Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013
Lý Ðại Nguyên - CUỘC GẶP GIỮA OBAMA TẬP CẬN BÌNH QUAN HỆ MỸ TRUNG: BƯỚC NGOẶT QUAN TRỌNG
Lý Ðại Nguyên
Để chuẩn bị cho
cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa tổng thống Mỹ, Barack
Obama với tân chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình vào 2
ngày 07-08/06/2013 sẽ diễn ra tại khu nghỉ mát biệt lập
Sunnylands trong sa mạc ở Nam California, tổng thống Obama đã
cử Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Hoakỳ, Tom Donilon sang Bắckinh
để gặp các nhà lãnh đạo Trungcộng. Trong cuộc gặp
với cố vấn Tom Donilon, ông Tập Cận Bình nói rằng:
“Quan hệ của Bắckinh với Washington đang ở vào một
bước ngoặt quan trọng, để dựa vào những thành công
trong quá khứ và mở ra những chiều kích mới cho tương
lai”. Ông Donilon nói với ông Tập Cận Bình rằng:
“Cuộc họp thượng đỉnh này là một cơ hội để
hai nhà lãnh đạo thực hiện các cuộc thảo luận cặn
kẽ về các mối quan hệ song phương”. Trong số các
vấn đề có phần chắc chắn sẽ được mang ra thảo
luận là mối căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên. Những
lời Hoakỳ tố cáo về các hoạt động gián điệp trên
mạng do chính phủ Bắckinh hậu thuẫn. Những vụ tranh
chấp lãnh thổ Trung Cộng với Nhậtbản và các nước
láng giềng trong vùng Đông Nam Á. Đặc biệt hôm nay
28/05/13, cố vấn An Ninh Quốc Gia, Tom Donilon gặp viên
tướng cao cấp của Trung Cộng là Phạm Tường Long để
đưa ra lời kêu gọi: “Hai bên nên tăng tiến những
hoạt động quân sự ‘phi truyền thống’ như gìn giữ
hoà bình, chống hải tặc, và cứu trợ thiên tai”.
AP Photo
Xem ra Tập Cận Bình
có chủ trương đẩy giới tướng lãnh Trungcộng cùng có
chung những quyết định về cuộc thương thảo với tổng
thống Mỹ kỳ này. Trước đây ngày 22/04/13, tướng
Martin Dampsey, chủ tịch Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoakỳ
tại Bắckinh, đã bảo vệ cho chiến lược ‘xoay trục
của Mỹ về châu Á – Thái Bình Dương, ông hứa: “Quân
đội Hoakỳ cam kết xây dựng một mối quan hệ tốt hơn,
sâu xa hơn và bền vững hơn với Trungquốc vào lúc chính
quyền Obama chuyển trọng tâm chiến lược từ vùng Trung
Đông sang vùng Châu Á-Thái Bình Dương. Tại cuộc họp
báo ở bộ quốc phòng Trungcộng bên cạnh người đồng
nhiệm tướng Phòng Phong Huy, ông tuyên bố: “Hoakỳ
tìm kiếm ảnh hưởng giúp ổn định khu vực Châu Á –
Thái Bình Dương. Chúng tôi nghĩ rằng: chính sự vắng
mặt, chứ không phải sự hiện diện của chúng tôi, mới
làm mất sự ổn định trong khu vực”. Tướng Phòng
Phong Huy nói: “Các quân đội Trungquốc và Hoakỳ cần
phải tăng cường hợp tác và có một quan hệ đối tác
mới”. Về mặt nổi, thì nói ngon ngọt như thế, vì
giới tướng lãnh Tầu đều biết rõ về sức mạnh quân
sự, họ không phải là đối thủ của Mỹ. Nhưng về mặt
ngầm thì họ quyết dùng hệ thống ‘tin tặc’ để
đánh cắp bí mật quốc phòng và kỹ nghệ chiến tranh
của Mỹ, với hy vọng vượt Mỹ đế thắng Mỹ. Tập
Cận Bình biết đây là một trở lực lớn trong khi thương
thuyết với Obama. Nếu không giải tỏa được vấn đề
‘Tin Tặc Quốc Phòng’ thì cuộc họp thượng đỉnh kể
như thất bại. Thế nên Tập Cận Bình cần phải được
sự đồng thuận của giới lãnh đạo quân đội.
Vấn đề Bán Đảo
Triều Tiên. Bắckinh đã thẳng tay trừng trị Bắc Triều
Tiên, ngày 07/05/13, đã ra lệnh cho Ngân Hàng Nhà Nước
Trung Quốc đóng trương mục của Ngân hàng Ngoại Thương
Bắc Triều Tiên, vì đã dùng để tài trợ cho chương
trình hạt nhân của Bình Nhưỡng. Ngày 22/05/13, Bắc Triều
Tiên đã phải gửi viên tướng hàng đầu là Choe
Ryong-hae làm đặc phái viên đến Bắckinh gặp ông Vương
Gia Thụy, quan chức ngoại giao hàng đầu của Trungcộng,
xin điều đình. Như vậy vấn đề bán đảo Triều Tiên
ở hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Trung đã được tháo
gỡ. Quyết định chung cuộc nằm ở phiá Nam Triều Tiên.
Vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Cộng và Nhật
Bản thì Mỹ quyết định phải tôn trọng Hiệp Ức
Mỹ-Nhật là bảo vệ lãnh thổ Nhật Bản bằng mọi giá.
Tuỳ Trung Cộng lựa chọn, kéo dài cuộc tranh chấp tới
đâu cũng mặc, nhưng nếu dùng sức mạnh quân sự xâm
chiến lãnh thổ Nhật Bản thì Mỹ phải can thiệp. Riêng
vấn đề các nước láng giềng của Trungcộng ở Vùng
Đông Nam Á thì rất nhiêu khê. Khiến cho nhiều người
nghi ngờ rằng, cuộc đến Bắckinh của Cố Vấn An Ninh
Quốc Gia Tom Donilon cũng giống như cựu cố vấn an ninh
Kissinger. Và cuộc gặp của Obama với Tập Cận Bình sắp
tới giống như cuộc gặp giữa Nixon với Mao Trạch Đông
ở Bắc kinh ngày 21/02/1972 để Miền Nam Việtnam bị rơi
vào tay Cộng sản.
Hình thức hơi giống
đấy, nhưng bản chất thì hoàn toàn khắc hẳn. Thời đó
là Mỹ ‘xoay trục chiến lược’ ra khỏi Á châu. Chấm
dứt cuộc chiến Việtnam, để cho Liênxô và Trungcộng
rơi vào cảnh ‘huynh đệ cộng sản quốc tế tương
tàn’. Nay Mỹ quyết định ‘xoay trục chiến lược’
trở lại Châu Á – Thái Bình Dương. Vì chính do sự hung
hăng bành trướng của Trungcộng, lấn chiếm toàn vùng
Biển Đông Nam Á, đe doạ an ninh và chủ quyền các nước
trong vùng, để thực hiện “Giấc Mơ Trung Quốc” của
truyền thống Đế Quốc Đại Hán, kiểu Cộng Sản Trung
Hoa ngày nay. Nên Mỹ phải ‘xoay trục chiến lược’ về
Châu Á – Thái Bình Dương kể cả Ấn Độ Dương. Hiện
nay về mặt Chiến Lược Mỹ đã đan kết được một Hệ
Thống Chiến Lược Quốc Tế: Mỹ - Nhật - Ấn – Úc
nhằm hỗ trợ cho khối ASEAN có điều kiện Dân Chủ Hóa,
để đứng vững trước sức bành trướng của Trungcộng.
Nhưng không nhằm đánh thắng Trung Hoa, mà vẫn duy trì
chính sách Đối Tác Kinh Tế. Đối Thoại Chính Trị. Đối
Trọng Quân Sự để Trung Cộng tự thấy không đủ sức
chiến thắng Hoakỳ và Đồng Minh, từ đó đi tới Đối
Tác về Quân Sự, giúp Trung cộng tự Diễn Biến Hòa
Bình, hy vọng nước Trung Hoa trở về với chế độ Dân
Chủ Liên Bang, cho người Trung Hoa ra khỏi chế độ Công
Sản Dân Tộc Cực Đoan. Thay cho ‘Giấc Mơ Trung Quốc Vĩ
Đại’ hoang tưởng nguy hiểm của Tập Cận Bình và các
lãnh tụ tiền nhiệm.
Dựa trên nguyên tắc
đó, nên trong cuộc gặp giữa Lý Khắc Cường thủ tướng
Trungcộng với thủ tướng Ấn Độ, Manmohan Singh ở Delhi
ngày 21/05/13, họ Lý nói: “Ấn Độ và Trung Quốc cần
cải thiện cơ chế để giải quyết tranh chấp kéo dài
nhiều năm ở khu vực biên giới, đồng thời nhấn mạnh
cam kết giữ hoà bình ổn định”. Hai bên đã ký kết
tám thỏa thuận quan hệ thương mại song phương. Nhưng
thủ tướng Singh vẫn giữ lập trường về Biển Đông.
Trong khuôn khổ tập huấn “Triển Khai tại Hải Ngoại”,
bốn tầu chiến thuộc hạm đội Viễn Đông Ấn Độ đã
ghé Malaysia, đến Việtnam ngày 29/05/13 rồi tiếp tục qua
Philippines. Và vẫn tiếp tục khai thác dầu khí tại
Việtnam. Tuần dương hạm tối tân của Pháp từ ngày
27/05 đến 01/06/13 cũng ghé cảng Hải Phòng. Về phía Nhật
Bản thủ tướng Shizo Abe trong chuyến công du Miến Điện
đã xóa đi hàng tỷ Đôla tiền nợ, còn hứa cho vay thêm
nửa tỷ đôla, nhằm giúp xứ Miến thoát ra khỏi ‘cái
bóng’ của Trungcộng. Mỹ và Nhật cũng đang ra sức giúp
Việtnam thoát khỏi bàn tay Trungcộng. Nhưng cái đảng
Việtcộng ngu, hèn, tham lam nhất thời, vẫn cắm đầu
vâng lệnh Bắc Kinh, để nâng giá cao trong việc Tập Cận
Bình mặc cả với Obama. Nhưng giá nào Mỹ cũng cần có
Việtnam, để cho việc ‘xoay trục chiến lược’ của
Mỹ về Á châu không bị hụt hẫng.
LÝ ĐẠI NGUYÊN
- Little Saigon ngày 28/05/2013.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét