Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

Trọng Nghĩa/RFI - Việt Nam bị Trung Quốc đe dọa tại Lào và Cam Bốt ?

Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào (T) và Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen (P) chứng kiến lễ ký
thỏa thuận hợp tác song phương tại Phnom Penh ngày 31/03/2012.
Vào lúc Trung Quốc ngày càng lộ rõ tham vọng đặt toàn bộ Biển Đông dưới quyền khống chế của Bắc Kinh, phớt lờ chủ quyền được tuyên bố của Việt Nam đối với hai vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, trên đất liền cũng diễn ra một tình hình đáng ngại khác cho Việt Nam : Trung Quốc càng lúc càng tăng cường thế lực tại Lào và Cam Bốt, hai nước láng giềng cho đến nay là đồng minh truyền thống, nằm trong vòng ảnh hưởng của Việt Nam.

Người Buôn Gió - Chúng ta biết ơn những người bị bắt.

Hình: internet
Có lần một thượng nghĩ sĩ của một nước châu Âu, hỏi trực tiếp tôi (qua phiên dịch). Bây giờ thì hình như ông ta là bộ trưởng hay phó thủ tướng gì đó.

- Anh nghĩ sao về chuyện có những người bị bắt và có những người chưa bị bắt. Tôi vẫn thấy nhiều người viết hoặc đấu tranh nhân quyền không bị bắt đó thôi.

Jeff Seldin/VOA - Mỹ đả kích những vụ đàn áp nhân quyền trên thế giới

Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry

Hoa Kỳ cho rằng có quá nhiều chính phủ trên khắp thế giới đang siết chặt sự kiểm soát đối với quyền tự do diễn đạt và sử dụng những luật lệ mang tính áp chế để “tước đoạt quyền con người phổ quát của công dân.” Tố cáo này được đưa ra trong bản phúc trình hàng năm của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ phổ biến hôm thứ 5.

Joan V. Bondurant/Phan Trinh dịch - Đấu tranh vì lương tâm: Phương pháp của Gandhi (2)

Hình: internet
II. BẤT BẠO ĐỘNG
12.
Chữ ahimsa diễn tả một quy tắc đạo đức cổ xưa của Ấn Độ giáo, Jain giáo và Phật giáo. Chữ “a” có nghĩa phủ định nằm trước “himsa”, vốn có nghĩa là “làm hại”, tạo thành một chữ thường được dịch là “bất bạo động”.

Nguyễn Hữu Quý - Trung Quốc đang có âm mưu gì ở Hà Tĩnh và Quảng Trị?

Hình:internet
1. Đâu chỉ là tài nguyên, khoáng sản

Việc Trung Quốc trúng thầu và thâu tóm hơn 90% các công trình trọng điểm quốc gia trải dài khắp mọi miền đất nước Việt Nam thì ai cũng biết. Mới đây, khoảng giữa tháng 1/2014, các báo của Nhà nước còn cho biết, 60% doanh nghiệp phía Bắc có người Trung Quốc đứng sau lưng. 

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

Gia Minh - Hội An bảo vệ môi trường như thế nào?

Hình:internet

Thành phố Hội An hồi trong tuần cho biết bắt đầu từ ngày thứ ba 25 tháng 3 tới đây tất cả công chức của thành phố này khi đi làm việc đều phải sử dụng xe đạp, trừ những trường hợp đặc biệt. Và sang đến đầu tháng tư, toàn thể người dân được vận động đi lại trong thành phố bằng phương tiện xe đạp.

VOA - Đại sứ Mỹ cảnh báo TQ, Nhật Bản đừng có hành vi khiêu khích

Đại sứ Mỹ Gary Locke dùng bài diễn văn chót khi tại chức để hối thúc Bắc Kinh tăng cường chế độ pháp trị và tôn trọng quyền tự do bày tỏ ý kiến của người dân.
Đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc Gary Locke lên tiếng cảnh báo chống lại những hành vi khiêu khích của Trung Quốc và Nhật Bản, hai nước đang đối đầu gay gắt trong vụ tranh chấp chủ quyền biển đảo.

Trọng Nghĩa - Biển Đông : Mỹ tăng sức hậu thuẫn cho Philippines

Hình: internet
Phải chăng là chính sách xoay trục của Mỹ qua Châu Á đang tăng tốc độ, với Philippines được chọn làm trọng tâm trên địa bàn Đông Nam Á ? Câu trả lời sẽ là « Đúng vậy ! » nếu căn cứ vào các động thái của Hoa Kỳ trong một vài tháng qua, trực tiếp hay gián tiếp ủng hộ Philippines trong cuộc đấu tranh chống lại các hành vi lấn lướt của Trung Quốc tại Biển Đông.

Võ Long Triều - Lê Quốc Quân, người 'sẵn sàng ngồi tù cho đến chết'

Người biểu tình đòi tự do cho Lê Quốc Quân trong phiên xử phúc thẩm ở Hà Nội. (Hình: Getty Images)
Nhà cầm quyền Hà Nội không ngờ tòa phúc thẩm giữ nguyên bản án 30 tháng tù đối với Luật Sư Lê Quốc Quân đánh động dư luận quốc tế mạnh đến như vậy. 

Hùng Tâm - Trận đấu vùng biên địa

Hình: internet
Âu Châu và Liên Bang Nga thao dượt tại Ukraine

Thời sự tại Ukraine có vẻ giảm nhiệt, trước khi lại bốc khói trong những tháng tới, với cái tin là cuối tuần này Liên Bang Nga bất thần tiến hành một cuộc thao dợt quân sự quy mô. “Hồ Sơ NgườiViệt” tổng hợp một số dữ kiện như phác lại một tấm địa đồ của khu vực giữa Liên Bang Nga và Liên Hiệp Âu Châu. Trên trận địa này, khi có kết hợp hành động giữa Liên Âu và Hoa Kỳ thì ta gọi chung là “Tây phương”...

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

Ngô Nhân Dụng - Công an Ukraine quỳ gối xin tha lỗi

Hình: Internet
Nhân dân Ukraine thắng, cựu Tổng Thống Viktor Yanukovych thua, đang chạy trốn. Hơn ba tháng trước đây, cả ông Yanukovych và những người chống ông, không ai ngờ chuyện có ngày xảy ra. Bắt đầu, là một cuộc biểu tình nho nhỏ. Tháng 11 năm 2013, Tổng Thống Yanukovych bất ngờ tuyên bố ngưng bàn thảo về bản hiệp ước thương mại với Liên Hiệp Âu Châu (EU) mà hai bên đang chuẩn bị ký kết. Mấy trăm người, đa số là sinh viên, xuống đường phản đối. Họ không đòi ông tổng thống từ chức, chỉ đòi ông trở lại với chính sách thân thiện với EU mà nước Ukraine đã theo đuổi từ sau khi độc lập.

BBC - Bài học cho Việt Nam từ sự kiện Ukraine

Hình: internet
Chính quyền của ông Viktor Yanukovych đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi xử lý các quan hệ đối nội và đối ngoại, dẫn đến bị sụp đổ và đây là những gì mà Việt Nam có thể học hỏi được, theo một số ý kiến nhìn từ Việt Nam và hải ngoại.

Bùi Tín - Từ tổng thống thành tội phạm bị truy lùng

Một phụ nữ chụp ảnh lệnh 'truy nã' Tổng thống Victor Yanukovich tại Kiev.

Viktor Yanukovych đang là kẻ tội phạm bị hệ thống pháp luật Ukraina truy lùng khẩn cấp, với tội danh chịu trách nhiệm về cái chết của hơn 80 công dân trong các cuộc nổi dậy trong tháng 2/2014 này.

Nguyễn Hưng Quốc - Phát triển trước, dân chủ sau



Để trì hoãn dân chủ và cũng để biện minh cho chế độ độc tài độc đảng tại Việt Nam, ngoài hai lý do chính đã nêu trong bài “Ai kiềm hãm dân chủ?”: trình độ dân trí thấp và lòng thù hận còn ngùn ngụt giữa những người Việt với nhau, giới tuyên huấn Việt Nam còn nêu thêm một lý do khác: Điều Việt Nam cần nhất hiện nay là giàu mạnh; muốn giàu mạnh cần có sự tập trung lực lượng, ý chí và chính sách; nghĩa là, nói cách khác, cần độc tài. Hai tấm gương người ta đưa ra nhiều nhất là Trung Quốc và Singapore. Người ta hứa hẹn: khi ở Việt Nam, mọi người không những no cơm ấm áo mà còn được giáo dục tốt, hơn nữa, có đủ mọi thứ tiện nghi xa xỉ khác, dân chúng tha hồ bỏ điều 4 trong Hiến pháp và thay đổi thể chế. Lúc ấy, muốn tự do hay muốn lập bao nhiêu đảng cũng được.

Joan V. Bondurant/Phan Trinh dịch - Đấu tranh vì lương tâm: Phương pháp của Gandhi (1)

Mohandas Karamchand Gandhi (1869 – 1948) - Hình: Internet
Giới thiệu của người dịch: Tuy âm thầm nhưng có thật, tuy quy mô nhỏ nhưng tác dụng sâu, xã hội dân sự tại Việt Nam trong thời gian qua có thể nói đang thực sự chuyển mình. Chuyển từ “0” thành “1”. Chuyển từ không thành có. Chuyển từ nhận thức, đến hoạt động hỗ trợ người trong cuộc, đến vận động dư luận rộng rãi bên ngoài. Một phương pháp hành động vì nhân quyền và sự thật dường như đang định hình. Và, lạ thay, nó rất gần với những gì Gandhi đã nghĩ và đã làm cách đây trên dưới 100 năm.

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

Tương quan văn hóa và dân chủ nhìn từ Ukraina

Hoa tưởng niệm những người thiệt mạng do biểu tình chống chính phủ
tại Quảng trường Độc lập, Kiev. Ảnh chụp hôm 25/2/2014
Tại sao những quan hệ gần gũi về ngôn ngữ và sắc tộc giữa người Ukraine với người Nga không làm họ hài lòng với ông Putin? Tại sao mối tương quan ngôn ngữ và văn hóa Việt Trung không ngăn nổi những cuộc biểu tình chống Trung quốc?

Trọng Nghĩa/RFI - Mỹ cứng rắn hơn về Biển Đông : Cơ hội tốt cho Việt Nam

Hình: internet
Từ cuối năm 2013, các tuyên bố chính thức cũng như không chính thức của giới lãnh đạo ngoại giao và quân sự Mỹ về Biển Đông đã cứng rắn hẳn lên đối với Trung Quốc, vào lúc Bắc Kinh càng lúc càng có thêm các hành động bị coi là khiêu khích để áp đặt bằng sức mạnh các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông. Đối với giới quan sát, sự kiện lập trường của Washington được tái khẳng định một cách mạnh mẽ là một cơ hội tốt mà các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, cần phải tranh thủ để kháng lại áp lực từ phía Trung Quốc.

Hồng Trung/BBC - Vì sao 'dân ta không được học sử ta'?

Diễn lại cảnh triều đình nhà Thanh tại Trung Quốc
Chiều ngày 19/2/2014, trong hội nghị giữa chính phủ với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu: “Đảng, Nhà nước không bao giờ quên công lao của đồng bào chiến đấu, hy sinh để giành thắng lợi trong cuộc chiến chống xâm lược ngày 17/2/1979.”

Hà Tường Cát - Ukraine: Chuyện còn dài!

Dân chúng biểu tình đốt lửa lập hàng rào bảo vệ công trường Độc Lập vào lúc cao điểm của cuộc tranh đấu chống Tổng Thống Viktor Yanukovych. (Hình: Brendan Hoffman/Getty Images)
Ukraine là đất nước có một  lịch sử bất ổn lâu đời, do vị trí địa dư ở khu vực tranh chấp giữa các quốc gia đế quốc Đông Âu và Tây Âu. Tình trạng ấy bây giờ cũng đang xảy ra, dù  rằng dưới một hình thức khác hơn là xâm lăng đất đai như trong quá khứ. 

Lê Diễn Ðức - Một con ngựa thăng, nhiều thằng thoát nạn

Thượng tướng Phạm Quý Ngọ (hình:internet)
Vào thời buổi này chết ở tuổi sáu mươi được xem là chết trẻ. Người ta đã mang xác ông về chôn tại quê nhà Thái Bình sau khi cử hành tang lễ ở cấp cao do Bộ Công An chủ trì.

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

Ngô Nhân Dụng - Nhảy múa nhưng không cười

Hình: internet
Bài trước nói tới công an Hà Nội phá lễ tưởng niệm ngày 17 tháng 2 bằng cách tổ chức nhẩy đầm trước tượng đài Lý Thái Tổ. Trước khi viết ký giả chỉ coi phim đoàn biểu tình và đám công an tháp tùng đi bên bờ hồ Hoàn Kiếm, không coi cảnh nhảy múa. Hôm qua, mới được coi, nhờ một blogger ở trong nước cung cấp cái “link,” cũng truyền trên mạng Bô Xít Việt Nam. Coi một đoạn thôi cũng cảm thấy máu nóng lên. Không thể tưởng tượng người ta có thể tổ chức những màn múa máy như vậy, ngay trước bức tượng vua Lý Thái Tổ, chỉ cốt phá không cho những người yêu nước tới làm một buổi lễ tưởng niệm rất đơn sơ.

Trần Tiến Dũng/Người Việt - Mc Donald's giúp dân Sài Gòn 'khẳng định đẳng cấp'

Hình:AFP
SÀI GÒN (NV) - Sự kiện cửa hàng thức ăn nhanh đầu tiên Mc Donald's khai trương ở Việt Nam thu hút khá nhiều sự chú ý của người Sài Gòn. Tọa lạc ở vòng xoay Ðiện Biên Phủ-Nguyễn Bỉnh Khiêm (gần cầu Sài Gòn cũ) là cửa hàng có sắc màu đỏ chói giữa khói bụi chen lấn đường của dòng xe đông nghẹt.

Lê Phan - Trung Quốc chuẩn bị chiếm Sensaku?

Hình: AP
Trung Quốc đang tập dợt cho một “cuộc chiến ngắn, tức tốc” chống lại Nhật ở biển Hoa Ðông, đó là điều mà một sĩ quan cao cấp của quân đội Hoa Kỳ đã tiên đoán, trong một chỉ dấu về sự gia tăng căng thẳng ở miền Tây Thái Bình Dương.

Hà Tường Cát - Thế Vận Hội Sochi và Tổng Thống Putin

Adelina Sotnikova, Nga, huy chương vàng bộ môn trượt băng nghệ thuật đơn nữ - cũng trở thành một đề tài chỉ trích Tổng Thống Vladimir Putin ỡ Thế Vận Hội Sochi. (Hình: internet) 
Có lẽ từ xưa đến nay trên thế giới chưa nhà lãnh đạo quốc gia nào đặt tương lai chính trị của mình vào một Thế Vận Hội như trường hợp Tổng Thống Vladimir Putin và Thế Vận Hội Mùa Đông 2014 ở Sochi.

Bùi Tín - Nghi vấn sau cái chết của ông Phạm Quý Ngọ

Hình: internet
Cái chết của ông Phạm Quý Ngọ tối 18/2/2014, chỉ một ngày sau khi công bố quyết định về tạm đình chỉ nhiệm vụ thứ trưởng Bộ Công an do liên quan đến vụ án ‘’làm lộ bí mật nhà nước’’, đã gây ra không ít băn khoăn, nghi ngờ.

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014

Trùng Dương - Những mảnh đời đằng sau những bức hình nổi tiếng

Từ trái, “Cô bé A Phú Hãn”, 1984, Steve McCurry; 
“Cô bé Sudan”, 1994, Kevin Carter;  “Cô bé Napalm”, 1972, Nick Út. 
Vào mùa đông năm 1984, nhiếp ảnh gia Steve McCurry tháp tùng phóng viên Debra Denker của tạp chí National Geographic thăm một trại tị nạn Nasir Bagh ở Paskistan gần biên giới với Afghanistan (A Phú Hãn), nơi chứa hàng ngàn dân tản cư từ Afghanistan chạy tránh chiến tranh giữa các lực lượng kháng chiến Afghan chống lại quân Nga Sô xâm lăng thời bấy giờ. Tại đây McCurry đến thăm một lớp học và bị lôi cuốn bởi một cô bé khoảng 12 tuổi có đôi mắt mầu xanh nước biển trong suốt rất lạ. Cô giáo của cô, một phụ nữ bị mất một chân vì đạp phải mìn, cho biết cô bé tới trại sau hai tuần cùng người bà và mấy người anh em vượt núi phủ đầy tuyết tại biên giới tới Pakistan sau khi cha mẹ bị máy bay Nga Sô dội bom chết. McCurry xin phép chụp hình cô bé và hoàn tất trong vòng có vài phút.

Trần Mộng Tú - Căn Nhà Đầu Tiên của tôi

Hình: internet
Tôi dọn vào ngôi nhà có một phòng ngủ, hình như không phải vậy. Tôi cần nói cho rõ hơn một chút: đó là căn hộ một phòng, những người trẻ sau này họ gọi là Studio hay một cái Suite. Nghĩa là chỉ có một gian phòng nhỏ duy nhất cho tất cả sinh hoạt của một người trú ngụ. Từ ăn, ngủ, giải trí, vệ sinh, linh tinh. Tất cả chỉ có một phòng cho tôi xoay sở.

Võ Phiến - Ðố kỵ cái Trừu Tượng(1)

Hình: internet
Đi tới cuối thế kỷ, phản ứng tự nhiên là ngoái đầu nhìn loáng một cái về đầu thế kỷ. Đối với ai kia, có thể là bất giác nhìn chơi. Đối với chúng ta — đám viết lách — cái nhìn ấy có ý nghĩa khác hơn một chút. Bởi vì thời kỳ văn học hiện đại của Việt Nam, thời kỳ có mình trong đó, chính bắt đầu từ đầu thế kỷ XX này.

Từ Khanh - Sương bụi tro tàn Mrauk U

Hình: Internet
Sương ở Mrauk U dầy nhưng không thành mây. Cũng không phải mây sà thấp để hóa màn sương trắng. Sương ở miền cực tây sơn cùng thủy tận của đất Miến vẫn là sương. Khi nắng lên, sương tan vào đâu. Trời vẫn xanh.

Giáp Văn - Có cần giải oan cho Đường Tăng?


Phải chăng ngay đất Phật cũng tham nhũng, hành chính quan liêu sách nhiễu? Và người đức cao vọng trọng như Đường Tăng cũng phải hối lộ thì mới được việc?

Theo truyện Tây du ký, Đường Tăng sang Tây Trúc thỉnh kinh, trải bao gian khó và cám dỗ, cuối cùng đến được Tây Trúc. Thật oái oăm, ở cửa ải cuối cùng này, thầy trò Đường Tăng lại bị gây khó dễ. Vì không hiểu “luật bất thành văn” nên họ chỉ nhận được kinh vô tự, nói theo ngôn ngữ ngày nay là “hàng giả”. Mang kinh này về thì có cũng như không, vì chẳng có chữ nào mà truyền giảng. Cũng chẳng biết ăn nói thế nào với nhà vua và bàng dân thiên hạ. Nên khi phát hiện ra, thầy trò Đường Tăng cuống cuồng quay trở lại chất vấn. Nên nhớ lúc này Đường Tăng đã thoát xác, bỏ lại cái thân phàm tục trôi sông. Các đồ đệ của ngài cũng đều là bậc thần thánh, chỉ vì mắc lỗi nên mới phải chịu phạt hộ tống ngài sang Tây Trúc thỉnh kinh. Vậy mà khi nhận được kinh vô tự, cả bốn thầy trò vội vã trở lại đấu tranh đòi “hàng thật”.

Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2014

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Những Già Đô Mới

Nhà văn Vũ Thư Hiên

“Văn mình vợ người” là chuyện đúng với tất cả mọi người, trừ Vũ Thư Hiên. Mỗi lần có dịp gặp ông, tôi đều nghe tác giả này hăng hái bàn về tác phẩm và nhân vật của ... một nhà văn khác:
- Dứt khoát là phải làm một cuốn phim về cuộc đời của Già Đô thôi.

- Dạ vâng!

Trangđài Glassey-Trầnguyễn - tiếng là Người

Hình: internet
Hoạt Hình Đa Ngữ

Tôi quen Caillou khi chồng tôi mở phim hoạt hình tiếng Pháp cho các con xem. Thằng bé tự giới thiệu mình trong khúc nhạc dạo mở đầu mỗi tập phim, “Caillou, Caillou, c'est moi!” Nhìn kiểu của nó thật là Châu Âu

Khi đưa các cháu đi thăm Ông Bà Ngoại, tôi lại nghe điệu nhạc quen thuộc.Nhìn lên màn hình, thì đúng là Caillou, nhưng nó nói tiếng Anh. Tự dưng thấy Caillou lạ hoắc, không ‘quen' nữa, không giống Caillou nói tiếng Pháp. Ngồi coi một hồi, thì thấy Caillou đã “Mỹ hoá" rồi.

Hà Kỳ Lam - Nhịp Cầu


Trong một bàn tiệc giữa những người Việt ly hương, một chàng khoảng ba mươi lăm tuổi bắt đầu lên tiếng, kể một giai thoại lái xe của mình:
Hôm đó tôi vừa lái xe trên cầu vừa ngâm nga thầm bài ca “Những Nẻo Đường Việt Nam”. Và cao hứng, tôi chạy quá tốc độ ấn định. Chợt nhìn kiếng chiếu hậu, tôi giật mình vì một chiếc xe cảnh sát đang theo sau và chớp đèn. Tôi đoán biết số phận mình ra sao rồi, bèn tà tà cho xe chạy qua khỏi cầu và tấp vào bên lề, đậu lại, chờ. Viên cảnh sát đến bên cửa xe cho biết tôi chạy quá tốc độ ấn định, rồi hỏi giấy tờ và bằng lái của tôi. Tôi xuất trình giấy tờ, và trong lúc bực tức vì cái “lỗi lầm không đáng chi” tôi đã bất giác thốt lên cái ý nghĩ đáng lẽ chỉ thầm nhủ trong lòng, “chỉ tại những nẻo đường Việt Nam”.

Hà Tường Cát/Người Việt - Tại sao Ukraine bị khủng hoảng?

Một người biểu tình trong cuộc xung đột đẫm máu với cảnh sát ở công trường Độc Lập,
thủ đô Kiev, Ukraine. (Hình: AP/Sergei Chuzavkov)
Vì sao bạo động đẫm máu đang xảy ra tại nước cộng hòa Ukraine ở Đông Âu? Câu trả lời tóm tắt là do hai yếu tố chính: Rủi ro không thể tránh trong sinh hoạt dân chủ và vai trò của các cường quốc.


Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014

Nguyễn Hưng Quốc - Việt Nam giữa ý thức hệ và chủ nghĩa quốc gia

Hình: internet
Trong bài “Trận chiến chính trong thế kỷ 21”, tôi nêu lên một số luận điểm của các học giả Tây phương: Tất cả đều cho yếu tố chính làm phân hóa thế giới và dẫn đến các cuộc chiến tranh, lạnh hay nóng, khốc liệt trong thế kỷ 20 đã thuộc về dĩ vãng là ý thức hệ. Rộng hơn cả chính trị, trong toàn bộ lãnh vực nghiên cứu nhân văn hay khoa học xã hội hiện nay, hầu như không ai nhắc đến ý thức hệ nữa. Trước, các lý thuyết gia cho ý thức hệ là một thứ đại tự sự hoặc siêu tự sự (grand narrative / metanarrative) và thời đại của các siêu tự sự ấy đã qua và được thay thế bằng các tiểu tự sự. Sau, nhiều người cho cả lý thuyết nói chung, vốn là kết tinh của các siêu tự sự ấy cũng mất dần sức quyến rũ: Nhiều người gọi thời đại chúng ta đang sống hiện nay là thời đại hậu-lý thuyết (posttheory).

Hùng Tâm/Người Việt - Giải thích sự thịnh vượng

Hình:interenet
Vì sao có nước nghèo, nước giàu?

Bài toán của mọi quốc gia là tạo ra của cải, hay sự thịnh vượng. Tuần qua, tạp chí chuyên đề về kinh tế của Anh quốc, xuất bản từ năm 1843, có một bài chủ điểm là sự lụn bại của Argentina (hay Á Căn Ðình theo lối phiên âm Hán Việt ngày xưa), dù trăm năm về trước đã từng là một nước giàu có còn hơn Ðức và Pháp. Vì vậy bài toán của các nước không chỉ là tìm ra sự thịnh vượng mà còn là duy trì và phát triển sự thịnh vượng đó. “Hồ Sơ Người Việt” xin tổng hợp một số ý kiến phổ quát về bài toán hay giải đáp khá căn bản này.

J.B Nguyễn Hữu Vinh - Xin hiểu cho rằng: Họ không thuộc về nhân dân

Kỷ niệm 35 năm ngày chống Bành trướng Bắc Kinh xâm lược. 
Thưa các anh, những người đã ngã xuống 
Dù biết rằng với anh linh hiển hách, các anh – những hương hồn Anh hùng, Liệt sĩ đã ngã xuống vì Tổ Quốc - có thể phần nào hiểu được sự thật, để cảm thông, để xót xa... Nhưng, quả thực có quá nhiều những điều bởi lòng dạ con người toan tính, những hành động mà cả hệ thống quan quyền đã làm thì trí tưởng tượng của con người bình thường trong một xã hội, đời sống bình thường sẽ không thể nào hiểu được. Chính vì vậy, mà tôi viết lá thư này gửi tới các anh.

Nguyễn Huệ Chi - Đức vua trầm tưởng


Kỷ niệm 35 năm ngày 17-2-1979 tại Hà Nội
Bản sửa lại trọn vẹn

Lý Thái Tổ nhíu đôi mắt lo âu,
Nhìn dõi xuống chân mình... rõ ràng một lũ Tàu
bụng ưỡn ẹo, ngoáy mông, ca những lời nhí nhố:
Ông tự hỏi: Sao nảy nòi ra một lũ dân mất gốc,
Ba mươi lăm năm sừng sững mối hận quân cướp nước
sao không biết buồn đau?
Thác Bản Giốc chúng ngoạm luôn một nửa,
Ải Nam Quan đã thuộc về lãnh thổ chúng từ lâu.
Núi Đất (chúng gọi Lão Sơn) chúng chà đi xát lại, chôn sống cả trăm ngàn anh hùng còn sống sót,
Sáu vạn con em mình ngã xuống để giữ vững biên cương Tổ quốc
nay mồ mả nơi đâu?
Ấy thế mà giữa cái nơi ta đang ngự trị

Trà Mi/VOA - Những ngờ vực và hệ quả sau cái chết của Tướng Phạm Quý Ngọ

Thứ trưởng bộ Công an Phạm Quý Ngọ 
Tiểu sử ông Phạm Quý Ngọ: Sinh ngày 24 tháng 12 năm 1954, tại xã Đông Cường, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.Từng theo học và tốt nghiệp Đại học Cảnh sát Nhân dân, vào đảng CSVN ngày 19 tháng 4 năm 1980.Ðược bổ nhiệm kiêm chức Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, thay Thiếu tướng Cao Ngọc Oánh vào tháng 7 năm 2006.Giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nhân dân, Bộ Công an, năm 2008.Ðược bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an năm 2010.Ðược bầu làm Ủy viên Chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, năm 2011.Ðược thăng hàm Thượng tướng năm 2013.
Nguồn: Wikipedia, CAND

Việc Thứ trưởng Bộ Công An Việt Nam, Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, đột ngột từ trần gây ra nhiều tranh cãi và ngờ vực giữa lúc công luận đang trông chờ hồi kết của một đại án tham nhũng cấp cao từ lời khai của cựu chủ tịch Vinalines Dương Chí Dũng.

Thứ Năm, 20 tháng 2, 2014

Đinh Tấn Lực - Đồng Chí Với Nhau, Ai Nghĩ Sẽ Thuốc Nhau!

Hình: interenet
“Phe lợi ích bị lu/ Đâm bực thằng cả lú/ Bèn tháo nút lỗ lù/ Cho chìm xuồng cả lũ” (ĐTL)

Đầu năm Giáp Ngọ 2014 không chỉ có mỗi cái Tết Nguyên Đán và Tết Đống Đa.

Từ Tết Cổ Truyền đến Rằm Thượng Nguyên năm nay, chỉ già hai tuần, mà nhân dân đã chứng kiến biết bao cái Tết mới lạ khác hẳn tính xã hội của các thứ Tết Trồng Cây/Tết Giật Hoa/Tết Ông Đồ/Tết Khai Ấn/Tết Chém Lợn… mà mọi người từng biết.

Lê Diễn Đức - Luật sư Lê Quốc Quân và phiên toà phúc thẩm

LS Lê Quốc Quân (Hình: internet)
Ngày 18 tháng 2 năm 2014, phiên tòa phúc thẩm xét xử luật sư Lê Quốc Quân về tội "trốn thuế" diễn ra tại Tòa án Nhân dân Tối cao tại Hà Nội.

Trong phiên sơ thẩm ngày 2 tháng 10 năm 2013, Toà đã xử phạt luật sư Lê Quốc Quân 30 tháng tù giam và số tiền phạt 1,2 tỷ đồng. Luật sư Lê Quốc Quân bị bắt ngày 27 tháng 12 năm 2012.

Cánh Cò - Ông Trần Nhật Quang chửi ai?

Ông Trần Nhật Quang
Trong ngày 16 tháng Hai khi nhóm nhân sĩ, đồng bào tập trung trước tượng đài Lý Thái Tổ để tưởng niệm cuộc chiến tranh biên giới, xuất hiện một ông trùm dư luận viên, đầu đội nón sắt, miệng nồng mùi rượu rao giảng những điều mà khi nghe qua người đứng chung quanh không thể không che miệng để tránh mùi nồng nặc của rượu, của món nhậu đã ôi và cả cái luận cứ đầy bẩn thỉu của Đảng mớm cho hòa tan vào nhau nôn ra một thứ mùi hố xí không thể diễn tả.

Người Buôn Gió - Thấy gì ở ngày chủ nhật vừa qua

Hình:internet
Một sân khấu dựng lên dang dở để chiếm lấy khoảng không. Một đám thanh niên tình nguyện hát một bài hát nhí nhảnh. Một đám sồn sồn rửng mỡ nhảy nhót trong nền nhạc Tàu. Một gã lùn rao giảng về chiến tranh và hòa bình. Cùng lô xích xông mật vụ đứng quay phim....

Ghé thăm các Blogs:20/02/2014

Hình: internet
BLOG ĐÀO TUẤN

Tháng Hai 19, 2014 

Có những thứ còn tồi tệ hơn cái đói đang xảy ra xung quanh những “hạt gạo cứu đói”. Và để định danh sự tồi tệ đó, không gì hơn phát biểu nghị trường của Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan: Người ta ăn của dân không từ một cái gì.

Thứ Tư, 19 tháng 2, 2014

Ngô Nhân Dụng - Ai dạy ai một bài học?

Hình:internet
Ông Lê Duẩn còn để lại một câu nói ngàn năm không quên: “Chúng ta đánh miền Nam là đánh cho Liên Xô, cho Trung Quốc.” Nói cách khác, hàng triệu chiến binh và đồng bào đã chết cũng là chết cho Liên Xô, cho Trung Quốc. Bây giờ người Việt Nam đang tự hỏi: Còn những bộ đội đã chết trong trận chiến 17 Tháng Hai năm 1979 thì họ đã chết cho ai? Phải đặt câu hỏi đó, vì đến ngày 17 Tháng Hai năm nay, đảng Cộng sản Việt Nam đã cấm không cho dân Việt tổ chức tưởng niệm các tử sĩ trong cuộc chiến tranh kéo dài một tháng đầu năm đó.

Lê Diễn Ðức - Những khoảng cách xa mà gần và tội ác

Hình: interenet
Sự trùng hợp ngẫu nhiên, những khoảng cách xa mà rất gần. Tính từ năm 1974 đến năm 1979 là 5 năm, từ năm 1979 tới 1988 là 8 năm, nhưng các biến cố lịch sử diễn ra trong ba tháng đầu năm. Từ gần 30 năm nay, sau kỷ niệm về cuộc hải chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974, thì tiếp đến cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược ở biên giới phía Bắc ngày 17 tháng 2 năm 1979 và cuối cùng là cuộc hải chiến Trường Sa ngày 14 tháng 3 năm 1988.

Thụy My/RFI - Phạm Chí Dũng: Tù nhân lương tâm Việt Nam không bao giờ tắt hy vọng

Đinh Nhật Uy, Phan Thanh Hải, Dương Thị Tân, Phạm Bá Hải, Nguyễn Đan Quế,
Thích Không Tánh, Trần Thị Hài, Phạm Chí Dũng – Chùa Liên Trì, Rằm tháng giêng 2014
Hôm nay 18/02/2014, Hội cựu tù nhân lương tâm Việt Nam đã chính thức ra tuyên bố thành lập, với 64 thành viên sáng lập và hai đồng chủ tịch là bác sĩ Nguyễn Đan Quế và linh mục Phan Văn Lợi. Như vậy là cùng với sự phát triển của phong trào xã hội dân sự tại Việt Nam với nhiều nhóm khác nhau như Mạng lưới blogger, Hội bầu bí tương thân, Phụ nữ nhân quyền…nay đến lượt những nhà đấu tranh từng bị cầm tù đã mạnh dạn đứng lên thành lập hội.

Kính Hòa/RFA - Nhìn lại những "chiến thuật" của nhà cầm quyền VN


Ngày 16/2 vừa qua cơ quan công quyền ở thủ đô Hà Nội đã dùng một biện pháp hoàn toàn mới để ngăn trở cuộc tập hợp tưởng niệm chiến tranh biên giới hồi năm 1979. Kính Hòa nhìn lại những biện pháp mà nhà cầm quyền sử dụng trong thời gian những năm gần đây.

Bùi Tín - Cực tham và cực thâm

Hình: Facebook
Thế là chính quyền Việt Nam đã thực sự ngăn cấm, cản trở và phá đám lễ kỷ niệm 35 năm cuộc chiến tranh biên giới năm 1979, đi ngược lại mong muốn chính đáng của người dân, đi ngược lại truyền thống yêu nước, ghi ơn những liệt sỹ đã bỏ mình để bảo vệ Tổ quốc chống quân xâm lược, truyền thống cao quý của dân tộc Việt Nam.

Thứ Ba, 18 tháng 2, 2014

Nguyễn Hưng Quốc - Trận chiến chính trong thế kỷ 21

Hình: internet
Nếu mâu thuẫn chính xuyên suốt gần như toàn bộ thế kỷ 20 vừa qua là mâu thuẫn ý thức hệ mà hình ảnh tiêu biểu nhất là cuộc Chiến tranh lạnh giữa hai khối tư bản chủ nghĩa – đứng đầu là Mỹ - và khối xã hội chủ nghĩa – đứng đầu là Liên Xô – với hai điểm nóng bùng nổ ở Triều Tiên trong ba năm 1950-53 và ở Việt Nam trong hai mươi năm 1954-1975 thìmâu thuẫn chính trong thế kỷ 21 này là gì?