Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014

Trần Huy Sao - Chuyện Quê Nhà


Chị Hương về thăm quê. Khi trở lại, có ghé nhà, gởi ít quà đặc sản quê hương. Đặc biệt là nét tươi vui và những câu chuyện về làng quê xóm cũ. Chị kể về những đổi thay mới lạ, khác hẳn ngày xưa. Cảnh người đi, kẻ ở. Người đi, hầu hết, là những khuôn mặt thân quen một thời gắn bó với xóm quê xưa. Kẻ ở, phần đông là những ngươi lạ từ (phương Bắc, phương Nam) đến mua đất cất nhà cao cửa rộng “an cư lạc nghiệp” trên vùng đất mới. Kẻ ở, theo như lời chị kể, tôi không tìm thấy những nhân dáng ngày xưa. Chị vô tình không nhắc đến hay chị thầm nhận xét những “kẻ ở” này không có gì mới lạ. Vẫn như ngày nào. Nghèo và an phận! Tự nhiên tôi cảm thấy buồn trong niềm vui háo hức của chị.

Lê Hữu - Căn nhà cuối cùng của tôi


Tôi không nhớ được gì nhiều về “căn nhà đầu tiên” của mình, như có người từng kể cho chúng ta nghe trước đây, (*) tuy nhiên về “căn nhà cuối cùng” thì tôi biết rõ hơn vì là nơi tôi đang cư ngụ, và cũng muốn chia sẻ với các bạn ít chuyện vui buồn về căn nhà khá đặc biệt này.  

T.M. - TỪ ĐIỂN NGUỒN GỐC TIẾNG VIỆT


Một tài liệu tham khảo vô cùng giá trị và hữu ích 

Dân tộc ta từng bị Trung Hoa đô hộ trên một ngàn năm. Sau khi giành lại quyền tự chủ, các triều đại Việt Nam đã mô phỏng phương cách tổ chức hành chánh cùng chế độ thi cử của Trung Hoa. Vì thế về phương diện hành chánh cũng như học vấn, ta đã mượn của họ rất nhiều danh từ: Tể tướng, Thượng thư, Tham tri, Tổng đốc, Tuần phủ, Tri phủ, Tri huyện, Đốc học …, Trạng nguyên, Bảng nhãn, Tiến sĩ, Cử nhân, Tú tài … Tiền nhân ta lại chịu ảnh hưởng của Nho học, do đó, các danh từ với ý nghĩa triết lý và luân lý trong tiếng Việt cũng được mượn của Trung Hoa: tam cương (quân thần, phụ tử, phu phụ), ngũ luân (thêm huynh đệ, bằng hữu), ngũ thường (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín), tứ đức (công, dung, ngôn, hạnh)… Vì thế trong kho tàng tiếng Việt, số từ có gốc Hán nhưng phát âm khác Trung Hoa (ta thường gọi là “từ Hán Việt”) rất nhiều. Vì những lẽ ấy, nhiều người đã có nhận định sai lầm rằng “tiếng Tàu là ngưồn gốc của tiếng Việt.”

Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014

Ngô Nhân Dụng - Thủ đoạn mập mờ


Một bạn đọc, ký tên Dang  Nguyen , đã góp ý kiến về bức công hàm Phạm văn Đồng 1958 như sau: “Điểm khác biệt cần làm rõ là chế độ chính trị ở hai miền Nam - Bắc và cả hai đều được quốc tế công nhận là hai nước. Vì thế, nó không như lập luận của tác giả (Ngô Nhân Dụng) rằng ông Phạm văn Đồng nhân danh nước Việt nam - có lãnh thổ từ ải Nam Quan đến Cà Mau. Sự toàn vẹn lãnh thổ và chế độ chính trị là hai khái niệm riêng biệt - trong thời điểm lịch sử của Việt Nam.” Một độc giả khác, ký tên Tran, nhận xét: “Bức công hàm của Phạm văn Đồng làm người đọc cảm thấy không rõ ràng, mập mờ khó hiểu, nhất là không đề cập gì tới Hoàng Sa và Trường Sa …”

Trần Trung Đạo: Việt Nam Cộng Hòa, lối thoát của Hoàng Sa và dân tộc


Sau 40 năm nếu tính từ thời gian hải quân Trung Cộng tấn chiếm Hoàng Sa và 56 năm kể từ khi Phạm Văn Đồng gởi công hàm cho Thủ tướng Trung Cộng Chu Ân Lai, lần đầu tiên lãnh đạo CSVN chính thức phủ nhận công hàm. Bao nhiêu lần lập đi lập lại câu thần chú “Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý vững chắc về chủ quyền đối với Hoàng Sa” nhưng giới lãnh đạo CSVN không hề nhắc đến công hàm, tưởng chừng như văn bản đó không phải là của họ. Thứ Sáu 23-5-2014, ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy Ban Biên Giới Quốc Gia, trong cuộc họp báo với mục đích “làm rõ công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng” đã đưa ra các lý luận để phản bác các quan điểm của Trung Cộng.

Tô Văn Trường - Đẳng thức về chính trị và xã hội hoá


Trong toán học, hiểu nôm na đẳng thức có 2 biểu thức nối với nhau bằng dấu bằng (=). Mỗi vế có cách giải riêng tùy thuộc vào biểu thức.

Kết quả của 2 vế cuối cùng phải bằng nhau. Theo cách thông thường, người ta chuyển chung về 1 vế để vế bên kia bằng 0 rồi giải phương trình. Nhưng trong lĩnh vực xã hội, đẳng thức thường phức tạp khó giải hơn nhiều so với bên toán học.

Jonathan London - Vũ Quang Việt - Vài giải pháp cho Việt Nam


Những hỗn loạn và bạo lực bùng nổ ở Việt Nam cách đây hai tuần đã hút sự quan tâm của thế giới khỏi các nguyên nhân căn bản của căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam, và thật ra là giữa Trung Quốc và khu vực. Về bản chất, chúng xuất phát từ yêu sách vô căn cứ pháp lý của Bắc Kinh, đòi chủ quyền đối với hơn 80% biển của khu vực, và từ ý đồ của Bắc Kinh nhằm áp đặt tính chính đáng cho các yêu sách đó thông qua các biện pháp vũ lực.

Hà Tường Cát/Người Việt (tỏng hợp) - Shangri La 2014 sẽ sôi động với an ninh ở Biển Đông

Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe đến phi cảng quốc tế Changi, Singapore. (Hình: IISS/SLD)
Hội nghị Shangri-La lần thứ 13 tại Singapore họp trong 3 ngày từ Thứ Sáu 30 tháng 5 đến Chủ Nhật 1 tháng 6 chắc chắn sẽ đem thêm nhiều yếu tố cho cuộc đối đầu căng thẳng trên Biển Đông, dù đây chỉ là cuộc đối thoại về an ninh Châu Á. 

Jeffrey A. Bader - Hoa Kỳ kết liễu sự mập mờ của Trung quốc về đường chín đoạn


Liêm Nguyên dịch theo brookings.edu 

Lần đầu tiên Hoa Kỳ đã bày tỏ một cách rõ ràng rằng đường chín đoạn do Trung quốc và Đài loan vẽ ra trên Biển Đông là trái với luật pháp quốc tế. Trong buổi tường trình trước Uỷ Ban Đối Ngoại của Quốc hội Hoa Kỳ, trợ lý ngoại trưởng phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương Danny Russel đã nói: “Theo luật pháp quốc tế, các đòi hỏi chủ quyền ở biển Biển Đông  phải dựa trên các yếu tố từ đất liền.

Tất cả những tuyên bố chủ quyền từ “đường chín đoạn” của Trung quốc mà không dựa trên các quyền chủ quyền trên đất liền đều trái với luật pháp quốc tế. Cộng đồng thế giới yều cầu Trung quốc phải giải thích, nếu không thì phải điều chỉnh những tuyên bố chủ quyền dựa trên đường chín đoạn, để tuân thủ theo các nguyên tắc của luật pháp quốc tế.”

Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014

Phạm Chí Dũng - VN cần 'bà con xa' hay 'láng giềng gần'?


Không phải ngẫu nhiên và cũng chưa có gì chứng tỏ thiện ý khi An Ninh Thủ Đô vừa có bài “Các nghị sĩ hối thúc chính quyền Mỹ cứng rắn trước hành động nguy hiểm của Trung Quốc”.

Trang báo thường chiếm một vị trí xứng đáng trong danh mục bán chỉ định của báo đảng và luôn công kích phong trào dân chủ nhân quyền trong nước cùng “sự can thiệp thô bạo và trắng trợn của Mỹ vào Việt Nam” gần đây đã bộc lộ nỗi âu lo lẫn sốt ruột không thể che giấu: hơn bao giờ hết, giới lãnh đạo Việt Nam lại cần đến “bà con xa” hơn là “láng giềng gần”.

Hà Giang - GS Jonathan London: “Vụ khoan dầu khiến Việt Nam đi trên lộ trình mới”


Tiến sĩ Giáo sư Jonathan D. London, giáo sư tại Phân Khoa Nghiên cứu Á Châu Á và Quốc Tế và là thành viên chủ chốt của Trung Tâm Nghiên Cứu Ðông Nam Á tại Ðại Học Hồng Kông, nói với nhật báo Người Việt, trong một cuộc phỏng vấn gần đây, rằng cuộc khủng hoảng tạo ra do việc Trung Quốc mang giàn khoan dầu HD-981 vào lãnh hải Việt Nam, đã khiến Việt Nam đi trên một lộ trình mới về mối quan hệ với Trung Quốc. Cuộc phỏng vấn do Hà Giang thực hiện qua điện thoại hôm 25 Tháng Năm, trong lúc ông đang ở Hà Nội.

LS Tạ Văn Tài - Kiện Trung Quốc ở tòa nào? - Phần 2


Từ lập luận trên của hai bên, câu hỏi đầu tiên được nêu ra là Việt Nam có thể kiện Trung Quốc ra trước tòa án quốc tế nào?

A) Luận cứ (a) của Trung Quốc dùng Paracels để đòi quyền khai thác cho giàn khoan phải được bác khước bằng hai vụ kiện trong đó Việt Nam phải trình hồ sơ về hai điểm: (i) Paracels không phải thuộc chủ quyền đất đai (territorial sovereignty)của Trung Quốc mà của Việt Nam; (ii) Paracels không có mỏm đá nào, kể cả Woody/Yongxing /Phú Lâm xứng đáng gọi là đảo/island, tức có người sống trong nền kinh tế tự túc được trong trạng thái nguyên thủy sơ khai, mà toàn là đá/reef.

LS Lê Công Ðịnh - Đã sáng mắt ra chưa?


Nhân cuộc họp báo quốc tế về tranh chấp biển Đông do Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức chiều ngày 23 tháng năm, 2014.

Trong cuộc họp báo này, không chỉ Việt Nam Cộng Hòa được đề cập đến một cách long trọng, mà cả Quốc Gia Việt Nam với Chính phủ của Quốc Trưởng Bảo Đại do Thủ Tướng Trần Văn Hữu đại diện tại Hội nghị Genève, cũng đã được nhấn mạnh như một thực thể công pháp.

Trần Văn Khởi* - Chuyện Đảo Rắn ở Hắc Hải


Ðọc tin tức vụ giàn khoan HaiYang ShiYou 981 (HYSY 981) ở Biển Đông, tôi không khỏi không nhớ lại những tháng ngày trước đây theo dõi Luật Biển.

Bây giờ thì gần như đã rõ ràng: Trực tiếp và gần gũi nhất thì vụ giàn khoan HYSY 981 là chuyện giữa Trung Quốc (TQ) và Việt Nam (VN), liên quan đến đảo Tri Tôn trong quần đảo Hoàng Sa (HS).

Từ Linh - Tổng Bí Thư Ðang Làm Gì?

Tôi nhục, ổng không nhục
Giữa những ngày sôi sục, có hai tin nghe rất tức về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Không chỉ tức, mà đại nhục.
Một. Báo The New York Times ngày 13/5/2014 đưa tin: một nhà ngoại giao cấp cao ở Bắc Kinh tiết lộ người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam (Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng) muốn qua Bắc Kinh gặp Tập Cận Bình để nói chuyện về Biển Đông, nhưng Tập Cận Bình không chịu gặp.

Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014

Ngô Nhân Dụng - Làm cách nào xóa mối nhục bán nước?


Các “đồng chí anh em” bắt đầu tỏ thái độ đối nghịch với nhau. Lần đầu tiên một thủ tướng Cộng Sản Việt Nam (viết tắt là Việt Cộng) dọa rằng sẽ dùng đòn pháp lý để nói chuyện với Cộng Sản Trung Quốc (viết tắt, Trung Cộng). 

LS Tạ Văn Tài, Harvard Law School - Kiện Trung Quốc ở tòa nào? - Phần 1


Việc khởi kiện Trung Quốc ra các tòa án quốc tế sau khi quốc gia này có hành động xâm lấn trái luật vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông là một trong số các biện pháp đấu tranh ngoại giao và pháp lý mà Chính phủ đang xem xét tiến hành. Nhưng kiện ở tòa nào, với những nội dung lập luận gì để có thể giành được thắng lợi?

Hải Minh dịch từ CNN World - Phía sau những tranh cãi về lãnh thổ của Trung Quốc là gì?


Phóng viên Jaime A. FlorCruz, Giám đốc văn phòng Bắc Kinh của CNN trả lời các câu hỏi của độc giả về những căng thẳng gần đây ở Biển Đông, quan hệ với các nước láng giềng với Trung Quốc và những gì có thể có phía sau những tranh chấp gần đây. 

FB Hải Lý - Quyền lực mềm: Trung Quốc đang thua như thế nào


Mao Trạch Đông có nhiều câu nói bất hủ. Một trong những câu nói ấy là “Mọi quyền lực chính trị đều phát sinh từ nòng súng,” khẳng định chủ trương dùng bạo lực để đạt đến mục đích chính trị. Mao chết đi, những người Cộng sản lên nắm quyền vẫn tiếp tục theo đuổi chủ trương này: bắt bớ, đàn áp, thủ tiêu những kẻ không cùng chính kiến với mình.

Gs.Ts Nguyễn Vân Nam - Bẻ gãy chiến lược của Trung Quốc bằng công lý quốc tế


Không còn nghi ngờ gì nữa, mục tiêu của Trung Quốc là kiểm soát để tiến đến thôn tính biển Đông.

Cũng có một số ý kiến quốc tế cho rằng Trung Quốc tính già hoá non trên biển Đông, và đang lộ ra nhiều điểm sai trái cũng như kẽ hở. Thật ra Trung Quốc có rất ít kẽ hở. Họ đã rào trước đón sau rất kỹ về mặt pháp lý để hầu như không thể bị kiện; đồng thời kiên định thực hiện chiến lược giải quyết tranh chấp song phương để chủ động phòng ngừa những khả năng bị kiện còn lại khác. 

Nguyễn Cao Nguyên - Ðà Lạt cà phê bụi và đậu nành vỉa hè

Khách hàng thưởng thước món sữa đậu nành. (Hình: Nguyễn Cao Nguyên/Người Việt)

ÐÀ LẠT (NV) - Những chiều mưa phùn sương nhạt trùm lên khắp núi đồi Ðà Lạt. Từ một góc phố ở đầu đường Trương Công Ðịnh giáp ranh với Trung Tâm Khu Hòa Bình, Tăng Bạt Hổ, mùi hương lan tỏa từ gánh đậu nành của bà Năm đang khiêm nhường bày ra trên vỉa hè.

Hà Giang - 120,000 người Việt ký tên đòi Tòa Bạch Ốc trừng phạt Bắc Kinh

Hơn 120,000 người ký thỉnh nguyện thư yêu cầu chính quyền Obama “trừng phạt Trung Quốc vì xâm lược lãnh thổ Việt Nam” qua việc mang giàn khoan Hải Dương 981 vào hoạt động trái phép trong vùng biển Việt Nam. (Hình: WhiteHouse.gov)
SAN DIEGO, California (NV) - Hơn 120,000 người Việt đã ký một thỉnh nguyện thư gởi Tòa Bạch Ốc yêu cầu chính quyền Tổng Thống Barack Obama “trừng phạt Trung Quốc vì xâm lược lãnh thổ Việt Nam” qua việc mang giàn khoan HD 981 vào hoạt động trái phép trong vùng biển của Việt Nam.

Huy Ðức - Kissinger và Hoàng Sa

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger và tác giả Osin Huy Ðức
Hơn 8 năm trước, ngày 10-3-2006, GS Thomas Bass đã thu xếp để tôi phỏng vấn Henry Kissinger. Khi xem tấm ảnh tôi chụp với Kissinger, ông đùa: "Nếu cậu là người Mỹ thì có thể lồng kính bức ảnh này treo trong văn phòng". Nói thế thôi, như số đông người Mỹ khác, Thomas rất ghét Henry Kissinger. 

Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014

Nguyễn Văn Tuấn - Một đối phương quá xấu


Tôi nghĩ trong tất cả các đối thủ của Việt Nam trong quá khứ, China là một kẻ thù xấu xí nhất. Đối với Pháp và Mĩ, đối phó với họ không quá khó khăn vì họ vốn là những nước văn minh, sòng phẳng, quân tử, và tôn trọng những điều lệ và qui ước quốc tế. Nhưng với China thì hoàn toàn khác: từng là một kẻ thù nham hiểm, tráo trở, tiểu nhân, và lưu manh. 

Nguyễn Hưng Quốc - Chính khách và lãnh tụ


Nói đến một chính phủ dân chủ, người ta hay lặp đi lặp lại câu: Đó là chính phủ “của dân, do dân và vì dân”. Lặp đến phát nhàm. Nhàm đến nhảm: nó chả còn ý nghĩa gì cả. Tất cả những chữ như “của”, “do” và “vì”, và cả chữ “dân” nữa, đều bị lạm dụng và xuyên tạc hay diễn dịch theo nhiều cách khác nhau đến độ chúng trở thành trống rỗng, có thể áp dụng cho bất cứ chế độ nào, ngay cả những chế độ độc tài hay toàn trị, kiểu chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản dưới những thời kỳ khắc nghiệt nhất .

Spiegel Online/Phan Ba dịch - Tranh chấp biển – Trung Quốc xây đảo nhân tạo


Trung Quốc, Việt Nam và Philippines tranh chấp nhau nhiều đảo ở biển Đông. Bây giờ, Bắc Kinh củng cố tuyên bố chủ quyền của họ bằng một cách hết sức quyết liệt, và cho xây một hòn đảo nhân tạo.

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Phía Sau Ông Thủ Tướng Có Ai


Ảnh: Nguyễn Ngọc Tư
Không đánh đổi chủ quyền lấy ngoại giao viển vông. - T.T. Nguyễn Tấn Dũng 
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: "Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới". Câu nói nghe tuy hơi cường điệu (và cũng có phần hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ dành cho hai tác giả này, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời.

Thứ Hai, 26 tháng 5, 2014

Hà Sĩ Phu - Muốn thoát Hán?


Buổi sáng 24-7-2014, khi chưa được đọc bài mới nhất của bác Tô Hải, chúng tôi đã ngạc nhiên đến giật mình khi nghe lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “… hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó… ”.

Alan Phan - Âm Thanh Của Im Lặng


People talking without speaking
People hearing without listening
People writing songs that voices never share
And no one dared
Disturb the sound of silence
(Simon & Garfunkel)

Tôi còn nhớ lúc lên 5, 6 tuổi gì đó, có một đám bạn chạy theo tôi theo như một “lãnh tụ”, vì tôi là thằng con nít rất sáng tạo, bày ra nhiều thú chơi độc đáo. Người lớn thì chỉ kết tội tôi là thằng quậy nhất đám. Cho đến một hôm, lãnh tụ Alan lên mặt can ngăn và dạy dỗ cho 2 thằng đệ tử đang choảng nhau vì một tranh dành nào đó tôi không còn nhớ. Hai thằng quên mất chuyện xích mích của nhau và cùng quay lai, đập tôi một trận nhừ tử có lẽ vì lối lên mặt dậy đời xấc láo của tôi (có nên Email cho John Kerry về câu chuyện này?).

Jonathan London - Một số góp ý về quá trình cải cách trong tình hình mới


Với tư cách là một học giả trong lĩnh vực kinh tế chính trị học đối sánh và một nhà phân tích Việt Nam đương đại, tôi liên tục phải đối mặt với những tình thế nan giải về việc làm sao để đóng góp tốt nhất cho Việt Nam. Tôi không phải là người chỉ gò bó trong phạm vi quan sát, phân tích và lý giải.

Chúng ta đều là con người. Chúng ta sống trong một thế giới không thoát khỏi chính trị. Đôi khi, thế giới đó đặt chúng ta vào những tình huống khó xử bất ngờ trên phương diện thực tiễn và đạo đức mà nếu chúng ta phớt lờ chỉ có thể có hại cho chính mình.

Cu Làng Cát - Mọi thứ đã kích hoạt


Từ ngày Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển chủ quyền Việt Nam, mọi thứ đã kích hoạt. Mọi thứ đã thay đổi. Tất cả, tất cả chúng ta đều vĩnh viễn thay đổi cách suy nghĩ, cách tư duy, cách tiếp cận, cách nhìn nhận. Mặc dù trong góc khuất nào đó, có không ít người vẫn ít nhiều muốn nghĩ về một điều gì đó “lành” hơn, nhưng thực tế đã buộc thay đổi vĩnh viễn về ý thức.

Huy Phương - Xì dầu và nước mắm


Thời thơ ấu, tôi lớn lên trong một thành phố nhỏ miền Trung, một thành phố nghèo nàn, quanh quẩn có mấy con phố chính, “đi dăm phút đã trở về chốn cũ.” Những nhân vật của thành phố này, trong ký ức bề bộn của gần 70 năm qua, tôi còn nhớ rõ, lạ lùng đối với tôi là những nhân vật người Hoa. Trên con đường ra chợ, tôi ít khi dám nhìn thẳng vào những ngôi nhà người người Hoa, với bàn ghế chất đầy, những khung ảnh treo la liệt trên tường và nhân vật làm tôi sợ hãi nhất là một bà già, chân bó những lớp vải dày, khuôn mặt quắt queo như xác ướp, với những móng tay dài, cong vút thường ngồi bất động trên một chiếc ghế, nhìn ra đường.

Hà Tường Cát tổng hợp - HD981: Ba tuần lễ đối đầu Việt – Trung


Vụ giàn khoan nước sâu hoạt động ở Biển Đông, cho đến nay chưa có dấu hiệu đi đến kết thúc với giải pháp nào. Sau đây là những diễn tiến từng ngày trong 3 tuần lễ qua.

Ngày 2 tháng 5: Trung Quốc loan báo giàn khoan Haiyang Shiyou 981 (Hải Dương Thạch Du) được đưa đến hoạt động ở Biển Đông tại khu vực phía Nam quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) trong 3 tháng từ 2 tháng 5 tới 15 tháng 8, 2014.

Chủ Nhật, 25 tháng 5, 2014

Từ Dung - Mẹ tôi

NGƯỜI VIẾT: TỪ DUNG, CON GÁI ÚT HOÀNG ĐẠO
   
Bà Hoàng Đạo
Tôi không biết phải bắt đầu ra sao khi viết về mẹ tôi, vì có rất nhiều điều để nói. Cũng có thể dưới con mắt chủ quan, tôi nghĩ bà là một trong những người phụ nữ phương Đông tuyệt vời nhất trên cõi đời này. Người mẹ dịu hiền mà tôi được may mắn biết đến, với đầy đủ những đức tính về công, dung, ngôn, hạnh của một người đàn bà Á Đông, đã hy sinh cả một cuộc đời mình cho chồng, cho con và cho những nghĩa cử từ thiện ngoài xã hội với nụ cười luôn trên môi cùng chiếc răng khểnh duyên dáng.

Trần Huy Sao - Thoáng Hương Xưa


Tưởng nhớ Phạm Huy Anh, người bạn-em-cô-cậu
                                               
Hồi chiều, đi ngang qua nhà lớn định bụng bán mấy con dế cho chú Tơ chơi. Tình cờ thấy O Huê đang ngồi phục dưới đất, mặt mũi ràn rụa nước mắt, nói với Ôn :
      - Ôn thương tình bỏ qua cho cháu. Hắn nhỏ dại có biết chi mô. Để tui về phạt hắn, cho hắn chừa.

Phạm Phú Minh - Ðỗ Ngọc Yến, tuổi học trò

Đỗ Ngọc Yến (trái) và tác giả, đêm giao thừa 2003.
Lửa hồng cháy... cháy trong  đêm dài...
Lửa là hồn trai soi vào đêm thâu
cho đời tươi mãi...
... Chập chờn trước mắt là ánh lửa soi
chập chùng sau lưng là non là núi
Lửa hồng cháy... lửa hồng ơi...
Đời người thanh niên là ánh lửa soi
Lửa hồng đốt cháy buồn bã sầu ai
Lửa hồng cháy... lửa hồng ơi...

Đêm lạnh giá ở Đà Lạt, tháng Tư năm 1958, bên hồ Than Thở, cả bọn ngồi quanh đống lửa củi thông cháy phừng phừng say sưa hát. Trần Đại Lộc, Đỗ Ngọc Yến, Phạm Phú Minh cùng ba người bạn lớp Đệ Tam C Petrus Ký đã làm một chuyến đi trại đầy mạo hiểm nhân kỳ nghỉ lễ Phục Sinh năm ấy. Tuổi học trò, mỗi thằng mang theo một cái xắc đeo vai đựng gạo và áo quần ấm, một chiếc xe đạp, đi xe lửa từ Sài Gòn lên Đà Lạt, vào giữa rừng thông bên hồ Than Thở dựng lều và sống ở đó bảy ngày. Tất cả  do Đỗ Ngọc Yến làm đầu têu...

Thơ Hạ Long Bụt sĩ - Nhớ Xưa


Nhớ xưa
Bà con băng rừng gai góc
Đoàn dã thú đi bằng đầu
Rướm máu cùng cốc thâm sơn
Đi trên dây mỡ trơn
Gánh xiếc lạ mang trò hờn từ đâu đến
Bà con kêu la
Chạy bằng ván mỏng
Lướt sóng biển Đông
Bốn phương bờ nào cập bến ?

Ðặng Tiến - Nhất Linh - Bướm Trắng


Nhất Linh - Bướm Trắng
Đặng Tiến

«Trương chậm bước lại vì chàng vừa nhận thấy mình đi nhanh quá tuy không có việc gì vội và cũng không nhất định đi đến đâu».

Thứ Bảy, 24 tháng 5, 2014

Võ Phiến - Giã từ (kỳ cuối)


Tới đầu mùa thu năm ấy thì bác tôi hoàn toàn thành ra một kẻ dớ dẩn. Ngày ngày ăn xong, bác ngồi trầm ngâm gật gù yên lặng ở một góc nhà không mở miệng. Tối đến, khi đèn điện trước Hoàng Cung hí viện bật sáng và các ống loa oang oang phát ra vài câu của bài hát mở đầu là bác tôi đứng dậy, xách gậy ra đi. Có một vài tháng hí viện mở đầu đêm vui bằng bài “Gạo trắng trăng thanh”, vài tháng sau dĩa hát ấy cũ, lại thay bài “Chờ em”, kế đó đến bài “Tìm nhau”, rồi một bài hát Tàu v.v... Đối với ông bác già Đại Cuộc tất cả những bài hát đó đều có giá trị một tiếng kèn hiệu. Nhạc nổi lên: bác tôi tức thì đứng dậy, quơ lấy chiếc mũ dạ đen đã cũ chụp lên đầu, ra đường. Người thường mặc áo sơ-mi trắng và quần đen, trông hơi giống một người chệt già, đi lom khom, run rẩy.

Hồ Phú Bông - Cơn Mưa Biển


Chúng tôi đang thả bộ trên bãi biển thì cơn mưa ập đến thật nhanh, chạy trốn không kịp.  Vừa chạy tôi vừa cởi cái áo gió trùm lên đầu Di. “Giữ đầu tóc không ướt là tốt rồi.  Còn áo quần ướt chút đỉnh cũng không sao.  Đẹp như Di thì không chừng càng ướt càng thấy đẹp” “Gớm, người đâu mà lợi dụng mọi cơ hội để dụ dỗ” vừa chạy Di vừa trả lời, hơi thở bị đứt quãng.  “Ơ hay, nình bà con gái kỳ lạ thật.  Không khen thì quẹo đeo, nghe khen cứ giả bộ”.  Di bất chợt dừng lại.  Tưởng giận, tôi tiếp: “Mình thiệt tình mà.  Đẹp thì nói đẹp chứ có nịnh ai bao giờ”.  Di cười: “Chạy hết nổi.  Mệt quá.  Thôi đứng lại chịu ướt cho… tình.” “Ừa, ướt càng tình chứ sao.  Trong phim muốn có cảnh tình tứ đạo diễn thường cho ôm nhau dưới mưa mà” “Di mệt rồi.  Đi chậm thôi nhưng Hải đừng lợi dụng phim” “Đâu có lợi dụng. Thiệt mà”.  Di chưa kịp phản ứng, tôi quàng tay ôm Di.  Đặt một nụ hôn nhẹ lên môi.  Di không tránh.  Những giọt mưa chen vào giữa nụ hôn.  Tôi hỏi: “Di thấy mưa biển ngọt hay mặn”  Vén mái tóc cho gọn để giấu kín dưới áo phông “biết âm mưu Hải rồi.  Có trả lời cách nào cũng không khỏi bị Hải xiên xẹo”.  Tôi cười “thiệt, hỏi thiệt mà” “bi chừ Di nói mặn, Hải sẽ nói tại tình đã mặn nồng.  Di nói ngọt, Hải sẽ nói ngọt ngào như trái chín tình yêu.  Di nói như nước uống, Hải sẽ nói đời thiếu nước thì khô hạn.  Thấy chưa, Di đi guốc trong bụng” “hehe… như vậy là Di tự khai ra…chứ mình đâu có biết gì”.  

The Economist - Xã Hội Dân Sự: Ngầm Dưới Sông Băng

The Economist
Phan Trinh dịch
Giới thiệu của người dịch: Bài này tuy nói về xã hội dân sự Trung Quốc, nhưng cũng gợi ra nhiều điều đáng suy nghĩ về xã hội dân sự Việt Nam. Dù sao, Trung cộng và Việt cộng đều là bạn cùng “tàu”, và có chung nhiều tật.
Chỉ cần nhìn cách Đảng Cộng sản Việt Nam đàn áp dân Việt Nam biểu tình chống Trung Quốc xâm lược trong nhiều năm, rồi đùng cái cho biểu tình ngày 11/5, rồi đùng cái đàn áp trở lại ngày 18/5 là có thể thấy quan hệ giữa Đảng và dân là một thứ “quan hệ bất trắc, luyến ái phập phồng” (dangerous liaison).

Bùi Tín - Ðầu tàu vạn mã lực


Phong trào đấu tranh đòi dân chủ nhân quyền trong nước đang có những bước phát triển mới. Tư thế ngày càng mạnh dạn, tập thể, công khai.

Ðúng như các nhà lãnh đạo phản kháng bất bạo động như Gandhi, Nelson Mandela hay Aung San Syu Ky nêu rõ, “không sợ” chỉ là bước khởi đầu, còn phải vượt qua nỗi sợ, dấn thân hành động tập thể bền bỉ ngày càng đông đảo, tay không giành thắng lợi bằng ý chí và chính nghĩa.

Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2014

Ngô Nhân Dụng - Kiện Trung Cộng, chưa đủ


Người Việt đầu tiên qua đời trong cuộc xâm lăng mới của Cộng sản Trung Quốc vào năm 2014 là bà Lê Thị Tuyết Mai. Chính quyền Sài Gòn chỉ tiết lộ nội dung sáu “biểu ngữ viết tay” của vị nữ Phật tử pháp danh Ðồng Xuân, thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, hiện đang bị cấm hoạt động. Các ước nguyện của bà cũng là ý kiến của toàn dân Việt Nam hiện này, “Yêu cầu đoàn kết đập tan mưu đồ xâm lược của Trung Quốc, Yêu cầu Trung Quốc rút khỏi biển Việt Nam,” vân vân. 

Song Chi - Sáng suốt nhìn ra bạn-thù


Trong cuộc đời của một con người, sự nhầm lẫn trong việc chọn bạn sẽ gây ra khá nhiều phiền toái, phiền muộn mà những ai từng rơi vào hoàn cảnh đó hẳn đều thấm thía. Nhẹ nhất là bị “bạn” nói xấu, bắt tay với người khác, thậm chí với kẻ thù của mình để “chơi” mình, nặng hơn thì bị hủy hoại thanh danh, bị lừa tiền, lừa tình dẫn đến mất của, mất vợ, vỡ nợ, phá sản, kể cả mất mạng...

A CONVERSATION BETWEEN NGUYỄN MẠNH TRINH AND THE AUTHOR NGÔ THẾ VINH ON THE BOOK CỬU LONG CẠN DÒNG BIỂN ĐÔNG DẬY SÓNG

Tác giả Ngô Thế Vinh
Nguyễn Mạnh Trinh (NMT)_ Văn Nghệ publishing house recently released one of your books. Can you fill us in on the details?

Ngô Thế Vinh (NTV) Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng/ The Nine Dragons Drained Dry-The East Sea in Turmoil is the heading of a chapter in the book. It is also chosen to serve as the book’s title. As indicated by the two parts in the title, the book deals with two main issues. It has 648 pages of text and photographs and can be considered a faction – that is to say a work blending facts with fiction.

Việt Long/RFI - Chọn hòa bình- hữu nghị, còn chủ quyền lãnh hải?


Quyết sách: hoà bình- hữu nghị

Hội nghị trung ương 9 bế mạc thứ tư tuần trước. Các cuộc biểu tình tố cáo Trung Quốc vào cuối tuần hôm 18 tháng 5 đã bị giải hóa từ giai đoạn chuẩn bị và dập tắt ngay từ lúc sơ khởi. Hoạt động của lực lượng cảnh sát biển và kiểm ngư Việt Nam trước đây là tin hàng đầu trên khắp các báo, thì đã dịu xuống nhiều.

Chu Lai - Viển vông lúc này là có tội, một cái tội không thể tha thứ.


Trong lịch sử bang giao giữa các quốc gia trên thế giới, đúng là tôi chưa thấy một nước nào lại có thể cùn, liều,  và thiếu tự trọng đến vô sỉ  vừa ăn cướp vừa la làng như quốc gia mang tên Trung Quốc này, tất nhiên là giới cầm quyền chứ không phải nhân dân. 

Bách Việt - Thất bại trong quá khứ và bài học cho hôm nay


Việc đưa dàn khoan vào khu vực biển của Việt Nam, Trung Quốc đã gần như lật ngửa ván bài của một chính sách đối ngoại dựa trên bạo lực hơn là đàm phán hòa bình. Trong khi đó, Việt Nam còn quá yếu về mọi mặt để có thể tạo thế đối đầu có trọng lượng với Trung Quốc. Việt Nam ở thế tiến thoái lưỡng nan vì không thể leo thang và chạy đua trong chính sách ngoại giao bạo lực với Trung Quốc, nhưng cũng không có đường lùi và không thể nhượng bộ.

Nguyễn Văn Khanh - Ukraine 48 giờ trước tổng tuyển cử: Toàn những lo âu


Rõ ràng thành phố này thay đổi.

Hình ảnh đầu tiên đập vào mắt tôi là những toán binh sĩ cầm súng canh gác ở phi trường, trên đoạn dường dài 45 cây số từ sân bay về khách sạn, xe đi ngang qua 3 trạm kiểm soát do quân đội dựng lên, cách khách sạn chưa đầy một cây số cũng có một trạm gác, tất cả các xe đi qua đều phải chạy chậm lại.

Hà Tường Cát - Mỹ - Trung căng thẳng vì gián điệp kinh tế


WASHINGTON(AP) - Bằng một hành động chưa từng có từ trước đến nay, chính phủ Hoa Kỳ vừa truy tố 5 sĩ quan quân đội Trung Quốc về tội xâm nhập hệ thống điện tử để đánh cắp bí mật thương mai của các công ty tư nhân.

NGUYỄN MẠNH TRINH nói chuyện với nhà văn NGÔ THẾ VINH về tác phẩm CỬU LONG CẠN DÒNG - BIỂN ĐÔNG DẬY SÓNG


Nguyễn Mạnh Trinh (NMT)_ Nhà Xuất Bản Văn Nghệ vừa cho phát hành một tác phẩm mới của anh, xin anh cho biết một vài chi tiết về cuốn sách?

Ngô Thế Vinh (NTV)_ Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng là tiêu đề của một chương sách được chọn làm tên của tác phẩm cũng là 2 chủ đề chính của cuốn sách. Sách dày 648 trang với bản đồ và hình ảnh và là một dữ kiện tiểu thuyết hay tiểu thuyết tư liệu.