Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2014

Ghé thăm các blogs: 2/2/2013


BLOG GIANG NAM LÃNG TỬ 


Ngày cuối năm 2013 nhìn lại tình hình sôi sục các sự kiện chính trị xã hội, Lãng tử khái quát các hiện tượng nhức nhối ấy qua lời nói tiêu biểu của hai lãnh đạo cao cấp nhất.

Không kể những phát ngôn thứ cấp “bất hủ” của nhiều quan chức trong hệ thống chính trị không kể xiết thì hai phát ngôn ấn tượng và mâu thuẫn của hai lãnh đạo tối cao nước Việt là tiêu biểu nhất..

1. TBT Nguyễn Phú Trọng nhận định về phong trào phản biện tự do góp ý Hiến pháp sửa đổi.

KHU VỰC MỘT là: khu vực tự do, phần lớn qua mạng, phần khác do một số trí thức gửi Kến nghị trực tiếp.  Đây là khu vực góp ý tự do thực sự

KHU VỰC HAI là: tổ chức góp ý theo kiểu quốc doanh, áp đặt, các địa phương làm qua loa cho xong việc. Khu vực này chỉ cốt thu được số liệu để báo cáo thành tích “triển khai”.

Tất nhiên ông TBT Nguyễn Phú Trọng chỉ nổi nóng và chỉ trích khu vực Một.

Thiên hạ chưa quên chuyện TBT Nguyễn Phú Trọng đăng đàn diễn thuyết ở đảng bộ Vĩnh Phú giữa khi phong trào bàn bạc, góp ý Hiến pháp sửa đổi 2013 đang lên cao, diễn ra trên hai khu vực.

Ông nói “đó là suy thoái tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống chứ còn gì” (đại ý thế)

 Chả biết vô tình hay hữu ý, đài VTV1 trích đoạn phim đó chiếu lên vào buổi thời sự 19h. khiến dư luận bất bình, chất vấn, phê  bình ông Trọng nói năng hồ đồ. Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên phản đối sớm nhất bằng cách đăng bài phản bác ông Trọng trên blog của anh. Sau đó ào ào trên cộng đồng mạng tự do đăng tải các phản ứng bất bình với ông Trọng.

 2. CTQH Nguyễn Sinh Hùng nói về Hiến pháp sửa đổi.

 Thái độ của ông Hùng về  Phong trào phản biện- góp ý Hiến pháp. 

Vào buổi sáng tiến hành cuộc bỏ phiếu “lịch sử”, chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nói trước quốc hội. Ông tuyên bố, với vẻ tình cảm, rằng, lãnh đạo Ủy ban hiến pháp của Quốc hội rất trân trọng thậm chí cả nhiều quan điểm bất đồng đã được trình bày trong và xung quanh quá trình sửa đổi hiến pháp.

Ông Trọng phê phán gay gắt các ý kiến trái chiều.

Ông Hùng ghi nhận phản biện trái chiều với mức độ “trân trọng” (cao nhất).

Ai thực lòng trong hai người đó.

Chỉ một thôi !

Nếu ông Hùng nói đúng thì ông Trọng đã nói sai nói quấy.

Hai ông đều là Ủy viên Bộ chính trị, lãnh đạo tối cao đã phát ngôn mâu thuẫn, trái chiều nhau.  Điều này cho chúng ta thấy rõ ràng, lãnh đạo không nhất trí về quan điểm lãnh đạo. Mạnh ai nấy nói. Mạnh ai nấy làm. Đây mới là nội bộ BCT hơn chục người, còn nếu ra Ban chấp hành TW cả trăm người thì quan điểm mỗi ông còn phân tán và mâu thuẫn nhau đến chừng nào?

Danh không chính thì ngôn không thuận”.
Ngôn không thuận thì tùy tiện hành xử bừa bãi.

Tình trạng này sẽ còn kéo dài bao lâu nữa ?

3. CTQH Nguyễn Sinh Hùng nói trước quốc hội, cam kết “Đảng chịu trách nhiệm trước Nhân dân” ?

Khi phát biểu về thành công cuộc bỏ phiếu phê chuẩn Hiến pháp “lịch sử” đạt 99, 59 %,  ông Hùng nói “Đảng ta chịu trách nhiệm trước nhân dân về sự lãnh đạo của mình“ (đại ý thế). Câu văn quan trọng như rứa mà ông chỉ nói đúng một câu gọn lỏn, không thêm một câu, một chữ nào cho rõ nghĩa hơn, hùng hồn hơn, khẳng định hơn. Ông nói nhanh và gọn như thể sợ khán giả nghe thấy, những mong “gửi gió cho mây ngàn bay”.

Bây giờ xin hỏi ông Nguyễn Sinh Hùng, lịch sử Đảng 80 năm liệu có chứng minh lời ông nói không?

* Ai chịu trách nhiệm về Cải cách ruộng đất ở miền Bắc sai lầm khủng khiếp ? Ông TBT Trường Chinh bị cách chức tổng bí thư tạm thời, ít năm sau phục hồi TBT y như cũ, rồi lại làm Chủ tịch nước.

* Ông TBT Lê Duẩn hay ai đó phải chịu trách nhiệm về thất bại nặng nề của cuộc cải tạo tàn phá nền công- thương  Hà Nội sau 1954 và tàn phá nặng nề công thương Sài Gòn và miền Nam sau 1975 ?

Và còn hàng trăm sai lầm thất bại khôn xiết kể trong suốt 80 năm qua- do Đảng CS chịu trách nhiệm.
Ngay trước mắt đây: Tình trạng khủng hoảng chính trị-kinh tế -xã hội- văn hóa- đạo đức ở nước ta trầm trọng hiện nay.

Đảng sẽ chịu trách nhiệm như thế nào ?

Mấy lời khép lại năm 2013. Hy vọng năm tới có nhiều dấu hiệu triển vọng tươi sáng hơn.


BLOG QUÊ CHOA


Dân luận dẫn theo FB Đinh Hữu Thoại   


NQL: Nhờ thư tuyệt mệnh này người ta mới hiểu vì sao bà  Đặng Thị Kim Liêng tự thiêu. Thật kinh khủng. Bà Liêng chỉ để lại mấy chữ thôi nhưng ta có thể hình dung cả một thảm kịch đằng sau đó.

Theo wikipedia, Ngày 30 tháng 7 năm 2012, trước trụ sở chính quyền thành phố Bạc Liêu, nơi bà cư trú, bà Đặng Thị Kim Liêng đã tự thiêu để phản đối chính quyền Việt Nam trong việc giam giữ và chuẩn bị đưa ra xét xử con gái mình là Tạ Phong Tần.

Bà đã được đưa đi cấp cứu từ Bạc Liêu lên Sài Gòn, nơi có phương tiện y tế hiện đại hơn, tuy nhiên đã qua đời trên đường đi viện vào lúc khoảng 15 giờ 30.

Theo con gái của bà Liêng là bà Tú thì mẹ bà có hành động này là do gần đây gặp nhiều chuyện buồn và việc bà Tần sắp phải ra tòa về tội tuyên truyền chống Nhà nước. Bà nói trong gia đình không ai biết gì về ý định tự thiêu của bà Liêng dù gần đây bà có ‘đủ thứ chuyện buồn’. Sau khi tự thiêu thì bà Liêng đã bị bỏng đến 90% và rơi vào trạng thái hôn mê sâu. Con trai bà khi được vào viện để nhận mặt thì mô tả bà đã "bị cháy đen".

Bà Liêng thọ 64 tuổi.

Bút tích của bà Đặng Thị Kim Liêng, mẹ của tù nhân lương tâm Tạ Phong Tần, mới tìm thấy:
Tại sao tôi phải chết?

Vì chính quyền trù dập. Dùng cơ sở gài bẫy, cột đủ thứ tội, vu khống để lấy nhà của tôi.
Những người tập trung hành sự gồm có cơ sở của An Ninh như:
- Bùi Thanh Đào - Nguyễn Thành Trí.

- Vương Thị Mỹ Dung - Lưu Văn Tháo (?)

- Quách Văn Hiếu - Phan Trung Hiếu

- Bà Dự - cùng một số người khác.

Thừa nước đục thả câu. Mượn gió bẻ măng. Đưa tôi vào con đường chết.

Chúc các người sống vui vẻ hưởng thụ trên cái chết của tôi.

Đặng Thị Kim Liêng




BLOG VIẾT TỪ SÀI GÒN


Người Trung Quốc (lưu vong sang Việt Nam những năm cuối thế kỷ 17 cho đến đầu thế kỷ 18 để tránh sự thanh trừng của nhà Thanh, những người Tàu Minh Hương “phản Thanh phục Minh”) với bề dày ngót nghét ba trăm năm sống trên đất Việt nhưng vẫn ít người xem Việt Nam là quê hương đích thực của họ. Trong khi đó, hơn ba triệu người Việt tị nạn trên nước Mỹ chỉ chưa đầy bốn mươi năm đã xem nước Mỹ là quê hương thân thiết, quê hương thứ hai của mình. Vì sao lại có chuyện như thế? Và luận điểm trên đây có đủ chính xác?

Xét trên góc độ phân tâm học, khi con người, hay một cộng đồng người có đi đến chuyển hóa vùng đất mới lạ trở thành quê hương thứ hai của mình hay không, phải xét trên ba yếu tố: Tâm linh; Văn hóa chính trị và; Kinh tế.

Ba yếu tố này là tam giác đều đảm bảo sự gắn kết bền vững của con người với miền đất mới đó. Nếu một trong ba cạnh của tam giác này bị thiếu hụt, điều đó cũng đồng nghĩa với vấn đề cộng đồng người đó vẫn chưa thật sự gắn kết với miền đất mới của họ.

Thử đặt một hệ qui chiếu căn cứ trên ba yếu tố này để phân tích và đánh giá mức độ gắn kết của người Việt Nam trên đất Mỹ, câu trả lời dễ dàng nhận biết đó là người Việt Nam đã thật sự gắn kết với nước Mỹ và xem đây là quê hương thứ hai của mình.

Về yếu tố tâm linh, có thể nói, cho đến thời điểm hiện nay, cộng đồng người Việt hơn ba triệu người ở Mỹ, nếu họ không phải là những Phật Tử thì cũng là những con chiên ngoan đạo, nhà thờ và nhà chùa cùng những mái ấm tôn giáo khác luôn là nơi dung hòa, gắn kết tâm linh của phần đông người dân Việt với dân Việt, dân Việt với các sắc dân khác trên đất Mỹ.

Và, những sinh hoạt tôn giáo, những hoạt động tâm linh luôn đóng vai trò chiếc chìa khóa mở toang cánh cửa mặc cảm và xóa tan những biên kiến về dân tộc cũng như dị biệt văn hóa, ngôn ngữ bất đồng. Yếu tố tâm linh, tôn giáo dễ dàng dung hòa mọi sắc tộc, ngôn ngữ, biên kiến vào một bầu không khí chung dưới ánh sáng tâm linh và sự dẫn dắt của các bậc giáo chủ, các bậc hiền minh và biểu tượng minh triết của họ.

Yếu tố văn hóa, chính trị tuy được xét sau yếu tố tâm linh nhưng lại đóng vai trò cốt lõi, quyết định có hay không có một sinh quyển trong lành để phát triển tâm linh. Điều này thể hiện trên khía cạnh dân chủ và văn minh của miền đất mới. Một nước Mỹ với nền dân chủ bậc nhất thế giới cùng hệ thống chính trị tiến bộ, văn minh của nó bao giờ cũng đảm bảo cho cư dân Mỹ một nền tảng tự do, nhân quyền để sáng tạo và phát triển mọi mặt. Đây là yếu tố thứ hai quyết định người Việt Nam dễ dàng gắn kết và chuyển hóa nước Mỹ thành quê hương thứ hai của mình.

Yếu tố văn hóa và chính trị cởi mở sẽ dễ dàng chấp nhận một bộ phận cư dân mới sinh sôi, phát triển cùng những hoạt động bảo tồn văn hóa bản quán cũng như những mối liên hệ cật ruột với quê nhà thông qua chia sẻ, cảm thông và hướng về của họ. Những hoạt động kết nối đồng hương, sinh hoạt văn hóa cộng đồng Việt ở Mỹ, đón Tết Việt, hội chợ Tết sinh viên, treo quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa trên đất Mỹ (ở Little Sài Gòn) là minh chứng của sự cởi mở về văn hóa và chính trị của nước Mỹ.

Yếu tố kinh tế, bao giờ cũng là lực đẩy, nó thể hiện bao gồm sự cởi mở về chính trị và tầm cao về văn hóa của một quốc gia. Đương nhiên, một quốc gia với tầm nhìn hạn hẹp, một hệ thống chính trị lạc hậu, bảo thủ sẽ chẳng bao giờ trở thành một quốc gia có nền kinh tế hùng cường được. Và một khi nền kinh tế què quặt bởi sự chi phối của hệ thống chính trị sẽ dẫn đến ý thức thực dân, khai thác ở những cư dân mới nhiều hơn là gắn kết cuộc đời và tương lai của mình vào đó. Đất Mỹ hoàn toàn đảm bảo những phúc lợi xã hội chính đáng cũng như sự vững chãi về kinh tế để hấp dẫn bất kỳ cư dân mới nào.

Và đương nhiên, đất Mỹ nghiễm nhiên trở thành quê hương thứ hai của người Việt lưu vong. Một miền đất mà những con người không chịu nổi chế độ Cộng sản độc tài, hà khắc và tàn nhẫn đã vượt biển, vượt biên để tìm cách lưu trú trên đất này. Vùng đất mới đã mở ra một quê hương mới cho hơn ba triệu con người, hơn ba triệu con tim khao khát dân chủ, tiến bộ và tự do. Đất Mỹ là quê hương thứ hai của người Việt Nam tị nạn sau 30 tháng Tư năm 1975, đây là một hiển nhiên.

Người Trung Quốc với bề dày hơn ba trăm năm sống ở Việt Nam và một số người Trung Quốc mới sang Việt Nam trong thời gian gần đây, có bao giờ họ xem quê Việt Nam là quê hương thứ hai của họ? Câu trả lời là đã có một thời gian ngắn dưới sự thống lãnh của triều đình nhà Nguyễn, người Tàu Minh Hương đã xem Việt Nam là quê hương, nhưng thời gian ấy kéo dài không bao lâu. Vì sao?

Vì dưới triều đình nhà Nguyễn, thời mà biên giới nước Việt đang dần mở rộng về phía Nam với hàng loạt vùng lãnh thổ mới được mở ra nhưng cư dân thưa thớt. Một đoàn người do vị tướng “phản Thanh phục Minh” đang trốn chạy triều đình Mãn Thanh, sang xin tá túc trên đất Việt, gặp được sự thông cảm và che chở cũng như dung nạp của vua nhà Nguyễn, họ dễ dàng sinh sống, phát triển và hòa nhập với cư dân bản địa để trở thành một tập hợp Minh Hương trên xứ Việt.

Xét về khía cạnh tâm linh, trong thời điểm này, không có chính sách đàn áp về tôn giáo ở cả hai miền đất nước, xét về góc độ kinh tế, đây là mảnh đất màu mỡ mà người Minh Hương dễ dàng hội nhập, làm ăn, kinh doanh và phát huy những giá trị văn hóa bản quán của họ, đạo Phật chưa nằm trong hệ thống Phật Giáo Nhà Nước cũng là một chiếc nôi tâm linh rộng thoáng, dễ dung hợp các sắc tộc, các nền văn minh, văn hóa. Hơn nữa, đây là thời điểm Thiên Chúa Giáo du nhập Việt Nam, tư tưởng phương Tây đang sinh sôi nảy nở trên đất Việt cùng tư tưởng rộng thoáng, cởi mở và hấp dẫn.

Có thể nói, dưới thời nhà Nguyễn, người Minh Hương đã thật sự xem nước Nam là quê hương thứ hai của họ. Nhưng đến những năm 1975 trở về sau, mọi sự đã hoàn toàn thay đổi. Sự thay đổi này xoay quanh trục phát triển của tâm linh, văn hóa, chính trị và kinh tế.

Một nền chính trị độc tài Cộng sản xã hội chủ nghĩa với hàng loạt chính sách hà khắc, không có tự do tôn giáo, không có tự do kinh tế, văn hóa và mọi yếu tố liên đới đều bị bóp nghẹt dưới bàn tay bao cấp, quản lý nhà nước và theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhân quyền bị giết chết, dân chủ là một khái niệm phù phiếm dưới thời nhà nước Cộng sản. Như vậy, mọi yêu cầu để giao thoa và chuyển hóa từ bản quán đến quê hương thứ hai đã hoàn toàn bị cắt đứt.

Rời xa một nước (triều đình Mãn Thanh trước đây và Trung Quốc Cộng sản hiện tại) để sang một nước Việt Nam Cộng sản đàn em, vừa độc tài lại vừa nhược tiểu, thử nghĩ, người ta sẽ chọn đâu là quê hương của họ? Đương nhiên, người Trung Quốc hiển nhiên và được quyền xem Việt Nam là một thuộc địa mới, là mảnh đất màu mỡ để họ khai thác tài nguyên, khai thác mọi thứ tài sản kể cả sức lao động con người và nhân tính Việt để biến thành một thứ sản phẩm trên thị trường Trung Quốc. Bởi vì ngoài khả năng cho phép khai thác thuộc địa ra, Việt Nam chẳng có yếu tố nào đủ hấp dẫn để người Trung Quốc chuyển hóa thành quê hương thứ hai của họ.

Người Việt bỏ trốn một chế độ độc tài để tìm sang một thể chế dân chủ, người Trung Quốc rời khỏi Trung Quốc Cộng sản để sang một nước Việt Nam cũng là Cộng sản độc tài, hội tụ đủ yếu tố tàn nhẫn và lạc hậu của chế độ chính trị nơi bản quán, cộng thêm yếu tố nhược tiểu. Đương nhiên, với thể chế Cộng sản, Việt Nam chẳng bao giờ đủ hấp dẫn để người Trung Quốc xem đây là quê hương của mình cả!

Và, khi nào Việt Nam hội tụ đủ các yếu tố dân chủ, nhân quyền, tự do, cởi mở, chí ít cũng ngang hàng với Đại Hàn Dân Quốc thì lúc đó, Việt Nam nghiễm nhiên trở thành quê hương thứ hai của người Trung Quốc. Bằng chứng là người Trung Quốc sống ở Hàn Quốc chẳng bao giờ khai thác nước Hàn Quốc như một thuộc địa của Trung Quốc được. Nhưng với Việt Nam, đây là một thuộc địa mới của người Trung Quốc. Và một khi khai thác thuộc địa đạt được những lợi nhuận nhất định, cấp độ của nó sẽ nâng lên tầm thống trị, lúc đó, Việt Nam dễ dàng trở thành một tỉnh lị trực thuộc Trung Quốc.

Vấn đề hiện tại, nếu chế độ Cộng sản độc tài còn tồn tại, thì tương lai thuộc địa, nô lệ của Việt Nam đối với Trung Quốc chỉ là chuyện thời gian!