Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

Trần Mộng Tú - Vết Thương

Hình: internet

Anh ạ! Tháng Tư mềm nắng lụa
hoa táo hoa lê nở trắng vườn
quê nhà hun hút sau trùng núi
em mở lòng xem lại vết thương

Cao Trần/pro&contra - Hơn mười ngày nay

AP Photo/Horst Faas

Còn non còn nước còn người
Thắng giặc Mỹ ta xây dựng hơn mười ngày nay.”


Câu lục bát trên không nhớ rõ là của ai, và thấy cũng không cần thiết để google tác giả, vì của ai không quan trọng bằng chuyện câu lục bát đó cho thấy cái gì.

Alan Phan - Tháng Tư Đen và Đỏ

Hình: internet
Tôi về lại Nam Cali tuần rồi. Chạy qua con đường Bolsa ở Little Saigon để đến tiệm phở với vài người bạn Mỹ, ai cũng trố mắt nhìn cờ xí bay ngập trời (dĩ nhiên là cờ vàng 3 sọc đỏ) và dọc vỉa hè là những triển lãm hình ảnh về tội ác của “bên thắng cuộc”. 

Jonathan London - Dân chủ, hòa giải, giải phóng


Lịch sử xã hội không bao giờ mất đi sự quan trọng của nó mà lại không mất đi sự phức tạp. Muốn hiểu tình trạng của một xã hội đương đại bắt buộc phải hiểu một cách đầy đủ và sắc thái về con đường mà xã hội đó đã đi từ trước đến nay. Muốn đối phó với những thách thức lớn của hôm nay phải hiểu một cách sâu hơn về nguồn gốc của những thách thức đó.

Ðinh Quang Anh Thái - Về lại Biển Ðông cúng vong người chết, nhớ người sống.

Ảnh tư liệu: Ðinh Quang Anh Thái
Ðối với nhiều người Việt hiện nay đang tỵ nạn rải rác tại nhiều quốc gia trên thế giới, Biển Ðông là ám ảnh của nỗi chết và cũng là cửa ngõ của sự tái sinh. 

Kể từ biến cố 30 tháng Tư năm 1975, Biển Ðông đã vùi chôn bao nhiêu thân xác những người lao mình vào sóng dữ để trốn chạy một chế độ tàn bạo. 

Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

Thanh Phương/RFI - Tự do học thuật qua vụ Đỗ Thị Thoan


Có lẽ trong lịch sử đào tạo Đại học ở Việt Nam, chưa có một luận văn thạc sĩ nào làm hao tổn giấy mực bằng luận văn thạc sĩ của giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội Đỗ Thị Thoan, nhất là kể từ cô bị thu hồi bằng Thạc sĩ. Vụ này đặt ra vấn đề về tự do học thuật ở Việt Nam, khiến nhiều trí thức trong và ngoài nước đã phải lên tiếng phản đối, trong đó có giáo sư Phạm Xuân Yêm, nguyên Giám đốc Nghiên cứu của Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học Pháp CNRS. 

Người Buôn Gió - Đại Vệ Chí Dị: Hòa Giải


Nước Vệ triều nhà Sản năm thứ 69.

Năm ấy người họ Đậu ở kinh thành tự xưng là Pháp Vương giáng thế, lập ra Thập Tam Phái. Họ Đậu mặt mũi khôi ngô, hùng vĩ, cằm vuông, mắt sáng, mày ngài, tiếng nói sang sảng như chuông đồng.

Người Sài Gòn - Làm sao mà quên được!


Nơi tôi không quên được đây chính là miền đất bazan đỏ quạch nơi một nửa gia đình tôi đã chuyển đến ở, được gọi với mỹ danh “Vùng kinh tế mới” ở Long Giao, Xuân lộc vào năm 1975. Thường thì vùng đất này đã nhạt nhòa trong ký ức của tôi vì khi ở đó, tôi còn bé lắm, nhưng mỗi năm, vào ngày giỗ Chị Oanh tôi hoặc khi truyền thông ăn mừng ngày 30/4 thì cái màu đỏ của vùng đất ấy và những câu chuyện liên quan lại cựa quậy trỗi dậy, như chưa hề ngủ quên trong ký ức tôi.

Phạm Cao Dương - Một chút tài liệu để chia sẻ nhân ngày 30 tháng Tư


Đảng Lao Động và Chủ Trương Chiếu Cố Miền Nam: Chiến Tranh Phát Xuất Từ Đâu, Từ Bao Giờ, và Được Chỉ Đạo Từ Đâu?

Đây không phải là một bài viết theo nghĩa bình thường mà chỉ là những ghi chú liên hệ tới nguồn gốc của cuộc Chiến Tranh Đông Dương Lần Thứ Hai hay là Chiến Tranh Việt Nam gọi theo người Mỹ.  Người viết xin gửi tới các bạn đọc nhân ngày Quốc Hận 30/4/2014. Những ghi chú này được trích từ tập tài liệu nhan đề Cuộc Kháng Chiến Chống Mỹ, Cứu Nước 1954-1975, Những Sự Kiện Quân S, do Nhà Xuất Bản Quân Đội Nhân Dân, Học Viện Quân Sự Cao Cấp, Ban Tổng kết Kinh Nghiệm Chiến Tranh ấn hành ở Hà Nội năm 1980. Năm 1980 là năm cuộc chiến Trung - Việt hay cuộc chiến giữa hai nước Cộng Sản anh em Việt-Trung vừa mới bùng nổ năm trước. Mục đích của những ghi chú này là để cung cấp cho bạn đọc một số những tài liệu do chính nhà cầm quyền Cộng Sản Hà Nội đương thời phổ biến liên hệ đến chủ trương của Đảng Cộng Sản Việt Nam và phần nào chủ trương của các nhà lãnh đạo Trung Quốc trong tiến trình xâm lấn miền Nam ngay từ ngày 18/7/1954, hai ngày trước khi Hiệp Định Genève được ký kết cho đến ngày 20/12/1960, ngày Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam được thành lập “với cương lĩnh và đường lối” không do những người lãnh đạo mặt trận này đề ra mà là do Đảng Cộng Sản đề ra. Tất cả đều xuất phát và điều động từ Hà Nội. Để tiện cho người đọc theo dõi, người viết xin ghi theo thứ tự thời gian từng năm. Tất nhiên vì những tài liệu này được phổ biến vào thời điểm chiến tranh Trung-Việt, do nhu cầu của chiến tranh nên tất cả cần phải được phối kiểm với những nguồn tài liệu được ấn hành và phổ biến bởi phía những người Cộng Sản sau này, đặc biệt là các văn kiện đảng. Người viết cũng chỉ làm công việc ghi chú để gửi tới bạn đọc. Quyền nhận định hay phê phán là để dành cho từng bạn đọc.  Có điều lá bài đã được chính người chơi kiêu căng, tự mãn,  lật ngửa và cả thế giới đương thời một lần nữa mới thấy mình bị lừa. Lần thứ nhất bị lừa là vào giữa thập niên 1940 của thế kỷ trước đúng như Vua Bảo Đại nói với Học Giả kiêm Thủ Tướng Trần Trọng Kim là “Chúng ta già trẻ đều bị lừa” mà nguời viết sẽ trình bày cặn kẽ, chi tiết hơn trong tác phẩm sẽ xuất bản trong năm 2015 tới để kỷ niệm biến cố Mùa Xuân 1945 khi Đế Quốc Việt Nam và Nội Các Trần Trọng Kim được thành lập, một biến cố quan trọng đã bị người sau này bỏ quên hay cố tình không nói tới.

Ngự Thuyết - Ngàn Thông

Nick Út /AP
Ngàn thông ngơ ngác rừng nghiêng ngả
Ghềnh thác đồi non chôn tuổi tôi
NT

Nhà thơ Nguyễn Công Trứ thích nhiều thứ. Cầm, kỳ, thi, tửu, và cả giai nhân, ông đều không bỏ sót thứ nào. Nhưng khi đã trải qua lắm chuyện vui buồn của nhân thế, có lúc ông cảm thấy chán ngán những “đồ thích chí chất đầy trong một túi” đó, muốn buông bỏ tất cả những mong kiếp sau tái sinh đừng làm người nữa. Tại sao vậy? Vì làm người có lẽ ông sẽ quen con đường cũ trở lại với những mê đắm trước kia chăng. Chi bằng làm cây thông:
Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo

Nguyễn Hưng Quốc - Trận Chiến Nhã Thuyên


Vụ án Nhã Thuyên”đang bước sang một bước ngoặt mới, gần đây, với bức thư ngỏ của nhiều học giả, trí thức trong và ngoài nước, gửi cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục cũng như Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội để phản đối quyết định thu hồi bằng Thạc sĩ  viết về thơ của nhóm Mở Miệng của Nhã Thuyên (Đỗ Thị Thoan). Quyết định ấy, theo họ, đã (1) vi phạm quy định của chính Bộ giáo dục về việc thu hồi bằng cấp; (2) đi ngược lại các nguyên tắc công lý căn bản; và (3) vi phạm nghiêm trọng quyền tự do học thuật. 

Giới thiệu: NGÔN NGỮ VÀ QUYỀN LỰC của NGUYỄN HOÀNG VĂN



Sống, chúng ta không thể không đụng đến ngôn ngữ cũng như không thể hoàn toàn tách ly ra khỏi không khí chính trị của thời đại. Vấn đề đặt ra là mối quan hệ giữa hai lĩnh vực không thể không đụng đến và không thể tách khỏi này.

Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

Thth. dịch/Văn Việt - Thông điệp chung của Ông Ban Ki-Moon Tổng thư ký Liên hiệp quốc và Bà Irina Bokova Tổng giám đốc UNESCO nhân ngày Tự do Báo chí Thế giới

“Tự do truyền thông cho một tương lai tốt đẹp hơn: Phác thảo nghị trình phát triển thời kỳ sau 2015”

Năm nay, cộng đồng quốc tế có một cơ hội chỉ-có-một-lần-trong-cả-thế-hệ để chuẩn bị một nghị trình dài hạn cho sự phát triển bền vững nhằm kế tiếp Những mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ kết thúc vào năm 2015. Việc thi hành thành công nghị trình này sẽ đòi hỏi mọi dân cư được hưởng những quyền cơ bản về tự do tư tưởng và ngôn luận. Những quyền này là thiết yếu đối với nền dân chủ, sự minh bạch, trách nhiệm giải trình và nền pháp trị.

Nguyễn Hưng Quốc - Tháng Tư và ký ức tập thể


Cách đây mấy năm, có một nghệ sĩ khá nổi tiếng từ Việt Nam sang tham dự một sinh hoạt văn nghệ tại Úc. Sinh ở Hà Nội sau năm 1975, anh là một nghệ sĩ tài hoa và có tinh thần cách tân khá triệt để. Và vì tinh thần cách tân ấy, dù tài hoa, anh vẫn bị cô lập ở Việt Nam. Sự cô lập ấy càng củng cố tư thế độc lập của anh; và tư thế độc lập ấy, đến lượt nó, củng cố cái nhìn cởi mở về nhiều vấn đề liên quan đến chính trị và xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, sau một thời gian tiếp xúc thân mật với nhiều người trong cộng đồng người Việt tại Úc, anh vẫn bị sốc. Một lần, anh tâm sự: “Điều em ngạc nhiên nhất là bà con bên này bị ám ảnh về quá khứ nhiều quá. Lần nói chuyện nào cũng dẫn đến những chuyện trước 75, rồi những chuyện sau 75, từ chuyện chiến tranh đến chuyện kinh tế mới, chuyện cải tạo và chuyện vượt biển. Ở trong nước, hầu như bọn em chẳng bao giờ nhớ hay nghĩ đến những chuyện như vậy nữa”.

Bùi Tín - Hỗn và loạn trong văn hóa

Hình: internet
Trong dịp giỗ Tổ vừa qua - 10 tháng 3 âm lịch (9 tháng 4/2014), ở xã Bình Đà quận Hà Đông đã làm lễ giỗ rất linh đình, khánh thành một tấm bia đá lớn trên đó có khắc ‘’bài văn giáng bút‘’ của nhà văn hóa Vũ Khiêu ca ngợi công đức của Quốc tổ Lạc Long Quân.

Nguyễn Hưng Quốc - Văn hóa từ chức

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến
Từ hai năm nay, dư luận dân chúng tại Việt Nam, đặc biệt trên các mạng truyền thông xã hội, chú ý một cách đặc biệt vào Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Nhiều người công khai lên tiếng kêu gọi bà từ chức với hai lý do chính: Một, sự bất lực của bà trước những sự thất bại nghiêm trọng của Bộ (ví dụ, việc ngăn chận tham nhũng trong các bệnh viện, các phản ứng vụng về và bất lực trước nạn tiêm nhầm thuốc khiến trẻ em bị chết và gần đây nhất, cách đối phó với dịch sởi làm chết hơn 100 trẻ em và hàng ngàn trẻ em khác đang nằm la liệt trong các bệnh viện, v.v…); hai là, những cách trả lời ngô nghê, thậm chí vô cảm của bà trước sinh mệnh của dân chúng trong phạm vi trách nhiệm của bà.

Ðoàn Thanh Liêm - Gặp gỡ những bạn người Khmer nạn nhân cộng sản

Hình: Internet

Sáng Chủ nhật 27 tháng Tư 2014, lúc đang đi lạc đường ở khu vực phía Nam thành phố Philadelphia, thì tôi gặp một anh bạn người gốc Á châu đang lo chăm sóc mảnh vườn ở trước nhà. Tôi bèn lên tiếng nhờ anh chỉ cho lối đi đến nhà thờ Tin Lành của người Việt trên đường Woodland và được anh đích thân lấy xe chở đến đúng địa điểm ngôi nhà thờ đó mà cách xa nhà anh đến cả một cây số. Trên đường đi, chúng tôi trao đổi chuyện trò với nhau và anh cho tôi biết anh là một người tỵ nạn gốc ở Cambodia đến Mỹ đã trên 30 năm nay. Anh bạn nói rõ thêm : “Vào năm 1975, lúc quân Khmer Đỏ tiến vào thủ đô Nam Vang, thì họ đã giết ngay cả cha mẹ và người anh trai của anh. Lúc đó ở vào tuổi 14, anh đã phải theo một gia đình bà con chạy trốn về miền quê. Và mãi đến năm 1979, khi chế độ Khmer Đỏ sụp đổ thì anh mới tìm cách thóat khỏi xứ sở và đi thóat được ra nước ngòai. Và rồi cuối cùng là đến định cư được tại thành phố Philadelphia này. Anh còn cho biết là kể từ ngày đó, chưa bao giờ anh trở về thăm lại Cambodia lần nào cả…”

Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014

HÀ KỲ LAM - MỘT CHUYẾN VƯỢT BIỂN

LTS. Bài này được dịch từ nguyên bản tiếng Anh, A Sea Escape, của nhà văn Hà Kỳ Lam, do chính tác giả chuyển ngữ. Bản tiếng Anh được đăng ngay dưới bài dịch này, với đầy đủ các hình ảnh liên quan đến chuyến vượt biển. - DĐTK

        “Tam thập lục kế, đào vi thượng sách.” Câu nói cổ xưa ấy của người Trung Hoa vẫn thường trở về trong tâm trí những người Việt đang tuyệt vọng dưới chính quyền mới của người cộng sản sau khi Việt Nam Cộng Hòa (Miền Nam Việt Nam) thua trận vào tháng Tư năm 1975. Và đào thoát bằng đường biển là phương cách được lựa chọn bởi đa số những người Việt muốn bỏ nước ra đi, kể cả gia đình tôi. Cuộc trốn thoát khỏi Việt Nam của chúng tôi là một hành trình kỳ lạ với tất cả những bất trắc hiểm nghèo của nó. Nếu không vì tự do, và không vì mưu cầu cơ hội cho con cháu mình được sống trong một xã hội có nhân quyền, nhân phẩm, thì chúng tôi đã không liều lĩnh như thế, và đã không phải đau khổ mà quyết định bỏ lại mọi thứ, mọi nguời thân yêu để ra đi.

Song Thao - Sài Gòn

Nhà thơ Nguyễn Quốc Thái - hoạ sĩ Trịnh Cung - nhà văn Văn -  Quang – nhà văn Song Thao - nhà báo Hà Túc Đạo - nhà báo Nguyễn Khắc Nhân (Nhà hàng Givral, Sàigòn, 2001)
Tôi sống ở Sài Gòn 20 năm và xa Sài Gòn đã 30 năm. Mỗi khi nhớ tới quê nhà, Sài Gòn vẫn như một đốm sáng không bao giờ tắt. Có lẽ vào độ tuổi thanh niên, độ tuổi mà cuộc sống mãnh liệt nhất, tôi đã gắn bó với Sài Gòn. Biết bao chuyện để nhớ. Nhất là vào thời điểm tháng tư.

Phạm Xuân Đài - Ở giữa đường đời

Hình: internet
Người già thường có nhiều định kiến. Khi đã sống một thời gian tạm đủ gọi là dài, đến một lúc cảm thấy thân thể mình đang bắt đầu một quá trình suy tàn, thì lạ thay, cũng lúc ấy thấy trong tâm mình một loại thành quách đã được xây dựng nên không biết tự lúc nào, ngày càng vững chắc, cái gì đã có thì kiên cố, đã đóng vôi và có khuynh hướng không tiếp nhận thêm cái mới nữa. Ở trong cái thành muốn đóng cửa ấy, những bản nhạc mình nghe thời còn trẻ mới là hay, các vần thơ mình say mê thời còn lãng mạn mới là tuyệt, thời đại lúc mình còn thanh niên mới là nhiều màu sắc, nhiều ý nghĩa đáng sống... Còn "tụi trẻ" bây giờ, ôi thôi, hiểu không nổi! Đại khái là thế. Và từ đó mấy ông bạn già mới có khuynh hướng tìm lại với nhau để thuần nhắc lại chuyện xưa. Và cái hố ngăn cách giữa các thế hệ hay hiện ra, là vì vậy.

Nguyễn Lê Hồng Hưng - Chuyện trên tàu

Hình: internet
Trưa hôm qua tôi với Mieke và Tim dạo phố Venezia, phố kỳ quan nhờ nước ngập. Venezia chỉ có một bến xe bus phía ngoài phố. Du khách không được dùng xe, kể cả xe đạp. Muốn đi ngoạn cảnh phải dùng ca nô, xuồng gondola hoặc đi bộ. Chúng tôi cuốc bộ tham quan Venezia, Tim và Mieke hai đứa còn trẻ, dai sức, tôi đi theo tụi nó muốn hụt hơi. Đi nát mấy khu phố khi ra tới bến xe thì hai đầu gối tôi muốn xúc ra và trời cũng đã tối, phố xá rực rỡ ánh đèn. Về tới tàu quá nửa đêm, thân thể muốn rã rời, tắm rửa sơ sơ, lật đật lên giường đánh một giấc tới sáu giờ sáng. Tôi có thói quen lên giường mười giờ, mở mp3 nghe tin tức hoặc nghe một đoạn văn và giấc ngủ tự nhiên đến, đánh một giấc thẳng cẳng tới gần năm giờ sáng thức dậy. Mùa hè tôi ra boong tập dưỡng sinh, mùa đông tập trong phòng. Tập xong, tắm rửa, đánh răng... Sau đó đi lại bàn bấm khởi động laptop, để đó, rồi đi qua phòng bếp pha cà phê, rót một ly bưng trở về phòng. Vừa nhâm nhi cà phê vừa online internet đọc tin tức hoặc xem cái gì đó, hôm nào không nối được internet thì mở những trang lưu trong máy ra đọc. 

Võ Phiến - Giã Từ (6)



(Kỳ 6)

Tháng ba năm 1953, một đêm trước trận phục kích trên đèo Mang Giang, tôi nằm bên cạnh Toàn ở một nhà đồng bào dưới chân đèo.

Chúng tôi kéo đến làng khi trời chạng vạng tối, mở cơm ra ăn, họp, sinh hoạt, rồi dồn nhau lại ngủ ở ba nhà gần sát nhau. Ở miền sơn cước nhà cửa thưa thớt, nếu muốn có chỗ rộng rãi chúng tôi phân tán ra quá rải rác, không tiện. Vì thế, chỉ chọn ba nhà. Phần nhiều chúng tôi phải ngủ giữa trời, ở ngoài sân và vườn.

Thứ Bảy, 26 tháng 4, 2014

Phạm Phú Minh - Xóa dấu vết tội ác

Lời Tòa Soạn DĐTK.- Cách đây chín năm đã xảy ra sự kiện chính quyền CSVN vận động với các nước Indonesia và Mã Lai yêu cầu dẹp bỏ những tấm bia tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam được dựng trên lãnh thổ hai nước này. Sau đây là một bài đăng trên tạp chí Thế Kỷ 21 số 195 tháng Bảy 2005 lên tiếng về hành động này của nhà nước VN. - DĐTK 

Khuynh hướng tự nhiên của những kẻ gây tội ác là cố gắng xóa đi những dấu vết tội ác do mình gây ra. Những kẻ cướp của giết người che giấu tội lỗi của mình để tránh bị bắt bớ trừng phạt đã đành, những chế độ chính trị ác nghiệt cũng hay có khuynh hướng bôi xóa, thủ tiêu, che đậy những điều thất đức mình đã làm. Đức quốc xã trong những ngày sắp bại trận đã ra sức tiêu hủy những hồ sơ liên quan đến các lò sát sinh giết người Do Thái; chế độ Stalin giết mấy ngàn sĩ quan Ba Lan trong vòng bí mật tại rừng Katyn, qua bao nhiêu đời lãnh tụ cộng sản vẫn giấu nhẹm đổ tội cho Đức quốc xã, cho đến bây giờ dù nước Nga đã nhận tội, hồ sơ tội ác đó vẫn chưa được công bố; đối với những người bị giết trong cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam trong thập niên 1950, Cộng Sản Việt Nam cũng ra lệnh xóa tan không còn dấu vết bằng cách không cho thân nhân dựng bia cho người đã chết; tập thể những trí thức thuộc Đệ tứ quốc tế bị chế độ Hồ Chí Minh giết khoảng 1945, 46 tại miền Nam thì cho đến gần đây các đao phủ vẫn còn sống cả, thế mà vẫn cứ chối quanh, người nọ chỉ người kia; vụ thảm sát Tết Mậu Thân ở Huế sờ sờ ra như thế, mà người cộng sản Việt Nam cũng không hề một lần mở miệng nhận việc mình làm. Hiện tượng giấu nhẹm ấy cho thấy một điều: những kẻ gây tội ác biết đó là tội ác, và do một nỗi sợ, hoặc do một bản chất gian dối, không muốn cho người khác, đời nay hoặc đời sau, biết là mình đã làm việc đó. Họ luôn luôn đóng vai đạo đức giả, nghĩa là bản chất thì cực kỳ gian ác, mà bề ngoài thì làm ra vẻ mình là kẻ rất đạo đức.

Hà Tường Cát - TT Obama và chiến lược xoay hướng về Châu Á


Tổng Thống Obama đang trên đường công du qua 4 nước Á Châu: Nhật Bản, Nam Hàn, Malaysia, Philippines. Phân tích gia chính trị James Chin thuộc trường đại học Monash ở Malaysia, cho rằng: “Tổng Thống Obama có hai mục tiêu chính trong chuyến đi này: tái xác định chiến lược chuyển trục về châu Á và giải quyết  những trở ngại cuối cùng trong hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP”.

Ngô Nhân Dụng - Putin đề cao CIA

Hình: internet
Khi đọc hàng chữ này trên Người Việt Online, xin bạn đọc hết sức thận trọng, đề cao cảnh giác. CIA đang theo dõi quý vị. Họ có thể nhìn từng hàng chữ quý vị đang đọc, biết rõ quý vị đọc bài báo trong bao nhiêu phút, đã ngưng lại đi đâu đó mấy lần, vân vân. Chính ký giả này cũng không biết CIA có âm mưu như vậy, cho tới khi nghe lời tiết lộ của ông Vladimir Putin, tổng thống Cộng Hòa Nga.

Hoàng Nga - Tái Hôn

Hình: internet
Gửi chị K.C.

Hãn hỏi tôi:
- Người ta tái hôn hà rầm, sao em không làm một cái đám cưới rình rang cho vui?

Tôi trợn mắt:
- Mắc mớ gì biểu em tái hôn?

Hà Kỳ Lam - Núi vẫn xanh

Một lần nữa, ngày 30 tháng Tư lại sắp về, gợi nhớ kết thúc nghiệt ngã  của chiến tranh Việt Nam 39 năm trước. Truyện ngắn sau đây ghi lại những nét bi tráng của người lính Việt Nam Cộng Hòa trong giờ thứ 25 của cuộc chiến năm xưa.       
Hai mươi cây số đường chim bay, điều đó có nghĩa là bốn, năm mươi cây số đường núi mà tốc độ di chuyển băng rừng có nhanh lắm cũng chỉ đạt tới 7 cây số một ngày.
Cả bốn tay súng của toán thám sát Biệt Cách Nhảy Dù vẫn bố trí lưng chừng đồi theo hình cánh cung để bảo vệ người toán trưởng và hiệu thính viên đằng sau lưng họ trên đỉnh đồi từ nãy giờ đang hướng mặt về phía đối diện để quan sát đám người lố nhố dưới kia, trong thung lũng trải dài hai bên con suối ngoằn ngoèo như con rắn bạc lấp lánh dưới ánh nắng ban trưa chói chang của một ngày đẹp trời tháng tư. Hết quan sát những người xê dịch dưới thung lũng lại cúi nhìn đồng hồ, người trưởng toán có vẻ nôn nóng.


Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

Vũ Thị Phương Anh - Đọc bản nhận xét phản biện LV Nhã Thuyên của PGS Phan Trọng Thưởng (2-5)

GS Vũ Thị Phương Anh (tranh Hoàng Tường)

Phần 2:

Trong mục 1 của bài phản biện, ông PTT đã xem xét lý do chọn đề tài của NT rồi kết luận một cách quy chụp ác ý, dựa trên những trích dẫn được cắt ghép tùy tiện (như tôi đã phân tích trong bài 1) rằng NT chọn MM chỉ vì muốn ủng hộ sự nổi loạn, hay nói ngắn gọn là vì NT “phản động” (từ của ông PTT). Trong hai phần tiếp theo, ông PTT tiếp tục trích dẫn một số câu, đoạn trong LV của NT, để từ đó đưa ra kết luận gọn lỏn rằng “Như vậy có thể thấy đối tượng, tài liệu nghiên cứu đều không mang tính chính thống, thiếu độ tin cậy.” Kết luận này của ông PTT có thuyết phục không? Chúng ta hãy thử xem xét lập luận của ông PTT và so sánh nó với những gì NT trong LV của cô.

Lê Anh Hùng dịch - ICJ: Việt Nam phải dỡ bỏ hạn chế đi lại đối với người bảo vệ nhân quyền


Hôm nay, Uỷ ban Luật gia Quốc tế (ICJ) đã kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam trả lại hộ chiếu ngay lập tức cho nhà bảo vệ nhân quyền Phạm Chí Dũng để ông có thể sang Mỹ tham dự cuộc điều trần tại Quốc hội Hoa Kỳ cuối tháng này.

Kông Kông - Lại thêm một lần 30/4


Ngày 30/4 năm nay là lần thứ 39.  Cứ mỗi lần 30/4 truyền thông lại rộ lên.  Phân tích, bình luận từ lề phải đến lề trái đều ầm ĩ, trái ngược nhau.  Chính việc ầm ĩ nầy tự nó đã nói lên sự thất bại của chế độ đương thời.  Vì, nếu tình trạng VN hiện tại thực sự tốt đẹp hơn miền Nam trước kia thì ngày 30/4, theo tiến trình tự nhiên, tự nó đã bị chìm vào quên lãng!  Nếu chế độ bây giờ thực sự tốt đẹp hơn thời VNCH thì đã hẳn không ai còn muốn nhắc lại quá khứ 39 năm trước, đó là chưa nói đến chuyện hoài niệm!  Mà không phải chỉ người miền Nam mới hoài niệm!  Vì số cán bộ, bộ đội những ngày đầu vào chiếm Sài Gòn đều đã ngỡ ngàng trước sự thật giàu có và đời sống sung mãn, tự do của người miền Nam lúc bấy giờ!  Thời điểm mà xã hội miền Nam, dù đang bị chiến tranh khốc liệt, cũng tương đương với Singapore và hơn hẳn Đại Hàn!  Qua báo chí chính thống lúc đó cũng có thể hình dung được các dòng xe nối đuôi, chạy ngày đêm không dứt chỉ để chuyên chở ‘mọi thứ văn minh’ của miền Nam ra Bắc! 

Ðoàn Thanh Liêm - Mùa Xuân bừng nở, mà Lòng Người cũng thật rộng mở Tại thành phố Philadelphia

Hình: internet
Sau trên 20 giờ ngồi trên xe lửa Amtrak khởi hành từ Chicago vào tối ngày 16/4, tôi đã đến Philadelphia vào buổi chiều ngày hôm sau 17/4/ 2014. Thành phố lịch sử này nằm giữa trục lộ từ New York đến thủ đô Washington DC – là nơi tôi thường hay lui tới để viếng thăm bà con bạn hữu vào mùa xuân trong những năm gần đây.

GS Hoàng Tụy - Vì một nền giáo dục trung thực, lành mạnh và hiện đại

Hình: internet
Gs Hoàng Tụy (hình) sinh năm 1927, được coi là cha đẻ của lĩnh vực Tối ưu hóa toàn cục (Global Optimization) trong Toán học Ứng dụng. Năm 2011, ông được nhận giải thưởng Constantin Caratheodory, giải thưởng danh giá mang tên nhà toán học lừng danh người Đức (gốc Hy Lạp) dành cho người xuất sắc có cống hiến căn bản cho lý thuyết, lập trình và ứng dụng trong lĩnh vực tối ưu toàn cục. Không chỉ là một nhà Toán học, Gs Hoàng Tụy còn có nhiều đóng góp cho giáo dục Việt Nam. Làm khoa học ở một đất nước nghèo khó, tôi vốn có duyên nợ nhiều với giáo dục. Xuất thân là một thầy giáo trung học, rồi dần dần tự mày mò học tập, nâng cao trình độ mà trưởng thành trong nghề, và trở thành một nhà khoa học.
Bắt đầu dạy học ở tuổi 20, đến nay đã ngoài 80, suốt hơn 60 năm đó tôi chưa lúc nào xa rời nghề dạy học, tuy học trò của tôi thì tuổi tác, tính chất, trình độ và cả quốc tịch cũng ngày càng đa dạng. Được may mắn (chứ không phải rủi ro) học phổ thông ở nhà trường thời thực dân (nhưng không phải nhà trường thực dân), ra đời cũng được đi đây đi đó học, dạy, làm việc trong những môi trường đại học khoáng đạt hiện đại từ Tây sang Đông trên thế giới nên tôi thường có dịp suy ngẫm về nghề nghiệp của mình.

Hà Tường Cát/NV - Hải Quân Trung Quốc và những con thuyền không bến

Hình: internet
Chiếc tàu Qiandaohu  đầu tháng này phải đi vào cảng Albany miền Tây-Nam Australia, để tiếp dầu và thực phẩm cho các tàu Trung Quốc tham gia cuộc tìm kiếm chiếc máy bay hàng không Malaysia mất tích trên Ấn Độ Dương. Sự việc ấy  khiến người ta nhận ra rằng lực lượng hải quân Trung Quốc hãy còn thiếu hẳn một nhu cầu trọng yếu:  Căn cứ tiếp vận ở hải ngoại hay ít nhất là bến cảng hữu nghị sẵn sàng cho phép ghé vào khi cần.

Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

Thái Bình/BVN - Việt Nam quản lý Nhà nước theo kiểu “mất bò mới lo làm chuồng”


Lẽ ra với tín nhiệm của dân, được dân trao quyền (thông qua Quốc hội), bộ máy quản lý nhà nước được dân nuôi và trang bị đầy đủ các phương tiện, nhà làm việc, nhà công vụ, xe cộ… cùng các bổng lộc khác, thì phải phục vụ và tạo điều kiện tốt nhất cho người dân làm ăn sinh sống và phát triển kinh tế, phải sử dụng tiền thuế của dân có hiệu quả nhất, phải đưa ra các quyết sách đúng đắn đưa đất nước tiến lên theo kịp nhịp phát triển năng động của thế giới văn minh. Nhưng:

Đất nước đã qua gần 40 năm sau chiến tranh mà kinh tế vẫn lẹt đẹt ở cuối bảng xếp hạng thế giới, thu nhập bình quân đầu người kém các nước phát triển hàng chục lần và vẫn là nước nhận viện trợ rất lớn của các nước, phải nói đây là nỗi nhục quốc gia sau chiến tranh.

Đào Dục Tú - An ninh tư tưởng và an ninh học thuật


Mấy tháng nay vụ việc tạm gọi “luận văn Nhã Thuyên” được bàn luận ,bình luận, tranh luận phải nói là sôi động, có phần quá ồn ào. Tôi nói quá ồn ào bởi vì thấy không ít lời lẽ “đá ngang sang” khẩu khí có phần chợ búa hoặc đôi khi thuần một giọng tuyên giáo dậy đời, đôi chỗ còn hù dọa kích động. Giọng phê phán kiểu đó xa lạ với việc thảo luận văn hóa phê bình. Có điều thời gian trước, thấy báo chí “lề phải” khởi động quyết liệt với những tác giả quen tên trước nay, ví như Phong Lê, Chu Giang cùng một số cây viết ở các cơ quan ngôn luận hàng đầu.

Quốc Phương/BBC - Vì sao chính quyền 'sợ' xã hội dân sự?


Nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay đang rất quan ngại các phong trào vận động cải cách xã hội ôn hòa, mà đặc biệt là phong trào của các tổ chức dân sự, vì chính quyền sợ rằng thiết chế chính trị - xã hội này sẽ 'tranh giành quần chúng' và 'ảnh hưởng' của Đảng, theo một học giả gốc Việt từ Mỹ.

Mặc Lâm/RFA - Khiếu kiện không thể giải quyết trong phòng tiếp dân


Báo chí loan tin Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong buổi làm việc tại điểm tiếp dân của Trung ương đảng tại Hà Nội đã nghe cán bộ thẩm quyền báo cáo những điểm tiêu cực và nêu ý kiến cho vấn đề đang làm dư luận bức xúc nhất hiện nay là khiều kiện đất đai. Mặc Lâm ghi nhận phản ứng của chính quyền địa phương, dân oan mất đất sau khi việc này được công khai trên các phương tiện truyền thông.

Hùng Tâm - Duy Ngô Nhĩ và an ninh Ðông Nam Á

Hình: internet
Dân thiểu số Đông Thổ và bài toán quốc tế của Bắc Kinh

Vụ xung đột hôm 18 tại cửa Bắc Phong Sinh của tỉnh Quảng Ninh tiếp giáp với Trung Quốc đã khiến bảy người thiệt mạng, kể cả hai sĩ quan biên phòng của Việt Nam. Biến cố ấy khiến ta nên chú ý tới những vấn đề sâu xa hơn của Bắc Kinh trong cách giải quyết bài toán Duy Ngô Nhĩ, với hậu quả lan rộng vào cả khu vực Ðông Nam Á. “Hồ Sơ Người Việt” sẽ tìm hiểu chuyện này.

Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014

Nguyễn Hoài An - Lề phải ơi!


Mấy hôm nay mình theo dõi hai vụ việc. Vụ thứ nhất là án Nhã Thuyên với tư cách một cựu sinh viên văn khoa đại học Sư Phạm Hà Nội, là một người đang hoạt động trong lĩnh vực giáo dục liên quan đến văn học. Vụ thứ hai là sự bùng nổ của viêm phổi, với tư cách một người mẹ có con nhỏ. Hai vụ việc khác xa nhau là vậy, nhưng thật lạ lùng, đem lại cùng một nỗi buồn vô hạn: nỗi buồn lề phải- lề trái, kẻ bên lề hay thân phận của con kiến, cái ong!!!

Ngô Nhân Dụng - Shinzo Abe khiến Tập Cận Bình lo ngại

Thủ Tướng Shinzo Abe
Trước khi ông Barack Obama tới Tokyo, chính phủ Mỹ đã công khai ủng hộ lời giải thích mới về Hiến Pháp Nhật của Thủ Tướng Shinzo Abe. Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chắc sẽ phải họp Bộ Chính Trị để bàn cách đối phó, vì chính sách bành trướng của Bắc Kinh sẽ bị cản trở nếu ông Abe đạt được mục đích.

Cánh Cò - Những im lặng đáng khinh


Báo chí Việt Nam không biết từ bao giờ đã có cụm từ “sự im lặng đáng sợ” khi mô tả các cấp chính quyền cao nhất không trả lời đơn thư hay phản ảnh của báo chí, nhân dân trước các tiêu cực. Lâu dần sự im lặng ấy đã có kết quả trông thấy: tham nhũng nhiều hơn, chống đối công khai hơn và toàn bộ các “mặt trận” đều tan vỡ.

Nguyễn Tấn Cứ - 'Hung thần' xe buýt Sài Gòn


SÀI GÒN (NV) - Xe buýt Sài Gòn đích thực là một hung thần khổng lồ theo mọi cách mà bạn có thể tưởng tượng ra. Nó giống như một người máy phản diện cực kỳ nguy hiểm kỳ lạ của đô thị đang lù lù càn tới trong khi dưới chân nó là những đàn châu chấu nhỏ xíu đang thản nhiên rầm rì qua lại.

Duong Phung - Mất niềm tin vào ngành y tế!


Dịch sởi bùng phát một cách nguy hại. Đau đớn nhất là số trẻ tử vong đã lên đến 116 trẻ (tính đến ngày 18 tháng Tư). Có lẽ đây là lần đầu tiên có một số lượng trẻ tử vong lớn như thế trong một biến cố y tế trầm trọng như dịch sởi vừa qua.

Lê Phan - Ðiều đáng sợ về ông Putin

Hình: internet
Hôm Thứ Năm vừa qua, ở Genève, Hoa Kỳ, Nga, Ukraine và Liên Hiệp Âu Châu đạt được một thỏa thuận kêu gọi những toán vũ trang thân Nga phải trả lại các công thự của chính phủ mà họ đã chiếm đoạt ở Ðông Ukraine và đưa ra một số những bước để giảm căng thẳng cho cuộc khủng hoảng. 

Thứ Ba, 22 tháng 4, 2014

Giấy Vụn - Xuất bản tác phẩm "Mekong, dòng sông nghẽn mạch" của tác giả Ngô Thế Vinh


Nhà xuất bản Giấy Vụn vừa in xong cuốn ký sự Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch của Ngô Thế Vinh, cũng là tác giả cuốn dữ kiện tiểu thuyết Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng xuất bản năm 2000; cả 2 tác phẩm có nội dung cùng thể hiện mối quan tâm về các nan đề “môi sinh và phát triển” trong toàn lưu vực Sông Mekong và Đồng Bằng Sông Cửu Long. MKDSNM được phát hành vào một thời điểm rất ý nghĩa, ngay sau Hội nghị Thượng Đỉnh Mekong II / MRC Summit II vừa diễn ra tại Thành Phố Sài Gòn ngày 5 tháng 4, 2014. Hội nghị này đã được giới quan sát quốc tế và các nhà hoạt động môi sinh đánh giá như một thất bại về phía Việt Nam trong nỗ lực bảo vệ sự phát triển bền vững hệ sinh thái Sông Mekong, và ĐBSCL, cũng là mạch sống của ngót 70 triệu cư dân sống trong lưu vực. Tưởng cũng nên nói thêm, Giấy Vụn là một nhà xuất bản vỉa hè “ngoài luồng” hoạt động không giấy phép, do hai nhà thơ trẻ Bùi Chát và Lý Đợi thuộc nhóm Mở Miệng chủ trương. Cũng như với hơn 40 tựa sách của Giấy Vụn đã xuất bản, sách MKDSNM chủ yếu được phát hành chuyền tay, không bán và cũng không có trong các nhà sách. 

Nguyễn Thị Từ Huy - Những câu hỏi chưa được trả lời


Từ khi Quyết định số 667/QĐ-ĐHSPHN ngày 11 tháng Ba năm 2014 và Quyết định số 708/QĐ-ĐHSPHN ngày 14 tháng Ba năm 2014 được Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (ĐHSPHN) ban hành và bị Đỗ Thị Thoan từ chối,  tôi luôn băn khoăn bởi một số câu hỏi, trong đó có những câu sau đây (dĩ nhiên, phải nói trước rằng đây chỉ là những câu hỏi mang tính bề mặt, còn có những câu hỏi cho phép chạm tới những tầng sâu hay những góc khuất của vụ việc, nhưng chúng được để dành cho dịp khác):

1. Tại sao Hiệu trưởng một trường đại học lớn, từng có kinh nghiệm hợp tác làm việc với các trung tâm nghiên cứu nước ngoài, có nhiều công trình đăng tạp chí quốc tế, lại có thể ra một quyết định vi phạm hết các quy chế, quy trình và thông lệ đào tạo như thế ?

Vũ Thị Phương Anh/VV - Đọc bản nhận xét phản biện LV Nhã Thuyên của PGS Phan Trọng Thưởng (1)


Sau một thời gian dài im lặng, “đùng một cái” Hội nhà văn VN đã cho công bố toàn văn bản nhận xét phản biện đối với LV của Nhã Thuyên của một trong những người tham gia hội đồng chấm lại luận văn – bản phản biện của PGS PTT.( Xem tại đây!) Là một người quan tâm đến vụ NT từ năm ngoái đến giờ nên tôi đã bỏ thời gian đọc đi đọc lại bản nhận xét này, đồng thời cũng đọc lại LV của NT để xác định xem những nhận xét của ông PTT có thực sự khách quan và chính xác không.

Nguyễn Hưng Quốc/VOA - Nghĩ thoáng khi nghe Gabriel García Márquez qua đời



Để chỉ sự-sống-sau-cái-chết của một nhà văn, trong tiếng Việt có hai khái niệm: bất tử và bất hủ. Nhiều người bất tử nhưng không bất hủ: Đó là những cây bút có giá trị lịch sử hơn là giá trị thẩm mỹ và nghệ thuật. Tác phẩm của họ còn, nhưng chỉ còn trong các thư viện đầy bụi bặm để các nhà nghiên cứu cặm cụi tìm tòi và phân tích như các nhà giải phẫu học nghiên cứu các tử thi trong phòng thí nghiệm. Chỉ riêng trong văn học Việt Nam, những người thuộc loại này nhiều vô cùng. Trong mỗi nền văn học, và mỗi thời đại, số người thực sự bất hủ rất hiếm: Đó là những người có tác phẩm, nói theo cách nói quen thuộc, “vượt thời gian và vượt không gian”, ở đâu và thời nào, đọc lại, người ta cũng thấy hay. Nhờ sự bất hủ của tác phẩm, tác giả thành bất tử.

Bùi Tín - Chân lý tháng Tư

Hình: internet
39 năm đã qua kể từ ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày chiến tranh kết thúc, ngày vui của những người thắng cuộc, ngày buồn của những người thua cuộc.

 Sau  39 năm - bằng hơn một nửa đời người trung bình - đất nước vẫn trong tình trạng chậm tiến, công nghiệp hóa dang dở, nền giáo dục ở vị trí đèn đỏ giữa các nước Đông Nam Á, nền y tế kém cả một số nước Bắc Phi, tự do báo chí được xếp ở vị trí 171 trên 180 nước của thế giới.

Thứ Hai, 21 tháng 4, 2014

Dạ Ngân - Nhận thức tháng Tư

Hình: internet
Tháng Tư đến rồi đó. Không phải từ một câu hát nào. Không phải sắp rợp trời hoa phượng mùa thi. Chỉ vì đó là thời điểm lịch sử, nhức nhối nhiều hơn là sướng vui. Ngày càng xa, thời gian ở đây không làm lành lòng người, như đất đã lành.