Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2014

Võ Phiến - Lại thư nhà (kỳ 7)


Người đầu tiên biết liên hệ việc chị vợ thứ sáu ăn ếch, đẻ con trai, việc chị ta đề huề chung sống với Bốn Thôi, cùng với việc những người vợ trước bỏ anh ta trốn đi, liên hệ những sự việc dài dòng như thế để rút ra một kết luận, người ấy là ông tú Từ Lâm. Ông ta kết luận rằng Bốn Thôi là một gã bất lực.

An Phú Vang - Rơi trái ấu thơ


Nguyên một khu đất rộng mọc toàn cỏ lau. Bên này là đường Nguyễn Du, bên kia Lý Thường Kiệt. Nơi đường Đống Đa, dọc theo đường rầy xe lửa người ta họp lại mua bán và biến thành chợ từ lúc nào. Buổi sáng có những gánh hàng rong, gánh chè, xôi bắp, bún mắm. Khoảng gần chín giờ sáng, những người bán cá biển mới đánh về mang đến những cá những tôm còn tươi rói lên từ hải cảng. Bốn năm giờ lại có cá chợ chiều. Thế đó chợ họp suốt ngày. Thế đó chợ có tên là chợ Đống Đa từ hồi nào.

Thụy Khuê - Vũ Khắc Khoan: Thành Cát Tư Hãn

nhà văn Vũ Khắc Khoan (photo: VOA)
Từ thần thoại (légende) đến huyền thoại (mythe) là cả một chặng đường dài. Những kịch tác gia cổ đại của Tây phương như Eschyle, Sophocle, Euripide... trong thời kỳ vàng son của bi tráng kịch (tragédie) đã để lại cho hậu thế không chỉ những tác phẩm mẫu mực về bi tráng kịch mà đằng sau những nhân vật ngoại khổ như Oedipe, Antigone... là mối tương quan giữa nhân sinh và môi trường sống, giữa nhân sinh và định mệnh... Ngoài ra, còn một thông điệp quan trọng nữa, là họ đã khai phá cách dùng câu truyện như một cái cớ, một prétexte, một thác ngôn, để nói về truyện khác. Họ đã chuyển hoá thần thoại thành huyền thoại.

Vũ Thư Hiên - Một mảnh sao băng


Một người đàn ông gày gò, mái tóc tóc bạc bù xù, nụ cười xám xịt khói thuốc, ôm chầm tôi, vỗ mạnh mấy cái vào lưng, rồi cất giọng khao khao:
- Lai đây, Đặng Phúc Lai đây. Được thông báo về mình rồi chứ? Mình đợi cậu, tin chắc thể nào cậu cũng sẽ tới. – anh nhét vào tay tôi một tập giấy - Đây là tài liệu mình mang sang cho cậu.

Xuân Thọ - Võ Thị Hảo - Trò chuyện với nhà văn Võ Thị Hảo: Việt Nam - dù chậm - vẫn dịch chuyển về phía ánh sáng

Nhà văn Võ Thị Hảo
Xuân Thọ (XT): Thành thật mà nói, gia đình tôi và bạn bè rất cảm ơn chị đã nhận lời qua Köln. Tôi mến mộ chị từ lâu không chỉ vì trong tủ sách nhà tôi có tác phẩm của chị, nhưng , như dân gian đã nói, không bao giờ tôi dám liều "thấy người sang bắt quàng làm họ". Vậy mà Facebook đã giúp chúng ta kết bạn với nhau. Tất nhiên không phải ai trong số gần 3500 người bạn Facebook của chị cũng có thể mời và chị có thể đến nhà thăm. Một kẻ U70 như tôi tuy không phải là tín đồ của Internet nhưng vẫn tin là trong thế giới ảo đầy trắc trở, nhất là ở VN, nơi Cam độc và cỏ dại mọc khắp nơi, nhưng người ta vẫn cảm nhận được đâu là chân, đâu là ngụy. Chị nghĩ thế nào về vấn đề này trong thế giới ảo?

Võ Thị Hảo (VTH): Cảm ơn anh chị và bạn bè – những bạn đọc đã đồng cảm cùng tôi về những tư tưởng, chính kiến, cảm xúc về cuộc sống, thời thế và xã hội Việt Nam trước đây và ngày nay. Chuyến đi Köln vừa rồi thật vui và đem lại ấn tượng sâu sắc đối với tôi. Thêm một lần cảm ơn “phù thủy Facebook“, dù tôi chỉ mới lập cách đây vài tháng và cách dùng còn ngô nghê lắm nhưng nó đã đem lại cho tôi nhiều bạn bè và tôi được tận hưởng những giây phút thật cảm động. Thế giới ảo đầy cạm bẫy nhưng không vì thế mà sự chân thành bị giết chết. Thậm chí nó còn được nhân lên bởi người thiện chí .

Thứ Bảy, 30 tháng 8, 2014

Ngô Nhân Dụng - Trần Ðức Thảo và Lê Duẩn



Trong Ðèn Cù, nhà văn Trần Ðĩnh kể lại cuộc gặp gỡ giữa triết gia Trần Ðức Thảo và Lê Duẩn, tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, chính Trần Ðức Thảo kể lại cho tác giả nghe. Trần Ðĩnh không nói chuyện xẩy ra vào năm nào, nhưng thời điểm chắc không quan trọng.

Một hôm Trần Ðức Thảo được thư ký của Lê Duẩn là Nguyễn Ðức Bình đến đón, bằng xe hơi, trong khi nhà triết học đang sống trong cảnh nghèo nàn, túng thiếu, bị cả bạn bè bỏ rơi vì đã tham dự nhóm Nhân Văn-Giai Phẩm, viết những điều ngược lại với chủ trương văn hóa của Ðảng. Trước khi về Việt Nam tham gia kháng chiến chống Pháp, Trần Ðức Thảo ở Pháp đã nổi tiếng trong giới triết học châu Âu. Ông được Phạm Văn Ðồng đến thăm, tại Paris ba lần, mời về “giúp nước.” Nhưng khi về chiến khu ở Việt Bắc, Hồ Chí Minh bảo ông: “Chú đã học ở nước ngoài nhiều rồi, bây giờ về học nhân dân.” Trần Ðức Thảo tham gia nhóm Nhân Văn, Giai Phẩm, báo Nhân Văn ra số 3 đăng các bài Nỗ lực phát triển tự do dân chủ của ông. Vì vậy trong các đợt chỉnh huấn Trần Ðức Thảo cùng với Nguyễn Mạnh Tường, Ðào Duy Anh, Trương Tửu, bị đưa ra cho giáo viên và sinh viên đấu tố, cấm không cho dạy ở tại các trường Sư Phạm và Tổng Hợp Hà Nội nữa.

Võ Phiến - Lại thư nhà (Kỳ 6)



Người đàn bà này từng có hai đời chồng rồi. Ngày về nhà Bốn Thôi, chị ta đem theo đứa con gái mười một tuổi.

Người ấy dĩ nhiên không phải là một người đẹp; nhưng chị ta cũng không xấu xí. Năm lấy Bốn Thôi, chị vừa ba mươi tuổi, trông hãy còn trẻ lắm, nhưng có vẻ bẩn thỉu, tả tơi. Chị ta có thể mặc cái áo cụt thiếu mất vài hột nút, để hở cả bụng, cứ thế đi lại khắp xóm.

Trúc Huy - Tường thuật về một giấc mơ kỳ lạ


Trong giấc mơ, tôi đang dạo chơi, bỗng nhiên một cơn mưa giông nhẹ đổ xuống nhưng tạnh liền ngay sau đó. Rồi, không rõ nguyên nhân từ đâu, nước dâng lên rất nhanh, nhưng tôi đã kịp thời bám vào vách đá của núi để leo lên và tránh được nước lụt. Có điều lạ, tuy là nước lụt nhưng lại trong như nước suối, chứ không phải dòng nước đục ngầu như thường thấy. Tôi tháo cởi đôi giày và tất, rồi vừa leo dần theo các vách đá để leo lên một ngọn núi, leo tới đâu thì cẩn thận chuyển đôi giày da màu nâu của tôi theo và tìm chỗ cất tạm đôi giày vào trong một hốc đá, rồi cứ thế tiếp tục leo tiếp. Lúc tôi leo như thế, cơn mưa rào đã tạnh từ lâu, chỉ còn vài giọt mưa lất phất, khí trời rất mát dịu. Và đôi giày tôi đưa lên cao tới đâu cũng như áo quần tôi đang mặc đều được khô ráo cả. Trong giấc mơ, khi leo theo các vách đá của triền núi, tôi không hề cảm thấy mệt mỏi gì cả, và các tảng đá tôi bám vào để leo đều khô ráo, sạch sẽ chứ không nhơ nhám đầy rêu phong như ở ngoài thực tế. Triền núi gồm những tảng đá lớn nhưng rất dễ bám vào để leo, ở phía chân núi có vài chỗ cũng thấy có những loại grilles bao bọc theo chân núi, người ta làm để chận lại những tảng đá có thể lăn xuống đường nguy hiểm.

Trần Mộng Tú- Chuyện trò với đá


Anh dắt cô ra biển xem mặt trời lặn, biển mùa đông mặt trời lặn sớm. Khi hai người đến nơi thì mặt trời đang sửa soạn để trầm mình. Anh chỉ cho cô những giải ánh nắng mầu đỏ nằm song song với biển, nói: 
- Em nhìn đi, mặt trời xuống nước nhanh lắm. Nhữngđám sương ở phía Nam sắp phủ lên mặt trời bây giờ. 

Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2014

Trần Gia Phụng - CHUYỆN DI CHÚC HỒ CHÍ MINH


Tại Hà Nội, ngày 20-8-2014 vừa qua, Ban tuyên giáo Trung ương đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) tổ chức hội nghị triển khai chỉ thị của Ban bí thư TƯĐCSVN về việc thực hiện kỷ niệm 45 năm di chúc Hồ Chí Minh (HCM), và đưa ra kế hoạch cho toàn quốc thực hiện từ tháng 9 đến tháng 11-2014.

Gia Minh - Trả thẻ đảng thực chất là một sự góp ý


Vấn đề đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam công khai từ bỏ tổ chức mà họ phấn đấu để được kết nạp lại làm xôn xao dư luận sau khi trong những ngày cuối tháng 8 này lại có thêm một đảng viên là thành phần trí thức ra thông báo công khai về quyết định đó.

GS Nguyễn Văn Tuấn - Tội chống Tàu xâm lăng


Người đàn bà tuổi trung niên với mái tóc ngắn đã điểm sương nhìn thẳng vào phía toà bằng một anh mắt sáng ngời và sắc sảo, thần sắc toả lên một thái độ cương nghị, không hề dao động. Bà là Bùi Thị Minh Hằng, người vừa mới bị toà án Đồng Tháp tuyên án 3 năm tù giam vì tội danh “gây cản trở giao thông”. Bà Minh Hằng lãnh mức án tối đa (vì theo luật người bị tội này có mức án từ 3 tháng đến 3 năm). 

Hiệu Minh - Ngoại giao thuyền thúng xứ Việt


Có lần trên tivi CBS  chiều về cuộc đua sức toàn cầu “Amarazing Race số 3” tháng 12-2012, có một cảnh đi qua Hội An, người tham dự phải đi thuyền thúng. Mấy anh tây chưa bao giờ biết cái thuyền tròn, với một mái chèo, khỏa nước lung tung nên thuyền cứ quay tít, cuối cùng phải thuê người bản địa.

Bill Hayton - Tranh chấp biển Đông: Vẫn không có bằng chứng lịch sử cho tuyên bố của Trung Quốc

Huỳnh Phan dịch


Tóm tắt
Mặc dù Trung Quốc khẳng định có các yêu sách lịch sử đối với nhiều phần của biển Đông, lập luận gần đây của một số nhà bình luận lặp lại một số những hiểu lầm thường được tin là đúng về các tranh chấp biển Đông và không đưa ra được bằng chứng hậu thuẫn các yêu sách của Trung Quốc.


Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014

Nguyễn Hưng Quốc/VOA - Thân phận lưu vong: Sống ở giữa


Trong bài trước, tôi đề cập đến thân phận lưu vong như những người sống trên cái dấu gạch nối giữa hai quốc gia, hai văn hoá và hai ngôn ngữ.

Sống trên cái gạch nối giữa Việt và Úc, tôi không phải là kẻ rời bỏ quê hương: Tôi chỉ rời bỏ một mảnh đất và mang cả quê hương theo với mình: Cái quê hương ấy, với tôi, như vậy, là một quê hương bị giải lãnh thổ hoá (deterritorialised): Nó không có tính địa lý. Nó chỉ còn là một ký ức, nhưng, nghịch lý thay, đó lại là một thứ ký ức có tính địa lý, có thể được gọi là địa dư ký ức (geography of memory). Khi được hình dung như một thứ địa dư, ký ức bỗng có kích thước thật và mênh mông hơn hẳn: Nó trở thành một thứ quê hương khác của tôi (1).

Trần Trung Đạo - TT Ngô Đình Diệm đã từng giúp gạo cho dân Tây Tạng tỵ nạn tại Ấn Độ?


Vài tháng trước trên internet xuất hiện bài viết “Câu chuyện thật cảm động của đức ĐẠT LẠI LẠT MA nói về ĐỆ NHẤT VNCH” với nội dung chính:

Ngày 20.09.2013 khi người Việt tại Đức được vinh dự đón Đức Dalai Lama tại chùa Viên Giác, Ngài đã kể lại 1 câu chuyện thật cảm động. Những thập niên 50, Mao Trạch Đông xua quân vào Tây Tạng giết sư, đốt chùa và gây ra hằng hà xa số tội ác với 1 dân tộc Tây Tạng hiền lành chịu đựng. Năm 1959 Đức Dalai Lama phải cùng dân tộc của Ngài từ bỏ quê hương lên đường tỵ nạn. TQ lúc bấy giờ như con hổ đói, họ dùng đủ mọi cách để truy lùng ...Ngài.   Khoảng thời gian đó trên thế giới ít người biết và để ý đến tình hình xảy ra ở Tây Tạng, và cũng chẳng ai biết gì về 1 thanh niên với nụ cười thật nhân hậu đang dìu dắt dân tộc mình lánh nạn trước mũi súng bạo tàn của Mao Trạch Đông. Ấn Độ luôn có đụng độ với TQ về vấn đề biên giới, vi vậy họ không muốn làm tình hình căng thẳng thêm, nên cũng chẳng tha thiết giúp đỡ đoàn người tỵ nạn đến từ Tây Tạng. Tin tức về tình hình bi đát từ Tây Tạng chẳng được loan truyền, lại bị TQ cô lập thông tin toàn diện, nên thế giới chẳng ai biết đến mà quan tâm.  Đoàn người tỵ nạn vì vậy thiếu thốn cơ cực đủ điều, tình hình lúc bấy giờ thật nghiệt ngã.

May thay ở vùng Đông Nam Á có 1 vị Tổng Thống cũng nhân đạo không kém. Ông từng biết thế nào là tỵ nạn CS, vì chính ông cũng đã mở rộng vòng tay đón tiếp và giúp đỡ hằng triệu đồng bào của ông chạy nạn CS từ Bắc vào Nam... Đó là cố TT Ngô Đình Diệm, một vị Tổng Thống Công Giáo, đã âm thầm gửi hàng tấn gạo để cứu khổ những người Phật Giáo Tây Tạng. Một miếng khi đói bằng một gói khi no, Đức Dalai Lama bồi hồi khi kể lại sự giúp đỡ của cụ Diệm đối với dân tộc của ông vào những ngày tháng khó khăn nhất”.

André Menras – Hồ Cương Quyết/ BVN - Thảm đỏ cho một giàn khoan Tàu trên đất liền Việt Nam?


Theo tin từ mạng vietnam.net thứ Hai vừa rồi: hơn 10.000 lao động nước ngoài trong đó 90% là người Tàu vừa được tuyển dụng bởi công ty Formosa ở Vũng Áng, Hà Tĩnh, chỉ chưa quá hai tháng sau những sự cố đẫm máu mà khu công nghiệp này là sân khấu.

Người Buôn Gió - Khoảnh khắc cuộc đời.

- Anh không nghĩ đến mẹ anh và con anh sao.? Chúng nó chả tốt gì với anh đâu, việc gì anh phải giữ cho chúng nó.

Tên tù im lặng, dường như hắn ta đang nhớ về gia đình. Các ngón tay hắn đan vào nhau xiết chặt nổi gân trên bàn tay gầy mảnh. Cán bộ điều tra mái tóc hoa râm nhiều kinh nghiệm liếc ánh mắt sắc lạnh nhìn đối tượng. Ông nói chậm rãi.


- Khi chúng tôi khám nhà anh, con trai anh hỏi chúng tôi - các bác bắt bố cháu à, thế bao giờ bố cháu về? - Thằng bé xinh trai và nghịch nhỉ, nó còn lấy đũa chọc vào máy tính.

Phạm Chí Dũng/VNTB - “Tự do cho Điếu Cày”: Hy vọng “đặc xá” lớn dần


Đã đến công đoạn “xin tha tù”

Sáng hôm 28/8/2014, tức chỉ còn vài ngày nữa sẽ đến Quốc khánh Việt Nam 2/9, trang Facebook của Nguyễn Trí Dũng, con trai của người khởi xướng “Câu lạc bộ nhà báo tự do” Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, loan tin:

“Cách đây 5 phút, cha tôi là ông Nguyễn Văn Hải đã gọi điện về nhà và báo cho gia đình biết Bộ công an đã vào phòng giam để yêu cầu viết đơn "xin tha tù" nhưng bất thành. Cha tôi nhận định bản thân ông không có tội và bị bắt giam một cách tùy tiện không bản án. Vậy nên đơn duy nhất ông viết là đơn "yêu cầu giải quyết ra tù".

Linh Nguyễn/NV - Thành phố Westminster ủng hộ dự luật chế tài giới chức CSVN

Blogger Phạm Ðoan Trang phát biểu ủng hộ HR4254. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)
WESTMINSTER, California (NV) - Toàn thể năm thành viên Hội Ðồng Thành Phố Westminster vừa bỏ phiếu thông qua một nghị quyết ủng hộ Dự Luật Chế Tài Giới Chức CSVN Vi Phạm Nhân Quyền, HR4254, do Dân Biểu Ed Royce giới thiệu, qua yêu cầu của Giám Sát Viên Orange County Janet Nguyễn, đồng thời đồng ý đóng một bên đường Bolsa trong ngày Thứ Bảy, 13 Tháng Chín, để cộng đồng làm lễ dựng tượng Ðức Thánh Trần Hưng Ðạo trong khu Hà Nội Plaza, trong phiên họp thường kỳ tối Thứ Tư, 27 Tháng Tám.

Nguyễn Ðạt/Người Việt - Từ ga Metro tới cổ thụ Sài Gòn

SÀI GÒN (NV) - Từ mấy tuần lễ nay, khi công trình xây dựng đường tàu điện ngầm (métro) Bến Thành-Suối Tiên chuẩn bị tiến hành, Sài Gòn dấy lên một không khí xôn xao khó tả, với nhiều hoang mang và cảm hoài tiếc nuối.

Ðiều chúng tôi muốn nói tới những hàng cổ thụ, linh hồn của đường phố Sài Gòn.

Hàng cây dầu tại đường 3 tháng 2.

Trong công trình xây dựng đường tàu điện ngầm, đầu tiên là xây dựng tháp thông gió nhà ga métro trước Nhà Hát Thành Phố (trụ sở Quốc Hội của Sài Gòn cũ), mấy chục cây xanh đã bị đốn hạ.

Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

Tuấn Khanh - Giá của một nghệ sĩ cung đình

Thành Long (Jackie Chan) rất bình tĩnh nói rằng mình chịu mọi trách nhiệm về việc con trai mình bị bắt vị tội sử dụng và buôn ma tuý. Ông nói trách nhiệm rất lớn thuộc về ông, với tư cách là một đại sứ chống nạn ma tuý do Trung Quốc đề cử từ năm 2009.


Phòng Tố Danh (Jaycee Chan), người con trai 32 tuổi của Thành Long bị bắt vào ngày 14 tháng 8 vừa qua, tại quận Đông Quan, Bắc Kinh, trong một cuộc bố ráp đầy chủ ý của công an trong việc ‘dằn mặt’ ngôi sao điện ảnh Thành Long, mà lâu nay vẫn được coi là nhân vật công chúng làm đẹp  cho nhánh Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, Giang Trạch Dân.

GS Nguyễn Văn Tuấn - Bằng tiến sĩ y Việt Nam không được thế giới công nhận?


Nói rằng bằng tiến sĩ y khoa VN không được thế giới công nhận (1) cũng không hẳn sai, nhưng cũng nên nói thêm rằng bằng bác sĩ của VN cũng chẳng được ai công nhận. Hai chữ “công nhận” ở đây còn tuỳ vào bối cảnh. Nếu ứng viên tốt nghiệp tiến sĩ ở VN mà có bài báo khoa học công bố trên những tập san quốc tế có impact tốt thì ứng viên vẫn có thể xin việc bất cứ nơi nào trên thế giới.

Alan Phan - Người Việt Không Xấu…


Gần đây tự phát một phong trào đánh hội đồng về người Việt xấu xí, từ dân đen trong nước đến Việt Kiều hải ngoại, từ các mạng lề trái đến báo lề phải.  Bị nhiều phóng viên và BCA quay hỏi về đề tài này, ông già Alan xin xác định rõ ràng: chúng ta không xấu.

Võ Long Triều - Trương Tấn Sang gieo sự hoài nghi?

Nhân kỷ niệm ngày “Cách Mạng Tháng Tám” (19.8.1945) và ngày “Tuyên ngôn độc lập” (2.9.1945), ông Trương Tấn Sang, chủ tịch nước, có viết một bài đăng trên “Tạp Chí Công Sản.” Bài viết được các đảng viên xem như một thông điệp, một huấn dụ cần ghi nhớ. Có lẽ bài viết nầy do một cây bút điêu luyện nào đó, vẽ cho ông bản văn nói về tình hình đất nước, tô một bức tranh tốt đẹp về sự phát triển quốc gia, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, v.v... được báo chí lề phải khen ngợi hết lời.

Ngô Nhân Dụng - IS xóa bàn cờ thế giới Á Rập


Tổng Thống Mỹ Barack Obama ví các đạo quân của Quốc Gia Hồi Giáo (IS, Islamic State) đang lan nhanh như căn bệnh ung thư, cần phái cắt bỏ. Tướng Martin E. Dempsey, tham mưu trưởng liên quân Mỹ, cũng nói phải tiêu diệt phong trào IS, vì họ theo đuổi một nhãn quan cuồng tín, sẵn sáng chết vì ngày tận thế đang tới gần. Chính phủ Mỹ đang thay đổi cách nhìn, và chiến lược đối phó với phiến quân IS. Nhưng IS không chỉ là một vấn đề của nước Mỹ. Phải nhìn hiện tượng phong trào IS thành công như một vấn đề lịch sử của thế giới Á Rập. Nếu các chính phủ Á Rập không cộng tác, không can thiệp, thì dù phong trào IS này có tan rã, mầm mống loạn sẽ còn đó, có thể lại nổi lên, trong hàng thế kỷ nữa.

Thứ Ba, 26 tháng 8, 2014

Giới thiệu thơ Hoài Khanh, THÂN PHẬN, tái bản lần thứ 6


Mua tại Amazon
Hoặc tòa soạn nhật báo Người Việt


THAY LỜI TỰA: Nỗi cô đơn của Hoài Khanh

Thôi nước mắt đã ghi đời trên đá
Và cô đơn đã ghi dấu trên tay

Chiều 30 Tết, sương mù xuống nhiều, hai người lang thang trên mấy nẻo đường ở Đà lạt…

Hoài Khanh bỏ Biên hòa và lên Đà lạt ăn Tết với tôi. Bạn bè dăm đứa hắt hiu cuối trời… Hôm đó, tôi đi vắng. Hoài Khanh bơ phờ đứng chờ tôi. Vừa bước về nhà, chợt thấy Khanh, tôi rưng rưng ôm anh mà hôn… Xa nhau bao ngày, bây giờ lại trùng phùng nơi cảnh trời thơ mộng vào ngày cuối năm. Ngày trước khi chia tay nhau chúng tôi có ngờ đâu lại gặp nhau trong một khung cảnh thiên đàng, giữa mùa hoa đung đưa, dưới bầu trờ đầy mây trắng lê thê trong hơi xuân mơ hồ của Đà lạt. Chúng tôi dẫn nhau lang thang trên những đường phố tối tăm nhất, lắng nghe tiếng chó sủa và lắng nghe tiếng lòng mình rạo rực đau khổ vì quá bơ vơ, vì quá lạc lõng giữa sa mạc loài người. Người này nắm tay người kia, dắt nhau đi, lê thê như hai người mù đi xin ăn giữa phố chợ: chúng tôi đi ăn mày một chút tình thương giữa con người, một chút giao cảm, một chút rộng lòng, một ánh lửa ấm áp giữa đêm lạnh nhất và đen tối nhất của ngày cuối năm. Người ta chết và không hạnh phúc.

Nguyễn Văn Tuấn - Nền giáo dục – khoa học chạy theo ngôi sao


Tôi có cảm giác như VN là một đất nước đang chạy đuổi theo những ngôi sao. Khi chuỗi quán cà phê Bene của Hàn Quốc khai trương, chúng ta thấy lũ lượt thanh thiếu niên xếp hàng chầu chực chỉ để gặp mặt hay xin chữ kí của một ngôi sao nhạc Hàn Quốc! Trước đó, có tập đoàn trả hàng trăm ngàn USD để mời sao từ nước ngoài về lên lớp cho công chúng. Các ngôi sao trong nước cũng được báo chí liên tục nhắc đến với sự thích thú và kính nể qua những trưng diện xa hoa và những phát ngôn ngông của họ. Nhìn từ xa và nhìn chung, có vẻ cả nước có khi lên đồng vì những ngôi sao.

Song Chi/RFA - Sài Gòn qua bao mùa nhạt phai


Từ tháng 3, 1975 đến khi rời Việt Nam vào cuối tháng 4, 2009, tôi sống ở Sài Gòn. 34 năm. Chưa kể những khoảng thời gian đứt quãng trước 30 tháng 4, 1975. Vì vậy, dù gốc Huế và sinh ở miền Trung, không có gì lạ khi tôi gắn bó với Sài Gòn.

Từ khi xa Sài Gòn, tôi đã có dịp lang thang qua nhiều thành phố của nhiều quốc gia. Và cứ mỗi lần ngắm nhìn những thành phố xinh đẹp, hài hòa từ quy hoạch tổng thể cho tới từng chi tiết, những thành phố có đời sống tinh thần phong phú, thú vị nhưng rất đỗi bình yên...tôi lại chạnh nhớ về Sài Gòn.

Keith W. Taylor, Đại học Cornell - Vì sao tôi bắt đầu dạy về cuộc chiến Việt Nam

Michigan Quarterly Review, Ann Arbor: Mùa thu 2004 
Thái-Anh chuyển ngữ
GS Keith Taylor, giảng dạy môn Sử tại Đại học Cornell, vốn xuất thân là một người lính Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam, trở về Mỹ “như một thương binh” năm 1972, và trở thành Tiến sĩ chuyên ngành Cổ Sử – quyết tâm theo cổ sử chứ không theo sử hiện đại vì rất sợ phải truyền giảng cho các thế hệ sau bài học kinh nghiệm về những thất bại cay đắng trên chiến trường Việt Nam mà đối với ông vẫn còn là một vết thương mưng mủ.

TS Đinh Xuân Quân - CHÍNH SÁCH “ĐẠI HÁN” VÀ CHIÊU GIÀN KHOAN HDTD 981

Tóm Tắt: Ta thấy trong nhiều năm qua TQ đã có những hành động hung hăng tại Biển Đông (BĐ).  Philippines đưa TQ ra tòa và VN từ khi có giàn khoan HDTD 981 cũng muốn làm như vậy nhưng chưa giám vì lãnh đạo CSVN nay trở thành “Hán Nô” trong nhiều năm đã tiếp tay cho chính sách biến BĐ thành ao nhà của TQ.

Theo tác giả, các hành vi tại BĐ của TQ chỉ là một phần trong chính sách lớn hơn nhiều nhằm thôn tính – kiểm soát cả đại dương – các con đường tiếp tế hàng hải tới TQ tránh các eo biển dễ bị kiểm soát. Tác giả sẽ tóm chính sách này của TQ mong làm bá quyền – ít nhất là Á châu. Có thể nói trước khi xẩy ra vụ giàn khoan HDTD 981 mà TQ đưa vào lãnh hải Việt Nam (VN) thì giới lãnh đạo CSVN còn cố trung thành với TQ - Bắc Kinh.  Từ sau vụ này thì ÐCSVN bắt đầu có dấu hiệu khác – nói nhiều về “thoát Trung.”  Đó là điều đáng khuyến khích vì giàn khoan HDTD chỉ mà một chiêu và sẽ còn nhiều chiêu khác.

Mai Loan - NỔI LOẠN TẠI FERGUSON: Phải chăng là hậu quả của chính sách kỳ thị sắc tộc?


Sự kiện các nhân viên công lực thỉnh thoảng có đối xử khá mạnh tay đến gần như tàn bạo đối với một số nghi can gốc Mỹ đen vốn không phải là điều gì mới lạ phải kinh ngạc đối với những ai đã sinh sống và theo dõi thời sự lâu năm tại Hoa Kỳ.

Thứ Hai, 25 tháng 8, 2014

Nguyễn Thiện Nhân - Quả không may cho chính quyền khi đã lỡ dại bắt người phụ nữ can trường

Chị Bùi thị Minh Hằng

Bùi Thị Minh Hằng là một biểu tượng cho sức mạnh đấu tranh của phụ nữ ở tầng lớp bình dân. Nói là bình dân vì chị không phải người học cao hiểu rộng, chị cũng không thuộc tầng lớp thượng lưu, càng không phải quan chức nhà nước. Nhưng lạ thay, chị là một phụ nữ có sức mạnh ‘vô biên’.

Người Buôn Gió - Phiên toà và những thằng điên

Bùi Thị Minh Hằng
Chị đã từng mong muốn một phiên toà. Cũng vào đầu mùa thu thế này 2 năm trước. Bùi Thị Minh Hằng đội đơn tại trước cổng toà án Hà Nội để khiếu nại, và yêu cầu một phiên toà mở ra để xem xét quyết định đưa chị vào trại cải tạo Thanh Hà do Uỷ ban nhân dân Tp Hà Nội quyết định.

Gs Tương Lai/BVN - Một vấn đề cần kiểm chứng


Trong bài viết của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trên tạp chí Cộng sản và được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng có một chi tiết cần kiểm chứng. 

Đó là câu trích dẫn được cho là lời của Trần Hưng Đạo:

Những bài học giữ nước của cha ông ta để lại là hết sức quý giá với chúng ta ngày nay.....

GS Nguyễn Văn Tuấn - Áy Náy!

Đọc báo nhiều khi gặp những câu phát biểu tôi chỉ biết … lắc đầu. Lắc đầu vì sự thậm xưng, phi logic, vô lí của câu phát biểu. Tâm trạng giống như đọc những câu thơ của Tố Hữu khi ông tâng bốc Stalin: Yêu biết mấy, nghe con tập nói / Tiếng đầu lòng con gọi Xít-ta-lin. Tôi nghĩ ông Tố Hữu nếu sống lại chắc cũng ngượng ngùng cho sáng tác của ông.

Gia Minh/RFA - HRW kêu gọi trả tự do cho các nhà hoạt động Minh Hằng, Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh

Chị Bùi Thị Minh Hằng (ngồi giữa hàng đầu)
chụp ảnh cùng bà con Phật giáo Hòa Hảo trước khi bị bắt hồi tháng 2/2014.

Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch hôm nay ra thông cáo báo chí kêu gọi chính quyền Việt Nam phải hủy bỏ những cáo buộc có động cơ chính trị đối với ba nhà hoạt động Bùi thị Minh Hằng, Nguyễn thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh mà sẽ bị ra tòa tại Đồng Tháp vào ngày mai. Tội danh mà họ bị cáo buộc là ‘gây rối trật tự công cộng’ bằng cách tạo nên ách tắc giao thông nghiêm trọng’ theo điều 245 Bộ luật hình sự Việt Nam.

Phạm Chí Dũng - Nếu Việt Nam rơi vào kịch bản nhiều ngân hàng cùng lúc sụp đổ?


Dù không muốn bi thảm hóa tình hình, nhưng bức tranh xám ngoét đang phơi bày tông màu ngày càng đen đúa khó có thể khiến chúng ta nghĩ về một tương lai nào khác hơn ngoài bi kịch dành cho khối ngân hàng Việt Nam.

Huy Phương - Bước đường cùng

“Bạn ơi, nguồn thảm sầu kia bởi
Số phận hay do chế độ này!”
(Vú Em-Tố Hữu)

Ngày 15 Tháng Tám, Bộ Thông Tin và Truyền Thông Việt Nam ra quyết định đình bản 3 tháng báo điện tử Trí Thức Trẻ và phạt 207 triệu đồng vì ngày 12 Tháng Tám báo này đã đăng một bài có tựa đề là “Gái miền Tây và 3 chữ 'N' nổi danh thiên hạ” của tác giả Trai Toàn Cầu.

Một cô gái quảng cáo bia Anchor của Singapore tại Hà Nội. 
(Hình minh họa: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)


Ba chữ N đó là Ngoan, Ngon và Ngu. Bài này xem như đã vi phạm luật báo chí và chính ban biên tập đã ngỏ lời xin lỗi độc giả vì đã “gây nên sự tổn thương sâu sắc cũng như tạo cảm giác xúc phạm tới nhiều phụ nữ Việt Nam.”

Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014

Võ Phiến - Lại thư nhà (kỳ 5)


Một cuộc vật lộn gay go và bất lực với số mệnh kéo dài suốt nửa đời người như thế dần dần nhuốm một tính chất bi thảm, và người chứng kiến không còn lòng dạ nào cười cợt nữa – dẫu rằng trong đó vẫn có ít nhiều khía cạnh đáng cười.

Nhưng về phía những người vợ anh Bốn Thôi, tại sao tất cả – chỉ trừ chị Lộc – tất cả họ bằng lòng lấy anh ta, rồi họ đều bỏ anh trốn đi một cách vội vàng nhẫn tâm như vậy? Người chú Bốn Thôi có điều ngờ vực mà không bao giờ ông chịu nói ra. Còn bao nhiêu người trong làng đều thắc mắc.

Đào Như - VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TÔI CŨNG MỘT THỜI CHIẾN TRANH ĐỔ NÁT

Lời Phi Lộ: Trong hơn 1 tháng nay kênh truyền thông CNN hằng ngày làm sống lại nước Mỹ trong “Những Năm Sáu Mươi”của thế kỷ trước qua cuốn phim "The Sixties”. Những biến động của xã hội Mỹ vào thời khoản này đều được lồng trong khung cảnh của “Chiến Tranh Việt Nam” - VietNam War. Việt Nam quê hương tôi, vào Những Năm Sáu Mươi, một đồng minh của Mỹ ở tận phía Tây bờ biển Thái Bình Dương, cũng có một thời chiến tranh đổ nát. “Chiến Tranh Việt Nam” ‘càn quét quê hương tôi với những sự cố dữ dội - Những mồ chôn tập thể ở Huế trong biến cố Mậu Thân -Mùa giáng sinh 72 được thắp sáng lên bởi những trận trải bom của pháo đài bay B52 cày nát Hà Nội, trong suốt 13 ngày và đêm. “Chiến Tranh Việt Nam” đã cướp đi 3 triệu sanh linh Việt Nam, đã để lại 4 triệu thương tật cả chục triệu cô nhi quả phụ... "Chiến Tranh Việt Nam” không chỉ là niềm đau riêng của hai dân tộc Việt, Mỹ, nó còn là bài học chung cho cả nhân loại. Trong chiến tranh không có kẻ thắng người bại, tất cả đều là nạn nhân của chiến tranh. Chiến tranh chỉ gây ra đổ nát, nghèo đói, lạc hậu, hận thù phi lý… Bài bút ký sau đây là chứng tích của đời tôi, một bác sĩ phẫu thuật, đã nhiều lần đối diện cũng như nhân chứng cho thân phận con người trong chiến tranh. 

Nhìn sông Hậu, con sông lớn nhất của tổ quốc, mênh mông miệt mài trôi, cuồn cuộn phù sa và ánh sáng, không một ai có thể nghĩ rằng vùng đất quê hương kỳ diệu này cũng là vùng đất chiến tranh trong gần 30 năm qua. Thị trấn Cần Thơ, nằm trên hữu ngạn sông Hậu vẫn sinh hoạt bình thường. Bây giờ là tháng hai, năm 1972. Dân chúng trong thị trấn Miền Tây này đâu có ngờ chỉ trong một vài tháng nữa là cả nước đi vào Mùa Hè Đỏ Lửa với những trận đánh ở ngọn đồi Tân Cảnh, Căn Cứ Lữ Đòan 2-Dù. Sau đó là trận đánh An Lộc, Trị Thiên, Đại Lộ Tử Thần, những trận địa chiến hai bên bờ sông Thạch Hãn.v.v... Những trận đánh lớn cứ theo chân nhau, vượt Trường sơn, từ ngoài Trung vào Nam, từ Cao nguyên đổ xuống đồng bằng duyên hải như thác ngàn. Hai phe, bốn bên dốc toàn lực đổ quân vào những trận đánh điên cuồng, đẫm máu làm áp lực hòa đàm Paris ở giai đoạn chót.  Những trận đánh tận tình hủy diệt nhau làm rực lửa những trang báo cùng khắp thế giới, thắp sáng lương tri nhân loại. Hầu hết các gia đình người Mỹ, mỗi chiều tối đều ngóng nhìn lên màng ảnh truyền hình, theo dõi chương trình CBS Evening News Reports tại New York, hớp từng lời tường thuật về Chiến tranh Việt Nam của Walter Cronkite. Những trận đánh đẫm máu xé nát trái tim những bà mẹ nước Mỹ. Phong trào phản chiến trên tòan khắp thế giới lên đến cực điểm. Các sinh viên trong các trường đại học nhất là tại Mỹ, tại Anh và các quốc gia Bắc Âu và Tây Âu, bãi khóa, tổ chức“ truồng chạy” phản đối chiến tranh diệt chủng tại Việt Nam.  Trong khi đó tại Sàigòn, giọng hát Thái Thanh thảm thiết trong bài “Kỷ Vật Cho Em”, một kiệt tác phản chiến thời danh của Phạm Duy, viết sau cuộc ‘Hành Quân Lam Sơn 719’:
“Anh trở về trong chiếc poncho…
Anh trở về trên đôi nạn gỗ…
Anh trở về tật nguyền chai đá…
Anh trở về dang dở đời em…”!

ĐHT - Mùa Phượng Cuối


hôm em đi, gửi anh mùa phượng cuối
xa nhau rồi, gởi gắm những riêng mang
những mùa Thu lá vàng nghiêng nghiêng tủi
thương cuộc tình hai đứa tự hồng hoang

Tuấn Khanh - Nhân 80 năm, tạ ơn tiếng hát khai tâm


“Thái Thanh, tiếng hát đã khai tâm cho thế hệ tôi tình dân tộc”
Trong những món quà mà tạo hoá đã ban tặng riêng cho người Việt, thật không thể không nghĩ đến tiếng hát Thái Thanh. Gần một thế kỷ của đời nghệ sĩ, Thái Thanh có lẽ là người duy nhất xứng danh diva trong âm nhạc Việt Nam. Tiếng hát của bà không những là những bài học về thưởng thức tinh tế cho nhiều thế hệ, mà còn là lời khai tâm cho tình dân tộc, đủ sức âm vang đến tận mai sau.

Trần Mộng Tú - Vết Thương Đứt Ruột

Nhà báo James Foley (Photo: internet)
Hôm qua, tôi tới nhà thờ xin một lễ cầu bình an cho gia đình ông bà Foley, mặc dù tôi không hề quen, biết ông bà.

Hai tuần trước, nhà thờ St. Louise họ đạo nơi tôi đang sống, ngay trong buổi lễ ngày chủ nhật, vị linh mục ngưng tiến hành nghi lễ, Yêu cầu mọi người cùng cúi đầu cầu xin cho những người Công Giáo đang bị sát hại ở Syria, nhất là các em bị sát hại còn rất nhỏ.

Thứ Bảy, 23 tháng 8, 2014

Võ Phiến - Lại thư nhà (kỳ4)


Tôi cũng nghĩ rằng người ta thường phóng đại những chuyện như thế cho thêm vui. Nhưng chính mắt tôi, tôi có trông thấy tảng đất sét chừng mười tấc vuông để dưới bàn thờ nhà Bốn Thôi, trên tảng đất sét in một dấu chân người. Nguyên sau khi chôn vợ, mấy ngày sau anh ta hết quanh quẩn bên mộ lại đi thơ thẩn ngoài đồng, tìm đến những chỗ trước kia thường có chị làm việc. Một hôm anh ta chú ý đến những dấu chân của chị còn in rõ ràng trên ruộng, bên cạnh một vũng nước vừa mới khô, với năm ba con cá chết nằm phơi bụng trắng long lanh, một vài chiếc càng cua gãy, vỏ cua bể... Thật là một kỷ niệm xúc động: mới trước đây mấy ngày, chị còn tiến từng bước ở chỗ này, lom khom tìm cái ăn về cho gia đình; dấu tích rành rành tưởng như còn nóng hơi người!... Ruộng đất thịt mới vừa khô lớp mặt, ở bên dưới còn deo dẻo, Bốn Thôi bứng được một tảng đất vuông vắn rất dễ dàng. Cái kỷ vật kỳ cục lạ đời đó được anh ta đem về để vào nơi thờ phụng.

Ðặng Huy Văn - "Đồng Chí Của Tôi"

Nhạc sĩ Văn Cao (hình: internet)
Đồng Chí Của Tôi” là một bài thơ cho đến nay vẫn còn bị cấm in thành sách của nhạc sĩ Văn Cao, tác giả Quốc Ca VN vì nó mô tả chân thực một vụ xử bắn trong CCRĐ. Vụ xử bắn này được diễn ra ngay trên quê hương Hà Tĩnh máu thịt của tôi. Đọc bài thơ lên, nhất định các dư luận viên ăn lương của đảng CS VN sẽ vô cùng phẫn nộ vì cho rằng, nhạc sĩ văn Cao đã bịa ra để nói xấu đảng và bác Hồ chứ chuyện này không có. Nhưng xin thưa các vị, chuyện này đã xẩy ra trước mắt tôi vì người bị bắn trong bài thơ này chính là một bà cô họ của tôi, một người bạn cùng hoạt động trong cuộc kháng chiến chống Pháp với chú tôi trước đây.

Phan Nhật Nam - Thơ viết rời nơi đâu đó ở Mỹ

Riêng gởi D.Diệm & D.Hồng
Bạn xưa Đà Nẵng-HộiAn


1. Trở lại Cali từ Denver 
Bạn chờ đón giấc khuya
Bớt đi phần tủi phận
Quá đêm lái xe về
Nhìn quanh đèn đường lạnh

NT - ”Giá như bố tôi …bớt bồi bút…”


Cổ nhân có câu: “con vua thì lại làm vua”, con cái các “ông lớn” như Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh… nối gót cha làm lớn là lẽ đương nhiên, thiên hạ bố ai dám so bì. Tuy nhiên trong văn học nghệ thuật tình hình có khác. Ngoại trừ trường hợp ái nữ thi sĩ Chế Lan Viên, là Phan thị Vàng Anh  nối nghiệp bố leo lên tới được cái ghế Uỷ viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam, còn “hổ tử” của các nhà văn, nhà thơ khác, chưa thấy ai. Chẳng hạn ông nguyên Vụ trưởng Vụ Văn Nghệ của Đảng là nhà thơ Lưu Trọng Lư có con trai cũng làm thơ, viết báo là Lưu Trọng Văn, nguyên Tổng thư ký Hội Nhà Văn Việt Nam, nhà văn Nguyễn Đình Thi có con trai là Nguyễn Đình Chính  cũng viết văn, viết báo nhưng cả hai đều đứng ngoài “bộ máy lãnh đạo văn nghệ” của đảng và chỉ sống bằng ngòi bút.

Ngô Nhân Dụng - Xe và Pháo tại Ukraine


Chiến tranh có thể xẩy ra trong mấy ngày tới nếu Tổng Thống Ukraine Petro Poroshenko phản ứng mạnh trước hành động khiêu khích mới của Tổng Thống Nga Vladimir Putin. Hơn một trăm xe vận tải của Nga đã vượt qua biên giới mặc dù chính phủ Ukraine không đồng ý. Bộ Quốc Phòng Mỹ phản ứng ngay, kêu gọi Nga rút ngay đoàn xe đó về; nhưng không nói sẽ làm gì nếu Nga từ chối. Khối Liên Hiệp Âu Châu chỉ trách Nga làm cho tình hình thêm căng thẳng. Quân Xe của Nga đã qua giới tuyến, Ukraine có dùng Pháo ngăn cản hay không? Chiến tranh hay hòa bình, ông Petro Poroshenko là người quyết định. 

Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2014

Giới thiệu tác phẩm ÐÈN CÙ của TRẦN ÐĨNH


"Tôi đã cơ bản nói hết ý nghĩ và nhận định của tôi về Ðảng. Gan góc này nhờ một phần nghĩ đến bạn bè tù đau khổ hơn: tôi sẵn lòng chung hưởng cảnh ngộ của các bạn, tôi đang nhờ các bạn để nâng bản thân lên. Nhờ câu của Trần Châu: “Họ sợ tinh thần chúng mình!” nói với tôi một sáng ở sân báo Nhân Dân khi đám xét lại đã bị đánh tan tác, chỉ còn hai anh em chúng tôi ở lại đó. Còn nữa. Nietzsche nói khi đau khổ người ta nhìn thấu sự vật, Tôi đã nghĩ về câu này và thấy tôi nhìn thấu rồi đấy. Nghĩa là tôi đúng. Phản đối Mao là quá đúng chứ! Phản đối bạo lực là quá hay chứ!" - Trích ÐÈN CÙ của TRẦN ÐĨNH, tr.357 - Người Việt Books, xuất bản, 2014


Mua tại nhà sách Người Việt Shop
hoặc trên Amazon

Nguyễn Phương Linh - SỨC MẠNH CỦA MỘT NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ



Nhớ lại. Ngày 27/01/1973, hiệp định Paris được ký kết, mở đầu cho Cộng sản miền Bắc, hai năm sau đó, không tốn nhiều súng đạn, đã thôn tính miền Nam Việt Nam. Uất ức, đau đớn cùng cực, người dân miền Nam kết tội người Mỹ là kẻ phản bội đồng minh Việt Nam Cộng hoà, bán đứng miền Nam tự do cho độc tài Cộng sản miền Bắc. Nhưng bình tĩnh và khách quan, chúng ta sẽ không thể đứng trên quyền lợi của mình để kết tội người khác như vậy. 

Tuấn Khanh - Lời cam kết từ con buôn


Có vẻ như những người đề xuất nên cuộc cách mạng sách giáo khoa điện tử đã không còn đủ sức bình tĩnh trước món lợi 4000 tỷ sẽ đem về, nên họ đang làm tất cả mọi thứ để thúc giục cho một cuộc chuyển đổi đầy bất cập mà ai cũng nhìn thấy. Để thuyết phục tốt hơn việc các phụ huynh trên toàn quốc gia phải chi tiền cho classbook, rất nhiều lời cam kết về sản phẩm này đã xuất hiện, nhưng ngay từ đầu, ở mọi phía đã hiện rõ tính cách con buôn vô trách nhiệm trong việc thèm muốn bán được hàng hơn là một chiến lược đầy khát vọng trong sáng cho một quốc gia.

Trần Vinh Dự - Song mã què và chú ngựa thứ ba


Tại thời điểm này, mặc dù kinh tế Việt Nam có vẻ đang ổn định, phần lớn người Việt, từ các chuyên gia kinh tế, các chủ doanh nghiệp, đến người lao động, đều có cái nhìn không mấy tích cực về triển vọng kinh tế ngắn và trung hạn của Việt Nam. Điều này ít nhiều mâu thuẫn với quan điểm của giới quan sát và đầu tư quốc tế. Khác với quan điểm chung của người Việt, nhóm này có cái nhìn tích cực một cách thận trọng. Hồi cuối tháng 7 vừa rồi Moody
đã nâng hạng tín dụng của Việt Nam từ B2 lên B1. Trước đó không lâu, hồi tháng 1 cùng năm, Fitch Ratings cũng nâng đánh giá triển vọng kinh tế Việt Nam lên mức B+ với triển vọng tích cực.