Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2014
LỜI CHÚC ĐẦU NĂM
Kính thưa quý Bạn Đọc và Văn Hữu, Thân Hữu,
Tính đến
nay, Tết Giáp Ngọ này là cái Tết thứ tư của Diễn Đàn Thế Kỷ. Từ ngày ra đời, mỗi
ngày Diễn Đàn Thế Kỷ đã đều đặn gửi đến quý vị một trang báo mới, nhờ đó một mối
cảm tình và tin cậy đã thành hình giữa người đọc, người viết và Tòa soạn.
Trước thềm
Năm Mới Giáp Ngọ, Diễn Đàn Thế Kỷ mong ước niềm tin yêu ấy ngày thêm vững chắc,
và kính chúc quý Độc Giả, quý Văn Hữu, Thân Hữu cùng các báo tờ Báo Bạn trên mạng
một Năm Mới nhiều thuận lợi và sức khỏe để cùng nhau thực hiện tốt đẹp những
hoài bão chung của chúng ta.
Diễn Đàn Thế Kỷ
Diễn Đàn Thế Kỷ
Ghé thăm các Blogs: 31/01/204
![]() |
Photo: Internet |
BLOG HIỆU MINH:
Như tin VNN đã đưa, với hành vi lừa đảo chiếm đoạt gần 4.000 tỷ đồng, Huỳnh Thị Huyền Như bị HĐXX tuyên phạt mức án tù chung thân. Bên cạnh đó, xét thấy Vietinbank hoàn toàn không hay biết quá trình Huyền Như lừa đảo nên tòa tuyên án Vietinbank không phải bồi thường.
Hạ Long Bụt sĩ LVV - Một vòng ngựa chạy 60 năm (1954-2014)
![]() |
Photo: Internet |
Giáp Ngọ 1954
Sáu mươi năm trước, chiến tranh Việt Minh-Pháp đến hồi kết, ở Hà Nội không khí vẫn thanh bình, Tết năm Ngọ chợ phiên quanh Hồ Gươm, quán sạp chạy từ Trường Thi tới Hàng Đào Hàng Ngang, khăn quàng xanh đỏ trên áo nhung
thiếu nữ Hà thành bay bay trong làn mưa phùn mỏng… Sáng Mùng Một đài phát thanh phát lời chúc Tết của Quốc Trưởng Bảo Đại, vị Chúa Nguyễn cuối cùng của dòng chính vương đạo Việt, lời ngọt ngào thân mật gửi toàn dân từ Bắc tới Nam, một quốc gia VN thống nhất tưởng như sáng sủa đẹp đẽ nếu không có làn sóng đỏ Nga-Tầu tràn vào!
Ngự Thuyết - Khăn Tương Tư
Photo: Internet |
Trùng Dương - Ngày Xuân Nói Chuyện… Hoa Thạch Thảo
![]() |
Photo: Internet |
Giữa tháng 10 vừa qua tôi có dịp ghé Austin để cùng với một
phái đòan Hội Bảo tồn Văn hoá và Lịch Sử Người Việt tại Mỹ đi New Orleans làm công
tác. Chủ nhà nơi tôi tá túc ở Austin, anh Triển, ông xã của Triều Giang, một
người rất mê cây cảnh, khoe mấy chậu hoa thạch thảo mới gầy được, xin cành của
“mấy chị Trưng Vương bên Houston”. Nghe câu hát Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo / Em nhớ cho mùa thu đã chết rồi…
trong bài “Mùa thu chết”, Phạm Duy phổ nhạc thơ Bùi Giáng dịch thơ Guillaume
Apollinaire, bài “L’Adieu”, đã nhiều lần nhưng chưa bao giờ thấy hoa thạch thảo
cả, nên tôi cũng tò mò muốn biết mặt mũi cái hoa thạch thảo nó ra làm sao.
Trần Mộng Tú - Những Cánh Mai Trong Tách Trà
![]() |
Photo: Internet |
Hà
có cái thú thích tìm vào những tiệm bán đồ cũ. Đi tới một thành phố lạ, bao giờ
Hà cũng liếc nhìn bên đường xem có tiệm nào kẻ cái bảng Antiques Store là nàng
phải tìm thời giờ ghé vào. Nàng thích chạm tay vào những cái chén trà, cái nón
vải, cái áo len, cái dây đeo cổ, cái khung hình hay bất cứ một cái gì trong tiệm
bán đồ cũ. Đối với Hà mỗi vật thể đó nó cất giấu cả một linh hồn thiêng liêng và
bí mật.
Nguyễn Mộng Giác - Tiếng Đàn Thầm
![]() |
Photo: Internet |
"Lợi đâu không thấy, chỉ thấy cái cảnh cuốc bộ hộc xì dầu mà thôi. Em bắt anh ôm xách đủ thứ lỉnh kỉnh, không còn thấy đường mà đi nữa. Em coi thử có chiếc cyclo nào không, kêu lại chở một lượt về thẳng nhà cho khỏe".
Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014
Nguyễn Hiền, nhạc, thơ tràn muôn lối
nhạc, thơ tràn muôn lối”...
(Nguyễn
Hiền & Kim Tuấn)
“Hôm ấy là ngày mùng 5 Tết năm
1962, tôi đến sở làm trong lúc đất trời vẫn còn hương vị Tết. Một người bạn rủ
ra ngoài ăn sáng, lúc trở về, thấy trên bàn giấy có một tập thơ mỏng, tôi bèn lật
qua xem thử thì gặp bài thơ năm chữ ‘Nụ hoa vàng ngày xuân’. Ðọc qua thấy hay
hay và đang lúc lòng còn hưng phấn với không khí xuân tràn trề, tôi nảy ra ý định
phổ nhạc bài thơ ấy. Giấy nhạc không có sẵn, tôi phải kẻ khuôn nhạc bằng tay,
và chỉ độ một, hai tiếng là xong bài nhạc. Xong, tôi cất vào ngăn kéo bàn làm
việc... Sáng hôm sau có anh chàng trẻ tuổi đến tìm tôi, tự giới thiệu tên mình
và cho biết, ‘Hôm qua em có đến tìm anh để biếu anh tập thơ bốn mươi bài, nhưng
không gặp được anh.’ Tôi nói, ‘Hóa ra anh là tác giả bài thơ xuân ấy! Tôi vừa mới
phổ nhạc bài thơ của anh xong.’ Anh ta ngạc nhiên và rất vui khi tôi lấy bài nhạc
trong ngăn kéo ra và… hát cho anh ta nghe. Tôi lấy câu đầu của bài thơ đặt tên
cho bài nhạc, ‘Anh cho em mùa xuân’...”
Trần Mộng Tú - Giọt Cà-phê hải đảo
Cuối
năm trời se lạnh
lòng
buồn như chỉ se
chân
lang thang vô định
ghé
vào quán cà phê
Nguyễn Hưng Quốc - Trận đánh vào các huyền thoại
![]() |
Photo: Internet |
Nếu huyền thoại là chất dinh dưỡng cho các chế độ độc tài thì, để chống lại độc tài và để tranh đấu cho dân chủ, một trong những việc làm cần thiết nhất là đánh vào các huyền thoại.
Làm sụp đổ các huyền thoại cũng là làm sụp đổ một trong những nền móng văn hóa của độc tài.
Làm sụp đổ các huyền thoại cũng là làm sụp đổ một trong những nền móng văn hóa của độc tài.
Trịnh Thanh Thủy - Xuân về bóc lịch, sống lâu
Trịnh Thanh Thủy -
Bố tôi dù đã định cư ở nước ngoài hơn 30 năm vẫn còn giữ phong tục thích bóc lịch mỗi ngày. Theo thông lệ, người sai tôi đi mua lịch bóc ngày như mọi năm. Mỗi lần bóc lịch người lại đếm thầm, thêm một ngày trường thọ. Nhưng mấy hôm nay, mỗi lần bóc lịch người cứ nói hoài một câu“Sống lâu, khổ quá”. Đó là câu nói mà ông lảm nhảm mãi từ lúc ông ở bệnh viện về. Trong một buổi sáng ngồi tắm làn nắng ấm dịu nhẹ của mùa đông Ca li trước hiên nhà, bố tôi bỗng dưng bất tỉnh và gục xuống, lay mãi không dậy. Sức nặng của tuổi tác, bề dày của thời gian, áp lực của bệnh tật, đè sâu xuống bờ vai gầy người đàn ông 89 tuổi như một thách đố của thượng đế dành cho ông. Thêm vào cơn áp suất mắt Cườm ướt (Glaucoma) lên cao, ông vừa mất đi toàn thể ánh sáng cuộc đời cách đây ba tháng. Được đưa vào bệnh viện, ông tỉnh lại và rất khổ sở khi xem những thử nghiệm để truy tìm căn nguyên cơn hôn mê như một hình phạt gớm ghiếc của y học. Ông nói với bác sĩ rằng, nếu không được cho về nhà, ông sẽ cắn lưỡi tự tử. Cuối cùng, ông được về sau một tuần. Câu ông dặn người nhà lúc bước ra khỏi bệnh viện là, từ rày về sau cứ để ông chết ở nhà, dù ông có việc gì.
Câu than thở của ông “Sống lâu, khổ quá”, thấm vào óc tôi, ám ảnh dai dẳng, ngân nga như một tiếng chuông nghịch lý. Từ thuở bé, mỗi khi đứng xếp hàng mừng tuổi ông bà cha mẹ, ông thường dạy tôi “Nhớ chúc ông bà sống lâu trăm tuổi nhé”. Tôi chắc chắn nhiều gia đình Việt Nam cũng dạy con cháu mình truyền thống này. “Sống lâu” hay “Trường thọ” đã trở thành một ước muốn bất biến của con người từ Đông qua Tây, từ cổ chí kim. Biết bao ông vua, các nhà độc tài nắm quyền bính trong tay, các khoa học gia, nhà nghiên cứu đã nhọc công đi tìm phương thuốc được sống lâu và sống mãi. Thành Cát Tư Hãn, người hung hăng tay kiếm, tung mình trên chiến mã chinh phục năm châu cũng thèm khát được sống lâu, được trường sinh, bất tử. Người Tiều, Trung Quốc, mỗi lần mừng tiệc sinh nhật ai, phải có món mì xào ”long life” với sợi mì rất dài và dai đặc biệt để chúc con người sống dài và dai như sợi mì.
Tuy nhiên, vấn đề then chốt ở trong việc sống lâu không phải là kéo dài tuổi thọ mà chính là sống khoẻ. Hơn nữa, cái nghịch lý của sống lâu lại là sống khổ.
Phương Tây thường có câu “Live long, live healthy”. Ngày nay ngoài ước vọng sống lâu con người còn đòi hỏi sự khoẻ khắn làm mục đích tối hậu của tuổi già. Sự tiến bộ của khoa học, cộng thêm kỹ nghệ điện toán phát triển nhanh khiến ngành y khoa tân tiến hơn, đã kéo dài đời sống con người. Đối với những căn bệnh nan y, bây giờ con người có thể được chữa lành hoặc có khả năng làm chậm lại sự phát triển và kéo dài thêm sự sống.
Chúng ta có thể thấy rõ con người sau thế kỷ 20, có đời sống dài hơn các thế hệ cha ông, từ 50 tới 75 tuổi trở lên. Sự gia tăng này là kết quả của nhiều yếu tố gom lại, nhờ thuốc men, dinh dưỡng, và sự phát triển của sức khoẻ cộng đồng. Trong các nước tiên tiến, nguồn thực phẩm được cung cấp và vệ sinh cũng đóng những vai trò quan trọng. Thuốc chủng ngừa và kháng sinh làm giảm số tử vong của trẻ em. Sự giáo dục và ý thức được lợi ích của đời sống lành mạnh, thể dục, cùng sự ngăn cấm hút thuốc được áp dụng nơi công cộng đã giảm được tỷ lệ của người hút thuốc. Con số thấy được rất đáng khích lệ ở các quốc gia đã phát triển là tuổi thọ trung bình lên tới tuổi 80. Theo mức thống kê của UN, trong giai đoạn từ năm 2005 tới 2010, tuổi thọ trung bình của thế giới là 67.2 tuổi. Riêng ở Nhật tuổi thọ trung bình lên đến cao nhất là 82.6, Hồng Kông 82.2, Ái Nhĩ Lan 81.8 và Anh Quốc 79.7.
Đi ngược lại thời cổ sơ, lúc còn Đế Quốc La Mã, con người trung bình chỉ sống khoảng từ 22 tới 25 năm. Vào năm 1900, chỉ tới 30 tuổi và 1985, con người bỗng sống dài lâu hơn tới 62 tuổi.
Tôi nhớ VN chúng ta có bài hát “60 năm cuộc đời”. Nhạc sĩ Y vân đã sáng tác bài này trước năm 1975, khi ấy tuổi thọ con người trung bình khoảng 60 tuổi. Bố tôi ngày ấy hay nói, đời bố chỉ mong sống được tới 60 là đủ rồi. Người đã sống đến 89 tuổi và 29 năm sống thêm là tặng vật của thượng đế. Nhưng tại sao người không cảm thấy mang ơn món quà hy hữu này? Cuộc sống bố tôi, từ bé đến già phải nói là lành mạnh, ông không rượu, trà, hút thuốc. Thời trai tráng có học võ và từng làm võ sư. Răng ông tốt đến nỗi nha sĩ phải ngạc nhiên khi đến tuổi 89 ông không có cái răng sâu (cavity) nào. Tuy nhiên, 20 năm trước ông bắt đầu bị ung thư ruột già. Vì được phát giác sớm, bác sĩ cắt bỏ khúc ung thư và may mắn bệnh ung thư đã tuyệt căn đến bây giờ. Chỉ có một nỗi khổ đeo đẳng ông suốt những năm tháng dài sống thêm là đời sống ông lúc nào cũng quanh quẩn bên cái cầu tiêu. Mỗi 15 hay 20 phút ông phải vào nhà cầu một lần vì khúc ruột già còn lại của ông không còn đủ sức để giữ những cặn bã thừa của cơ thể. Tôi không hiểu thời trẻ ông luyện võ ra sao, nhưng lúc về già ông là một người chịu đau kém, lúc nào ông cũng than thở sống khổ và đòi chết. Giữa ranh giới của ước vọng muốn chết vì bệnh tật và ý chí sinh tồn, tôi thấy bố vẫn can đảm sống hơn là buông xuôi.
Việc làm hàng ngày của tôi có liên quan tới việc tiếp xúc với những người già trên 65 tuổi. Tôi nhận ra họ có rất nhiều bệnh lặt vặt. Không cao máu, cao mỡ, thống phong(gout), thì phong thấp, tiểu đường. Mắt không cườm nước, cườm khô (Cataract) thì cũng kém nhãn lực. Ai cũng biết sau 60 cơ thể con người suy yếu từ từ, ngày một tàn rụi dù sự tân tiến của y khoa, thuốc men, có giúp ích rất nhiều trong việc trợ giúp sự duy trì và giảm đau. Sau tuổi 80, hầu như người nào cũng chịu sự thoái hoá của não và phần lớn đi vào sự lú lẫn, mất trí nhớ, bố tôi không là ngoại lệ.
Bệnh Alzheimer (lú lẫn, mất trí nhớ) đã cướp đi trí nhớ của con người, mang đến những bi kịch cho người mang bệnh cũng như gia đình người bệnh. Ai đã từng có người thân bị bệnh này, ắt hiểu sự phiền nhiễu và khổ tâm của nó mang đến to lớn đến dường nào. Sự sa sút trí tuệ (dementia) làm bệnh nhân mất khả năng về trí lực và giao tiếp xã hội gây nên nhiều khó khăn cho cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra tính hay quên tăng dần làm con người mất khả năng phán đoán và suy xét khiến bệnh nhân thành người có tính khí bất thường. Họ cố chấp, nghi ngờ tất cả mọi điều, mọi người quanh mình và cách ly với xã hội. Mẹ người bạn tôi cũng vậy, bà không cho ai lại gần, kể cả con cái mình. Bà không nhận ra hai đứa con gái và không cho họ vào nhà để chăm sóc bà, trừ người con trai là người bà tín cẩn và trao hết quyền tư hữu cũng như tài sản cho người đó. Bố một người bạn khác thì nghi ngờ người con chăm sóc cho ông ăn cắp tiền bạc của ông đã cất dấu vì ông không nhớ cất tiền ở đâu. Một bệnh nhân khác bị bệnh này kiêm tiểu đường, tối ngày cứ tìm khắp nhà nơi nào có đường thì lấy ra ăn hết hũ này tới hũ khác hoặc có khi ăn cơm mà không biết no. Còn một cụ ông đã qua tuổi 94 nhưng vẫn còn khoẻ mạnh, tập thể dục đều đặn, không bệnh tật nhiều nhưng không con cháu nào chịu ông nổi vì ông rất ngoan cố, không chịu ăn với con cái, đòi nấu lấy một mình. Mỗi lần nấu ăn xong, ông bày đầy ra nhà, rồi quên tắt lửa, con cái đi làm không có nhà, ai cũng hoảng vía vì ông suýt làm cháy nhà. Ông không chịu vào viện dưỡng lão, sống share phòng với ai chịu cho ông share, nhưng ở vài ngày rồi họ lại đuổi ông ra. Rõ khổ!!!
Khổ nhất là phối ngẫu của người bệnh đã trở thành nạn nhân của sự nghi ngờ. Bố tôi bỗng nhiên trở nên một người ghen tuông vô kể, chỉ vắng mẹ tôi vài phút là ông nghi ngờ mẹ tôi bỏ ông, theo người khác dù mẹ tôi là bà lão đã mù một mắt. Lúc bố còn sáng mắt, có lần khi đi dạo bộ một mình (mẹ tôi đang ở nhà làm thức ăn sáng), ông nhìn thấy hai ông bà hàng xóm đi bộ ngang qua, mà người phụ nữ có chiếc áo na ná giống áo mẹ tôi. Thế là ông chạy về nhà nói mẹ tôi ngoại tình đi với ông nào đó và đòi xách súng qua nhà hàng xóm bắn người đàn ông. Chúng tôi phải tìm cách tịch thu cây súng của ông. Ông trở thành một người khác hẳn với người cha hiền từ, thương vợ con, bạn bè và rất thương người của ngày xưa.
Theo thống kê thì phụ nữ bị bệnh này nhiều hơn nam giới vì phụ nữ sống lâu hơn. Tôi không biết đây là một điều may, điều đáng buồn, hay bất hạnh. Khi đi thăm một viện dưỡng lão ở quận Cam, Cali, tôi thấy có nhiều phụ nữ ở viện hơn. Trong các nước kỹ nghệ tân tiến, đàn bà sống lâu hơn đàn ông từ 5 cho đến 10 tuổi. Gần 85% người sống trên 100 tuổi là phụ nữ. Lý do của sự khác biệt này tùy thuộc rất nhiều vào các yếu tố sinh lý và xã hội. Gần đây trong một báo cáo của tờ Gender Medicine, họ đã nghiên cứu sâu hơn về cái khoảng cách kỳ lạ này. Họ tìm ra quý ông chết sớm hơn quý bà, một phần do DNA và tế bào của các chất kích thích tố dễ bị thương hại khi bị nhiều áp lực. Nghĩa là các ông không chịu đựng giỏi bằng các bà nếu các ông bị nhiều áp lực. Điều rõ ràng là đàn bà có 2 nhiễm sắc thể X còn đàn ông chỉ có 1X. Hơn thế nữa các ông dùng thể lực nhiều, khiêng vác nặng nên dễ bị chấn thương hơn các bà. Họ còn ăn uống không cẩn thận, hút thuốc, uống rượu, liều lĩnh, mạo hiểm, bị rủi ro hơn và gánh vác nhiều vai trò hơn phụ nữ ngoài xã hội. Điển hình là bố tôi, khi ông bệnh ông chịu đau không nổi. Tôi biết một người từng làm MC ở quận Cam, ông vừa qua đời vào tuổi 61 vì không chịu kéo dài cuộc sống. Ông bị bệnh sau hai năm nằm liệt giường, từ chối lọc thận (Dialysis) do không chịu nổi phản ứng phụ của việc này là ói mửa, không ăn được, ông để mặc cho độc tố trong người phát ra và bằng lòng ra đi để không chịu đời sống đau đớn nữa. Bố tôi cũng thế, ông cảm thấy ông đã sống đủ và chịu mọi thăng trầm của cuộc sống. Chúng tôi, ông và bác sĩ vừa ký giấy The Contract for Compassionate Care, một giấy cam kết hợp pháp giúp cho ông ra đi bình thản khi ông có triệu chứng sắp chết và được chết ở nhà. Giấy này từ chối mọi sự trợ giúp y khoa như thuốc kháng sinh, ống truyền thức ăn hay các phương tiện kéo dài sự sống không tự nhiên.
Chúng ta ai cũng thấy rõ những tiêu cực của tuổi già, thể chất kém, trí tuệ suy, vậy thì làm sao mà “Sống lâu, sống khoẻ” được. Do đó chỉ còn cách là sửa soạn tập luyện cả hai mặt trí tuệ và thể lực trước khi tất cả suy sụp. Rèn luyện thể lực bằng nhiều cách, thể dục, ăn kiêng, buông bỏ những thứ có hại cho sức khoẻ. Mặt tinh thần còn quan trọng hơn nữa. Tìm về tôn giáo là nơi nuôi dưỡng, đào tạo sự bình an tinh thần của con người lúc sắp ra đi hữu hiệu nhất. Kiếm cho mình những thú tiêu khiển lành mạnh giúp mình bận rộn và rèn luyện não tiếp tục làm việc. Tỷ như đọc sách, chơi âm nhạc, hội hoạ, máy tính, thơ văn, thưởng cảnh, chơi cá, chơi hoa v..v…
Cuối cùng có một điều tôi thấy có lẽ giúp cho việc “Sống lâu, sống khoẻ” là tập chịu đựng để có một khả năng kiên cường chống lại sự “Sống lâu, sống khổ”. Được như thế chúng ta mới tiếp tục sống và chịu được trái đắng hơn là hoa quả ngọt ngào của thượng đế trao cho chúng ta lúc cuối đời như câu ví von của Robert Louis Stevenson.
“Sự khác biệt giữa một bữa ăn tối ngon miệng và đời sống trường thọ là món tráng miệng ngọt ngào được đem ra sau cùng, trong khi càng sống lâu thì càng thấy khổ”.
Trịnh Thanh Thủy
Hùng Tâm/Người Việt - Tương lai Trung Quốc
Hùng Tâm/Người Việt -
Hãy quẳng gánh lo mà nghĩ cho mình
Trung Quốc đang là mối quan tâm của thế
giới. Thế giới đó có các doanh gia và chiến lược gia Hoa Kỳ khi họ nghĩ đến
quyền và lợi của nước Mỹ. Thế giới đó có các nước Á Châu, từ Ấn Ðộ Dương qua
Thái Bình Dương, từ Ấn Ðộ tới các nước Ðông Nam Á và Nhật Bản. Thế giới đó cũng
có Việt Nam và hơn 90 triệu người ở trong và ngoài nước. Cho một số tất niên
trước thềm năm mới, “Hồ Sơ Người-Việt” xin vén mở tương lai về Trung Quốc - hoàn
toàn dựa trên những dữ kiện của thực tế.
Thực tế về Trung Quốc
Trung Quốc có một lãnh thổ bát ngát bằng diện tích của nước Mỹ, là 10 triệu cây
số vuông.
Nhưng Trung Quốc có một lãnh thổ nghèo, rất thiếu hai phương tiện sinh sống căn
bản cho con người là đất canh tác và nước ngọt. Diện tích khả canh, có thể canh
tác được, của Trung Quốc chỉ bằng một phần ba của trung bình toàn cầu. Nếu tính
theo đầu người của xứ này thì lượng nước ngọt, từ sông hồ đến giếng sâu và cả
nước mưa, thuộc loại thấp nhất Á Châu, và Á Châu thiếu nước nhất trong các lục
địa của thế giới.
Lãnh thổ của Trung Quốc lại có những khác biệt chết người. Ðó là một vòng bao
lơn hiểm trở khắc nghiệt vây quanh và nhìn xuống vùng đất tương đối phì nhiêu
hơn ở phía Ðông, gần duyên hải. Xưa nay, biển người từ bao lơn ba phía đổ xuống
vùng Trung Nguyên đã làm nên lịch sử hợp tan của Trung Quốc. Nếu biết nhìn vào
địa dư người ta cũng có thể hiểu ra một phần của lịch sử.
Với thực tế ngàn đời ấy, lần đầu tiên trong lịch sử, Trung Quốc đã có hơn 30
năm tăng trưởng từ 1979 đến 2009, trung bình là tăng 10% một năm. Từ một quốc
gia có hơn một tỷ 300 triệu người, đà gia tăng ấy quả nhiên là đáng kể. Những
người lãnh đạo Trung Quốc và giới kinh doanh làm ăn tại đây đều ngợi ca rằng
đấy là sự kỳ diệu, một phép lạ kinh tế.
Nhưng sự thật thì Trung Quốc vẫn là một nước cực nghèo. Hãy nói về cái nghèo
đó.
Cả thế giới cứ nói đến các đại gia mới nổi của Trung Quốc, thành phần tỷ phú
đang làm loại sản phẩm xa xỉ đắt tiền tăng giá lên trời. Nhưng theo thống kê của
nhà nước Bắc Kinh, chỉ có 60 triệu người là có lợi tức đồng niên nhiều hơn hai
vạn đô la. Sáu mươi triệu người thì đông thật, nhưng là thiểu số hơn 4% giữa
một tỷ 350 triệu người.
Lợi tức trung bình của dân Mỹ là 53 ngàn đô la và của dân Tầu là 10 ngàn hai
trăm đô la. Con số trung bình ấy che giấu nhiều chuyện khác: khoảng 600 triệu
người không kiếm ra hai đồng một ngày để sống. Có 400 triệu người khá giả gấp
đôi vì kiếm được từ hai đến bốn đô la một ngày. Vị chi, có một tỷ người Tầu
chưa đạt mức lợi tức bần cùng là bốn Mỹ kim một ngày!
“Hồ Sơ Người Việt” cứ nói đến lời ngợi ca của doanh gia Mỹ về triển vọng kinh
tế Trung Quốc. Ăn cây nào họ rào cây nấy. Nhưng sự thật thì kinh tế Trung Quốc
làm giàu cho các tổ hợp như Wall Mart, Home Depot hay Carrefour của Pháp. Và cả
một khu vực duyên hải lại gắn bó và gần gũi với Wall Mart hay Apple hơn là với
các tỉnh khác ở bên trong. Nghĩa là kinh tế Trung Quốc lệ thuộc vào giới tiêu
thụ ở bên ngoài, trong các nước giàu có tại Hoa Kỳ hay Âu Châu.
Nếu giới tiêu thụ đó từ chối thì hàng hóa “Made in China” dù có rẻ mạt vẫn vượt
khỏi sức mua của đa số người dân Hoa lục. Bài toán của lãnh đạo Bắc Kinh là
nâng sức mua đó, nhưng họ không có giải pháp kỳ diệu!
Từ kinh tế mà nhìn ngược về lịch sử, người ta thấy rằng trong quá khứ, Trung
Quốc đã từng có những bước nhảy vọt và thời nguy nàn. Sau giai đoạn mộng mị của
Mao Trạch Ðông, nếu xứ này có vọt lên trong ba thập niên thì cũng sẽ có lúc
tuột xích, nhất là khi lãnh đạo không tìm ra cái phép thần thông để giải quyết
tình trạng nghèo khốn và khác biệt ở bên trong.
Ra khỏi lãnh vực kinh tế, nhiều
người lạc quan cũng nói đến một tương lai khác, là khi Trung Quốc có thể dân
chủ hóa và tiến tới thể chế liên bang. Ðây là chuyện mộng mị khác.
Ða số người dân Trung Quốc rất hài
lòng với hiện tại. Họ hãnh diện về sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Trung Quốc và
chưa từng say đắm nguyên tắc dân chủ. Những người có trí nhớ sâu xa nhất, lên
tới trăm năm về trước, thì còn e sợ dân chủ như đã thấy dưới thời Cộng Hòa của
Trung Hoa Dân Quốc. Họ coi đó là mầm đại loạn và nội chiến.
Trong cái DNA của họ chưa hề có tế bào dân chủ.
Quốc gia rộng lớn này đang trở về trạng thái cũ, chẳng có gì là phép lạ. Và nếu
trạng thái cũ có là nội loạn thì cũng chỉ là truyền thống.
Cận cảnh của Trung Quốc
Nói về những chuyện xa xôi, lớn lao hay mơ hồ như kinh tế xã hội của trăm năm
thì nhiều người khó mường tượng ra thực tế trước mắt, nhìn trong cận cảnh.
Thực tế trước mắt là các doanh nghiệp quốc tế đều đang nhìn lại Trung Quốc, và
nhìn qua xứ khác trước khi xứ này có loạn. Có ba lý do đều chính đáng cho sự
chuyển hướng ấy.
Thứ nhất là sau hai chục năm mở cửa đón nhận các tổ hợp quốc tế đầu tư vào
trong nước, doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc đã học được một số bí quyết
làm ăn và với quyền lực chính trị trước đây không hề có, lãnh đạo các tập đoàn
kinh tế nhà nước không muốn chia phần cho thiên hạ. Là trung ương ủy viên có
ảnh hưởng, họ bắt đầy gây khó cho doanh nghiệp ngoại quốc. Ăn của địch để đánh
địch là một phép khôn ngoan đã từng có trong Binh pháp Tôn Ngô!
Thứ nhì, ưu thế của thị trường Trung Quốc là dân nhiều lương rẻ nay đã không
còn. Dân số Trung Quốc hết tăng, vựa người từ thôn quê ra tỉnh kiếm việc đã cạn
dần và thợ thuyền ở tỉnh muốn phải có lương cao hơn. Trung Quốc bị nạn thiếu
người và mức lương tối thiểu khoảng 300 đô la một tháng hết được coi là rẻ, vì
gấp đôi Việt Nam, gấp ba Cam Bốt, gấp bốn năm lần mức lương của Bangladesh hay
Miến Ðiện. Bị nhà nước gây khó và công nhân đòi tăng lương, doanh nghiệp quốc
tế đã thất vọng về thị trường Trung Quốc.
Thứ ba, thị trường này sẽ không tăng mà có khi lại gặp loạn.
Thị trường này không tăng và tốc độ 10% một năm đã hết. Ðầu tiên là sức người
có hạn, dân số đã hết tăng mà còn bị lão hóa. Năng suất cũng vậy khi giảm dần
vì kinh tế bước qua hình thái khác. Khi thấy đà tăng trưởng sút giảm dưới 8%,
lãnh đạo xứ này đã ồ ạt bơm tiền. Tín dụng đổ ra có thể chảy vào ba ngả, là đầu
tư sản xuất cho số cung, là tiêu thụ để nâng số cầu, hay đầu cơ để làm giàu cho
các đại gia. Vì những lệch lạc ngay trong cơ chế kinh tế và chính trị, lượng
tiền bơm ra đã chảy vào khu vực nhà nước, chứ không vào sức mua của người dân,
và từ khu vực nhà nước chảy qua lãnh vực đầu cơ.
Nạn đầu cơ thổi lên bong bóng và khi bể thì sẽ như Nhật Bản hơn 20 năm trước.
Nhưng khủng hoảng kinh tế trong một xứ độc tài lại dễ đưa tới khủng hoảng chính
trị. Nghịch lý ở đây là các doanh nghiệp quốc tế càng rút chạy thì nguy cơ bể
bóng càng tăng và đấy là mầm khủng hoảng tài chánh, rồi kinh tế.
Khi thị trường cổ phiếu tại Mỹ sụt giá mạnh từ tuần qua cho đến hôm qua, một
trong những nguyên nhân chính là mối lo của giới đầu tư về kinh tế Trung Quốc!
Kết luận ở đây là gì?
Hãy quẳng gánh lo mà nghĩ cho mình. Nghĩ cho mình là cho Việt Nam. Ðừng phục
Trung Quốc như đã từng trong cả ngàn năm. Hãy tin vào dân mình để tìm ra ngả
khác. Ðấy là ước nguyện cho năm Giáp Ngọ khang cường.
Lê Diễn Ðức - Cả vú lấp miệng em
Lê Diễn Ðức -
Trong ngày 16 tháng 1, 2014 tại trụ
sở Quốc Hội Hoa Kỳ đã diễn ra cuộc điều trần về tù nhân lương tâm thế giới. Sự
kiện được Ủy Ban Nhân Quyền Tom Lantos tổ chức, trong đó ở phần trình bày có
các nhân chứng từ Trung Quốc, Nga, Bahrain và Việt Nam.
Bà Trần Thị Ngọc Minh, mẹ của Ðỗ Thị Minh Hạnh, người đang chịu án tù 7 năm về
tội “chống phá nhà nước”, đã làm xúc động mọi người bằng bản tường trình của
mình.
Bà Trần Thị Ngọc Minh kêu gọi Hoa Kỳ can thiệp, yêu cầu Việt Nam trả tự do cho
các tù nhân chính trị, trong đó có con gái bà. Bà cũng tố cáo điều kiện làm
việc khốn khổ của công nhân và quyền lao động ở của họ bị bóp nghẹt tại Việt
Nam.
Ngày 18 tháng 1, 2014 tờ Quân Ðội Nhân Dân (QÐND), một trong những cơ quan ngôn
luận chính thức của Ðảng Cộng Sản Việt Nam đã đăng bài “Xuyên tạc, vu cáo,
không thay đổi được sự thật”, tấn công lại bà Minh.
Trong bài có đoạn viết:
Những điều mà Trần Thị Ngọc Minh nói đã quá quen thuộc với nhiều người. Ðại để
là: Ðời sống của công nhân “hết sức cơ cực, họ làm việc 12 đến 15 giờ, lương
bình quân 70 USD mỗi tháng’. Chẳng khác nào giọng văn của một quan chức cấp cao
chống cộng ở hải ngoại, Trần Thị Ngọc Minh vu cáo:
“Bao năm nay, đảng Cộng Sản Việt Nam đã lừa dối cả thế giới, lừa dối Liên Hợp
Quốc và cả chính phủ Mỹ về vấn đề công nhân và lao động tại nước chúng tôi.
Tổng Liên Ðoàn Lao Ðộng Việt Nam là do đảng Cộng Sản thành lập, mục đích của họ
là để giám sát và kiềm tỏa công nhân...”
Phải chăng, nhà nước bắt công nhân hoặc cho phép các chủ doanh nghiệp bóc lột
công nhân dã man như Trần Thị Ngọc Minh vu cáo?
Theo Ðiều 104, Bộ Luật Lao Ðộng năm 2012 của Việt Nam quy định thời giờ làm
việc bình thường đối với người lao động như sau:
- Thời giờ làm việc bình thường không quá 8 giờ trong 1 ngày và 48 giờ trong 1
tuần. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc
tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ
trong 1 ngày, không quá 48 giờ trong 1 tuần.
- Tiền làm việc thêm giờ cho người lao động, quy định tại Ðiều 97 Bộ Luật Lao
Ðộng như sau: Vào ngày thường, ít nhất bằng 150% tiền lương tháng;
Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có
hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng
lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Bộ Luật Lao Ðộng của Việt Nam đã quy định rõ mức lương tối thiểu đối với công
nhân theo vùng. Chưa thấy ở đâu có mức lương tối thiểu là 70 USD, như Trần Thị
Ngọc Minh nói: “Theo Nghị định 182/2013/NÐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng
áp dụng đối với doanh nghiệp từ ngày 1 tháng 1, 2014 sẽ là 2.7 triệu đồng/tháng
tại vùng I; 2.4 triệu đồng/tháng tại vùng II; tại vùng III là 2.1 triệu
đồng/tháng và vùng IV là 1.9 triệu đồng/tháng. Ðó là chưa kể thu nhập thực tế
của đại đa số công nhân đều cao hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”
Vấn đề này phải được mổ xẻ ra sao?
Tờ Công An Nhân Dân ngày 9 tháng 9, 2013 viết rằng, theo đại diện Viện Công
Nhân-Công Ðoàn, nhìn chung, tiền lương bình quân của người lao động còn thấp.
Người lao động có mức lương dưới 4 triệu đồng/tháng chiếm 62%, trong đó có 5.2%
lao động có mức lương dưới 2 triệu đồng.
Thực tế mức lương 70 USD/tháng mà bà Minh nêu lên là đúng trong những năm trước
đây, nhưng ngay cả với mức lương được nhà nước CS Việt Nam quy định từ tháng
1/2014, khoảng 100 USD, với giá điện, giá thuê nhà tăng, vật giá leo thang, thì
cũng là đồng lương chết đói.
Theo tờ Lao Ðộng ngày 9 tháng 7, 2013, khảo sát hơn 1,000 công nhân lao động
tại Sài Gòn, Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia cho hay, công nhân lao động chỉ dám tiêu
27.3% thu nhập (khoảng 700 ngàn đồng/tháng) cho việc ăn uống. Có đến gần 20% số
công nhân lao động bỏ bữa ít nhất một lần trong ngày, trong đó bỏ bữa sáng
chiếm tỉ lệ cao nhất. Còn nghiên cứu về khẩu phần ăn dành cho công nhân thì bữa
ăn kém về chất lượng: 12% protein, 16% chất béo, còn lại 72% là các chất bột từ
ngũ cốc như gạo, khoai.
Tình trạng người lao động kiệt sức vì bị tận dụng tối đa ở các nhà máy trở nên
phổ biến. Trong cùng ngày 18 tháng 1, 2014, tờ Người Lao Ðộng có bài “Kiệt sức
vì tăng ca”. Bài báo viết:
“Theo phản ánh của công nhân, một số nữ công nhân đang mang thai cũng phải tăng
ca đến 22 giờ đêm, người nào đuối sức xin về công ty cũng không cho, nếu về thì
hôm sau sẽ bị công ty kêu lên chửi. Trước phản ánh của công nhân, bà Ðinh Thị
Hồng Trúc, giám đốc công ty, phân bua: “Không có công ty nào sản xuất mà không
có tăng ca, ở công ty Jakovi cũng vậy. Trước đây công ty có làm văn bản thỏa
thuận việc tăng ca với công nhân nhưng gần đây công nhân ít nên không làm văn
bản, chỉ thông báo miệng. Khi tăng ca, công nhân vẫn được trả lương theo luật
định. Thế nhưng, theo công nhân, tiền tăng ca được công ty chia mốc: từ 22-24
giờ được cộng thêm 18%; từ 24 giờ trở đi được cộng thêm 20% so với tiền lương
của ngày làm việc bình thường trong khi luật quy định phải trả thêm 50% nếu
tăng ca vào ngày thường; 100% nếu vào ngày chủ nhật; nếu tăng ca ban đêm còn
phải cộng thêm ít nhất 30% nữa.”
Với bài “Cơm công nhân: Ðã ít, ‘nghèo’ còn bị... xà xẻo tận cùng” (tờ Tin Mới
26 tháng 8, 2012) cho hay, bữa cơm của công nhân được đặt mua 8 ngàn -15 ngàn
đồng/suất, nhưng qua các khâu ăn chia hoa hồng, hao hụt nấu nướng, vận
chuyển... giá trị thật của bữa ăn đến tay công nhân chỉ còn 5 ngàn -10 ngàn đồng/suất.
Hiện trạng đồng lương ít, nghèo đói, thiếu ăn đã dẫn đến những bi kịch. Công
việc làm nặng nhọc, căng thẳng, lại bị suy dinh dưỡng, dẫn đến hiện tượng công
nhân ngất xỉu hàng loạt trở nên phổ biến.
Ngày 22 tháng 10, 2012, trong khi đang làm ca đêm tại Sài Gòn Stec (sản xuất
linh kiện điện tử ở khu công nghiệp Việt Nam - Singapore 2 tại Bình Dương) kéo
dài từ 22 giờ đến 6 giờ hôm sau, 17 công nhân bất ngờ lăn đùng, bất tỉnh giữa
nhà máy.
“Khi cấp cứu, chúng tôi thấy các ngón tay của một số công nhân co quắp lại
giống như bàn tay của một người sắp chụp con chuồn chuồn vậy. Ðó là biểu hiện
của hiện tượng tụt canxi trong máu”, Bác Sĩ Dương Tấn Tài, phó giám đốc bệnh
viện đa khoa tỉnh Bình Dương, cho biết.
Hàng nghìn công nhân của công ty Hansoll Vina chuyên sản xuất may mặc tại khu
công nghiệp Sóng Thần II bị ngộ độc thực phẩm đã được chuyển vào bệnh viện 4,
thuộc Quân đoàn 4, thị xã Dĩ An (tỉnh Bình Dương) và một số bệnh viện trong khu
vực cấp cứu. Số công nhân nhập viện đa phần trong tình trạng đau bụng, nôn ói
dữ dội (Tờ Nhân Dân ngày 27 tháng 9, 2012).
Ngày 6 tháng 3, 2013, khoa cấp cứu bệnh viện quận 12 (Sài Gòn) đã tiếp nhận 146
công nhân của công ty Terratex Việt Nam, nhập viện cấp cứu do ngộ độc thực phẩm
tập thể.
Ngày 28 tháng 3, 2013, 69 công nhân của công ty Global MFG Việt Nam, có địa chỉ
tại khu công nghiệp huyện Tiền Hải, Thái Bình bị ngộ độc phải đưa vào bệnh viện
đa khoa Tây Tiền Hải để điều trị.
Ngày 10 tháng 7, 2013, Trung Tâm Y Tế huyện Ân Thi (Hưng Yên) đã tiếp nhận và
điều trị cho 91 công nhân công ty may Foremart, bị ngộ độc thực phẩm.
Ngày 23 tháng 1, 2014, gần 5 nghìn công nhân của công ty BuJeon Việt Nam
Electronic tại khu công nghiệp Quế Võ, Bắc Ninh, đã trải chiếu thâu đêm tại trụ
sở công ty để đình công phản đối về việc công ty này thường xuyên phạt tiền
người lao động, không chịu tăng lương và không có thưởng tết cho công nhân
(VietNamNet, 25 tháng 1, 2014).
Hội nghị tổng kết tình hình công nhân lao động do Bộ Lao Ðộng, Thương Binh và
Xã Hội tổ chức đầu năm 2012 cho thấy, từ năm 1995 đến nay, cả nước đã xảy ra
4,142 cuộc đình công. Trong đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như Ðài
Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản... chiếm 75.4% với 3,122 cuộc. Tỷ lệ này đang có xu
hướng tăng dần qua các năm. Năm 2011, số vụ đình công đạt mức kỷ lục với 978 vụ
so với năm 2010 là 422 vụ, năm 2009 là 218 vụ, năm 2008 là 720 vụ...
Những cuộc đình công này bị nhà cầm quyền cho là bất hợp pháp (!?). Liên đoàn
lao động, tức công đoàn quốc doanh, lẽ ra phải đứng về phía lợi ích của người
lao động, thì đa phần đứng về phía chủ xưởng. Những người can đảm đứng ra tranh
đấu cho quyền lợi của công nhân thì bị đàn áp và nhận những bản án nặng nề như
Nguyễn Hoàng Quốc Hùng 9 năm tù giam, Ðoàn Huy Chương và Ðỗ Thị Minh Hạnh mỗi
người 7 năm tù giam. Quyền lợi sát sườn và thiết thực của công nhân không được
bảo đảm là điều mà Trần Thị Ngọc Minh điều trần tại Quốc Hội Hoa Kỳ.
Ðời sống vô cùng khốn khó công nhân Việt Nam là thực trạng không thể chối cãi.
Vậy mà tờ QÐND ra sức bao biện, trái ngược ngay với cả báo chí chính thống phản
ảnh, lại còn cho bà Trần Thị Ngọc Minh vu cáo. Các quy định của nhà nước CS
Việt Nam chỉ là trò mị dân, dối trá, chẳng có tác động nào tới thực tế. Tờ QÐND
đã làm cái trò gọi là “cả vú lấp miệng em”! Vừa trớ tráo vừa bỉ ổi!
Thứ Tư, 29 tháng 1, 2014
Ngô Nhân Dụng - Chúc mừng Xuân Giáp Ngọ
Ngô Nhân Dụng -
Trong những ngày cuối năm mà được nghe
những lời nói dịu dàng, chân thật, phát xuất từ trái tim của một người, chúng
ta phải cảm thấy may mắn. Bạn tôi là ông Ðinh Sinh Long mới chuyển cho đọc thư,
email của một độc giả Người Việt Online, sau khi coi một chương trình trên
Người Việt Ti Vi đã góp ý kiến (comment). Vị độc giả tự giới thiệu là một sinh
viên Ðại Học Việt Trì viết: “...tôi đã 20 tuổi, suốt mười mấy năm đi học... tôi
chỉ ước sao thầy cô tôi đừng nói dối, vì tôi có thể cảm nhận được sự dối trá từ
trái tim tôi, tôi chỉ ước được gặp một người thầy đáng kính và làm cho tôi tin
tưởng.”
Nghe lời ước ao của anh bạn trẻ,
chúng ta thấy ấm lòng. Thường người ta đi học vẫn ước thi đậu, ước tốt nghiệp,
sẽ kiếm được việc làm tốt, địa vị cao, vân vân. Nhiều người cũng ước ao được
gặp thầy, cô giáo giỏi, yêu nghề, tận tụy truyền cho mình những hiểu biết kỹ
thuật để khi ra đời mình sẽ thành công. Chú (hay cô) sinh viên Ðại Học Việt Trì
này lại bày tỏ một ước mong: Mong gặp các thầy cô không nói dối.
Một tâm hồn trong sáng như vậy, đúng
là một viên ngọc quý, trong xã hội nước ta cũng như loài người ở khắp thế giới.
Vì người bạn trẻ này không ao ước một thứ gì cụ thể cho chính mình hưởng. Anh
(giả thiết đây là một nam sinh viên) ước thầy cô giáo của mình không nói dối,
tức là cũng mong ước các thầy, các cô sống hạnh phúc, bình an hơn. Vì một người
nói dối thì trong lòng chắc khó an vui; cứ phải nói dối hoài hoài thì cuộc đời
chắc sẽ kém hạnh phúc. Cho nên, niềm ao ước của anh bạn trẻ, trước hết, là muốn
chính các thầy cô giáo của anh, hay bất cứ vị giáo sư, giáo viên nào đang đi
dạy học trong nước anh, được sống một cuộc đời bình an, hạnh phúc.
Niềm ao ước cho thấy anh bạn trẻ
cũng chứa trong lòng ước mong cho các bạn cùng tuổi mình, nhất là các thế hệ
đàn em mình, sẽ được gặp những thầy cô giáo tốt; những người không nói dối,
không biết nói dối, không quen nói dối, và không cần phải nói dối. Chẳng khác
gì anh đang cầu chúc cả dân tộc Việt Nam được sống hạnh phúc hơn. Ðọc thư của
anh, phải thấy cảm động. Chúng ta nhìn thấy một tâm hồn thanh cao, hướng thiện,
yêu đồng bào, yêu mọi người, và yêu sự thật. Anh đã viết: “Tôi đã muốn khóc khi
nghe clip này...” Ðọc mấy dòng thư của anh, chúng ta cũng muốn khóc. Ðất nước
vẫn có bao nhiêu người trẻ tuổi với tâm hồn trong sáng, hướng về điều thiện như
vậy, sao không xúc động, sao không cảm ơn Trời Phật được?
Thử đọc lại mấy hàng góp ý của anh.
Anh nói lên một niềm ao ước mà không bày tỏ một ý tưởng nào là hờn giận hay oán
trách các thầy giáo, cô giáo của mình “suốt mười mấy năm đi học.” Anh không
nhắc đến những điều đen tối để tỏ ra chán nản, hay oán trách cuộc đời. Trái
lại, anh nhìn về phía có ánh sáng; nói ra ngay một ước mong tích cực, chia sẻ
với mọi người, những người không quen biết với anh: “Ước được gặp một người
thầy đáng kính và làm cho tôi tin tưởng.”
Chúng ta ai chẳng ước mong gặp một
người thầy đáng kính, một người làm gương tốt cho mình tin tưởng. Nhưng chúng
ta cũng không vì thế mà phải oán trách những thầy, cô còn chưa đáp ứng nỗi ước
mong của mình. Biết mình phải nghe những điều sai sự thật suốt bao nhiêu năm,
nhưng anh không ngỏ một lời oán thán các thầy cô giáo cũ. Ðây là một tấm lòng
quảng đại. Anh đã thực hành những lời Chúa Giê Su dạy, mà có thể anh chưa từng
nghe: “Hãy yêu kẻ nghịch với mình và cầu nguyện cho những kẻ bức hại mình” (Ma
Thiơ, 5:44). Anh đã thực hành phép tu “từ bi quán” của Ðức Phật, dù không chắc
anh đã là một Phật tử: Hãy ngồi yên lắng, để lòng từ bi ở trong mình trải rộng
ra bao trùm khắp mọi người, mọi vật. Nền đạo lý anh đang sống có thể không do
các tôn giáo trực tiếp đem lại; mà anh chỉ được giáo dục trong gia đình, theo
truyền thống của ông bà, cha mẹ Việt Nam chúng ta. Mà tổ tiên chúng ta thì đã
tiếp nhận được bao nhiêu lời giáo huấn từ những vị thầy của nhân loại; vẫn còn
giữ lại được, như anh chứng tỏ. Biết như vậy, chẳng đáng cho lòng chúng ta thêm
vui trong những ngày cuối năm hay sao?
Tôi phải thú nhận rằng bức thư của
chú sinh viên Ðại Học Việt Trì khiến tôi cảm động, lý do cũng vì tôi hơi thiên
vị. Ðọc câu anh viết anh “chỉ ước sao thầy cô tôi đừng nói dối” mà không nói
một lời oán giận, không trách móc các thầy cô giáo; khiến tôi an lòng. Họ là
các đồng nghiệp của tôi. Tôi đã làm nghề dạy học ở Việt Nam từ hơn 50 năm trước
đây, cho tới ngày phải đi xa xứ. Tôi tin chắc không một thầy giáo, cô giáo nào
người Việt Nam mà lại muốn nói dối học trò. Có thể nhiều người thiếu khả năng,
họ có thể yếu đuối, có thể dậy không hết lòng. Nhưng chắc không ai có ý lừa
gạt, bằng những lời dối trá, những bộ óc thơ dại được xã hội trao cho mình dậy
dỗ.
Nhiều khi một ông thầy phải nói
những lời sai sự thật, vì cả hệ thống giáo dục bắt họ làm việc đó. Thí dụ, có
những môn “thầy không muốn dạy và trò không muốn học” nhưng vẫn phải dạy, phải
học, phải đi thi. Câu này là của Giáo Sư Lý Chánh Trung viết về môn học chủ
nghĩa Marx-Lenin, trước đây hơn 30 năm. Ngoài môn học về chủ nghĩa Mác Lê, còn
rất nhiều điều sai sự thật trong các môn văn chương, lịch sử, mà các thầy giáo,
cô giáo phải theo đúng sách do các cán bộ tuyên huấn soạn. Các thầy giáo, cô
giáo có tin những điều viết trong sách là đúng sự thật hay không? Chắc là
không; nhưng họ vẫn phải dậy. Các tác giả sách giáo khoa có tin những điều họ
viết là có thật hay không? Chắc cũng không nốt. Tất cả, họ đều là những nạn
nhân. Ðến lượt các học sinh, sinh viên cũng là những nạn nhân. Phụ huynh các em
cũng là những nạn nhân. Cho nên, chắc hẳn các em học sinh cũng thương các thầy
cô đã phải “nói dối” ngoài ý muốn của họ. Chúng ta phải thương lẫn nhau thôi.
Nhưng chúng ta vẫn lạc quan và tin
tưởng. Người sinh viên Ðại Học Việt Trì viết cho Người Việt Online hoàn toàn xa
lạ với chúng tôi. Có thể nhìn anh như một độc giả trẻ tiêu biểu, vô danh, dù
anh ký tên với bất cứ biệt hiệu nào. Tính chất vô danh khiến cho anh trở thành
tiêu biểu. Vì vậy, chúng ta cảm thấy tin tưởng: Có hàng triệu, hàng chục triệu
thanh niên nước ta cũng chia sẻ tâm trạng và ước mong của anh. Như anh viết:
“Ước được gặp một người thầy đáng kính, đáng tin tưởng.”
Khi biết rằng tất cả các thầy cô anh
gặp trong đời chưa thể hiện đúng hình ảnh của vị thầy đáng kính, đáng tin
tưởng, chỉ vì họ đều là nạn nhân của một cảnh dối trá quy mô tập thể, thì anh
cũng có thể tin chắc một điều: Khi tất cả tấn tuồng dối trá đó được xóa đi,
chắc chắn đất nước chúng ta sẽ có nhiều thầy, cô đáng kính, đáng tin tưởng cho
các em học sinh noi gương.
Khi đọc thư anh viết: “Tôi có thể
cảm nhận được sự dối trá từ trái tim tôi,” chúng ta lại càng tin tưởng. Không
ai có thể nói dối tất cả mọi người, nói dối hoài hoài được. Những thầy cô bị ép
buộc phải nói dối. Những nhà văn, nhà báo cũng bị ép buộc hay mua chuộc khiến
họ cũng nói sai sự thật. Nhưng tất cả đồng bào Việt Nam, không ai ngu dại, họ
đều biết: “Tôi có thể cảm nhận được sự dối trá từ trái tim tôi.”
Nhiều người vẫn bi quan, cho rằng
nền đạo lý chung đang suy yếu, không biết bao giờ mới phục hồi lại được! Nhưng
chúng ta có thể tin tưởng. Khi tấn tuồng dối trá hạ màn, người Việt Nam tất cả
sẽ “cảm nhận được từ trái tim” để biết mình phải sống thế nào, không sống dối
trá, phải sống bằng tấm lòng thành thật, tin yêu. Tôi xin ngỏ lời cảm ơn cậu
cháu (hay cô cháu) sinh viên Ðại Học Việt Trì, 20 tuổi. Kính chúc quý vị độc
giả một năm mới thương yêu và tin tưởng.
Bùi Tín - Dân tù và Quan tù
Bùi Tín -
Nguyên Kha và Phương Uyên ra trước tòa án ở
Long An.
Án của Phương Uyên đổi thành tù treo, còn Nguyên Kha vẫn còn bị tù
Mạng Dân làm báo ngày 24/1/2014
vừa thuật lại chuyến đi thăm tù nhân Đinh Nguyên Kha của mẹ anh là bà Nguyễn
thị Kim Liên. Bà vừa thực hiện một chuyến đi Hoa Kỳ, gặp gỡ cộng đồng người
Việt và các nhà báo quốc tế tại Quận Cam, rồi sang thủ đô Washington, cùng đoàn
đại biểu các gia đình tù lương tâm điều trần trước cơ quan Quốc hội Mỹ. Sau hơn
mươi ngày vất vả vì đường xa, trở về nhà là bà đi ngay ra trại giam Xuyên Mộc,
Bà Rịa, ngày 22/1 /2014 để thăm Kha. Đinh Nhật Uy em của Kha, cũng từng bị tù
cùng anh, cùng đi với mẹ.
Uy đã thuật lại tỷ mỷ cuộc thăm nuôi rất cảm động này cho một số nhà báo. Các
bài viết kể về chuyến thăm con của người mẹ thuật lại niềm vui gia đình người
tù được có những giây phút ấm cúng của nghĩa tình ruột thịt khi Tết Giáp Ngọ
sắp đến, niềm vui thêm sâu lắng khi người tù được nghe kể về chuyến đi vận động
quốc tế ở Hoa Kỳ của mẹ mình.
Nhưng theo lời Uy kể lại thì cuộc gặp đã mang lại nhiều lo âu và bị phủ một
không khí buồn thảm. Bà Kim Liên rơi nước mắt thấy cậu con trai yêu quý gầy rộc
đi và đen sạm khác hẳn lần thăm trước. Anh run rẩy vì lạnh, không có áo ấm. Anh
kể với mẹ và em trai rằng anh nằm trên chiếc chiếu mỏng trài trên nền đất, lạnh
không sao chợp mắt. Anh phải ra ngoài ruộng trồng lúa và trồng rau; từ sinh
viên anh mất tự do, mất học, thành anh nông dân lam lũ, đói khổ. Anh còn cho
biết trại không cho đóng cửa phòng nên gió lạnh thổi vào, nhiều người nhất là
người tù lớn tuổi ho suốt đêm.
Uy kể lại rằng thế là người mẹ nổi nóng vì xót xa thấy con mình bị hành hạ. Bà
đưa ngay cho người giám thị có mặt những câu chất vấn gay gắt và những lời dạy
bảo thẳng thắn. Bà chất vấn:
·
Sao các ông không cứu xét cho người ta mang
áo ấm, chăn ấm vào? Các ông có biết lạnh không?
·
Sao các ông lại không cho đóng cửa khi trời
lạnh? Rồi khi mưa bão thì sao, ai chịu thấu được?
·
Các ông thử đặt mình vào cảnh như anh chị em
bị giam như thế này thì có chịu được không?
·
Tôi đề nghị các ông phải đề nghị lên cấp trên
có chính sách nhân đạo với người bị giam, cho gia đình được mang áo quần ấm và
thức ăn thăm nuôi, những ngày thường cũng như những ngày Tết sắp đến.
Bài
báo mới trên Dân Trí (25/1) cho biết bà Kim Liên từ một nông dân chân chất sau
khi 2 con trai bị bắt giam đã thay đổi hẳn. Bà ham đọc báo, nghe đài, còn xem
cả tin tức trên com-pu-tơ, ăn nói lưu loát. Bố của Nguyên Kha và Nhật Uy từ chỗ
rất ít nói cũng trở nên linh hoạt khác trước. Khi mới bị bắt Nguyên Kha lỡ mồm
nhận tội chỉ vì – theo anh kể lại – họ dọa là không nhận thì họ sẽ bắt giam cả
bố và mẹ, làm cho anh kinh hoàng. Thế là anh phát hoảng. Nghe xong bố anh nói:
“Mày đừng có sợ, họ bắt tao đi tù tao cũng không sợ. Mình sống ngay thẳng mà.”
Ông trở nên người hoạt bát mạnh mẽ khác hẳn trước.
Uy kể rằng tay giám thị khi bị mẹ anh chất vấn rất lúng túng. Anh ta đổ lỗi cho
cấp trên, mọi sự là “do trên quy định”, do
“quyết định của cấp trên”, “chúng tôi sẽ đề nghị lên cấp trên giải quyết”… Anh
ta nói: “Trên quy định người tù được phát 2 áo ngắn tay, 2 áo dài tay, 2 quần,
1 chiếc chiếu, thế thôi”. Anh ta hứa sẽ đề nghị lên trên và riêng việc đóng cửa
khi trời lạnh thì anh ta sẽ giải quyết.
Qua cuộc sống ở trại giam Xuyên Mộc, Vũng Tàu, có thể thấy phần nào trại giam
của Cộng sản, từ những Goulag rùng rợn của Liên Xô cũ đến những trại lao cải
của Trung cộng, cho đến trại giam ở Việt Nam tàn bạo ác độc ra sao đối với tù
nhân là dân thường, trong đó các tù nhân vốn là chiến sỹ đòi dân chủ và nhân
quyền cho toàn dân còn bị bạc đãi đặc biệt.
Để dễ bề so sánh rất nên xem lại những bài báo nói lên cảnh trong tù của những
quan to Cộng sán khi sa cơ do phạm tội.
Bộ trưởng năng lượng Vũ Ngọc Hải bị tòa án Hà Nội tuyên án 3 năm tù giam do
phạm tội vô trách nhiệm làm thất thoát hàng ngàn tỷ đồng, nhưng chỉ sau có 1
năm + 3 tuần lễ là được đặc xá. Rồi Trung tướng Bùi Quốc Huy bị tòa án Sài Gòn
tuyên án 4 năm tù giam trong vụ đại án Năm Cam, nhưng chỉ ngồi tù chưa đến 2
năm là được đặc xá. Đó là “2 đồng chí tù”, từng là đảng viên CS, là ủy viên
Trung ương đảng, là loại tù cao cấp.
Theo luật, mọi người tù đều mất quyền công dân, đều bình đẳng như nhau. Nhưng
đó là trên giấy tờ mà thôi. Hãy đọc bài viết của Xuân Ba trên báo Lao Động ngày
22 tháng 6/2008 ghi lại chuyện ở tù do ông Hải thích thú kể lại sau khi được tự
do trước thời hạn.
Năm 2006 khi ông Hải vào tù ở trại Thanh Xuân, Hà Nội, chính Thứ trưởng Bộ Công
an Lê Minh Hương vào tại trại giam chỉ đạo làm một phòng riêng cho ngài nguyên
bộ trưởng. Trại cũng chọn một tù nhân được ở cùng với ông Hải, hẳn là để giảm
bớt sự quá riêng biệt, nhưng lại có lợi là ông Hải có kẻ để giúp đỡ, sai bảo.
Đi tù như thế còn có mặt hơn là tại ngoại.
Ông Hải kể rằng Thủ tướng Võ Văn Kiệt nhiều lần vào thăm, có khi đi cùng vợ là
bà Cầm, lần nào cũng có quà quý, 2 hay 3 chai rượu sâm banh loại đặc biệt. Thủ
tướng Kiệt còn gắn huy hiệu kỷ niệm đường dây Bắc - Nam cho ông. Phó Thủ tướng
Phan Văn Khải cũng vào thăm và mở chai rượu quý chia vui cùng với ông trại
trưởng. Ông Hải còn khoe rằng riêng cấp bộ trưởng và thứ trưởng số vào thăm ông
là 28 người, chưa kể cán bộ cấp thấp hơn.
Chuyện lao động mới hài hước làm sao! Ông Hải bảo vợ mua mấy con gà mái và mấy
bịch thức ăn cho gà, ông nuôi gà lấy trứng và thịt gà tự cải thiện và mời bạn
bè, được tiếng là “lao động tự cải tạo”, lại không phải làm ruộng, nuôi lợn,
trồng rau.
Tù cấp cao, tù quý phái, tù cao cấp có khác. Chưa hết, ông Hải được đặc cách
không phải tập họp điểm danh, không cần có mặt để nghe Trại trưởng huấn thị,
kiểm điểm, vì “chả lẽ bắt tôi ngồi xổm dưới đất để nghe trại trưởng lên lớp“,
ông Hải kể.
Người nhà ông được vào thăm thoải mái, mang quà vào cũng tha hồ, áo quần chăn
màn, tất chân tất tay đủ hết.
Trên đà phấn chấn ông Hải còn kể cho 2 nhà báo Thọ Bình và Bá Kiên của VN
Express rằng ông được trại giam Thanh Xuân cho mang vào cả từng thùng bia, và
nhiều lần Trưởng trại có khách sai người chạy xuống phòng ông xin bia và cả
rượu quý để đãi khách. Ông có riêng một máy truyền hình để theo dõi tin tức và
giải trí.
Hãy so sánh cuộc sống trong tù của Đinh Nguyên Kha và Vũ Ngọc Hải. Hai thái
cực. Một trời một vực. Anh Nguyên Kha gầy đen thiếu ăn thiếu ngủ, nằm trên
chiếu mỏng trải trên nền đất, co ro vì đói lạnh. Ông Hải vào tù như đi nghỉ
mát, lao động nuôi gà kiểu công tử bột, lên cân vì không phải lo nghĩ gì, ra tù
còn khối tiền phân tán để tiêu xài suốt đời. Tù 3 năm mà hơn một năm đã ra tù.
Ra tù còn kiêu ngạo, tự mãn và hãnh diện. Một chế độ mất dạy không cải tạo nổi
kẻ xấu.
Có cả một Cục quản lý trại giam nặng nề của Bộ Công an chịu trách nhiệm các
trại giam trong cả nước, mà để cho tình hình bê bối, tùy tiện đến vậy, để cho
hàng chục vạn tù nhân sống khổ sở lầm than kêu trời không thấu. Chính vì thế
khi từ biệt con trai bà Kim Liên rớt nước mắt an ủi con: ”Mẹ càng thấy phải làm
mọi cách để sớm cứu con ra khỏi nơi này”.
So sánh hai cảnh tù để cho bà con cả
nước ta và toàn thế giới thấy rõ nền tư pháp VN chậm tiến, tệ hại đến mức nào.
Họ phân biệt đối xử, kỳ thị độc ác với bà con dân oan, với các chiến sỹ dân chủ
và nhân quyền bao nhiêu thì họ càng bênh che, giấu
tội, xử nhẹ, khoan dung, lại còn ưu đãi những bầy sâu mọt ngay khi chúng đã bị
kết án để “hối cải ăn năn trong thời gian bị mất tự do”, nhưng thực tế là như
vậy đó. Có 2 cán cân xét xử, cũng có 2 loại tù: dân tù và quan tù, tù cực khổ
và tù cực sướng.
Đây mới chính là nơi cần đột phá, cần thay đổi cơ chế, đổi mới quan điểm, chính
sách để có một nền tư pháp chỉ dựa trên luật, không bị chi phối bởi độc quyền
đảng trị, công bằng, bình đẳng cho mọi công dân.
Nguyễn Minh Thành - NIỀM TIN
Nguyễn
Minh Thành -
Đọc
bài: “Hy vọng
những đốm lửa nhỏ, cần mẫn” của tiến sĩ Giáp Văn Dương, tôi thấy hứng thú
viết bài này, với ý muốn nương theo và bàn sâu hơn vào đề tài niềm tin
mà tiến sĩ nói đến. Hi vọng cùng nhau góp phần giúp khơi dậy một chút niềm tin
trong chúng ta hôm nay.
Thực tế đúng là xã hội Việt Nam đang mất niềm tin trầm trọng.
Thực tế đúng là xã hội Việt Nam đang mất niềm tin trầm trọng.
Vậy: Niềm
tin là gì?
Thực ra
hầu như ai cũng biết niềm tin là gì, nhưng động tác đặt ra câu hỏi làm cho ta
có thêm không gian cho một vấn đề, mà cuộc sống vốn vội vã của chúng ta đều
thiếu chỗ cho hầu hết mọi điều.
“Niềm
tin” là từ mà loài người chúng ta dùng cho nhau, nhưng nếu quan sát các vật vô
tri trong qui luật vật lí, các vật có thể ở bên nhau khá lâu, hay có khả năng
gắn kết với nhau đều phải đạt một số điều kiện tương đồng nào đó, thì đó cũng
là niềm tin của chúng. Ví dụ các viên gạch đều có những mặt phẳng là điều kiện
để dễ bề xây nên bức tường, hay hai cái móc đều cong quặp tương ứng, để móc vào
nhau cho việc lôi kéo hay níu giữ. Một cái cây đứng vững chãi trên mặt đất, là
vì bộ rễ mềm mại của nó vươn sâu vào lòng đất, cùng lòng đất có thể mềm đủ, để
cho phép nó chui sâu, và rễ cây ôm lòng đất hay lòng đất ôm rễ cây cũng là một
dạng tin cậy vậy.
Niềm
tin không xảy ra khi có một sự đe doạ bị xâm hại nào đó từ phía đối tác.
Niềm
tin biểu hiện ra bề ngoài là sự cam kết, nhưng hun đúc ở bên trong không nhìn
thấy là sự thật. Vì thế, đơn giản là: ở đâu có sự thật, ở đó có niềm tin và
ngược lại. Hay cũng có thể nói: sự thành thật là năng lượng cho niềm tin.
Lão Tử
nói trong Đạo đức kinh về lòng tin cậy như sau:
“Kẻ
nào biết quí thân vì thiên hạ, Nên giao phó thiên hạ cho họ.
Kẻ nào
biết thương thân vì thiên hạ, Nên gửi gắm
thiên hạ cho họ.”
(Quí
dĩ thân vi thiên hạ, nhược khả kí thiên hạ. Ái dĩ thân vi thiên hạ, nhược khả thác thiên hạ.)
Đây là
trích từ bản dịch của Thu Giang Nguyễn Duy Cần mà tôi tìm được trên internet.
Thật tiếc là tôi không tìm thấy bản dịch tiếng Việt nào nói lên được vẻ đẹp cao
siêu và kì diệu của câu này cũng như hầu hết pho kinh, thế nên ít người hiểu và
cảm thụ được. Bây giờ pho Đạo đức kinh cũng kể như pho kinh chết.
Chữ
“vi” ở đây nghĩa rất rộng, không chỉ nghĩa là vì, mà còn là: ở trong.
Nghĩa là: Ai biết quí, cùng tôn trọng thân mình và biết mình trong vòng
tay trời đất và vì trời đất (chữ “Thiên hạ” cũng thường bị hiểu hạn
hẹp là quốc gia, đất nước, mà thực ra phải là: trời đất) thì trời đất
mới có thể chui vào trong nó. Ai biết yêu thương thân mình trong trời
đất, vì trời đất, thì người đó mới có thể thả mình tan biến, hay hoà tan trong
trời đất, vũ trụ.
Sự quí
trọng và yêu thương mới là yếu tố cần thiết để con người đạt đến thông minh,
hiểu biết, và cũng là sự thành thật. Nhưng Lão Tử nói quí và yêu bản thân mình,
điều này nghe có vẻ ích kỉ tiêu cực, song không phải thế.
Vì: quí
yêu bản thân trong Trời Đất. Chính đây là điểm khó hiểu của lời kinh.
Nếu một người ý thức được mình ở trong trời đất (mặc dù ai cũng đều ở trong
trời đất mà nhiều người không hề biết!), liền xảy ra một niềm tin cậy lớn, tin
cậy nơi sự sống. Nó thấy mình bắt rễ sâu trong nguồn mạch sự sống và có bản
lãnh cùng vinh dự vươn cao đến tận cùng của sự tồn tại. Lúc ấy nó trở nên siêu
việt trong tình yêu, không chỉ đơn thuần tình yêu vợ chồng, bạn bè, người thân,
bố mẹ, con cái… Lúc này người ấy mới biết tình yêu thực sự, chỉ có tình yêu
thực sự này mới là phép màu, làm người ấy đủ can đảm tan biến vào vũ trụ cũng
như là chủ cả vũ trụ. Đó là mục đích tận cùng của loài người.
Ai biết
quí yêu bản thân mình, người đó mới biết quí yêu tha nhân hay ngoại cảnh. Còn
người chưa biết yêu quí được chính mình mà nói yêu người khác, chắc chắn không
thể được, và đó cũng chính là bộ mặt đạo đức giả hay chủ nghĩa giáo điều, mà
ngày nay chúng ta thấy nhan nhản trên mặt đất, cho dù họ mang danh tôn giáo hay
dân chủ hay nhân dân hay cộng sản…
Lão Tử
dùng hai vế đối, trên là kí, dưới là thác để nói lên sự đón nhận
và phó thác. Đón nhận và phó thác chính là nguyên lí của niềm tin. Và niềm tin
trong câu kinh trên của Lão Tử là niềm tin lớn nhất trong toàn bộ mọi niềm tin.
Đó là: con người có thể ôm lấy cả vũ trụ và con người cũng hoàn toàn ở trong
tay vũ trụ mà không còn có thể đi đâu khác được nữa. Hay đơn giản hơn là: Vũ
trụ giao mình cho nó và nó giao mình cho vũ trụ. Đó là một bảo đảm mà không có
sự bảo đảm nào lớn hơn được.
Và đến
đây ta thấy điều kiện cho lòng tin là sự bảo đảm. Ít nhiều thì ở các nước tiến
bộ, người ta đã hiểu và thực hiện điều này, chứ không chộp giật và phản trắc
như trong xã hội Việt Nam hôm nay. Ít nhiều ở các nước ấy người ta đã nghĩ ra
mô hình các quỹ tín thác (trust) hay các hãng bảo hiểm hay nhà băng… Cho dù các
mô hình đó chỉ là mô phỏng na ná thô sơ theo qui luật về sự tin cậy thường hằng
trong vũ trụ. Nhưng dầu vậy cũng thật đáng khen.
Tới đây
chúng ta tạm có công thức: muốn có lòng tin cần có bảo đảm, mà muốn có bảo đảm
cần có thành thật.
Thành
thật là khởi sự và nền móng cho công trình sự sống mà con người thật vinh dự
biết bao tham dự.
Để có
lòng thành thật là chỗ khó nhất trên quá trình tiến hoá của nhân loại. Và Việt
Nam hiện nay đang ở chính giữa của điểm kẹt này. Nơi nào không thông, ùn tắc
nhiều quá thì sự cộng hưởng đau khổ sẽ tạo nên thù nghịch và chiến tranh. Muốn
cho thông thì phương thuốc là: mỗi người phải hướng vào trong chính mình.
Đã luôn
không thiếu những tâm hồn nhiệt huyết muốn thay đổi thế giới bằng các phong
trào rầm rộ có sức lôi cuốn đông đảo, song trên thế giới đến ngày nay dường như
sự xấu càng gia tăng và bất hạnh của loài người là không kể xiết. Bởi vì đó là
những phong trào chỉ lo bên ngoài. Chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi thế giới
bề ngoài theo cách nào đó, nhưng giải pháp cho sự đau khổ của con người chỉ có
thể bắt đầu từ bên trong.
Và tôi
đồng ý với tiến sĩ Giáp Văn Dương khi ông nói: “Nếu không thay đổi được đời,
thì thay đổi ta trước vậy. Khi những ngọn đuốc lớn đã không thể cháy thì chỉ
còn hy vọng vào những đốm lửa nhỏ, kiên nhẫn và cần mẫn”.
Vâng,
theo tôi, không thể thay đổi người khác nếu mình không hơn người ta. Nhưng tôi
không thích dùng từ thay đổi vì rất dễ bị hiểu lầm và lạm dụng, mà tôi
thích dùng từ ảnh hưởng.
Và chỉ
khi hướng nội, thì người ta mới thực sự tiến hoá. Tiến hoá là: càng ngày mình
càng lớn hơn, trưởng thành hơn về tâm thức. Khi ấy sự ảnh hưởng với người khác
là tự nhiên chứ không cần nỗ lực.
Cách
thực tập để quay về bên trong thì rất đơn giản mà lại rất khó. Đơn giản là vì
chỉ cần bắt đầu từ thật thà. Khó là vì nếu tôi bắt đầu thật thà mà người
khác thì không, khiến tôi bị thiệt. Ta hãy bỏ qua phần đơn giản mà xem xét phần
khó. Tuy khó đấy nhưng không phải là không có cách. Đó là hãy chậm rãi và thực
tập thật thà từng cái nhỏ. Nếu có bị thiệt thì cũng thiệt nhỏ thôi. Đương nhiên
là cần chút kiên nhẫn vì ta hay muốn mau chóng. Sự đau khổ vì mất niềm tin mà
dối trá gây nên cho chúng ta đến như ngày nay cũng là vì dối trá rất kiên nhẫn.
Chúng từng tí, từng tí len lỏi vào tâm hồn vốn trong trắng của nhân loại cả
muôn ngàn năm rồi. Vậy để cho công bằng thì ta cũng phải kiên nhẫn ít ra như thế,
thậm chí tốt hơn nếu có thể kiên nhẫn hơn. Rồi khi bén lửa, chúng bừng cháy và
ta sẽ hân hoan.
Để cho
cảm thấy đỡ khó, tôi nói đến cái lợi của sự thật thà mà chính tôi trải qua.
Trước đây tôi đã từng dối trá và rất dối trá. Lòng tôi vì thế cũng rối tung lên
và tôi đau khổ. Cái dối trá lần trước nhỏ thì cái lần sau phải to hơn và suy
nghĩ phải chạy nhanh hơn và đương nhiên là mệt mỏi hơn. Khi mệt mỏi thì làm sao
làm việc hiệu quả tốt được, nên mọi chuyện trở nên xấu xí. Cho tới khi tôi
không thể chịu nổi và phải thoát ra. Tôi đã đầu hàng và quay lại tập thật thà.
Quả thật, nay một chút, mai một tí, mỗi lần thật thà là mỗi lần nhẹ hơn, sung
sướng hơn. Mỗi lần thành thật nho nhỏ, là mỗi lần một niềm tin nhỏ nhỏ thắp
lên.
Tôi
hiểu kinh nghiệm kiểu như thế này ít nhiều ai cũng trải qua.
Và tôi
cũng hiểu còn rất nhiều người biết thế nhưng nghĩ: mình, thấy sống như hiện tại
vẫn còn được nên cứ từ từ rồi hãy thay đổi.
Tôi
cũng từng chứng kiến những người đã qua đời mà chưa kịp thay đổi.
Còn
hiện nay tôi cũng chứng kiến nhiều bạn bè tôi, nhiều người thân trong gia đình
tôi sống trong dối trá, mà tôi chưa đủ mạnh để ảnh hưởng họ chuyển sang thành
thật.
Kì lạ
lắm, khi ta đang trong tình trạng dối trá, giống như con gà con sắp nở trong vỏ
trứng. Khi ấy ai bảo ta rằng ngay bên ngoài vỏ, cách 0,1 mm thôi là cả một sự
lớn rộng bao la, ta không tin, làm sao tin nổi trong vỏ trứng kín mít thế này!
Ấy thế mà khi gà mẹ mổ cho một cái vỡ vỏ trứng, thế là một thế giới hoàn toàn
trái ngược với không gian trong vỏ trứng ùa vào. Gà con dù bé nhỏ, nhưng nó
cũng đủ mạnh để đạp thoát ra ngoài vỏ trứng.
Sự thật
ở bên ngoài vỏ trứng, vậy làm sao chúng ta có thể bị thiệt thòi khi từ bỏ dối
trá. Sự từ bỏ dối trá đáng giá cho ta cả đất trời. Hãy đón nhận sự bảo đảm ấy.
Muốn có
sự thành thật với người khác, thì ta phải thành thật với chính mình trước. Điều
này hầu như ai cũng nghe nhiều và “biết rồi khổ lắm nói mãi”, song quả thực để
bắt tay thực hiện thì không dễ.
Ta
thường trải qua một giai đoạn ngần ngại và hoài nghi. Có một sự đổ vỡ lớn mà ta
lơ mơ cảm thấy khiến ta ngần ngại. Có một cảm giác mất mát mơ hồ khiến ta băn
khoăn: liệu khi chuyển sang thành thật, tôi sẽ được bù lại gì trước những mất
mát? Thực ra chúng ta chưa hề cho mình cơ hội xem xét những thứ đổ vỡ mất mát
đó là những gì. Thực sự chúng chỉ là rác và đồ giả lộn xộn chồng đống trong tâm
hồn chúng ta. Cũng từ đống rác đó mà buồn bực sinh ra, phiền não sinh ra, thù
hận sinh ra…
Chỉ cần
chúng ta hãy đặt câu hỏi: Có ai hạnh phúc vì dối trá không? Và chúng ta xem xét
câu trả lời một cách nghiêm túc trên mọi khía cạnh. Câu trả lời đúng nhất là
rất ngắn gọn một từ: “Không”. Chừng nào mà ta còn chưa cảm nhận và thấu hiểu
điều đơn giản: dối là ảo, là bất hạnh; thật là thật, là hạnh phúc, thì dù có
làm gì ta cũng chỉ là đang giãy giụa chứ chưa ngả mình trong vòng tay sự sống.
Thành
thật ư? Đầu tiên là tôi cảm thấy không thích khi coi mình là người giả dối. Tôi
thậm chí sẽ rất ghét nếu ai đó coi tôi là giả dối. Và như thế một hàng rào do
cái tôi giả dối sẽ dựng nên, hàng rào đó được xây đắp bởi kĩ thuật của chính sự
dối trá càng lúc càng tinh vi. Khiến cho không biết bao nhiêu người không biết
chính mình là người giả dối. Không những chỉ cá nhân, mà còn cả những tập thể
cũng không hề biết họ đang bảo vệ và vun bồi cho sự giả dối tinh vi đang choáng
ngợp, ngự trị trong cộng đồng và xã hội.
Sự giả
dối tinh vi thường nguỵ trang khéo léo trong các nhãn hiệu của tôn giáo hay đạo
đức hay tình yêu.
Lấy ví
dụ: Tình yêu nước chính là một thứ tình yêu giả, thế mà nó gây ra biết bao đau
khổ cho nhân loại từ xưa đến giờ. Trong tự nhiên không hề có cái gọi là lòng
yêu nước. Đó hoàn toàn là sản phẩm nhân tạo. Chúng chỉ tồn tại trong sự mê muội
của tâm trí loài người chứ không liên quan gì đến tình yêu của sự sống tự
nhiên. Và đến ngày nay trái đất chịu bao vết hằn ngang dọc vì biên giới quốc
gia. Con người bị thít chặt trong mớ dây hận thù, tham lam, sợ hãi và chia rẽ.
Hay một
ví dụ khác: Cô gái chửa hoang hoàn toàn đẹp và đạo đức trước thiên nhiên và
trời đất. Nhưng cô ấy sẽ bị biết bao đau khổ trước mặt người đời!
Thêm
một ví dụ khác nữa: Chỉ có một Thượng đế duy nhất (nếu có), thế mà bao nhiêu
tôn giáo mặc dù công nhận như thế, song lại tranh giành nhau độc chiếm, thậm
chí đổ không biết bao nhiêu là máu xương!
Tôi chỉ
nêu ra ba ví dụ trong biết bao trường hợp không đếm xuể mệnh danh là đạo đức mà
con người phải gánh vác được trao cho bởi chính con người. Kẻ tạo ra chúng là
sự dối trá và cách mà chúng được tạo thành cùng được nuôi dưỡng là do chiều
hướng sống ra bên ngoài. Ta hãy cẩn trọng phân biệt thế nào là đạo đức tự nhiên
và thế nào là đạo đức nhân tạo.
Quay
vào bên trong hay ngoảnh đầu là bờ là lời năn nỉ của sự thật và cũng chỉ có
cách đó là duy nhất cứu rỗi.
Người
ta nói mất niềm tin là mất tất cả, tôi thì cho là chưa mất tất cả. Chúng ta
luôn luôn còn sự khởi đầu mới ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào.
Và đó
cũng là một đảm bảo nữa của sự sống, đó là: chúng ta luôn có thể bắt đầu từ
ngay bây giờ và ở đây. Đó chính là nhiệm màu.
Đà Lạt
tháng Một năm 2014
© 2014
Nguyễn Minh Thành & pro&contra
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)