Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

Nguyễn Hưng Quốc - Nhìn Joshua Wong, nghĩ về vấn đề lãnh tụ

Joshua Wong được xem là một nhà hoạt động kiểu mới của thời đại liên mạng.
Lâu nay, những người quan tâm tranh đến tình hình chính trị thường than thở là điều thiếu nhất, và do đó, cần nhất, trong quá trình tranh đấu cho dân chủ tại Việt Nam là vấn đề lãnh tụ: Chúng ta chưa có một gương mặt và một tên tuổi nổi tiếng được cả nước cũng như quốc tế biết đến và ngưỡng mộ như Nelson Mandela ở Nam Phi trước đây hoặc Aung San Suu Kyi ở Miến Điện hiện nay.

Ðào Như - Ngoại Trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh Và Vũ Khí Sát Thương Của Mỹ


Nếu đúng theo tuyên bố của bộ Ngoại giao VN, Ngoại trưởng Phạm Bình Minh có chuyến viếng thăm Mỹ trong 2 ngày đầu tháng 10-2014 thể theo lời mời của Ngoại trưởng Hoa kỳ, John Kerry. Ngoại trưởng Kerry và Ngoại trưởng Minh sẽ có buổi hội đàm tại Washington nhằm triển khai các thỏa thuận giữa các lãnh đạo của 2 nước về quan hệ đối tác toàn diện. Cuộc hội đàm này sẽ diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đang tiến hành xây dựng đảo nổi tại bãi đá ngầm Gạc Ma của Việt Nam thuộc quần đảo Trường Sa. Hôm 24/9 chính quyền Bắc kinh lại ra thông cáo cho hay là Quân đội của nước này sẽ tiến hành cuộc tập trận qui mô bắn đạn thật tại vùng biển phía Nam đảo Hải Nam và kéo dài đến vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam. Các cơ quan chức năng của VN đang tích cực tìm mọi biện pháp bảo vệ ngư dân VN được hoạt động bình thường, đánh bắt cá tại vùng biển Hoàng Sa, một ngư trường truyền thống của VN.

Trần Vinh Dự, Nguyễn Quốc Toàn - Đại học phi lợi nhuận không phải là thiên đường trú ẩn của kẻ bất tài


Norman Osborn là một nhà khoa học và là chủ tịch công ty Oscorp trong bộ phim
Người Nhện 1 (Spiderman 1) lần đầu được công chiếu năm 2002. Trong phim, ông Osborn thực hiện một dự án nghiên cứu tối mật do Bộ Quốc phòng Mỹ tài trợ. Nghiên cứu của ông mất quá nhiều thời gian, tiêu tốn quá nhiều tiền, và thử nghiệm bất thành. Vì thế ông bị Bộ Quốc phòng Mỹ cắt tài trợ. Vì muốn cứu dự án của mình, và để chứng minh với Bộ Quốc phòng nhằm lấy lại tài trợ, ông đã thực hiện thí nghiệm ngay trên cơ thể mình với một hóa chất có tác dụng tăng cường năng lực chiến đấu của binh sĩ. Tiếc là hóa chất này chưa thực sự ổn định. Kết quả là hóa chất này biến ông thành một siêu nhân nhưng đồng thời làm ông phát điên, và vì thế trở thành một ác ma với cái tên Green Goblin.

Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

GS Nguyễn Văn Tuấn - Bạn có tự hào là người Việt Nam?


Cuốn sách "Tôi tự hào là người Việt Nam" mới xuất bản và đã bán hết 10000 cuốn, có thể nói là một hiện tượng (1). Cách đây vài năm, trung tâm Thuý Nga bên Mĩ có sản xuất một show nhạc có tên là "Tôi là người Việt Nam" cũng rất thành công. Những sản phẩm loại này có thể nói là cũng có tác động tốt trong việc lên dây cót tinh thần cho công chúng. Nhưng là người va chạm thực tế hơi nhiều, tôi nghi ngờ cái ý tưởng cao đẹp "tự hào là người Việt Nam".

Trần Phong Vũ - Nguyễn Xuân Hoàng thấp thoáng trong tôi


Sau mấy năm vất vả chống chọi với chứng ung thư, giáo sư, nhà văn, nhà báo Nguyễn Xuân Hoàng đã trút hơi thở cuối cùng, ra đi bình an vào lúc 10 giờ 50 sáng Thứ Bảy, 13 Tháng Chín, tại San Jose, California, bên cạnh hiền thê của anh là chị Trương Gia Vy, bốn con, một trai ba gái, và các cháu nội ngoại, sau 74 năm tại thế.

Trọng Nghĩa (RFI) - Khẩu chiến Việt-Trung tại Liên Hiệp Quốc về Biển Đông

Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh
phát biểu trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, ngày 27/09/2014. Reuters

Tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc, ngày 27/09/2014, Ngoại trưởng Trung Quốc Trung Quốc đã cho rằng cần phải áp dụng luật lệ quốc tế để giải quyết các tranh chấp, nhưng không hề nhắc tới Biển Đông, nơi Bắc Kinh bị tố cáo là coi thường luật lệ quốc tế. Trong phát biểu sau đó, Ngoại trưởng Việt Nam đã nêu bật tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc để xác định rằng mọi nước lớn nhỏ đều phải từ bỏ việc dùng võ lực trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ.

Phạm Thị Hoài biên soạn - Trần Dần, Ghi chép Về Cải Cách Ruộng Ðất ở Bắc Ninh 1955-1956 (4)


Con giết mẹ ở Tiên Hưng, Thái Bình
Bảo là vợ ngã ao mà chết, nhưng sao vợ chết chồng lại bỏ đi? Đội mới xem chỗ cầu ao, thấy nông không đến một thước thì không thể chết đuối được. Mà chết thì phải quẫy, đằng này bèo không bị bới lộn lên gì cả.

Phan Châu Thành - Tại sao Việt Nam “phải” có thật nhiều… thứ trưởng?!


Một đặc điểm rất “thú” và nhiều “vị” chát của Việt Nam
Gần 40 năm sau chiến tranh Nam-Bắc, Việt Nam đang bị lạm phát tướng quân đội, có đến mấy trăm vị tướng trong thời bình! Rồi Việt Nam cũng đang ngày càng lún sâu vào… lạm phát tướng công an - có hơn trăm “ông” tướng công an chỉ huy hơn trăm lực lượng an ninh chìm nổi, chủ yếu chĩa súng vào dân (ví dụ như tướng Đỗ hữu Ca chỉ huy tấn công đầm Cống Rộc của nông dân-kỹ sư nông nghiệp-cựu chiến binh Đoàn Văn Vươn…) trong thời XHCH “vạn lần dân chủ hơn tư bản”!

Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2014

VÕ PHIẾN - ÐÊM ÐÊM


Chị Tào thức giấc, hồi lâu không ngủ lại được, mỗi lúc mỗi thấy khó chịu thêm: ớn lạnh dọc xương sống, ráo cổ, nhức một bên màng tang. Chị lặng lẽ nghiêng mình về một phía, quặt tay ra sau, nắn bóp mấy sợi gân cổ, bóp gần bả vai. Chị quờ tay trên mặt bàn ngủ tìm ve dầu nóng mọi khi vẫn để cạnh chân đèn. Tay chị chạm phải vật gì, làm ngã đánh bộp. Không thấy lọ dầu đâu, chị nhẹ nhàng kéo hộc bàn, thò tay vào lần dò tìm kiếm. Bàn tay gặp cái kềm. Cái kềm bị khua, va vào một vật gì bằng thủy tinh...

LÊ MINH HÀ - PHẬN ĐÀN BÀ *


1.

 Nơi ấy, con bé con trở thành thiếu nữ. Qua những tháng ngày đứt đoạn. Rồi thành đàn bà.

 Nơi ấy xa rồi và người đàn bà trẻ con nhớ mãi. Nhớ. Và biết rằng mình sẽ không tìm về. Nơi chốn là để đi xa quay về trong hồi ức. Nếu tìm về bằng bước mỏi, nơi chốn có còn thân thuộc nữa không?

Nơi ấy ngày xưa thơm mùi sen ổi là một ngõ vắng dẫn thẳng vào khu tập thể gồm phần lớn gia đình văn hóa mới, có chứng nhận đóng dấu phát hàng năm. Một cái cổng đồ sộ bằng sắt hàn hoa lá cành thường xuyên được gia cố, cánh nhỏ mở, ra vào tự do không kiểm soát, cánh lớn luôn khóa chặt giống như mọi cánh cổng liên quan tới những nơi quyền chức từ bấy đến giờ. Cư dân trong khu thì ra vào qua cánh cổng nhỏ luôn luôn mở. Đã có lần một ông cán bộ cao cấp có tiêu chuẩn Volga hứng chí cho anh lái xe nghỉ, tự mình ngồi sau tay lái đưa vợ tới thăm một người bà con sống ở đó. Anh thường trực cung kính nép bên cánh cổng nhỏ mời bà vợ oai phong lẫm lẫm vào, còn ông chồng cao cấp của bà thì được đá mắt hừm hừm kèm lời dặn: 'Anh ngồi ngoài trông xe chờ đồng chí đây không nhỡ trẻ con nó tắt mắt thì chúng tôi không chịu trách nhiệm.' Cuộc viếng thăm đó đã trở thành một huyền thoại của ngõ, được kể tới tận bây giờ, khi mà cánh cổng cũ đã được tháo bỏ (có lệnh hay tự động thì cư dân không một ai biết). Ngày gặp mặt cán bộ công nhân hưu trí, ông thường trực cũ mắt đã đục đục, bộ còm lê si đa mua đâu đó trên mạn Quốc Tử Giám, giật giật mấy ngón tay ông bạn già hỏi thăm về ông khách cốp dạo nào. 'Khổ. Nào tôi có biết. Thấy bà ấy bảo gì ông ấy cũng nghe, lại nữa là ông ấy tự lái xe... May gặp ông ấy không để bụng chứ hôm ấy thì tôi hoảng quá... ông ấy mất rồi à... Khổ...'

NGỰ THUYẾT - MỐI TÌNH ÐẦU HAY THỬ NHÌN LẠI “ĐÂY THÔN VỸ” của HÀN MẶC TỬ


Mối tình đầu? Đó là câu chuyện trữ tình, lãng mạn của một vài trăm năm về trước? Mà ngay vào thời kỳ ấy nó cũng chỉ áp dụng cho một số trường hợp. Là vì nếu có người tha thiết, trân trọng và ôm mãi trong lòng “Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy”, thì cũng có kẻ xem đấy như một kỷ niệm bé nhỏ, êm đềm, một biến cố trong vô vàn biến cố khác tất nhiên phải xẩy ra trong đời người. Nhưng dù sao đó vẫn là đề tài muôn thuở, muôn nơi của những chuyện tình sướt mướt như Tristan và Iseut thời trung cổ châu Âu, Romeo và Juliet, Catherine và Heathcliff  ở Anh, Paul và Virginie ở Pháp, Werther ở Đức, vân vân.

LÊ MẠNH HÙNG - CÔN LUÂN NÔ


dịch từ Thái Bình Quảng Ký

Ðời Ðại Lịch nhà Ðường có một chàng họ Thôi, bố làm quan lớn. Bố chơi thân với một vị huân thần đứng vào hàng nhất phẩm của triều đình. Chàng Thôi lúc đó lên kinh học, bố sai đến viếng thăm vị nhất phẩm lúc đó đang mắc bệnh. Thôi sinh còn đang tuổi thiếu niên, dung mạo như ngọc, tính tình nhàn tĩnh, cử chỉ lịch sự, lời ăn tiếng nói thanh nhã. Khi đến viếng thăm, nhất phẩm sai kỹ nữ cuốn rèm, triệu sinh vào nhà. Sinh bái lạy nói lại mệnh cha. Nhất phẩm vui vẻ đón nhận, mời ngồi nói chuyện. Lúc đó có ba kỹ nữ đứng hầu, nhan sắc đều là hạng tuyệt đại giai nhân cả. Kỹ nữ mang đào ngâm, tưới nước cam lộ bỏ vào trong bát vàng dâng lên. Nhất phẩm bèn sai một ả kỹ nữ mặc áo hồng cầm một bát vàng mang mời sinh ăn. Sinh vốn tuổi trẻ, thấy gái đẹp thì thẹn cứ bẽn lẽn không ăn. Nhất phẩm bèn ra lệnh cho ả kỹ áo hồng lấy thìa súc mời. Sinh bất đắc dĩ phải ăn. Bầy kỹ khúc khích cười. Sinh bèn cáo từ ra về. Nhất phẩm nói:
- Nói với lang quân là lúc nào nhàn tản, hãy đến đây chơi, đừng để lão phu mong đợi.

THẾ UYÊN - ĐI TÌM NHỮNG HÌNH BÓNG QUÁ KHỨ


Từ giữa thập niên 95, thủ tục xin visa về Việt Nam du lịch và thăm thân (viết tắt từ chữ thăm thân nhân) trở thành dễ dàng hơn, mặt khác Việt kiều hải ngoại đa số đã ổn định cuộc sống, bỗng nhiên không ai bảo ai không ai rủ ai nẩy sinh một thứ gần như là phong trào về quê cũ Việt Nam thăm và tìm kiếm mồ mả cha ông, và khi đã thấy thì sửa sang xây cất cho thật đẹp, thật đàng hoàng, theo ý chủ quan của mỗi người, tất nhiên. Một người bạn kể đã kéo tất cả anh chị em ở hải ngoại về Việt Nam làm một chuyến đi dài từ Nam ra Bắc, chỉ để lo nơi an nghỉ cuối cùng của các người thân qua đời đã lâu.

Thứ Bảy, 27 tháng 9, 2014

Nguyễn Hoàng Văn - Ðiệu tranh đấu li-la

Tây ban cầm đã hát ngọng giọng Tàu và “Lorca Nguyễn Văn Trỗi” của Phạm Thị Hoài [1] làm tôi liên tưởng đến nhiều thứ: những kép đào hát bội-chèo-cải lương, lời văng tục của nguyên Tổng thống Mỹ Bill Clinton, cảnh hội chợ lô tô náo nhiệt ở một tỉnh nghèo miền Trung.
Một cảnh Tết quê giữa thập niên 80, thời đói ăn và đói cả thông tin. Cái sân khấu giữa chợ lòe loẹt những băng rôn đỏ sậm chữ vàng, lèo tèo những giải thưởng nghèo nàn với dăm ba chiếc xe đạp, phích nước và đồ gia dụng linh tinh nhưng o bế thật kỹ bằng những chùm giấy bóng hay dải băng kim tuyến xanh đỏ tím vàng, rặt một thứ thẩm mỹ chợ quê.

Hạ Long Bụt sĩ - Tập Đại Thành Lý Đông A và Lâu đài Tư tưởng bất thành của Trần Đức Thảo

MỘT DỰ TÍNH TRIẾT HỌC MUỘN MÀNG !

Mất gần 40 năm, 1951-1991, TĐThảo mới nhìn ra hết những sai trái của Marx và Hegel, như trong hang tối của Platon, ông bị sở tri chướng (Phật) đè nặng, trở thành u mê, như chính lời ông bố mắng: mày học làm thợ còn hơn,  mày học nhiều quá nên trở thành kẻ không tưởng, kẻ sống trong mộng ảo…(tr.160) chúng nó đã xúi mày đi vào chỗ chết…

Chính ông về sau cũng nhìn nhận : Kẻ đi tìm chân lý như tôi nay cũng chỉ là một thằng hề! ha ha ha…Người Pháp gọi là fou rire, cười như điên rồ…mang tiếng kẻ có học mà cứ phải đi theo đuôi mấy ông cán bộ i tờ (TĐThảo-Những Lời Trăng Trối-tr.326 )- Bố mẹ nuôi nấng, cho sang Tây ăn học, nay trở thành thằng khùng trong xã hội…

Ngô Nhân Dụng - Trường Sa! Trường Sa! Ðảo chếnh choáng!


Tháng Ba năm 1974, hai tháng sau khi Trung Cộng tấn công chiếm quần đảo Hoàng Sa, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đưa một phái đoàn đi thăm một đảo trong quần đảo Trường Sa; chắc để ủy lạo tinh thần các quân nhân đồn trú. Trong số người tham dự chuyến đi có Ðại Úy Ðinh Thành Tiên, lúc đó 36 tuổi.

Phạm Cao Dương - Đính chính một sai lầm: Không Thể Hiểu Nam Hải là Biển Trung Hoa hay Biển Nam Trung Hoa được

Ý chính của người viết trong bài này là quan niệm về hai nước đã song hành tồn tại từ đầu ở Đông Á là Bắc Quốc và Nam Quốc chứ không phải là một nước An Nam đối kháng với một một nước Trung Quốc văn minh và hùng mạnh hơn nằm ở giữa. Chính với quan niệm này mà tổ tiên chúng ta đã dựng nước và giữ nước từ nhiều ngàn năm trước và chúng ta vẫn tiếp nối công trình này. Cũng chính vì quan niệm này mà người Tầu không thể chấp nhận người Việt và luôn tìm cách đồng hoá va tiêu diệt. Vấn đề được đặt ra là sang thiên niên kỷ thứ ba này, liệu chúng ta còn có thể tiếp tục giữ vững được quan niệm này nữa hay không?
Danh xưng Nam Hải chỉ có nghĩa là Biển Nam, hay Biển của Nước Nam, hay Nước Nam không hề bao hàm hai tiếng Trung Hoa
Trong ngôn ngữ Việt Nam, chúng ta có một số danh xưng để chỉ Biển Đông, miền biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đó là Biển Đông, Biển Trung Hoa, Biển Nam Trung Hoa và gần đây Biển Đông Nam Á hay bằng Hán Việt là Biển Nam Hải hay vắn tắt hơn, Nam Hải. Các danh xưng này đã được sử dụng và trở thành quen thuộc qua các bài học về địa lý kể từ khi chương trình Trung và Tiểu Học Việt Nam được Việt hóa, rõ hơn là từ thời Chính Phủ trần Trọng Kim qua Chương Trình Hoàng Xuân Hãn, vị Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục và Mỹ Thuật đương thời. Trước đó là Chương Trình Pháp Việt dạy bằng tiếng Pháp. Vì được chuyển từ tiếng Pháp sang và vì ở thời đó chưa có các cuộc tranh chấp về các Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa nói riêng và ở Biển Đông nói chung nên danh xưng Biển Trung Hoa, dịch từ tiếng Pháp Mer de Chine đã được sử dụng. Sau này khi tiếng Anh được dùng nhiều, ta lại có thêm danh xưng Biển Nam Trung Hoa, South China Sea, mà người ta cho là dịch từ danh xưng Nam Hải mà ra. Ở đây tôi không bàn về các danh xưng khác mà chỉ bàn về danh xưng Nam Hải và danh xưng Biển Nam Trung Hoa hay Mer de Chine hay South China Sea mà thôi.

Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

Thư mời TRIỂN LÃM - THUYẾT TRÌNH - RA MẮT KỶ YẾU TỰ LỰC VĂN ĐOÀN


Trân trọng kính mời quý vị đến tham dự buổi

TRIỂN LÃM - THUYẾT TRÌNH - RA MẮT KỶ YẾU
TỰ LỰC VĂN ĐOÀN

Từ 12:30 trưa ngày Chủ nhật 28 tháng 9 năm 2014 tại Viện Việt Học
15355 Brookhurst St., Suite 222
Westminster  CA 92683
Tel (714) 775-2050

Buổi sinh hoạt văn học gồm hai chủ đề chính: 1. Giới thiệu sách Tự Lực Văn Đoàn bản gốc được số hóa và đưa lên Thư Viện của Viện Việt Học. 2. Ra mắt tập Kỷ Yếu và bộ DVD về cuộc triển lãm và hội thảo báo Phong Hóa Ngày Nay và Tự Lực Văn Đoàn vào hai ngày 6 và 7 tháng 7 năm 2013 tại Little Saigon.

Với các diễn giả: Đỗ Quý Toàn - Nguyễn Văn Sâm - Phạm Lệ Hương - Nguyễn Trọng Hiền - Phạm Phú Minh

Cả hai chủ đề trên đây đều nhằm mục đích bảo tồn một di sản văn hóa quý giá trong lịch sử văn học Việt Nam của Thế Kỷ 20 là Tự Lực Văn Đoàn, một văn đoàn được đánh giá là quan trọng nhất trong suốt lịch sử kéo dài hơn một ngàn năm của văn học Việt Nam.

Chế độ cộng sản trong nước trong một thời gian dài đã muốn xóa bỏ giá trị đích thực của nhóm văn học này bằng cách bóp méo, chà đạp, bôi nhọ, và về sau cả việc in lại sách với các thay đổi tùy tiện.

Buổi sinh hoạt này nói lên những việc làm cụ thể của học giới hải ngoại nhằm sưu tầm, phục hồi và phổ biến các tác phẩm văn học gốc của nhóm Tự Lực Văn Đoàn, cùng các nhận định và đánh giá của những học giả và giới nghiên cứu hải ngoại.

Kính mời đồng hương tham dự.



KIỀU PHONG - NHỮNG SAI LẦM TRONG BÀI “TRƯỜNG HỢP VÕ PHIẾN” CỦA THU TỨ (1)

Nhà văn Võ Phiến tại nhà riêng (Hình: Huỳnh Ngọc Dân)
(Thu Tứ là bút hiệu của ĐTP, con trai thứ nhà văn Võ Phiến. Anh được cha mẹ và chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cho đi du học từ nhỏ, trở thành một khoa học gia ở Mỹ. Anh là nhà văn có tài. Nhưng, như một số sinh viên du học của miền Nam, Thu tứ đền đáp lại cho miền đất đã nuôi dưỡng mình bằng một quả “thân Cộng” to đùng. Tháng 8- 2014, cái tâm địa phản phúc, vô ơn, “ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng Sản” của Thu Tứ tràn ra đầu ngọn bút, trút lên chính thân phụ của anh. Thu Tứ viết một bài dài mạt sát nhà văn Võ Phiến về tội “chống Cộng”, “làm hại nước”. Sau đây là những lá thư nhà báo KP viết cho TT.)

Cháu Thu Tứ,

Đây là những sai lầm trong bài: “Trường hợp Võ Phiến”:
1- Cháu lên án những người chống Cộng ở miền Nam là: rước ngoại bang Mỹ về để giữ cho đất nước tiếp tục bị chia đôi! và “nhà văn Võ Phiến đặt việc chống Cộng lên trên việc thống nhất đất nước.”

Không có dân miền nào ngu dại thích chuyện “đất nước bị chia đôi” đến độ hy sinh máu xương để giữ cái “chia đôi” cho bằng được. Quân dân miền Nam và bố cháu đặt việc chống Cộng lên trên hết là để bảo vệ vùng đất cuối cùng của Việt Nam nơi con người còn được sống như người, không lọt vào gông cùm của một loại chế độ bị cả loài người kinh tởm.

Mặc Lâm/RFA - Hong Kong sẽ ra sao?


Phong trào bãi khóa đòi thực hiện dân chủ của sinh viên Hong Kong ngày một mạnh mẽ bất kể sự lạnh lùng và từ chối thẳng thừng từ đại lục. Mặc Lâm phỏng vấn giáo sư Jonathan Daniel London hiện đang giảng dạy môn Xã hội học, Chính trị kinh tế tại Đại học Hong Kong để biết thêm chi tiết. 

Hà Văn Thịnh - Đèn cù soi tỏ u mê


Nếu như Bên thắng cuộc đã khẳng định, một lần, dứt khoát rằng hầu như tất cả các nhà sử học chuyên về Lịch sử Việt Nam hiện đại chỉ là những “nhà” được phóng đại từ những cái lều theo nguyên tắc lều vẫn hoàn lều (trong đó có người viết bài này) thì Đèn cù đã đạt đến sự thăng hoa của cảm xúc, của rất nhiều những câu chuyện kể thật như đùa mà bất kỳ ai sau khi đọc cũng phải nghiến răng lại để cho mọi người biết rằng mình đang… cười ra nước mắt! 

Nguyễn Hưng Quốc - Văn hoá dân chủ


Một nền dân chủ không phải là tổng số các thiết chế dân chủ. Có những nơi và những lúc có các thiết chế dân chủ; ừ, thì cũng bầu cử, cũng có đối lập, cũng có tam quyền phân lập đàng hoàng nhưng lại vẫn không có dân chủ. Ngoài vấn đề thiết chế, để có dân chủ, người ta cần một yếu tố khác: văn hoá dân chủ. Nói một cách tóm tắt, một nền dân chủ lành mạnh cần được xây dựng trên một nền văn hoá dân chủ lành mạnh. Không có văn hoá dân chủ, chế độ độc tài, sau khi bị lật đổ, sẽ dẫn đến tình trạng hoặc hỗn loạn hoặc một chế độ độc tài khác, có khi còn khắc nghiệt hơn nữa.

Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

Tuấn Khanh - Người Việt đẳng cấp thế giới


Nếu chỉ nhìn trên mặt báo, người Việt dường như luôn đang ở tầm thế giới. Bất chấp mọi con số hay hình ảnh trần trụi xót xa nào mà chúng ta đang có, người Việt hôm nay lộng lẫy không khác gì công dân của các cường quốc được hâm mộ.

Phạm Thị Hoài - TRẦN DẦN – GHI CHÉP VỀ CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT Ở BẮC NINH 1955-1956 (3)

5 sào là bần. 1 mẫu là trung. Tới mẫu rưỡi là phú. Mẫu rưỡi trở lên là địa.
Ai có tội thì ta cứ nói ra. Nếu là địa chủ thì ta đánh, nếu là phú nông thì ta liên hiệp, nếu là trung nông thì ta đoàn kết. [...] Vào nhà trung nông chỉ ngấp ngỏm chân trước chân sau, chén nước cũng không uống cho hết, câu chuyện chẳng buồn nói cho xong. Hỏi rằng cái thằng quan hai là một chức to rồi mà anh ta còn giết được thì có gì mà liên quan. [...] Cả thôn sống bằng lương ngụy binh. [...] Nghe nói đội cải cách về các em rất mong chờ, các em rất là xu hướng. Chị này nói lên là: Em mà không bị chỉ điểm bắt một tháng thì em còn trong sạch nhất làng cơ. Cãi lại xã đội vô kỷ luật. Vợ: Nhà em thì nó đần độn lắm biết gì mà hỏi, có thì hỏi mẹ em với em ấy. Em xin thú thực với anh là em cũng có liên quan. Em là cháu thằng địa chủ Phái, nên hồi giảm tô em không được vào Nông hội.

Nguyễn Văn Tuấn - Dựa hơi?

Lê Kiên Thành
Thử đọc vài cái tít mới đây trên báo chí từ lề đảng đến lề dân: "Con trai cố TBT Lê Duẩn: Tôi mong dân tộc này sẽ chọn được con đường sáng suốt nhất để bước đi", “Người vợ Miền Nam của cố Tổng bí thư Lê Duẩn”, và mới đây nhất là "Thư kiến nghị vợ hai của cố tổng bí thư Lê Duẩn " rất nổi tiếng. 

Trần Tiến Dũng/BBC - Từ Thiên An Môn đến bãi khoá ở Hong Kong

Hong Kong là nơi duy nhất có triển lãm về thảm sát Thiên An Môn 1989
Những ngày này, các trang mạng xã hội ở Việt Nam liên tiếp đưa hình ảnh về phong trào bãi khoá của sinh viên, học sinh Hong Kong.

Điển hình là trường hợp thanh niên đấu tranh dân chủ Hong Kong Joshua Wong, 17 tuổi kèm lời bình được trích từ nguồn CNN, "Tôi chưa đủ tuổi hợp pháp để lái xe nhưng đủ lớn để thay đổi cả thế hệ."

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Một Ông Hồ Khác


Ta chỉ có thể thanh toán những điều xấu của quá khứ bằng cách thẳng thắn lôi nó ra ánh sáng của hiện tại, để cùng nhau nhận diện nó, lên án nó, để vĩnh viễn không cho nó tái diễn. Mà quá khứ cách mạng của ta thì đã tích tụ quá nặng nề những di sản xấu ấy.
Trần Đức Thảo – Những Lời Trăng Trối

Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

Ngô Nhân Dụng - ‘Ðểu cáng đã lên ngôi!’


Phim “Sống cùng lịch sử” phải ngưng chiếu, trong thành phố Hà Nội, vì mỗi ngày chỉ có hai, ba người mua vé vào coi. Phim mới này, của đạo diễn Nguyễn Thanh Vân, được mô tả là làm ra để khen ông Võ Nguyên Giáp. 

Cuốn phim làm tốn mất 21 tỷ đồng, tương đương với một triệu đô la Mỹ; dùng tiền nhà nước, tức là tiền của dân Việt Nam. Trước đó, năm 2010 đã có phim “Lý Công Uẩn - Ðường tới thành Thăng Long” tốn gấp năm lần, chi trên 100 tỷ; làm xong cũng đem cất trong kho. 

Bùi Tín/VOA - Đôi điều tôi được biết


Ở Hà Nội vừa mở ra cuộc triển lãm về Cải cách ruộng đất (1946- 1957) dự định kéo dài đến cuối năm, nhưng đã vội đóng cửa sau có 2 ngày. Vì sao vậy? Lý do đưa ra là do vấn đề ánh sáng. Nhưng theo phỏng đoán của nhiều bạn trẻ trên mạng Dân Làm Báo, nguyên nhân của sự trục trặc là ở chỗ mục đích của cuộc triển lãm còn tù mù, không có chủ định nói lên sự thật đúng như nó có, không trình bày cả kết quả và những sai lầm nghiêm trọng mà lãnh đạo đảng CS đã công khai thú nhận, không nêu rõ tác hại của những sai lầm trong quan hệ của đảng CS với giai cấp nông dân cho đến nay, và phương hướng khắc phục.

Nguyễn Quang - Luyện thi lấy chồng ngoại

Hải Phòng thành phố hoa phượng đỏ, nữ sinh trong trang phục học trò với những chiếc áo dài trắng tinh một màu hồn nhiên. Không hẹn cứ vào tháng 5, màu hoa đỏ rực trên vùng đất biển con nước xanh biếc với các bãi tắm tuyệt vời Đồ Sơn.

Đám cưới của cô gái Việt lấy chồng Hàn Quốc. (Hình: báo vnexpress.net)

Cảng Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Sài Gòn…với những chiếc tàu như luôn há mồm chờ đón những món hàng từ nội địa và mang đến những làn gió mới của văn minh. Các đoàn thương thuyền càng nhộn nhịp như Cảng Alexandre đã sớm mang lại nền văn minh Ai Cập, cảng Piraeus với nền văn minh cổ Hy Lạp.

Phạm Chí Dũng - Trước Hội Nghị 10: Phân tích 'báo cáo phân tích nội bộ'


Chẳng mấy dị biệt với các kỳ hội nghị trung ương trước đây, trước hội nghị trung ương đảng thứ 10 cuối năm 2014, bầu không khí “chính trị nội bộ” ở Việt Nam có vẻ đang dần được sưởi ấm bởi một chiến dịch “phản tuyên truyền” manh nha khởi phát. 

Nhưng khác hẳn với năm 2012 khi các bài viết đả kích nội bộ tập trung trên hệ thống trang điện tử cá nhân của dư luận viên, giờ đây mặt bằng dân trí “phản tuyên truyền” đã được “nâng lên một tầm cao mới”: thông qua kênh thông tin “lề dân” và hải ngoại để “khách quan.”

Hà Tường Cát - Chiến dịch quốc tế tấn công Hồi Giáo IS bắt đầu

Gần hai tuần lễ sau khi Tổng Thống Obama công bố mở rộng chiến dịch quân sự đánh lực lượng chiến binh  Nhà Nước Hồi Giáo IS, đêm Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014, cuộc không kích của liên minh quốc tế chống ISIL đã chính thức bắt đầu nhắm vào những mục tiêu trong lãnh thổ Syria.

Tổng Thống Obama phát biểu hôm Thứ Ba tại sân cỏ phía Nam Tòa Bạch Ốc, nói về chiến dịch không kích đánh ISIL ở Syria, trước khi lên đường đi dự Ðại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc. (Hình: Win McNamee/Getty Images)

Mỹ không đánh một mình

Sáng Thứ Ba, Tổng Thống Obama tuyên bố tại tòa Bạch Ốc, trước khi đi New York dự kỳ họp thường niên Ðại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc: “Cuộc tấn công vào ISIL ở Syria đêm qua minh định trước thế giới rằng Hoa Kỳ không chiến đấu đơn độc. Hoa Kỳ hành động trong khuôn khổ một liên minh quốc tế rộng lớn và đó chính là việc chúng tôi đã làm.”

Thứ Ba, 23 tháng 9, 2014

Nam Dao - Về Quê

Ảnh NX Hoàng và Nam Dao do NB Trạc chụp.

Nhớ tiếc Nguyễn Xuân Hoàng

1

Ông bạn Nguyễn Bá Trạc như ‘’ngọn cỏ bồng’’ [i].

Bạn mai về nhà?

Ờ, thì mai trở lại San Jose.

Rồi bạn hắng giọng, tại sao lại về? Mình ở đâu khi quay lại nơi đó thì nói là về!  Nhưng tôi trú ở Phần Lan sau khi ngụ tại Mỹ khá lâu, miệng lại  bảo về Việt Nam, nơi tôi vắt chân lên cổ thoát thân đã gần 40 năm, mà không nói như nói tôi đi Pháp, sang Ý, ghé Nga, trở lại Mỹ…Khỉ thế! Có lẽ về, là về nơi mình gắn bó hơn mọi nơi khác trên  trái đất này chăng?

Nguyễn Hưng Quốc/VOA - Đu dây được đến bao giờ?

Ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính Trị và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Giới lãnh đạo Việt Nam không bao giờ nói thẳng và nói rõ chiến lược bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải của họ vì với họ, đó là một bí mật quốc gia. Tuy nhiên, quan sát các diễn tiến trong mấy năm qua, đặc biệt thời gian gần đây, tôi nghĩ, chiến lược chính của họ là đu dây giữa Trung Quốc và Mỹ.

Phạm Thị Hoài - Ghi chép về Cải cách Ruộng đất ở Bắc Ninh 1955-1956 (2)

Nhà thơ Trần Dần
Vụ án con giết bố

Án mạng

Ông Tuân treo cổ xà nhà bếp. Ngang tai có vết chém. Chân lại chạm đất.

Có trưởng ban công an Tuế, có phó chủ tịch Hoành làm biên bản. Có anh Thụ, vợ và mẹ (tức là vợ ông Tuân). Có cả cán bộ đội cải cách vừa mới về xã.

Alan Phan - Cuốn Theo Chiều Gió


(Cuộc đời không có nhiệm vụ cho chúng ta những gì mình mong đợi. Chúng ta nhận những gì đưa đẩy đến và cảm tạ là nó không tệ hại hơn hiện nay – “Life’s under no obligation to give us what we expect. We take what we get and are thankful it’s no worse than it is. Margaret Mitchell – Gone with the Wind.)

Trong những buổi giảng thuyết cho các sinh viên Trung Quốc về văn hóa và con người Mỹ, tôi thường khuyên họ hãy đọc quyển sách (hay ít nhất là coi cuốn phim) “Gone With The Wind”. Dù xã hội Mỹ đã thay đổi rất nhiều với lượng di dân nhập cư từ tứ xứ cùng các quan hệ chủng tộc, nhưng những người Mỹ trắng từ văn minh Âu Châu vẫn chiếm 67% dân số và truyền thống Cơ Đốc Giáo vẫn là dấu ấn hàng đầu, không những tại những vùng bảo thủ miền Trung, mà vẫn tồn tại mạnh mẽ tại các vùng cấp tiến như California và New York.

Mạnh Kim - Tư tưởng dân chủ của dân Hong Kong không dễ gì bứng nhổ


Hơn 12.000 sinh viên Hong Kong (trong hơn 78.000 sinh viên thuộc 7 đại học và hơn 10 cao đẳng) đã bắt đầu cuộc biểu tình bãi khóa vào thứ hai 22-9-2014, thách thức mối đe dọa từ họng súng xe tăng Bắc Kinh. Học sinh trung học cũng chuẩn bị bãi khóa. 17 năm kể từ khi Hong Kong được trả cho Trung Quốc, Bắc Kinh vẫn không thể “nắm đầu” được dân Hong Kong. Đây vẫn là thành phố khó nuốt nhất đối với Hoa lục.

Bùi Tín/VOA - Chống tham nhũng, sống chết không thành vấn đề!


“Trong cuộc chiến đấu chống tham nhũng, sống hay chết và danh lợi là hoàn toàn vô nghĩa đối với tôi,” đó là tuyên bố của Chủ Tịch Nước kiêm Tổng Bí Thư Ðảng Cộng Sản Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc họp Bộ Chính Trị tháng 6, 2014 vừa qua (theo Weibo và Bưu Ðiện Hoa Nam ngày 20 tháng 7).

Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014

Phạm Phú Minh - Lời Nói Đầu Kỷ Yếu Triểm Lãm và Hội Thảo về Tự Lực Văn Ðoàn, 2013

Nhà văn Phạm Xuân Ðài (Phạm Phú Minh), tiến sĩ Nguyễn Tường Việt và nhà văn Doãn Quốc Sỹ
Việc tổ chức triển lãm và hội thảo về báo Phong Hóa, Ngày Nay và Tự Lực Văn Đoàn vào hai ngày 6 và 7 tháng Bảy 2013 tại nhật báo Người Việt, Little Saigon, Nam California là một tập hợp của rất nhiều cơ duyên, trong một thời gian dài. Năm 2002 khi phụ trách tạp chí Thế Kỷ 21, lần đầu tiên chúng tôi làm một số đặc biệt về Nhất Linh (số 159 tháng Bảy 2002), từ đó mở ra các quan hệ mới với các bạn con cháu họ Nguyễn Tường. Rồi đến số xuân năm 2006, Thế Kỷ 21 lại có nhiều bài vở đặc biệt về họa sĩ Lemur Nguyễn Cát Tường, đưa đến sự quen thân với những người con của vị họa sĩ có công lớn trong việc cải tổ y phục phụ nữ cách đây tám thập niên. Không có những quan hệ đó, thì chắc không có những hoạt động tiếp theo về sau, mà quan trọng nhất là việc một số thân hữu đồng lòng cùng nhau thực hiện việc điện toán hóa hai tờ báo Phong Hóa và Ngày Nay vào hai năm 2011-2012, và sau đó phổ biến trên một số trang mạng tại Việt Nam, Pháp và Hoa Kỳ.

Phạm Phú Minh - Phát hành Kỷ Yếu Triển Lãm và Hội Thảo Tự Lực Văn Ðoàn

WESTMINSTER (NV) - Cách đây 82 năm, vào ngày 22 tháng 9 năm 1932, nhà văn Nhất Linh đã chính thức phát hành số báo Phong Hóa đầu tiên do ông chủ trương.

Hình bìa Kỷ Yếu Triển Lãm và Hội Thảo về Tự Lực Văn Ðoàn. (Hình: Người Việt)

Sáng ngày 22 tháng 9, 2014, cuốn Kỷ Yếu Triển Lãm và Hội Thảo về báo Phong Hóa Ngày Nay và Tự Lực Văn Ðoàn đã được chính thức phát hành tại nhật báo Người Việt, đồng thời với các nhà sách trong vùng Little Saigon và hệ thống phân phối của Người Việt Online.

Nguyễn Minh Cần - Xin Ðừng Quên! Nửa Thế Kỷ Trước

         
LTS. Cách đây 11 năm, bài này đã được tác giả gửi đăng trên tạp chí Thế Kỷ 21 số Xuân Quý Mùi 2003. Nhân có “biến cố” triển lãm Cải Cách Ruộng Đất vừa xảy ra ở Hà Nội gây xôn xao dư luận và đã đóng cửa ngay sau vài ngày mở cửa, chúng tôi xin phép tác giả được đăng lại trên Diễn Đàn Thế Kỷ để bạn đọc được biết rõ hơn về sự kiện “long trời lở đất” xảy ra trong chế độ cộng sản miền Bắc cách đây 60 năm. Tác giả đã xem lại, sửa chữa và thêm một đoạn ngắn để đăng trên DĐTK lần này. - DĐTK 

Có thể bạn đọc sẽ trách tôi: trong dịp đầu năm (1) mà nhắc đến chuyện quá buồn. Xin các bạn lượng thứ cho! Nhưng chuyện này không thể không nói đến! Nó cũng khủng khiếp không kém gì chuyện Tết Mậu Thân (1968). Vậy mà chuyện Tết Mậu Thân chúng ta vẫn phải đành lòng nhắc đến trong dịp Tết cơ mà!

Phạm Thị Hoài biên soạn - Trần Dần - Ghi chép về Cải Cách Ruộng Ðất ở Bác Ninh 1955-1956 (1)

Trần Dần - Photo: Nguyễn Ðình Toán
Sau đợt „vi phạm kỉ luật“ lần thứ nhất và bị giam kiểm thảo từ 13/6 đến 14/9/1955 [1], nhà thơ Trần Dần được cử đi dự hội nghị tổng kết đợt 4 và tham quan Cải cách Ruộng đất đợt 5 tại Bắc Ninh, đợt cuối cùng của cuộc cách mạng „long trời lở đất“ ở nông thôn Việt Nam sáu mươi năm trước. Phổ biến với tên gọi „đi thực tế“, đó là hình thức đưa các văn nghệ sĩ và trí thức vào „thực tế cách mạng“ của công nhân, nông dân và binh sĩ, trụ cột của liên minh quần chúng cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, để thúc đẩy và củng cố „giác ngộ giai cấp“ của tầng lớp trí thức, vốn được gắn với ý thức hệ tiểu tư sản, hay dao động và thiếu „tinh thần cách mạng triệt để“. Không chỉ riêng Trần Dần đi thực tế. Trong cuốn sổ ghi chép năm 1955 của mình, ông ghi: „Hoàng Yến [2] than phiền: Mình đi CCRĐ. Ai thấy mình cũng thành kiến là mình đả Tố Hữu, đả Trung uơng. Thành thử khó làm ăn quá.“ Ngày 2/11/1955, ông ghi: „Trước khi đi, Văn Phác [3] họp một số anh em, những Văn Cao, Lương Ngọc Trác [4], [...], Đỗ Nhuận để dặn dò. Văn Cao: Tôi thấy đi có lợi lắm, [...] dĩ nhiên là lợi lắm. Trước kia đồng chí Trần Dần hay tự do sinh hoạt, tôi lo nhỡ ra đồng chí Trần Dần lại khuyết điểm thì bỏ mẹ chúng mình. [...]“

GS Nguyễn Văn Tuấn - Nói láo kiểu VN và thống kê


Đã từ lâu, các tổ chức quốc tế không tin vào những con số thống kê của VN do các cơ quan Nhà nước sản xuất và cung cấp. Chẳng hạn như con số thất nghiệp (1.84%) gần đây gây ra nhiều tranh cãi, nếu không muốn nói là khó tin. Càng khó tin hơn khi người ta trình làng con số 80% người dân hài lòng về dịch vụ công. Trời ạ!

Trà Mi/VOA - Trò chuyện với một nhân chứng sống của Cải cách Ruộng đấ

Nhà văn Trần Mạnh Hảo
Một sự kiện gây bão dư luận trong tháng này khi chính phủ Hà Nội lần đầu tiên mở triển lãm về cuộc cải cách ruộng đất long trời lở đất những năm 40-50 ở miền Bắc và vội vã đóng cửa sau 3 ngày gặp phản ứng mãnh mẽ từ công chúng, nhất là các cư dân mạng.

Trần Vinh Dự - Ðàm phán hay không đàm phán với khủng bố?

Với các nạn nhân bị bắt cóc như nhà báo James Foley hay Steven Sotloff, chắc hẳn không có mong muốn gì hơn đối với họ là được giải cứu, dù dưới hình thức một cuộc đột kích hay dưới hình thức một cuộc thương lượng. Ðối với Foley, đã có một cuộc đột kích như vậy nhưng không thành, còn một cuộc thương lượng thì chưa bao giờ được thực hiện. Ðiều này là do chính sách cứng rắn của Mỹ từ trước tới nay - không đàm phán với khủng bố.


Cha mẹ của nhà báo James Foley chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn về chuyện con trai họ bị ISIS cắt đầu. (Hình minh họa: Dominick Reuter/AFP/Getty Images)

Mỹ nằm trong một số rất ít quốc gia có lập trường cứng rắn như vậy. Mỹ và Israel luôn tuyên bố không chấp nhận đàm phán với khủng bố, trong khi Columbia thậm chí còn đưa mọi dạng hành vi liên lạc với những kẻ bắt cóc con tin thành hành vi bất hợp pháp. Phần lớn các nước khác, đặc biệt là Châu Âu, đều đàm phán với khủng bố và các nhóm bắt cóc đòi tiền chuộc. Việc mặc cả, đàm phán này nhiều khi diễn ra như cơm bữa, đặc biệt là tại các địa bàn “nóng” về bắt cóc đòi tiền chuộc như vùng Somalia.

Chủ Nhật, 21 tháng 9, 2014

HOÀNG KHỞI PHONG - TRUYỆN MỘT NGƯỜI LÍNH GƯƠNG MẪU


"... Trong ví ta này, một tờ chứng chỉ.
 Mất nước rồi còn hiệu lực hơi lâu.
 Chiều lưu lạc chợt thương tờ giấy cũ
 Tái tê cười giờ gia hạn ở nơi đâu?...”
  Cao Tần

 1-  Có một loại văn chương tôi rất ghét, đó là loại... tán. Xin thưa đây không phải là tán gái, mặc dù đã là đàn ông thì ai cũng qua cái cầu tán này cả chục lần trước khi cuộc đời yên bề gia thất, đâu vào đấy. Và khi đời đã đâu vào đấy rồi thì khôn hồn nên có mồm thì cắp, có nắp thì đậy kẻo không rất là phiền. Cái loại văn chương... tán đây đôi khi còn gọi là văn chương suy luận và diễn giải.

Trịnh Y Thư - Cơn gió mùa hè


Cơn gió mùa hè thổi qua thành phố
vắng bóng những đôi tình nhân
đàn én không về đậu trên mỏm đá
gác chuông trầm tư như nhớ một bóng hình.

Nguyên Huy - Nhà văn Trần Yên Hòa và 'Rớt xuống tuổi thơ, tôi'

Nhà văn Trần Yên Hòa vừa cho phát hành tác phẩm thứ chín của ông, truyện “Rớt xuống tuổi thơ, tôi.”
Tác phẩm “Rớt xuống tuổi thơ, tôi” của Trần Yên Hòa. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)

Là một nhà văn viết “khỏe,” theo nhà văn Phạm Phú Minh phỏng vấn tác giả trên đài phát thanh VNCR trong một chương trình văn học nghệ thuật, nhà văn Trần Yên Hòa đã cho xuất bản tới bảy tác phẩm về thơ, truyện ngắn, truyện dài trong vòng 10 năm, từ 2001 đến 2011. Một trong những tác phẩm được nói đến khá nhiều là cuốn truyện dài “Ði Mỹ” nhắc đến một giai đoạn lịch sử của người Việt sau năm 1975 mà “cái cột đèn biết đi nó cũng sẽ đi.”

Nguyễn Hữu Phước - Từ Việt gốc Pháp


(Tiếp theo)

Từ Việt gốc Pháp trong giao thiệp và ăn mặc

Chào hỏi
Các ông tây bà đầm (madame) khi gặp nhau, chào nhau bằng cách bông rua hoặc bủa sua  (bonjour: bắt tay chào nhau). Khi từ giã nhau thì nói ô rờ voa (au revoir: sẽ gặp lại) hay a-dơ (adieu: vĩnh biệt).  Khi cần thoái thác hay xin lỗi điều chi thì bắt đầu bằng từ bạt đông (pardon: xin lỗi).  Lại nhớ có câu thơ rằng :
           Bạt đông anh chớ pha sê (1)          
           Ắt tăn moa  rắc công tê tú xà 

Thứ Bảy, 20 tháng 9, 2014

Hoàng Tuấn Công - 'Tự ái rởm' hay là chuyện 'Giận Tàu, chém chữ Nho'


Bài viết Thưa ông Bộ trưởng Văn hóa, đâu là phần chìm của văn hóa ngoại lai? của tác giả Xuân Dương đăng trên báo “Giáo dục Việt Nam”, chúng ta có thể xem như một trong những trường hợp tiêu biểu cho hiện tượng “Giận Tàu, chém chữ Nho”, bài ngoại cực đoan, gây nhiễu loạn thông tin và ngộ nhận về văn hóa truyền thống dân tộc hiện nay. Sau khi đồng tình chủ trương "truy bắt" sư tử Tàu, bình hoa Tàu tùy tiện đưa vào các di tích và lên án việc sử dụng chữ Hán trên hoành phi, câu đối ở các ngôi đền chùa, đặc biệt là loại mới trùng tu, xây dựng, tác giả XD đặt ra câu hỏi:

 “Mốt lai căng đang tràn ngập mọi hang cùng, ngõ hẻm, đang len lỏi vào các cơ quan công quyền, vào tận chốn thờ tự linh thiêng vì sao vẫn chưa làm thức tỉnh những người có trách nhiệm ở ngành Văn hóa. Vì sao ngành này và các địa phương mới chỉ để ý đến mấy con sử tử đá mà không chú ý đến những điều sâu sắc hơn, nhạy cảm hơn như hoành phi, câu đối, bia đá… trong di tích?”

Lưu Văn Vịnh - Tưởng Niệm


Lê Đình Điểu, Hồ Hải Trân, Trần Đại Lộc,
Nguyễn Thu Giao, Nguyễn Xuân Hoàng v..v..

Chim lìa đàn
Thế hệ dần tan
Bốn mùa cây cỏ
Xuân tới thu sang

Võ Phiến - Lại Thư Nhà (kỳ cuối)


Thời kỳ này quan trọng. Công việc của những người như Bốn Thôi có ảnh hưởng tới mai sau. Nói một cách văn hoa, anh ta đang làm lịch sử đấy: Lâu nay anh vẫn rầu rầu làm ra lịch sử với một vẻ hững hờ, nhẫn nại. Tôi nhớ dáng bộ của anh ta năm xưa, khi anh lom khom cúi xuống bê tỉn mắm vét vào cái bát, nhớ tiếng động nhỏ mà anh khua trong khoảng vườn vắng vẻ. Tôi hình dung nét mặt anh mấy hôm vừa qua, lúc anh nhíu chân mày, chăm chỉ bóp nát đầu điếu thuốc, sau khi dự một trận đánh về...

Ngô Nhân Dụng - Alibaba và bảy thằng ăn trộm


Tin lớn nhất từ thị trường chứng khoán New York (NYSE) ngày hôm qua là chuyện một công ty Trung Quốc bán cổ phiếu lần đầu cho công chúng. Alibaba kinh doanh trong những ngành tin học mà các công ty Amazon, Ebay và Paypal đang hoạt động. Cả ba công ty ở Mỹ bây giờ đều trị giá thấp hơn vì theo giá cổ phiếu ngày hôm qua Alibaba trị giá 321 tỷ đô la chỉ còn thua Microsoft ($385 tỷ) và Google ($401 tỷ). Mặc dù chỉ có lợi nhuận 6.8 tỷ đô la, bằng một phần tám của Amazon, trị giá của Alibaba lớn gấp hơn hai lần (Amazon $150 tỷ).