca ngợi người đó từ sáng đến tối. Nếu cứ tiếp tục như thế, một lúc nào đó tác phẩm duy nhất còn thiếu về Phạm Xuân Ẩn sẽ là cuốn Giết một anh hùng như thế nào.
Trần Quí Cao - Thân phận ông nghị ngồi trên ghế
Tôi rất đồng cảm với tác giả Lê Phú Khải khi đọc những dòng viết
của anh:
“Xem hình ảnh phóng viên phải ngồi dưới sàn để tường thuật họp
Quốc hội trên tuoitre.vn ngày 22/10/2014, là một nhà báo lâu niên, đã cả đời
cầm bút “phục vụ” chế độ, tôi thấy ngậm ngùi, đau xót và căm phẫn”(1).
Bùi Tín - Nhà mới nhưng trong đó là 'đảng biểu’ hay ‘dân biểu’?
Thế là Quốc hội Việt Nam đã có trụ sở mới to lớn, sau 5 năm chuẩn bị và xây dựng. Chưa quyết toán là bao nhiêu nghìn tỷ đồng. Ngày 6/10 Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên đầu tiên tại trụ sở mới trong hội trường nhỏ mang tên Tân Trào; ngày 20/10 phiên toàn thể kỳ thứ 8 khóa XIII họp trong hội trường lớn mang tên Diên Hồng.
Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014
Phạm Cao Dương - Việt Nam 1945: Những Ngày cuối cùng trong cuộc đời Làm Chính Trị của Học Giả Phạm Quỳnh
Nguyễn Hưng Quốc - Viết cho ai?
Người cầm bút viết cho ai? Thì cho người đọc! Câu trả lời thật đơn giản. Tưởng không ai có thể nói điều gì khác hơn được. Nhưng vấn đề sẽ trở thành vô cùng phức tạp nếu chúng ta hỏi tiếp: Người đọc là ai?
Phức tạp vì thật ra không
có cái gọi là người đọc chung chung và muôn thuở. Khái niệm "người
đọc" chỉ là một cái gì rất mới, một sản phẩm của xã hội hiện đại, hơn nữa,
ngay trong xã hội hiện đại, khái niệm "người đọc" cũng chỉ là một
khái niệm hàm hồ, và vì tính chất hàm hồ ấy, nhiều người đã lợi dụng nó cho
những trò chơi đầy gian lận.
Vương Trí Dũng - Bán đất bán nước bán cả đường đi
Đi trên những bãi biển đẹp mênh mông của nước Mỹ tôi từng ngậm ngùi nghĩ đến nhiều bờ biển rất đẹp của Việt Nam đã bị kẻ cầm quyền đem bán, đến nỗi không nói đến việc tìm ra đường lội xuống nước để bơi là bất khả thi, muốn đi dạo chơi trên cát cho thư thái chốc lát cũng không được nữa. Bây giờ, đám chức sắc đã xướng lên việc bán đường đi. Nghĩa là các vị ấy đã túng quẫn lắm rồi đấy, bao nhiêu thứ bán được trước đây, con cái, phe nhóm họ đã ăn tiêu bằng sạch. Chao ôi, nghĩ đến mà thấy cảm thương!
Lại nhớ chí sĩ Phan Bội Châu, ông có viết trong cuốn Việt Nam vong quốc sử chuyện thực dân Pháp lừa dân chúng ở một vùng quê nọ bán trời cho chúng. Bán xong thì ngồi trong nhà cũng là ngồi vào trời của Đại Pháp, đi ra sân cũng là đi trong trời của Đại Pháp, cùng cực đến nỗi lại phải cùng nhau vét sạch sành sanh của cải để đi chuộc trời về. Với tình thế này, dám chắc người dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng sắp đứng trước thảm họa bị bán trời đến nơi, bởi các ông ấy đã như những con nghiện hêroin thời kỳ cuối, có gì mà không bán chứ.
Các ông các bà Dương Nội và tất cả bà con những vùng miền bị cướp đất trắng tay trong nước ta ơi! Xin hãy tính trước sớm đi, mất đất thì vẫn kéo nhau đi ăn xin được, còn mất đường thì đội quân bị gậy biết đặt chân vào đâu để hành nghiệp? Chắc phải xắn cao quần lội xuống các bờ mương mà đi rồi. Nhưng đến khi mất trời thì nguy quá, chắc phải tìm sông lạch mà lặn mà vùi, chỉ để hở hai con mắt là còn yên thôi.
Âu cũng là cái số trời đã định từ khi ông lạc Long Quân chia tay với bà Âu Cơ. Đang yên lành trên mảnh đất trung du của mình, bỗng hứng lên đem 50 con đi tuột xuống nước mà ở. Kể ra, Đảng Cộng sản Việt Nam kế thừa và phát huy truyền thống lịch sử 4000 năm đến thế là tuyệt đỉnh. Cực lực hoan hô! - Nguyễn Huệ Chi
Phát triển kinh tế trong thời kỳ hội nhập cần sự hợp tác đầu tư với nước ngoài là đương nhiên. Hơn thế nữa, cần phải sử dụng công nghệ, học hỏi kỹ năng quản lý, và tận dụng vốn của nước ngoài để thu được lợi ích nhiều nhất, nhưng phía mình lại bị tổn thất ít nhất. Đó là bài toán tối ưu cửa miệng. Ai cũng nói được nhưng không phải ai cũng làm được.
Đoàn Thanh Liêm - Sống là cùng nhau chia sẻ niềm vui, nỗi buồn
Nói cho cùng, cuộc sống của bất kỳ ai thì cũng đều
có điều vui sự buồn xen kẽ với nhau cả. Trong phạm vi mỗi gia đình, thì sự chia
sẻ vui buồn đó là điều quá hiển nhiên rõ ràng. Mà trong đời sống chung của một
tập thể xã hội, thì cũng vẫn có sự chia sẻ niềm vui nỗi buồn giữa các phần tử
trong tập thể đó nữa vậy.
Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014
Nguyễn Tường Thụy - Người phụ nữ đằng sau ánh hào quang ở Los Angeles
Thương tặng Dương Thị Tân – người bạn, người em mà tôi quý trọng thương yêu
Khi Điếu Cày được đón tiếp nồng nhiệt lúc đặt chân xuống Sân bay quốc tế Los Angeles, có lẽ ít ai để ý đến một người phụ nữ từ Sài Gòn buồn bã hướng về nơi hào quang tỏa sáng mà đồng bào Việt ở Mỹ dành cho anh.
Nguyễn Hoài Vân - Nhận xét về những tiên đoán của Jeremy Rifkin
(Tiếp theo bài Tư Bản Chủ
Nghĩa sẽ lùi bước trước Kinh Tế Cộng Đồng Hợp Tác với trị giá sản xuất bên lề gần
zero? cùng tác giả trên DĐTK ngày thứ Ba 28/10/2014)
Trong
dự báo cho rằng Tư Bản Chủ Nghĩa sẽ lùi bước trước "Kinh Tế Cộng Đồng Hợp
Tác" với "trị giá sản xuất bên lề" gần zero, được đưa ra trong một
quyển sách vừa xuất bản, chúng ta có thể nhận ra một số khuynh hướng tổng quát
đã là hiện thực :
Lê Tuấn Huy - Từ vụ tước bằng Thạc sĩ Ðỗ Thị Thoan (1)
Qua ảnh chụp một phần văn bản được cho là công văn của Ban Tuyên giáo Trung ương, được biết một hội đồng thẩm định đã thu hồi Luận văn Vị trí của kẻ bên lề: thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa và “không công nhận học hàm (sic!) thạc sỹ của chị Đỗ Thị Thoan”. Dù độ xác thực của văn bản chưa được kiểm chứng, thông tin này được củng cố qua việc trang Bauxite Việt Nam cung cấp danh sách thành viên hai hội đồng liên quan đến luận văn được đề cập.
Tuấn Khanh - Để gió bay đi
Thật không may cho anh Tấn trong buổi tối định mệnh đó. Khi tất
cả mọi thứ cùng quẩn đổ xuống đầu anh. Mẹ già và con bệnh đang nằm bệnh viện.
Trong tay không còn gì để nghĩ đến ngày mai, anh Tấn đã cầm dao chạy ra lề
đường và chận 2 người đi đường dừng lại để doạ cướp. Một người bị cướp 20.000
đồng và một người khác bị cướp 30.000 đồng. Anh Tấn muốn dùng số tiền đó để mua
đồ đi thăm bệnh cho con vào sáng ngày mai. Thế nhưng chiều hôm sau, anh Tấn bị
bắt và bị Toà án xử 7 năm tù vì tội “cướp tài sản”.
Ngô Nhân Dụng - Cộng Hòa có thể kiểm soát cả Quốc Hội
Thứ Ba tuần tới, đảng Cộng Hòa hy vọng sẽ thắng lớn: Tiếp tục giữ đa số tại Hạ Viện và có thể chiếm thêm một số ghế để kiểm soát cả Thượng Viện. Chính trị nước Mỹ sẽ hoàn toàn thay đổi trong hai năm tới, vì hai ngành hành pháp và lập pháp thuộc hai đảng với đường lối khác và đối nghịch nhau.
Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014
Viết Từ Sài Gòn - Ai đã xây dựng hình tượng blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải?
![]() |
Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải bước ra khỏi sân bay quốc tế Los Angeles vào ngày 21 tháng 10 năm 2014.California. - AFP photo |
Ai? Có lẽ câu trả lời mạnh mẽ và chắc chắn nhất là chế độ Cộng sản xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam. Hay nói cách khác, không có Cộng sản, sẽ không có một Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, không có chế độ Cộng sản, cũng không có nốt Nguyễn Văn Đài, Lê Thăng Long, Lê Thị Công Nhân, Phạm Thanh Nghiên, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Phương Uyên hay Bùi Chát, Lý Đợi... Nói vậy nghe có vô lý?!
Mới nghe qua thì có vẻ rất vô lý và khôi hài, chẳng có gì để làm căn cứ, thậm chí có thể hiểu nhầm là những người đấu tranh dân chủ, những nhà cách tân vốn do chế độ Cộng sản Việt Nam nuôi dưỡng và đào tạo. Nhưng trên thực tế không phải vậy nếu như đặt một bài toán ngược: Nếu không đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền Việt Nam thì những nhà đấu tranh trên đây sống một cuộc đời ra sao? Vì sao họ phải đấu tranh?
Nguyễn Hoài Vân - Tư Bản Chủ Nghĩa sẽ lùi bước trước Kinh Tế Cộng Đồng Hợp Tác với trị giá sản xuất bên lề gần zero?
![]() |
Jeremy Rifkin |
Tư Bản Chủ Nghĩa sẽ lùi bước trước "Kinh Tế Cộng Đồng
Hợp Tác" với trị giá sản xuất bên lề gần zero". Đó là một tiên đoán của
Jeremy Rifkin, một nhà tư tưởng Hoa Kỳ, sẽ có thể trở thành sự thực trong khoảng
30 đến 50 năm.
Xin tóm tắt vài nét chính trong quyển sách mới của ông
(*).
Phạm Chí Dũng - Điếu Cày, hẹn gặp anh ba năm nữa!
Gửi cho BBC từ Sài Gòn
Ông Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) được Việt Nam thả và đưa sang Mỹ.
Nửa ngày sau chuyến lưu vong cưỡng bức đột ngột của Điếu Cày, tôi ghé thăm chị Tân vợ anh. Mắt còn thâm quầng bởi cả đêm trước mất ngủ, chị buồn buồn nói với tôi: “Ông Cù Huy Hà Vũ đi thì dù gì còn có người nhà bên cạnh, còn ông Hải thậm chí không được gọi điện về nhà”.
Cả đêm, con gái chị ngồi bó gối khóc rưng rức bởi không được nhìn thấy mặt bố.
Chẳng khác gì tù nhân lương tâm Cù Huy Hà Vũ, người tù chính trị quan trọng nhất Điếu Cày Nguyễn Văn Hải bị cơ quan an ninh áp giải từ trại giam ra thẳng phi trường Nội Bài trong cảnh tuyệt đối câm lặng. Những người muốn giữ riệt bóng tối ấy chỉ muốn anh chuyển từ bốn bức tường cô độc sang một không gian hoàn toàn cô đơn.
Nhưng những hình ảnh đầu tiên về bà con kiều bào Việt và cả giới báo chí Mỹ đón tiếp Điếu Cày tại sân bay Los Angeles lại biểu tả quá sống động rằng anh đang trở về vòng tay ấm áp của mọi người.
Xứ Mỹ hay Canada không hề lạnh giá với anh.
Vậy mà một người quen của tôi bất chợt hỏi: “Điếu Cày chống Cộng dữ lắm phải không?”. Tôi ngỡ ngàng nhìn lại. Người quen của tôi tuy không truy cập mạng lề dân nhiều, nhưng cũng nắm bắt tình hình thời sự, biết không phải ít về các nhân vật bất đồng chính kiến và dân chủ. Rõ là hệ thống thông tin một chiều của đảng đã lợi hại đến mức biến một nhà hoạt động xã hội và phản kháng Trung Quốc như Điếu Cày trở thành kẻ chống phá chế độ.
Cầu nguyện
Buổi sáng Sài Gòn nắng trượt nhẹ uể oải. Cuối cùng, ngày tôi chờ đợi cũng vừa đến, nhưng tôi đã không thể gặp mặt “kẻ chống phá chế độ”.
Một tháng trước, chúng tôi đã kỷ niệm ngày sinh nhật của Câu lạc bộ Nhà báo tự do được sáng lập bởi anh và cầu nguyện cho Điếu Cày sớm ra tù. Một buổi liên hoan nho nhỏ cũng đã được lên kế hoạch để siết tay anh sau sáu năm rưỡi cay đắng giữa bốn bức tường ẩm mốc của trại giam.
Điều kỳ lạ là tuy chưa một lần nói chuyện, tôi đã có với Điếu Cày một kỷ niệm không quên. Buồng giam 2C1, trại giam PA92 số 4 Phan Đăng Lưu của Công an TP. HCM năm 2012.
Khi tôi bị đẩy vào buồng giam này, nghe nói Điếu Cày đã bị chuyển sang trại giam Chí Hòa ba ngày trước đó. Thật ngẫu nhiên, những bạn giam cùng buồng người Malaysia và Hàn Quốc lại bố trí cho tôi nằm trên bục ximăng ngay chỗ trú thân của Điếu Cày trong suốt một năm tám tháng trước. Đôi dép nhựa mòn vẹt của Điếu Cày cũng được bàn giao cho tôi sử dụng.
Không có lấy một người Việt. Điều đáng giá còn lại chỉ là tiếng Anh. Nhờ vào chút ít vốn ngoại ngữ, tôi được nghe những người cùng buồng giam kể rất nhiều về Điếu Cày.
Tất cả đều làm tôi khắc khoải nhớ lại năm 2009. Lần đầu tiên tôi nhận ra anh trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở khu vực gần Nhà Văn hóa Thanh Niên, Sài Gòn. Thế nhưng lúc đó tôi chỉ đứng bên cạnh và im lặng quan sát anh. Lúc đó, tôi im lặng. Lúc đó, tôi chỉ là một kẻ ngoài lề xã hội…
Số phận kỳ quặc không ngờ là một năm rưỡi sau khi ra khỏi buồng giam nơi Điếu Cày từng ở, bỗng nhiên tôi lại trú chân trong một tổ chức dân sự có tên là Hội Nhà báo độc lập Việt Nam – hậu bối của Câu lạc bộ nhà báo tự do.
Có lẽ không ai có thể cưỡng lại số phận, nhất là nếu số phận có ý muốn sắp đặt như thế.
Có lẽ anh và cả tôi nữa đều chung thân phận vác thánh giá.
Anh sẽ sớm về
Hội Nhà báo độc lập đã không có cơ hội để đón Điếu Cày, cũng như nỗi thất vọng khó nói thành lời của chị Tân và các con anh. Điều an ủi chỉ là hy vọng anh sẽ sớm về nhà.
Tối đa là ba năm nữa. Biết đâu chừng còn sớm hơn.
Bất kể ý chí của chính thể cầm quyền Việt Nam ra sao và số phận của nó như thế nào.
Khác hẳn nhiều năm trước, những ai phải lưu vong vào thời điểm này hay năm sau đều tràn ngập hy vọng trở về cố hương trong không bao lâu nữa.
Điều an ủi lớn hơn dành cho giới hoạt động dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam là khi chính quyền và ngành công an buộc phải thả người tù quan trọng nhất và cũng mang tính thách thức nhất như Điếu Cày, đó không phải là một tinh thần “toàn thắng” từ phía họ như hệ thống tuyên truyền một chiều vẫn thường tự an ủi và cũng bị ngộ nhận từ một số người khác.
Lần này thì khác. Thực chất đó là một sự nhượng bộ không nhỏ của chính thể Hà Nội. Rốt cuộc, những người bên đảng cũng đặt chân đến nửa còn lại của bán đảo Triều Tiên, nơi họ được đón tiếp bởi 21 phát đại bác và cùng người đồng minh quân sự của “kẻ thù số một” ra tuyên bố chung phản bác Bắc Triều chạy đua vũ khí hạt nhân.
Còn nhượng bộ vì cái gì thì đến giờ này có lẽ hầu hết chúng ta đều không mơ màng.
Buổi tối Việt Nam còn là sân bay Nội Bài. Nhưng khi Điếu Cày đặt chân xuống phi trường Los Angeles thì cũng là lúc ở Hà Nội bắt đầu nhận ra sự xuất hiện của viên trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ Tom Malinowski, phụ trách dân chủ, nhân quyền và lao động.
Chẳng phải ngẫu nhiên mà Tom đến Việt Nam vào lúc này. Cũng chẳng phải ngẫu nhiên mà trước, trong và sau chuyến công du của nữ thứ trưởng ngoại giao Mỹ Wendy Sherman đến Hà Nội vào tháng 3/2014, phía chính quyền đã lập kỷ lục bằng hành động thả một hơi 5 tù nhân lương tâm, trong đó có cái tên đáng giá là Cù Huy Hà Vũ.
Còn sau đợt viếng thăm đột ngột Hà Nội của Thượng nghị sĩ John McCain và Chủ tịch Hội đồng liên quân Martin Dempsey, Việt Nam tiếp tục nhỏ giọt 7 tù nhân chính trị, với đa số là những người già yếu mà có thể bị coi là “sắp chết”.
Điếu Cày là người thứ 14 có tên trong danh sách tù chính trị được phóng thích từ đầu năm đến giờ, nhưng lại là nhân vật đầu bảng trong danh sách mà người Mỹ nêu ra cho Hà Nội. Logic tiếp theo là nếu vào đầu tháng 9/2014 trong dịp đặc xá quốc khánh, công chuyện về TPP vẫn chưa đâu vào đâu và cánh cửa TPP gần như đã khép lại vào cuối năm nay, thì tới đây Tom Malinowski và sau đó là Ngoại trưởng John Kerry lại phải làm nhiệm vụ giúp đẩy hé cánh cửa ấy.
Một nhân vật khác với quyền lực ghê gớm hơn – Michael Froman, Đại diện thương mại Mỹ – cũng vừa nhấp nhá cơ hội “quyết tâm kết thúc đàm phán TPP” cho giới chính phủ Việt Nam.
Cạn kiệt mọi nguồn tài nguyên thiên nhiên, Việt Nam vẫn còn niềm tự hào cuối cùng về một thị trường dồi dào sức lao động rẻ tiền cùng nguồn tài nguyên nhân quyền không bao giờ mất dáng vẻ quyến rũ khi thổ lộ nhan sắc mặc cả.
Bùi Tín - Tan hỏa mù
Ít lâu nay, trong giới bình luận thời sự trong và ngoài nước đã có không ít người lạc quan cho rằng trong lãnh đạo đảng CS có một sự phân hóa, bên cạnh xu hướng thân Tàu, dựa vào Tàu, đã có một bộ phận muốn cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ và phương Tây.
Khi ủy viên Bộ Chính trị Phạm Quang Nghị được cử sang Hoa Kỳ trong khi Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh sẵn sàng khăn gói theo lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ vẫn chưa được lệnh xuất phát, có dư luận cho rằng nhóm thân Mỹ trong Bộ Chính trị đã chiếm ưu thế, mở ra triển vọng mới cho vị thế quốc tế của Việt Nam, thoát khỏi sự khống chế của người khổng lồ phương Bắc. Xu hướng lạc quan này xét ra là có lý, thuận theo suy luận lô-gíc của các sự kiện.
Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014
Gs Nguyễn Văn Tuấn - Từ chối bạn, chào đón kẻ thù
Có lẽ các bạn đã biết kí giả Bill Hayton vừa mới xuất bản một cuốn sách có tựa đề là "The South China Sea: The Struggle for Power in Asia" (Biển Đông: Cuộc Đấu Tranh Quyền Lực ở Á Châu). Tôi chưa đọc cuốn sách (và chắc cũng không có thì giờ đọc trong tương lai gần) nhưng có nhận bài điểm sách của David Brown đăng trên Asia Sentinel (1). Đọc bài điểm sách này, tôi thấy sách có lẽ là nguồn thông tin tốt cho những ai còn quan tâm đến chủ quyền biển đảo và sự đe doạ của Tàu cộng đối với Việt Nam. Nhưng câu chuyện về mối liên hệ giữa cá nhân của tác giả với Chính phủ VN cũng thú vị.
Nguyễn Trần Sâm/ Quê Choa - Đổi mới tư duy là thế nào?
Năm 1986, noi gương Mikhail Gorbachëv tiến hành “cải tổ” ở Liên Xô, đảng CSVN cũng khởi xướng công cuộc “đổi mới” ở VN. Vì “đảng ta” vốn giàu truyền thống sáng tạo nên trong cuộc đổi mới này đã nghĩ ra một khẩu hiệu nghe “sang” hơn cải tổ của LX. Đó là “đổi mới tư duy”.
Phạm Chí Dũng - Tín nhiệm Quốc Hội sẽ quyết định nhân sự Bộ Chính Trị?
Chính trường Việt Nam đang ngầm chứa những đột biến. Nếu đột biến lại có khả năng dẫn đến đảo lộn. Đảo lộn ấy lại có thể kéo theo sự lệch pha lớn lao về tương quan nhân sự trước đại hội đảng 12.
Công bố phút 89
Chi tiết rất đáng chú ý là chỉ đúng vào sáng khai mạc Quốc Hội lần thứ 8 ngày 20 tháng 10, 2014, Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng mới công bố “tại kỳ họp này, Quốc Hội sẽ tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc Hội bầu hoặc phê chuẩn.”
Phi Khanh/Người Việt - Hủ tiếu Nam Vang giữa lòng Hội An
![]() |
Hủ tiếu, cao lầu ở một góc chợ đêm Hội An. (Hình: Phi Khanh/Người Việt) |
QUẢNG NAM (NV) - Đến Hội An, người ta hay tìm những quán cao lầu để nếm thử, để biết hương vị phố cổ qua ngòi bút miêu tả của không ít văn sĩ...
Thế nhưng những ai thích dạo phố về đêm, sẽ nhớ nhiều đến hình ảnh những người bán bắp luộc dạo trên những chiếc xe đạp, nhớ những hàng nước thâu đêm dưới tán phượng hay nhớ đến quán hủ tiếu Nam Vang của ông Toản, một quán hủ tiếu nằm bên một con hẻm nhỏ, bên góc phố nhỏ.
Người Việt - Mỹ đòi CSVN sửa luật để cải thiện nhân quyền
![]() |
Phụ tá Ngoại trưởng Mỹ về Nhân quyền họp báo ở Hà Nội ngày 26/10/2014 sau 5 ngày đi thăm viếng nhiều nơi và thảo luận với các viên chức CSVN. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images) |
HÀ NỘI 26-10 (NV) - Hoa Kỳ đòi chế độ Hà Nội sửa luật lệ hình sự, nhờ vậy nhân quyền sẽ được bảo vệ nhiều hơn, thay vì chỉ thả một vài tù nhân chính trị này rồi bắt vào mấy người khác.
Nam Phương & Thiện Giao (Người Việt) - Blogger Điếu Cày: Nhà tù Cà Mau như ‘trại súc vật’
![]() |
Ðiếu Cày (HìnhL Uyên Vũ) |
LTS – Sáu ngày sau khi được đưa thẳng từ nhà tù ở Nghệ An lên máy bay sang thẳng Hoa Kỳ và đặt chân xuống phi trường Los Angeles, ngày 27 tháng 10, blogger Điếu Cày dành cho Người Việt cuộc phỏng vấn qua điện thoại từ chỗ ở tạm của ông. Trong cuộc phỏng vấn này, ông chia sẻ nhiều điều liên quan đến việc được thả trước thời hạn và những trải nghiệm của ông ở trong tù. Cuộc phỏng vấn do Nam Phương và Thiện Giao thực hiện.
***
Người Việt: Khi được thả ra khỏi nhà tù ở Thanh Chương, Nghệ An, sao người ta không thả anh ở Việt Nam mà lại đi thẳng sang Hoa Kỳ?
Điếu Cày: Trước hết, tôi xin nói rõ: Tôi không xin tha tù, và nhà cầm quyền Cộng Sản cũng không tha tôi. Họ đưa tôi ra khỏi trại giam và áp giải tới sân bay. Bộ Ngoại Giao Việt Nam tuyên bố, Việt Nam đã quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù.
Chủ Nhật, 26 tháng 10, 2014
Dương Danh Dy - Bài 1: Họp Thành Đô 'nguyên nhân và diễn biến'
BBC giới thiệu một phần bài tư liệu của ông Dương Danh Dy, cựu Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu về các nguyên nhân chủ yếu dẫn tới Hội nghị bí mật Thành Đô năm 1990 giữa một số lãnh đạo hai Đảng Cộng sản Trung Quốc và Việt Nam:Nguyên nhân từ phía Việt Nam:
Ngưòi lãnh đạo chủ chốt của Đảng ta, người quyết liệt chống bọn bành trướng bá quyền Trung Quốc qua đời tháng 7 năm 1986, tạo điều kiện cho Ban lãnh đạo Việt nam nhất là ngưòi lãnh đạo chủ chốt mới, đại biểu cho xu hướng cần phải bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc, để thoát khỏi vũng lầy Campuchia, thế bị bao vây cấm vận, phải căng mình ra đối phó trên nhiều mặt trận…để có cơ hội thuận lợi tiến hành thực hiện bước chuyển đổi chiến lược “cải cách, đổi mới”.
Trần Mộng Tú - Huế Ðứng Trong Mưa
Em hôn hộ anh lên đôi mắt Huế
mắt Huế bây giờ ướt sũng trong mưa
những cành lá rơi mang theo chùm mắt
thả xuống sông Hương ngơ ngác tìm bờ
Trần Gia Phụng - Quảng Nam hay cãi
Tuy
được vua Lê Thánh Tông thành lập từ 1471, nhưng Quảng Nam trải qua chiến tranh
liên tục, khi thì giữa Đại Việt với Chiêm Thành, khi thì giữa vua Lê, chúa Trịnh
với chúa Nguyễn, khi thi giữa chúa Nguyễn với nhà Tây Sơn, nên tình hình Quảng
Nam không ổn định cho đến năm 1802 là năm vua Gia Long thống nhất đất nước. Từ đó, Quảng Nam mới tổ chức hệ thống hành chính
quy củ, với địa giới như ngày nay. Các
sinh hoạt kinh tế, văn hóa, giáo dục bắt đầu phát triển.
Trần Giao Thủy - Đôi điều về cuốn nhật ký của bà Nhu
![]() |
Gia đình ô.b. Ngô Đình Nhu (Từ trái): Lệ Thủy, Trác, Lệ Quyên, Bà Nhu, Ông Nhu, Quỳnh (c.1961). Nguồn: Madame Ngo Dinh Nhu Facebook |
LTS. Mấy năm gần đây người ta biết có một cuốn hồi ký của bà Ngô Đình Nhu viết từ năm 1959 đến năm 1963 do một quân nhân người Mỹ lai Việt đang giữ. Người đó là Đại úy James Van Thạch, khoảng hơn một năm trước đây có lần đích thân đến nhật báo Người Việt và đề nghị Người Việt xuất bản cuốn hồi ký này, nhưng sau việc không thành. Vào đầu năm nay 2014 có bài viết Đi Tìm Bà Nhu của tác giả Trần Giao Thủy đăng trên báo mạng Đàn Chim Việt, giới thiệu rất kỹ cuốn sách “Finding the Dragon Lady: The Mystery of Vietnam’s Madame Nhu” của tác giả Monique Brinson Demery do nhà xuất bản Public Affaires ấn hành vào tháng 9, 2013. Trong sách có đoạn nói về cuốn hồi ký này. Chúng tôi xin phép tác giả Trần Giao Thủy và báo Đàn Chim Việt được trích đăng đoạn tóm lược này. - DĐTK
Trong cuốn Finding the Dragon Lady, tác giả Demery chỉ trích đoạn
một phần rất nhỏ trong cuốn nhật ký dầy hơn 350 trang. Phần trích dịch đó chỉ
minh hoạ một phần nhỏ cuộc sống không hạnh phúc, ngay giữa lòng quyền lực, của
Đệ nhất phu nhân nền đệ nhất Cộng hòa.
Võ Phiến - Ðàn Ông, Kẻ Nọ Người Kia (1)
Chị Lê thèm khát ước ao một khoảng không
gian.
Người đàn ông buông lỏng vòng tay. Chị nhích ra. Chị nhích
sát ra ngoài cửa xe. Cửa sau của xe tắc-xi hiệu Renault bốn ngựa chỉ có thể đẩy
qua đẩy lại nửa tấm kính, không thể mở rộng, gió không lùa vào được nhiều. Chị
áp trán rồi nghiêng mặt áp má sát vào tấm kính cửa để nghe cái mát của bên
ngoài. Chị thò bàn tay ra ngoài, xòe các ngón tay ra để cho gió lọt từng lọn
qua kẽ ngón tay. Ðường khuya vắng người, rộng thêm ra.
J.B. Nguyễn Hữu Vinh/RFA - Đặng Xuân Diệu, tiếng kêu cứu tắc nghẹn giữa chốn lao tù
![]() |
Đặng Xuân Diệu |
Chúng tôi biết Fx. Đặng Xuân Diệu như một thanh niên đầy nhiệt huyết, một người hoạt động vì lợi ích cộng đồng và dấn thân hy sinh cho những cuộc đời cay đắng của người cùng khổ. Hiện anh đang phải chịu những đòn thù hèn hạ trong tù Cộng Sản.
Thứ Bảy, 25 tháng 10, 2014
Trần Mộng Tú - Hạt Dẻ Mùa Thu
Tặng
Phạm Hảo
Người
phụ nữ đó dậy từ 4 giờ sáng, chị mặc áo ấm, quàng khăn, xỏ chân vào đôi giầy vải.
Chị xách theo mình vài cái túi chợ, một cái đèn pin dài, loại của những người
đi cắm trại. Chị bắt đầu ra khỏi nhà, rẽ phải, lao xuống con dốc nhỏ. Hai hàng
cây hạt dẻ đang chờ chị.
Ngô Nhân Dụng - Chào mừng Nguyễn Văn Hải tự do
Khi nghe tin anh Nguyễn Văn Hải ra khỏi nhà tù mang số 6 (Thanh Chương-Nghệ An) chúng ta ai cũng vui mừng. Nhưng anh vừa cởi còng số tám đã bị đẩy lên máy bay đi biệt xứ, vợ con cũng không được báo tin để tới tiễn đưa! Nhiều người tiếc, lo anh như cá phải ra khỏi nước, không còn cơ hội tiếp tục cuộc đấu tranh đòi tự do dân chủ cùng với đồng bào.
Nguyễn Thanh Liêm - Quyển Phan Văn Hùm của Trần Nguơn Phiêu và sự thật lịch sử Việt Nam
Lịch
sử là cả một quá trình văn hóa làm nên bộ mặt hôm nay (hiện giờ) của một dân
tộc. Bởi vai trò quan trọng đó mà người làm chính trị và các chế độ chính trị
luôn luôn tìm cách sửa đổi hay bóp méo lịch sử cốt để dẫn chứng hay biện minh
cho những chiêu bài chính trị phần lớn là lỗi lầm của họ. Họ muốn che đậy hầu
hết sự thật của những việc làm bất nhân, tàn bạo mà chế độ đã hay sẽ áp dụng.
Chế độ càng phi nhân, càng tàn nhẫn độc ác thì sự áp bức bóp méo lịch sử càng
nặng nề và càng sâu rộng. Bởi đó mà sự thật lịch sử ít khi được phơi bày một
cách trung thực, đầy đủ như các nhà sử học chân chính mong muốn. Nó thường bị
che đậy hay bóp méo không nhiều thì ít, hoặc có chủ đích hẳn hoi hoặc sai lạc
một cách vô tình. Ở một nước tự do như nước Mỹ, với đội ngũ trí thức đông đảo
to lớn như vậy, với tổng số chất xám vĩ đại như vậy, và với quyền hạn khoa học
vô biên như vậy mà một số sách giáo khoa lịch sử còn không nói lên hết được mọi
khía cạnh của sự thật (hãy đọc “Lies My Teacher Told Me,” của James W. Loewen)
thì huống hồ gì những sự thật lịch sử dưới chế độ độc tài chuyên chế như chế độ
Cộng Sản ngày nay. Sách giáo khoa về lịch sử Mỹ thường cố tình bỏ qua những sai
lầm của chế độ về phương diện kỳ thị chủng tộc, hay những tàn phá trong chiến
tranh mà Mỹ đã tham dự... để chỉ đề cao những thành tựu về kinh tế và chính trị
của chủ nghĩa tư bản tự do. Sách giáo khoa về lịch sử Nhật Bản cũng vậy, cũng
cố tình bỏ qua những độc ác tàn bạo của quân đội Nhật trong Thế Chiến Thứ II.
Nhưng khi nói về chủ trương bóp méo lịch sử để phục vụ cho chế độ chính trị,
thì không có chế độ nào làm việc đó một cách toàn diện và sâu rộng bằng chế độ
Cộng Sản.
Lý Thừa Nghiệp - NHAN SẮC NHỮNG MÙA TRĂNG
Đầu mảy lông có hạt nắng hồng
Chứa đủ cả ba ngàn thế giới
Cứ qua sông, cớ chi nán đợi
Tiếng chèo khua động cả núi sông.
Lê Minh Hà - PHẬN ĐÀN BÀ *
![]() |
Photo: Giang Dong Du |
1. Nơi ấy, con bé con trở thành thiếu nữ. Qua
những tháng ngày đứt đoạn. Rồi thành đàn bà.
Nơi ấy xa rồi và người đàn bà trẻ con nhớ mãi.
Nhớ. Và biết rằng mình sẽ không tìm về. Nơi chốn là để đi xa quay về trong hồi
ức. Nếu tìm về bằng bước mỏi, nơi chốn có còn thân thuộc nữa không?
Vĩnh Hảo - TỰ DO, DÂN CHỦ, HÒA BÌNH
Gió mùa
thu năm nay, trở nên khô khốc, ảnh hưởng bởi nạn hạn hán trầm trọng nhất trong
nhiều thập kỷ qua ở xứ này. Nhưng đâu đó trên hành tinh, mưa thu lất phất bay,
và gió thu se sắt gợi buồn; cũng có nơi mưa ngập cả các con lộ chính của thành
phố lớn để người và xe cộ phải lội bì bõm trong giòng nước ngầu đục. Và chỗ nọ,
chỗ kia, làn gió dân chủ, hòa bình, khơi niềm hứng cảm cho sự vươn dậy của ý thức
tự do, khai phóng.
Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2014
Bùi Mẫn Hân - Chủ nghĩa cộng sản thân hữu tại Trung Quốc
Trần Ngọc Cư dịch
Lặng lẽ
mà xem Tập Cận Bình
Bắt ruồi đánh hổ giữa quan, binh.
Lắm người nao nức trong chờ đợi,
Vì biết đâu, Bình đập vỡ bình!
Trong chiếc bình kia nhung nhúc dòi
Quẳng vào đống rác cũng đành thôi.
Tội tình gì phải ôm mang mãi
Khổ lụy quê hương, nhục giống nòi?
(Cảm tác của dịch giả về bài xã luận sau đây của Min Xinpei:)
Vào thời điểm Tập Cận Bình phát động chiến dịch
chống tham nhũng ngay sau khi trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc
(ĐCSTQ) vào cuối năm 2012, hầu hết các nhà quan sát thời sự đều nghĩ rằng ông
sẽ chỉ thông qua các đề xuất, bỏ tù một số quan chức cao cấp rồi tiến hành công
việc như cũ, đâu lại vào đấy thôi. Dù sao, các lãnh đạo tiền nhiệm của ông gần
như đã lợi dụng các cuộc điều tra chống tham nhũng để loại bỏ các đối thủ chính
trị của mình và củng cố quyền lực. Các biện pháp kỷ luật thường được tiến hành
rầm rộ trong vòng một năm sau khi nhà lãnh đạo mới được chỉ định làm Tổng Bí
thư và giảm dần cường độ vào năm tiếp theo.
Cánh Cò - Tự do trong lưu đày
viết
từ Việt Nam
Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải tại
Los Angeles tối 21/10/2014. - AFP photo
Điếu Cày, không biết là người thứ
mấy triệu trên trái đất này tiếp tục con đường có cái tên rất đẹp: Tự do trong
lưu đày.
Điếu Cày chắc chắn không phải là một
cậu bé. Anh sinh năm 1952 năm nay đã ngoài 60, cái tuổi mà ở Việt Nam anh đã về
hưu, đuổi gà nếu nghèo, du lịch nếu trung lưu và hưởng thụ, ăn chơi nếu giàu
có.
Cao Huy Huân - Câu chuyện sân bay ở Việt Nam
Việc trang Airlinequality.com xếp cả hai sân bay lớn nhất ở Việt Nam là Tân Sơn Nhất ở phía Nam và Nội Bài ở phía Bắc vào top những sân bay tệ nhất ở Châu Á làm tôi thấy vui. Vui vì ít ra cũng đã có một động thái từ phía bên ngoài đánh giá chất lượng của những sân bay ở Việt Nam. Điều đó chứng tỏ Việt Nam đang dần được để mắt tới so với việc bị bỏ xó từ nhiều năm trước, và trở thành một quốc gia bí ẩn như Bắc Hàn hiện nay. Có thể nói châu Á là nơi có nhiều vấn đề cần phàn nàn về ý thức và thái độ phục vụ trong ngành dịch vụ, và tất nhiên, Việt Nam lọt top chẳng có gì đáng ngạc nhiên, có chăng chút vui nho nhỏ vì thế giới cũng chịu đá động đến Việt Nam rồi đó.
Võ Thị Hảo - Nếu Quốc hội cũng thù địch với minh bạch...
viết từ Hà Nội
Công an canh gác bên ngoài tòa nhà Quốc Hội VN. - AFP photo
Phóng viên ngồi bệt chầu ...chân ghế QH
Hình ảnh những phóng viên phải ngồi bệt dưới đất ngửa cổ “chầu” lên chân ghế các vị đại biểu quốc hội (ĐBQH) đang họp đã khiến nhiều người phẫn nộ.
Thứ Năm, 23 tháng 10, 2014
Tuấn Khanh - Những câu chuyện về đàn bà
Người đàn bà ngồi tựa vào tường trên lối mòn của một con hẻm. Mệt mỏi và thiếp đi cạnh quang gánh của mình. Hai đầu gánh là đủ thứ quà vặt như bánh tráng, kẹo, đến chanh, ớt… rồi có cả đồ chơi trẻ con chằng cột. Chị như muốn kéo cả thế giới chung quanh đi theo mình trong cuộc mưu sinh nhọc nhằn không có ngày tháng cuối.
Marianne Brown (VOA) - Việc trục xuất blogger Điếu Cày là bất hợp pháp?
![]() |
Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải tới Hoa Kỳ vào ngày 21/10/2014. (lytrianh facebook). |
Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, một trong những nhân vật bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất Việt Nam, mới đây đã được thả khỏi nhà tù và đưa sang Mỹ. Tuy việc phóng thích được nhiều người hoan nghênh, một số người đã nêu lên nghi vấn về tính chất hợp pháp của hành động này.
Kính Hòa, phóng viên RFA - GS Đoàn Viêt Hoạt: Một giai đoạn mới cho cuộc đấu tranh dân chủ
![]() |
Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải bước ra khỏi sân bay quốc tế Los Angeles vào ngày 21 tháng 10 năm 2014.California. - AFP photo |
Ngày 21/10/2014, người tù chính trị Nguyễn Văn Hải hay còn gọi là blogger Nguyễn Văn Hải được nhà cầm quyền Hà Nội trả tự do sang Hoa Kỳ. Họ đã đưa ông thẳng từ trại giam ra sân bay để đi Mỹ.
Cách đây 16 năm một người tù chính trị khác là Giáo sư Đoàn Viết Hoạt cũng ra đi trong một hoàn cảnh tương tự. Giáo sư cho biết cảm nghĩ của mình khi nghe tin ông Nguyễn Văn Hải sang đến Hoa Kỳ:
Cảm nghĩ đầu tiên của tôi là một chuyện cũ đang được lặp lại. Tất nhiên đây là việc vui cho anh Điếu Cày vì anh được tự do. Nhưng đối với tất cả chúng ta thì chuyện này cũng không có gì vui vì đó là chuyện được lặp lại cách đây 16 năm tôi cũng ra đi như vậy.
VOA Tiếng Việt - Vụ Điếu Cày: Việt Nam dùng tù nhân làm con bài mặc cả với Mỹ?
![]() |
Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải trả lời báo giới tại phi trường Los Angeles, tối 21/10/2014. (Photo: Dan Lam Bao) |
Việc Hà Nội phóng thích một cách âm thầm một trong những nhà bất đồng chính kiến nổi bật nhất ở Việt Nam hôm 21/10 rồi trục xuất ngay sang Mỹ đã khiến giới quan sát đặt câu hỏi là phải chăng Việt Nam vẫn tiếp tục xu hướng dùng công dân của mình để làm lá bài mặc cả với phương Tây, nhất là Mỹ.
Bùi Tín - Tại sao lại đi đêm?
Cuộc gặp bí mật giữa 2 đoàn đại biểu đảng CS Việt Nam và Trung Quốc ở Thành Đô, Trung Quốc, tháng 9 năm 1990, đang là đề tài nóng ở trong nước. Cả một phong trào rộng lớn “Tôi cần biết”, “Chúng tôi muốn biết”, “Quyền được biết là quyền công dân” đang lan rộng, ăn sâu, theo đúng cam kết của đảng CS với nhân dân. “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” là phương châm căn bản trong mối quan hệ giữa đảng CS với nhân dân .
Ngày 1 tháng 1 năm 2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cam kết trong Thông điệp đầu năm rằng “Mọi quyết định của Nhà nước đều phải minh bạch”. Ông phải giữ lời hứa.
Thứ Tư, 22 tháng 10, 2014
Ngô Nhân Dụng - Bệnh chứng Nguyễn Cơ Thạch
![]() |
Cựu Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch. |
Ông Ðặng Xương Hùng mới dùng một từ tôi được nghe
lần đầu: “Hội chứng Nguyễn Cơ Thạch.” Ông Hùng, từng giữ chức “vụ phó” trong Bộ
Ngoại Giao tại Hà Nội, hiện đang tị nạn chính trị tại Thụy Sĩ, chắc ông biết rõ
chuyện ông Nguyễn Cơ Thạch mất chức bộ trưởng sau Hội nghị Thành Ðô năm 1990
giữa giới lãnh đạo hai đảng Cộng Sản Trung Quốc (Trung Cộng) và Cộng Sản Việt
Nam (Việt Cộng). Hai chữ “hội chứng” hơi trừu tượng không quen thuộc với đa số
độc giả cho nên tôi tạm dùng chữ “bệnh chứng,” dù không chính xác bằng.
Trần Trung Đạo - Ánh sáng Điếu Cày
![]() |
Blogger Ðiếu Cày Nguyễn Văn Hải (Hình: Uyên Vũ) |
Khi trục xuất anh Điếu Cày ra khỏi Việt Nam, lãnh đạo CS nghĩ họ trục xuất anh sang Mỹ. Với lãnh đạo CS đó là một chọn lựa khôn ngoan. Bởi vì, theo họ, tên anh gắn liền với các phong trào chống chủ nghĩa Đại Hán Bá Quyền Trung Cộng; phong trào do anh lãnh đạo chẳng những không bị dập tắt dần theo năm tháng tù đày của riêng anh nhưng đã mỗi ngày một phát triển rộng; để anh ở lại là một mối lo canh cánh bên lòng.
Vương Trí Nhàn - Tìm hiểu chính sách đào tạo lớp trí thức mới của nhà nước Nga Xô Viết để hiểu trí thức được đào tạo ở Hà Nội sau 1954
Tập tiểu luận Về trí thức Nga (La Thành và Phạm
Nguyên Trường dịch, nxb Tri thức H. 2009) gồm có nhiều bài viết xuất
sắc
+ Chân lý của triết học và sự thật của người trí thức
+ Khủng hoảng trí tuệ và sứ mệnh của tầng lớp trí thức cả hai cùng của tác giả N.A.
Berdaev
+ Tầng lớp kỹ giả -- Alekssandr Solzhenítsyn
+ Phẩm tính trí thức -- Dmitri Likhachev
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Tôi Lậy Mấy Ông
“Xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ nầy không biết đã có CNXH hoàn thiện ở VN hay chưa.” - T.B.T Nguyễn Phú Trọng
Ngày 6 tháng 10 năm 2014, báo Tuổi Trẻ đi tin: Ông Phạm Hồng Thái (50 tuổi, trú thôn Tân Phong, xã Quế Lộc, huyện Nông Sơn, Quảng Nam) uống thuốc diệt cỏ tự tử vì bị nghi oan lấy trộm 9,2 triệu đồng của người cùng xóm.
Âu Dương Thệ - Khi ông Thủ đi giải độc và vận động ngoại giao!
- Dân chủ là xu thế của thời đại…, nhưng dân chủ của chúng tôi là Hiến pháp 2013 đấy!
- Các ông nói hộ chúng tôi đi – Chúng tôi không dám mở miệng !
Theo
dõi các hoạt động ngoại giao của một số nhân vật cầm đầu chế độ toàn trị trong
thời gian gần đây nổi bật lên một sự hoạt náo rất đặc biệt, bay ngược xuôi từ
đông sang tây, từ bắc tới nam. Bề nổi là để đáp ứng ba vấn đề lớn rất nóng bỏng
của chế độ. Đó là tình hình kinh tế-tài chánh ngày càng đi xuống rất tồi tệ,
chính sách bành trướng cực kì ngang ngược của bá quyền Bắc kinh và sự kết án của cộng đồng quốc tế về
sự chà đạp nhân quyền trước phong trào vận động dân chủ của nhiều thành phần ở
VN qua việc hình thành các tổ chức dân sự và phát động phong trào “Chúng tôi muốn biết”. Đặc biệt là ba vấn nạn lớn đang sôi xục này lại có quan hệ hỗ
tương mật thiết với nhau, không thể chỉ giải quyết vấn đề này nhưng lại muốn bỏ
qua các vấn đề khác!
Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014
Phạm Thị Hoài - Ngày Về
“Chúng ta đang sống trong một hoàn cảnh thật khốn nạn. Sau hàng thế kỉ ngoại thuộc, sau ba chục năm trời nhiễu nhương, nay nước nhà được thanh bình, dân tộc bắt tay xây dựng đất nước, thì chúng ta lại bỏ xứ ra đi, chúng ta lại vắng mặt, lại đứng ngoài vòng.”
Trần Vinh Dự - Nobel kinh tế 2014 và vấn đề quản lý thị trường
![]() |
Người đoạt giải Nobel kinh tế 2014 là giáo sư Jean Tirole, 61 tuổi, và đang là giáo sư tại trường Đại học Tolouse 1, Pháp. |
Tại sao EVN liên tục kêu lỗ
dù người tiêu dùng luôn cho rằng giá điện ở Việt Nam đắt đỏ? Tại sao giá xăng
giảm thì ít mà tăng thì nhiều? Tại sao giá sữa ở Việt Nam luôn ở mức cao? Tại
sao các nhà mạng có thể đồng loạt tăng giá cước 3G lên 40% hồi tháng 10 năm
2013? Tại sao hệ thống ngân hàng của Việt Nam liên tục ốm yếu? Tại sao các
thương lái thường xuyên có thể ép giá nông dân khi thu mua nông sản (đặc biệt
là gạo)? Đây là một vài trong số hàng trăm những câu hỏi mà người tiêu dùng
Việt Nam thường xuyên đặt ra. Tiếc rằng hiếm khi, nếu không muốn nói là chưa
bao giờ có, câu trả lời thực sự thỏa đáng.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)