Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2014

Ghé thăm các Blogs: 07/03/2014

Hình: internet
BLOG KAMI
Thu, 03/06/2014 - 03:25 — Kami

Phiên Tòa xét xử sơ thẩm ông Trương Duy Nhất đã khép lại, với bản án 02 năm tù giam, là án mức thấp nhất trong khung hình phạt từ 2 đến 7 năm được quy định trong khoản 2, Điều 258 (trong trường hợp phạm tội nghiêm trọng), cho dù ông Trương Duy Nhất khẳng định sẽ kháng án. Bản án này được dư luận đánh giá là quá nhẹ so với những gì người ta đồn đoán sau khi Trương Duy Nhất bị bắt.

Nếu nhìn lại không khí khủng bố thời gian cách đây không lâu, trước và sau khi ông Trương Duy Nhất bị bắt cách đây gần một năm, dư luận khi ấy nhìn nhận vụ việc này tương đối nghiêm trọng. Nhất là lúc chính quyền tiến hành bắt tiếp Nhà văn Phạm Viết Đào thì sự đồn đoán và nghi vấn của dư luận xã hội ngày càng tăng cao. Song phần lớn dư luận khi ấy đều nghiêng về giải thuyết các nhân vật đó đều dính dáng đến việc đấu đá nội bộ ở tầm cao. Đến nay, nếu so sánh thì phần nào thấy được sự ưu ái trong thái độ hành xử của chính quyền đối với ông Trương Duy Nhất. Nó không giống như các bản án khác mà chính quyền đã từng đối xử với giới blogger trong nước trước đây với cùng tội danh. Đây là điều mà chỉ trước đây ít lâu, những ai có hành vi tương tự như ông Nhất thì chắc chắn sẽ bị chụp mũ và bị tống giam bởi điều 88 và điều 79 BLHS với những bản án sẽ khắc nghiệt hơn nhiều lần. Nói như thế để thấy vụ án của ông Trương Duy Nhất hầu như không liên quan đến đến hành động đấu tranh cho dân chủ như các bloggers khác mà chúng ta đã thấy. Mà có lẽ đây là vụ án mang động cơ chính trị được xét xử vào thời điểm mà người đồng hương Xứ Quảng của ông Nhất đang nắm thế thượng phong. Hơn nữa, vì ở thời điểm này, những thông tin hậu trường có liên quan đấu đá nội bộ không còn nóng bỏng như thời điểm ông Trương Duy Nhất bị bắt nữa. Và vì thế, bản án quá nhẹ trong trường hợp này bởi lý do do áp lực quốc tế hay vấn đề TPP là khó thuyết phục, mà nó chỉ chịu tác động rất nhỏ.

Trước khi bị bắt, ông Trương Duy Nhất đã là một nhà báo của nhà nước tương đối có tiếng, song việc tham gia cộng đồng bloggers Việt nam với tuyên bố nghỉ viết báo để viết blog đã gây một ấn tượng khá mạnh. Thông qua blog cá nhân "Một góc nhìn khác" của mình, ông Trương Duy Nhất với những bài viết, bình luận được cộng đồng mạng đánh giá là một cây bút phản biện  mang hơi hướng lối đối lập trung thành. Vì hoàn toàn ông muốn đóng góp cho chính quyền các ý kiến mang tính xây dựng để giúp cho họ sửa đổi trên cơ sở hoàn thiện để phát triển. Đồng thời ông cũng là người thẳng thắn phê phán các hành động chống cộng cực đoan cũng như các biểu hiện không tốt của những nhân vật đấu tranh dân chủ. Trong nội dung các bài viết, các bình luận của blogger Trương Duy Nhất, người ta khó có thể thấy mong muốn thay đổi thể chế chính trị của ông, mà chủ yếu là mang tính công kích các hành động hay các chủ trương của chính phủ. Những cái ấy cũng chính là những lý do khiến blogger Trương Duy Nhất thường bị cộng đồng bloggers hay những người phản đối chính quyền nhà nước công kích hoặc tẩy chay. Bởi lý do mà dư luận đồn đoán cho rằng Trương Duy Nhất chẳng qua là một tên lính xung kích được chống lưng bởi một đồng chí cán bộ rất to ở Đà nẵng (nay đã chuyển ra TW) để thực hiện nhiệm vụ phục vụ cuộc đấu đá giữa các phe phái giữa các lãnh đạo cao cấp trong nội bộ Đảng CSVN. Mà chúng ta đã quen với tên gọi cuộc chiến Ba-Tư và đồng chí X.

Dù sao những cái đó chỉ là những nghi ngờ, mà chưa ai có đầy đủ bằng chứng thuyết phục để chúng minh là đúng. Nhưng với lý lẽ cho rằng người ta bắt Trương Duy Nhất với mục đích duy nhất là để tìm ra ai là người cung cấp cho blogger này các thông tin nội bộ tuyệt mật từ các Hội nghị Ban Chấp hành TW để nhanh chóng tung lên mạng là tương đối khả tín. Với bằng chứng đáng chú ý là bài  "Hai tân ủy viên Bộ chính trị" đã được tung lên mạng một cách nhanh chóng, trước khi các thông tin đó được truyền thông nhà nước công bố nhiều ngày. Cộng với tính nghiêm trọng của vụ án vào thời điểm khởi tố, bằng chứng là việc vụ án ở mức "đặc biệt"được cấp Bộ CA thụ lý và điều tra, nhưng lại được đưa về xét xử tại Đà nẵng. Và đã kết thúc với mức án ở mức án 02 năm tù giam là mức án quá "chấp nhận được". Đây là những lý do có giá trị bảo lưu những lý lẽ vừa nêu trên.

Việc trong phiên Tòa xét xử vừa qua, trước tòa blogger Trương Duy Nhất khẳng định không có tội, mà còn nói rằng đáng lý ra ông phải được ghi công vì đã đưa ra những sai trái mà lãnh đạo đảng và chính phủ Việt Nam cần nhìn thấy để sửa đổi. Ông Nhất cũng nói với tòa rằng phê bình lãnh đạo là điều rất bình thường trong một quốc gia dân chủ. Và trong lời cuối cùng của ông Nhất trước khi Tòa tuyên án là với tư cách một nhà báo độc lập, ông Nhất tin mình góp phần xây dựng dân chủ ở Việt Nam, góp phần giúp các nhà lãnh đạo Việt Nam nhận thức được những vấn đề của đất nước, cũng như những suy nghĩ của người dân. Những ý kiến đó phần nào là bằng chứng cho thấy ông Trương Duy Nhất đã có biểu hiện góp phần cho công cuộc đấu tranh cho dân chủ ở Việt nam. Song các suy nghĩ và lời nói đó được cho rằng chỉ xuất hiện sau thời gian ông Nhất bị bắt.

"Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại - Một ngày tù bằng nghìn thu ở ngoài", vì thế bất kể họ là ai, ở cương vị gì nếu gặp phải các điều bất công, những bản án phi lý thì mỗi chúng ta đều có trách nhiệm ủng hộ, trường hợp của ông Trương Duy Nhất cũng vậy. Do đó những ý kiến vừa nêu hoàn toàn không nhằm mục đích công kích ông Trương Duy Nhất, mà chỉ có ý nhắc nhở chung cho mọi người về thân phận cái vỏ chanh. Nên nhớ, người ta  sẵn sàng vứt bỏ một khi đã vắt hết nước và đừng tự biến mình thành công cụ của ai đó cho một cuộc đấu đá, tranh chấp.

Chính vì thế mà ông Trương Duy Nhất cũng chỉ là nạn nhân bất đắc dĩ và dù sao bản án 02 năn tù dành cho ông theo cáo trạng cũng là điều vô lý, khó có thể chấp nhận được và đó là một bản án bất công. Vì theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao khẳng định ông Trương Duy Nhất đã bị truy tố về tội "Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của tổ chức và làm mất uy tín cá nhân các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam" theo Điều 258 Bộ Luật hình sự. Với bằng chứng là 11 bài viết của ông Trương Duy Nhất và một bài của tác giả khác do ông Nhất đưa lên trang blog cá nhân ‘Một góc nhìn khác’ của ông. Điều này đã gây hậu quả làm "giảm uy tín, mất lòng tin của nhân dân đối với cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức, xã hội và làm mất uy tín cá nhân các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam". Đây là một vấn đề cần làm rõ, với câu hỏi được đặt ra là, trước khi 11 bài viết trên blog "Một góc nhìn khác" xuất hiện, thì "Các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức, xã hội và cá nhân các lãnh đạo đã và đang thực sự suy giảm uy tín, mất lòng tin của nhân dân hay không?". Hay sự suy giảm uy tín, mất lòng tin của nhân dân đối với cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức, xã hội và các lãnh đạo đã và đang tồn tại từ rất lâu mà các cơ quan bảo vệ pháp luật không hề hay biết?

Cá nhân tôi đã từng đọc và vừa tìm đọc lại 11 bài viết ghi trong cáo trạng của Viện KSND Tối cao đối với ông Trương Duy Nhất, thì nhận thấy các nội dung trong 11 bài viết kể trên không có ghì là ghê gớm hay đã làm "giảm uy tín, mất lòng tin của nhân dân đối với cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức, xã hội và làm mất uy tín cá nhân các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam" như cáo buộc. Mà đó chỉ là các phát biểu, các kiến nghị bình thường thuộc về quyền của công dân đã được luật pháp nhà nước cho phép.

Điều đó là quá mức bình thường nếu chúng ta đem so sánh với các phát biểu gần đây của các quan chức lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội và các ngành liên quan như các vị Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng hay Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan và còn nhiều vị quan chức khả kính khác. Qua đó để thấy sự mục ruỗng, tha hóa, xuống cấp... của chính quyền và quan chức nhà nước là điều có thật, nếu cần xử lý hay truy tố thì phải truy tố các vị này trước để làm gương. Những điều này tuy vậy cũng không hề là tổn hại đến uy tín của Đảng, nhà nước và các lãnh đạo.

Hãy xem các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước và chính quyền đã nói gì về thực trạng chính trị Việt nam:
Khi tiếp xúc với cử tri quận Tây Hồ Hà nội ngày 06.12.2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định “Nhưng tham nhũng nguy hiểm và khó chịu vì đã thành khá phổ biến. Nó thành đường dây có tổ chức rồi, chứ không còn từng người một người ăn mảnh nữa."

- Tiếp xúc với cử tri quận 1 (TP.HCM) với tư cách ứng viên ĐBQH sáng 7.5.2011, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu: "Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là 'chết' cái đất nước này"

- Phát biểu tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 11.9.2013, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan lên tiếng cho rằng "tiền của gia đình liệt sỹ, thương binh còn bị ăn đến bao nhiêu như thế thì người ta ăn của dân không từ một cái gì nữa”.

- Sáng 18.9.203 tại cuộc họp thảo luận về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2013, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhận định: "Không tham nhũng lấy đâu tiền mà chạy chức vụ này chức vụ kia…".

Và còn có hằng hà sa số các thông tin, các phát biểu tương tự như kể trên đang hiện hữu trên báo chí và các phương tiện truyền thông của đảng mà người dân ai ai cũng biết, cũng đọc.

Phải thừa nhận hiện tượng Trương Duy Nhất và blog "Một góc nhìn khác" trong thời gian qua đã để lại ấn tượng khá mạnh mẽ và đã tạo ra dấu ấn trong lòng người đọc người đọc. Với một góc nhìn khác khá độc đáo, cộng với nhiều phát hiện khá thú vị và bằng cách trình làng dưới nhiều hình thức dưới danh của một trí thức phản biện trung thành. Nhờ đó đã từng tạo sóng và cuốn hút dư luận xã hội vào các chủ đề nóng ở Việt nam là một trong những thành công của blogger Trương Duy Nhất. Những cái đó nếu nhận xét một cách nghiêm túc thì được nhiều hơn mất, nó phần nào có tác dụng góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.

Có lẽ tất cả là do hậu quả của việc quá thấm nhuần tư tưởng của Hồ Chí Minh và tin tưởng vào việc phát huy tinh thần làm chủ một cách quá mức của ông Trương Duy Nhất. Điển hình là ông đã dám vận dụng theo như lời của ông Hồ Chí Minh dạy các "đầy tớ" của dân. Một điều tưởng như đã là chân lý, đó là: "Các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân... Dân chủ thì Chính phủ phải là đày tớ. Làm việc ngày nay không phải để thăng quan phát tài. Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ".

Ngược lại cũng do thiếu sót của blogger Trương Duy Nhất không chịu khắc cốt ghi xương câu nói của cố Tổng thống VNCH "Đừng nghe những gì Cộng sản nói, mà hãy xem những gì Cộng sản làm". 


BLOG CÁNH CÒ 
Tue, 03/04/2014 - 16:23 — canhco

Tôi đọc bài viết của Thiếu tướng Lê Văn Cương bàn về chính sự Ukraine mà cảm thấy băn khoăn không biết mình chậm hiểu hay có một lý do gì đó khiến cả buổi chiều đầy nỗi bất an. Có cái gì đó chấp chới trong lòng vừa tức giận vừa dặn lòng phải tự kềm chế.

Phải nói thật, ông Cương là một trong số rất ít người mà tôi thích khi đọc các bài viết hay trả lời phỏng vấn của ông trên báo.

Không phải tôi thích vì lập luận sắc bén hay lời lẽ cứng rắn của ông trong các vấn đề chính trị mà tôi thích vì đề tài của ông chọn để đưa ra: Vấn đề Biển Đông và Trung Quốc.

Trong khi nói về nỗi lo mà cả nước gọi là nhạy cảm này ông Thiếu tướng nguyên Viện trưởng Viện chiến lược của Bộ Công an Lê Văn Cương xem ra có lợi thế hơn hẳn người khác. Có lẻ ông không bị ánh mắt theo dõi của đồng nghiệp vốn thường khiến cho người khác e dè, hai nữa với vị trí quan trọng như thế ông có thẩm quyền nói về những tham vọng của Trung Quốc đối với đất nước, một chủ đề mà ngay đến cấp cao hơn ông chục lần cũng không dám công khai nói tới.

Tôi đã đọc những bài của ông như: “Khi Việt Nam vững vàng, Trung Quốc không thể lấn tới”; “Khó cũng phải đòi lại Hoàng Sa”; “Hành động của Sam Rainsy là vô liêm sỉ!”; “Tại sao Việt Nam mạnh? Tại sao Việt Nam yếu?”; “Việt Nam phải tiếp tục lên tiếng phản đối”; “Việt Nam đã 5 lần bị bán đứng”…và có thể còn nhiều bài khác tôi không có dịp đọc và lưu trữ.

Những cái tựa ấy gây cảm tình của tôi đối với ông nhưng cũng vì vậy chúng lại làm tôi hụt hẫng, bực tức và gần sát với ý nghĩ mình bị phản bội khi đọc bài: Tuyên bố của Obama và phương Tây chỉ là “chém gió” đăng trên tờ Dân Việt cũng của ông!

Bài viết này đang bị “dày xéo” trên mạng bởi những ngòi bút đứng đắn. Tôi buồn cho ông và tự nghĩ về mình rất nhiều.

Từ Trung Quốc ông lấn sang Nga đầy tự tin. Ông phân tích việc Putin mang quân đội tiến vào Crimea là một việc làm đúng đằn và hợp lẽ thường. Ông nói: “chúng ta phải hiểu rằng, mục đích của Nga khi triển khai quân là bảo vệ lợi ích của Nga, bao gồm về con người, kinh tế và an ninh quốc phòng, đặc biệt là căn cứ hải quân ở Sevastopol.”

Xin được hỏi ông, một quốc gia vì lợi ích của mình mà mang quân vào nước khác một cách ngang nhiên với chiêu bài bảo vệ lợi ích thì thế giới này đang ở vào thế kỷ nào? Cái lợi ích ấy nếu có, chỉ giá trị khi không vi phạm vào chủ quyền lãnh thổ hay quyền lợi chính đáng được quốc tế công nhận của một quốc gia khác, ngoài ra mọi chống chế ngụy biện đều vô ích trước công luận quốc tế.

Ông nói: “Việc điều quân của Nga vào Crimea, theo tôi Nga muốn gửi 3 thông điệp: Thứ nhất là để cảnh báo chính quyền Kiev phải cẩn thận; thứ hai là để bảo vệ lợi ích của Nga; thứ ba là để gieo lòng tin cho những người dân nói tiếng Nga ở Ukraine”.

Tôi thật hụt hẫng với lập luận này của ông. Điều thứ hai thì tôi đã nói, còn điều mà ông gọi là cảnh báo chính quyền Kiev làm tôi đau lòng không thể tả. Đâu đó cái câu “dạy cho Việt Nam một bài học” lại vang vang trong óc tôi khi Trung Quốc cũng kéo quân sang biên giới cảnh báo Việt Nam. Còn gieo lòng tin vào người dân nói tiếng Nga thì rất trùng hợp với lòng tin của nạn kiều nói tiếng Hoa vào thập niên 80 sau chiến tranh biên giới.

Tôi cố nhịn để không bật ra tiếng thét khi đọc những giòng chữ ghi lại những điều ông nói: “…trong khi đó, chính quyền Ukraine đang suy sụp, nhận viện trợ từ Nga và đang nợ tiền khí đốt của Nga. Tình hình thực tế đã cho thấy rằng, bài toán kinh tế của Ukraine gắn chặt với Nga như “anh em sinh đôi”. Vì thế, mọi hành động chống lại Nga của Kiev đều khiến cho Mátxơcơva khó chấp nhận”.

Vâng, sự thật đó đang xảy ra tại Việt Nam ngày nay chứ không đâu khác. Khác chăng là cái tên “Việt Nam Trung Quốc là anh em sinh đôi” mà thôi. Nợ Trung Quốc trong các dự án, nhập siêu hàng năm đã thành cái thước đo lòng trung thành của Việt Nam đối với mẫu quốc. Bài toán kinh tế Việt Nam đang gắn chặt với Trung Quốc hơn bao giờ hết và vì vậy mọi hành động chống lại Trung Quốc của Việt Nam không thể nào khiến Bắc Kinh chấp nhận.

Nếu ai đó đặt hai đoạn văn liền nhau ông nghĩ rằng ai là người đã viết đoạn văn thứ hai thưa ông?

Và đây cái vấn đề mà mọi người đang giận dữ:
Ông nói: “Còn việc quân đội Nga vẫn cứ hiện diện ở Crimea là chuyện hoàn toàn bình thường vì họ có quyền đó, theo một Hiệp ước họ đã ký với Ukraine thì sự hiện diện này là hợp pháp cho đến khi thời hạn ký kết thúc vào năm 2042”.

Cái hiệp ước mà ông nói là Nga đã ký với Ukraine có tương tự với hiệp ước bí mật Hội nghị Thành Đô của Việt Nam với Trung Quốc hay không thưa ông? Và nếu sự thật đúng như vậy thì còn gì phải bàn cãi khi Trung Quốc tiến vào Việt Nam, ở lại hợp pháp và bình thường cho đến cái thời hạn mà không một người dân Việt Nam nào biết?

Người dân Việt thì lo sợ như vậy nhưng tụi Tây, những nước mà ông gọi là chém gió thì họ không lo lắng như chúng tôi. Họ có sách vở chứng từ và lời nói của họ là chém vào ông Putin chứ không chém gió.

Bà Angela Merkel thủ tướng Đức nói thẳng với Putin rằng sự tiến quân của Nga vào Crimea là một vi phạm nặng nể bản ghi nhớ Budapest năm 1994 về đảm bảo an ninh, đã được Anh, Ukraine, Nga và Mỹ ký kết với nhau, trong đó Nga đã cam kết tôn trọng độc lập và chủ quyền của Ukraine ở các biên giới đang có. Bà Merkel cũng nhấn mạnh đến hiệp ước năm 1997 về Hạm đội Biển Đen của Nga, đang đóng quân tại Crimea.

Bà thủ tướng Merkel đã yêu cầu ông Putin phải tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.

Tôi không tin rằng ông biết nhiều hơn bà Thủ tướng Đức mặc dù ông đã lên tới cấp tướng và vì vậy những lời phát biểu của ông chỉ là suy diễn.

Tin mới nhất mà tờ Thanh Niên vừa loan tải cho biết: “Tại cuộc họp báo ngày 4/3 ở Moskva, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói về vấn đề các đơn vị vũ trang đã kiểm soát chính quyền tại Crưm, nói rằng đó chỉ là những "lực lượng tự vệ địa phương" đồng thời bác bỏ tin cho rằng đó là binh sỹ Nga.

Tổng thống Putin cho biết ông đã ra lệnh cho Chính phủ Nga duy trì quan hệ với chính phủ tạm quyền Ukraine, mà cụ thể là các ông Yatsenyuk và Turchynov.

Về số phận của cộng đồng thiểu số nói tiếng Nga ở khu vực miền Tây Ukraine, ông Putin nhấn mạnh: "Chính phủ tạm quyền Ukraine phải đảm bảo an ninh cho tất cả các công dân của đất nước".

Những tuyên bố không còn gai góc của ông Putin hình như bác bỏ hoàn toàn thuyết “bình thường” của ông và như vậy phương Tây và Eu đã chém trúng chứ đâu phải chém gió?

Nhưng trúng gió hay trúng người không phải là vấn đề của tôi và rất nhiều người nữa quan tâm đến bài phỏng vấn của ông với báo chí.

Sự bênh vực một cách nhiệt tình tổng thống Vladimir Putin của ông có thể giải thích được. Nó tích lũy từ chuyên môn tuyên huấn mà ông từng dạy cho học viên cộng với sự hâm mộ một nước Nga vĩ đại từ thời Lenin đã ăn sâu vào tâm trí những ai được Liên Xô đào tạo. Nhiệt thành và hết lòng với quá khứ là một đức tính tốt nếu lòng nhiệt thành tận tụy ấy không mù quáng cộng thói quen nâng quan điểm một cách bất thường.
Hơn nữa lòng nhiệt thành này không kém chút nào với những bài đả kích Trung Quốc như ông từng viết.

Sự ca tụng Putin là dễ hiểu và cũng dễ bỏ qua nếu nó không phản ảnh một thực tế khác mà lòng dân đang đau đáu lo âu về một sự xâm lăng được báo trước.

Là một chính khách nhưng ông đã quên sự liên kết có tính logic khi bênh vực cho sự xâm lăng của Nga đối với Crimea và sẽ tiến tới “giải thoát người Nga tại Ukraine”. Trường hợp này sẽ rất giống với hoàn cảnh của Việt Nam và Trung Quốc.

Một ngày nào đó không xa, khi Biển Đông thật sự dậy sóng và Trung Quốc kéo quân vào Việt Nam để bảo vệ Hoa kiều như từng làm trước đây, thì lúc ấy tôi tin rằng với một người yêu nước như ông sẽ không gì đau hơn khi bọn người ấy lấy ngay bài viết này tới tận nhà ông yêu cầu ông đọc trên đài phát thanh Tiếng Nói Việt Nam như một lời hiệu triệu quần chúng nhân dân thì ông nghĩ sao?

Lúc ấy tôi e rằng ông rất ân hận về sự chém gió của mình và điều bất hạnh nhất đối với ông và cả dân tộc này: cái sự tưởng là chém gió ấy lại là lưỡi gươm bén chém vào thân xác đớn đau của đất nước.


BLOG HIỆU MINH

Nhớ năm 2008, một ông sếp khá bự phụ trách IT họp với nhân viên vì xảy ra vụ việc hệ thống bị hack, bị nhiều người kêu ca. Hôm đó một số đồng nghiệp đến muộn và ông nói gần như quát “Tôi triệu tập họp, tại sao các anh đến muộn. Không thể chấp nhận được”. Cả hội trường ngơ ngác.

Tôi nháy người bên cạnh, rồi anh xem, ông này sẽ mất việc trong vài tháng nữa. Sếp to bự mà quát người dưới quyền chứng tỏ đang bị stress nặng.

Quả như dự đoán, 2 tuần sau, sếp chuyển sang làm tư vấn dài hạn đến khi về hưu.

Xem cuộc họp báo của Putin (xem trang web của thổng thống Nga) tại dinh Tổng thống ở Novo-Ogaryovo, ngoại ô Moscow, có thể thấy ông đang stress. Nhiều người tự hỏi, tại sao nước Nga lại chọn Putin tới 3 lần.
Câu hỏi của các nhà báo khá ngắn gọn, đi vào vấn đề cụ thể. Putin trả lời dài lê thê và né tránh, nhất là phần đầu, đưa ra những ví dụ lặt vặt về phi dân chủ do phía Ukraine nổi dậy gây ra. Người nghe có cảm giác ông nhắm mắt, bịt tai, nói lấy được. Đi vào tiểu tiết không phải là tầm của nước lớn.

Putin giải thích, đưa quân vào Ukraine là do Tổng thống Yanukovych yêu cầu, dù rằng ông ấy đã hết thời, Putin cũng chẳng thích thú gì, nhưng ông ấy vẫn là tổng thống hợp hiến của Ukraine. Đưa quân vào Ukraine để bảo vệ kiều dân Nga khỏi bị đàn áp và làm nhục.

Một tổng thống hèn nhát bỏ chạy, chính Putin coi không ra gì, tại sao lại phải bảo vệ. Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có chứng cứ nào nói lên dân Nga sống ở Ukraine bị khủng bố. Kẻ bỏ tổ quốc chạy ra nước ngoài và đề nghị mang quân đến cứu, mà quốc gia kia nghe theo, chỉ có thời Tam Quốc diễn nghĩa cách đây mấy ngàn năm.

Được hỏi về những người lính bao vây căn cứ quân sự của Ukraine ở Crimea có phải là lính Nga, Putin phủ nhận “Các lực lượng tự vệ địa phương đang bao vây các căn cứ quân sự của Ukraine tại khu vực. Có nhiều bộ quân phục trông giống nhau từ thời Liên Xô. Bạn có thể vào bất cứ cửa hàng nào mua”.

Khi được hỏi, những đội quân địa phương này được đào tạo như thế nào, và so sánh với nhóm tự vệ ở Kiev, Putin lại quay sang buộc tội Lithuania, Ba Lan đã huấn luyện đội quân đó. Từ đó quân địa phương Crimea không thể kém hơn.

“QUESTION: Mr President, a clarification if I may. The people who were blocking the Ukrainian Army units in Crimea were wearing uniforms that strongly resembled the Russian Army uniform. Were those Russian soldiers, Russian military?
VLADIMIR PUTIN: Why don’t you take a look at the post-Soviet states. There are many uniforms there that are similar. You can go to a store and buy any kind of uniform.
QUESTION: But were they Russian soldiers or not?
VLADIMIR PUTIN: Those were local self-defence units.
QUESTION: How well trained are they? If we compare them to the self-defence units in Kiev…
VLADIMIR PUTIN: My dear colleague, look how well trained the people who operated in Kiev were. As we all know they were trained at special bases in neighbouring states: in Lithuania, Poland and in Ukraine itself too. They were trained by instructors for extended periods. They were divided into dozens and hundreds, their actions were coordinated, they had good communication systems. It was all like clockwork.
Did you see them in action? They looked very professional, like special forces. Why do you think those in Crimea should be any worse?”

Để chứng minh cho điều Putin nói là một nửa sự thật, bạn đọc hãy xem video sau. Clip ghi lại cảnh một đơn vị quân đội Ukraine, bao gồm 300 lính không vũ khí, do đại tá Yuli Mamchor dẫn đầu, cầm cờ Ukraine, vừa đi vừa hát quốc ca, tiến đến căn cứ không quân Belbek (Crimea) bị Nga chiếm. Nghe xem họ trao đổi với nhau bằng tiếng nước nào. Video Clip tại đây

Phía Ukraine yêu cầu quân Nga chia sẻ quyền canh gác tại căn cứ. Nhóm lính Nga Ivan vãi đạn lên trời để ngăn chặn đoàn quân Ukraine.

Sau vài trao đổi ngắn gọn bằng tiếng Nga, hai phía tạm thời dừng tại chỗ và chỉ huy đơn vị Nga đề nghị phía Ukraine chờ đến 12 giờ trưa giờ địa phương để họ “xin ý kiến cấp trên”, BBC cho hay.

Đại tá Yuli Mamchor đã đại diện cho phía Ukraine nói chuyện thân thiện với một số binh lính Nga trước cửa sân bay Belbek. Trong khi chờ đợi, lính Ukraine tổ chức đá bóng cho bên lính Nga với súng bắn tỉa đứng xem. Sau đó họ rút về căn cứ.

Mấy ngày trước, viên đô đốc hải quân của Ukraine đã phản bội, chạy sang phía Nga. Y còn muối mặt quay lại, khuyên các binh sỹ hạ vũ khí, nhưng lính Ukraine đã không nghe. Họ còn hát vang quốc ca, viên đô đốc xấu hổ đã bỏ đi.

Nếu Putin có mặt ở những sự kiện đó, thì ông hiểu, mang quân vào Ukraine sẽ là thảm họa. Lính Ukraine hành xử chuyên nghiệp, nhấn nhịn và không muốn khiêu chiến. Họ dùng trí não đấu với lính Nga mang đặc chất Ivan.

Khơi mào cho cuộc chiến Ukraine, Putin đang mất điểm nghiêm trọng. Mấy chục tỷ đô la bốc hơi sau một đêm, 60 tỷ cho Sochi đang vứt xó, quốc gia bị cô lập, từ bạn thân thiết, nay Ukraine trở thành kẻ thù.

Gửi lính sang Ukraine mà không đeo quân hàm quân hiệu, mặt che kín, đó là thái độ không đàng hoàng, đặc chất mafia. Lãnh đạo cường quốc không thể hành xử kiểu Ivan, dù Ivan của nước Nga ít khi nói dối.

Cách trả lời với thông tin mang “nửa sự thật” cho thấy, Putin “đã mất trí – he has lost his mind”, như bà thủ tướng Đức Merkel nhận định. Bà Madeleine Albright cũng cho rằng, Putin đang sống ở thế giới khác và đang bị chính thứ tuyên truyền (propaganda) của ông làm hại. John Kerry đang thăm Kiev, với 1 tỷ đô la trợ giúp chính phủ tạm thời Ukraine, cũng nói, phía Nga đã ngụy tạo ra nạn kiều, lấy cớ tấn công nước khác.

Tuy Putin đã rút quân khỏi cuộc tập trận ở biên giới Ukraine, tình hình vẫn căng thẳng, bởi ông ta tự cho phép dùng binh nếu cần ““If I decide to use armed forces, it will be in line with international law. – Nếu tôi quyết định dùng quân sự, nó sẽ theo luật quốc tế”.  Obama liền chế giễu “Putin có một đội các nhà làm luật rất khác nhau”.

Ngay tại Moscow, nhiều địch thủ đã bắt đầu lên tiếng chống Putin, BBC cho hay. Tờ Kommersant mô tả thị trường chứng khoán Nga “tụt xuống tận đáy vì khủng hoảng Crimea và tiền rúp mất giá”.

Trang Moskovsky Komsomolets gọi đây là “Cuộc chiến đánh vào đồng rúp” và Nga đang rơi vào suy thoái.
Mạng Vedomosti gọi các động thái quân sự này là ‘thời khắc điên rồ’ và là một cú đánh vào nền kinh tế đã bên bờ suy thoái.

Nuôi nấng con tốt Snowden để hại uy tín quốc gia, Sochi không ai tới, bây giờ là Ukraine cứ tưởng cơ bắp sẽ giải quyết được việc, nhưng cuối cùng Putin hiện nguyên hình là anh chàng Ivan trong vai con lật đật say rượu.

Có chuyện khá hài, trong khi trả lời phỏng vấn, một nhà báo để cellphone reo chuông, lập tức bị Putin đuổi ra ngoài. Nếu ở một ngày đẹp giời, người thực hành Judo nhuần nhuyễn như TT Nga, lấy nhu thắng cương, sẽ không hành xử lỗ mãng như thế.

Nhớ vị sếp của tôi về vườn năm xưa, cáu giận với nhân viên trong cuộc họp, cuối cùng đã ra đi. Đuổi một nhà báo vì cellphone rung chuông, ở tầm một tổng thống siêu cường, rất có thể Putin đang stress, lật đật và suy tính tìm việc khác hợp hơn ở Kremlin.

PS. Những “nửa sự thật” của Putin – Năm cái sai của Putin trong trả lời phỏng vấn do tờ Guardian và nhiều nhà báo khác phân tích.

1. The unidentified armed men who took control of Crimea were local self-defence units. Nhóm lính không rõ danh tính chiếm Crimea là dân quân tự vệ. Nhìn súng ống, ăn mặc và kiểu im lặng, đôi lúc văng tiếng Nga thì đã quá rõ. Lực lượng tự vệ Self-defence nói tiếng…Nga :)

2. Western-backed forces carried out the coup – Lực lượng nổi dậy do phương Tây giật dây. Phương Tây tài trợ tiền nhằm lật đổ Yanukovych là có thật, nhưng không đào tạo dân quân nổi dậy. Họ không có tổ chức và tỏ ra vô kỷ luật, dùng mũ bảo hiểm đi xe mô tô và cánh cửa để chống đỡ

3. Protesters in Ukraine were killed by former opposition snipers: Người biểu tình bị giết bới chính những kẻ bắn tỉa của phía biểu tình. Câu chuyện hoang tưởng bởi video ghi lại những kẻ bắn tỉa ngồi ở đâu trên quảng trường Maidan

4. Pro-Europe demonstrators shot and burned former ruling party employees: Người biểu tình theo EU đã bắn và đốt những người của đảng cầm quyền thuộc Yanukovych. Có một người bị chết do bị nhà cháy bởi bom xăng.

5. Yanukovych is the legitimate president of Ukraine: Yanukovych vẫn là tổng thống hợp hiến của Ukraine. Putin cho rằng lãnh đạo trước của Ukraine là những kẻ tồi tệ, không có tương lai chính trị, nhưng dẫu vậy, Yanukovych vẫn là TT hợp pháp.

PS. Entry này kính tặng đại tá Yuli Mamchor, 300 sỹ quan và lính Ukraine đã rất dũng cảm. Họ đối mặt với súng ống bằng tay không. Quân đội như thế nên dân đã đuổi Yanukovych chạy trốn. Quân đội phải vì dân vì nước, không vì tổng thống hay bất kỳ đảng phái nào. 


BLOG QUÊ CHOA
05-03-2014

Nguyễn Mộng Hoài

Những ngày gần đây trên một số trang mạng có nhiều bài viết và tin tức làm cho lão già này giật mình thon thót. Đó là những "hành xử" của "nước bạn" khiến cho mọi người Việt Nam có am hiểu chút ít về lịch sử dân tộc tất thảy đều lo lắng. Quốc gia hữu sự thất phu hữu trách. Tôi có là một kẻ thất phu vẫn cảm thấy có trách nhiệm đối với "vần xoay thời cuộc" ảnh hưởng đến mất còn một dân tộc, mà ngày nay người ta đang tìm mọi cách "nâng sức mạnh phần mềm" và "đứng trơ mắt ếch" nhìn người ta gậm nhấp từng phấn đất đai sông biển của ta mà vẫn ngây thơ tin vào "cái tình hữu nghị lâu đời" họ thường rêu rao.

Lịch sử xa xưa thì không dám đề cập mà chỉ nhớ hồi còn bé xíu đi học lớp Đồng Ấu, cô giáo Thu đã nói về Hai Bà Trưng. Chắc chắn Việt Nam thời Hai Bà Trưng không như bây giờ cả về lãnh thổ lẫn quy mô dân số. Hai người đàn bà xuất thân từ "quan lại" (Lạc hầu Lạc tướng) mà đã tổ chức cuộc khởi nghĩa thành công mà nguyên nhân chính là hai bà đã tập hợp được sức mạnh nhân dân. Chính sức mạnh ấy đã làm nên chiến thắng của Hai Bà, được ghi mốc son trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

Một nước nhỏ và yếu bên cạnh một "anh bạn khổng lồ" lắm mưu nhiều kế, không từ một thủ đoạn thâm độc nào, lúc nào cũng lăm le "nuốt chửng" nước ta, thì "mọi sự bang giao hữu nghị" "sức mạnh mềm" đều tỏ ra vô nghĩa. Một con lợn con đứng trước một con hổ (mặc dù là hổ giấy) phải đối phó ra làm sao đây. Con lợn con có dám bắt tay con hổ hung ác không? Phải có trí khôn như bác thợ cày lập mưu giấu "trí khôn" ở nhà, phải đồng ý cho bác ta trói chặt chú hổ hung dữ vào một gốc cây, rồi về nhà lấy "trí khôn" ra cho bác hổ xem...Câu chuyện kết thúc thế nào, mọi người đã rõ, và các cậu các cô học sinh tiểu học đã rõ.

Tin cho hay, nhiều vùng đất biên giới phía bắc, mặc dù đã được cắm mốc, song vẫn bị "anh bạn" lấn sâu vào phía lãnh thổ Việt Nam. Việc này sờ sờ ra trước mắt, dân có mù đâu mà không hay biết ? Mảnh đất kiên cường trong chống Mỹ, cứu nước vừa qua ở miền Trung, tiêu biểu là Hà Tĩnh và Quảng Trị đã và đang chứng kiến "văn hóa phương Bắc" tìm mọi cách "đồng hóa" dân miền Trung, nhất là ở huyện Kỳ Anh Hà Tĩnh. 

Nhiều người đã phân tích "cái bàn đạp" miền Trung này không khéo trở thành cái bàn đạp xâm lược, chia cắt hai miền Nam Bắc nước ta. Có đến 90% doanh nghiệp lớn nhỏ có vốn đầu tư, có người làm việc của "anh bạn bốn tốt", trong đó có 60% những doanh nghiệp lớn do họ quản lý, khai thác, không chế và đã bắt đầu "làm mưa làm gió". . Đất của mình, sông núi của mình, tức là nhà của mình mà muốn tự do ra vào cũng không được, thế có nghĩa là nhiều vùng đất Hà Tinh, Quảng Trị đã là "tô giới" của họ rồi. Dân Việt Nam thử nghĩ coi, đau không ?

 Xưa nay ta nghèo, ta "đánh Mỹ đến cái lai quần cũng đánh" nhưng là ta đánh cho ta, ta đánh để giành lại độc lập tự do cho ta, bảo vệ non sông đất nước ta. Còn bây giờ, họ ngang nhiên dựa vào cái gật đầu bắt buộc (hoặc tự nguyên) của một số người chóp bu, họ chiếm đất ta. Từ đất họ chiếm biển, từ biển họ chiếm đất. Và từ trên không, họ quy định "vùng phòng không" nói toạc ra là họ đang chiếm cả vùng trời của ta. Như thế, không gọi là "xâm lược" thì còn gọi là gì ?

Họ biết thừa nếu huy động hàng triệu quân với binh hùng tướng mạnh, vũ khí tối tân ào ạt đánh chiếm nước ta thì bài học tháng 2-1979 còn nóng hổi. Một thời, thế giới này có ai mạnh như Mỹ. Vậy mà đến Việt Nam vẫn phải cuốn cờ. Trong lịch sử, có ai mạnh như quân Nguyên Mông, vẫn bị Trần Hưng Đao và quan quân Nhà Trần vùi sâu xuống sông Bạch Đằng. Bài học xa trong quá khứ cũng như bài học gần chỉ cách đây 35 năm, đã chỉ ra, người Việt Nam muốn có độc lập tự do, hòa bình thống nhất, xây dựng đất nước giầu mạnh thì chỉ có một con đường kiên quyết chiến đấu bằng chính sức mạnh của dân mình, lý tưởng chính nghĩa, được nhân dân thế giới ủng hộ, mới có thể bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ yêu thương. Bất kỳ một lời ve vãn nào, một thủ đoạn gian xảo nào, một đe dọa nào và loại tiền bạc nào cũng không thể lung lạc ý chí chống xâm lược của nhân dân Việt Nam. Đây không phải là những khẩu hiệu mà những người cầm quyền hiện nay hay hô to, mà là một thực tế xương máu.

Đất biên giới bị lấn chiếm, đất nội địa của ta bị Tàu lập làng và rồi sinh con để cái. Một số gái Việt Nam chạy theo đồng tiền làm vợ người Tàu, làm cái cầu cho họ "sang xâm lược nước ta" Và bắt đầu có những vụ người Tàu giết hại trẻ em ở Lạng Sơn (hai thanh niên Tàu cứa cổ đến chết một bé trai ngây thơ 10 tuổi)...và sẽ còn những gì nữa đây?

 Còn các loại chất độc được "tiềm ẩn" trong từng cái tăm, đôi đũa, quả cam, cái kẹo, đồ chơi trẻ em, cái đèn lồng, đôi dép nhựa, cái đĩa sứ đựng thức ăn...bán như cho, khắp các gia đình Việt nam đều có để dùng. Họ đang giết chết dân tộc Việt nam bằng thứ văn hóa độc hại, bằng các loại hóa chất, bằng các chất gây ung thư trong đồ dùng hằng ngày, rồi đến một ngày nào đó, từ "thành phố Tam Sa" họ cho tàu chiến, cho đại bác, tên lửa tầm xa...nã vào miền Trung, miền Nam và miền Bắc Việt Nam. Liệu đến lúc ấy, ta có thể chiến đấu với họ bằng "bốn tốt và 16 chữ vàng" được không?

Cuộc chiến tranh biên giới tháng 2-1979 (còn kéo dài đến gần 10 năm sau), năm 2009, kỷ niệm 30 năm, họ cho cả nước họ làm rùm beng khuếch trương "chiến thắng" trong khi họ phải "ôm đầu máu" rút chạy về bên kia biên giới. Và nay, sau cái hội nghị Thành Đô, "khôi phục quan hệ láng giếng hữu nghị", họ rỉ tai người nào đó hai bên đều không tổ chức kỷ niệm. Thế là sao? 60.000 đồng bào và chiến sĩ ta hi sinh trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc mình mà mình không có một nén nhang thắp kỷ niệm. Ôi có lẽ không có cái nhục nào bằng cái nhục này!

Cho nên, bằng thực tế diễn biến của cuộc sống, chúng ta suy nghĩ về tai họa mất nước vào tay xâm lược phương Bắc là nguy cơ càng ngày càng rõ, là mối họa càng ngày càng đậm nét, mà nói cách nào đi chăng nữa, đó vẫn là mối hiểm họa lớn nhất đói với dân tộc ta. Nếu muốn loại bỏ hiểm họa này, thì phía anh bạn láng giếng hãy chứng tỏ bằng hành động : xóa bỏ tư tưởng và chủ nghĩa bành trường không chỉ đối với Việt Nam, tôn trong luật pháp quốc tế và thi hành luật về Biển Đông, tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các nước hiện đang có tranh chấp biển đảo đối vơi Trung Hoa, trao trả vô điều kiện quần đào Hoàng Sa và một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, vào Việt Nam đầu tư phát triển kinh tế theo đúng luật đầu tư của Việt Nam và chủ quyền Việt Nam.

Nếu thiện chí, Trung Quốc hãy làm đi...Nếu cứ "vòng vo" lươn lẹo mãi, chỉ có thể đánh lừa được người chưa ra khỏi bụng me!


BLOG NGƯỜI BUÔN GIÓ 
Thứ Hai, ngày 03 tháng 3 năm 2014

Có lẽ vụ án nhà báo Trương Duy Nhất là một trong những vụ án tiêu biểu về quyền tự do ngôn luận bị đàn áp dưới con mắt quốc tế.

Trong toàn văn bản cáo trạng nêu ra chứng cứ là 12 bài viết của Trương Duy Nhất có nội dung nói xấu Đảng, Chính Phủ, Nhà Nước, Quốc Hội. Làm mất niềm tin của nhân dân vào đảng, chính phủ, nhà nước, quốc hội.

Trước khi đi đến nhận định xấu, người ta thường đưa ra những phân tích. Những phân tích của Trương Duy Nhất bị cáo trạng gọi là xuyên tạc. Chắc chắn tòa án sẽ không đi vào tranh luận những phân tích ấy của Trương Duy Nhất là đúng ở điểm nào hay sai ở điểm nào. Nếu tòa án không tranh luận ở những điểm này để  làm rõ những phân tích của Trương Duy Nhất là đúng hay sai, thì đương nhiên đây là một phiên tòa không khách quan. 

Hài hước nhất là tội bôi nhọ, hạ thấp uy tính lãnh đạo. Lãnh đạo là một con người, hành động có lúc thế này, lúc thế kia. Nếu lãnh đạo nào cũng tài giỏi thì hẳn đất nước không bị xâm phạm chủ quyền biển đảo, không có hàng chục nghìn doanh nghiệp phá sản, giải thể, không có những tập đoàn đổ nợ, không có lạm phát và cảnh đâm chém, cướp giết, hiếp và tắc đường, sập cầu, tai nạn giao thông . Rồi còn tỉ vấn nạn như giáo dục, y tế, vệ sinh thực phẩm, môi trường, văn hóa.

Gần 70 năm thành lập nhà nước này, từ lãnh tụ đến lãnh đạo nào cũng tài giỏi cả, mà hiện trạng đất nước như bây giờ chắc chỉ nên nói xấu dân, hạ uy tín dân, bôi nhọ dân thì may chăng không sao.?

Lãnh đạo là những con người đảm trách công việc trong các bộ máy đảng, chính phủ, nhà nước, quốc hội. Đương nhiên thực tế đất nước như nào thì các bộ máy này được hưởng lời khen chê tương xứng.

Có những thứ họ làm tốt, cái này đã có 700 tờ báo khen rồi. 700 tờ báo này có bao giờ thấy chê các vị lãnh đạo và các bộ máy trên đâu?. Chỉ toàn khen và khen. Vậy thì khi thực trạng đất nước thế nào ? Người dân có  chịu hậu quả hoặc nhìn thấy bằng mắt, bằng tai chưa được. Phải có người chê là điều tất nhiên. 

Tại sao người chê lại bị khép vào tội hạ thấp uy tín lãnh đạo và các bộ máy như đảng, chính phủ, quốc hội, nhà nước.?

Một phiên tòa như thế này nếu đem ra xử thì đúng là một bước thụt lùi về tiến bộ nhân quyền.

Đang trong khi vừa gia nhập thành viên hội đồng nhân quyền LHQ, đang cố gắng hòa nhập với thế giới. Lẽ nào một phiên tòa xử một vụ án mà tính đặc trưng của quyền tự do ngôn luận rất rõ ràng lại được diễn ra không được minh bạch như quan sát viên độc lập,không tranh luận sòng phẳng,không tạo điều kiện cho luật sư tiếp xúc hồ sơ và thủ tục phiên tòa.

Đem xử đã là bất lợi, xử mà không công bằng, công khai lại càng bất lợi. Kết án nặng lại càng bất lợi.

Trương Duy Nhất bị khép vào khoản 2 điều 258. Điều mà khung hình phạt từ 2 đến 7 năm.

Nếu ngày mai phiên tòa kêu mức án dưới 2 năm, tức dưới khung hình phạt thì còn là một điều khiến dư luận chưa nghiêng về phía hoài nghi có thế lực nào đang cố đẩy Việt Nam xa khỏi sự hòa nhập quốc tế.

Còn từ 3 năm trở nên. Thì đó là một sự cay đắng. Sự kêu gọi '' thay đổi '' trong bài viết đầu năm của thủ tướng không hề còn lại dấu ấn nào. Việt Nam không thay đổi gì hết về quyền con người, quyền tự do ngôn luận, Việt Nam sẽ thụt lùi và cô lập với thế giới. 

Và khi tự cô lập mình, chắc chỉ có anh bạn 16 chữ vàng là vui mừng mở vòng tay đón nhận.

Đấy mới là điều đáng sợ.


BLOG HIỆU MINH

Người biểu tình của mùa Xuân Arab đã giải thích tại sao họ đổ ra đường “People are talking to their governments on 21st century technology, governments are listening on 20th century technology, and responding with 19th century ideas. – Dân chúng nói chuyện với chính quyền bằng công nghệ thế kỷ 21, chính quyền nghe họ bằng công nghệ thế kỷ 20 và trả lời dân chúng bằng tư tưởng của thế kỷ 19”

Cộng đồng quốc tế nhìn nhận nhân quyền Việt Nam như thế nào?

VOA cho hay, ngày 27-2-2014, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã công bố một phúc trình thường niên, tổng kết tình hình nhân quyền thế giới năm 2013, trong đó nêu ra nhiều trường hợp vi phạm nhân quyền ở Việt Nam với các ví dụ cụ thể.

Báo cáo dài 46 trang nói rằng, Việt Nam vẫn là một quốc gia ‘độc đoán’, ‘độc đảng’ và lực lượng an ninh do nhà nước kiểm soát ‘đã gây ra các vi phạm nhân quyền’.

Chính quyền “giới hạn chặt chẽ quyền tự do chính trị của công dân, đặc biệt là quyền được thay đổi chính phủ; tăng cường các biện pháp giới hạn các quyền tự do dân sự của công dân và có tình trạng tham nhũng trong hệ thống tư pháp và công an’.

Họ còn “Hạn chế quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và đàn áp những tiếng nói bất đồng, ngoài ra còn ngày càng tăng cường hạn chế quyền tự do internet.”

Phản hồi của Việt Nam

Tuy nhiên, ông Lê Hải Bình, phát ngôn viên của BNG, nói: “Một số nhận định về Việt Nam nêu trong Báo cáo nhân quyền của Bộ Ngoại giao Mỹ năm 2013 đã dựa trên những thông tin thiếu chính xác, không phản ánh thực tế khách quan về tình hình quyền con người ở Việt Nam.”

“Trên tinh thần thẳng thắn và xây dựng, Việt Nam luôn sẵn sàng đối thoại với các nước còn có những quan điểm khác biệt với Việt Nam trong lĩnh vực quyền con người, trong đó có Mỹ.”

Ông Bình nói thông qua đối thoại, Hà Nội hy vọng Hoa Kỳ sẽ “tăng cường hiểu biết, thu hẹp sự khác biệt, qua đó nâng cao tính xác thực và khách quan trong những đánh giá về tình hình quyền con người ở Việt Nam”.

Ông được dẫn lời khẳng định nhân quyền “là trọng tâm trong các chính sách phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam” và cho biết “những nỗ lực của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận” tại phiên Kiểm điểm Nhân quyền Phổ quát Định kỳ (UPR) hồi đầu tháng Hai vừa qua.

Còn nhớ tại phiên xem xét định kỳ về nhân quyền UPR 2014 tháng Hai vừa qua, một số nước thành viên LHQ đã kêu gọi Việt Nam chấm dứt sử dụng Điều 258 để trừng phạt những người chỉ bày tỏ ý kiến một cách hòa bình.

Tin BBC VN cho hay, một ngày trước phiên xử, tổ chức nhân quyền Human Rights Watch (HRW) kêu gọi trả tự do ngay cho anh Trương Duy Nhất.

Trăm nghe không bằng một thấy

Qua rất nhiều phiên tòa xử các nhân vật bất đồng chính kiến, phía Việt Nam luôn chứng minh cho thế giới biết, thế nào là nhân quyền mang đặc trưng Việt Nam.

Để tìm hiểu một cách chính xác và để cộng đồng quốc tế ghi nhận, phía Việt Nam nên mời báo giới quốc tế đến dự phiên tòa xử blogger Trương Duy Nhất vào ngày mai (4-3-2014) bị buộc tội vi phạm điều 258.

Theo cáo trạng, anh Trương Duy Nhất sẽ bị liệt vào tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” (Điều 258 BLHS).

Cáo trạng nhắc đến 11 bài viết đăng trên blog của anh Trương Duy Nhất “có nội dung không đúng sự thật, xuyên tạc, bôi nhọ xâm phạm nghiêm trọng đến các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, làm giảm uy tín, mất lòng tin của Nhân dân đối với các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức xã hội và công dân.”

“Chấm điểm Thủ tướng”, “Chấm điểm Bộ tứ nguyên thủ”, “Chất lượng Chính phủ; quá tệ”, “Tổng Bí thư và Chủ tịch nước nên ra đi”, và “Bỏ phiếu cùng Quốc hội” là một số bài nhậy cảm theo quan niệm của nhà cầm quyền.

Xã hội muốn phát triển, cần có kênh đối thoại nhiều chiều giữa công dân và chính phủ. Trong thế giới internet, ngoài báo chí, truyền thông, thì blog, facebook, twitter là những công cụ IT hiện đại giúp công dân bày tỏ chính kiến của mình một cách hòa bình.

Lỗi duy nhất của Trương Duy Nhất: dám có góc nhìn khác của thế giới IT soi vào thể chế mang đậm màu sắc phong kiến.

Có nên quay lại thời phong kiến để sống với thời đại công nghệ thế kỷ 21?

Không được động chạm đến lãnh đạo, đến đảng và nhà nước, đó là cách mà vua quan cách đây 2 thế kỷ đối xử với dân. Thế kỷ 21 không có chỗ đứng cho chế độ thối nát phong kiến mà chính những người cộng sản kêu gọi xóa bỏ trong cách mạng tháng 8.

Trong buổi nói chuyện tại WB mới đây, bà Madeleine Albright kể về những người biểu tình trên quảng trường Tahrir (Cairo) giải thích tại sao họ biểu tình phản đối chính phủ “People are talking to their governments on 21st century technology, governments are listening on 20th century technology, and responding with 19th century ideas. – Dân chúng nói chuyện với chính quyền bằng công nghệ thế kỷ 21, chính quyền nghe họ bằng công nghệ thế kỷ 20 và trả lời dân chúng bằng ý tưởng của thế kỷ 19”.

Rất có thể tòa án Đà Nẵng xử anh Trương Duy Nhất ngày mai không nghĩ được rằng, chẳng có ai trên thế giới so sánh việc xử tù blogger với cách hành xử của vua quan phong kiến lạc hậu từ  thế kỷ 19 nhằm cân bằng quyền lực công nghệ tiên tiến của thế kỷ 21.


BLOG MẸ NẤM

Là một người đã từng bị bắt giữ vì điều 258 Bộ luật Hình sự, "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân", tôi đặc biệt quan tâm đến phiên xét xử blogger Trương Duy Nhất.

Với cáo trạng đã nêu ông Trương Duy Nhất đăng tải 11 bài viết của bản thân và 1 bài viết của người khác làm "giảm uy tín, mất lòng tin của nhân dân đối với cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức, xã hội và công dân" dễ dàng khiến người ta liên tưởng đến hình ảnh của những người bất đồng chính kiến khác đã bị chụp mũ và bị tống giam bởi điều 88 và điều 79 BLHS.

Khác ở đây là ông Nhất đã từng là đảng viên, là người trong hệ thống truyền thông được xem như công cụ tuyên truyền của đảng Cộng sản. Ông Nhất không thể là một tên “phản động” như những gì mà hệ thống chính trị trước đây đã tô vẽ để bắt giam những người không phải là đảng viên.

Câu hỏi đặt ra nghiêm túc cho tất cả những người đã đọc blog Trương Duy Nhất, đặc biệt là 11 bài viết trong cáo trạng đã nêu là liệu ông Nhất có được quyền nói những điều mình nghĩ và chia sẻ nó với người khác bằng Internet hay không?

Người ta đặt ra nhiều giả thuyết về việc ông Nhất bị bắt giam, tôi không quan tâm đến điều đó. Cái tôi quan tâm là ông Nhất đã “mở miệng” và ông bị “bịt miệng” một cách thô bạo.

Có mặt tại phiên xử blogger Trương Duy Nhất tại Toà án nhân dân Thành phố Đà Nẵng hôm ngày 4/03/2014, chứng kiến cảnh công an phân bổ lực lượng để canh gác và theo dõi những người có ý muốn tham gia phiên toà công khai này tôi nhận thấy một điều ở đất nước này, họ sợ những con người “mở miệng” và sợ phải thấy sự ủng hộ công khai những người ấy.

Trương Duy Nhất không phải là một nhà hoạt động, toàn bộ những hoạt động của ông bị kết tội đều diễn ra trên mạng xã hội, vì vậy, ngoài những người thân mong ngóng được thấy ông trước phiên toà để động viên tinh thần còn có bạn bè ông, những văn nghệ sỹ, những nhà báo, và nhiều blogger khác có mặt trước cổng toà.

Tôi nghĩ, họ đến, không phải chỉ vì cá nhân Trương Duy Nhất, mà còn là để khẳng định chính kiến của mình.

Họ đến để bảo vệ quyền lên tiếng của mình dù biết sẽ bị bao vây giữa lực lượng an ninh thường phục với đủ máy móc thiết bị ghi hình.

Họ dừng xe dăm ba phút để hướng về cổng toà không chỉ vì Trương Duy Nhất, mà còn để chứng kiến cảnh dàn binh bố trận của những người cầm quyền sẵn sàng bịt miệng người khác.

Họ cần thấy điều mà những khác mở miệng đã trả giá cho tự do ngôn luận.

Và quan trọng hơn hết là họ cần biết có rất nhiều người đã bước ra khỏi sự sợ hãi ngày hôm qua.

Quan sát và chia sẻ với vài người thân của blogger Trương Duy Nhất tôi biết gánh nặng cơm áo gạo tiền vẫn còn là áp lực cuộc sống với những người có lien quan đến anh. Tôi muốn xiết chặt tay chị Phượng, vợ anh Nhất, chỉ để nói rằng tôi khâm phục chị, và tôi đã đến theo lời mời tham dự phiên toà công khai của chị dù chỉ được đứng ở ngoài.

Trương Duy Nhất không hề cô đơn, khi người thân anh chờ đợi từ sáng sớm đến trưa chỉ để hét lên: “Nhất ơi, can đảm lên con”.

Anh không hề đơn độc khi có một người vợ luôn tin tưởng vào việc chồng mình làm.

Và anh sẽ không lẻ loi khi bạn bè tin rằng anh có quyền được nói điều mình nghĩ.

Tôi đã thấy nhiều người bước ra khỏi sự sợ hãi, để nói điều mình nghĩ qua phiên toà xử Trương Duy Nhất.

Tôi đã thấy nhiều người ngập ngừng muốn tìm hiểu và thấy phân vân với cách nhà cầm quyền sử dụng lực lượng canh gác phiên toà.

Hôm nay người ta có thể kết án Trương Duy Nhất một cách tuỳ tiện bằng bản án 2 năm tù và Chúng Ta im lặng, thì ngày mai hay ngày kia, mức án ấy có thể tăng lên bởi đã thành tiền lệ, thành thói quen.

Trương Duy Nhất cương quyết khẳng định mình vô tội trước toà để bảo vệ quyền được nói của mình.

Và tôi hy vọng được thấy tập hợp những người không sợ hãi ngày càng đông hơn để bảo vệ quyền của chính mình.


BLOG BÙI TÍN

Theo báo Pháp Luật online giữa tháng 2/2014, ngày 7/2 tại quận Bến Lức, tỉnh Long An, đã xảy ra một vụ vi phạm luật pháp rất kỳ quái: một số nhân viên công an thuộc đơn vị Cảnh sát 113 dùng gậy cứng, xích sắt, roi, đánh đập một thanh niên 24 tuổi đang cùng bạn ngồi uống nước trong một quán nhỏ. Sau khi dùng điện tra tấn, nhóm 4 nhân viên cảnh sát này đã dùng ớt cay sát vào mắt và vào hạ bộ của anh thanh niên, làm anh này gần như phát điên, la hét rồi ngất lịm đi.

Phóng viên Mai Long của báo Pháp luật về tận nơi để tìm hiểu, chụp ảnh và viết bài về vụ việc này, đã gặp anh thanh niên Huỳnh Thế Anh vừa ở bệnh viện được đưa về nhà, mình mẩy thâm tím, mất ăn mất ngủ liền 2 ngày. Nhà báo này cũng gặp bà mẹ anh Huỳnh Thế Anh là bà Trần Thị Trên, 56 tuổi, trong tình trạng ốm yếu, hoang mang trước cảnh con trai đang thất nghiệp, lại bị 4 nhân viên cảnh sát hành hung tàn bạo một cách vô cớ.

Chuyện xảy ra có thể tóm tắt như sau. Một cuộc va chạm xảy ra giữa một xe tải và một xe gắn máy, trở thành một cuộc chửi bới nhau ồn ào một hồi tại một phố nhỏ giữa thanh niên địa phương và người lái xe. Tan cuộc cãi vã một tốp Cảnh sát 113 mới đến. Nhóm thanh niên tản đi, chỉ còn anh Huỳnh Thế Anh ngồi lại trong quán, tự nghĩ rằng mình không có liên quan gì đến vụ ồn ào vừa qua. Thế rồi anh bị trói tay, giải đến trụ sở công an xã Hữu Thạnh gần đó và tại đây 4 nhân viên cảnh sát mặc sắc phục đóng kín cửa, hỏi cung anh một cách tàn bạo, thay phiên nhau đấm đá, đánh anh bằng gậy, xích sắt, và gí điện gí vào các đầu ngón tay, ngón chân anh, mặc cho anh la hét, ngất lịm đi nhiều lần. Họ không cho anh ăn uống, còn lấy ớt bột loại cực cay xát vào mắt anh cho sưng vù lên rồi đè anh xát ớt cay vào hạ bộ của anh cho đến khi anh bất tỉnh.

Đêm đó, họ giải anh lên công an huyện Bến Lức tiếp tục hành hạ tra tấn anh. Hôm sau, bố mẹ anh phải lên nhận anh, đưa vào bệnh viện để khám và được chữa trị khẩn cấp rồi họ cho về nhà vì không còn chỗ.

Khi gia đình hỏi, cơ quan công an huyện kết luận rằng anh Anh ‘’được trở về gia đình, không có tội lỗi gì ‘’, nhưng không hề giải thích vì sao anh lại ở trong tình trạng thê thảm như vậy. Họ cố tình bênh che, xí xóa vụ phạm pháp ‘’tra tấn một cách tàn bạo độc ác một công dân lương thiện ‘’, gây ra bởi 4 nhân viên cảnh sát thuộc đơn vị Cảnh sát 113 , là đơn vị cảnh sát đặc biệt, có nhiệm vụ thường trực can thiệp khẩn cấp, 24/24 giờ, qua số điện thoại 113, giữ gìn trật tự an ninh xã hội, bảo vệ an toàn cho mọi công dân có nguy cơ bị bức hại.

Gia đình anh Anh đã gửi đơn khiếu nại gần một tháng nay nhưng không thấy một hồi âm nào. Bài báo của báo Pháp luật cũng rơi vào câm lặng.

Vụ khủng bố, tra tấn công dân một cách độc ác bởi những nhân viên cảnh sát mặc sắc phục này không thể coi là việc nhỏ, lặt vặt, không đáng kể do không có ai chết, để bị chìm vào im lặng, vào sự vô cảm của nhân dân ta và của toàn thế giới văn minh.

Không thể lờ đi, cho qua được!

Bởi vì Việt Nam vừa được vào Hội Đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc. Bởi vì chính phủ VN vừa cam kết sẽ thực thi và thúc đẩy nhân quyền với công dân nước mình với toàn thế giới. Hơn nữa, bởi vì Việt Nam cũng đã tuyên bố tham gia Công ước chống tra tấn dưới mọi hình thức.

Vậy mà một đơn vị của Cảnh sát 113 trực thuộc Tổng cục Cảnh sát Phòng chống Tội phạm trong Bộ Công An đã bất chấp luật pháp, bất chấp nghĩa vụ bảo vệ công dân trong cơn khẩn cấp, đã ngang nhiên tùy hứng đánh đập tra tấn một công dân như dưới thời trung cổ.

Vậy mà cả Bộ Công an, cả Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm với hơn 30 viên tướng vẫn bất động, vô cảm, coi là chuyện không đáng kể. Cả gần 500 đại biểu Quốc hội, kể cả đoàn đại biểu của tỉnh Long An, cũng im hơi lặng tiếng.

Cám ơn báo mạng Dân Làm Báo và Diễn Đàn Chân trời mới đã đưa bài báo và ảnh của nhà báo Mai Long viết về hoạn nạn của anh Huỳnh Thế Anh phổ biến rộng. Bố và mẹ anh đang bị các bệnh hiểm nghèo, bản thân anh đang thất nghiệp không có chỗ dựa, nay bị ê ẩm toàn thân, lưng bị nhức, hạ bộ bị sưng tấy, rất cần được hỗ trợ . Anh vẫn ghi nhớ lời hăm dọa của một nhân viên cảnh sát: «Tao đánh cho mày mang tật cả đời '’.

Rất mong Xã hội Dân sự đang lớn lên trong xã hội Việt Nam cũng như các nhà báo, blogger tự do sẽ không bỏ qua vụ ‘tra tấn độc ác bằng điện và bằng ớt cực cay» rất kỳ quái này, phổ biến rộng rãi ra thế giới, cho các tổ chức bảo vệ Nhân quyền quốc tế bài viết kèm theo ảnh của nhà báo Mai Long, hỗ trợ mạnh mẽ cho anh Huỳnh Thế Anh và bà Trần Thị Trên ở Long An, cảnh tỉnh một nhà nước bệnh hoạn, bảo vệ cuộc sống của những công dân lương thiện nhưng thấp cổ bé miệng trước một bộ máy công an đã hoàn toàn hư đốn này.