Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014
Từ Linh - Tổng Bí Thư Ðang Làm Gì?
Tôi
nhục, ổng không nhục
Giữa
những ngày sôi sục, có hai tin nghe rất tức về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Không chỉ tức, mà đại nhục.
Một.
Báo The New York Times ngày 13/5/2014 đưa tin: một nhà ngoại giao cấp
cao ở Bắc Kinh tiết lộ người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam (Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng) muốn qua Bắc Kinh gặp Tập Cận Bình để nói chuyện về Biển
Đông, nhưng Tập Cận Bình không chịu gặp.
Nhục!
Thằng ăn cướp đến cắm dùi trên đất nhà mình, khơi khơi nói chín khúc nhà mày là
của tao, nhưng thay vì đương đầu đường hoàng như người có chính nghĩa trước kẻ
cướp láo xược, thì chủ nhà lại len lén muốn đi đêm (chui nhủi như kẻ trộm),
toan tìm đến nhà kẻ cướp (kiêu ngạo như chủ soái), mong gõ cửa, xin phép được
gặp để tâu bẩm gì đó. Kẻ cướp nhìn thấy ắt phì cười, khinh bỉ, cho mày chết cú
nữa, không thèm tiếp!
Nhưng,
thế là sao? Ai là cướp, ai là trộm? Ai chủ ai, ai tớ ai?
Chỉ còn
một cách hiểu: Chúng là đồng bọn. Tay chủ nhà bị cướp đang gõ cửa thực ra là
tay sai, còn kẻ không thèm tiếp là chủ nó, coi nó và bè đảng của nó chẳng ra
gì.
Bỗng
nhớ chuyện thật này: Một ông bố có con gái 8 tuổi bị hãm hiếp. Nhưng thay vì
đưa thủ phạm ra trị tội trước pháp luật, ông bố lại đến gặp thằng hiếp dâm để
thỏa thuận: “Ra tòa hay không, tùy mày chi cho tao ít hay nhiều!” Xin lỗi, nghe
chuyện, không thể không nghĩ ông bố đang chung tay hãm hiếp con mình.
Hai.
Ngày 14/5/2014, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI kết thúc,
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có diễn văn bế mạc hội nghị. Diễn văn được giáo sư
Trần Hữu Dũng đúc kết như sau:
“Diễn
văn bế mạc của Nguyễn Phú Trọng có 7 đề tài chính. Hai đề tài đầu tiên (và dài
nhất) là: 1) Bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam, và 2) Tích cực đấu tranh với
những biểu hiện lai căng. Đề tài thứ 4 là ngắn nhất, nói về quốc phòng, an
ninh, đối ngoại… Không có bất cứ một chữ ‘Trung Quốc’ nào, và chỉ có duy nhất
một chữ ‘Biển Đông’ (còn chữ Văn Hóa thì được nói đền hơn 30 lần).” [i]
Nhục!
Trên thế giới, có lãnh tụ cao cấp nào khi kẻ xâm lược đã vào đến tận nhà lộng
hành mà vẫn cứ thản nhiên đứng trước quần thần nói chuyện văn hóa lai tạp,
không một lần dám gọi tên kẻ xâm lược, chỉ nhắc chuyện ngoại xâm cho có lệ, bất
chấp hàng triệu người dân, trong đó có cả Đảng viên yêu nước, đang lòng như lửa
đốt.
Nghe
chuyện này, không thể không nhớ ngụ ngôn “Hoàng đế cởi truồng” của Hans
Christian Andersen, và muốn lập tức trở thành thằng bé trong đám đông há hốc
miệng, la toáng lên rằng: Ới bà con ơi! Ới đồng bào ơi! Ới đồng chí ơi! Ới công
an, quân đội ơi… Tổng Bí thư cởi truồng!!!
Truồng
bên người hùng
Mà
truồng thật! Và không chỉ một, mà truồng cả cặp.
Tổng Bí
thư Tập Cận Bình cởi truồng! “Giấc mơ Hoa” mỹ miều ông rêu rao không che đậy
được giấc mộng Thiên triều bành trướng xấu xí dài nghìn năm.
Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng cởi truồng! 16 chữ vàng vớ vẩn không che đậy được hình ảnh
ông Trọng và bè đảng đang tồng ngồng khấu đầu ô nhục.
Thực
ra, Tổng Bí thư truồng cũng lâu rồi, nhưng chỉ một số người thấy, đại chúng
chưa thấy. Quả là tuyệt đại đa số dân Việt nói chung, cũng như bao dân tộc
khác, ít quan tâm đến chính trị, chưa hẳn biết dân chủ là gì, cũng không quan
tâm bao nhiêu đến nhân quyền, nhưng khi đụng đến chuyện giặc Tàu xâm lược Việt
Nam thì lại là chuyện hoàn toàn khác. Tất cả 90 triệu dân, từ trẻ đến già, từ
thất phu đến sĩ phu, sẽ lập tức sôi lên. Nhưng trong khi toàn dân sôi lên, máu
chống Tàu như bản năng sinh tồn sôi lên, thì ông Trọng lại nguội lạnh, ung dung
xem kẻ xâm lăng là bạn, và thế là cùng lúc, 90 triệu dân thấy ông truồng như
nhộng.
Cả nước
thấy rồi, này ông Trọng, ông còn ngồi đó làm gì? Ông từ chức đi!
Giữa
khi Tổng Trọng truồng như thế và các đồng đảng khác của ông cũng chỉ thập thò
trò hữu nghị, vừa trơ tráo vừa như gà phải cáo, thì trong tứ trụ lại có một cú
chuyển ngoạn mục, từ số không, thậm chí âm không, vút trở thành người hùng
(from zero to hero). Thật vậy, “đồng chí X”, từng được xem như tội đồ, bỗng
chốc được hoan hô, và gần như được mọi người “xóa tội”, khi nói một câu để đời
“không đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông.” Hoan hô đồng chí X.
Nhưng,
sau tuyên bố lẫy lừng đó của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, dân Saigon bỗng dưng
đâm lo, vì không biết liệu kẻ xấu có “thịt” ông không, không biết chuyến máy
bay của ông có bị “tự nhiên” rớt như các quan chức lớn vừa rớt máy bay bên Lào
không? Cũng có người bảo: Trung Quốc muốn có một chính quyền thân Tàu ở Việt
Nam, và như thế, họ có thể “thịt” ông Dũng vì ông không chịu hàng, nhưng họ
cũng có thể thịt luôn cả ông Trọng vì đã dở hơi để “lộ hàng”.
Dân
Saigon cũng xì xầm rằng biết đâu Tàu có thể giựt dây đảo chính, để có một chính
quyền bù nhìn, như các nước lớn như Liên Xô, hay Mỹ thời Chiến tranh Lạnh vẫn
làm.
Quân
đội và đảo chính
Chết,
lớn chuyện rồi! Đảo chính! Lâu nay không ai nhắc điều này trong chính trường
Việt Nam, nhưng vụ đảo chính vừa xảy ra bên Thái Lan làm mọi người nghĩ đến nó
như một điều có thể, thậm chí không xa.
Nói tới
đảo chính, Samuel Hungtington (nổi tiếng với Xung đột giữa các nền văn minh)
có nhắc đến các loại đảo chính (coup d’etat) như: i) Đảo chính bứt phá để cải
cách, lập chính quyền mới, nhân sự mới, thể chế mới; ii) Đảo chính “cung đình”
để bảo vệ chế độ, chỉ thay người, không thay thể chế; và iii) Đảo chính trấn
áp, khi chính quyền đương nhiệm đi quá xa, hoặc dân nổi loạn không theo ý quân
đội. Cả ba loại đảo chính đều do quân đội tiến hành. [ii]
Quả
thật, những ngày này, không thể không nghĩ đến vai trò của quân đội. Trong khi
ở một xã hội dân chủ, quân đội đứng ngoài chính trị, chỉ phục vụ đất nước theo
điều động của chính quyền dân cử, thì ở nước ta, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
lại từng kịch liệt phản đối, xem là thoái hóa biến chất những ai đòi phi chính
trị hóa quân đội, và luôn nhấn mạnh quân đội phải tuyệt đối trung thành với
Đảng.
Thực
ra, Tổng Trọng cũng chỉ học bài người ngoài dậy. Tập đoàn Giang-Hồ (Giang Trạch
Dân – Hồ Cầm Đào) cũng đã học bài học này từ bộ đôi Mao-Đặng. Đặng Tiểu Bình có
lần đã khẩn khoản chỉ bảo Giang Trạch Dân, khi Giang lên nắm chức Tổng Bí thư,
rằng: ”Có năm ngày làm việc, hãy dành bốn ngày cho các tướng lĩnh chóp bu”
(“Out of five working days, spend four with the top brass”). Và Giang-Hồ tuân
răm rắp. Chỉ trong hai năm nắm quyền, Giang đã đích thân đến thăm và làm việc
với 100 đơn vị quân đội.[iii]
Thực
ra, giới cầm quyền Bắc Kinh đã từng e ngại đảo chính vào năm 1989, khi sinh
viên xuống đường rầm rộ ở Thiên An Môn. Điều đáng nói là một số tướng lĩnh, khi
được lệnh đưa quân đàn áp sinh viên, đã bất tuân thượng lệnh. Tiêu biểu là
Trung tướng Từ Cần Tiên (Xu Qinxian) tư lệnh Quân đoàn 38 lừng danh thuộc Quân
đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa. Chuyện kể rằng, khi Tướng tư lệnh Quân khu
Bắc Kinh yêu cầu ông điều quân dẹp sinh viên, ông đã hỏi đi hỏi lại: Có lệnh
của Triệu Tử Dương chưa? (Triệu Tử Dương là Tổng Bí thư Đảng thời kỳ đó, là
người ủng hộ sinh viên muốn dân chủ hóa.) Và khi biết không có lệnh của Triệu
Tử Dương, Từ Cần Tiên đã nhất định không điều quân. Không chỉ có trung tướng họ
Từ, người đỡ đầu ông là Tần Cơ Vĩ (Qin Jiwei) lúc đó là Bộ trưởng Quốc phòng và
ủy viên Bộ Chính trị, cũng tìm cách liên kết với Triệu Tử Dương để chống thiết
quân luật. Còn có tướng Hà Yên Nhiên (He Yanran), tư lệnh Quân đoàn 28, khi đám
đông giận dữ đốt phá các xe thiết giáp của đơn vị ông, ông cũng đã bất tuân
lệnh nổ súng đàn áp đám đông.[iv]
Đông Âu
1989
Quân
đội bất tuân, hay án binh bất động, cũng đã từng xảy ra ở Đông Âu năm 1989, như
trong cuộc Cách mạng Nhung ở Tiệp Khắc, và cuộc cách mạng ở Rumani lật đổ nhà
độc tài Ceausescu. [v]
Thực
vậy, các Đảng Cộng sản tại Tiệp Khắc và Rumani cho đến sát ngày cách mạng đều
tự tin rằng chế độ mình sẽ trường tồn bất bại, Ceausescu vẫn hùng hồn trước
hàng ngàn cử tọa ngoan ngoãn rằng: “Tương lai của chủ nghĩa xã hội còn dài. Nó
chỉ chết khi nào quả lê rụng từ cành táo!” (Tiên tri làm sao! Đến nay, đúng là
mác-lê đã rụng, “quả táo” mác-kinh-tốt đã phủ khắp từ Baltic đến Adriatic, từ
Mỹ sang Âu qua Á.)
Xin
lược qua vài diễn biến chính của Cách mạng Nhung để bạn đọc dễ hình dung, cũng
vì tình hình đó và đây không phải không có điểm giống:
Cách
mạng Nhung bắt đầu từ những cuộc biểu tình của quần chúng bị đàn áp, đỉnh điểm
của cuộc đàn áp là khi 3000 người lọt vào điểm “phục kích” của công an, họ ngồi
cả xuống, hát vang, công an ùa tới đánh đập dã man, hốt lên xe. Có âm mưu tạo
cái chết giả nhằm kích động quần chúng giận dữ chống phe bảo thủ. Nhưng vô tác
dụng. Quần chúng nổi giận. Diễn đàn Dân sự (Civic Forum do Vaclav Havel lãnh
đạo) hình thành, ra công bố 4 điểm: yêu cầu Tổng Bí thư từ chức; yêu cầu Bí thư
Thành ủy và quan chức đứng sau vụ đàn áp sinh viên từ chức; yêu cầu điều tra vụ
đàn áp; yêu cầu thả tất cả tù nhân lương tâm. Diễn đàn kêu gọi tổng đình công 2
tiếng ngày thứ hai, từ 12 g đến 2 giờ, để thăm dò phản ứng của đại chúng. Nếu
tất cả tham gia, thì ý chí của phe bảo thủ trong Đảng coi như tan tành. Quân
đội thay vì đàn áp lại ở trong trại lính. Nhân dân xuống đường 6 đêm liền sau
đó, tràn ngập quảng trường trung tâm. Đại diện chính quyền liên lạc kín với
Diễn đàn Dân sự để thương lượng cuộc bàn giao quyền lực. Và cuối cùng Tổng Bí
thư và toàn bộ hàng ngũ lãnh đạo Đảng Cộng sản Tiệp Khắc từ chức. Cách mạng
thành công.
Tổng Bí
thư Trọng rất có thể sẽ trở thành phiên bản của Tổng Bí thư Jakes của Tiệp
Khắc, toan tính thẳng tay đàn áp quần chúng bằng công an, thiết quân luật, điều
xe tăng vào thành phố… Jakes nói:
“Phải
lấy sức chọi sức! Chúng ta không thể ngồi yên giương mắt nhìn hành vi của các
nhóm hoạt động ngoài vòng pháp luật và bị nước ngoài giựt dây… Những âm mưu
kích động các thành phần thanh niên Tiệp có thể đưa xã hội vào vòng khủng hoảng
với hậu quả khó lường!”
Nghe
quen quen! Cũng kích động, cũng “khó lường”…
Về phản
ứng của những kẻ kiểm soát quân đội, vào giờ phút lâm chung, Phó Thủ tướng Tiệp
Khắc Marian Calfa cho biết:
“Toàn
bộ guồng máy công an và an ninh nằm trong tay chúng tôi. Vậy mà không ai có đủ
dũng cảm, đủ nhạy bén, đủ bản lĩnh, nói chung là đủ những gì cần thiết để dùng
vũ lực…”
Tổng Bí
thư Jakes còn bị quan thầy Liên Xô giáng cho một đòn chí tử khi thông báo rằng
ông không thể chờ mong gì ở các lực lượng Xô-viết, cũng không có bất cứ hỗ trợ
chính trị nào để Jakes tiếp tục nắm quyền.
Về quần
chúng, họ như vừa thoát xác, lớn lên chẳng khác gì Phù Đổng, như lời một người
dân:
“Mỗi
ngày trôi qua là một ngày dân chúng thấy mình mạnh mẽ hơn, và đứng thẳng lưng
hơn. Tôi có cảm tưởng như tảng đá đè trong lòng suốt 20 năm vừa qua giờ đã được
gỡ bỏ. Người Tiệp chúng tôi thấy mình đường hoàng hơn. Chúng tôi đã quá hèn
mọn. Nhưng giờ chúng tôi bắt đầu cảm thấy tự hào. Quả là một cảm giác phi
thường.”
Cuộc
Cách mạng Nhung 1989 tại Tiệp Khắc cũng nhắc nhở vài điều quan trọng khác: Cần
một phe đối lập, đại diện cho tiếng nói của quần chúng. Và để hình thành lực
lượng này, cần có người đủ uy tín và tầm vóc để có thể quy tụ mọi phe phái, dù
trái ngược nhau đến mấy. Những nhân vật cũ trong chính quyền mới, như ông
Alexander Dubcek (tác giả của Mùa xuân Praha 1968) ban đầu được quần chúng tung
hô, nhưng khi ông bộc lộ tư duy cũ, vẫn tin cậy chủ nghĩa xã hội thì dân phản
đối ngay (Dubcek thất bại trong cuộc bầu cử, chỉ trở thành chủ tịch Hạ viện hậu
cộng sản, trong khi Vaclav Havel trở thành tổng thống.) Một bài học cho các
chính khách Việt Nam?
Phá
Tống và dời đô
Giữa
những ngày sôi động này bỗng nhớ các vị Lê Hoàn, Lý Công Uẩn và Lý Thường Kiệt.
Dường
như các thày phong thủy, tướng số, tử vi của Trung Quốc quên đọc lại lịch sử,
nên đã phạm một sai lầm cực lớn khi đưa giàn khoan HD-981 vào cắm ở biển Việt
Nam, vì năm 981 chính là năm Lê Hoàn (Lê Đại Hành) nhà Tiền Lê phá tan quân
Tống xâm lược.
Một
trong những việc làm ghi dấu sử xanh là việc Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) dời kinh
đô từ Hoa Lư về Thăng Long năm 1010. Và trong triều đại Nhà Lý, tôn giáo được
phát triển, nhân tài được sử dụng, giáo dục được khai sáng, kinh bang tế thế
được thực hiện hiệu quả làm dân giàu, nước mạnh.
Cũng
chưa bao giờ nhiều người lại ngâm nga và thấm thía bài tuyên ngôn độc lập tuyệt
vời, được Lý Thường Kiệt đọc năm 1077 khi đánh giặc Tống, như trong những ngày
này:
“Non
nước trời Nam vua Nam ở. Rành mạch định phận tại sách trời. Quân thù cớ sao xâm
phạm tới. Rồi bay sẽ bị đánh tơi bời.”
Nói một
câu hợp ý toàn dân là điều đáng hoan nghênh. Ra một tuyên ngôn nức lòng người
là điều cần thiết. Nhưng có lẽ điều quan trọng nhất về lâu về dài, như Lý Công
Uẩn đã làm, là dời đô, dời đổi thể chế, dứt khoát từ bỏ “chỗ chật hẹp không thể
mở mang” để đất nước và lịch sử thực sự sang trang.
Thực
ra, việc chuyển đổi thể chế có thể diễn ra trong nhiều tuần, nhiều ngày, hay
chỉ qua một đêm.
© 2014
Từ Linh & pro&contra
[i] “Phát
biểu bế mạc của Tổng Bí thư tại Hội nghị Trung ương Đảng lần chín”, Báo Điện
tử Chính phủ 14/5/2014
[ii] Wikipedia, từ mục “coup d’etat”.[iii] Richard McGregor, The Party, NXB Harper Collins, NY 2010, trang 105.[iv] “How top generals refused to march on Tiananmen Square”, The Sydney Morning Herald, ngày 4/6/2010.[v] Chi tiết và trích đoạn về Cách mạng tại Tiệp Khắc và Rumani trong bài được lấy từ hai bài “Cách mạng Nhung”, và “Làm thế nào để giết một đồng chí: Cách mạng Rumani 1989”, của Victor Sebestyen, Phan Trinh dịch, đăng trên pro&contra.
[ii] Wikipedia, từ mục “coup d’etat”.[iii] Richard McGregor, The Party, NXB Harper Collins, NY 2010, trang 105.[iv] “How top generals refused to march on Tiananmen Square”, The Sydney Morning Herald, ngày 4/6/2010.[v] Chi tiết và trích đoạn về Cách mạng tại Tiệp Khắc và Rumani trong bài được lấy từ hai bài “Cách mạng Nhung”, và “Làm thế nào để giết một đồng chí: Cách mạng Rumani 1989”, của Victor Sebestyen, Phan Trinh dịch, đăng trên pro&contra.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét