Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014
Giới thiệu: NGÔN NGỮ VÀ QUYỀN LỰC của NGUYỄN HOÀNG VĂN
Sống, chúng ta không thể không đụng đến ngôn
ngữ cũng như không thể hoàn toàn tách ly ra khỏi không khí chính trị của thời đại.
Vấn đề đặt ra là mối quan hệ giữa hai lĩnh vực không thể không đụng đến và
không thể tách khỏi này.
Nếu chính trị là nghệ thuật vận dụng và thủ đắc
quyền lực thì ngôn ngữ chúng ta sử dụng đã và đang chịu đựng sức nặng quyền lực
ấy như thế nào? Và nếu nhân loại đã chứng kiến quyền lực của ngôn ngữ qua ảnh hưởng
của các nhà hùng biện cổ đại Hy Lạp hay các thuyết khách Đông phương thì, trong
thế giới hiện đại, ngôn ngữ đã thể hiện những quyền năng ấy ra sao?
Vào cuối thập niên 50 của thế kỷ 20, khi thực
hiện công trình biên khảo Lý. Thường Kiệt, Lịch Sử Ngoại Giao
& Tông Giáo Đời Lý, Hoàng Xuân Hãn đã dành riêng một chương mang
tên “Phản động của Vương An Thạch”: từ một “phản động” bình thường như là “phản
ứng” nó đã chuyển hoá thành một “phản động” ghê gớm, kèm theo những hệ lụy cực
kỳ ghê gớm của hệ thống toàn trị.
Nhưng ngôn ngữ không chỉ đổi phận trước áp lực
của độc tài chính trị như thế. Nó còn trao thân trước sức ép của độc tài văn
hoá, thí dụ phallocratic, nền văn hoá nam quyền mệnh danh “độc tài dương
vật trị” như có thể thấy ở “khu đĩ” và “lồn mèo”, tên gọi những đồ vật thông thường
trong xã hội nông nghiệp truyền thống.Sống, chúng ta không thể không đụng đến ngôn ngữ cũng như không thể hoàn toàn tách ly ra khỏi không
khí chính trị
của thời đại. Vấn đề đặt ra là mối quan hệ giữa hai lĩnh vực không thể không đụng đến và không thể tách khỏi
này.
Nếu chính trị là nghệ thuật
vận dụng và thủ đắc quyền lực thì ngôn ngữ chúng ta sử dụng đã và đang chịu đựng sức nặng quyền lực ấy như thế nào? Và nếu nhân loại đã chứng kiến quyền lực của ngôn ngữ qua ảnh hưởng của các nhà hùng biện cổ đại Hy Lạp hay các thuyết khách Đông phương thì, trong thế giới hiện đại, ngôn ngữ đã thể hiện những quyền năng ấy ra sao?
Vào cuối thập niên 50 của
thế kỷ 20, khi thực hiện công trình biên khảo Lý Thường Kiệt, Lịch Sử Ngoại Giao & Tông Giáo Đời Lý, Hoàng Xuân Hãn đã dành riêng một chương mang tên “Phản động của Vương An Thạch”: từ một “phản động” bình thường như là “phản ứng” nó đã chuyển hoá thành một “phản
động” ghê gớm, kèm theo những hệ lụy cực kỳ ghê gớm của hệ thống
toàn trị.
Nhưng ngôn ngữ không chỉ đổi phận trước áp lực của độc tài chính trị như thế. Nó còn trao thân trước sức ép của độc tài văn hoá, thí dụ phallocratic, nền văn hoá nam quyền mệnh danh “độc tài dương vật trị” như có thể thấy ở “khu đĩ” và
“lồn mèo”, tên gọi những đồ vật thông thường trong xã hội nông nghiệp truyền thống.
Khác người miền Nam, người miền Bắc dùng “địt”
thay vì “đụ”, dùng “buồi” thay vì “cặc” và vấn đề, ngỡ chỉ đơn thuần là phương
ngữ, lại có thể biện giải một cách khá thuận lý qua lăng kính “chính trị của
ngôn ngữ”. Bên cạnh các thiết chế “đảng trị”, “đoàn thể trị” và “công an trị”; chế
độ toàn trị còn khống chế con người bằng hệ thống “tiêu chuẩn trị” và chính thứ
quyền lực này đã tạo ra sự trớ trêu ngôn ngữ qua việc trao thân đổi phận giữa “tiêu
chí” và “tiêu chuẩn”.
Vấn đề, như thế, liên quan đến những yếu tố mà
hệ thống quyền lực chính trị vận dụng để lũng đoạn nhân cách, của con người nói
chung và người cầm bút nói riêng. Hay nói cách khác, để có một sản phẩm “ngôn
ngữ chính trị”, phải có một hành trình “chính trị của ngôn ngữ”; và để có một sản
phẩm “văn học chính trị”, ắt phải có những mưu toan mang màu sắc “chính trị văn
học” nào đó.
Cuốn sách này là tập hợp các tiểu luận hướng đến
những vấn đề như thế và, phần lớn, đã được đăng tải trên hai trang mạng Tiền Vệ
và talawas. Sẽ có một vài chi tiết hay luận điểm bị lập lại nhưng tác giả không
thể lược bỏ bởi phải tôn trọng bố cục của bài viết và tính liền lạc trong lập luận.
Theo từng bậc và từng góc độ, có thể sẽ có những bài không hoàn toàn đề cập đến
đề tài “ngôn ngữ/quyền lực” nhưng mẫu số chung vẫn luôn là tác động của quyền lực:
quyền lực của một hệ thống cai trị có thể thao túng nguồn sống con người hay
quyền lực của một một hệ thống văn hoá với những tín lý, những thói quen thâm căn
cố đế. Vấn đề là những quyền lực ấy đã thực sự tác động đến nhân cách và cách sống
của chúng ta: cách chúng ta xử sự, cách chúng ta nói, viết, ăn, gọi tên một món
ăn hay nơi để đến ăn và, thậm chí, cả cách mà những thành phần bất hảo đặt tên
cho thứ thần quyền chỉ tồn tại trong ám ảnh tội phạm của họ.
Đó, nói cho cùng, cũng thuộc về phạm trù của
quyền lực và ngôn ngữ.
Nguyễn Hoàng Văn