Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2013
Mặc Lý - Trần Hoài Thư và Thư Ấn Quán
Mặc Lý
Nói về chuyện
sách vở văn chương thì có lẽ tôi cũng là loại mê
sách. Sách vở tôi thì tuy không nhiều bằng sách của các
ông Nguyễn Hưng Quốc và Nguyễn Mạnh Trinh nhưng ít ra
làm mình tự tin hơn khi viết gì cần đến tài liệu dẫn
chứng. Ngoài ra tôi coi sách, không dám như gia bảo nhưng
như một thú vui có thể chia sẻ với bạn bè quen. Tuy
nhiên đây là những nhu cầu hoàn toàn riêng tư. Tôi biết
có một người yêu sách vở gấp trăm lần tôi và lòng
yêu thích sách vở của ông ấy còn hướng tới một mục
đích rất đáng ngưỡng mộ.
Đó là nhà
văn Trần Hoài Thư, người tôi gặp cho tới nay mới chỉ
một lần duy nhất nhưng tôi coi như một ông chú, một
ông anh lớn thân từ kiếp nào.
THT sinh năm
1942, xuất thân là một nhà giáo, sau đó đi lính năm 1966
(khóa 24 Thủ Đức). Từ 66 đến 70, tuy cận thị nặng,
ông ở Đại Đội Thám Kích 405, sư đoàn 22 BB. Mỗi lần
đi hành quân ông phải buộc dây sau tai để giữ kính
khỏi rớt. Thám Kích là một đơn vị đặc biệt chỉ có
ở quân khu 2, giống như Trinh Sát (Beo) của quân khu 4 hay
Trinh sát/Hắc Báo của Quân Khu 1. Tổng cộng 13 đại đội
Thám Kích cùa quân khu chia về 2 sư đoàn 22 và 23 Bộ
Binh. Có những trận hành quân đêm mà người lính sụp
lỗ phải đợi cấp chỉ huy dí súng vào lưng dọa
bắn mới chịu đứng dậy vì chỉ một cây đại liên bố
trí đâu đó có thể đưa cả tiễu đội lên bàn thờ
như chơi. Hay có những trận Trung Đoàn đẩy đại dội
Thám Kích đi đầu rồi trở về không tới 50% quân số.
Cây đa. Ngàn rễ đâm lòng
đấtNhư tấm lòng người với
Bồng SơnĐa bám làng, tôi đi bám đấtĐất và làng, thương quá
quê hương(thơ THT- Cây đa bên cầu, Ô Cửa, Thư Ấn Quán tái bản
2009)
Thế hệ của
ông là thế hệ mang những gánh nặng nhất của cuộc
chiến
Thế hệ chúng tôi đã mang
đầy vết sẹoVết sẹo ngoài thân và vết
sẹo trong hồnKhông phạm tội mà ra tòa
chung thẩmNhận án tử hình ở tuổi
thanh xuân(thơ THT - Thế hệ chiến tranh, Ô Cửa, Thư Ấn Quán tái
bản 2009)
Trong hoàn cảnh
như vậy ông vẫn viết bất cứ lúc nào. Ông viết
dễ dàng còn hơn đưa ly rượu lên miệng: viết dưới
hầm, trùm poncho dưới giao thông hào, bật đèn pin để
viết, viết trong lúc dừng quân trong quán cà phê, viết
khi chân ngực băng kín trong quân y viện...(Phạm Văn
Nhàn). Anh đang viết, viết cuống cuồng hối hả. Anh
sợ sẽ không còn dịp viết thêm được nữa (THT).
Một nhà văn
trẻ, với 4 tác phẩm đã in trước 75 và mấy chục bài
báo và thơ trên Văn, Bách Khoa, Văn Học, Thời Tập, Vấn
Đề, Ý Thức...khi cái chết lúc nào cũng cận kề.
Ông rời Thám
Kích về làm phóng viên chiến trường vùng 4 trong hai năm
sau cùng của cuôc chiến. Sau 75, ông đi cải tạo gần bốn
năm rồi về bán bong bóng, vượt biên sang Bidong, Mã Lai.
Đến Mỹ năm 1980, ông cắp sách đi học lại, BSc Comp
1984, MSc Applied Math 1996, ông làm cho IBM và AT&T gần 20
năm trước khi về hưu năm 2004.
Một hành
trình cam go của một người mang những gánh nặng nhất
của cuộc chiến. Nhưng chưa hết. Nếu chỉ vậy, tôi
không viết về ông.
Cái tôi muốn
nói đây là tấm lòng của ông với văn chương sách vở.
Ông đã chủ
trương Thư Ấn Quán, với mục đích bảo tồn di sản Văn
Chương Miền Nam. Ông đã sưu tập, đánh máy và in hàng
trăm tựa sách của những cây bút thời chiến với sự
giúp đỡ của một vài người bạn. Sách in không bán,
chỉ để tặng nếu ai yêu cầu. Ai muốn đóng góp thì
tùy hỉ, tem $1 càng tốt để ông dễ gửi sách. Ông còn
giận khi ai đó đề cập đến vấn đề thương mại. Gọi
là lấy công làm lỗ. Ông và người bạn đời sống một
cách rất bình dị khi về hưu.
Có lần ông
bà lái xe trên 5 giờ vào giữa mùa đông, chỉ để đến
thư viện đại học Cornell photo lại một bài báo trên số
Văn của một người viết, không quen biết ông, nhưng nay
ung thư, biết ông hay đi thư viện đại học Mỹ tìm tài
liệu, muốn nhờ ông tìm lại bài mình viết xưa. Hai ông
bà thay nhau lái xe, bị một cơn bão tuyết trên xa lộ,
xoay bánh xe xuống đống tuyết vệ đường, vậy mà không
sao cả.
Sách ông in, y
hệt thậm chí còn đẹp hơn của những nhà xuất bản
chuyên nghiệp, bìa láng (với máy in bìa láng mua sale $30
nhưng phải lái xe gần 3 tiếng để mua). Ông giỏi về
computer và có mắt nghệ thuật. Với tuổi đời đã quá
cổ lai hi, có những lúc bệnh gout, bệnh joint hành hạ
ông đi không nổi, phải bò, lết, ông vẫn trụ với Thư
Ấn Quán. Tạp chí Thư Quán Bản Thảo vừa kỷ niệm năm
thứ 12, giữa lúc bao nhiêu tạp chí, nhà xuất bản đình
bản trong thời đại TV, Internet. Mỗi số trên dưới 250
trang, số mới nhất là số 55. Thư Quán Bản Thảo và Thư
Ấn Quán làm nổi bật văn chương đa dạng của miển Nam
với một con số không hoặc gần như số không trong cùng
thời gian đó của văn chương miền Bắc. Những số báo
với những tài liệu ít có về những cây bút giai đoạn
54 - 75: Nguyễn Đức Sơn, Dương Nghiễm Mậu, Doãn Dân, Y
Uyên, Thảo Trường, Lê Văn Thiện, Luân Hoán, Vũ Hữu
Định, Hạc Thành Hoa... Sách báo ông cho tôi, nằm một vị
trí trang trọng trong tủ sách gia đình.
Trong những
người tôi phải ngả nón bái phục, có ông và cả bà
nữa, cô Yến. Thiếu nhân vật chính này, không chắc ông
đã có kiên tâm làm một dự án lớn lao như vậy, trong
một thái độ rất thiền VUI THÔI MÀ (lời THT).
Như một tiền
định, tên đời thường của ông là Trần Quí Sách.
Mặc
Lý