Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

Ghé thăm các Blogs: 31/03/2014


FACEBOOK NGUYỄN HƯNG QUỐC

Trong khi chính phủ lâm thời ở Ukraine cũng như Mỹ và các quốc gia Tây phương chưa biết cách nào để đối xử với âm mưu bành trướng thô bạo của Nga, giới phụ nữ Ukraine hình như đã biết ngay là mình sẽ và nên làm gì: Tuyên bố cấm vận về tình dục đối với bọn đàn ông Nga. 

Hà Văn Thịnh - Có thể cười sau khi tra tấn đến chết người dân sao?


Nền “dân chủ” của ta hiện nay có không ít những phiên tòa diễn ra như những vở kịch rẻ hề! Trắng trợn và tàn nhẫn đến mức người dân chỉ còn biết cúi mặt khóc ròng trong đớn đau, nhục nhã.

Lê Diễn Đức - Ba phiên toà, ba nụ cười đểu cáng


Nụ cười là phản ánh tâm trạng của con người, mang lại niềm vui và là sự ban tặng cho đời, nhưng cũng có những nụ cười không thể nào lý giải được, vì nó được thể hiện trong những hoàn cảnh bi kịch, tương phản.

Alan Phan - Nghèo Là Một Cái Tội

Hình: internet
Một bạn để ý là tôi có nhiều sách về những câu châm ngôn phát đi từ các danh nhân và triết gia trong tủ sách. Được hỏi câu nào mang nhiều ý nghĩa nhất, tôi buột miệng theo tiềm thức, “Nghèo là một cái tội.” Trước khi ném đá và giương cao ngọn cờ “đấu tranh giai cấp”, xin các bạn cho ông già này giải thích.

Thư Hiên - Kỳ án Nhã Thuyên


Mấy tuần qua, dư luận cộng đồng mạng rúng động bởi “kỳ án” Nhã Thuyên. Diễn biến gần đây nhất là sự kiện ngày 27/3, cô Đỗ Thị Đoan bị Trường ĐH Sư phạm Hà Nội mời đến để nhận các quyết định thu hồi bằng và hủy luận văn thạc sĩ nhưng cô từ chối không nhận các quyết định này. Trước đó thì PGS TS Nguyễn Thị Bình, người hướng dẫn Nhã Thuyên làm luận văn này không được kéo dài thời gian làm việc dù luật định cho phép.

Huy Phương - 'Hội chứng Việt Nam'

Hình: Nick Út/AP
Nhan đề “Ngậm Ngùi Tháng Tư” trên bìa cuốn sách của tôi, đã khiến cho một người bạn, khi cầm cuốn sách này trong tay, đã nói thẳng với tôi: “Tôi không hiểu vì sao mấy ông cứ tiếc nuối dĩ vãng, mà không đoạn tuyệt nó đi để sống với hiện tại. Cái này là cái người ta nói là 'hội chứng Việt Nam' (hay hội chứng chiến tranh Việt Nam).”

Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

Đoàn Viết Hoạt - Tiếp Cận Tây Phương: Nhật Bản, Trung Hoa và Việt Nam

Hình: Minh Huyen Nguyen
Sau gần hai thế kỷ thực hiện cuộc cách mạng kỹ nghệ lần thứ nhất, từ khoảng 1760 đến giữa thế kỷ 19, với sự ra đời của máy chạy bằng hơi nước, các nước Âu-Mỹ đã nhanh chóng trở nên hùng mạnh và thịnh vượng vượt bực. Cuối thế kỷ 19, điện năng được chế tạo và sử dụng trong công nghiệp, đưa các nước Âu châu vào giai đoạn công nghiệp hóa lần thứ hai. Với lực lượng hải quân trang bị vũ khí mạnh cùng với các đội thương thuyền lớn vượt đại dương mang hàng hóa đến khắp nơi trên thế giới, giữa thế kỷ 19, các nước Tây phương đã tràn đến Á châu chiếm đóng nhiều nước làm thuộc địa. Trong bài này chúng tôi sẽ điểm qua chính sách đối phó với Tây phương của 2 nước Nhật Bản và Trung Hoa, và đối chiếu với chính sách của Việt Nam.

TS. Kiều Tiến Dũng - Khoa Học Phương Tây và Triết Học Phương Đông: Thực Thể và Vô Tự Tính

John Bell (1928-1990). Nguồn: betterprojects.net
Cho dù tương lai của cá nhân mình ra sao, ta không thể không cố sức trong hiện tại. Cho dù thất bại hay thành công, ta không thể không góp gió cùng với dân tộc.

Trần Mộng Tú - Cell-Phone

                                                                      

- Gửi chị Nga

Sau đám tang, họ hàng bạn bè ở xa, ở gần, đã từ giã ra về hết. Người đàn bà bắt đầu thu dọn lại căn nhà mình. Ngôi nhà bây giờ chỉ còn lại một người. Chị không biết mình sẽ ở lại trong ngôi nhà này, hay chị sẽ dọn về với con.

Trần Mộng Tú - Câu Hỏi



(Gửi người vừa nằm xuống THC)

Khi anh về phương ấy
có gặp mẹ gặp cha
gặp người em chết trẻ
những bạn hữu chia xa

Võ Phiến - Giã Từ (1)

Hình: internet
– Ủa! rồi ông bạn chuyến này i thiệt sao?

“Ông bạn” được săn sóc hỏi han đó là tôi. Lần này tôi đi thật. Vì vậy mà không vội vàng trả lời, tôi thong thả thưởng thức sự quan trọng của mình.

Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2014

Ngô Nhân Dụng - Putin thắng một thua ba

Hình: internet
Ngày hôm qua, cả Tòa Bạch Ốc lẫn Ðiện Kremlin đều nhanh chóng loan tin Tổng Thống Nga Vladimir Putin đã điện thoại cho Tổng Thống Mỹ Barack Obama và hai bên đồng ý sẽ cho ngoại trưởng hai nước gặp nhau thảo luận chuyện Ukraine.

Tạ Chí Ðại Trường - Những vòng kim cô của nền Sử học Việt Nam

Nhà sử học Tạ Chí Ðại Trường (Hình: Uyên Nguyên)
Lời Tòa Soạn DĐTK: Nhà sử học Tạ Chí Đại Trường hiện cư ngụ tại miền Nam California vừa rồi đã được Quỹ Văn Hóa Phan Chu Trinh tại Việt Nam trao giải thưởng hằng năm về công trình văn hóa của ông. Không về nước được để nhận giải thưởng, ông đã viết bài Những Vòng Kim Cô của Nền Sử Học Việt Nam gửi về ban tổ chức để được trình bày trong buổi lễ trao giải. Mời quý độc giả theo dõi bài viết sau đây.

Huy Ðức - Luân Chuyển Cán Bộ và Nhân Sự Cho Đại Hội


Sau một quyết định luân chuyển, 44 vụ trưởng, thứ trưởng... bỗng trở thành phó tỉnh[1]<. Nhiều người trong đó sau Đại hội sẽ lại ra Hà Nội làm Bộ trưởng, vào Trung ương. "Luân chuyển cán bộ" là một giải pháp được Hội nghị Trung ương Ba, khóa VIII (6-1997), đặt ra. Nhưng phải tới Hội nghị Trung ương Sáu (lần 2), khóa VIII (1998), mới bắt đầu được Tổng bí thư Lê Khả Phiêu áp dụng.

Song Chi - Khi sự xấu hổ dần trở thành hiếm hoi

HÌnh: internet

Một xã hội thiếu vắng lòng tự trọng

Một cô gái trẻ mới ngoài 20 tuổi, đi du lịch bụi qua nhiều quốc gia, sau đó viết sách kể lại những trải nghiệm của mình, kiếm được kha khá tiền nhuận bút. Tiếc rằng khi cuốn sách ra đời, rất nhiều độc giả nhận ra sự vô lý, cường điệu, dối trá của một số chi tiết. Chưa kể một số việc làm của cô gái tường thuật lại trong sách có thể bị xem như vi phạm pháp luật của nước khác như đi lậu vé, lao động “chui,” nhập cảnh trái phép vào xứ người...

Vương Trí Nhàn: Ba ngày ở Myanmar (3/2013)


Hình: Internet

Những “cái không” mà người VN thấy lạ
Một chút tò mò thúc đẩy tôi muốn sớm đến Yangon: người ta bảo thành phố đó tuyệt đối không có xe gắn máy. Đến đây lại thấy cái chuyện tưởng là kỳ lạ ấy thật ra không có gì phải ngạc nhiên. Cuộc sống các nước nghèo Đông Nam Á lẽ ra nó phải như thế. Xe máy nhộn nhạo cuồng loạn như chúng ta là hiện đại gắng gượng, hiện đại nửa vời, hiện đại giả tạo. Thảm ô tô khá dày nhưng mọi xe đi lại từ tốn, nhìn nhau mà đi chứ không bao giờ phải còi réo với đèn bấm ngậu xị như bên mình. Sau đây là một vài “cái không” khác của Yangon.

Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014

Ghé thăm các Blogs: 28/03/2014


BLOG NGƯỜI BUÔN GIÓ 

Nước Vệ triều nhà Sản năm thứ 69.

Nạn thất nghiệp vẫn không ngừng gia tăng. Các cơ sở làm ăn đều đình trệ, nguời dân sống cầm chừng lay lắt qua ngày.

Từ khi nên ngôi, Vệ Kính Vương cho rằng trăm sự khốn khó ngày nay đều do Bạo và phe cánh gây nên cả. Ngặt vì thế lực Bạo lúc ấy rất lớn, quan quân phủ Chúa nắm mọi quyền binh, điều khiển chính sự. Vương không thể làm gì. Đành phái người sang Tề cầu kiến.

Anne Applebaum - Nga sẽ chẳng bao giờ giống chúng ta

Hình: internet
Phạm Vũ Lửa Hạ dịch

Chúng ta mất 20 năm gắng biến Nga thành một nước phương Tây. Vô ích.

Từng có những giây phút mặn nồng: Bill Clinton và Boris Yeltsin ôm nhau thắm thiết; George W. Bush nhìn vào mắt Vladimir Putin và “hiểu được tâm hồn của ông”; Hillary Clinton nhấn “nút tái khởi động”.[i] Cũng từng có những lúc đắng cay. Thế nhưng ở phương Tây luôn có một luận thuyết phổ biến về Nga trong hơn hai mươi năm độc lập của đất nước này.

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến - Dư Âm Của Những Đám Tang


han Châu Trinh - (9/9/1872 – 24/3/1926)
Nếu đoàn tàu Việt Nam thuở ấy rẽ vào đường rầy Phan Chu Trinh, nhằm hướng xã hội dân chủ như Na Uy, Thuỵ Điển bây giờ thì sao nhỉ?

Sophia Lee thực hiện - “Tham nhũng phân hủy Đảng ở mọi cấp”

Phan Ba dịch


Những người Cộng sản Trung Quốc đang tiến hành chuyển giao quyền lực, thế nhưng nhiều scandal tham nhũng đang làm hỏng thanh danh của họ.

Hiệu Minh - Thanh Kiếm

Hình: internet
Người Việt lên báo Nhật ít có tin vui, dù chủ tịch Sang vừa thăm Nhật Hoàng cũng không làm cho người xứ mình thêm sang trọng hùng dũng.

AFR Dân Nguyễn - Ai trong chúng ta, những gã đàn ông cảm thấy bị chạm nọc?

Hình: internet
Chỉ trong mấy ngày của tháng, đã có tới hai bài viết nói về đàn ông. Một bài của Nguyễn Thị Từ Huy, một của Vũ Thị Phương Anh. Tất nhiên cả hai bài không có từ nào thốt lên “…và anh sẽ là người đàn ông của đời em…”, dù cuộc đời của hai người phụ nữ này đã và đang và sẽ ở bên những người đàn ông của đời họ…

Thứ Năm, 27 tháng 3, 2014

Dạ Thảo Phương - Đàn ông, đàn bà, và thủ tướng (trao đổi với tiến sĩ Từ Huy)

Hình: internet
Đọc bài "Dù là đàn ông hay đàn bà" tiến sĩ Từ Huy phản hồi lại bài "Nhục", tôi mừng quá khi cuối cùng chị cũng đến được cùng quan điểm với tôi là về các vấn đề xã hội thì "không chỉ Đảng và Nhà nước phải chịu trách nhiệm, và tất cả các công dân trên đất nước này đều phải chịu trách nhiệm, dù là nam giới hay nữ giới".

André Menras, Hồ Cương Quyết - Lang thang trên Facebook: mấy điều bộc bạch câu được câu chăng về chuyện hòa giải dân tộc và lòng khoan dung

André Menras, Hồ Cương Quyết
Phạm Toàn dịch

Ôi giời! Cái chuyện hòa giải dân tộc! Với rất nhiều người, đây là cả một chặng đường dài của người chiến sĩ, là nghệ sĩ nhào lộn không có lưới bảo hiểm, là cánh đồng đầy mìn, là nhiệm vụ bất khả thi, là đại ảo tưởng, là viễn cảnh mơ hồ... Với nhiều người khác, đây có thể là một đại nguy cơ hoặc là một cơ hội tột cùng, một âm mưu phải tuyệt đối tránh xa hoặc là một cơ hội phải túm lấy cho riêng mình, là một quyền lực tuột khỏi tay hoặc một quyền lực thu hồi lại được. 

Phạm Chí Dũng/RFA - HR. 4254: Nước cờ thứ hai của thế “triệt buộc”

Dân biểu Ed Royce - Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Hạ viện. - AP
Năm 2014, người Mỹ đối ngoại kiên định hơn so với thái độ không mấy bền vững vào những năm trước. Ngay sau khi đệ trình Dự luật Chế tài nhân quyền Việt Nam với số hiệu HR. 4254 ra Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 14/3/2014, dân biểu Ed Royce - Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Hạ viện - bắt đầu một cuộc vận động không thể nói là vô vọng cho dự luật này. Thậm chí, thông tin bên lề còn cho biết xác suất để Hạ viện Hoa Kỳ thông qua HR. 4254 là rất cao.

Thụy My/RFI - Vi phạm nhân quyền ở Việt Nam : Ai sẽ bị chế tài?

Dân biểu Ed Royce đang nói về tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam - @royce.house.gov
Vừa qua vào ngày 14/03/2014, dân biểu Ed Royce, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ đã đệ trình Dự luật chế tài nhân quyền Việt Nam mang số hiệu HR 4254 ra Quốc hội Hoa Kỳ. Dự luật này dự kiến trừng phạt những quan chức Việt Nam « đồng lõa trong những vụ vi phạm nhân quyền nhắm vào người dân Việt Nam ». Biện pháp trừng phạt gồm những hạn chế về du hành và tài chính.

Nguyễn Hưng Quốc - Gặp gỡ trên facebook

Hình: internet
Cuối cùng, tôi cũng bị mắc lưới facebook.

Nói cuối cùng, vì đã năm bảy năm nay, tôi cố gắng khoanh tay đứng ở ngoài. Kính nhi viễn chi.

Đọc báo, tôi biết không có mạng lưới truyền thông đại chúng nào phát triển nhanh như facebook. Chỉ ra đời mới có 10 năm, đến đầu năm nay, mỗi tháng đã có 1.23 tỉ người, tức một phần sáu dân số thế giới, sử dụng facebook. Riêng ở Mỹ, số người sử dụng facebook lên đến 71% tổng số người trưởng thành.

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI TRONG THÁNG 3


Hoàng Tuấn Phổ - Lê Thánh Tông và hình luật


Bộ luật Hồng Đức được xem là tiến bộ nhất, khoa học nhất của nghìn năm phong kiến nước ta. Các triều vua Lê kế tiếp dẫu ban thêm một số điều có tính bổ sung, về cơ bản vẫn tuân theo hình luật Hồng Đức. Chắc chắn bộ luật Hồng Đức không phải là một “sáng tác” hoàn toàn mới(1).

Nguyễn Trí Dũng - Bố tôi không được đối xử như một con người


Sáng ngày 17 tháng 3 năm 2014, như thường lệ mỗi tháng một lần tôi cùng mẹ đã có mặt trước cổng trại 6 [Nghệ An]. Chỉ một mình tôi được vào cũng như bao lần.

Các chuyên gia nhân quyền Liên Hợp Quốc: Những trường hợp chiếm đoạt đất đai ở Việt Nam cần phải được giải quyết ngay lập tức

Hình: internet
Nguyễn Công Huân chuyển ngữ

GENEVA (26 tháng Ba 2014) – Một nhóm các chuyên gia nhân quyền độc lập của Liên Hiệp Quốc hôm thứ Tư đã kêu gọi Chính quyền Việt Nam can thiệp ngay lập tức đối với một trường hợp cưỡng chế đất đai những gia đình còn lại ở Cồn Dầu, một làng nhỏ nằm ở ngoại vi thành phố Đà Nẵng, miền Trung Việt Nam.

Vũ Hoàng/RFA - Thương mại và Nhân quyền

Ông Grover Joseph Rees, cựu đại sứ Hoa Kỳ đầu tiên tại Đông Timor, nguyên quyền đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc
Trong cuộc vận động về nhân quyền cho Việt Nam trong 2 ngày 26 và 27/3, chủ đề về đàm phán TPP giữa Việt Nam và đối tác Hoa Kỳ một lần nữa được đề cập.

Trần Mạnh Hảo - Chính trị hóa khoa học và văn học để ‘đánh’ Nhã Thuyên là không chính danh


Thạc sĩ văn học Đỗ Thị Thoan ( bút danh Nhã Thuyên), sinh năm 1986, từng là giảng viên khoa văn trường đại học sư phạm Hà Nội ( mới bị đuổi việc) đang cực kỳ nổi tiềng với luận văn thạc sĩ :“Vị trí của kẻ bên lề: Thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa” do PGS.TS Nguyễn Thị Bình, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hướng dẫn” đã được hội đồng các giáo sư phản biện cho điểm tuyệt đối 10/10 vào tháng 11-2010; sau ba năm, nay nhờ nhà phê bình văn học Chu Giang ( Nguyễn Văn Lưu) và GS. Phong Lê và ngót một trăm bài “đánh” khác trên các báo “ lề phải” …mà Nhã Thuyên đường đường chính chính bước vào lịch sử văn học, một mình làm thành hiện tượng kỳ vĩ ngang ngửa với vụ án “ Nhân Văn giai phẩm” ngày xưa.

Viên Linh - Bùi Chát và Nhóm Mở Miệng


Hôm Chủ Nhật, 23 tháng 3, Ðài BBC phần Việt ngữ một mặt đăng bài viết “Bất thường quanh một luận văn,” một mặt phỏng vấn nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên về vụ luận văn cao học về nhóm Thi Ca Mở Miệng được chấm đậu cách đây 3 năm, bỗng nhiên vừa bị xóa bỏ tất cả, không những thế, giáo sư chủ trì còn được lệnh về hưu non 5 năm. 

Nguyễn Hưng Quốc - Vụ án Nhã Thuyên

Nhân vụ nhà văn Nhã Thuyên (Đỗ Thị Thoan) bị tước bằng Thạc sĩ đang làm xôn xao dư luận trong và ngoài nước, tôi xin đăng lại một bài viết trên VOA blog vào giữa năm 2013:

Nhà văn Nhã Thuyên
Suốt mấy tuần vừa qua, trên báo chí trong nước, người ta thấy rộ lên những đợt tấn công nhắm vào luận văn Thạc sĩ của nhà văn Nhã Thuyên (tên thật Đỗ Thị Thoan) một cách ào ạt và dữ dội. Hình như chưa bao giờ, từ năm 1975 đến nay, có một đợt tấn công nào nhắm vào nhà văn được tiến hành với một quy mô rộng lớn và với một mức độ tàn nhẫn đến như vậy.

Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014

Ngô Nhân Dụng - Kinh tế Nga đang xuống dốc

Hình: internet
Lúc đầu chỉ có năm “cường quốc kinh tế” G-5 họp với nhau: Anh, Pháp, Tây Ðức, Hoa Kỳ và Nhật. Các nước Âu châu muốn mời Ý tham dự, Hoa Kỳ đòi phải thêm Canada, nước bạn Bắc Mỹ, cho nên thành Nhóm Bảy Nước G-7. Công chuyện họ thường bàn nhau là làm sao điều hợp chính sách tiền tệ và ngoại thương để không làm thiệt hại lẫn nhau. Năm 1998, họ mời thêm nước Nga, không phải vì kinh tế Nga lớn, mà vì Nga có bom nguyên tử, lại đang cần được khích lệ trên đường tư bản hóa. Từ đó Nhóm Tám Nước G-8 bàn thêm chuyện an ninh thế giới. Năm nay, bảy nước G-7 họp khẩn cấp do tổng thống Mỹ yêu cầu, và họ đồng thanh tuyên bố sẽ không tham dự kỳ họp G-8 sắp tới ở Sochi, nước Nga, nơi mới diễn ra Thế Vận Hội Mùa Ðông. Thay vào đó, họ sẽ họp lại nhóm G-7 tại Bruxelles cũng vào Tháng Năm, và không mời Nga dự. Họ còn tuyên bố sẽ không bao giờ mời Nga họp, cho tới khi Nga “xuống thang” trong cuộc khủng hoảng Crimea và Ukraine.

Lưu Na - Riêng Chữ Với Người


Trương Vấn Trên Bàn Viết gọi Nguyễn đình Toàn là một khuôn mặt điển hình…ít nhất, là ở phương diện chữ nghĩa của một thế hệ sắp sửa chìm dần vào bóng tối, vào quên lãng, vào những lớp bụi thời gian đang từ từ đọng lại…và, [m]ột quá khứ dù rã mục cũng đã có vai trò riêng của nó trong lịch sử. Đọc những lời này lòng mình thấm đọng buồn.

Mặc Lâm/RFA - Tại sao họ không sợ hãi?

Hình: internet
Ðây phong trào đòi hỏi tự do tôn giáo lan rộng trong cộng đồng người H’Mông tại nhiều tỉnh biên giới phía Bắc điển hình là chủ trương mai táng mới của ông Dương Văn Mình. Phong trào này bị nhà nước đàn áp dữ dội nhưng đối lại đồng bào H’Mông không hề lùi bước trái lại họ tập trung công khai có lúc hàng ngàn người để ủng hộ người của họ bị nhà nước mang ra tòa xét xử. Mặc Lâm có thêm chi tiết.

Thanh Quang/RFA - Thân phận nông dân Việt Nam

Hình: internet
Người nông dân VN tự ngàn xưa đã phải “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Rồi kể từ ngày Bác Hồ ra sức mang lại “người cày có ruộng” để “ai cũng có cơm ăn, áo mặc”, thì thân phận người trồng lúa hiện giờ có khá hơn không?

Dạ Thảo Phương - Nhục



Mỗi lần nhìn bức ảnh này, có lẽ phần lớn chúng ta đều chảy nước mắt (nhìn thấy được hoặc không nhìn thấy được). Ngay cả khi ta không nhìn nó nữa, nó vẫn tiếp tục ở trong đầu ta và làm ta đau.

Nguyễn Thị Từ Huy - Dù là đàn ông hay đàn bà


Tôi vừa đọc bài « Nhục » của Dạ Thảo Phương. Cảm ơn Thảo Phương. Tôi thực sự rất vui mừng khi đọc bài này. Bạn không đồng ý với tôi là đúng.

Hoàng Ngọc Tuấn - Lời tựa tác phẩm "GỬI NGƯỜI YÊU VÀ TIN" của Nguyễn Thị Từ Huy

Nhà nghiên cứu, nhạc sĩ Hoàng Ngọc-Tuấn

Phải nói ngay rằng Gửi người yêu và tin của Từ Huy là cuốn tiểu thuyết thư tín — đúng nghĩa — đầu tiên trong văn chương Việt Nam đương đại, và đây cũng là tác phẩm đầu tiên chạm đến tận căn nguyên của sự tham nhũng và băng hoại đạo đc ca nn giáo dc đi hc Vit Nam hin nay.

Giới thiệu tác phẩm của nhà văn trẻ NGUYỄN THỊ TỪ HUY:"GỬI NGƯỜI YÊU VÀ TIN"

Nhà văn Nguyễn Thị Từ Huy (hình internet)
Lời giới thiệu của Nhà Xuất Bản 
Ðỗ Quý Toàn

Đề tài chính của cuốn sách Gửi Người Yêu và Tin là Dối Trá. Sống trong một xã hội chỉ thấy toàn gian dối, người ta cần một chỗ nương tựa, cần tâm sự với một người mình có thể tin, một người mình yêu thì càng quý báu. Vì vậy, cuốn sách này gồm những lá thư của một người đàn ông viết gửi cho người yêu. Cô nàng là một phụ nữ không thuộc cùng một chủng tộc mà lại sống ở một xứ rất xa xôi. Cô sống hoàn toàn ngoại cuộc, không chia sẻ hoàn cảnh của anh, mà cũng không mang chung những hoài vọng, ước ao mà anh ôm ấp muốn thực hiện cho đồng bào của mình. Vì vậy, anh có thể nói thật, nói đầy đủ những tư tưởng, ý kiến, hy vọng hay nghi ngờ của mình.

Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

Ngô Nhân Dụng - Ðòn kinh tế của Mỹ với Nga

Hình: Internet
Ðể chiếm lại Crimea đem về cho nước Nga, Putin phải trả giá rất đắt. Năm ngoái, ngân sách chính quyền Crimea được chính phủ Ukraine trợ cấp $850 triệu. Năm tới trở đi, ông Putin sẽ phải chi. Chính phủ ở Kiev cũng chi gần tỷ Mỹ kim trả tiền hưu bổng cho những người lớn tuổi trong vùng Crimea. Mai mốt họ sẽ ngưng trả, lấy lý do vùng này ly khai bất hợp pháp; và họ có thể nêu vấn đề này trong các cuộc mặc cả kinh tế sắp tới với ông Putin.

Ðoan Trang - Tại sao, Việt Nam?


Vào đầu tháng 1/2011, vài ngày trước cuộc cách mạng mùa xuân Ả-rập chấn động Ai Cập (25/1/2011), một nhà văn người Thụy Điển từng có thời gian sinh sống ở Việt Nam và quan tâm đến tình hình Việt Nam hỏi tôi: ''Vì sao các blogger Việt Nam ''ít nói'' vậy? Tôi theo dõi và thấy rằng ở Việt Nam chính quyền hà khắc, đàn áp nghiêm trọng ngang với Iraq, Iran, Myanmar… mà dường như thế giới không hề biết điều đó.

Bùi Tín - Người hùng Putin cưỡi hổ

Ông Putin đang đi một nước cờ mạo hiểm.

Sau hơn 20 năm, thế giới lại đang đứng trước một cuộc khủng hoảng quốc tế nghiêm trọng giữa các nước lớn. Thế giới như quay trở lại thời Chiến tranh lạnh. Nước Nga dưới quyền Tổng thống Putin đã cho quân vào chiếm đóng bán đảo Crimea và thành phố Sevastopol, tước vũ khí các đơn vị bộ binh, hải quân, dân quân, cảnh sát của nước Cộng hòa Ukraine đóng trên bán đảo này.


Nguyễn Hưng Quốc - Một cách nhìn về chính trị: Địa chiến lược

Người biểu tình cầm hình ảnh mô tả ông Putin như Adolf Hilter trong một cuộc biểu tình chống chiến tranh tại Kiev.
Cách suy nghĩ về chính trị của phần lớn người Việt Nam, trong cũng như ngoài nước, cho đến nay, thường bị chi phối bởi ba yếu tố: một, kinh nghiệm; hai, ý thức hệ; và ba, lịch sử.

Gs. Nguyễn Vân Nam (Sài Gòn) - Phải xây dựng một hệ thống giáo dục mới!


Bỏ thi tốt nghiệp, đổi mới thi cử, thay đổi sách giáo khoa,...không thể làm thay đổi được toàn diện và căn bản nền giáo dục hiện nay vốn không phù hợp, không hiệu quả, mà phải chấp nhận xây dựng một hệ thống giáo dục mới, gần như hoàn toàn khác cái đang có.

Lê Phan - Về một cái tên


Tuần qua, trong khi đang ngồi cố theo dõi bài diễn văn của Tổng Thống Vladimir Putin của Nga, tôi nhận được một email của một người bạn học ở Gia Long từ trước năm 1975. Quá nhức đầu và cũng rợn người vì sợ trước luận điệu của ông tổng thống Nga, tôi mở email ra đọc.

Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

Nguyễn Hưng Quốc - Ukraine, Nga, Trung Quốc và Việt Nam

Binh sĩ Nga tiến vào căn cứ không quân Belbek, ngày 22/3/2014.
Trong sinh hoạt chính trị thế giới từ đầu năm 2014 đến nay, sự kiện Nga xâm lược bán đảo Crimea của Ukraine chắc chắn là sự kiện quan trọng, thu hút sự chú ý và gây nên nhiều phản ứng nhất. Các phản ứng ấy có thể chia ra làm ba loại: Một, phê phán Nga; hai, bênh vực Nga; và ba, dè dặt hoặc né tránh một thái độ rõ ràng dứt khoát.