Thứ Năm, 7 tháng 8, 2014
Đào Như - VIỆT NAM VÀ KHÁT VỌNG VỀ MỘT NỀN ĐẠI HỌC TỰ TRỊ
Khát vọng về một nền Đại Học Tự
trị Việt Nam là vô cùng chính đáng và cần thiết. Xây dựng nền Tự trị cho đại học
là bước căn bản để tiến tới cuộc cách mạng cải tổ toàn diện hệ thống Giáo dục và
Đào tạo tại Việt Nam hôm nay. Đó là hướng đến cơ bản đổi mới tư duy, thiết lập một
thể chế Dân chủ Pháp quyền. Cũng như
Dân chủ, Tự do, chế độ Tự Trị Đại học là quyền lợi tất yếu của mọi xã hội, của
mọi dân tộc. Mối tương quan giữa chế độ Tự trị Đại học và Chính phủ không phải ‘xin và cho’, nó là bổn phận của mọi chính
phủ, của mọi nhà lãnh đạo của mọi chế độ khi họ biết chủ động quan tâm vào việc
xây dựng cơ sở thượng tầng trí thức kiến tạo tương lai đất nước. ViệtNam! Trong suốt trong 60 năm dưới sự
lãnh đạo của đảng Cộng Sản, cụm từ “ Tự trị Đại Học” chưa bao giờ được nhắc đến.
Có chăng nó chỉ là điểm sáng, có lần cháy lên rồi lại âm thầm lịm đi trong mọi
tâm tư của nhà trí thức yêu nước. Nhớ lại GS Tiến Sĩ Nguyễn Mạnh Tường, tác giả
‘L’Histoire d’un Excommunié de Hà Nội’, từ Đại học Thanh hóa- Liên Khu III, năm
1952 đã lên tiếng tố cáo Chuyên chính vô sản đã nhốt các giáo sư Đại học, các
nhà trí thức Việt Nam trong chuồng nuôi thú vật chật chội”. Việt Nam! Trong suốt
hơn 60 năm dưới chệ độ Cộng Sản “Tự trị Đại học”vẫn nguyên là giấc mơ ngoài tầm
với!
Rồi, cuối tháng 7 vừa rồi, như một
phép mầu, cụm từ “Tự trị Đại học” được ẩn
dụ dưới chủ đề Đối thoại Đổi Mới Chế độ Giáo dục Đại học- lại vang lên theo
bước chân GS Ngô Bảo Châu trở về Việt Nam từ Viện đại học Chicago-UOC- cùng với
nhóm Đối thoại Đổi Mới Chế độ Giáo dục Đại
học… Theo thông tin của nhiều trang mạng trong nước, trước khi chính thức mở
những buổi đối thoại vào hai ngày, 31-7 và 1-8 tại Saigon, GS Ngô Bảo Châu cùng
nhóm Đối thoại đã được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam tiếp đón trọng thể tại Trụ
sở Chính phủ ở Hà Nội vào chiều 29/7. Đây là buổi trao đổi tiếp xúc quan trọng
giữa nhà lãnh đạo Việt Nam với nhóm Đối Thoại
Giáo dục Đại học Việt Nam, một mạng lưới gồm các Học giả, Giáo sư, tại các trường
đại học lớn trong và ngoài nước: GS Ngô Bảo Châu, Viện trưởng Viên Nghiên cứu
Cao Cấp Toán Việt Nam và cũng là GS Toán tại đại học Chicago, GS Trần Ngọc Anh,
đại học Indiana, GS Đỗ Quốc Anh, đại học Sciences Po. Paris, GS Vũ Hà Văn, đại
học Yale… Mục đích của Nhóm là nhằm thông qua các hoạt động thiết thực để trao
đổi thảo luận nghiên cứu, phân tích hầu đưa ra giải pháp mang tính khả thi nhằm
đóng góp cho nền giáo dục đất nước… Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp phái đoàn
do GS Ngô Bảo Châu lãnh đạo, qua một phong cách như một buổi trực tiếp đối thoại.
Thái độ tiếp cận của Thủ tướng Dũng được miêu tả thoải mái và thẳng thắng. Thủ
tướng Dũng sẵn sàng hỗ trợ mục đích và yêu cầu của nhóm Đối thoại Đổi mới Giáo dục Đại học. Sự biểu lộ đồng tình của Thủ tướng
Dũng ở cuối buổi đối thoại được ghi nhận như sau: “…đề nghị GS Ngô Bảo Châu và các giáo sư trong nhóm Đối thoại Đổi Mới
Giáo dục Đại học tiếp tục tư vấn và góp ý
góp phần hoàn thiện chính sach phát triển đổi mới nền Giáo dục…”
Diễn đàn
Đối thoại thực sự chính thức diễn ra trong 2 ngày 31/7 và 1/8 tại Trung Tâm Văn Hóa Hoa Kỳ-Sàigòn, với Chủ đề “Đối thoại Giáo dục Việt Nam -Cải cách giáo dục Đại học”. Ngoài các
thành viên của nhóm Đối thoại Đổi mới Giáo dục Đại học, còn có sự tham dự của bộ trưởng bộ Khoa học-Công nghệ Nguyễn Quân,
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga… và các Nhà giáo dục, đại diện các trường Đại học,
cộng đồng các doanh nhân… Tổng cộng trên dưới 200 người. Bà Rena Bitter-Tổng lãnh sự quán
Hoa Kỳ- cho biết bà rất vinh dự chủ trì buổi thảo luận với sự hiện diện của các
học giả và bà “tin rằng sự hội tụ của những trí tuệ này sẽ là chất xúc tác cho
cải cách trong tương lai…”
Người dìu dắt buổi hội thảo vẫn là
GS Ngô Bảo Châu. Mở đầu buổi thảo GS Châu đưa ra vấn đề cốt lõi của buổi hội thảo
gồm có việc ông đánh giá khách quan: Học sinh tốt nghiệp THPT ở nước ta không đến
nỗi tệ lắm so với trình độ học sinh tốt nghiệp THPT của các nước ngoài. Nhưng các
sinh viên tốt nghiệp Đại Học của ta trông tương đối đuối sức so với người sinh
viên tốt nghiệp Đại học của nước ngoài. Đuối
về kiến thức lẫn tác phong làm việc. Do đó vấn đề Giáo dục ở Việt Nam là vấn đề
Giáo dục ở Đại học chứ không phải Giáo dục Phổ thông. Tất nhiên Phổ thông cũng
có vô vàn vấn đề làm lo ngại không ít cho những ai quan tâm đến nó. Nhưng đứng
trên tầm quốc gia mà nhìn GDĐH mới là mảng cần nhiều sự thay đổi hơn. Sự
tệ hại này được nảy sinh từ nhiều lý do, nhất là từ hoàn cảnh lịch sử đi đôi với
điều kiện giáo dục. Nền giáo dục Đại học của ta làm ngược lại với thế giới, nó đã
quá lạc hậu, không còn phù hợp bắt kịp các đại học lớn trên thế giới ngày nay.
GS Châu nêu lên một ví dụ mà các nhà giáo Việt Nam không mấy quan tâm hoặc không
với tới. Đó là quá trình tuyển dụng nhân sự tại các trường đại học: Các Đại
học VN tạo người từ chính sách sinh viên của mình giống như cuộc hôn nhân cận
huyết thống. Vì thế các ngành khoa học ngày càng xuống. Học trò không có điều
kiện cơ hội để giỏi hơn thầy. Học trò của học trò càng tệ hơn nữa.
Tiếp theo là Thứ trưởng GD-ĐT, Bùi
Văn Ga lên tiếng đóng góp rằng: “Đổi mới Giáo dục Đại học là nhiệm vụ cấp
bách. Mục tiêu Giáo dục Đại học chuyển từ cung cấp kiến thức sang phát triển tư
duy là chính”. Câu nói này của Thứ trưởng Bùi Văn Ga gợi nhớ lại đường
lối giáo dục của Cộng sản từ thế hệ này sang thế hệ khác chỉ là loài nhai lại đời
đời học tập“Chủ Nghĩa Marx-Lenin” từ
lúc bước chân vào bậc Tiểu học đến khi tốt nghiệp Đại học.
Trong khi các diễn giả phàn nàn rằng
Đại học Việt Nam không được quyền tự quản trị, tự chủ tài chánh, thì Bộ trưởng
KH&CN Nguyễn Quân cũng khẳng định: ”Ở một nước mà tôi và anh Phạm Vũ Luận
(BT-GD-ĐT) không ký được lương cho GS Ngô Bảo Châu, thì các trường Đại học làm
sao có thế có được quyền tự chủ được.” Thật sư BT Nguyễn Quân muốn đặt vấn đề Tự trị Đại học nhưng kỵ húy, ông không dám
nói thẳng ra ông đành phải nói trại qua một bên: Tự chủ Đại học.
Trong những buổi hội thảo, Bộ trưởng
Nguyễn Quân là người nhiệt tình và sôi nổi. Là một người am hiểu Khoa học-Công
nghệ, cho nên bộ trưởng Nguyễn Quân theo dõi tường tận các viện Đại học lớn
trong nước trình độ áp dụng công nghệ trong nghiên cứu khoa học. Bộ trưởng Nguyễn
Quân tố cáo: “ Nhiệm vụ Đại học là vừa giáo dục và vừa nghiên cứu. Thế nhưng tỷ trọng
nghiên cứu ở Việt Nam lại nghiêng về các Viện Nghiên Cứu chứ không phải các trường
Đại học. Cơ chế và tư duy bao cấp vẫn tồn tại trong cả các trường Đại học. Quan
điểm của Hội Đồng Quốc gia Giáo dục là mong muốn từng bước tháo gỡ rào cản này,
giao quyền tự chủ cho các trường đại học “…
Có nhiều vấn đề được đưa ra thảo
luận, từ Tự chủ Đại học cho đến các vấn
đề Quản trị Đại học, Tài chánh ngân khoản
dành cho Đại học, Thể chế Đào tạo cán bộ giảng dạy… Các hội viên tham dự hội
thảo tích cực thẳng thắng nhiệt tình thảo luân sôi nổi…
Kết luận sau hai ngày hội thảo, GS
Ngô Bảo Châu cho rằng những đề xuất giải pháp nêu ra ở buổi hội thảo này có thể
chưa chín, cần đối thoại rông rãi hơn trong những buổi hội thảo lần tới. Sản phẩm
của đối thoại không phải chỉ là kết luận, đề xuất cụ thể, mà là lòng tin chúng
ta cùng nhau quyết tâm làm việc đó.
Tự trị Đại học là giấc mơ thế kỷ
của Việt Nam, không thể nào trong một sớm một chiều mà nó có thể thể hiện được
ngay. Ngày nào cơ chế và tư duy bao cấp còn tồn tại trong các trường đại học,
ngày ấy nền Tự trị Đại học vẫn còn những lực cản khó vượt thoát. Muốn khắc phục
khó khăn này, đòi hỏi sự kiên trì đấu tranh. Thực tế trước mắt, qua hai buổi họp
31/ và 1/8 tại Trung Tâm Văn Hóa Hoa Kỳ tại Saigon, cho ta thấy rằng có những vị
Bộ Trưởng, Thứ trưởng, các Tiến Sĩ, các Giáo Sư, các Giới Trí Thức trong và ngoài
nước điều công khai biểu lộ đồng chống lại cơ chế và tư duy bao cấp, chống lại
sự lãnh đạo của Chuyên Chính Vô Sản. Hy vọng đó là hạt nhân sẽ làm bùng nổ tư
duy đổi mới, những cải cách toàn diện nền giáo dục Việt Nam trong một tương lai
gần đây.
Đào Như
BS Đào Trong Thể
Aug 6-2014
GHI CHÚ VỀ NGUỒN
Các websites sau đây là nguồn cung cấp những dữ kiện của bài viết trên
viết trên
1-ĐỐI THOẠI GIÁO DỤC
VIỆT NAM-2014: CẢI CÁCH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
2- 200 ĐẠI BIỂU THAM
DỰ BUỔI ĐỐI THOẠI CẢI CÁCH GIAO DỤC ĐẠI HỌC
3- GS NGÔ BẢO CHÂU:
CHÚNG TA LÀM NGƯỢC VỚI THẾ GIỚI
4- THỦ TƯỚNG DŨNG TIẾP GS NGÔ BẢO CHÂU
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét