Thứ Tư, 31 tháng 12, 2014



Hà Giang/Người Việt - Công ty Người Việt thắng kiện bà Hoàng Dược Thảo và Saigon Nhỏ $4.5 triệu

WESTMINSTER, Calif (NV) - Ba nguyên đơn gồm công ty Người Việt Daily News Inc., ông Phan Huy Ðạt, và bà Vĩnh Hoàng, hôm Thứ Hai, 29 Tháng Mười Hai, thắng vụ kiện hệ thống tuần báo Saigon Nhỏ và bà Hoàng Dược Thảo, chủ nhân hệ thống này, các tội phỉ báng và vu khống.

Phán quyết của bồi thẩm đoàn được đưa ra trong vòng chưa đầy hai giờ nghị án, theo sau một phiên xử kéo dài gần bốn tuần lễ tại Tòa Thượng Thẩm tiểu bang California, Quận Cam, dưới sự chủ tọa của Thẩm Phán Frederick P. Horn. 

Một trang trong hồ sơ vụ công ty Người Việt Daily News kiện bà Hoàng Dược Thảo
và hệ thống tuần báo Saigon Nhỏ. (Hình: Người Việt)
Bồi thẩm đoàn 12 người cùng bỏ phiếu thuận, xác định mức bồi thường cho các nguyên đơn $3,000,000, để đền bù các tổn hại về danh dự, uy tín, và tinh thần. Thêm vào đó, 10 bồi thẩm viên cũng bỏ phiếu xác định mức phạt thêm bị cáo $1,500,000 để làm gương (punitive damage), vì hành xử bị cho là có ác ý. Tổng số tiền bồi thường và phạt là $4.5 triệu.

G.Đ. (NV) - Lãnh đạo CSVN tiếp tục dùng Internet để 'đâm' nhau

Tại cuộc họp định kỳ giữa chính phủ Việt Nam với lãnh đạo 63 tỉnh, thành phố, cả bộ trưởng Công An lẫn bộ trưởng Quốc Phòng của Việt Nam cùng nhấn mạnh đến việc phải “kiểm soát thông tin bôi nhọ lãnh đạo.”

“Kiểm soát thông tin” được viên tướng là bộ trưởng Công An nhấn mạnh là cần thiết vì việc xuyên tạc trên mạng Internet đang “gây chia rẽ, tác động vào nội bộ,” thành ra phải đặc biệt quan tâm đến việc “bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ an ninh thông tin, bí mật nhà nước.” 

Trang Blog Chân Dung Quyền Lực. (Hình: NV chụp qua màn hình)
Viên tướng là bộ trưởng Quốc Phòng cũng khẳng định, năm tới, phải “quản lý chặt chẽ lĩnh vực an ninh mạng” và “không thể thả nổi như thế này”! Nhất là khi giới lãnh đạo CSVN đang “chuẩn bị quy hoạch cán bộ, tổ chức đại hội đảng, lấy phiếu tín nhiệm.” Những thông tin bôi nhọ lãnh tụ, cán bộ đang “gây phân tâm, mất niềm tin trong nhân dân.”

Ts Nguyễn Văn Tuấn - Viện Khổng Tử ở Việt Nam


Hôm nay, đọc được một tin mà không biết nên mừng hay buồn, có lẽ quan tâm thì đúng hơn. Đó là bản tin về Viện Khổng Tử được khánh thành ở ĐH Quốc Gia Hà Nội. Thật ra, nhìn bề ngoài thì chẳng có gì phải quan tâm, vì từ ngày Tàu bắt đầu khá lên, họ "rải" Viện Khổng Tử khắp thế giới. Ở Úc này, các đại học lớn đều có Viện Khổng Tử, do Chính phủ Tàu tài trợ và có lẽ dính dáng vào việc điều hành. Nhưng ở Việt Nam thì khác, vì chúng ta có một mối liên hệ lâu dài và bão táp với cái nước khổng lồ ở phương Bắc đó. Nói xa không qua nói gần: chúng ta đã từng bị lệ thuộc (có người dùng chữ "nô lệ") vào Tàu đã quá lâu, sự hiện diện của Viện Khổng Tử có lẽ mở thêm một cánh cửa để Việt Nam lọt vào quĩ đạo lệ thuộc hơn nữa vào Tàu. Và, trong lúc chúng ta đang muốn "thoát Trung", Viện Khổng Tử là một bước lùi. Nhìn như thế, việc lập Viện Khổng Tử ở ĐHQGHN cũng là một tin buồn.

Ngô Nhân Dụng - Máy và Người


Thi sĩ Sao Trên Rừng có câu thơ rằng: “Sáng nay ra phố mua gương – Về soi bản mặt dễ thương của mình.” Những bạn trẻ 15, 17 tuổi bây giờ sẽ không hiểu nổi câu thơ Sao Trên Rừng. Tại sao phải soi gương mới được coi bản mặt dễ thương của mình?

Thứ Ba, 30 tháng 12, 2014

Nguyễn Văn Thà - Bài Thơ Cố Thổ

Nhà văn Tâm Thanh (phải) và nhà thơ Khánh Hà (trái)
chụp hình với Phạm Xuân Đài tại Little Saigon cách đây khoảng 15 năm.

Tặng Tâm Thanh và Khánh Hà

Tôi gởi tặng người cái gì đây?
Thế giới còm cõi
Trí tôi mòn mỏi
Thân tôi rã rời
Tôi hiến dâng người cái gì đây?
Những ngày nắng đầy
Hương hoa ngất ngây
Những mùa tuyết dày
Thơ thấm vai gầy cố thổ?
Người ơi ghé tai tôi nói nhỏ
Tôi thương người
Chỉ có vậy mà thôi

Giáng Sinh 2014
Nguyễn Văn Thà

Nguyễn Thị Từ Huy - Những lời cuối cho một năm cũ


Công nhân với biểu tượng búa liềm trang trí thành phố Hà Nội vào năm mới 2015. - AFP photo

Còn vài ngày nữa năm 2014 sẽ qua đi.

Ở Việt Nam nó sẽ qua đi và để lại rất nhiều đau đớn.

Năm 2014 để lại rất nhiều người trung thực và can đảm ở trong tù. Nó cũng để lại những người lương thiện đang trong nguy cơ bị tòa án lấy mạng sống để thế cho những kẻ có tội thực sự. Nó để lại bao nhiêu người dân lương thiện bị đánh chết ở cái nơi mà lẽ ra họ phải được bảo vệ, bởi những người sống bằng tiền thuế của họ và lẽ ra phải bảo vệ họ. Nó để lại những người phụ nữ quả cảm đang tuyệt thực đòi công lý. Nó để lại cả một xã hội trong tình trạng chấn thương tinh thần tập thể triền miên : oan ức nối tiếp oan ức, bất công nối tiếp bất công, mất mát nối tiếp mất mát, xót xa nối tiếp xót xa, phẫn nộ nối tiếp phẫn nộ. Ngay giữa thời bình mà hầu như chẳng có ngày nào được yên.

Nguyễn Hưng Quốc - Truyền thống truyền khẩu trong văn học Việt Nam


Kết thúc bài “Người Việt Nam lười viết”, tôi nêu lên câu hi: Ti sao người Vit, nói chung, lười viết thư và nht ký như vy?

Tôi ng lý do chính là tình trng mù ch c hàng ngàn năm ca dân tc Vit Nam. Theo tôi, tình trng mù ch ph biến và kéo dài này chính là yếu t quan trng hàng đầu trong vic định hình din mo ca nn văn hc Vit Nam t xưa đến nay. Ch không phi là truyn thng chng ngoi xâm, chng thiên tai, nn phong kiến kéo dài hay truyn thng hoà đồng các lung tư tưởng ln ca Đông Phương (Nho, Pht và Lão) như điu mà gii nghiên cu văn hc Vit Nam lâu nay thường khng định.

Bùi Tín - Việt Nam 2014: 10 sự kiện lớn


Trong năm 2014, có th k ra 10 s kin ln, đánh du bi phong trào đấu tranh cho Dân ch và Nhân quyn có bước phát trin rõ rt c v s lượng và cht lượng. Đây là nét khi sc đáng mng nht cho đất nước ta. Nét đáng mng th hai là chính quyn độc đảng do quyn li ích k phe nhóm, ngoan c duy trì chế độ toàn tr c l, t dn thân vào tình thế him nghèo toàn din không có li tht, nếu không t lt xác trong thi gian nhân Đại hi XII sp ti gn.

Lê Diễn Đức - Nguyễn Ngọc Già vượt lằn ranh đỏ?

viết từ Ba Lan 

Một người đang đọc tin tức trên mạng bằng laptop
tại một quán cà phê ở Hà Nội hôm 15/1/2013. - AFP photo
Blogger Nguyễn Ngọc Già bị công an bắt giữ hình sự hôm 27 tháng 12 năm 2014. Đây không phải là một vấn đề gì lạ, mà chỉ là động thái của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam trong việc ngăn chặn, bẻ gãy các cây viết tự do.

Việc bắt giữ này được thực hiện liên tiếp sau khi đã cho "nhập kho" các bloggers "Anh Ba Sàm" Nguyễn Hữu Vinh, "Người Lót Gạch" Hồng Lê Ngọc và "Quê Choa" Nguyễn Quang lập.

Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

Trần Quang Ðức - VÀI LỜI BÀN VỀ KHỔNG TỬ VÀ HỌC VIỆN KHỔNG TỬ.


Hai hôm nay, nhiều bạn facebook tag tôi vào những stt xoay quanh việc Học viện Khổng Tử đầu tiên được đặt tại một trường đại học của Việt Nam. Cá nhân tôi, tôi không ủng hộ việc này. Bởi như nhiều người đã tìm hiểu, Học viện Khổng Tử không đơn thuần nhằm “quảng bá tiếng Trung Quốc”. Ở Âu Mỹ, các học viện này đã có những hoạt động như đả phá Pháp luân công, kỳ thị tín ngưỡng (Đại học McMaster, Canada), cổ động sinh viên ủng hộ Trung Quốc trấn áp Tây Tạng (Đại học Waterloo, Canada), không cho sinh viên talk về vấn đề Tây Tạng, hạn chế ngôn luận (Đại học Chicago, Mỹ) v.v. Đó cũng chính là nguyên nhân chính khiến một loạt các nước Âu Mỹ tẩy chay học viện này. 

Trần Trung Đạo - Viện Khổng Tử, cơ quan tuyên truyền và tình báo Trung Cộng


Các nước trên thế giới, dù nhỏ hay lớn đều muốn nhân loại biết đến những cái hay cái đẹp của nước mình. Viện Goethe (Goethe-Institut), đặt tên theo nhà văn và chính khách Đức Johann Wolfgang von Goethe, có 159 cơ sở hoạt động gần khắp thế giới để trao đổi văn hóa và ngôn ngữ. Viện Goethe tự trị về tài chánh và độc lập điều hành từ chính phủ Đức. Hội Liên Minh Pháp (Alliance Française) do một số trí thức Pháp trong đó có nhà khoa học Louis Paster, nhà văn JulesVerne, sáng lập từ 1883, có mặt trên 137 quốc gia với tổng số gồm 850 trung tâm cũng hoạt động độc lập với chính phủ Pháp.

Bùi Vĩnh Phúc - Về nhận định của nhà phê bình Vương Trí Nhàn

Nhà phê bình Bùi Vĩnh Phúc (hình: Uyên Nguyên)

Tôi đã được đọc bài viết ca nhà phê bình văn hc Vương Trí Nhàn (VTN) trong nước, vi ta đề là “Nhân Mt Hi Tho v Văn Hc Min Nam” (*). Bài viết tương đối ngn nhưng cho thy có nhng thin chí trong vic thp sáng nim tin vào s tt yếu ca mt s kết hp văn hc hai min trong thi gian hai mươi năm chiến tranh 1954 – 1975, và ca văn hc trong và ngoài nước.

Đoàn Thanh Liêm - Con ơi, phải cố gắng để sống cho xứng đáng


Các cháu thuộc thế hệ thứ hai, thứ ba trong gia đình của anh chị em, của bà con trong thân tộc và của đông đảo các bạn hữu thân thiết của tôi – thì có thể lên đến con số cả ngàn người, mà nay đã ở vào lứa tuổi khôn lớn cả rồi. Các cháu lại sinh sống rải rác khắp mọi nơi, ở trong nước cũng như ở hải ngọai – mà trẻ nhất thì cũng đã vào lứa tuổi 10 – 15 bắt đầu có đủ trí khôn để suy xét việc này chuyện nọ. Mà lớp cháu lớn nhất, thì cũng đã ở vào lứa tuổi 50 – 60 được kể là trưởng thành chín chắn hết mức nữa rồi.

Mai Loan - Khi anh cao bồi Nga bắt đầu thấm mệt

Vladimir Putin, tổng thống Nga
Vào đầu thập niên 2000, hầu như người dân và giới truyền thông tại các nước Âu Châu đều nhìn hình ảnh của TT Bush Con như là một tay cao bồi chính hiệu, không những vì ông xuất thân là thống đốc của tiểu bang Texas, mà còn là vì thái độ hung hăng, thích hành xử một cách thô bạo và dứt khoát theo như ý mình muốn, bất chấp công luận trên thế giới.

Chủ Nhật, 28 tháng 12, 2014

Nguyễn Hưng Quốc - Người Việt Nam lười viết


Có lúc, không hiu ti sao, trong lot sách bán giá h các hiu sách ti Úc, có tht nhiu tiu s ca các nhà văn. Tôi mua mt đống, định v đọc nhn nha chơi. Không ng li mê, đọc ngn ngu mt lèo hết sch. Tiu s ca Jean-Paul Sartre, ca Simone de Beauvoir, ca Leo Tolstoy, ca Fyodor Dostoyevsky, ca Henry Miller, v.v... Cun nào cũng bn, năm trăm trang. Dày cm. Ngn ngn tư liu. Đầy p các chi tiết, k c các chi tiết tht riêng tư, tưởng ch có mt mình người y biết. Đọc, rt thú. Nhưng đọc xong, tôi c bn thn tht lâu. Tht lâu. Mãi đến my năm sau, cm giác bn thn y dường như vn chưa tan hết.

Nguyễn Thị Từ Huy/RFA - Tiếp tục suy nghĩ về những vụ bắt bớ gần đây


Tái toàn trị hóa?

Những gì diễn ra trong những năm gần đây và nhất là trong những ngày gần đây khiến tôi tự đặt cho mình câu hỏi này: Phải chăng đang diễn ra một quá trình tái toàn trị hóa (trở lại với thời kỳ toàn trị) tại Việt Nam?

Những nghiên cứu của Hannah Arendt cho phép bà xác định rằng khái niệm chủ nghĩa toàn trị (totalitarisme) được áp dụng cho hai hệ thống duy nhất: Hệ thống Cộng Sản Liên Xô dưới thời Staline và hệ thống quốc xã Đức thời Hitler. Sau cái chết của hai lãnh tụ toàn trị này, hệ thống toàn trị sụp đổ, cái còn tiếp tục tồn tại được gọi là hệ thống độc tài Cộng Sản.

Ra mắt sách: Sự Thật Hải Chiến Hoàng Sa - 19 tháng 1 năm 1974



Võ Thị Điềm Đạm - Buông tay


Viết trong những ngày thế giới xáo động trước cơn hồng thủy 2004

Thơm tóc mượt, chào nụ hồng buổi sáng 
Bên balcon em ngắm nắng ban mai. 
Ngày nắng đẹp
Nắng ngập mắt em cười
Đón nụ hôn còn vươn mượt đêm qua. 
Cơn sóng trắng 
Bứt vòng tay
Em ngập chìm, níu tay anh, đôi mắt nâu thảng thốt. 
Anh lênh đênh tìm với, nắm bàn tay cóng lạnh. 
Cơn sóng trắng
Choàng ngập
Buông tay anh, em theo dòng biển giận. 

Từ vai ba cao, con nhào xuống, 
Sóng tung tóe, hòa tiếng cười nứt nẻ. 
Ra xa hơn…

Trên vai ba con đắc chí 
Nhào xuống.
Ba hụt hẩng
Con nổi chìm. 
Lòng biển cồn cào
Sức mạnh nào kéo con? 
Ba đuối sức, buông tay.
Trong cơn say mê hoảng
Ba thấy con trôi nổi bềnh bồng
Như cành rong xanh mượt hồng buổi sáng. 

Nguyễn Mộng Giác - Đất và Nước


Đây chỉ là sự pha trộn thực tại và tưởng tượng. Xin đừng đặt vấn đề.

Nắng đổ xuống hai dãy phố xô lệch và bụi bặm. Xe cộ nối đuôi, ì ạch gầm gừ tiến lên vài tấc rồi phanh khựng lại. Mấy chiếc Honda lách ngang lách dọc, mon men tiến về phía trước, nhưng đành chịu thua trước đám đông ù lì, làm ngơ. Người đổ xô ra đường, ngơ ngác, dò hỏi... Cửa tiệm vàng khép vội hai cánh cửa sắt, chủ nhân đứng trong thế phòng vệ. Bụi và khói xăng mù, khét, khó thở. Tiếng họ hục hặc và tiếng xe rồ ga sợ tắt máy dang dở. Tiếng còi đục và nghẹn hú vang, nhưng xe cộ vẫn mắc nghẽn.

Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014

Bùi Ngọc Tấn - Vũ Trụ Không Cùng

Nhà văn Bùi Ngọc Tấn (Hình: internet)
Trong một đêm mất ngủ của tuổi già trằn trọc, đột nhiên ông Thuyết nhớ lại đôi mắt của con gái ông vào cái hồi nó mới ba, bốn tuổi. Suốt mấy chục năm gần như đã quên hẳn buổi tối hôm ấy, không một lần nhớ tới đôi mắt đứa con lúc nào cũng quấn lấy ông, đôi mắt khi nó nằm gối đầu lên tay ông, nghe ông kể chuyện. Thế mà đã hơn bốn chục năm. Ông nghĩ thầm trong óc. Và khẽ trở mình. Ngọn đèn ngủ toả ánh sáng yếu ớt, vàng vọt, soi rõ tấm màn trắng ở giường bên. Giường bà Thu, vợ ông. Tiếng thở đều đều của bà, ông nằm bên này nghe rõ. Cũng là vì đêm thanh vắng quá. Êm ả. Yên lặng. Gần như tuyệt đối. Không biết mấy giờ rồi. Phải quá nửa đêm. Chao. Mong sáng quá. Ông nằm im và nghĩ tới đứa con gái. Bây giờ nó đã ngoài bốn mươi. Hơn mình cả chục tuổi vào cái hồi vợ chồng mình sinh nó. Nó cũng đã quá nửa đời người. Còn mình sắp hết đời. Cuộc đời đúng là vó câu qua cửa sổ. Con bé Phương ngày ấy bây giờ đã là một bà mẹ ba con, sắp có dâu có rể, đầu tắt mặt tối ngoài chợ, luôn tay với những quầy hoa quả, khi xịt nước, khi bầy lại, xếp lại, khi đặt lên đĩa cân rồi nhặt vào túi cho khách. Suốt ngày trong tiếng ồn ào, cái ong ong của không khí, của tiếng động. Thằng chồng nó mê gái, hai vợ chồng ly dị, một mình nó nuôi dạy con. Ông lại nói thầm một mình: Thật chẳng ra sao cái kiếp người.

Thiện Ý/VOA: Giá trị phổ quát và vĩnh cửu của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền


Sau ba năm chuẩn bị, ngày 10 Tháng Mười Hai, 1948, Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (The Human Rights Declaration) đã được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua, với 48 phiếu thuận, không có phiếu chống, duy chỉ có Liên Xô cũ, Saudia Arabia và Nam Phi từ chối bỏ phiếu. Tiến Sĩ Herbert, chủ tịch phiên họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc lúc bấy giờ đã nhận xét, rằng, “Lịch sử sẽ ghi nhận bản tuyên ngôn này như là một trong những thành tựu nổi bật của Liên Hiệp Quốc.”

Võ Thị Hảo - Ai đã giật băng tang trên vòng hoa người chết?

Nhà văn Bùi Ngọc Tấn (1934-2014) - Hình: internet
Khổ nạn xác thân

6h15 phút ngày 18/12/2014, nhà văn Bùi Ngọc Tấn đã lìa đời. Hôm ấy ông nằm, xác thân còm cõi, đợi được bạn bè và những người thân yêu đưa đi khỏi cái thể chế đã từng giam cầm và luôn chỉ muốn tiếp tục giam cầm những người như ông. Nói cho cùng, cuộc đời Bùi Ngọc Tấn là một kiếp khổ nạn tạo nên bởi thể chế độc tài vốn thù địch với công lý, minh bạch và sự chính trực.

Thân xác ông còm cõi vì đã trải qua một những tháng năm bị cắt xén, bị vu cáo, bị tù đày oan trái. Thân xác ấy sống với hầu hết những ngày ăn không đủ no, ốm không đủ thuốc, giật gấu vá vai trong mức sống tối thiểu nhiều năm quằn quại mưu sinh và luôn phải nghe ngóng, nơm nớp lo sợ rằng bất kỳ lúc nào, dưới mệnh lệnh ngẫu hứng của bất kỳ ai đó trong thể chế này, người ta đều có thể giết chết tác phẩm của ông, giật mất miếng ăn cuối cùng của vợ con ông và tống ông vào tù ngục.

Khổ nạn là kiếp của người có tài năng mà cứ cố sống tử tế, không đánh mất lương tri dưới một xã hội cổ vũ người ta lưu manh và giả trá để tồn tại.

Hà Kỳ Lam - Con Chó Ðại Ðan Mạch


Để tưởng nhớ Sandy, con chó thân yêu.

Mỗi lần có việc phải chạy xe trên đoạn đường này, ngang qua  trước căn nhà mang số 1384, một căn nhà màu trắng với hàng rào màu xanh lá cây vây quanh, hông nhà bên phải có một khoảng vườn rộng, thì y như rằng ông Tư phải nhìn vào. Mười lần như chục, không bao giờ ông quên nhìn vào khuôn viên nhà đó để mong thoáng thấy con chó thần tượng cho “đỡ nhớ”. Căn nhà này chỉ cách nhà ông Tư khoảng mười ô vuông phố xá, nhưng vì nó ngăn cách bởi một đại lộ rộng thênh thang nên trông có vẻ cách trở dịu vợi, chứ thực ra cũng chẳng xa  gì mấy. Với lại, vì không thuận đường đi lại trong sinh hoạt hằng ngày của mình nên ông Tư vẫn thấy nó xa xôi. Vì vậy, đi qua chỗ đó mỗi ngày là một “kỳ công”, và ông Tư cũng không có hơi sức đâu mà khổ công như thế, dù ông rất thích con chó của chủ nhà. Mà hình như chủ nhân cũng ít khi để con chó ra ngoài vườn dạo chơi, vì so với số lần ông Tư chịu khó chạy xe trên lộ trình này với số lần ông được trông thấy con chó đó, thì là một tỷ số quá chênh lệch. Nhưng hôm nay ông Tư may mắn, vì lúc ông lái xe gần đến căn nhà thì con chó đang đứng đó. Vừa thoáng thấy bóng dáng màu đen, cao và thon như con ngựa giữa khu vườn chung quanh có hàng rào lưới kim khí bao bọc, ông Tư đạp thắng xe, cho xe cặp sát lề đường bên phải và đổ hẳn lại. Ông ngồi trong xe nhìn qua cửa kính phía bên kia để quan sát con chó khổng lồ lông đen tuyền cũng đang trố mắt nhìn ông. Khoảng cách từ chỗ nó đứng - giữa khu vườn - đến chiếc xe của ông Tư độ năm mươi thước. Ông có thể nhìn nó rất rõ. Thế nhưng con chó không bằng lòng với vị trí đứng của nó, và thoăn thoắt đi về phía hàng rào, nghĩa là đến gần chiếc xe của ông Tư hơn. Đoạn, nó nhẹ nhàng chồm lên, hai chân trước tựa lên hàng rào mà chiều cao cũng đã lên đến hơn một thước. Như vậy, bây giờ ở vị trí thẳng đứng chứ không phải ở thế đường chân trời của loài bốn chân, cái phần thân thể của con vật từ vai trở lên đã vượt khỏi chiều cao của hàng rào. Cái đầu khổng lồ với chiếc mõm vuông vức to không kém đang hướng về ông. Cặp mắt nó, không nhỏ tí hí như mắt heo, nhưng cũng không to quá và lộ như mắt của vài loại chó nhỏ mà diện mạo xấu xí và dữ tợn, toát ra một vẻ thân thiện, hiền lành và quí phái. Ông Tư hài lòng về sự xê dịch của con chó, vì nhờ thế ông được gần nó hơn. Thân thể nó trông chắc nịch với những đường bắp thịt cuồn cuộn ở hai đùi sau, ở hai vai, ở chiếc cổ lớn và ngẩng cao. Lông nó rất ngắn, bóng loáng, ôm sát da và đen nhánh không một chấm trắng, dù chỉ bằng hạt cát.

TRANG CHUYÊN ÐỀ: HAI MƯƠI NĂM VĂN HỌC MIỀN NAM 1954-1975


Cuộc hội thảo về hai mươi năm văn học Miền Nam 1954-1975 lần đầu tiên được tổ chức từ 10AM đến 4:30PM trong hai ngày 6 và 7 tháng 12, 2014 tại: Thứ Bảy 6/12/2014: Toà soạn nhật báo Người Việt 14771-14772 Moran Street Westminster, CA 92683; và Chủ Nhật 7/12/2014: Toà soạn nhật báo Việt Báo 14841 Moran St. Westminster, CA92683.

Gần 20 nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình và nghiên cứu văn học tại Hoa Kỳ, Canada, Pháp và Úc sẽ phân tích những đặc điểm, thành tựu và ảnh hưởng của văn học tại Miền Nam trong giai đoạn từ 1954 đến 1975 vốn bị nhà cầm quyền trong nước tìm mọi cách cấm đoán và triệt tiêu từ sau biến cố 30/4/1975.

Ban tổ chức: Nhật báo NGƯỜI VIỆT - Nhật báo VIỆT BÁO - Báo mạng TIỀN VỆ (http://tienve.org) - Báo mạng DA MÀU (http://damau.org)


Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2014

Trương Vũ - VỊ TRÍ CỦA SÁNG TẠO TRONG SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HỌC MIỀN NAM SAU 1954


Nguồn: Tiền Vệ

Bài tham luận của nhà văn/hoạ sĩ Trương Vũ trong HỘI THẢO VỀ 20 NĂM VĂN HỌC MIỀN NAM 1954-1975, tại California, ngày 7 tháng 12 năm 2014.

Tháng 10 năm 1956, tạp chí Sáng Tạo ra đời, đóng góp vào sự phát triển của nền văn học miền Nam trong một giai đoạn đầy biến động của đất nước. Trong suốt hơn 20 năm, từ 1954 đến 1975, có rất nhiều nỗ lực khác nhau, cá nhân hay tập thể, trong hay ngoài văn giới, đóng góp vào sự phát triển này. Thế nhưng, đóng góp của Sáng Tạo, như một tạp chí, một vận động văn học, và như một tập thể, vẫn có một tính cách đặc biệt, và giữ một vai trò quan trọng.

Ngô Nhân Dụng - Quyền sống xứng đáng làm người


Ngày Chủ nhật 21 tháng 12 năm 2014, một nhóm thanh niên thiện nguyện đến phát quà Giáng sinh tại Làng Chài, huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An. Họ đã quyên góp quần áo ấm và tiền mặt đem tặng cho 25 gia đình di cư từ Thái Lan về đã gần 30 năm nay, nhiều người vẫn chưa có nổi một ngôi nhà tạm trú. Nhưng khi đoàn đến Làng Chài thì họ bị công an chặn lại. Công an giao thông và công an hình sự, mặc đồng phục và thường phục, võ trang bằng dùi cui, đã ngăn cản không cho các bạn trẻ trao quà cho đồng bào, phải chạy lên huyện nhờ giải quyết. Chủ tịch xã nại lý do việc tặng quà Giáng Sinh chưa được “đăng ký” với chính quyền; còn cho công an chìm quay phim, chụp hình, để đe dọa các bạn trẻ đi làm việc thiện.

Trần Vinh Dự - Giấc mơ khởi nghiệp và sáng tạo


Trong vòng vài tháng trở lại đây, chúng tôi có dịp làm giám khảo cho hai cuộc thi liên quan đến sáng tạo tại Sài Gòn. Đầu tiên là cuộc thi Ý tưởng Khởi nghiệp (Demo Day) do Lãnh sự quán Hoa Kỳ tài trợ hồi tháng 9 và cuộc thi Khởi nghiệp và Đổi mới Sáng tạo (Best Innovators Award) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức hồi tháng 11.

Bùi Tín - Cuba hội nhập: ai mừng, ai lo?


Cui năm 2014 thêm mt tin vui: sau 53 năm b gián đon, quan h ngai giao gia Hoa K và Cuba được ni li, do thin chí ca c hai bên, được Tòa Thánh Vatican làm trung gian thúc đẩy. Gián đip b tù lâu năm ca hai bên được tr t do. Hơn 50 nhà dân ch Cuba b tù trong danh sách yêu cu do phía Hoa K đưa ra cũng được tr t do. Các s quán s được m li. Du lch s được m ra. Quan h buôn bán, ngân hàng s được ni li. Tng thng Barack Obama s thăm Cuba và Ch tch Raul Castro s thăm Hoa K. Nước Cuba độc đảng theo hc thuyết Mác - Lênin bt đầu hòa nhp vi thế gii là mt chuyn biến tích cc.

Ts Nguyễn Văn Tuấn - Đèn Cù tập II: Tư duy, đối xử với kiều bào và quan hệ Tàu


Đèn Cù Tập II có dành vài chương để viết về sự sụp đổ của các chế độ XHCN bên Đông Âu, và một số suy nghĩ của giới lãnh đạo chóp bu. Qua đó, chúng ta cũng có thể có vài ý niệm về suy nghĩ của các vị đang nắm quyền lèo lái con thuyền đất nước thời đó. Không nói ra thì chắc nhiều người cũng có thể đoán được là tư duy của họ còn rất nhiều hạn chế.

Chuyện tư duy 

Chúng ta biết rằng ông Lý Quang Diệu được đánh giá cao ở Việt Nam và trên thế giới. Dù người ta không mặn mà với kỉ luật sắt của Singapore, nhưng ai cũng phải công nhận ông là một người có tài chiến lược. Có người tặng cho ông danh hiệu nhà độc tài tốt bụng (benevolent dictator). Nhưng có thời ở Việt Nam, ông Lý Quang Điệu là một đối tượng bị báo chí Nhà nước chửi như tát nước. Tay sai đế quốc. Chống cộng. Chống nhân dân Việt Nam. Ông Diệu được giới lãnh đạo VN tặng cho rất nhiều cái nón. 

Thứ Năm, 25 tháng 12, 2014

Ngô Nhân Dụng - Thắp lại bình nhang

Hình minh họa: Giang Du Ðông

Chúng ta đang nhận được nhiều lời chúc bình an, hạnh phúc vào dịp Lễ Giáng Sinh. Dù người bên lương hay bên giáo, ai cũng có thể chia sẻ những giờ phút bình an khi nghe câu hát “Đêm Đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời” đang vang vang chung quanh mình nhắc nhở sự tích Chúa xuống làm người. 

Chúng tôi muốn gửi đến quý vị độc giả những lời chúc lành bằng một câu chuyện, hy vọng sẽ chia sẻ một niềm vui trong mùa của hy vọng. Chuyện này lấy từ tiểu thuyết Ác Mộng của Ngô Ngọc Bội, xuất bản trước đây chừng một phần tư thế kỷ.

Nguyễn Xuân Hoàng - Giáng Sinh Hãy Chờ

Chị Trương Gia Vy (Hình: Tư liệu gia đình)
1.

Vy yêu dấu,

Tôi đang viết cho em giữa những âm thanh quen thuộc của một mùa Giáng Sinh. Một người bạn làm báo cho tôi biết rằng tình hình chính trị đang có nhiều chuyển biến lớn. Có lẽ chiến tranh sẽ chấm dứt và hòa bình sắp được tái lập. Hòa bình! Đó là niềm mơ ước lớn nhất không phải của riêng chúng ta, mà là của cả dân tộc. Em biết không, căn phòng tôi giờ đây đang tràn ngập những âm thanh của khúc hát Đêm Thánh Vô Cùng, ấy vậy mà tôi vẫn như nghe lẫn trong đó từng chữ từng lời của bài Giáo Đường Im Bóng, ca khúc mà em đã hát cho tôi nghe chiều hôm qua trong quán nước Hoàng Gia vắng vẻ trên đường Tự Do trước khi em trở về Đà Lạt. Trong trí nhớ của tôi vẫn còn hình ảnh em với mái tóc đen dài, đôi mắt màu hạt dẻ và một nụ cười rụt rè như lần đầu chúng mình quen nhau.

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Bạc Ác và Xuẩn Ðộng


Đối nghịch với Nhân dân, khác nào con thuyền, ngược dòng trong bão tố. Đợi đến khi: “Lật thuyền, mới biết sức Dân như nước” thì mọi chuyện đã trở nên quá muộn mằn. - Nguyễn Tiến Dân

Bữa rồi, Giáo Sư Ngô Vĩnh Long có than phiền (đôi chút) về ông Nguyễn Phú Trọng:
Tôi nghĩ rằng người ta cũng không nên khinh rẻ dân chúng. Khi mà dân chúng, người cử tri hỏi những câu hỏi đàng hoàng, thì người ta cũng nên trả lời một cách đàng hoàng mà không nên thái quá.”

Ngự Thuyết - Thanh Tâm Tuyền, Nhà Thơ Tiên Phong

(Đã được tác giả thuyết trình trong cuộc hội thảo về Văn học Miền Nam 1954-1975, được tổ chức tại Little Saigon Nam California vào hai ngày 6 và 7 tháng 12, 2014)

Nhà văn Ngự Thuyết
Kính thưa quý vị, tôi rất hân hạnh trình bày đề tài “Thanh Tâm Tuyền (TTT), Nhà Thơ Tiên Phong”. TTT tên thật là Dzư Văn Tâm, sinh ngày 13/3/1936 tại Vinh, Nghệ An, viết văn, làm thơ, thỉnh thoảng viết về phê bình, và lý luận văn học khi còn rất trẻ. Tập thơ Tôi Không Còn Cô Độc (TKCCĐ), xuất bản năm 1956 tại Sài Gòn khi TTT mới 20 tuổi. Tám năm sau, năm 1964, Liên, Đêm, Mặt Trời Tìm Thấy (LĐMTTT) ra đời. Theo lệnh động viên, ông nhập ngũ năm 1962, giải ngũ năm 1966. Năm 1968 tình hình chiến sự căng thẳng, ông tái ngũ và phục vụ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cho đến khi Miền Nam thất thủ năm 1975. Ông ở tù bảy năm dưới chế độ Cộng Sản. Năm 1990, theo diện HO, ông sang định cư tại Hoa Kỳ, cho in tập thơ cuối cùng, Thơ Ở Đâu Xa (TỞĐX), và qua đời ngày 22/3/2006 tại Minnesota, Hoa Kỳ.

Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014

Phùng Nguyễn - Văn Học Miền Nam 1954-1975: Đường Về Gian Nan

Nhà văn Phùng Nguyễn
Tham luận

LTG: Dưới đây là toàn văn bài tham luận dành cho cuộc Hội thảo Văn Học Miền Nam 1954-1975 tổ chức vào hai ngày 6 và 7 tháng 12 năm 2014 tại quận Cam, California – USA. Chỉ một phần của bài tham luận này được trình bày trong buổi hội thảo vì giới hạn thì giờ dành cho mỗi diễn giả. PN

Tiệm cho thuê sách của gia đình

Vào những ngày đầu tháng 5 năm 1975, một cậu bé 6 tuổi chứng kiến một điều khó quên. 30 năm sau, năm 2005, cậu ghi lại hình ảnh này trong một bài thơ có tựa đề “Tiệm cho thuê sách của gia đình.” Bài thơ được chọn đăng trên mạng Da Màu vào tháng 5 năm 2007 nhân kỷ niệm 32 năm ngày miền Nam đổi chủ.

Khi người ta đem xe ba gác đến dẹp, 
bố tôi mở cửa mời mấy người hàng xóm 
vào xem và lấy tùy thích. 
Những quyển sách chính tay ông chọn 
mua về, đóng bìa cho thêm chắc chắn, 
đóng dấu của tiệm vào vài chỗ, và 
đánh số mục trước khi xếp lên kệ.
Hồi bố tôi đi cải tạo, một số sách muốn trở về. 

Vài người hàng xóm tốt bụng đem trả. 
Nhưng mẹ tôi từ chối: có những quyển 
họ mua lại ngoài chợ trời nhờ nhận ra 
cái bìa, những quyển kia, họ đã lấy — 
từ hôm ấy — và đọc thoải mái.
Lẩn vào trong bài thơ, nên không 

dễ thấy như một cái bìa sách, 
Lại thường xa cách hơn một người hàng xóm, 
Nhưng tôi, cũng muốn người đọcgiữ luôn một cái gì.

Cậu bé 6 tuổi ngày xưa chính là nhà thơ Lê Đình Nhất Lang, và người chọn sách để mua, đóng thêm bìa cho chắc chắn là nhà thơ, nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội nay đã quá cố Lê Đình Điểu, một tên tuổi rất quen thuộc trong giới cầm bút ở Hải ngoại. Trong bài thơ này, “Tiệm cho thuê sách của gia đình,” “một cái gì” mà tác giả Lê Đình Nhất Lang muốn chúng ta giữ luôn chứ không chỉ giữ lại, đối với tôi chính là một mảnh, dù rất nhỏ, của một nền văn học đầy hứa hẹn được xây dựng và phát triển trong hơn hai mươi năm ở miền Nam. Nền văn học này thường được biết dưới cái tên Văn Học Miền Nam giai đoạn 1954-1975.

Nguyễn Lê Hồng Hưng - Chuyện Tháng Mười Hai


Những bến cảng lớn ở Âu Châu tổ chức hội quán rất chu đáo và phương tiện di chuyển cho thủy thủ hoàn toàn miễn phí, chỉ cần điện thoại hẹn, thường thì xe tới rước rất đúng giờ, vậy mà không hiểu sao hôm nay chúng tôi đứng chờ hơn một tiếng đồng hồ giữa cơn mưa tuyết và trong cái lạnh dưới độ không mà hội quán vẫn chưa cho xe tới. Gọi điện hỏi thì được nhân viên trực cho biết vì tàu vô bến nhiều, thủy thủ đổ bộ đông, xe hội quán bận rộn đưa rước nên tới trễ, họ nói sẽ cố gắng tới nhanh và gởi lời xin lỗi. Nhân viên người ta đã cho biết như vậy mà tên thuyền phó đứng hổng yên một chỗ, cứ đi tới đi lui và miệng chửi thề liên tục. Khi xe tới, cả đám vội vàng ùa lên xe, tuy trong xe có máy sưởi nhưng người nào cũng kêu lạnh và cũng cái tên thuyền phó cà chớn, vừa bước lên xe chưa ngồi yên trên ghế hắn liền cằn nhằn anh tài xế tại sao để hắn đứng ngoài trời lâu quá. Anh tài xế từ tốn giải thích:
– Xin lỗi, hôm nay rất đông người nên chúng tôi phải chia nhau phục vụ...

Anh tài xế là người Thuỵ Điển vừa xin lỗi vừa chịu khó giải thích, nếu chuyện này xảy ra ở mấy nước còn lạc hậu, kể cả nước Nga của hắn, ăn nói xấc xược kiểu đó thì thế nào cũng bị tống cổ ra khỏi xe đứng giữa trời tuyết dưới không độ cho lạnh teo cu và hoá thành người đá. Tôi với Sugilar và Ayardi, người In Đô, ngồi im ở băng sau, không biết hai đứa cảm thấy như thế nào, riêng tôi thì hổng thấy khó chịu gì hết, ngược lại tôi rất ngưỡng mộ nhân cách của anh tài xế và cám ơn anh thiệt nhiều.

S.T.T.D. Tưởng Năng Tiến – Đêm Havana & Ngày Hà Nội

Tiến sĩ Nguyễn Quang A và đoàn đại biểu Diễn đàn XHDS
viếng cố nhà văn Bùi Ngọc Tấn
. Ảnh và chú thích:http://danquyenvn.blogspot.

Có nơi nào trên trái đất này
Mật độ đắng cay như ở đây?
Chín người – mười cuộc đời rạn vỡ.
Bị ruồng bỏ và bị lưu đầy…
Có nơi nào trên trái đất này
Mật độ yêu thương như ở đây?
Mỗi tấc đất có một người qùi gối
Dâng trái tim và nước mắt
Cho nỗi đau của cả loài người …
Phùng Quán

Tôi chưa bao giờ đến Hà Nội, và cũng chưa bao giờ cảm thấy có chút xíu nào hào hứng khi nghĩ đến chuyện phiêu lưu tới một nơi xa xôi, lôi thôi và tai tiếng (tùm lum) như thế. Đã thế, đường thì xa, vé tầu thì mắc, thủ tục thì lôi thôi rườm rà, và lỡ mà kẹt luôn thì… chết mẹ!

Tôi sinh trưởng ở miền Nam, nghĩ và nghe sao là nói vậy. Và cứ như vậy mà nói, chắc chắn, sẽ làm mích lòng cả đống người. Tôi biết vậy nhưng không thể nào nói khác vì những điều mà tôi được nghe kể về Hà Nội (thường) không có gì là đàng hoàng hay tử tế –  đại loại như:
“Lời ăn tiếng nói lễ độ cũng khó gặp, chứ đừng nói gì đến văn vẻ… Một cô gái có thể nói oang oang giữa chợ:
- Nó rủ tao đi nhưng tao đ… đi.
- Sáng nay mẹ mày qua xin lửa bố tao, bố tao đ… cho…”
“Một cái gì đó đã phá vỡ lòng tin của con người rằng xã hội luôn luôn cố gắng đem lại sự tốt đẹp cho mình, và chính mình phải có bổn phận phải gìn giữ các công trình xã hội để mình và mọi người cùng hưởng. Người ta thẳng tay cắt dây điện để bán lấy chút tiền, có thể đốt hết một kho hàng hoá để phi tang cho một vật ăn cắp không đáng là bao… con người đối xử với xã hội thô bạo như vậy chỉ vì xã hội đã đối xử với họ tệ quá (Phạm Xuân Đài. Hà Nội trong mắt tôi. Thế Kỷ: Hoa Kỳ 1994, 32-33).

Âu Dương Thệ - Từ nhà công thành nhà ông, đến công an bắt ngang ngược công dân: Phản ảnh trung thực tư duy và hành động của những người nắm quyền lực dưới chế độ độc đảng toàn trị!



Thái độ và hành động của những quan tham chiếm nhà công, chiếm đất công cũng giống hệt như thái độ và hành động của những người cầm đầu bất tài vô đức nhưng vẫn tham ghế, ngồi lì để tham nhũng. Công an biến thành côn đồ hành hạ nhân dân, đàn áp những người dân chủ, vì những người lãnh đạo họ là những tên đồ tể, không chỉ tàn sát dân lành mà còn dùng mọi thủ đoạn đê hèn ám hại lẫn nhau.Cha nào con nấy. Cán bộ chỉ là phiên bản của lãnh đạo, rập khuôn theo cách suy nghĩ và hành động của lãnh đạo họ. Vì thế lạm quyền, tham nhũng, bất công và tàn ác đã kết thành hệ thống chân rết từ những quan ngồi trong Bộ chính trị tới các chi bộ đảng trong phường-xã. Nguy hiểm nữa là hai phe Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng đang phá nhau rất tàn bạo trước  Hội nghị Trung ương 10 và Đại hội 12 để giữ ghế, giành phần!Chính chế độ độc đảng toàn trị là thủ phạm đã kéo dài trên 60 năm. Phải chấm dứt sớm chế độ bất nhân này để xây dựng một VN mới dân chủ, công bằng, hạnh phúc, văn minh và độc lập!


Tài sản công và nhân dân là hai nguồn lực vật chất và tinh thần căn bản và quan trọng nhất của một nước. Tài sản công được hiểu ở đây là đất đai, nhà cửa, tiền thuế, tài nguyên thiên nhiên. Nhân dân bao gồm mọi thành phần sinh sống trên đất nước: nông dân, công nhân, chuyên viên, trí thức…Không cần nghe những lời hứa hẹn hay những tuyên bố hùng hồn của các người cầm đầu nhà cầm quyền, nhưng chỉ cần quan sát cách quản lí, chi thu các loại tài sản công và cách cư xử, giáo dục và đào tạo đối với nhân dân của họ, người ta có thể đo được rất chính xác về năng lực, ý thức trách nhiệm và tinh thần đạo đức của nhà cầm quyền một nước. Từ đó biết rõ tương lai của chế độ này sẽ vươn lên hay tan rã.

Thứ Ba, 23 tháng 12, 2014

Lê Diễn Ðức - Bùi Ngọc Tấn và Nguyễn Quang Lập


Vào sáng ngày 18 tháng 12 năm 2014, nhà văn Bùi Ngọc Tấn đã qua đời tại nhà riêng ở Hải Phòng, thọ 81 tuổi. 

Đại đa số các tờ báo trong nước khi đưa tin về sự ra đi của ông chỉ nói đến một số tác phẩm của ông viết trong thời gian 1954-1968. Cũng có nhắc tới “Rừng xưa xanh lá” (2003), “Biển và Chim Bói Cá”(2008), Giải thưởng Henri Queffenlec tại Festival Livre et Mer năm 2012 do Pháp tổ chức. Nhưng người ta đã cố ý lờ đi giai đoạn 1968-1973, khoảng thời gian ông bị đày ải, mà từ đó đã ra đời tập tiểu thuyết nổi tiếng “Chuyện kể năm 2000.”

NGÔ THẾ VINH - NHỚ VỀ NGƯỜI BẠN TẤM CÁM NGHIÊU ĐỀ 1939 – 1998

Nghiêu Đề 16 tuổi trước Thương xá Tax, người xưa cảnh cũ đều không còn
Từ giữa sang phải: Nguiễn Ngu í và Nghiêu Đề
Bài viết chỉ là hồi tưởng với những kỷ niệm rất riêng tư về một người bạn tấm cám Nghiêu Đề, với mối giao tình hơn nửa thế kỷ; người viết không ở trong giới hội hoạ nên cũng không dễ dàng để viết một hoạ sĩ tài hoa, sáng tác tuyít nhưng đã để lại dấu ấn lâu dài trong lãnh vực nghệ thuật tạo hình của Việt Nam, qua một giai đoạn đầy sáng tạo trong những năm 1960-1970 với Hội Hoạ Sĩ Trẻ Việt Nam mà Nghiêu Đề là một trong những thành viên sáng lậpvớicá tính nổi bật. Ngô Thế Vinh
Tiểu sử Nghiêu Đề
Nghiêu Đề tên thật Nguyễn Tiếp nhưng Trai là tên gọi ở nhà,sinh năm 1939 tại Quảng Ngãi. Là con trai trưởng trong một gia đình 6 anh chị em. Học Cao đẳng Mỹ thuật Gia Ðịnh nhưng đã tự rời trường ốc trước khi tốt nghiệp; là một trong những sáng lập viên Hội Họa sĩ Trẻ Việt Nam; Huy chương bạc Hội họa mùa Xuân 1961, từng tham dự triển lãm tại nhiều quốc gia. Ngoài hội họa, Nghiêu Ðề còn viết văn, làm thơ mà sau này Nghiêu Đề coi như hai “bước lỡ” không nên dấn thân vào. Tác phẩm đã xuất bản: Ngọn Tóc Trăm Năm (Sài Gòn 1965 ). Nghiêu Ðề cùng gia đình đến Hoa Kỳ năm 1985 và mất vào ngày 09 tháng 11 năm 1998 tại San Diego, California khi chưa tới tuổi 60.

Trần Mộng Tú - Ba Đứa Trẻ ở Women Shelter


Mấy hôm trước tôi mang bốn mươi túi ăn trưa đến Women Shelter tôi thấy có ba em người da đen , một em gái độ 12 tuổi, hai em trai khoảng lên 6, lên 7, đang ngồi ăn cơm chiều ở đó. Tôi hỏi người phụ trách:
- Women Shelter nhận cả trẻ nhỏ à?

Người phụ trách cắt nghĩa:
- Không, chúng đi theo mẹ, mẹ chúng ra khỏi nhà thì chúng cũng phải ra theo.

Tôi nhìn ba đứa trẻ ngồi ăn trước hai cái khay. Một khay cơm, một khay rau không có thịt cá gì cả. Mấy miếng ớt xanh, đỏ, máy cọng xúp lơ, nguội lạnh. Ba đứa trẻ ngồi ăn ngon lành, mặt mũi tươi tỉnh. Tôi nhìn chúng cười làm quen, chúng bỏ nĩa xuống, đưa tay lên khua khua chào. Thấy chúng ăn mà xót xa. Nghĩ đến mấy đứa cháu ở nhà, cá, thịt đầy bát, Bà nói mỏi miệng mới xong bữa ăn.