Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013

Ngô Nhân Dụng - Tại Syria, Trung Cộng là cọp giấy

Ngô Nhân Dụng

Chính quyền Cộng sản Trung Quốc vẫn nhất quyết bênh vực chế độ độc tài của Bashar al-Assad tại Syria. Trong khi các nước Tây phương giúp các nhóm nổi dậy trong cuộc nội chiến tại xứ này và chuẩn bị can thiệp quân sự, thì Bắc Kinh vẫn một mực phản đối. Nhật báo Nhân Dân mới kêu gọi: “Cộng đồng quốc tế phải báo động mạnh mẽ” khi Mỹ tính can thiệp vào Syria.


Trong bài báo đó, ra ngày Thứ Ba, 27 Tháng Tám, 2013, đã so sánh việc Mỹ can thiệp vào Syria hiện nay giống hệt cuộc tấn công vào Iraq mười năm trước. Năm 2003, chính phủ Mỹ lấy cớ Saddam Hussein đang chế vũ khí nguyên tử để lật đổ rồi giết ông ta; năm nay chế độ Assad thì bị tố cáo dùng vũ khí hóa học; một điều thế giới văn minh không chấp nhận. 

Tác giả ký tên là Trung Thanh, có nghĩa là “Tiếng Nói của Trung Quốc,” tố cáo việc lật đổ chính phủ của một nước có chủ quyền là “trái với các quy tắc luân lý và đạo công bằng căn bản.”

Các quan sát viên quốc tế đều ngạc nhiên về hành vi của Trung Cộng đối với cuộc nội loạn ở Syria. Từ hai năm nay, Bắc Kinh cùng với Nga đã đứng hẳn về phía chính quyền Bashar al-Assad, mặc dù quyền lợi kinh tế của Trung Quốc tại đây không đáng kể. Hai năm trước Trung Cộng đã phạm một lỗi lầm ngoại giao lớn trong vụ dân Libya nổi lên chống nhà độc tài Gaddafi. Sau khi cả thế giới Á Rập lên án chế độ tàn ác tại Libya; Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu cho phép khối NATO đem quân giúp lật đổ Gaddafi, đại sứ của Bắc Kinh đã từ chối. Gadhafi bị lật đổ và bị giết, từ đó người dân Libya cũng như cả vùng Trung Ðông nhìn Bắc Kinh với con mắt khinh bỉ. Trong vụ Syria, Bắc Kinh lại đi đúng nước cờ sai lầm cũ. Họ chống lại một nghị quyết xác định những khu an toàn cấm máy bay oanh tạc của phe chính phủ, nhằm giúp quân nổi dậy đang yếu thế. Ðể bảo vệ chế độ đang chênh vênh của Assad, Bắc Kinh đã sử dụng “quyền phủ quyết” ba lần. Hiện tượng đáng ngạc nhiên, vì kể từ năm 1971 khi họ ngồi vào cái ghế thường trực tại Hội Ðồng Bảo An, Cộng sản Trung Quốc chỉ dùng quyền phủ quyết tổng cộng có tám lần trong 40 năm. Năm ngoái, Nga và Trung Cộng dùng quyền phủ quyết Hội Ðồng Bảo An bác bỏ một nghị quyết ủng hộ kế hoạch của các nước Á Rập kêu gọi Assad từ chức. 

Ngay sau đó, dân Lybia đã đi biểu tình ném cà chua và trứng ung vào sứ quán của hai nước này tại thủ đô Tripoli. Trung Cộng ngày càng gây thêm ác cảm trong thế giới Á Rập, trong khi vẫn bị dân Châu Phi nghi ngờ có âm mưu chiếm đoạt các tài nguyên thiên nhiên, từ dầu khí đến rừng, mỏ, bằng cách hối lộ các chính quyền của họ.

Khi chính quyền Nga cố bảo vệ chế độ Assad, người ta hiểu lý do. Cha con Assad mua rất nhiều vũ khí của Nga. Cảng Tartus của Syria là nơi duy nhất, ngoài các nước cũ trong Liên Bang Xô Viết, Nga được thiết lập một căn cứ hải quân. 

Assad là chính quyền duy nhất thân thiện với Nga trong số các nước Á Rập; và trong khắp vùng Trung Ðông chỉ còn hai nước Syria với Iran giao hảo với Nga. Quyền lợi kinh tế của Trung Quốc ở Syria mới tăng lên trong mấy năm gần đây sau chuyến công du của Assad năm 2004, nhưng quan hệ quân sự không đáng kể. Trung Cộng mới đầu tư vào dầu lửa ở Syria khi công ty Sinochem mua 50% cổ phần ở giếng dầu lớn nhất xứ này. Công ty dầu lửa quốc gia cũng ký kết cộng tác khai thác dầu, với số vốn nhiều tỷ đô la. Khi các nước Châu Âu tẩy chay không mua dầu của Syria, Trung Quốc đã đặt mua nhiều hơn. Năm 2011, Trung Quốc qua mặt Nga thành nước đứng hàng đầu về ngoại thương với Syria; xuất cảng 2.4 tỷ Mỹ kim. Nhưng tất cả các quyền lợi kinh tế đó không tùy thuộc ai sẽ nắm quyền, chế độ nào sẽ lên ở Syria. Dân Syria sẽ bất mãn vì Bắc Kinh cứ tiếp tục ủng hộ chế độ độc tài Assad. Nếu sau này phe nổi dậy thắng, chính quyền mới sẽ có ác cảm, có thể gây khó khăn về kinh tế. Tức là trong việc Trung Cộng ủng hộ Assad, lợi bất cập hại. Gần đây Bắc Kinh đã mở liên lạc với các nhóm quân nổi dậy; nhưng thái độ thân Assad cho đến phút chót họ sẽ không thể quên.

Tại sao Trung Cộng lại hành xử như vậy? Có lẽ lý do quan trọng nhất là đảng Cộng sản Trung Quốc muốn dùng các vụ xung đột trên thế giới như cơ hội kích thích tự ái chủng tộc và quốc gia của dân Trung Hoa trong lục địa. Khác với Việt Nam, dân Trung Quốc cũng như dân Nga vẫn coi Mỹ là đối thủ đáng sợ cần phải đương đầu. Cho nên, trên các trang mạng Internet ở Trung Quốc có những luận điệu chống Mỹ trong vụ Syria không khác gì những luận điệu được báo Nhân Dân cổ xúy. Ðiều này đáng ngạc nhiên, vì các công dân mạng ở Trung Quốc thường bài bác những lý luận của các cơ quan truyền thông do đảng Cộng sản kiểm soát. Trong vụ xung đột với Nhật Bản về mấy hòn đảo Ðiếu Ngư, các mạng còn quá khích hơn báo của đảng nữa. Cho nên, đảng Cộng sản bày tỏ thái độ cứng rắn chống Mỹ trong vụ Syria chỉ là một thủ đoạn mị dân hơn là một chính sách ngoại giao. Họ phản đối cuộc thay đổi chế độ ở bất cứ nơi nào nếu chính quyền sắp lên có thể thân Mỹ hơn chính quyền cũ.

Sở dĩ Trung Cộng phải lớn tiếng tỏ ra đối nghịch với Mỹ ở Syria cũng vì trong thực tế họ không thể đương đầu trên mặt quân sự. Trung Quốc chưa thể đóng vai một cường quốc quân sự. Ngân sách quốc phòng được gia tăng trong những năm gần đây vẫn chỉ nhắm vào các vũ khí phòng thủ, không có khả năng tấn công ở những vùng xa như tận Trung Ðông. Một chiếc hàng không mẫu hạm cũ được tân trang mà chưa có một hạm đội kèm theo thì không thể so sánh với các hạm đội của Mỹ cũng như Ấn Ðộ. Trong năm 2011 Trung Quốc cần di tản mấy chục ngàn công nhân đang làm việc ở Libya ra khỏi xứ đó vì loạn, Bắc Kinh không thể đưa một con tàu nào sang cứu nạn mà phải thuê các công ty chuyên chở đường thủy!

Ông Từ Quang Dụ (Xu Guangyu), một vị tướng hồi hưu nay đang làm cố vấn cho Ủy Ban Tài Giảm Vũ Khí, nói thẳng rằng nước ông không đủ sức can dự về quân sự ở Trung Ðông: “Trung Quốc không biết rõ tình hình các nước đó. Tốt nhất là giữ thái độ trung lập.” Một giáo sư Viện Khoa Học Xã Hội là Ngân Cương (Yin Gang), chuyên gia về Trung Ðông, thú nhận tình cảnh bất lực của Trung Quốc tại vùng này: “Nếu ở đó yên ổn thì tốt cho Trung Quốc; nếu loạn thì xấu. Nhưng Trung Quốc không có khả năng tự mình duy trì ổn định ở vùng đó. Trung Quốc không có cách nào dùng lực lượng quân sự để bảo vệ quyền lợi của mình ở Trung Ðông.”

Trong bảy tháng đầu năm 2013, Trung Quốc nhập cảng 91.49 triệu tấn dầu (tương đương 83 tỷ ký lô) từ các nước Saudi Arabia, Iran, Iraq, Oman và các vương quốc UAE (United Arab Emirates); số dầu này là một nửa số tiêu thụ trong nước. Phải công nhận hiện nay Trung Quốc hoàn toàn tùy thuộc vào nước Mỹ trong việc bảo vệ an ninh vùng Trung Ðông, nơi họ mua dầu lửa nhiều nhất. Có Mỹ ở đó thì không lo Iran sẽ phá hoại, làm bế tắc eo biển Hormuz, con đường chở dầu lửa quan trọng bậc nhất!

Tại Syria và cả vùng Trung Ðông, người ta biết Trung Cộng thực sự là một con cọp giấy, có gắn loa. Mở miệng kêu rất to, nhưng không thể nhảy lên để vồ, cũng không có răng, không có vuốt để cắn, xé ai cả. Các lời tuyên truyền chống Mỹ trên nhật báo Nhân Dân và những lời lẽ khiêu khích trên các trang mạng ở Trung Quốc chỉ nhằm làm thỏa mãn tự ái quốc gia của người dân Trung Quốc; cốt sao cho họ quên cảnh sống dưới một chế độ độc tài và tham nhũng.

Hà Kỳ Lam ghi - Lâm Diệu Quân, Cháu Là Ai?

Hà Kỳ Lam ghi

Có lẽ trong các sắc dân thiểu số góp mặt trên đất nước Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, di dân Việt đến đất nước này trễ nhất; họ chỉ mới thực sự có mặt trên vùng đất hứa này khoảng hơn ba thập niên - từ sau tháng 4-1975. Thế nhưng sự thành tựu của họ trong nhiều lãnh vực - nhất là về học vấn -  đã khiến họ sớm được đón nhận với ấn tượng tốt trong xã hội mới. Báo chí Mỹ đã nhiều lần phổ biến những gương thành công này. Và tình cờ mùa hè này người viết lại được dịp ghi nhận một thành công nữa về học vấn của học sinh Việt trên đất Mỹ: trường hợp đặc biệt của nữ sinh tên Lâm Diệu Quân. 

Lâm Diệu Quân, mười tám tuổi, mang hai dòng máu, Việt và Hoa: bố, ông  Lâm Trí Nhuệ, một doanh nhân người Ðài Loan, và mẹ, một phụ nữ Việt, bà Phạm Quỳnh Như. Theo cha mẹ sang định cư tại Philadelphia, tiểu bang Pennsylvania, Hoa Kỳ, năm 2009, lúc vừa học xong lớp 8 tại Việt Nam, Quân ghi danh vào lớp 9 tại ngôi trường mới ở xứ người, trường Trung Học Northeast của thành phố Philadelphia. Tuy với vốn liếng Anh ngữ khiêm nhường từ các trường lớp ở Việt Nam, cô nữ sinh 14 tuổi Lâm Diệu Quân đã chẳng mất thì giờ bao nhiêu để hội nhập vào thế giới học đường mới. Từ lớp 9 đến lớp 12 là lúc cháu tốt nghiệp trung học mùa hè năm nay, Quân liên tục đạt điểm trên 4.00  (straight A với 4.07). Ngày 19-6-2013 vừa qua Lâm Diệu Quân đã tốt nghiệp Trung Học với vị thứ hạng 2 và đã được đọc diễn văn á khoa (salutatory) trong buổi lễ tốt nghiệp. Ðược biết, theo thông lệ ở Mỹ, học sinh tốt nghiệp trung học với vị thứ thủ khoa thì được cái vinh dự đọc diễn văn giã từ (valedictory), và một số trường còn cho học sinh tốt nghiệp hạng nhì được đọc diễn văn á khoa (salutatory). Ðến đây, người viết không khỏi nhớ lại cách nay khá lâu, dễ thường cũng đã trên hai mươi năm, mình có đọc trên báo Philadelphia Inquirer, một nhật báo lớn phát hành ở hai tiểu bang Pennsylvania và New Jersey, m?ãu tin về một gia đình di dân Việt - lại người Việt nữa! - nhưng lâu quá không nhớ n?ãi ở tiểu bang nào. Tờ báo đưa tin rằng một gia đình người Việt được mệnh danh là "gia đình đọc diễn văn thủ khoa" (valedictorian family). Số là, gia đình  ấy có năm người con, và năm cô cậu ấy cứ lần lượt kẻ trước người sau đều tốt nghiệp trung học với vị thứ thủ khoa cả, nghĩa là năm người con của gia đình cứ thay phiên nhau đọc diễn văn tốt nghiệp!

Trở lại trường hợp Diệu Quân: chỉ mới đến Mỹ được bốn năm, quãng thời gian mà có lẽ nhiều trẻ em ngoại quốc cùng lớp còn phải lo vật lộn với ngôn ngữ, nói chi đến đạt được điểm cao, mà cháu đã tốt nghiệp Trung Học với vị thứ hạng nhì và với điểm ra trường 4.07; liệu có mấy học sinh làm được điều đó? Sự học hành xuất sắc của Diệu Quân đã mở ra cho cháu nhiều cánh cửa để vươn lên. Cô bé đã được nhiều đại học cho học bổng, nhưng Quân chỉ nhận học bổng toàn phần của Ðại Học Pennsylvania (University of Pennsylvania, một trong mười trường đại học thượng đẳng của Mỹ, và là cha đẻ của máy điện toán đầu tiên của thế giới). Lâm Diệu Quân đã sẵn sàng để ngày 26-8-2013 bước vào mùa học đầu tiên tại UP (University of Pennsylvania), nơi mình sẽ miệt mài bốn năm với mảnh bằng cử nhân (bachelor's degree). Ðược biết Diệu Quân sẽ lấy những môn dự bị y khoa (Pre-Medical) vì cô bé đang nuôi tham vọng sẽ trở thành một bác sĩ.

Thành tích học vấn của Lâm Diệu Quân càng đặc biệt hơn nữa với mảnh bằng Tú Tài Quốc Tế (International Baccalaureate) mình vừa đạt được song song với bằng Trung Học. Ngay năm đầu tiên tại trường mới ở Mỹ, cháu Quân đã được sắp vào nhóm học sinh xuất sắc để theo học chương trình Tú Tài Quốc Tế, một chương trình ngoài chương trình học bình thường của trường. Và vừa rồi cháu Lâm Diệu Quân đã đạt được mảnh bằng Tú Tài Quốc Tế (International Baccalaureate Diploma), qua một kỳ thi khá vất vả. Ðược biết thí sinh Tú Tài Quốc Tế phải trải qua bảy môn sát hạch (Sử, Toán, Hóa Học, Tâm Lý Học, Sinh Vật Học, Văn Chuơng, và Tây Ban Nha Ngữ) và mỗi môn được gửi đến từng quốc gia riêng chấm điểm, rồi sau đó bài thi đuợc tập trung gửi về trụ sở trung ương của tổ chức Tú Tài Quốc Tế để tổng kết điểm. Ðề thi văn chương nhằm  khảo hạch kiến thức thí sinh về văn học các nước trong chương trình học. Ðiểm đậu: tối thiểu là 24 và cao nhất là 35. Lâm 

Nữ sinh Lâm Diệu Quân đọc diễn văn tốt 
nghiệp á khoa trung học ngày 19-6-2013

Diệu Quân đã đạt được 32 điểm. Người có bằng này có thể nhập học các đại học trên thế giới không phải qua sát hạch. Riêng ở Mỹ, các đại học miễn một số tín chỉ (credits) cho sinh viên có bằng Tú Tài Quốc Tế.  Cũng xin nói thêm, trụ sở trung ương của tổ chức Tú Tài Quốc Tế tọa lạc ở Genève, Thụy Sĩ, và chương trình Tú Tài Quốc Tế gồm ba chương trình:
  • Tiểu Học (The Primary Years Programme) dành cho học sinh từ 3 đến 12 tuổi.
  • Trung Học Ðệ Nhất Cấp (The Middle Years Programme) cho học sinh từ 11 đến 16 tuổi.
  • Trung Học Ðệ Nhị Cấp (The Diploma Programme) dành cho học sinh từ 16 đến 19 tuổi.

Hiện nay ở Hoa Kỳ có 1439 trường có chương trình Tú Tài Quốc Tế (IB world schools); tuy nhiên trong số đó chỉ có 800 trường có chương trình học thi lấy bằng Tú Tài Quôc Tế, và số trường còn lại chỉ cung cấp chương trình tiều học và/hay trung học đệ nhất cấp.

Lâm Diệu Quân với Thị Trưởng thành phố Philadelphia

Lân la hỏi chuyện nữ sinh Diệu Quân, người viết được biết ngày còn ở Sài Gòn cô bé đã là học sinh xuất sắc về Toán, Hóa học, và Văn tại trường Cầu Kiệu, nơi mình theo học. Và mới đây, tình cờ được chuyện trò với một nhà giáo từ trong nước sang du lịch, chúng tôi lại được biết một sự việc "mới mẻ" là hiện nay các quận nội thành Sài Gòn có phong trào xây dựng tại địa phương mình một trường "điểm", tuyển chọn học sinh xuất sắc về hai môn Toán và Văn. Và trường Cầu Kiệu là một trường thuộc loại đó. Nhưng, vẫn theo nhà giáo vừa nêu trên, hiện tượng "trường điểm" không hợp pháp cho lắm, vì bộ giáo dục của Việt Nam không chấp nhận!

Là một học sinh xuất sắc, đầu tháng Sáu vừa qua Lâm Diệu Quân với ông Michael Nutter với tư cách "VIP student" đã được Thị Trưởng thành phố Philadelphia, ông Michael Nutter, mời gặp. Tại buổi tiếp xúc, cháu đã được ông Thị Trưởng tặng hai vé xem thể thao hạng nhất.

Lâm Diệu Quân là một thiếu nữ hoạt động. Ðể trở thành một học sinh giỏi, dĩ nhiên phải dồn thời gian không ít cho học hành, nhưng cháu Quân vẫn dành thì giờ cho nhiều sinh hoạt ngoài lớp học. Quân thích luyện tập võ thuật, thích chơi thể thao. Ngoài môn ưa thích là quần vợt (tennis) Quân còn là cầu thủ chính thức trong đội túc cầu (soccer team) nữ của trường Trung Học Northeast, một trường hỗn hợp nam nữ, và chơi ở vị trí hậu vệ (half back). Có lẽ vô tình mà Lâm Diệu Quân đã thực hành điều mà một ngạn ngữ Pháp nói, "Une âme saine dans un corps sain" (một tâm hồn lành mạnh trong một thể xác lành mạnh).

22-8-2013

Thảo Trường - Truyện Hai Pho Tượng

Thảo Trường 

Một câu chuyện cổ:
“Ðêm ba mươi tối đen, càng về khuya mưa càng lớn gió càng to, sấm chớp ầm ĩ và nước mỗi lúc mỗi dâng cao. Trong ngôi miếu cổ hai pho tượng than thở cùng nhau. 


Tượng Ðất nói: 
– Nước lên cao ngập lụt anh sẽ trôi theo dòng nước, rồi sẽ có người vớt được đem về mà thờ. Còn thân tôi sẽ bị tan ra thành bùn đất…

Nói xong Tượng Ðất òa lên khóc!

Tượng gỗ nói:
– Thưa, không phải như vậy đâu. Anh là đất lại trở về thành đất, còn thân tôi không biết rồi sẽ lưu lạc đến phương nào!

Nói xong Tượng Gỗ cũng òa lên khóc!”

Bịa đặt thêm:
Thư của Tượng Ðất gửi Tượng Gỗ. 

Kính gửi bác Gỗ, 
Thấm thoát chúng ta đã xa cách nhau một ngàn năm. Một thiên niên kỷ của loài người nhưng với cánh thần linh chúng ta thì chẳng qua cũng chỉ là một khoảnh khắc nào đó. Bằng cớ là cái bọn đồ điếu chúng thay phiên nhau xúm vào hành hạ tôi trải qua cũng cả mấy chục đời nhà chúng nó. Ông bà bố mẹ nhà chúng nó chết đi, con cháu chắt chúng nó kế nghiệp tiếp tục hành hạ tôi đời này sang đời khác, thế mà chúng có làm gì được tôi đâu, dòng dõi nhà chúng nó tranh giành cấu xé nhau rồi lần lượt chết rục, còn tôi vẫn là tôi, quả thật tôi vẫn là tôi. Một ngàn năm trôi qua dễ ợt, một ngàn năm bị nhục hình cũng dễ ợt, có anh bạn tôi thuộc cánh người phàm bộc trực văng tục: “Làm đéo gì tao!” Ừ, quả thật bọn đồ điếu phỏng có làm gì được anh ấy ngoài cái việc hành hạ nhục hình người ta…

Khoảnh khắc qua đi, thấm thoát mấy độ, nay chợt nhớ đến bác, nhớ cái ngày xáo trộn đảo điên chúng ta xa nhau, đường đời đôi ngả, cái đêm mưa gió bão bùng…

Bác Gỗ thân mến, 
Lập tức tôi chỉ kịp thấy bác ngã nhào theo dòng nước sau khi bị một vật gì đó tông mạnh vào mặt. Lúc đó tôi cũng bị nước bẩn tràn vào lỗ miệng lỗ mũi sặc sụa, nhưng tôi vẫn nhìn thấy bác trôi theo dòng nước luồn lách ra ngoài ngôi miếu cổ cùng với xác chó chết bò trương và đàn quạ đen bay lượn quần quần kêu quang quác. Tôi còn nhớ rõ là bác không kịp ngoái lại nhìn tôi và cũng không kịp nói một lời từ biệt. Bác phải ra đi rất vội vã. 

Dòng nước đục ngầu bẩn thỉu thối tha cùng với đủ thứ rác rưởi bèo bọt và cùng xác chó chết bò trương ập tới trùm phủ ngập mày ngập mặt tôi, tôi chới với ngụp lặn chìm đắm trong trong cái khối nhầy nhụa đó. Ngôi miếu cổ cũng sụp đổ tan tành trong tai trời ách nước. 

Khi nước cạn tới chân bèo thì tôi đã sụm xuống và quả nhiên rã thành đống đất. Bèn nghĩ là bác tài thật, bác biết trước tất cả còn tôi chỉ biết khi nó đã tới. Chúng ta giống nhau cho đến lúc nước đến chân, chỉ khác là kẻ biết nhảy và kẻ không biết nhảy. Không biết nhảy thì nước ngập mặt cũng còn ì ra đấy. 

Bác Gỗ thân mến, 

Thế rồi những ngày say đó bọn đồ điếu thảo khấu kéo tới. Chúng chỉ khu nền đất của ngôi miếu mà bảo nhau:
– Thần thánh gì cũng đã tháo chạy hết, miếu thờ gì cũng đã sụp đổ cả, từ nay đất này là của chúng ta, của chung tất cả chúng ta, chúng ta sẽ làm chủ tập thể…

Rồi bác biết sao không hả bác Gỗ? Chúng đào chúng xới, chúng cuốc chúng cày tùm lum hết cả lên. Cái thân tôi đã rã ra thành đống cũng không yên với chúng nó, chúng làm cho tôi tơi bời tan nát vung vãi khắp nơi. Ngay chỗ ngày xưa là bệ thờ thì nay chúng đào thành cái hầm chứa phân. Phân người ấy, cứt người ta ấy. Người ta đưa vật chất thức ăn vào mồm xuống bụng tiêu hóa đi nuôi sống cơ thể, cặn bã còn lại thành cứt thải xuống lỗ dưới nhưng không thể bỏ phí vì đó là vật chất, mà sẽ quay vòng, tái tạo, sản xuất ra vật chất củ quả làm thức ăn nuôi lại cơ thể con người…

Chúng trồng cây trên nền đất lấy củ quả ăn rồi ỉa ra cứt đem ủ ở cái hầm để bón cho các cây củ quả lứa sau. Nền văn minh “nhất nước nhì phân…” ấy cứ diễn tiến như vậy không cần biết tới thời đại thiên niên kỷ nào. Cái thân tôi bị chúng băm vằm vương vãi trên luống, dưới rãnh, trong gốc và ngay cả bên bờ hầm phân. Lúc đầu mùi phân thối lắm, nhất là phân người ta. Con người ta là động vật cao cấp nhất nên cái gì cũng nhất dĩ nhiên cứt thối nhất, tàn ác nhất và khi chết xác thối ra cũng thối kinh khủng hơn xác chết các động vật khác. Ấy vậy mà sau rồi quen dần không còn thấy thối nữa, thoang thoảng như không vậy. 

Bác ở nơi nào bây giờ? Chắc là nơi bác đang ngự không thể hôi thối nhỉ. Bác đang được thờ ở cung điện, lâu đài, đền thánh hay quốc tự? Hay ở một khách sạn năm sao? Nước bác tắm thải ra cũng thơm linh khiến có người tranh nhau mà uống để khỏi bệnh, để ngộ, thì nơi đó làm sao có mùi hôi thối được. 

Bác Gỗ ơi, chẳng biết được bác đang sung sướng thế nào nhưng cứ mường tượng thì thấy rằng bác không thể… khổ như tôi bây giờ đâu. Bởi vì ở chỗ bác được thờ chắc là sẽ không có kẻ khác hành hạ mình ngoài chính mình tự hành hạ mình. Tóm lại là bác đang ngự ở một chỗ thơm tho, còn tôi đang ở chung với cứt…

Bác Gỗ thân mến, 
Chưa hết đâu, còn những con giun, con dế, con sâu, cái kiến… chúng sống trong lòng đất từ bao đời nay, chính chúng mới là chủ của đất đai này, nào chúng có biết tôi là ai, chúng có biết thần thánh là gì đâu mà kỵ nể. Thế cho nên chúng chui luồn đục lách vào thân thể tôi một cách rất thoải mái tự nhiên! Nhột lắm bác ạ! Nhột đến nỗi tôi phát cười thách lên. Ai đời giỡn mặt đến thế, sâu bọ mà giám đục vào thánh thể! Oâng mà còn đương thời thì chúng mày bỏ mẹ với ông! Oâng mà còn trên ngai thờ thì cả cái bọn thảo khấu kia cũng bị ông trừng trị cho trắng mắt ra chứ đừng nói gì đến mấy chú côn trùng bé bỏng vô tâm vô tội. 

Bác Gỗ thân mến, 
Ôi cái cảnh chia ly sao mà buồn vậy! Mới đấy tôi và bác cùng chễm chệ ngang nhau, trên cùng ngai bệ, trong cùng một ngôi miếu cổ, uy nghi, tôn nghiêm, dưới cùng một bóng cây da cổ thụ linh thiêng huyền bí, thế mà bây giờ đây cây da đã làm củi cháy hết từ tám hoánh nào rồi, ngôi miếu thì bình địa, bệ thờ cũng bị chúng nó cạy lên lấy từ viên gạch về xây cái lăng mả bố nhà chúng nó. Và chúng ta thì tan tác, kẻ bị đày ải ngay trên quê nhà, người lưu lạc tha phương tứ xứ. Bác có than là bác sẽ khổ còn tôi thì hạnh phúc trong khi tôi lại thấy là bác sung sướng còn tôi thì cơ cực khôn cùng… Thế thì ai sung sướng ai đau khổ hơn ai? Hay là chẳng ai sung sướng cũng chẳng ai đau khổ hơn ai. Hay là khổ tuốt! Hay là khổ suốt!


Bác Gỗ thân mến, 
Có lần ban đêm tôi thấy hai tên thảo khấu trong bọn thảo khấu mò ra ruộng hái trộm trái cây ăn riêng. Chúng vừa ăn hàng vừa rù rì nói chuyện với nhau:
– Ðất này xưa kia có cái miếu thờ thần. Gặp bão lụt phá tan hết ta mới biến thành ruộng. 

Tiếng đàn bà:
– Chẳng biết các thần thánh bây giờ ở đâu?

Nghe thế tôi giật bắn người nghĩ chúng nhắc tới mình làm gì. Tiếng đàn ông:
– Chạy tháo thân hết cả. Thế là chấm dứt cuộc đời ăn bám. Những thằng thần ngồi chễm chệ trên điện thờ cho người ta đem của lễ tới quì xuống xì xụp lạy mời chúng ăn. Toàn của ngon vật lạï với đèn nến sáng trưng, khói nhang nghi ngút, hoa quả thơm long…

– Nói thế chứ thần thánh cũng ngồi đực mặt ra mà nhìn chứ có ăn được gì đâu. 
– Như vậy thì ai ăn? 

– Ờ, đứa nào là kẻ có lợi trong cuộc sấp ngửa này nhỉ? 

– Ðứa nào? Ðứa nào có lợi thì chưa biết nhưng kẻ bị thiệt và bị khổ vẫn là những kẻ đi cúng lễ. 

Bác Gỗ thân mến, 
Ðứa nào, chúng hỏi nhau đứa nào có lợi, chúng cũng biết tôi và bác chẳng ai xơ múi gì, chẳng qua là chúng ta chỉ hương hoa chút đỉnh cho có vẻ cao cả, thế thôi, nhưng chúng bảo rằng những kẻ cúng lễ là những kẻ bị thiệt thòi thì tôi cho rằng chưa chắc đã là thế. Bác cũng đã thấy niềm khoái cảm của nhũng kẻ có đức tin, bác cũng đã nhìn những gương mặt rạng rỡ của những kẻ đi cầu xin cúng vái lễ lạy. Từ bệ thờ, chúng ta đã từng ban phát biết bao nhiêu niềm hy vọng tin tưởng cho biết bao kẻ gặp lúc bơ vơ chới với lạc lõng trong cõi nhân sinh. Chúng ta là những cái phao cho những kẻ đắm thuyền. Chúng ta là những cái coat cho những kẻ cần nơi nương tựa. Chúng ta là cái bánh vẽ, cũng được đi, trong chốc lát cho những kẻ đói ăn, là những mẩu chuyện ăn uống hàm thụ, những câu sấm truyền kỳ bí trong các ngục thất cấm cố…Cũng được đi. Thế cho nên nói rằng ai bị thiệt thòi, ai bị bóc lột, ai bị lợi dụng, ai khổ nhất thì chưa biết, nhưng phải nói, phải nói cho riêng bác và tôi, rằng chúng ta là những kẻ bị đem ra làm bung xung, chính chúng ta bị thiệt thòi, chính chúng ta bị lợïi dụng trên cương vị làm thần thánh. 

Bác Gỗ thân mến, 
Thấm thoát đã ngàn năm qua, tôi nhớ bác mà ghi những dòng này, chẳng hiểu có cơ duyên nào lọt vào mắt bác. Tôi mong có ngày nào trời quang nắng đẹp, bác bỏ ít thời giờ mà nhàn du về chốn cũ, gọi là giao lưu văn hóa chẳng hạn để bác và tôi mình gặp lại nhau, nhìn những thay đổi ở nhau, cho thấy những gì mất mát, những gì còn lại và những gì tìm được. 

Về phần tôi tuy chưa gặp bác thì tôi cũng đã tưởng tượng ra được là bác rực rỡ với những lớp sơn son thếp vàng lộng lẫy bóng láng phát ra một ánh hào quang huyền bí linh thiêng khiến ai trông thấy cũng muốn cung nghinh về mà thờ…

Còn tôi, thân phận tôi thì như bác đã biết đấy, tôi đã nhập vào đất đai cát bụi, sống lẫn với cứt đái, sâu bọ, nắng mưa giãi dầu, trong vòng kiềm tỏa của bọn thảo khấu, lâu ngày đến độ ở cạnh hầm phân mà không ngửi thấy mùi cứt!

Bác Gỗ thân mến, 

Giấy vắn tình dài, thư bất tận ngôn, mong có ngày được chiêm ngưỡng bác hoặc là được đọc thư bác với những hình ảnh tươi đẹp của bác. 

Kính thư. 

Nhắn tin:
Kính gửi anh Ð. 

“Truyện Hai Pho Tượng” đáng lẽ còn lá thư của Tượng Gỗ trả lời Tượng Ðất nhưng chưa nhận được nên tạm ngưng ở đây. Khi nào có thư của Tượng Gỗ sẽ gửi tiếp cho anh. 

(HB/9.1994)

Song Chi - Chỉ khen, không được chê

Song Chi

Nhảy nhổm lên khi bị chê

Nhà văn Phan Thị Vàng Anh trong tập tản văn “Nhân trường hợp chị Thỏ Bông” với bút danh Thảo Hảo, có viết một bài “Ai cho mầy chê con tao xấu?” rất thú vị. Hình như nếu tôi nhớ không lầm, bài tản văn đó ra đời nhân dịp một bộ phim bị báo chí chê và nhà đạo diễn của bộ phim đó nhảy nhổm lên thì phải.

Trang bìa tập tản văn “Nhân trường hợp chị Thỏ Bông”
của Nhà văn Phan Thị Vàng Anh với bút danh Thảo Hảo.

Ấy vậy mà nhiều năm sau, cái tính nhảy nhổm lên khi bị chê ấy, vẫn cứ diễn ra, mới đây nhất là trường hợp một ca sĩ tự xưng là Mít-tơ gì đó, và nghe đâu còn được phong (chả biết ai phong) là “ông hoàng nhạc Việt”, khi bị một nhạc sĩ lớn tuổi nhận xét thẳng thừng về giọng ca của mình.

Tôi không muốn bàn nhiều về câu chuyện đang làm nóng một số trang báo và trên mạng về văn hóa ứng xử của một thiểu số trong giới nghệ sĩ, showbiz Việt này, cũng không muốn lạm bàn về ca khúc, giọng hát, phong cách hát của ngày xưa trước 1975 (chủ yếu nói đến ca khúc, nhạc sĩ, ca sĩ ở miền Nam) và bây giờ.

Điều tôi muốn nói đến ở đây là cái tính không thích nghe chê ấy hình như không chỉ ở một vài cá nhân, cho dù không phải ai khi bị chê cũng phản ứng theo kiểu như ca sĩ Mít-tơ gì đó. Mà cái tính không thích nghe chê bai ấy dường như có ở rất nhiều người Việt mình.

Còn nhớ câu chuyện về một blogger Mỹ có tên Matt Kepnes đi du lịch sang VN, sau đó viết bài chê “Why I’ll never return to Vietnam?” đăng trên tờ Huffingtonpost vào ngày 30 tháng Một, 2012. Sau khi một số tờ báo VN đăng tải lại bài viết này, với cái tựa tiếng Việt là “Cho tiền cũng không quay lại VN” thì bên dưới bài báo lẫn trên các trang mạng xuất hiện làn sóng phản pháo.

Đa số là người VN, cảm thấy tự ái đùng đùng vì những lời chê bai, liền không tiếc lời phản bác, thậm chí "mắng mỏ" anh chàng Matt Kepnes, mà không chịu suy ngẫm xem những điều người ta nhận xét về ngành du lịch, về con người VN có đúng không.

Một ví dụ khác, ông Joel Brinkley, Giáo sư chuyên ngành báo chí tại Đại học Stanford, Hoa Kỳ, viết một bài bình luận đăng trên tờ Chicago Tribune ngày 29 tháng Một, 2013, trong đó ông phê phán thói quen ẩm thực (ăn thịt chó, thịt thú rừng…) cùng tính cách của người VN. Giáo sư này cho rằng thói quen ăn thịt nhiều khiến người Việt trở nên hung hăng (aggressive) và trong quá khứ VN luôn luôn là một quốc gia hung hăng so với các nước láng giềng.

Bài bình luận đã nhận được phản ứng rất mạnh từ người Việt trong và ngoài nước, đến nỗi vào đầu tháng Hai, 2013, ban biên tập của Chicago Tribune đã phải đăng đính chính, xin lỗi vì đã đăng bài của ông Brinkey. Người Việt còn gửi thỉnh nguyện thư với hàng ngàn chữ ký yêu cầu trường Stanford đuổi việc Giáo sư Brinkey.

Tất nhiên, bài bình luận của ông Brinkey đáng để người VN giận dữ vì mang tính kỳ thị và được viết một cách hoàn toàn cảm tính, không có cơ sở khoa học, lại không chính xác về lịch sử. Nhưng trong vô số ý kiến phản hồi gửi vào trang mạng của tờ Chicago Tribune hay trên những trang báo, mạng trong nước, nếu chúng ta không kềm chế và có những lời nóng giận, mạt sát ông Giáo sư kia thì chẳng phải chúng ta đang vô tình chứng minh nhận xét “người VN hung hăng” của ông ta là đúng hay sao.

“Ở đâu mà chả vậy”

Nếu bạn là người VN, bạn nói đến những cái xấu, tệ hại của xã hội, của chế độ cũng vậy, sẽ có những người nhảy vào với những luận điệu quen thuộc như: Tham nhũng à, ở đâu mà chả có tham nhũng, tình trạng tội phạm ngày càng tăng ư, nói cho mà nghe nhé, VN mình còn ổn định hơn khối nước, không có khủng bố, không có chiến tranh, không có nã súng giết người hàng loạt, cứ thử nhìn sang Mỹ xem... Hoặc, bạn là ai, có phải là người VN không, sao lại dám mở mồm chê bai, xúc phạm đến đất nước, dân tộc VN? Thật khó mà tranh luận với những luận điểm đánh đồng “ở đâu mà chả vậy”, hoặc đánh đồng giữa đảng, nhà nước với dân tộc, tổ quốc!

Tuy nhiên, nếu nói đến những cái xấu của chế độ hay xã hội, dù sao bây giờ cũng ngày càng có nhiều người đồng tình với bạn. Nhưng nếu cứ thử viết bài mà nói đến những thói hư tật xấu, nhược điểm của đồng bào là dễ bị mọi người ném đá lắm.

Còn trong lĩnh vực văn học nghệ thuật càng phiền hơn. Từ văn học, thơ ca, âm nhạc cho đến hội họa, phim ảnh…ở VN bây giờ dường như đều thiếu vắng những cây bút phê bình có uy tín, có trình độ chuyên môn, sắc sảo, thẳng thắn chỉ ra những cái dở, cái tệ của tác phẩm, của người sáng tác, người biểu diễn.

Trên mặt báo, những nhà báo đi viết về những lĩnh vực này không phải ai cũng có hiểu biết vể chuyên môn, ví dụ như nhà báo đi viết về điện ảnh không phải ai cũng học/làm về điện ảnh nên khi viết về một bộ phim chẳng hạn, hầu hết chỉ là giới thiệu nội dung, khen một tí, chê nhẹ nhẹ một tí, thế là xong. Chê mạnh, thể nào cái đám làm phim cũng sừng sộ lên bảo sao không giỏi làm phim đi, hoặc anh/chị không hiểu gì về phim của tôi, rồi nhà sản xuất, đạo diễn cạch mặt không chơi, không mời đi xem phim mới nữa, lấy gì mà viết?

Âm nhạc cũng thế. Nhà báo nếu không phải là nhạc sĩ, không học chuyên môn về âm nhạc, dù có thể có tai nghe, thẩm thấu tốt về âm nhạc, nhưng đố dám bảo đụng vào những ổ kiến lửa tự xưng là “ông hoàng, bà chúa" nhạc Việt với lại di-va di-viếc kia, cùng hàng lũ fan hùng hậu của họ. Nên cứ viết những gỉ vui vui hiếu hỉ, khen nhau cho nó lành. Thế là người ta càng quen được nghe khen, càng tưởng mình tài năng lớn, cộng với bao nhiêu sự hâm mộ của quần chúng…đến khi một ai đó chê thẳng một cái là có chuyện.

Nhìn rộng ra, cái nước mình bây giờ trong mọi lĩnh vực đều cần có những “nhà phê bình” có uy tín, có trình độ, dũng cảm, từ văn hóa nghệ thuật, y tế, giáo dục, kinh tế và cả cái chính phủ này. Chính vì không có ai giám sát, phản biện, chất vấn, chê bai nên mọi thứ mới thành ra hỗn loạn đến vậy.

Và cũng chẳng khác gì cái anh ca sĩ kia, nhà nước VN khi bị nghe những lời phản biện thẳng thừng là "chạm nọc" ngay, khi có ai đó lên tiếng đề nghị thành lập đảng phái, tổ chức chính trị đối lập để giám sát những chính sách, việc làm sai lầm của nhà cầm quyền, tất cả vì lợi ích chung của đất nước, dân tộc…là lập tức cho truyền thông báo đảng xúm vào đánh hội đồng, tiếp theo là còng số 8, là nhà tù, là bịt miệng…ngay.

Một con người dù có một ít tài năng đi nữa mà chỉ thích nghe khen, không thích bị chê thì rất khó tránh sai lầm, khó tiến xa. Một nhà nước, một dân tộc cũng vậy thôi.

Đoàn Thanh Liêm - Kỷ niệm từ một chuyến đi dài ngày


Bút ký của

Đoàn Thanh Liêm

Tôi vừa hoàn thành một chuyến đi trải dài suốt ba tháng vào Mùa Xuân Quý Tỵ 2013 và trở về nhà ở miền Nam California vào ngày 18 tháng 6. Trong cuộc viễn du này, tôi đã sử dụng đến 3 chuyến bay và hàng chục chuyến xe lửa, xe hơi qua rất nhiều thành phố trong các tiểu bang ờ miền Đông và miền Trung Tây nước Mỹ. Và đặc biệt là đến thăm viếng và cư ngụ tại nhà của khá đông bà con cũng như bạn hữu khắp nơi – mỗi nhà tôi ở trong dăm ba ngày, gọi là những cuộc “vãng gia” (home visit). 


Nói chung, thì ở đâu tôi cũng đều được bà con đón tiếp và chăm sóc thật ân cần chu đáo. Qua những cuộc vãng gia như thế, tôi có nhiều thời gian chuyện trò tâm sự thân mật với bà con - nhờ vậy mà có thêm được sự hiểu biết cụ thể hơn, chính xác hơn về sự việc cũng như về con người. Và nhất là xiết chặt hơn nữa cái mối tình cảm gắn bó giữa chúng tôi với nhau. Dưới đây, tôi xin được lần lượt ghi lại một ít kỷ niệm khó quên từ chuyến đi này.

Trước hết là chuyện về những người bạn mà cùng có họ Đoàn như tôi.

Trong dịp thăm viếng bạn hữu ở tiểu bang Pennsylvania và Texas, tôi đã gặp được hai bạn đều có cùng một họ Đoàn như tôi. Đó là các anh Đoàn Hữu Phương ở thành phố Pittsburgh và Đoàn Văn Bằng ở thành phố Houston. Gia đình mỗi anh đều gây cho tôi một ấn tượng khó quên.

1  – Anh Phương là một dược sĩ ở Việt nam từ trước năm 1975, anh đã vượt biên qua đến Mỹ từ năm 1980. Anh đi học lại và tiếp tục hành nghề về Dược khoa trên đất Mỹ và hiện đã nghỉ hưu – trong khi bà xã là chị Bạch Liên còn trẻ tuổi hơn, thì vẫn còn làm bác sĩ tại một bệnh viện ở Pittsburgh. Anh chị Phương Liên có hai cháu là Phương Bảo và Kim Chi đều đã trưởng thành và đi làm ở xa. Anh Phương và tôi đều là những cựu lưu trú sinh tại cư xá sinh viên có tên là Câu Lạc Bộ Phục Hưng ở đường Nguyễn Thông Saigon từ thời  những thập niên 1950 – 1960.

Họ Đoàn của anh Phương đã lập nghiệp từ nhiều đời tại vùng Mỹ Tho Bến Tre, anh cho biết các cụ xưa xuất phát từ miền Trung vào định cư ở miệt đồng bằng sông Cửu Long. Anh thúc giục tôi nên xúc tiến việc nghiên cứu về mối liên hệ giữa các chi tộc họ Đoàn theo cái đà Nam Tiến của đất nước qua bao nhiêu thế hệ trong các gia đình người Việt - thọat tiên từ miền Bắc, rồi di chuyển tới miền Trung và vào miền Nam để lập nghiệp sau này. Lý do anh Phương nêu ra khiến tôi khó mà chối từ công việc này, anh nói : “Anh Liêm có mối liên hệ quen biết với nhiều người ở khắp nơi (connections) – thì anh dễ có điều kiện để thực hiện việc nghiên cứu này. Vậy, tôi xin anh lưu tâm đến chuyện này giùm nha...” Tôi trả lời anh Phương : “ Kể ra công việc này cũng đòi hỏi nhiều thời gian và công phu đi sưu tầm tìm hiểu đấy – và tôi hy vọng sẽ kiếm thêm được người phụ giúp với mình “.

Anh Phương còn nói : “Họ Đoàn chúng ta xưa nay chưa bao giờ có ai làm vua cả. Mà chỉ có một số nhân vật có tên tuổi về văn học như Đoàn Như Hài, Đoàn Thị Điểm v.v... Họặc giả làm giặc như anh em Đoàn Trưng với cuộc làm lọan gọi là “Giặc Chày Vôi” dưới triều Tự Đức ấy. Và mới đây, thì có vụ Đoàn văn Vươn chống đối việc giải tỏa đất đai ở Hải phòng – vụ này hiện còn đang gây xôn xao dư luận...”

Tìm hiểu thêm về cuộc nổi lọan “Giặc Chày Vôi” này, ta thấy người chủ mưu chính yếu là Đoàn Hữu Trưng (thường gọi là Đoàn Trưng), ông là con rể của Tùng Thiện Vương. Vì không chấp nhận việc triều đình Huế phế lập Hồng Bảo là con trưởng mà lại phong Hồng Nhậm là con thứ lên làm vua với danh hiệu Tự Đức, nên Đoàn Trưng đã đứng ra tổ chức móc nối với nhiều bạn hữu cùng thân nhân – lôi kéo được số đông công nhân bị áp chế khắc nghiệt trong công trình xây lăng mộ gọi là “Vạn Niên” dưới triều Tự Đức – để khởi lọan. Vào năm 1866, Trưng và hai người em là Đoàn Tư Trực, Đòan Hữu Ái cùng với nhiều đồng bạn đã nổi dậy, kéo quân xông vào cung điện nhà vua nhằm đưa Đinh Đạo là con trưởng của Hồng Bảo lên thay thế vua Tự Đức. Nhưng việc bất thành và bị đàn áp thẳng tay tàn bạo.

Vào năm 1866, thì đất Nam kỳ đã ở trong tay người Pháp, nên có thể suy đoán rằng có thể có một số bà con họ Đoàn sợ bị liên lụy trong vụ vua Tự Đức trả thù “Lọan Chày Vôi” này đã chạy trốn từ miền Trung vào miền Nam – trong đó có một số là tổ tiên của anh Đoàn Hữu Phương chăng?

2  – Anh Bằng là người tôi mới gặp gỡ quen biết tại Houston vào giữa tháng 6 năm 2013 qua sự giới thiệu của một người bạn khác là anh Phạm Văn Tuynh cũng mới từ Florida di chuyển về thành phố có rất đông bà con người Việt trong tiểu bang Texas. Ở vào tuổi 60, anh Đoàn Văn Bằng vẫn còn đi làm cho cơ quan chính quyền của Houston – nhưng anh đã dành ra cả một ngày để chở tôi đi thăm người này, người nọ ở cái thành phố rộng mênh mông này.

Điểm đáng ghi ở đây là trong gia đình họ Đoàn của anh Bằng, thì có nhiều anh chị kinh doanh về ngành trồng các giống cây cảnh, cây ăn trái và cả rau thơm mà người Mỹ gọi là “Nursery”. Từ lâu, tôi đã được nghe đến một cơ sở có tên là Đòan Nursery ở thành phố Dallas, thì nay qua anh Bằng, tôi mới được biết rõ ràng hơn về cả một hệ thống những Nursery do anh chị em trong gia đình họ Đòan của anh đứng ra kinh doanh tại vùng Dallas – Houston từ mấy chục năm nay. Người anh cả là Đòan Thanh Hùng đã đi tiên phong trong việc gây dựng cơ sở lấy tên là Đoàn’s Nursery ở Dallas. Ông Hùng là một trong số những người Việt có cơ sở kinh doanh đầu tiên ở Texas – cơ sở trồng cây này rất thành công đến nỗi vào năm 1987, ông  Hùng được Tổng thống Reagan cấp bằng Tưởng thưởng công nhận là một doanh gia xuất sắc trong Ngành Small Business (Kinh Doanh Nhỏ). Vào ngày Chủ nhật 16 tháng Sáu, anh Bằng đã chở tôi từ Houston lên Dallas để thăm viếng cơ sở giao dịch cung ứng cây trồng được đặt tại thành phố Irving gần kề với phi trường quốc tế Dallas/Fort Worth. Bữa đó, ông Hùng đi vắng xa, nên rất tiếc tôi đã không được gặp gỡ con người có danh tiếng này.

Nhưng tại Houston, thì tôi lại được anh Bằng dẫn đi thăm Joseph’s Nursery do gia đình của người chị điều hành. Cơ sở này có diện tích trên 30 acres và sản xuất đủ mọi thứ cây cảnh cũng như rau thơm – với nhiều dãy nhà kiếng “Greenhouses” và đủ lọai thiết bị về nông nghiệp do một số khá đông nhân công người Việt cũng như người Mễ phụ trách chăm lo việc vun trồng thường ngày. Trang trại có lối đi khá ngăn nắp mà phải dùng lọai xe riêng mới có thể đi hết vào các ngõ ngách được. Tôi thật chóang ngợp trước quy mô họat động rộng lớn, hiệu quả và thật là ngăn nắp của cơ sở nông nghiệp này.

Tiếp theo anh Bằng còn dẫn tôi đến thăm nhà riêng của anh chị Phúc là chủ nhân của cơ sở Joseph’s Nursery nói trên. Khu nhà anh chị Phúc cũng rộng mênh mông – dễ đến 30 acres – anh chị có ý dành cho các con mỗi gia đình đều xây cất nhà liền với nhau trong khu này. Nhưng cho đến nay, thì mới chỉ có hai gia đình người con xây nhà liền sát với nhà của anh chị. Anh Phúc cho biết là các con khác đi làm ở xa – mà cũng không có ý định xây cất nhà riêng trong khu vực này, vì lý do giá cả của mỗi căn nhà xây cất riêng như vậy lại đắt gấp bội so với căn nhà xây cất trong nội ô thành phố. Nhưng anh chị lại có sự an ủi là hằng ngày các con đều gửi lũ cháu khá đông cho ông bà coi sóc – và buổi chiều đều đến ăn cơm chung cả đại gia đình trước khi đón các cháu về lại nhà riêng mỗi gia đình. Thành ra chị Phúc luôn luôn bận rộn với chuyện là “babysitting” cho cả một đạo quân lũ cháu hiện có đến 10 em lớn nhỏ dưới 8 tuổi.

Và điều đáng ghi nhận hơn cả nơi các gia đình kinh doanh lọai Nursery này, đó chính là tất cả đều tham gia đóng góp rất nhiều cho công cuộc xây dựng các cơ sở tôn giáo như nhà thờ, chủng viện … của giáo hội công giáo ở Việt nam. Anh Bằng cho biết mỗi năm sự đóng góp này có thể lên đến con số tổng cộng đến hàng chục vạn mỹ kim. Thật ít có gia đình người Việt nào mà có sự đóng góp đều đặn liên tục mà to lớn như thế cho sinh họat tôn giáo ở Việt nam trong thời gian gần đây vậy.

Được biết gia đình họ Đòan này xuất thân từ vùng Quỹ Nhất thuộc huyện Nghĩa Hưng trong cùng tỉnh Nam Định với tôi ở miền Bắc nơi đồng bằng sông Hồng. Vùng này có số đông dân là người công giáo thuộc các giáo khu nổi tiếng là giáo phận Bùi chu và giáo phận Phát diệm. Vì thế mà ta có thể hiểu được sự gắn bó của các thành viên trong gia đình này đối với Giáo hội công giáo – đặc biệt là vì họ thông cảm sâu sắc đối với những bà con đồng đạo, đồng hương của mình là những nạn nhân khốn khổ của chính sách đàn áp thâm độc đối với tôn giáo ròng rã suốt bao nhiêu năm nay của chính quyền cộng sản ở miền Bắc sau năm 1954.

3 – Gia đình bác Đoàn Thanh Tịnh ở Rạch Cát Phú Định thuộc Quận 8 Saigon.
Nhân tiện, tôi xin ghi lại sự quen biết của tôi với một gia đình họ Đoàn khác từ năm 1968 – 69, hồi tôi đang làm việc thiện nguyện trong khuôn khổ Chương trình Phát triển Cộng đồng ở các quận 6,7 và 8 Saigon. Lúc đó, chúng tôi có giúp bà con ở địa phương sửa chữa lại một vài ngôi đình bị hư hại vì chiến tranh. Do vậy, mà được sự tin tưởng tín nhiệm của các bô lão vốn còn gắn bó nhiều với nền nếp cổ xưa tại các làng xã ở nông thôn. Chúng tôi thường hay được mời tham dự những buổi lễ cúng đình được tổ chức vào ngày Rằm tháng Giêng hoặc tháng Hai theo Âm lịch – và lại được mời ăn cỗ và được cho một vài món ăn như xôi, thịt heo quay mang về nhà nữa.

Riêng tôi lại được bác Đoàn Thanh Tịnh ở bến Phú Định mời về nhà bác chơi nữa. Bác Tịnh lúc đó đã ngòai tuổi 60 rồi, bác có dáng dấp của người nông dân mà vì chiến tranh nên phải dọn gia đình về miệt ngọai ô thành phố ở đây. Bác tâm sự là bác có người em cũng có tên là Đoàn Thanh Liêm y như tôi vậy. Nhưng người em của bác đã qua đời từ lâu, nay gặp lại tôi cũng cùng mang tên như thế, nên bác lại càng nhớ đến người em đã khuất của mình. Và đó là mối duyên quen biết gắn bó của tôi với gia đình bác Tịnh.

Lâu lâu, tôi lại đến thăm gia đình bác. Có lần sau năm 1975, tôi đến thăm và biếu bác vài tấm bánh bao hiệu Cả Cần mua ở Chợ Lớn. Bác Tịnh nhận bánh và đem ngay lên bàn thờ có di ảnh của bác gái cũng vừa mất cách đó không lâu – mà vì lúc đó còn lộn xộn tôi chẳng được ai báo cho biết tin buồn này của gia đình bác. Mà lúc ấy, coi bộ bác cũng già yếu đi nhiều, nét mặt đăm chiêu u buồn vì gia cảnh cũng có – mà cũng ngán ngẩm cho tình thế ngòai xã hội nữa.

 Ít lâu sau, tôi lại đến thăm bác nữa, thì người cháu nội lại cho tôi biết là : “Ông cháu đã qua đời được mấy tháng rồi!” Tôi lẳng lặng đến trước bàn thờ và lấy vài tấm nhang đốt lên và lẩm nhẩm khấn vái hai bác trước tấm di ảnh. Hồi đó, tôi cũng chưa có ý thức về chuyện tìm hiểu về các chi tộc họ Đoàn như anh Đoàn Hữu Phương mới đề xuất với tôi, nên đã không có hỏi bác Tịnh về gia thế họ Đoàn của bác ở miền Nam. Nay thì tôi xin ghi lại sự quen biết gắn bó với gia đình của bác Đoàn Thanh Tịnh – như là một kỷ niệm thật đáng nhớ giữa cái thời chiến tranh khói lửa trước năm 1975 – và cả cái thời bất an xáo trộn sau đó ở miệt ngọai ô thành phố Saigon.

4 - Về sự liên hệ gắn bó giữa các chi tộc họ Đoàn.
Theo chỗ tôi được biết, thì họ Đoàn không phải là một họ có đông người như các họ Nguyễn, Lê, Trần, Lý v.v… Tuy vậy, ở khắp các miền Trung, Nam, Bắc, thì đều có các người mang họ Đoàn như các anh Đoàn Hữu Phương, Đoàn Văn Bằng – và cả bác Đoàn Thanh Tịnh tôi vừa ghi ở trên.

Nhưng tôi chưa được biết đến có một sự liên lạc gắn bó nào giữa các chi tộc họ Đoàn hiện sinh sống rải rác khắp nơi trong nước – tương tự như có một tổ chức giữa các chi tộc họ Phạm được thành hình sau năm 1975 lấy tên là “Liên Hiệp các Gia Đình họ Phạm” – mà một trong những người họat động năng nổ nhất là nhà sử học Phạm Quế Dương, vị Đại tá được nhiều bà con biết đến và khâm phục sự dũng cảm của ông trước áp lực chuyên chế của đảng cộng sản. Chính ông Dương đã giúp gia đình họ Phạm Phú tìm hài cốt của phi công Phạm Phú Quốc bị mất tích trong một phi vụ chiến đấu từ miền Nam bay ra  miền Bắc vào năm 1965 – 66 .Và kết cục đã tìm được thi hài của người phi công nổi danh này.

Vì thế, nhân có sự thúc đảy của anh Đoàn Hữu Phương hiện ở Pittsburgh, tiểu bang Pennsylvania, tôi cũng xin kêu gọi các bà con cùng họ Đoàn như chúng tôi, thì cũng cho biết thêm tin tức về những cố gắng mở rộng mối liên hệ gắn bó giữa các chi tộc họ Đoàn hiện đang sinh sống khắp nơi – trong nước cũng như ngòai nước. Chúng tôi rất vui mừng được đón nhận sự đáp ứng thuận lợi của bất kỳ thành viên nào mà cùng thuộc về một chi tộc họ Đoàn như mình vậy. Xin được cảm ơn trước nhã ý của quý bà con.

Costa Mesa California, cuối tháng Sáu năm 2013
Đoàn Thanh Liêm



Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

Nguyễn Hưng Quốc - Bán tất cả, trừ huyền thoại

Nguyễn Hưng Quốc

Nhà thơ Lê Văn Tài.

Lê Văn Tài, hiện đang sống tại Úc, vừa là họa sĩ vừa là thi sĩ. Là họa sĩ, anh đã có hàng chục cuộc triển lãm cá nhân ở Việt Nam và Úc cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới. Là thi sĩ, anh đã xuất bản hai tập thơ bằng tiếng Anh, Empty Arms Surrounded by Warm Breath (1987) và Waiting the Waterfall Falls (1997). Cả hai đều được nhiều nhà phê bình văn học Úc khen ngợi nhiệt liệt. Với tập thơ sau, Ivor Indyk, chủ nhiệm của Heat, một tạp chí văn học nổi tiếng, khen hay; Robert Harris, phụ tá chủ biên phần thơ của tạp chí Overland, xem Lê Văn Tài là một nhà thơ quý giá có nhiều cống hiến cho nền văn học Úc (1), Tiến sĩ Mark Stevenson, hiện dạy ngành Á châu học tại Victoria University, nhận định:

“Hãy tìm đến với Lê Văn Tài, nhà thơ kiêm hoạ sĩ Úc gốc Việt. Cũng như tất cả những tác phẩm nghệ thuật sáng giá, tranh và thơ của ông sẽ làm thay đổi cách nhìn và cách đọc của bạn. Lê Văn Tài là một con người vùng vẫy giữa hai bờ, đứng chênh vênh giữa hình tượng và văn bản, giữa bầu trời và mặt đất, để mang màu đen và màu trắng vào nhau. Ông viết và vẽ những hình ảnh đẹp rợn người.
[…]

Trong thơ của ông, ông phát ngôn như một sinh vật lạ lùng hiện ra trùng điệp trên những tấm bố vẽ của ông, đó là “con chim di cư”. Ông gieo những hạt mầm từ Việt Nam lên lãnh thổ của chúng ta. Ngôn ngữ của ông tạo nên một sự giao thoa giữa hai quê hương khi ông mở một lộ trình giữa tiếng Anh và tiếng Việt.

Đây là lối hành văn chín muồi và đầy trực cảm của một nghệ sĩ đã bám chặt vào nghiệp viết. Ngôn từ và hình ảnh, ngôn từ và động thái, không lúc nào ngừng di chuyển. Những bài thơ cụ thể vượt ra khỏi thể loại của chúng bởi vì những hình thái mà chúng tạo ra không chỉ đứng yên một chỗ mà lại khiến cho ngôn ngữ chuyển động, xoay mòng.” (2) (Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn)

Từ năm 1998, Lê Văn Tài làm rất nhiều thơ tiếng Việt, chủ yếu đăng trên tạp chí Việt (1998-2001) và tờ báo mạng Tiền Vệ. Trong số cả mấy trăm bài thơ ấy, đáng chú ý nhất là loại thơ cụ thể (concrete poetry). Trong thơ cụ thể của Lê Văn Tài, một trong những bài tôi thích nhất là bài có nhan đề “Những tác phẩm tiêu biểu Đại Cồ Việt từ truyền thống đến hậu Cộng sản” (Triển lãm tại World Trade Centre, New York, 2009) dưới đây:

Hoàng Sa (khoả thân),1974 sơn dầu bồng đảo (80x180km)    sold*
Biên giới Việt-Hoa (phong cảnh), 1999 màu nước trên lụa (2x1,120km)          sold
Cam Ranh (khoả thân), 2008 sơn trên eo vịnh      (22x32km)         $US1,120m
Hải Phòng (tĩnh vật),  2009 phố cảng hun khói  (4x4km)             $1,119m
Tuyến phòng thủ Tây nguyên, 2008 mozaic trộn đất basal  (4x1,000km)   $2,289m
Âu Cơ và 100 quả trứng, 2000BC son huyền thoại (72x52mm)  NFS**
Mỏ Hòn Gai (khoả thân), 2009 than đất nung (3x50km)                    $1,999m
Nghĩa trang Văn Điển (bố cục), 2092 bó chiếu trên hòm (1x1km)                $1,100m
Gái Việt (thị trường chơi quốc tế), 2005 sơn trên mu lông lá (3,200km)          $US8/h
Nhà thờ Đức Bà (khoả thân), 2008 sơn trên liên tôn (40x180cm) $900m
Chùa Một Cột (khoả thân), 2009 khắc gỗ (41x179cm)       $900m
Hạ Long (Nude), 2001 đá đẽo eo vịnh (20x120km)                 $990m
Bắc Bộ Phủ (chân dung tự hoạ), 1990 khảm xà cừ, đánh bóng (5x5km)  Sold
Đại nội Huế (kiến trúc hoành tráng), 2009 miểng sành trộn vôi cát (10x12km)    $400m
Hồ Chí Minh (chân dung), 1975 thành phố dát vàng (12x10km)  $54,000m
Thăng Long (khoả thân), 16thC bùn trét tre nứa (40x30km)              $5,999m
Hà Nội (chân dung tự hoạ), 17thC thủ đô đất mùn (10x12km)           $122,110m
Hội An (khoả thân), 15thC phố cổ gốm sứ (6x6 km) $4,500
Xe ba gác (tĩnh vật),  2001 đồng nát (100x200cm) $8,000
Vechailônggàlôngvịt (tĩnh vật), 2009 nghệ thuật trang thiết (1500 tấn)     $9,001
Chiếu giường (bố cục), 2007 văn hoá phồn thực (5x3m)                 $95,000
Đền Hùng (phong cảnh), 14thC gạch ngói tái tạo (156x156mm)         $12,987m
Kiều Nguyễn Du (truyện thơ), 18thC mực tàu giấy dó (18x35cm)             $1,234
Quầnxìnịtvúlaiquần (bố cục), 2009 thổ cẩm quốc doanh (dài 3,200 km)      $6,000

— The prices are negotiable at the counter.
 _________________________________________
* Đã bán
** Not for sale: không bán.

Theo tôi, bài thơ trên là một bài thơ độc đáo và sâu sắc.

Viết vậy, tôi đoán một số độc giả sẽ ngạc nhiên: Đó là thơ ư?

Vâng, đó là thơ. Một loại thơ cụ thể.

Xuất hiện, với tư cách một phong trào vào giữa thập niên 1950, thoạt đầu ở Brazil với nhóm Noigandres, sau, lan rộng hầu như khắp nơi trên thế giới, thơ cụ thể, thật ra, đã có mầm mống từ rất lâu trong lịch sử văn học các nước (ví dụ, gần chúng ta nhất, ở Hy Lạp và Trung Hoa ngày xưa, nhiều người viết thơ dưới hình thức một bức họa). Đặc điểm nổi bật nhất của thơ cụ thể là vai trò của hình ảnh: Hình ảnh không chỉ có chức năng minh họa, nhằm làm “đẹp” bài thơ (theo kiểu thư pháp) mà còn là một yếu tố mang nghĩa. Chính vì thế, nhiều lúc người ta gọi thơ cụ thể là thơ tạo hình (visual poetry).

Thơ tạo hình phản ánh xu hướng chung của văn hoá đương đại: văn hoá thị giác, ở đó, chữ không phải chỉ để đọc mà còn để nhìn: nó không phải chỉ có âm thanh mà còn có hình khối; nó không phải chỉ là một phương tiện để chuyển tải một thông điệp nào đó mà còn tồn tại như một vật thể tự nó và cho nó.

Trong văn hoá thị giác, thơ không phải chỉ được làm bằng chữ mà còn bằng nhiều loại ký hiệu khác, kể cả hình ảnh, hơn nữa, còn bằng các khoảng trống giữa các chữ trên trang giấy. Các khoảng trống ấy thực chất là sự tái hiện các khoảng im lặng trong ngôn ngữ nói. Trong thơ lại cần nhiều im lặng. Hình ảnh, các ký hiệu phi từ vựng và các khoảng trống ấy làm cho thơ tạo hình có ưu thế hơn thơ truyền thống ở chỗ: nó có khả năng diễn đạt những ý niệm trừu tượng một cách trực tiếp.

Thiên về ý niệm, thơ tạo hình nặng về nhận thức hơn cảm xúc; và vì nặng về nhận thức, thơ tạo hình đòi hỏi người đọc phải tham gia vào việc giải mã một cách tích cực hơn, nghĩa là, nói cách khác, phải trở thành một đồng-tác giả. Trong bản Tuyên ngôn của nhóm, các nhà Vị lai chủ nghĩa, tuyên bố: “Chúng ta sẽ đặt người xem vào trung tâm của bức tranh”. (3) Câu ấy không những được áp dụng cho hội hoạ mà còn cả cho thơ.

Trên thế giới, nhiều người làm thơ tạo hình, dưới những hình thức khác nhau, trở thành những tên tuổi lớn, từ Guillaume Apollinaire và Tristan Tzara của Pháp đến Filippo Tomasco Marinetti của Ý, Josep-Maria Junoy của Tây Ban Nha, v.v.. (4) Trong văn học Việt Nam, ngay từ thời 1932-45, Nguyễn Vỹ đã thử nghiệm một số bài thơ cụ thể. Nhưng không thành công. Sau, dường như từ kinh nghiệm thất bại của Nguyễn Vỹ, các nhà thơ khác ở miền Nam đều né tránh thơ tạo hình. Ở hải ngoại, mặc dù trên tạp chí Văn ở California năm 1986 đã có bài giới thiệu khá tỉ mỉ và công phu về thơ cụ thể, (5) nhưng trên Văn cũng như trên Văn Học, từ đầu đến cuối, hầu như không có thơ tạo hình. Có, thảng hoặc, nhưng chỉ như một yếu tố, ở vài ba câu. Chỉ trên Tạp chí Thơ mới thấy có thơ tạo hình.

Cho đến nay, trong giới cầm bút Việt Nam, chỉ có hai người làm thơ tạo hình nhiều và hay: Dương Tường và Lê Văn Tài. Dương Tường thì có tập Đàn (thơ ngoài lời) gồm trên 20 bài do nhà xuất bản Trẻ ấn hành tại Hà Nội năm 2003. Lê Văn Tài sáng tác nhiều hơn hẳn. Tập Empty Arms Surrounded by Warm Breath (1987) của anh có 76 bài thơ, trong đó có 19 bài là thơ cụ thể; tập Waiting the Waterfall Falls (1997) có 130 bài thơ, trong đó có 56 bài là thơ cụ thể. Đó là thơ bằng tiếng Anh. Bằng tiếng Việt, trên tạp chí Việt và, đặc biệt, trên Tiền Vệ, (6) anh có cả trăm bài thơ tạo hình, từ cụ thể đến hình hoạ và digital. Thơ tạo hình của Lê Văn Tài không những đẹp (về hình ảnh và màu sắc) và hay (về ngôn ngữ) mà còn sâu sắc (về ý niệm). Thơ tạo hình của anh được một số những tên tuổi thuộc loại có uy tín nhất trong văn học Úc khen ngợi; (7) riêng trong văn học Việt Nam, theo tôi, cho đến nay, anh là nhà thơ thành công và tiêu biểu nhất trong thể loại này.

Liên quan đến bài thơ “Những tác phẩm tiêu biểu Đại Cồ Việt từ truyền thống đến hậu Cộng sản” (Triển lãm tại World Trade Centre, New York, 2009) ở trên có nhiều điểm có thể phân tích, tuy nhiên, ở đây, tôi chỉ xin tập trung vào một khía cạnh nhỏ với câu hỏi: Trong cuộc triển lãm quốc tế ấy, người ta bán gì?

Câu trả lời: Bán đủ thứ.

Bán từ Cam Ranh đến Hạ Long, Hội An, Hà Nội; bán từ Nhà thờ Đức Bà đến chùa Một Cột và Đền Hùng, từ phụ nữ đến nghĩa trang Văn Điển và Kiều Nguyễn Du. Bán tất tần tật. Trong đó có ba thứ đã bán được rồi: Hoàng Sa (1974), biên giới Việt Hoa (1999) và Bắc Bộ Phủ (1990). (8)

Chỉ có một thứ duy nhất người ta không bán: Âu Cơ và 100 quả trứng.

Tại sao?

Vì đó là huyền thoại.

Ở đây, có hai khía cạnh cần phân tích.

Thứ nhất, về bản chất, huyền thoại chỉ là chuyện kể, hay nói theo Roland Barthes, một “hệ thống giao tiếp” hay một thông điệp, tự nó, bao giờ cũng bắt rễ từ lịch sử, nhưng nó lại có chức năng biến lịch sử thành tự nhiên đồng thời biến ý nghĩa thành hình thức, mà hình thức thì chỉ có thể được đánh giá như một sự ký hiệu hoá (signification) chứ không phải như một sự diễn tả (expression), do đó, nó không có tính hiện thực hay phi hiện thực: (9) “chức năng của huyền thoại là hư hoá hiện thực, là làm cho hiện thực thành trống rỗng.” (10)

Thứ hai, về cái dụng, ở đâu người ta cũng cần huyền thoại. Trong phạm vi nhân loại, “huyền thoại góp phần tạo nên thế giới”; (11) trong phạm vi từng quốc gia, huyền thoại là yếu tố chính tạo nên những “cộng đồng tưởng tượng”, nói theo chữ của Benedict Anderson, để nối kết mọi người lại với nhau thành dân tộc (như ở Việt Nam, chẳng hạn, mọi người đều là con Rồng cháu Tiên). Những người ở thế yếu lại càng cần huyền thoại: Không phải ngẫu nhiên mà mặc dù huyền thoại Rồng Tiên đã xuất hiện từ lâu nhưng lại được nhắc nhở nhiều nhất khi Việt Nam bị Pháp đô hộ, trước hết, bởi các chí sĩ cách mạng, những người muốn đề cao lòng tự hào dân tộc, đoàn kết dân chúng và ngăn chận nguy cơ bị đồng hoá.

Những kẻ gian manh trong chính trị lại càng cần huyền thoại: Đó là những cái vốn – có khi là vốn duy nhất - để chúng làm ăn; với chúng, mất huyền thoại là mất tất cả.

Tưởng Năng Tiến - Vin danh cách mạng

Tưởng Năng Tiến
“Cách mạng cũng hay đấy chứ! Đem mà cách cái mạng mẹ kiếp của lũ chúng nó đi.” - (AQ chính truyện, Lỗ Tấn)
Tôi đọc Thư gửi bạn ta của Bùi Bảo Trúc hàng ngày. Trên Thời báongày 16-8-2013, ông viết (có đoạn) như sau:
“Tờ Pháp luật ở trong nước vừa đăng một bản tin rất kỳ lạ: một thanh niên ở tỉnh Quảng Nam, sau một chầu ăn nhậu với bạn bè, đã xông vào một cư xá, định hiếp dâm một cô giáo, nhưng bị cô giáo chống cự dữ dội nên đương sự không thực hiện được ý định…
Đương sự sau đó bị bắt giữ, bị truy tố ra tòa và bị tòa phạt 3 năm tù. Đương sự kháng cáo, xin được giảm án và tòa sau khi xét lại hồ sơ, đã giảm bản án 3 năm tù xuống còn 2 năm… lý do… vì gia đình của Sơn ‘có công với cách mạng.’
Cách mạng gì mà kỳ quá vậy?”
Trong khi cả nước đang nô nức chuẩn bị kỷ niệm cuộc Cách mạng tháng Tám, và chào mừng ngày Quốc khánh 2 tháng 9 mà cái ông ký giả này lại đi hỏi ngang một câu (nghe) “kỳ quá vậy” khiến cho ai cũng phải cảm thấy – ít/nhiều – ái ngại. Nhưng khách quan mà nói thì cái vẫn thường được mệnh danh, hay giả danh, là cách mạng (ở ta) quả nhiên có kỳ cục thiệt, và kỳ cục lắm, ở khắp mọi mặt – chớ chả riêng chi cái “khâu” pháp luật.
Cũng trên tờ Thời báo, số thượng dẫn, nhà báo Đoàn Dự còn sưu tập được đôi điều kỳ cục (khác) về cách mưu sinh bằng …“nghề bán máu”. Xin trích dẫn một đoạn ngắn:
“Cùng đường mới phải đến đây… Đó là câu nói của một người đàn ông đội cái mũ cáu bẩn, ngồi lúp xúp trên hành lang để chờ đến lượt mình. Ông cho biết ông quê ở ngoài Bắc (Nam Định), gia đình vào đây 4 người gồm hai vợ chồng ông và 2 đứa con lớn, còn 2 đứa nhỏ thì gửi bà nội ở ngoài quê, đi học.
Cả gia đình thuê một căn nhà nhỏ xíu có gác gỗ ở Thủ Đức. Hai con đi làm công nhân, vợ chồng ông bán rau cỏ ở chợ, chắt chiu sống cũng tạm được. Nhưng đùng một cái, vợ ông bị bệnh ung thư vú, tiền dành dụm cũng hết, bà nội ở quê gọi điện thoại vào giục gửi tiền ra nuôi hai đứa nhỏ. Bí quá, ông đành giấu vợ con, lên Sài Gòn tìm đến Bệnh viện Chợ Rẫy hỏi thủ tục để xin bán máu.
Phía sau ông là một cô gái mảnh dẻ, có vẻ như sinh viên nhưng nước da men mét có lẽ do thiếu ăn, cũng đang hỏi han về giá cả bán máu …
Giá 250cc máu là 140.000 đồng, nhưng thực ra họ không được hưởng toàn bộ số tiền đó. Anh Nguyễn Văn Hùng, người vừa đi bán máu về, giải thích: ‘Chúng tôi phải chi riêng cho các nhân viên giám định để họ viết giấy chứng nhận mình đủ sức khỏe, máu tốt, không có bệnh cần phải đề phòng. Ngoài ra, còn tiền ăn uống, tàu xe đi về v.v… Thế nên mỗi 250cc máu chúng tôi chỉ còn lại được khoảng 90.000 đồng là cùng.’”
Ôi tưởng gì chớ tiền “bôi trơn” thì ở đâu mà chả mất. Không mất thêm tiền “cò” đã là may rồi. Và ở xứ mình thì bán máu – xưa nay –  vốn chỉ là chuyện nhỏ, và chuyện thường ngày vẫn xảy ra ở huyện:
“Túng thiếu. Mà phải có tiền. Phải sống. Đang loay hoay với kế mưu sinh thì Dương Tường đến. Nào ai ngờ được chính anh chàng lơ ngơ này lại là người giải quyết cho Mặc Lân vấn đề cực kì khó khăn ấy: Đi bán máu…
Lân mừng như người chết đuối vớ được cọc… Tiền tính theo cc còn tem phiếu thì đồng loạt. Mỗi người được lĩnh tem 2 cân đường, 4 cân đậu phụ, 2 kí thịt, 2 hộp sữa. Thế là mất đi một ít màu nhưng túi nằng nặng tiền và tem phiếu. Cho nên những ngày đi bán máu rất vui…
Bán máu êm ả là thế mà nhiều lúc vẫn giật mình. Ví như đang ngồi nhìn cả vào người y tá chờ gọi tên mình thì người ấy bỗng bật ra những cái tên bất ngờ nhất:
Chính Yên!
Phan Kế Bảo!
Phương Nam!
Toàn những người quen. Toàn những trí thức. Ngượng nghịu nhìn nhau. Rồi cũng quen dần. Lương thiện thì rõ ràng là lương thiện rồi. Nhưng nó tố cáo bước đường cùng.” (Bùi Ngọc Tấn. “Thời gian gấp ruổi“. Viết về  bè bạn. Fall Church, Virginia: Tiếng Quê Hương, 2006)
Ngoài “những cái tên bất ngờ” kể trên, còn có điều bất ngờ hơn nữa mà rất ít ai để ý: nếu tính từ thời của nhà văn Bùi Ngọc Tấn, tới cái “cô gái rất mảnh dẻ có vẻ như sinh viên” đã có mấy thế hệ người Việt bị dồn đến “bước đường cùng” như thế?
Cách mạng gì mà kỳ quá vậy?
Nó không chỉ kỳ ở cái chuyện bán máu mà còn kỳ ở nhiều vụ đổ máu tùm lum nữa kìa. Xin đơn cử một thí dụ, qua lời giới thiệu trên trangpro&contra về tác phẩm (Luật Hiến pháp và Chính trị học) của cố giáo sư Nguyễn Văn Bông:
“Cuốn sách này sẽ còn phải chờ một thời gian dài, trước khi lại được xuất bản tại Việt Nam. Vì hai lẽ:
Thứ nhất, vì bản thân nội dung của nó. Ra đời gần một nửa thế kỉ trước tại miền Nam Việt Nam thời Đệ nhị Cộng hòa, nền tảng lí thuyết tổ chức một nhà nước dân chủ và pháp quyền mà nó trình bày đối lập sâu sắc với mô hình nhà nước xã hội chủ nghĩa với độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản trước sau vẫn tồn tại trong thực tế và vẫn chế ngự tư duy chính thống.
Thứ hai, tác giả của nó không phải ai khác, chính là Giáo sư Nguyễn Văn Bông, người bị chính quyền cách mạng ám sát ngày 10-11-1971. Lí do để ở thời điểm ấy, Hà Nội quyết định duyệt lệnh giết một giáo sư luật, Viện trưởng Viện Quốc gia Hành chánh tại Sài Gòn, gần đây được bạch hóa trên báo chí Việt Nam với một sự thản nhiên đến lạnh người…
Trong danh sách những nhân vật xuất chúng bị chính quyền cộng sản ám sát hoặc trừ khử trong bóng tối, Nguyễn Văn Bông có nhiều điểm tương đồng với Phạm Quỳnh. Họ đều là những trí tuệ hiếm có, những trí thức có tầm vóc và ảnh hưởng lớn, dấn thân trong trường chính trị cho một nước Việt Nam mới, song họ đều khước từ lựa chọn chủ nghĩa cộng sản…”
Cách “ám sát” giáo sư Nguyễn Văn Bông, tuy thế, “văn minh” hơn thấy rõ nếu so với kiểu “trừ khử” học giả Phạm Quỳnh của… chính quyền cách mạng:
“Thầy tôi bị giết trước, bị đánh vào đầu bằng xẻng, cuốc, sau đó còn bị bắn bồi thêm 3 phát đạn… Cụ Khôi cũng bị bắn 3 phát… ông Huân hoảng sợ, vùng chạy thì bị bắt lại và bị bắn một phát ngay vào đầu… Cả 3 thi hài bị xô xuống mương rồi vội vàng lấp đất.”  (Phạm Tuân. Cái chết của cụ Phạm Quỳnh. Gió O)
Đã có bao nhiêu “thi hài bị xô xuống mương rồi vội vàng lấp đất” (y như thế) trong cuộc Cải cách Ruộng đất ở miền Bắc, và trong cuộc thảm sát vào năm Mậu Thân – ở miền Trung?
Thêm bao nhiêu (triệu) thi hài khác nữa được vùi lấp qua loa, ở cả ba miền, trong hai cuộc kháng chiến (rất thần thánh và cũng rất không cần thiết) vừa qua? Đó là chưa kể vô số những xác người đã vùi sâu trong lòng đại dương, khi đang trốn chạy khỏi (cái) thiên đường cách mạng!
Đ… mẹ, cách mạng gì mà kỳ quá vậy?
 Đã thế, theo lời của blogger Bùi Tín: “Giáo sư Hoàng Xuân Phú lại có một khám phá động trời. Trên blog Quê Choa, ông khẳng định Đảng Cộng sản đã vi phạm luật lệ do chính mình đề ra, suốt 68 năm nắm chính quyền, là một đảng chính trị, Đảng CS chưa hề có giấy xin phép, đăng ký hoạt động, cũng chưa được chính quyền cấp giấy khai sinh và quy định thể lệ hoạt động cho nó.
Cả khi nó tự giải thể (giả vờ) và đổi tên gọi – Đảng CS Đông Dương, Đảng Lao Động VN, rồi Đảng CSVN – nó cũng không xin phép, đăng ký với chính quyền, có nghĩa là nó chưa hề thực thi thủ tục luật pháp. Nó là một tổ chức không hợp lệ. Trên thực tế và theo quan điểm luật học, Đảng CS vẫn là một đảng phi pháp, không chính danh.”
Hay nói một cách lãng mạn và nhẹ nhàng hơn, theo ngôn ngữ thi ca của nhà thơ Bùi Hoàng Tám, đây là một cách… vin danh:
“Việc một đại gia đập bỏ ngôi biệt thự cổ trong khuôn viên trị giá 137 tỉ đồng trong sự nuối tiếc chưa kịp nguôi ngoai của nhiều người thì lại có tin, chiếc giường… trị giá 6 tỉ đồng của đại gia Lê Ân đã về đến Việt Nam.
Đó là một trong số 60 chiếc giường thương hiệu Royal Bed của hãng Savoir Beds (Anh), dựa trên thiết kế đặc biệt giành riêng cho Hoàng gia Anh giai đoạn 1640 – 1740.  Số giường này được làm để kỷ niệm 60 năm Nữ hoàng Anh Elizabeth tại vị.
 ’Tôi tìm cách đặt mua không phải để ngủ mà để thế giới biết rằng Việt Nam cũng có nhiều đại gia lắm tiền’ – Ông Ân nói…
Còn nhiều việc có thể ‘nhân danh đất nước’ mà có lẽ ông Ân chưa biết, ví như hiện có hàng trăm người Việt Nam lao động bất hợp pháp ở Nga bị bắt giữ đang sống trong cảnh khốn khổ, không có tiền mua vé máy bay về quê. Nếu vì danh dự của đất nước, ông hãy bỏ tiền mua vé cho họ. Khi đó thì ông cứ thỏa mái nhân danh tình yêu đồng bào, lòng tự trọng quốc gia hay… gì gì đó.
Thậm chí, ông có thể giúp các cháu học sinh một vài chiếc cầu tại quê hương Quảng Nam của ông như cầu Dân trí tại Phú Mưa hay cây cầu Dân trí giúp các em đi học hàng ngày vừa khởi công ở Hậu Giang nhờ sự đóng góp cúa các nhà hảo tâm cả nước.
Còn việc mua giường, nó có gì đó càng thô thiển khi liên tưởng tới việc đất nước được ‘vinh danh’ nhờ… cái giường ngủ của đại gia Lê Ân. Mua giường để vợ chồng ngủ mà cũng ‘vin danh’ đất nước thì quả thật, đất nước bị đem ra lạm dụng đến mức như một sự xúc phạm!”
Phải chi ngay khi những kẻ “vin danh cách mạng” để lạm dụng và xúc phạm đất nước Việt Nam mà chúng cũng bị chỉ mặt đặt tên ngay tức khắc, như  ông Lê Ân hôm nay thì đỡ cho cái xứ sở này biết mấy. Từ đó đến nay đã gần hai phần ba thế kỷ trôi qua, thời gian đủ dài để mọi người dân bị “nhồi sọ” nhuần nhuyễn hai chữ “cách mạng” nên đều (hồn nhiên) gọi bọn cướp ngày bằng mỹ từ này: cách mạng tháng tám, cách mạng mùa thu, chính quyền cách mạng, chính phủ cách mạng, chủ nghĩa cách mạng, văn hoá cách mạng, văn công cách mạng, anh hùng cách mạng, truyền thống cách mạng, sách báo cách mạng, thơ văn cách mạng …
Bao giờ mà lũ “ngụy cách mạng” chưa bị điểm đúng mặt, gọi đúng tên (ác độc, bất nhân, bất tín, bất nghĩa, nói một đằng làm một nẻo, vừa đánh trống vừa ăn cướp) thì chúng vẫn còn có thể tác yêu tác quái – ở đất nước này.

DTD - Nhà cầm quyền Cộng sản đang dùng nhà tù ngược đãi những thanh niên yêu nước


BẢN LÊN TIẾNG 

Của các Chức Sắc Tôn Giáo Việt Nam
Nhà cầm quyền Cộng sản đang dùng nhà tù ngược đãi những thanh niên yêu nước
Yêu cầu đưa sinh viên tù nhân Đỗ Thị Minh Hạnh ra ngoài chữa bệnh

Kính gởi:
- Quý vị hữu trách trong Quốc hội và Chính phủ Việt Nam.
- Quý Chức sắc và Tín đồ Phật giáo, Công giáo, Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài và Tin Lành. 
- Quý Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước.
- Quý Chính phủ các Quốc gia dân chủ.
- Quý Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Hội đồng nhân quyền Đông Nam Á
- Quý Tổ chức Nhân quyền quốc tế.
- Quý Cơ quan truyền thông quốc tế và quốc nội
Các Chức Sắc Tôn Giáo Việt Nam

- Xét rằng tại Việt Nam hiện nay có quá nhiều thanh niên yêu nước, bất đồng chính kiến bị nhà cầm quyền bắt giam và xử tù nặng bằng những lý cớ tùy tiện, những bản án oan sai, hoàn toàn trái ngược và vi phạm các Công ước quốc tếNhân quyền, Hiến pháp và Luật hiện hành. Họ là 14 thanh niên sinh viên Công giáo và Tin Lành, là luật sư Lê Quốc Quân và doanh nhân Lê Đình Quản, là các blogger Đinh Nhật Uy và Đinh Nguyên Kha, là các nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình, là những người đấu tranh cho công nhân Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương và Đỗ Thị Minh Hạnh, và còn nhiều thanh niên khác.

- Xét rằng các thanh niên yêu nước này chỉ làm những gì Hiến pháp không cấm đoán như rải truyền đơn kêu gọi tẩy chay cuộc bầu cử trá hình, viết bài trên mạng cổvũdân chủ tự do, báo động tình trạng xâm chiếm lãnh hải và lãnh thổ Việt Nam của Trung Cộng, tham gia các hội đoàn, đảng phái chính trị phi cộng sản cũng nhưbảo vệ quyền lợi công nhân và dân oan….

- Xét rằng các thanh niên yêu nước đang bị tù đầy đã đóng góp nhiều cho cộng đồng về truyền thông chân thực, bác ái từ thiện, bênh vực dân oan, bảo vệ quyền lợi cho các công nhân, góp phần xây dựng một nền chính trị đa nguyên đa đảng lành mạnh.

- Xét rằng giám thịvà quản giáo tại các nhà tù đã nhiều lần dùng uy quyền, bạo lực và gian dối để hành hạ các tù nhân lương tâm, ngõ hầu tàn hại thân thể họ và nhất là đánh gục tinh thần họ (buộc họ phải nhận tội cách vô lý vô luật), như những gì tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh đang phải chịu.

Với ý thức trách nhiệm công dân trước tình trạng trên và trong vai trò hướng dẫn tinh thần cho tín đồ giáo dân, Các Chức Sắc Tôn Giáo Việt Nam lên tiếng:
1. Yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam thả ngay những người trẻ yêu nước, bất đồng chính kiến nói trên: 14 thanh niên Công giáo và Tin lành, Lê Quốc Quân, Lê Đình Quản, Đinh Nguyên Kha, Đinh Nhật Uy, Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương, Đỗ Thị Minh Hạnh, và nhiều thanh niên khác đang bị giam trong các nhà tù Việt Nam.
2. Yêu cầu nhà cầm quyền không được dùng các phạm nhân hình sự đểtấn công hành hạ các tù nhân lương tâm như đã xảy ra với nhiều thanh niên nói trên, nhất là không được dùng nhà tù với những biện pháp nhục hình, tra tấn đểtiếp nối công việc của công tố là buộc họ phải nhận tội. Ngoài ra, phải đưa họ đi bệnh viện hay cho họ tại ngoại để chữa lành thương tích và bệnh tật. Trường hợp đáng quan tâm hiện nay là Đỗ Thị Minh Hạnh.
3. Thỉnh cầu các tổchức nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Quốc tế và các quốc gia giám sát việc thực thi nhân quyền ởViệt Nam, nhất là kịp thời ngăn cản sựngược đãi và tra tấn tù nhân dưới mọi hình thức đang diễn ra ở Việt Nam, đồng thời buộc nhà cầm quyền Việt Nam tuân thủcác tiêu chuẩn nhân đạo của Liên Hiệp Quốc về nhà tù.
4. Thỉnh cầu các hãng truyền thông, thông tấn quốc tếvà quốc nội, thuộc chính phủ và tư nhân kịp thời đưa tin về những vi phạm nhân quyền tại các nhà tù ở Việt Nam, và chất vấn nhà cầm quyền về trách nhiệm đã cho phép hay để xảy ra tình trạng ngược đãi tù nhân dưới mọi hình thức.

Làm tại Việt Nam, ngày 30.08.2013

CÁC CHỨC SẮC TÔN GIÁO VIỆT NAM

Đồng ký tên
- Cụ Lê Quang Liêm, Hội trưởng PGHH (đt: 0199.243.2593)
- Hòa thượng Thích Không Tánh, Phật giáo (đt: 0165.6789.881)
- Linh mục Phêrô Phan Văn Lợi, Công giáo (đt: 0984.236.371)
- Linh mục Giuse Đinh Hữu Thoại, Công giáo (đt: 0935.569.205)
- Linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh, Công giáo (đt: 0993.598.820)
- Chánh trị sự Hứa Phi, Cao Đài giáo (đt: 0163.3273.240)
- Chánh trị sự Nguyễn Kim Lân (đt: 0988.971.117)
- Chánh trị sự Nguyễn Bạch Phụng (đt: 0988.477.719)
- Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa (đt: 0949.275.827)
- Mục sư Hồ Hữu Hoàng (đt: 0902.761.057)
- Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng (đt: 0906.342.908)
- Ông Phan Tấn Hòa, PGHH (đt: 0162.630.1082)
- Ông Trần Nguyên Hưởn, PGHH (đt: 0167.341.0139)
- Mục sư Lê Quang Du, Tin Lành (đt: 0121.2002.001)
- Mục sư Nguyễn Trung Tôn (đt: 0162.838. 7716)

- See more at: http://vietnamhumanrightsdefenders.net/2013/08/30/nha-cam-quyen-cong-san-dang-dung-nha-tu-nguoc-dai-nhung-thanh-nien-yeu-nuoc/#sthash.uxEfoX3G.dpuf